xâm nhập và gây nên một số bệnh nhiễm trùng sau đẻ như: Viêm âm đạo, âm môn...Đặc biệt là bệnh sinh sản, đây là bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn mẹ, mà
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
GIÁP THỊ HUỆ
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH
BA VÌ –HÀ NỘI VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -
GIÁP THỊ HUỆ
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH
BA VÌ –HÀ NỘI VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, tôi được giám đốc Công
ty CP, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong trang trại chăn nuôi tạo điều kiện
và giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành tốt khoá luận của mình Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn đề tài TS
Cù Thị Thúy Nga đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt khoá luận này
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần Chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam, chủ trang trại cùng toàn thể anh, chị
em công nhân trong trang trại của gia đình ông Nguyễn Thanh Lịch về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm , theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ
sở cho khóa luận này
Một lần nữa tôi xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2015
Sinh viên
GIÁP THỊ HUỆ
Trang 4có trình độ chuyên môn có năng lực công tác Vì vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học trước khi ra trường
Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y, được sự phân công của cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của Trại lợn Nguyễn Thanh Lịch,xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, tôi đã tiến hành thực
hiện đềtài: “Tình hình mắc một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại
trại ông Nguyễn Thanh Lịch – Ba Vì – Hà Nội và phác đồ điều trị” Trong
thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của chủ trại, cán bộ kỹ thuật và toàn bộ công nhân trong trại cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo
và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và thu được một số kết quả nghiên cứu nhất định
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập còn ngắn nên trong bản khóa luận này của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung 16
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 30
Bảng 4.1: Lịch sát trùng trại lợn nái 37
Bảng 4.2: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái 38
Bảng 4.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 43
Bảng 4.4: Cơ cấu đàn lợn sinh sản của trang trại (2013 - 2015) 44
Bảng 4.5:Tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại trại 45
Bảng 4.6 Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái tại trại theo giống 46
Bảng 4.7: Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ 47
Bảng 4.8: Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo tháng điều tra 49
Bảng 4.9: Mức độ viêm tử cung của lợn nái theo lứa đẻ 50
Bảng 4.10: Kết quả điều trị một số bệnh sinh sản bằng hai phác đồ 51
Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị 53
Trang 7v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI MỞ ĐẦU ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1.Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1 Đại cương về cơ quan sinh sản và sinh lý sinh sản của lợn nái 3
2.1.2 Một số hiểu biết về quá trình viêm 11
2.1.3 Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái 14
2.1.4 Một số thông tin về thuốc kháng sinh sử dụng trong đề tài 22
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 24
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 24
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 26
PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
3.2 Địa điểm, thời gian tiến hành 29
3.3 Nội dung nghiên cứu 29
3.4 Phương pháp nghiên cứu 29
3.4.1 Điều tra cơ cấu đàn lợn và đánh giá tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái sinh sản của trại 29
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
Trang 8vi
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 31
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 32
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 34
4.1.1 Công tác chăn nuôi 34
4.1.2.Công tác chăm sóc nuôi dưỡng 34
4.1.3 Công tác thú y 36
4.1.4.Công tác phòng bệnh 37
4.1.5.Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh 39
4.1.6 Công tác khác 42
4.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 44
4.2.1 Cơ cấu đàn lợn sinh sản của Trại giai đoạn 2013 -2015 44
4.2.2 Tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái ngoại tại trang trại 44
4.3 Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị 51
4.3.1 Hiệu quả điều trị một số bệnh sinh sản bằng hai phác đồ 51
4.3.2.Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau khi điều trị 52
PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 9Tuy nhiên nghành chăn nuôi lợn nước ta nói chung và chăn nuôi lợn nái sinh sản nói riêng cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn
Có những thời điểm số lượng đầu lợn giảm mạnh trong khi giá thịt lợn tăng rất cao do tình hình dịch bệnh trầm trọng và phức tạp, điển hình là tai xanh, lở mồm long móng Vì vậy gây thiệt hại lớn về nghành kinh tế cho nghành chăn nuôi Việt Nam cũng như Thế Giới
