• Khái quát nội dung của 4 mô hình quản trị sự thay đổi: • Mô hình QTSTĐ trong tổ chức của Robbins S.P.. Một trong những lý thuyết quản trị sự thay đổi đầu tiên được phát triển bởi ông
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH TRONG QUẢN TRỊ SỰ
THAY ĐỔI
Giảng viên: PGS.TS Đào Duy Huân CHUYÊN ĐỀ 12
Trang 3Nội dung
• Khái quát nội dung lý thuyết của Kurt Lewin và lý thuyết của John P Kotter.
• Sự khác nhau giữa hai lý thuyết.
• Khái quát nội dung của 4 mô hình quản trị sự thay đổi:
• Mô hình QTSTĐ trong tổ chức của Robbins S.P.
• Mô hình các giá trị cốt lõi Whiteley A.
• Mô hình những khía cạnh cần thay đổi Robbins và Coulter.
• Mô hình quản lý thay đổi hiệu quả của Hellriegel,D và Slocum,J.W.
• Sự khác nhau giữa 4 mô hình.
• Một số ví dụ áp dụng lý thuyết và mô hình quản trị sự thay đổi.
Trang 4 Một trong những lý thuyết quản trị sự thay đổi đầu tiên được phát triển bởi ông Kurt Lewin vào năm 1947 với tên là “mô hình 3 bước”, sau đó được giới thiệu trong học thuyết thuộc lĩnh vực khoa học xã hội của ông (1951).
Nó bao gồm 3 bước: làm rã đông, thay đổi và làm đông lại, cụ thể các bước như sau:
Làm rã đông: làm giảm những áp lực duy trì những hành vi của tố chức tại tình trạng hiện tại.
Thay đổi: chuyển đổi những hành vi của tổ chức sang tình trạng mới
Làm đông lại: ổn định hóa tố chức tại tình trạng cân bằng mới
Lý thuyết của Kurt Lewin
Trang 5Sơ đồ thực hiện lý thuyết của Kurt Lewin.
Lý thuyết của Kurt Lewin
Trang 6 John P Kotter (sinh năm 1947) là giáo sư danh dự của trường Harvard cũng như trên toàn thế giới Ông là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo John mọi tổ chức đều phải trải qua những thay đổi để thích nghi với môi
trường kinh doanh biến đổi khôn lường Đây là điều thiết yếu không chỉ vì lợi thế cạnh tranh mà còn vì vấn đề sống còn của doanh nghiệp Dù đây là điều mà giới
kinh doanh ai cũng biết nhưng khi vào thực tế thì không phải tổ chức nào cũng đạt
được thành công khi thực hiện thay đổi Vì vậy giáo sư John P Kotter đã nghiên
cứu và cho ra đời mô hình 8 bước để tiến hành thay đổi và 8 sai lầm cần tránh để thành công khi thực hiện thay đổi
Lý thuyết của John P Kotter
Trang 7Sơ đồ 8 bược hình thành nên sự thay đổi
Trang 8 Sai lầm thứ 1: Thả nổi tính tự mãn.
Sai lầm thứ 2: Không có nhóm dẫn đường đủ mạnh.
Sai lầm thứ 3: Chưa nhận thức đúng vai trò của Tầm nhìn.
Sai lầm thứ 4: Tầm nhìn không được truyền đạt rõ ràng đến mọi nhân viên.
Sai lầm thứ 5: Để rào cản tồn tại.
Sai lầm thứ 6: Không tạo được thắng lợi ngắn hạn.
Sai lầm thứ 7: Tuyên bố chiến thắng quá sớm.
Sai lầm thứ 8: Không biến những thay đổi thành Văn hóa Công ty.
