1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 phân môn luyện từ và câu (2)

28 603 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 337 KB

Nội dung

- Bài mới: Cấu tạo của tiếng Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới - Yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng?. - Yêu cầu học sinh phân tích những tiếng còn lại

Trang 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4 Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Ngày soạn: 19 / 8 / 2010Ngày dạy: 24 - 26 / 8 / 2010

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Cấu tạo của tiếng

Tuần 1 (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh)- nội dung ghi nhớ

- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập1 vào bảngmẫu (mục III)

- Học sinh khá, giỏi giải được câu đố ở bài tập 2 (mục III)

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ Vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng

2/ Học sinh: Sách giáo khoa

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định

- Giới thiệu môn học

- Bài mới: Cấu tạo của tiếng

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

- Yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem câu tục

ngữ có bao nhiêu tiếng? (Câu tục ngữ có 14 tiếng)

Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Yêu cầu học sinh đánh vần thầm và ghi lại cách

đánh vần tiếng “ bầu” (bờ- âu- bâu- huyền- bầu)

- Hỏi: Tiếng “bầu” do những bộ phận nào tạo thành?

- Yêu cầu học sinh phân tích những tiếng còn lại vào

huyềnngangngang

- Hỏi: Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

(thương, lấy, bí, cùng,tuy, rằng, khác, giống, nhưng,

chung, một, giàn) Tiếng nào không đủ các bộ phận

như tiếng bầu? (ơi) Trong mỗi tiếng bộ phận nào

không thể thiếu được? (vần)

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Trang 2

Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu

- Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo tiếng trong câu

tục ngữ vào bảng

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

- Gọi học sinh chữa bài

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh thảo luận, tìm lời giải

- Gọi học sinh trình bày (sao-ao)

Kết luận: Đó là chữ “Sao”.

Hoạt động 4: Củng cố

- Hỏi: Tiếng gồm có mấy bộ phận? Trong tiếng bộ

phận nào có thể thiếu được? Cho ví dụ

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ Chuẩn bị bài “Luyện

tập về cấu tạo của tiếng”.

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Tuần 1 (Tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu

ở bài tập1

- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở bài tập 2, bài tập 3

- Học sinh khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (bài tập 4); giải được câu đố ở bài tập 5

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ Vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng

2/ Học sinh: Sách giáo khoa

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định :

- Kiểm tra kiến thức cũ “Cấu tạo của tiếng” Tiếng

gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?

Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của tiếng trong

câu tục ngữ sau: Ở hiền gặp lành

- Bài mới: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

- Hát 1 bài

- Trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

Trang 3

Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp và phân tích cấu

tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Gọi học sinh trình bày

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Hỏi: Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào? (lục

bát) Tìm những tiếng bắt vần với nhau (ngoài-hoài)

giống nhau vần gì? (oai)

* Bài tập 3:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh trao đổi và tìm cặp tiếng bắt vần

với nhau trong khổ thơ

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

- Gọi học sinh chữa bài

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Gọi học sinh phát biểu

- Chốt lại: Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có

phần vần giống nhau (hoàn toàn hoặc không hoàn

toàn)

* Bài tập 5:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Gọi học sinh phát biểu

Trang 4

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đoàn kết

Tuần 2 (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về

chủ điểm Thương người như thể thương thân (bài tập1, bài tập 4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người

(bài tập 2, bài tập 3)

- Học sinh khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở bài tập 4

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ Phiếu học tập Bảng nhóm

2/ Học sinh: Sách giáo khoa

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra kiến thức cũ “Luyện tập về cấu tạo của

tiếng” Tiếng gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ

phận nào? Tiếng có thể thiếu bộ phận nào?

- Bài mới:Mở rộng vốn từ :Nhân hậu – Đoàn kết

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh trao đổi, trình bày

a) Từ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương

đồng loại: lòng nhân ái, lòng vị tha, đồng cảm, xót

thương, tha thứ, độ lượng, bao dung, xót xa, …

b) Từ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: hung

ác, nanh ác, tàn bạo, tàn ác, hung dữ, dữ tợn, bạo tàn,

cay độc, ác nghiệt,

c) Từ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại:

cứu trợ, ủng hộ, cứu giúp, bảo vệ, bênh vực, che chở,

- 1em đọc, cả lớp theo dõi

Trang 5

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ: nhân dân, nhân

hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân

từ, nhân tài Sau đó phân loại;

- Gọi học sinh chữa bài

- Chốt lại:

Từ có tiếng “nhân” có nghĩa là người: nhân dân,

công nhân, nhân loại, nhân tài.