Đối với lợn nái, nhất là lợn ngoại được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản xuất hiện khá phổ biến, do khả năng thích nghi của đàn nái ngoại với điều kiện khí hậu nước ta còn kém Mặt khác, trong quá trình sinh đẻ, lợn nái dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn như: Steptococcus, Staphylococcus, E.coli xâm nhập và gây nên một số bệnh nhiễm trùng sau đẻ như: Viêm âm đạo, âm môn Đặc biệt là bệnh sinh sản, đây là bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn
mẹ, mà còn là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con trong thời gian theo mẹ tăng cao Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sinh sản có thể dẫn đến các bệnh : rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết và chết Vì vậy bệnh sinh sản ở lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn nghành chăn nuôi lợn nói chung
Trang 102
Từ thực tế trên cho thấy việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và đưa
ra biện pháp phòng, trị bệnh sinh sản của đàn lợn nái là rất cần thiết Để góp
phần giải quyết vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình mắc
một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nuôi tại trại ông Nguyễn Thanh Lịch –
Ba Vì – Hà Nội và phác đồ điều trị ”
1.2 Mục đích của đề tài
- Nắm được tình hình chăn nuôi và vệ sinh phòng bệnh cho lợn của
Trại lợn Nguyễn Thanh Lịch Ba Vì- Hà Nội
- Điều tra tình hình mắc một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung và viêm vú ở lợn nái ngoại, từ đó đề xuất phác đồ điều trị hiệu quả nhất
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đạt được của đề tài là những thông tin có giá trị bổ sung vào tài liệu nghiên cứu về bệnh sinh sản ở lợn nái, là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả
- Kết quả thu được là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn lợn nuôi tại Trại Nguyễn Thanh Lịch - Ba Vì - Hà Nội
Trang 113
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Đại cương về cơ quan sinh sản và sinh lý sinh sản của lợn nái
Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn nái
Theo Đặng Quang Nam (2002) [19], cơ quan sinh dục cái có các bộ phận sau:
- Buồng trứng (Ovarium): Gồm một đôi (dài 1,5-2,5cm, khối lượng 3-5
gam) nằm trước cửa xoang chậu, ứng với vùng đốt sống hông 3-4 Bề mặt buồng trứng có nhiều u nổi lên
Buồng trứng được bọc ở ngoài bởi màng liên kết sợi chắc, bên trong chia làm 2 phần, cả 2 phần đều phát triển một thứ mô liên kết sợi xốp tạo nên một loạt chất đệm Dưới lớp màng liên kết của buồng trứng có nhiều tế bào trứng non phát triển dần thành nang trứng nguyên thủy, sau đó phát triển thành nang trứng sơ cấp và cuối cùng phát triển thành bao noãn chín Dưới tác dụng của kích tố đặc biệt là kích tố sinh dục tuyến yên, trứng chín sẽ rụng
Như vậy, buồng trứng có 2 chức năng là sản sinh ra tế bào trứng và tiết
ra hormone sinh dục có ảnh hưởng tới tính biệt, tới chức năng tử cung (đặc
tính thứ cấp của con cái)
- Ống dẫn trứng (Oviductus): Ống dẫn trứng dài 15-20cm, uốn khúc
nằm ở cạnh trước dây chằng rộng Ống dẫn trứng bắt đầu ở bên cạnh buồng trứng đến đầu tử cung và được chia làm 2 phần: Phần trước tự do có hình phễu loe ra gọi là loa vòi (loa kèn) có tác dụng hứng tế bào trứng chín rụng, phần sau thon nhỏ có đường kính dài 0,2-0,3cm nối với sừng tử cung
Cấu tạo ống dẫn trứng xếp từ ngoài vào trong gồm có: Màng tương mạc đến từ dây chằng rộng, lớp cơ (2 lớp: Cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài), lớp niêm mạc trong cùng có nhiều gấp nếp chạy dọc và không có tuyến
Trang 124
- Tử cung (Uterus): Tử cung là nơi cung cấp dinh dưỡng và phát triển
của thai Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bóng đái
Tử cung gồm 3 phần: Sừng, thân, cổ tử cung Sừng tử cung dài ngoằn ngoèo như ruột non, dài 30-50cm, có dây chằng rộng rất dài nên khi thiến có thể kéo sừng tử cung ra ngoài được Thân tử cung ngắn, niêm mạc thân và sừng tử cung là những gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc Thai làm tổ ở sừng
tử cung Cổ tử cung không có gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt xen kẽ cài răng lược với nhau
Cấu tạo tử cung xếp từ ngoài vào trong có: Tương mạc được nối với dây chằng rộng, lớp cơ rất phát triển (dày, khỏe, có cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng chứa thai phát triển và đẩy thai khi đẻ Cơ dọc ở ngoài, cơ vòng
ở trong và phát triển mạnh ở cổ tử cung tạo thành cơ thắt), lớp niêm mạc trong cùng màu hồng nhạt có nhiều gấp nếp với nhiều tuyến tiết chất nhờn
- Âm đạo (Vagina): Âm đạo là đoạn nối tiếp sau cổ tử cung, trước âm
hộ Đây là nơi tiếp nhận dương vật khi giao phối, phía trên là trực tràng, phía dưới là bóng đái, nó được ngăn cách với âm hộ bởi màng trinh
Cấu tạo: Lớp ngoài là tương mạc phủ phần trước âm đạo Lớp giữa là lớp cơ trơn xếp theo các chiều khác nhau dính lẫn lộn với tổ chức liên kết bọc ngoài Lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc, trong
đó có nhiều chất nhờn Âm đạo có khả năng co giãn rất lớn và là đường đi
ra của thai
- Âm hộ (Vulva): Đây là đoạn sau cùng của bộ máy sinh dục cái, sau
âm đạo và ngăn cách âm đạo bởi màng trinh Âm hộ nằm dưới hậu môn và được thông ra ngoài bởi một khe thẳng đứng gọi là âm môn Trong âm hộ còn
có lỗ thông với bóng đái, tuyến tiền đình (Bartholin) và khí quan cương cứng gọi là âm vật (Clitoris)
Trang 135