Những sai lầm cần tránh để thay đổi đạt được hiệu quả theo John P.Kotter
Trang 9Sự khác
nhau
Lý thuyết Kurt Lewin Lý thuyết John P.Kotter
Lý thuyết đặt ra trong diễn biến môi trường kinh doanh thay đổi với tốc độ chậm
Lý thuyết đặt ra trong diễn biến môi trường kinh doanh thay đổi với tốc độ nhanh, quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh
Thay đổi xuất phát từ nhà quản trị sau đó truyền xuống tư tưởng
của nhân viên, thay đổi suy nghĩ của họ
Thay đổi xuất phát từ tầm chiến lược của nhà lãnh đạo, thay đổi
cũng có thể xuất phát từ mội đội, nhóm làm việc năng động trong
tổ chức, thay đổi phải liên tục được thực hiện
Chú trọng sự thay đổi xuất phát từ những nguyên nhân cần giải quyết trong tổ chức giúp tổ chức thay đổi để duy trì tính ổn định
Sự thay đổi là chủ động, thay đổi dựa trên tầm nhìn chiến lực, sự phân tích các yêu tố biến đổi của môi trường bên trong và bên ngoài trong quá trịnh toàn cầu hóa, phải thay đổi để tiến lên phát triển bền vững
Sự khác nhau giữa lý thuyết của Kurt Lewin và lý thuyết của John P.Kotter
Trang 10Sự khác
nhau
Lý thuyết Kurt Lewin Lý thuyết John P.Kotter
Tư tưởng của Kurt Lewin là nhà quản trị trải qua những sai lầm, thất bại trong quá trình làm việc sẽ nhận ra và đút kết được những bài học để tiến hành thay đổi giải quyết vấn đề từ đó dẫn tới thành công
Tư tưởng của John P.Kotter là nhà quản trị phải thay đổi dù là trong hoàn cảnh doanh nghiệp đang vận hành ổn định hay biến động Sự thay đổi là có chiến lược và hạn chế thất bại
Thực hiện thay đổi khi xuất hiện những trì trệ, áp lực lên sự ổn định của tổ chức, doanh nghiệp
Việc thực hiện thay đổi luôn luôn diễn ra xuyên suốt trong quá trình vận hành của tổ chức doanh nghiệp để phản ứng lại những biến động của môi trường kinh doanh trong tình cảnh toàn cầu hóa diễn ra
Sau khi quá trình thay đổi đạt được hiệu quả thì đống hoạt động hiệu quả duy trì tính ổn định chờ có những dấu hiệu để tiếp tục thực hiện thay đổi
Sau khi quá trình thay đổi diễn ra, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện thay đổi dựa trên tầm nhìn chiến lược và những diễn biến của môi trường kinh doanh
Sự khác nhau giữa lý thuyết của Kurt Lewin và lý thuyết của John P.Kotter
(t.t)
Trang 111 Môi trường, hoàn cảnh hình thành nên ý tưởng của hai nhà
khoa học.
2 Tư duy và triết lý của hai nhà khoa học.
3 Phương pháp tiếp cận và vận hành sự thay đổi.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau
Trang 121 Mô hình QTSTĐ trong tổ chức của Robbins S.P.
2 Mô hình các giá trị cốt lõi Whiteley A.
3. Mô hình những khía cạnh cần thay đổi Robbins và
Trang 13Mô hình QTSTĐ trong tổ chức của Robbin S.P là một mô hình khép kín; những phản hồi sau thay đổi được nhìn nhận như là các yếu tố khơi gợi sự thay đổi Bằng cách này, sự thay đổi diễn ra không ngừng trong tổ chức Hơn nữa, theo Robbins (1990: 385), “nhu cầu cần thay đổi dường như vừa là tất yếu vừa có tính liên tục” Tổ chức vận hành theo
xu hướng này có thể coi là một tổ chức năng động ở chỗ nó liên tục thay đổi và tìm kiếm
sự thay đổi để hướng tới sự hoàn thiện hơn
Mô hình QTSTĐ trong tổ chức của Robbin S.P
Trang 14Để thành công trong tiến trình thay đổi thì cần phải theo các bước “thả nổi hiện
trạng, xê dịch đến tình trạng mới và siết chặt tình hình để sự thay đổi được ổn định” (Robbins, 1990: 393) Đồng thời, ngay sau khi xác định được vấn đề cần thay
đổi thì phải có những chiến lược can thiệp kịp thời vào từng nội dung cụ thể của việc thay đổi đó Trong quá trình thực hiện thay đổi cũng cần phải áp dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau đối với những đối tượng, vụ việc liên quan để có thể giải quyết các xung đột, vượt qua mọi trở ngại, nhằm đạt được sự thay đổi mong muốn
Mô hình QTSTĐ trong tổ chức của Robbin S.P
Trang 15Sơ đồồ
Sơ đồ tiến trình thực hiện
mô hình của Robbin SP.