Từ có tiếng “nhân” có nghĩa là người: nhân hậu,

nhân ái, nhân đức, nhân từ.

* Bài tập 3 :

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh: Đặt câu với 1 từ ở bài tập 2

- Mời học sinh đọc những câu mà mình đã đặt

* Bài tập 4:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày

Câu Ở hiền gặp lành (Khuyên người ta sống hiền

lành nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn)

Câu Trâu buột ghét trâu ăn (Chê người có tính xấu,

ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may

mắn)

Câu Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Khuyên người ta đoàn kết với nhau sẽ tạo nên sức

- Đại diện nhóm phát biểu

- Thi đua theo 3 đội

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Dấu hai chấm

Tuần 2 (Tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (nội dung ghi nhớ)

- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (bài tập1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (bài tập 2)

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Phiếu học tập Chép sẵn phần nhận xét

2/ Học sinh: Sách giáo khoa

III/ Các hoạt động dạy học:

Trang 6

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định :

- Kiểm tra kiến thức cũ “Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-

Đoàn kết”.Tìm một vài từ thể hiện tinh thần đùm bọc

- Bài mới: Dấu hai chấm.

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày

a) Dấu hai chấm báo hiệu phần là lời nói của Bác Hồ

Ở trường hợp này dấu hai chấm dùng phối hợp với

dấu ngoặc kép (giáo dục về tấm gương của Bác: vì

nước, vì dân)

b) Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Dế

Mèn Ở trường hợp này dấu hai chấm dùng phối hợp

với dấu gạch đầu dòng

c) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải

thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về

nhà như sân được quét sạch, đàn lợn đã được ăn,

cơm nước đã nấu tinh tươm, …

- Mời học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành

* Bài tập 1:

- Gọi 2 học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh trao đổi, phát biểu

- Lời giải:

a) Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu

dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó

là lời nói của nhân vật “tôi” (người cha)

Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép)

có tác dụng báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo

b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận

đứng trước Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp

của đất nước

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Nhắc học sinh: Dể báo hiệu lời nói của nhân vật, có

thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép,

hoặc dấu gạch đầu dòng (nếu là những lời đối thoại)

Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm

- Cho học sinh thực hành viết đoạn văn

a/ Dấu hai chấm dùng để giải thích

a/ Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật

- Mời một số học sinh đọc đoạn viết trước lớp và giải

thích tác dụng của dấu hai chấm

Trang 7

- Hỏi : Dấu hai chấm được dùng để làm gì? Dấu hai

chấm được dùng phối hợp với dấu câu nào?

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Từ đơn và từ phức

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ Phiếu học tập Chép sẵn phần nhận xét

2/ Học sinh: Sách giáo khoa

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định :

- Kiểm tra kiến thức cũ “Dấu hai chấm” Dấu hai

chấm có tác dụng gì? Dấu hai chấm được dùng phối

hợp với dấu câu nào?

- Bài mới: Từ đơn và từ phức

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

- Yêu cầu học sinh đọc nội dung các yêu cầu trong

phần Nhận xét

- Hỏi: Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch

chéo Vậy câu văn này có mấy từ? (14 từ)

* Bài tập 1:

Em có nhận xét gì về các từ trong câu trên? (Có từ

gồm 1 tiếng, có từ gồm 2 tiếng)