Âm môn là một khe thẳng đứng dưới hậu môn, có 2 môi nối với nhau bởi 2 mép Môi lớn ở ngoài dày trùm lấy môi nhỏ ở trong Mép trên hơi nhọn, mép dưới rộng bao quanh âm vật Mép trên và dưới được bao bởi lớp da mỏng mịn, phía dưới mép dưới có lông
Bộ phận phía trong âm hộ và âm môn:
+ Màng trinh (Hymen): Ngăn cách giữa âm đạo và âm hộ
+ Lỗ đái là đường thông ra của niệu đạo con cái Lỗ đái nằm ở thành dưới âm môn ngay sau dưới màng trinh hình một cái khe có van trùm lên, cánh van hướng về sau Bên cạnh lỗ đái còn có lỗ đổ ra của ống tuyến tiền đình Đôi tuyến này tiết ra dịch nhờn làm ẩm ướt cửa vào âm đạo phía trong
âm hộ và có thành phần sát khuẩn
+ Âm vật (Clitoris): Là tổ chức cương cứng, có nhiều dây thần kinh
nên tính cảm giác tập trung ở đây cao
Cấu tạo âm hộ từ ngoài vào có các lớp sau: Lớp da mỏng mịn có nhiều sắc tố, lớp cơ gồm cơ thắt và dây treo âm hộ, lớp niêm mạc trong cùng có nhiều tuyến tiết dịch nhờn
- Tuyến vú (Mamma): Lợn là động vật đa thai có từ 6-8 đôi vú xếp 2
hàng từ vùng ngực đến vùn bụng bẹn Tuyến này chỉ phát triển khi con cái đến tuổi thành thục về tính và phát triển to nhất ở thời kỳ chửa, đẻ Thời kỳ con vật đẻ, tuyến vú tiết ra sữa cung cấp dinh dưỡng cho con sơ sinh và lúc còn non Vú gồm có bầu vú và núm vú
+ Bầu vú: Bầu to đó là nơi sản sinh và chứa sữa Ngoài cùng có lớp da mỏng mịn tùy theo vị trí mà lớp da này do da ngực, nách hay da bụng, bẹn kéo đến, tiếp đến là lớp cơ Trong cùng có 2 phần cơ bản là bao tuyến và ống dẫn xen kẽ giữa phần cơ bản ở trong như tổ chức mỡ, tổ chức liên kết, hệ thống mạch quản thần kinh bao vây và chia vú làm nhiều thùy nhỏ trong đó
có nhiều sợi đàn hồi
Trang 146
Bao tuyến là nơi sản sinh ra sữa giống như một cái túi, từ túi đó sữa theo 3 loại ống dẫn: Nhỏ, trung bình, lớn rồi đổ vào xoang sữa ở đáy tuyến và thông ra ở đỉnh đầu vú
Để hình thành một lít sữa phải có 540 lần lít máu đi qua tuyến vú, vì vậy sự cung cấp máu cho tuyến vú rất phong phú, mao mạch bao quanh bao tuyến dày đặc
+ Núm vú: Một bầu vú có một núm vú cấu tạo bởi da - tổ chức liên kết
- cơ - ống dẫn sữa Ống dẫn sữa gồm 2-3 ống thông nối từ xoang sữa (Bể sữa)
ra đầu núm vú Ở đầu núm vú, sợi cơ trơn xếp thành vòng tạo thành cơ vòng đầu vú giữ cho đầu vú ở trạng thái khép kín khi không thải sữa
Sinh lý sinh sản của lợn nái
Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung và loài lợn nói riêng đặc trưng cho loài, có tính ổn định với từng giống vật nuôi Nó được duy trì qua các thế hệ và luôn củng cố, hoàn thiện qua quá trình chọn lọc Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: ngoại cảnh, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, sử dụng… Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái, người ta thường tập trung nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sau đây:
-Sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục như: buồng trứng, tử cung, âm đạo,… đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu bước vào hoạt động sinh sản Đồng thời với sự phát triển hoàn thiện bên trong thì ở bên ngoài các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ
về tính hay xuất hiện hiện tượng động dục
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng
Trang 154 – 5 tháng tuổi (121-158 ngày tuổi).Lợn ngoại là 6-8 tháng tuổi, lợn lai F1 (ngoại × nội) thường động lần đầu ở 6 tháng tuổi
+ Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái Cùng một giống nhưng nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia súc phát triển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại
+ Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc Những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về tính sớm hơn những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới
và hàn đới
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn cái hậu bị Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ô chuồng của những con cái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng Theo Hughes (2000) [34], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với đực 2 lần/ngày, với thời gian 15-20 phút thì 83% lợn cái (ngoài 90kg) động dục lúc 165 ngày tuổi
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn lợn nuôi chăn thả Vì lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất, tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi động dục lần đầu sớm hơn
Trang 168
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau nên cho gia súc phối giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tuỳ theo giống Ngược lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng
- Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp
►Chu kỳ tính
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn
ra liên tục và có tính chu kỳ Các noãn bào trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf Khi nang Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện ra bên ngoài gọi là động dục Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ (Khuất Văn Dũng, 2005) [9]
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn định Một chu kỳ tính của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 – 22 ngày, trung bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi
* Giai đoạn trước động dục
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 - 2 ngày, là thời gian chuẩn bị đầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng, cũng như đảm bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai
