1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BTL thủ tục giải quyết việc dân sự

10 657 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 28,7 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý của yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Theo quy định tại Điều 55 Luật HNGĐ thì thuận tình ly hôn là: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên t

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 1

1 Cơ sở pháp lý yêu cầu công nhận thuận ly hôn 1

2 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 1

3 Thời gian giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 2

4 Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 2

II Thực tiễn áp dụng thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

tại Tòa án

6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.LỜI MỞ ĐẦU

Hôn nhân gia đình là một vấn đề mà dường như người nào cũng quan tâm đến khi đến một độ tuổi nhất định Mà trong lĩnh vực này có khá nhiều vấn đề Tuy

Trang 2

nhiên trong bài luận của em hôm nay sẽ tìm hiểu về vấn đề:“Thủ tục giải quyết yêu

cầu công nhận thuận tình ly hôn và thực tiễn áp dụng”

B.NỘI DUNG

I Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tòa án nhân dân:

1 Cơ sở pháp lý của yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Theo quy định tại Điều 55 Luật HNGĐ thì thuận tình ly hôn là: “Trong

trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện

ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa

án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được xác định là việc dân sự theo

Khoản 2 Điều 28 BLTTDS và được giải quyết theo Phần V Chương XX thủ tục

giải quyết việc dân sự

2 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Tòa có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là:“Tòa

án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trí, làm việc.” (theo điểm h Khoản 2 Điều 35 BLTTDS).

Hay nói cách khác là: Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi thường trú, tạm trú chung của vợ, chồng hoặc nơi thường trú, tạm trú của vợ hoặc chồng trong trường hợp không cùng nơi thường trú, tạm trú và hai bên có thỏa thuận

Trang 3

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ việc, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án

Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương

sự không thay đổi nội dung yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn

4 Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Bước 1 Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nơi có thẩm quyền

Hồ sơ cần những giấy tờ sau:

- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu) Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải ba lần Nếu hòa giải không thành, Tổ hòa giải sẽ xác nhận vào đơn xin ly hôn và đơn xin ly hôn sẽ được gửi tới tòa án, yêu cầu tòa án giải quyết

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

Trang 4

- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực)

- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có)

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao)

Người yêu cầu thuận tình ly hôn nộp hồ sơ đến Tòa

Bước 2 Thụ lý đơn yêu cầu

Tòa án sẽ thực hiện việc kiểm tra, nhận đơn Sau đó, thông báo nộp tiền tạm ứng

án phí, giao và nhận biên lai nộp tạm ứng phí cho người yêu cầu Vào sổ thụ lý việc dân sự Phân công và giao hồ sơ vụ án cho Thẩm phán Và thông báo cho các đương sự biết việc thụ lý đơn yêu cầu

Bước 3 Tiến hành hòa giải

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải Tòa án phải thông báo cho vợ chồng biết về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải

Trong quá trình hòa giải người yêu cầu rút đơn thì lúc này Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự (theo Điều 194 BLTTDS), bởi nguyên tắc của Tòa án là không tiến hành giải quyết khi không có yêu cầu

Nếu hòa giải đoàn tụ thành, Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành, trong vòng 7 ngày nếu các bên không thay đổi ý kiến, thì Tòa án ra quyết định

“quyết đinh công nhận sự thỏa thuận các đương sự về biên bản hòa giải đoàn tụ

Trang 5

thành” Nếu trong vòng 7 ngày đương sự có kháng nghị thì Tòa án ra quyết định

mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Nếu tiến hành hòa giải không thành, mà các đương sự thỏa thuận được về con chung, tài sản thì Tòa án lập biên bản hòa giải công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và ra quyết định mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình

ly hôn Nếu có xảy ra tranh chấp về con chung và tài sản thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự yêu cầu đương sự khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục vụ án dân sự

để yêu cầu giải quyết

Thành phần phiên hòa giải gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải và hai vợ chồng Việc hòa giải (thành hoặc không thành) được Thư ký Tòa án ghi vào biên bản, biên bản hòa giải phải có đầy đủ các chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự có mặt trong phiên hòa giả chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản của Thẩm phán chủ trì hòa giải

Bước 4 Mở phiên họp giải quyết việc dân sự

Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự được quy định tại Điều 314 BLTTDS Cụ thể:

Khi thẩm phán có mặt tại phiên họp, thư ký tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án và lý

do vắng mặt

Thẩm phán chủ toạn phiên họp kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án và lý do vắng mặt

Thẩm phán chủ tọa phiên họp kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự Nếu

Trang 6

phiên họp không bị hoãn theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán chủ tọa phổ biến quyền và nghĩa vụ của đương sựvà những người tham gia tố tụng khác

Chủ tọa phiên họp giới thiệu tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch

Chủ tọa phiên họp hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng xem họ có yêu cầu thay đổi ai không Nếu có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì nếu tập thể giải quyết việc dân sự gồm 3 thẩm phán thì do tập thể Thẩm phán quyết định, nếu việc dân sự do một thẩm phán thì chánh