Hãy chia các từ trên thành hai loại

a/ Từ có 1 tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí,

nhiều, năm, liền, Hanh, là

b/ Từ có 2 tiếng (từ phức): giúp đỡ, học hành, học

sinh, tiên tiến

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh làm bài, trình bày

- 1 em đọc

- Làm bài, phát biểu

Trang 8

- Chốt lại:

a/ Tiếng dùng để cấu tạo từ Có thể dùng 1 tiếng để

tạo nên từ, đó là từ đơn Có thể dùng 2 tiếng trở lên

để tạo nên từ, đó lài từ phức

b/ Từ được dùng để cấu tạo câu, được dùng để biểu

thị sự vật, hoạt động, đặc điểm, … (tức là biểu thị ý

nghĩa), …

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Gọi học sinh chữa bài

- Chốt lại:

Kết quả phân cách:

Rất/ công bằng,/ rất/ thông minh/

Vừa/ độ lương/ lại/ đa tình,/ đa mang./

Từ đơn: rất, vừa, lại.

Từ phức: công bằng, thông minh, độ lương,

đa tình, đa mang

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập và câu văn mẫu

- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đặt câu

- Nối tiếp nhau phát biểu

- 2 đội tham gia, lớp nhận xét

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đoàn kết

Tuần 3 (Tiết 2)

I/ Mục tiêu:

Trang 9

- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu-Đoàn kết (bài tập 2, bài tập 3, bài tập 4); biết cách mở rộng vốn

từ có tiếng hiền, tiếng ác (bài tập1).

- Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh: biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ Phiếu học tập Bảng nhóm

2/ Học sinh: Sách giáo khoa Tìm hiểu bài

III/ Các hoạt động dạy học:

- Bài mới : Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đoàn kết

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

* Bài tập1 :

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Hướng dẫn học sinh tra từ điển

- Chia lớp 3 đội (3 dãy bàn), yêu cầu học sinh trao

đổi, tìm từ

- Mời các đội trình bày trước lớp

a) Từ chứa tiếng “hiền”: hiền từ, hiền thục, hiền

lương, hiền hoà, hiền hậu, hiền đức, …

b) Từ chứa tiếng “ác”: tội ác, ác tâm, ác cảm, ác ôn,

ác khẩu, ác thú, ác quỷ, …

* Bài tập 2 :

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh giải thích một số từ

- Yêu cầu học sinh thực hành phân loại

- Gọi học sinh chữa bài

- Chốt lại:

-Nhân

hậu

nhân từ, nhân ái, hiền

hậu, phúc hậu,đôn hậu,

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Gợi ý học sinh chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa

của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu,

điền vào ô trống sẽ tạo thành câu có nghĩa hợp lí

- Cho học sinh thi đua điền từ vào chỗ trống

Trang 10

b/ Lành như đất.

c/ Dữ như cọp.

d/ Thương như chị em gái.

* Bài tập 4:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Gợi ý: Muốn hiểu các thành ngữ, tục ngữ em phải

hiểu được cả nghĩa đen và nghĩa bóng

- Mời học sinh phát biểu ý kiến về từng thành ngữ,

tục ngữ

a/ Môi hở răng lạnh: Môi và răng là 2 bộ phận trong

miệng người Môi che chở, bao bọc bên ngoài răng

Môi hở thì răng lạnh (Những người ruột thịt, gần

gũi, xóm giềng của nhau phải che chở,đùm bọc nhau)

b/ Máu chảy ruột mềm: Máu chảy thì đau tận trong

ruột gan (Người thân gặp nạn, mọi người khác đều

đau đớn)

c/ Nhường cơm sẻ áo: Nhường cơm, áo cho nhau

(Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn)

d/ Lá lành đùm lá rách: Lấy lá lành đùm lá rách cho

khỏi hở.(Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người

yếu Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh Người

giàu giúp người nghèo)

- Yêu cầu học sinh nêu tình huống và sử dụng1 trong

- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ, thuộc các thành ngữ

vừa học và chuẩn bị bài “Từ ghép và từ láy”

- 1 em đọc

- Lắng nghe

- Trả lời cá nhân

- Nối tiếp nhau phát biểu

- 3 đội tham gia, mỗi đội 3

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Từ ghép và từ láy

Tuần 4 (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt; ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu vàvần) giống nhau (từ láy)

- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (bài tập1); tìm được từ ghép,

từ láy chứa tiếng đã cho (bài tập 2)

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ Phiếu học tập Viết sẵn phần nhận xét

Trang 11

2/ Học sinh: Sách giáo khoa.