Trong giai đoạn này có sự thay đổi cả về trạng thái cơ thể cũng như trạng thái thần kinh Ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh, thành thục
và nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung tăng, đường sinh dục bắt đầu xung huyết nhanh, hệ thống tuyến, âm đạo tăng
Trang 17* Giai đoạn động dục
Đây là giai đoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2 - 3 ngày, tính từ khi tế bào trứng tách khỏi noãn bao Giai đoạn này các biến đổi của cơ quan sinh dục rõ nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu mận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo đặc hơn Con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu rống trong trạng thái ngẩn ngơ, thích nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình
Nếu ở giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tuỳ loài gia súc thì chu
kỳ sinh dục mới lại bắt đầu Nếu không xảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính
* Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường Trên buồng trứng, thể hồng chuyển thành thể vàng và bắt đầu tiết Progesterone Progesterone tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế điều hoà ngược làm giảm tiết Oestrogen, từ đó làm giảm tính hưng phấn thần kinh, con vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống hơn, niêm mạc toàn bộ đường sinh dục tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại
Trang 1810
* Giai đoạn nghỉ ngơi
Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi rụng trứng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ Đây là giai đoạn con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục hoạt động trở lại trạng thái sinh lý bình thường, trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dục nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng Toàn bộ cơ quan sinh dục dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai đoạn của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái
► Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn nái khoảng
45 – 48 giờ, trong khi thời gian trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu quả là rất ngắn, cho nên phải tiến hành phối giống đúng lúc Thời điểm phối giống thích hợp nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực
Đối với lợn nái ngoại, lợn lai, thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi
có hiện tượng chịu đực 6 – 8 giờ, hoặc cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục
Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại và lai 1 ngày, tức là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 vì thời gian động dục ngắn hơn
- Mang thai: Thời gian mang thai trung bình của lợn là 114 ngày (113 – 115) ngày.Thời gian chửa của lợn nái được chia làm hai thời kỳ:
Chửa kỳ I: Là thời gian lợn chửa 84 ngày đầu tiên
Chửa kỳ II: Là thời gian tính từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ
Trang 1911
2.1.2 Một số hiểu biết về quá trình viêm
Khái niệm về viêm
Theo Huỳnh Văn Kháng (2003) [15], viêm là phản ứng của toàn thân chống lại mọi vật kích thích có hại đối với cơ thể, nó thể hiện tại cục bộ các
mô bào Bản chất của viêm là một quá trình bệnh lý lấy phòng vệ làm chủ yếu nhằm duy trì sự cân bằng trong cơ thể
Triệu chứng của viêm xuất hiện nặng hay nhẹ, tiên lượng tốt hay xấu đều có liên quan chặt chẽ đối với tính chất của vật kích thích, cường độ và thời gian kích thích dài hay ngắn, cũng như khả năng phản ứng của cơ thể đối với vật kích thích, đặc biệt là trạng thái thần kinh của con vật
Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm
Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây nên các rối loạn chủ yếu sau:
* Rối loạn chuyển hóa
Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng, nhưng vì có rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển
hóa gluxit, lipit và protit gây ra hiện tượng tăng độ axit, xeton, lipit,
albumoza, polipeptit và các axit amin tại ổ viêm
* Tổn thương mô bào
Các tế bào bị tổn thương tại ổ viêm giải phóng các enzym càng làm trầm trọng thêm quá trình hủy hoại mô bào và phân hủy các chất tại vùng viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao và hạ thấp độ
pH của ổ viêm
Như vậy, ngoài tính chất bảo vệ thì tổn thương mô bào còn tạo ra nhiều chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm, chính các chất này đã góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lý trong viêm
Trang 2012
* Dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm các thành
phần hữu hình và các chất hòa tan như nước, muối, albumin, globulin,
fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn
cản viêm lan Đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh lý như histamin,
serotonin, axetinchorin có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm
thành mạch gây đau
* Tăng sinh mô bào
Là hiện tượng tăng lên về số lượng các tế bào trong ổ viêm, các tế bào này có thể từ trong máu tới hoặc các tế bào tại chỗ sản sinh, phát triển ra
Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa nhân trung tính Sự tăng sinh và phát triển của các loại tế bào phụ thuộc vào mức độ tổn thương của ổ viêm cũng như tình trạng của cơ thể (Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, 1997) [12]