Trang 16Đây là mô hình được xây dựng dựa trên 4 thành phần cơ bản: Tầm nhìn, nhiệm vụ, chiến lược
và chính sách, đây là những giá trị được xem là giá trị cốt lõi của bất cứ quy trình tạo ra thay đổi và quản lý thay đổi nào Tầm nhìn, một khi được xác định rõ ràng, sẽ cung cấp các thông
số về giá trị của nhiệm vụ , theo đó các mục tiêu được đề ra để tổ chức phấn đấu Chiến lược
trên thực tế là một chiến lược hành động, nêu chi tiết các hoạt động theo thứ tự ưu tiên mà tổ
chức sẽ thực hiện trong khoảng thời gian đã định Và cuối cùng, Chính sách sẽ giúp ban lãnh
đạo bố trí nhân sự, phân bổ công việc, nguồn lực cho từng giai đoạn thực hiện Đồng thời
Chính sách cũng xác định ranh giới, trách nhiệm của từng người trong từng công việc và xây dựng hệ thống báo cáo để kiểm soát tiến trình thay đổi
Mô hình các giá trị cốt lõi của Whitely A
Trang 17Sơ đồ tiến trình diễn biến mô hình của Whitely A
Trang 18 Mô hình này ra đời những năm đầu thế kỷ 21 khi mà các mô hình của Whiteley A và Robbins S.P mô tả trên đây tỏ ra không còn thích ứng với thời đại của những thay đổi chóng mặt đang diễn ra hiện nay.
Theo Robbins và Coulter (2002), thay đổi có thể diễn ra ở ba khía cạnh khác nhau: có
thể là ở cơ cấu tổ chức, trong những thành tựu khoa học công nghệ mà tổ chức đó
đang áp dụng hay sự thay đổi về nhân sự
Người quản lý có thể quyết định thực hiện thay đổi ở một khía cạnh riêng lẽ hay đồng thời ở cả ba khía cạnh Những công việc cần làm khi tiến hành thay đổi cũng được nêu rõ trong từng khía cạnh.
Mô hình những khía cạnh cần thay đổi của Robbins và
Coulter
Trang 19Những yếu tố cần quan tâm và thực hiện thay đổi của từng khía cạnh theo
Robbins và Colter
Trang 20Mô hình được trình bày theo chiều dọc, hàm ý tiến trình thay đổi phải theo trình tự nhất định Như vậy, có thể thực hiện lần lượt
từng hoạt động hoặc đồng thời thực hiện ba nhóm hoạt động đầu tiên, nhưng tuyệt đối không được bỏ qua khâu nào nếu muốn đạt được sự thay đổi đồng bộ, thống nhất và hiệu quả Trong tiến trình này, việc khuyến khích thay đổi có tầm quan trọng hàng đầu bởi vì nếu tổ chức chưa sẵn sàng thay đổi cả về vật chất và tinh thần thì hiệu quả thay đổi sẽ rất thấp, thậm chí dẫn đến thất bại
Mô hình quản lý thay đổi hiệu quả của Hellriegel và Slocum
J.W
Trang 21Tiến trình quản lý sự thay đổi theo Hellriegel và Slocum
J.W
12
3
4
5