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra kiến thức bài“Mở rộng vốn từ: Nhân

hậu-Đoàn kết” Em hãy tìm một số từ chứa tiếng “hiền”,

“ác”

- Bài mới: Từ ghép và từ láy

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại

nhau tạo thành Đó là từ láy

Từ phức lặng im do 2 tiếng có nghĩa (lặng+im) tạo

thành Đó là từ ghép

Ba từ phức chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những

tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại Đó là từ

láy

- Hỏi: Thế nào là từ láy? Thế nào là từ ghép?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Nhắc học sinh: Chú ý các chữ vừa in nhiêng, vừa in

đậm Cần xác định các tiếng trong các từ phức, nêu

cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép

- Yêu cầu học sinh trao đổi, làm bài, trình bày

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh trao đổi, làm vào bảng nhóm

- Gọi học sinh trình bày trên bảng lớp

Ngay ngay thẳng, ngay thật, ngay

lưng, ngay đơ

ngay ngắnThẳng thẳng băng, thẳng cánh, thẳng

cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng,

thẳng thắng,

- Thi đua theo 3 đội

- Nối tiếp nhau đọc và chữa bài

Trang 12

thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp,

thẳng tuộc, thẳng tính

thẳng thớm

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Luyện tập về từ ghép và từ láy

1/ Giáo viên: Phiếu học tập Kẻ sẳn bảng bài tập 2

2/ Học sinh: Sách giáo khoa

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra kiến thức cũ: “Từ ghép và từ láy”.Thế nào

là từ ghép? Cho ví dụ.Thế nào là từ láy? Cho ví dụ

- Bài mới : Luyện tập về từ ghép và từ láy

Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh trao đổi và phát biểu so sánh hai

từ ghép

a) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: bánh trái

b) Từ ghép có nghĩa phân loại: bánh rán

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Hỏi: Có mấy loại từ ghép? Thế nào là từ ghép phân

loại, từ ghép tổng hợp?

- Yêu cầu học sinh phân loại các từ ghép

- Gọi học sinh trình bày

Trang 13

Từ ghép phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hoả,

đường ray, máy bay

Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi

non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc

* Bài tập 3:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Lưu ý học sinh: Muốn làm đúng bài tập này, cần

xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào (âm đầu, vần,

hay cả âm đầu và vần)

- Yêu cầu học sinh làm bài, trình bày

- Chốt lại:

a) Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát

b) Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần: lao xao, lạt

Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng

Tuần 5 (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về

chủ điểm Trung thực-Tự trọng (bài tập 4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với

từ “trung thực” và đặt câu với một từ tìm được (bài tập 1, bài tập 2) ; nắm được nghĩa

từ “tự trọng” (bài tập 3).

- Giáo dục học sinh tính trung thực và tự trọng

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ Phiếu học tập Bảng nhóm

2/ Học sinh: Sách giáo khoa

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra kiến thức cũ: “Luyện tập về từ ghép và từ

láy” Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?Thế

- Hát 1 bài

- Trả bài cá nhân

Trang 14

nào là từ láy?

- Bài mới: Mở rộng vốn từ:Trung thực-Tự trọng

Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Chia lớp thành 3 nhóm(3 dãy bàn), yêu cầu học

sinh trao đổi tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với

“trung thực”.

- Gọi học sinh trình bày trước lớp

a) Từ cùng nghĩa: thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật,

thật lòng, thật tâm, thành thật, ngay thật, …

b) Từ trái nghĩa: gian dối, gian manh, gian trá,lừa

đảo, lừa bịp, gian lận, xảo trá, …

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh đặt câu với 1 trong những từ ở bài

tập 1

- Gọi học sinh trình bày

* Bài tập 3:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và chọn dòng đúng

nghĩa của từ tự trọng,trình bày:

c/ Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

* Bài tập 4 :

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh trao đổi, tìm câu thành ngữ, tục

ngữ nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng

- Gọi học sinh trình bày:

b) Giấy rách phải giữ lấy lề

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

Người soạn: Dương Thị Tích

Ngày đăng: 29/11/2016, 14:24

w