* Các tế bào viêm
Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm, bao gồm: Bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào hay tạo ra những kích thích tại các ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ môi trường
Một số vi khuẩn gây viêm đường sinh dục ở lợn nái
Theo kết quả nghiên cứu của Zaneta, Laureckiene (2006) [31]: Nhân tố
gây bệnh viêm đường sinh dục thường là các vi khuẩn sau: Streptococcus sp,
Staphylococcus sp, E.coli và Enterobacter
Cũng theo thông tin Đặng Thanh Tùng (2006) [30], phân lập hệ vi trùng chủ yếu từ dịch viêm tử cung tại phòng xét nghiệm gồm có:
- E.coli
- Staphylococcus
- Klebsiella
Trang 2113
- Staphylococcus + E.coli
Dưới đây là thông tin về một số loại vi khuẩn gây bệnh viêm đường sinh dục:
- Streptococcus: Là liên cầu khuẩn thuộc họ Micrococcaceae, hình cầu
hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1µ, đôi khi có vỏ, bắt màu gram dương, không di động Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường chúng cư trú trên da, niêm mạc, đường tiêu hóa, hô hấp, khi sức
đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây bệnh
- Staphylococcus: Là những vi khuẩn hình cầu, tụ lại từng đám giống
hình chùm nho, đường kính 0,7-1µ, không di động, không sinh nha bào,
không có lông, bắt màu gram dương, staphylococcus thuộc họ Micrococeae gồm ba loại: Staphylococcus aureus, staphylococcus epidermidis và
staphylococcus sarprophyticus Tụ cầu thường ký sinh trên da, niêm mạc của
người và gia súc, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị thương
ở da và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do tụ cầu dễ dàng xuất hiện Vi khuẩn gây những ổ mủ ở ngoài da và niêm mạc Một số trường hợp vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết, huyết nhiễm
mủ Trong ba loài của giống staphylococcus thì staphylococcus aureus là loài
gây bệnh hay gặp nhất, nó gây các nhiễm trùng ở các loài gia súc, nhất là các
cơ sở chăn nuôi tập trung có mật độ đàn gia súc lớn
- Eschelichia coli (E.coli): Là trực khuẩn ruột già thuộc trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, bắt màu gram âm, hình gậy ngắn kích thước 2-3 x 0,6µ Phần lớn E.coli di động do có lông ở quanh thân, vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô E.coli có sẵn trong ruột của động vật, nhưng
chỉ có tác động gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút (do chăm sóc,
do cảm lạnh hoặc cảm nóng).E.coli thường gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ
2-3 ngày hay 4-8 ngày
Trang 2214
- Klebsiella: Giống Klebsiella cũng thuộc họ trực khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae, gồm những trực khuẩn không có lông, không hình thành
nha bào, thường sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch, bắt màu gram âm Giống
Klebsiella có 2 type điển hình là: K.pneumoniea và K.aerogenes Trong tự
nhiên Klebsiella thường sống rải rác khắp nơi (đất, nước) hoặc ký sinh ở
đường hô hấp trên, vi khuẩn có thể gây viêm phổi ở người và viêm phổi truyền nhiễm có bại huyết cho ngựa, bê, lợn, (Nguyễn Văn Thanh, 2002) [23]
2.1.3 Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái
2.1.3.1 Bệnh viêm cổ tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], cổ tử cung lợn dài 10-18cm, tròn, không có gấp nếp nên dễ thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò Cổ tử cung luôn đóng, chỉ hé mở khi động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ
Khái niệm bệnh viêm cổ tử cung tức chỉ sự viêm nhiễm ở khe hẹp nằm dọc bên trong cổ tử cung
Trường hợp viêm lâu ngày thì lối vào của cổ tử cung giãn nở rộng mặc
dù có sự hiện diện của thể vàng trên buồng trứng Cần phải xem xét cẩn thận
vì viêm cổ tử cung ít khi đơn lẻ mà thường kết hợp với viêm âm đạo hoặc viêm nội mạc tử cung
Trang 23Một vài trường hợp bệnh có thể tự khỏi sau khi lợn động dục Điều trị
bằng cách thụt rửa cổ tử cung bằng nước muối sinh lý hoặc lugol 0,5% Sau
đó bơm kháng sinh vào dọc theo cổ tử cung Tiên lượng của bệnh này khá tốt
nhưng nếu có viêm âm đạo hoặc viêm tử cung thì cần phải kết hợp xử lý tốt
2.1.3.2 Bệnh viêm tử cung
Nguyên nhân
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường xảy ra ở lợn nái sau đẻ, có thể xảy
ra ở lợn nái sau khi phối giống và ít xảy ra ở lợn nái hậu bị, thời gian hay xảy
ra nhất là sau khi đẻ 1-10 ngày Bệnh xảy ra ở lợn mẹ do nguyên nhân sau:
- Từ bản thân lợn mẹ
+ Lợn là loài động vật đa thai, khả năng sinh sản cao, thời gian mang thai ngắn, thời gian sinh sản kéo dài, làm cho bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong
bộ phận sinh dục
+ Cơ quan sinh dục của lợn nái phát triển không bình thường gây khó
đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do nhiều trường hợp khác nhau như: Thai to quá, thai
ra ngược, thai không bình thường, Nái tơ phối giống sớm khi khối lượng cơ thể chưa đạt 70% khối lượng trưởng thành, nái già đẻ nhiều lứa, trong khi đẻ
tử cung co bóp yếu, lứa trước bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến dạng nhau không ra hết hoàn toàn gây sót nhau, thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh
+ Lợn nái ngoại nhập nội cũng dễ mắc bệnh do chưa thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam và khả năng sinh sản nhiều con/lứa
- Do yếu tố ngoại cảnh như: Do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật, do thức