án là người quyết định sau khi xem xét lý do của người yêu cầu thay đổi

Thẩm phán phải hỏi người yêu cầu giải quyết việc dân sự có thay đổi hay rút yêu cầu hay không Nếu họ không rút yêu cầu thì người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết,

lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó

Sau đó người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết việc dân sự

Trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với tòa án

Các đương sự, thẩm phán, kiểm sát viên có thể xem xét tài liệu, chứng cứ đã

và mới xuất trình tại phiên họp; nếu thẩm phán thấy không cần phải làm rã thêm vấn đề gì nữa thì yêu cầu kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự; sau khi Kiểm sát viên phát biểu ý kiến, nếu việc giải quyết

là một tập thể thẩm phán thì 3 thẩm phán phải vào phòng cùng nhau thảo luận, xem xét toàn bộ tài liệu, chứng cứ, lời trình bày của các bên, ý kiến phát biểu của Viện

Trang 7

kiểm sát từ đó đánh giá các tài liệu chứng từ, bàn bạc và quyết định theo đa số chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu; nếu việc giải quyết việc dân sự là một thẩm phán thì thẩm phán phải xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự

Bước 5 Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

II Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án

1 Ưu điểm

Thủ tục giải quyết việc dân sự đơn giản, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thời hạn mở phiên họp ngắn hơn nhiều so với thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn

mở phiên tòa đối với việc giải quyết vụ án dân sự

Đây là một trong những quy định tiến bộ của BLTTDS, bởi yêu cầu dân sự

và án dân sự có tính chất hoàn toàn khác nhau cũng như nhu cầu giải quyết riêng Việc quy địn tách thủ tục giải quyết hai loại việc dân sự này riêng rẽ sẽ giúp cho tòa án cũng như người dân tiết kiệm được thời gian, tiền của công sức hơn khi yêu cầu giải quyết việc dân sự Bởi đây là những yêu cầu mang tính chất đơn giản không có tranh chấp, chứng cứ tương đối rõ ràng… khi giải quyết không cần nhiều thời gian, công sức như đối với án dân sự

2 Hạn chế

Đối với việc dân sự, Viện kiểm sát phải tham gia 100% các phiên họp, đồng nghĩa với việc Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn luật định để Viện kiểm sát tham gia phiên họp Quyết định giải quyết việc dân

Trang 8

sự không phải là một quyết định có hiệu lực thi hành ngay mà là quyết đinh có thể

bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật

Thực tiễn hiện nay, rất nhiều các quyết định công nhận thuận tình ly hôn và

sự thỏa thuận của các đương sự được Tòa án ban hành nhưng trong quyết định chỉ duy nhất có nội dung công nhận thuận tình ly hôn mà các nội dung khác như về con chung, về tài sản chung Tòa án ghi là các đương sự không có nên không xem xét giải quyết hoặc các đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết nên không xem xét giải quyết…

Sở dĩ có tình trạng trên là vì, sau khi nhận đơn khởi kiện xin ly hôn của các đương sự, mặc dù có nhiều trường hợp thụ lý giải quyết theo thủ tục việc dân sự

như quy định tại Khoản 2 Điều 28 BLTTDS nhưng Tòa án thường hướng các

đương sự sửa lại đơn khởi kiện thoe hướng có tranh chấp với nhau hoặc hướng theo ly hôn theo yêu cầu của một bên, để thụ lý giải quyết theo thủ tụ vụ án dân sự Như vậy, ban đầu là thụ lý vụ án dân sự, sau đó, tiến hành hòa giải, hướng vụ án theo trường hợp thuận tình ly hôn, có tính chất như việc dân sự (không có tranh chấp) ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận giữa các đương

sự.1

C.KẾT LUẬN

BLTTDS chưa có những quy định đầy đủ về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Nên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn bên cạnh những

ưu điểm vẫn còn tồn tại những hạn chế cũng là điều không đáng ngạc nhiên Việc tìm hiểu thủ tục giải quyết loại việc dân sự này khá là cần thiết, góp phần tạo nên

Trang 9

cái nhìn tổng quan đối với pháp luật dân sự, từ đó giúp tìm được những biện pháp hoàn thiện hữu hiệu giúp nền luật pháp quốc gia phát triển

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

2 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

3 https://123tailieu.com/luat-phap-ly/bai-tap-hoc-ki-mon-thu-tuc-dac-biet- trong-ttds-thu-tuc-giai-quyet-yeu-cau-cong-nhan-thuan-tinh-ly-hon-tai-toa-an-nhan-dan-va-thuc-tien-ap-dung.html

4 http://khotailieu.vn/thu-tuc-giai-quyet-yeu-cau-cong-nhan-thuan-tinh-ly-hon-tai-toa-an-nhan-dan-va-thuc-tien-ap-dung/

Ngày đăng: 30/11/2016, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w