ăn nghèo dinh dưỡng, hay do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý, thiếu vận động đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh
Trang 2416
- Do dinh dưỡng
+ Khẩu phần ăn thừa hay thiếu protein trước, trong thời kỳ mang thai
có ảnh hưởng đến viêm tử cung
+ Lợn mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột gây khó đẻ, gây ra viêm tử cung do xây xát Ngược lại, thiếu chất dinh dưỡng nái mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng giảm không có khả năng chống lại mầm bệnh xâm nhập, gây viêm tử cung
+ Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung Thiếu VTMA gây sừng hóa niêm mạc, sót nhau (Lê Hồng Mận (2006) [18]
Chẩn đoán
Quan sát triệu chứng lâm sàng trên lợn nái như màu của dịch rỉ viêm, mùi của dịch viêm, và trạng thái của lợn nái như bỏ ăn, hay nằm,
Nếu quan sát triệu chứng lâm sàng không rõ thì có thể đưa mỏ vịt vào
âm môn, chiếu đèn pin và quan sát
Triệu chứng
Bệnh được chia làm 3 thể viêm chính gồm: Viêm nội mạc tử cung (thể nhẹ), viêm cơ tử cung (thể trung bình), viêm tương mạc tử cung (thể nặng) với các biểu hiện cụ thể được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung
Chỉ tiêu
phân biệt
Thể viêm Viêm nội mạc tử
cung (thể nhẹ)
Viêm cơ tử cung (thể trung bình)
Viêm tương mạc tử cung (thể nặng)
Dịch
viêm
(Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] )
Trang 2517
Hậu quả của bệnh
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn thương đường sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm phát triển, lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể vô sinh, mất khả năng sinh sản của lợn nái
Điều trị
Bệnh do vi khuẩn gây ra nên cần thiết phải xác định được vai trò của vi khuẩn gây bệnh, sự mẫn cảm của chúng với kháng sinh và hóa dược trong điều trị nhằm tiêu diệt sớm và kịp thời vi khuẩn gây bệnh, tránh sự lây lan của
vi khuẩn
2.1.3.3 Bệnh viêm vú
Viêm vú là căn bệnh thường gặp ở lợn nái do bị viêm một hay nhiều tuyến vú gây nên bởi vi khuẩn hoặc bệnh thứ cấp từ căn bệnh khác mang lại Xuất hiện ngay sau khi lợn đẻ hoặc có hiện tượng lâm sàng khoảng nửa ngày sau khi lợn đẻ
Nguyên nhân
- Do lợn mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung, vú và bầu vú (Lợn con có răng nanh, hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát vú mẹ), tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh
(Staphylococcus, Streptococcus, E.coli, ) xâm nhập vào cơ thể gây viêm
nhiễm tại chỗ và vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú
- Lợn mẹ nhiều sữa (do ăn quá nhiều chất đạm) nhưng lợn con không bú hết làm cho sữa bị ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển; lợn mẹ đẻ ít con nên có nhiều vú bị thừa hoặc do lợn mẹ chỉ cho con bú có một bên… những vú không được lợn con bú sẽ bị căng sữa dẫn đến viêm vú
Trang 2618
- Do vệ sinh chuồng trại kém; phân, nước tiểu không thoát hết, chuồng quá bẩn, việc sát trùng không cẩn thận; nên vi trùng dễ xâm nhập vào gây viêm vú,…; nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng
Triệu chứng và chẩn đoán
- Lợn mẹ có biểu hiện sốt, hay nằm úp bầu vú, thường chọn chỗ ẩm ướt
để nằm
- Vú lợn nái sưng đỏ, cứng, heo ăn ít hoặc bỏ ăn
- Vú viêm không cho sữa Sữa vú viêm chứa mủ màu vàng xanh, lợn cợn
- Lợn con kêu nhiều, chen chúc nhau do thiếu sữa
Bệnh tích
hạch lympho
Hậu quả của bệnh
- Bệnh viêm vú trên lợn thường gặp trong giai đoạn nuôi con, vú bị viêm dẫn đến lợn sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn, từ đó lượng sữa giảm hoặc mất hẳn sữa
- Lợn con không được bú sữa đầu hoặc bú sữa lợn mẹ viêm sẽ bị tiêu chảy, không thể chữa khỏi hoàn toàn
Trang 2719
- Trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ngày nên giảm bớt khẩu phần ăn và lượng đạm trong thức ăn của lợn nái…
- Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú những vú bị viêm
- Chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, không nên cho lợn mẹ nằm trên trấu hay mùn cưa đã ngấm phân, nước tiểu Duy trì chuồng trại thoáng mát về mùa Hè và ấm về mùa Đông
- Tiêm kháng sinh Vetrimoxin: 1ml/ 10kg TT/ 1lần/ 2ngày
- Tiêm thuốc giảm đau hạ sốt Analgin: 1ml/ 10kg TT/ 1lần/ 1ngày
3.1.3.4 Hội chứng đẻ khó
Lợn đẻ mà thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức, diễn biến khác nhau.Nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục mà còn dẫn đến hiện tượng vô sinh,
nên không đẩy được thai ra ngoài
- Do lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng gây ra
Trang 2820
- Khung xoang chậu bị biến dạng, khớp bán động hang phát triển không bình thường, vôi hóa cột sống hay xoang chậu hẹp Trong quá trình đẻ
độ giãn nở kém, thai bị mắc trước cửa xoang chậu không ra được
- Ở thai kỳ cuối, thai quá to, lợn nái vận động mạnh, làm tư thế tử
cung thay đổi, đường sinh dục trở nên không bình thường cũng gây khó đẻ
- Do rối loạn hormone sinh dục cái: Kích tố nhau thai Relaxin lúc đẻ tiết ra ít nên không làm mất lớp Canxi ở bất động háng, không giãn dây chằng xương chậu (không sụt mông) hoặc prostaglandin tiết ít không đủ gây co bóp
tử cung nên không tống thai ra ngoài được
Đẻ khó do nguyên nhân bào thai
Chiều, hướng, tư thế bào thai lúc đẻ không bình thường Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [11], các trường hợp lợn con nằm không đúng tư thế cũng
là nguyên nhân dẫn đến đẻ khó
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp hặc do quá ít thai, làm thai quá to không phù hợp với kích thước xương chậu và đường sinh dục của lợn mẹ
Thai bị dị hình hay quái thai
Hiện tượng đẻ khó do bào thai thường chiếm ¾ Những nguyên nhân
và loại hình đẻ khó có thể xảy ra đơn độc hay kết hợp lại với nhau như bào thai quá to mà xương chậu lại quá nhỏ, thai to cộng với tủ thế của thai không bình thường… khi rặn đẻ thai bị kẹt không ra ngoài được
Triệu chứng
Lợn nái đến ngày đẻ, vỡ ối, nước chảy ra, nước nhờn có cứt su, có lẫn máu nhưng thời gian đẻ kéo dài, dịch ra hết làm thai bị khô, lực ma sát lớn làm thai khó ra
Tư thế nằm đẻ của lợn nái không thoải mái, lợn nái nín thở, chân co đạp xuống nền làm điểm tựa, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra Khi lợn
đã mệt, thở yếu, tần số co bóp giảm, tốc độ rặn đẻ chậm, khoảng cách giữa thời gian con ra trước và con ra sau kéo dài Một số con kêu rống lên, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm
Trang 2921
Đưa tay vào đường sinh dục thấy khung xoang chậu hẹp, thai ở tư thế không bình thường
Hậu quả
- Tử cung co bóp mạnh, thai bị chèn dẫn đến lợn con bị chết
- Nếu mổ lấy bào thai ra ngoài lợn mẹ hay bị chết
- Gây ra hiện tượng sót con, sót nhau dẫn đến viêm đường sinh dục
- Khi dùng biện pháp can thiệp không đúng cách, gây xây xát niêm mạc tử cung hoặc dụng cụ thủ thuật không đảm bảo vệ sinh làm lợn bị nhiễm một số bệnh: viêm tử cung, viêm vú, sảy thai truyền nhiễm… khi niêm mạc
có những vết sẹo sẽ gây cản trở cho quá trình thụ thai, thai làm tổ… dẫn đến
sảy thai, đẻ non thậm chí là vô sinh
+ Can thiệp bằng thủ thuật:
Rửa bộ phận ngoài sinh dục của lợn nái
Cắt móng tay, rửa tay bằng nước xà phòng hoặc cồn, lau khô ,bôi vazơlin, bôi vào tay thuận nhất từ cái trỏ trở xuống
Chụm các ngón tay lại, ngón út nằm ở giữa để tránh lọt hoặc lỗ tiểu gây viêm đường tiểu
Khi lợn nái rặn, ngưng đẩy tay vào, chờ ngưng rặn, đẩy tay từ từ vào cho đến khi đụng vào lợn con, sửa lại cho đúng tư thế Nắm 2 răng nanh lợn con kéo ra hoặc nắm hàm dưới mà kéo ra theo kịp rặn của lợn nái Nếu thò tay vào đụng vào đuôi lợn con phải cố gắng tìm được 2 chân sau, kẹp 2 chân sau lợn con giữa các ngón tay của ta rồi kéo ra
Trang 30+ Tiêm thuốc trợ sức: Vitamin B1; C; Đường glucozo 30%, Cafein… + Tiêm Nova D.O.T: 1ml/10kg TT/ngày
2.1.4 Một số thông tin về thuốc kháng sinh sử dụng trong đề tài
Để giảm bớt thiệt hại do bệnh viêm tử cung và viêm vú ở lợn nái gây ra cho người chăn nuôi,nhiều tác giả đã nghiên cứu sử dụng các loại kháng sinh khác nhau
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng hai loại thuốc Vetrimoxin L.A và Pendistrep LA để điều trị hai bệnh viêm tử cung và viêm vú
* Vetrimoxin LA: Là kháng sinh thuộc nhóm β-lactam có phổ kháng
khuẩn rộng, tác động kéo dài
- Loại thuốc: Huyễn dịch tiêm
- Quy cách sản phẩm: Lọ 250ml
- Thành phần: Amoxycillin (dưới dạng muối trihydrate) 15g
Tá dược vừa đủ 100ml
- Cơ chế tác dụng của Amoxycillin:
Theo Nguyễn Trúc Anh (2010) [1]; Amoxycillin là dẫn xuất bán tổng hợp của ampicillin, có cùng cơ chế tác động với ampicillin Tuy nhiên,
amoxycillin đi vào vách tế bào vi khuẩn gram (-) dễ dàng hơn ampicillin, do
đó hoạt động của amoxycillin chống lại vi khuẩn gram (-) mạnh hơn
Amoxycillin xâm nhập nhanh chóng vào các mô cũng như vào hệ thống
mạch máu Khả năng chuyển hóa của amoxycillin yếu nên phần lớn bị thải trừ
qua đường tiểu dưới dạng còn hoạt tính
Hiệu lực của thuốc kéo dài 48 giờ
Trang 3123
- Công dụng:
Đặc trị các bệnh nhiễm trùng trên gia súc, lợn, cừu Bao gồm: Nhiễm
trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp (như các bệnh do Pasteurella
gây ra), nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng đường sinh dục - tiết niệu (viêm
vú, viêm tử cung, viêm bàng quang), nhiễm trùng sau khi giải phẫu
- Cách dùng và liều lượng:
+ Tiêm bắp thịt lắc kỹ trước khi sử dụng
+ Liều chung: 1ml/10kgTT, 2 ngày 1 lần,trong 3-5 ngày liên tục Trường hợp nặng có thể sử dụng liều gấp đôi
* Pendistrep LA
Thuốc do công ty TNHH thuốc Thú y – Thủy sản Minh Dũng sản xuất Địa chỉ: thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Thành phần trong 1ml gồm: Procaine Penicillin G, Streptomycin
Sulphate, tá dược vừa đủ
+ Penicillin G có tác dụng chủ yếu trên các loại vi khuẩn Gram (+) Do được chế dưới dạng Procaine Penicillin G nên thời gian bán thải của thuốc kéo dài hơn trong khoảng từ 24 – 48 giờ Khi tiêm vài phút thuốc đã xuất hiện trong máu và giữ nồng độ cao trong máu từ 2 - 3 giờ Khoảng 20 % lượng thuốc được kết hợp với protein huyết tương.Khoảng 50% – 90% thuốc được bài thải ra ngoài dưới dạng còn nguyên hoạt lực
+ Streptomycin là kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid Thuốc có
tác dụng chủ yếu trên các loại vi khuẩn Gram (-) Thường hay sử dụng thuốc dưới dạng Steptomycin Sulphate Thuốc sau khi hấp thu được phân bố hầu như khắp các dịch tổ chức 1/3 thuốc được kết hợp với protein huyết thanh.Khi tiêm có khoảng 50 – 60% lượng thuốc được thải ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn sau 24 giờ Streptomycin có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra
- Cách dùng và liều lượng:
+ Tiêm bắp thịt lắc kỹ trước khi sử dụng
Trang 32- Dung môi vừa đủ: 100ml
- Tác dụng: giảm đau, giảm sưng, hạ sốt, kết hợp với vitamin C tăng hiệu quả điều trị và nâng cao sức đề kháng
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh viêm đường sinh dục
Theo Lê Văn Năm và cs (1999) [20]: Cho rằng có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp
đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến Muxin của chất
nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý, thiếu vận động đã làm chậm quá trình teo sinh lý của
dạ con Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung)
Tuy nhiên, theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [17]: Đưa ra nhận định rằng do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ dẫn tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái Do lợn đực nhảy trực tiếp, mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền sang lợn nái
Lê Xuân Cương (1986) [5], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục có tỷ lệ đáng kể Cùng với nhận định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1985) [3] cho rằng: Khi lợn nái đẻ
Trang 33Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [23]: Cho biết tùy vào vị trí tác động của quá trình viêm đối với tử cung của lợn nái, người ta chia thành
+ Viêm nội mạc tử cung có màng giả:
Ở trường hợp này niêm mạc tử cung bị hoại tử, những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử Thân nhiệt lên cao, ăn uống, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, âm hộ chảy ra nước màu đỏ nhạt hoặc nâu lẫn mảnh tổ chức hoại tử
- Viêm cơ tử cung (thể trung bình): Thường phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả Thân nhiệt cao, vật mệt mỏi, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn Gia súc luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục, từ
cơ quan sinh dục luôn chảy ra hỗn dịch có màu nâu đỏ kèm theo những mảng hoại tử, tổ chức rữa nên có mùi tanh thối, kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt
Trang 34Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi
đẻ 1-10 ngày
Cũng theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [2]: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng) Khi gia súc bị viêm tử cung có thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài,
lưu trong đó làm bệnh nặng thêm Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytocin kết
hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [17]: Nái sinh sản bị viêm tử cung điều trị như sau:
- Tiêm Oxytetracylin 30mg/kg TT/ngày, dùng liên tục trong 3-4 ngày
- Tiêm Penicillin 50.000 UI/kg TT Đồng thời thụt rửa âm đạo tử cung bằng Rivanol 5%, tiêm thuốc trợ sức, trợ lực VTMB1; VTMC; Cyein
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Trekaxova A.V (1983) [28], trong số các nguyên nhân dẫn đến ít sinh đẻ và vô sinh của lợn thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5-15%
Trong chăn nuôi lợn sinh sản, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào năng suất sinh sản; trong đó có hai yếu tố chính là độ sai con và độ mắn
đẻ Do vậy, ưu tiên hàng đầu và liên tục của chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra
Trang 3527
được nhiều lợn con sinh ra và sống sót cho tới lúc cai sữa, đồng thời giảm thời gian phi sản xuất của lợn nái nhất là do không thụ thai Mục tiêu trên đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản Do vậy, các cơ quan sinh sản đóng vai trò rất quan trọng quyết định năng xuất chăn nuôi Những bất thường của cơ quan sinh sản sẽ làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng (Johansson.L, 1972) [14]
John C.Rea (1996) [13] cho biết: Âm đạo của lợn khỏe mạnh có chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm Gram (+), Gram (-) hiếu khí và Gram
(+), Gram (-) yếm khí Điển hình là các vi khuẩn Streptococcus sp,
Staphylococcus sp, Enterobacteria, Corynebacterium sp, Micrococcus sp Số
lượng vi khuẩn tăng lên một cách đều đều từ phần đầu đến phần cuối của âm đạo, khi phối giống hoặc sau khi đẻ cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này xâm nhập vào tử cung
Theo Popkov (1999), [22]: Mỗi thể viêm tử cung khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái Nếu sức khỏe nái giảm sút, bệnh không được can thiệp sớm,
vi trùng có thể vào máu đến tuyến vú gây viêm toàn bộ tuyến vú hoặc gây nhiễm trùng máu tạo nên thể điển hình của hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa Để chẩn đoán người ta dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: Lợn nái luôn ở tư thế rặn đái Kiểm tra trực tiếp đường sinh dục lợn nái bằng mỏ vịt, thấy cổ tử cung mở, niêm dịch từ tử cung, âm đạo chảy ra nhiều dịch lẫn
mủ màu trắng đục, mùi hôi khắm,
Trong trường hợp nái mắc bệnh ở thể ẩn khó phát hiện có thể chẩn đoán lúc động hớn qua số lượng niêm dịch chảy ra nhiều đôi khi có những đám mủ từ khe sinh dục ngoài chảy ra Ngoài ra lợn nái mắc bệnh thường thụ tinh nhiều lần mà không có kết quả
Cũng theo Popkov (1999) [22]: Cho biết đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung ở lợn nái bị viêm đạt kết quả cao:
Trang 36phải sát trùng kỹ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc Sau khi
lợn đẻ xong cần phải bơm rửa bằng nước đun sôi để nguội pha thuốc tím 0,1% hay nước muối sinh lý 0,9% Sau đó bơm hoặc đặt kháng sinh như:
Penicilin 2-3 triệu UI; Tetramycine hay Sulfanilamid 2-5g hoặc Clorazol 4-6
viên vào tử cung để chống viêm
- Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ,