TÀI LIỆU ÔN TẬP HSG SINH 9

24 1.5K 41
TÀI LIỆU ÔN TẬP HSG SINH 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 CÁC KHÁI NIỆM CẦN HIỂU : 1) PHIÊN MÃ : - Khi 2 mạch đơn của ADN tách nhau ra, thì các Nu của đoạn mạch đơn ADN có chiều 3 / --- > 5 / sẽ được sử dụng để làm khuôn mẫu cho mARN dựa vào đó mà tổng hợp thành của mình. - Các Nu của mạch đơn ADN gốc này có chứa các Nu ( A, T, G, X ) thì gọi chúng là các thông tin di truyền ( hay mật mã ). - Dựa vào thông tin di truyền trên mạch mã gốc của ADN ( gen ) mà phiên thành mARN . - Sự phiên mã từ ADN thành mARN theo nguyên tắc bổ sung là : ADN m ARN ( ARN có 4 loại Nu : A , U, G, X ) Nu A - - - - > U T - - - - > A G - - - - > X X - - - - > G 2) DỊCH MÃ : - Là quá trình tổng hợp prôtêin, trong đó các tARN mang các axit amin tương ứng đặt đúng vị trí trên mARN trong Riboxom để tổng hợp nên chuỗi Polipeptit. ( Tổng hợp nên Protêin ) 3) BỘ BA LÀ GÌ? Là tập hợp ba Nucleotit tạo nên cụm mã (mật mã). Ví dụ : bộ ba: X-A-A ; T-A-X; 4) BỘ BA MÃ HOÁ LÀ GÌ? Là tổ hợp ba Nucleotit kế tiếp dùng để xác định 1 axit amin . Ví dụ : Bộ ba mã hoá là : Axit amin tương ứng là: TTT --- > AAA Tên axit amin : Lizin XAA GUU Valin AXA UGU Xistêin 5) SỰ MÃ HOÁ BỘ BA LÀ GÌ? Cứ mỗi Axit amin của Protein được mã hoá bằng 3 Nu kế tiếp trong mạch gốc của đoạn ADN, do đó thành phần, số lượng, trình tự các bộ 3 Nu của ADN gốc sẽ quy định thành phần, số lượng, trình tự các Axit amin của Protein tương ứng. 6) THẾ NÀO LÀ MÃ DI TRUYỀN : - Mã di truyền là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ 1 điểm xác định theo từng cụm 3 Nu… . - Mỗi mã bộ ba mã hoá 1 Axit amin. - Mã di truyền được dùng chung cho tất cả các loài sinh vật. Mã di truyền mang tính thoái hoá. 7) ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN LÀ : - Đọc từ 1 điểm theo từng bộ 3 , không đọc gối lên nhau. - Có tính phổ biến. ( Mọi loài SV đều có chung mã di truyền ) - Có tính đặc hiệu . ( 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại Axit amin ) - Có tính thoái hoá ( Nhiều bộ ba khác nhau cũng xác định một Axit amin ). 8) ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ ? - Là những biến đổi trong cấu trúc của gen ( ADN ) liên quan đến 1 hay 1 số cặp Nuclêôtit ( Đột biến gen sẽ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trong tế bào, nên cũng làm Protêin thay đổi, dẫn đến các tính trạng cũ cũng thay đổi . Vì vậy ĐB gen đa số là có hại ). GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 1 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 9) CÓ NHỮNG DẠNG ĐỘT BIẾN GEN NÀO : - Có 3 dạng chính : Thay ; Thêm ; Mất một cặp Nucleôtit. * Thay thế 1 cặp Nu này bằng cặp Nu khác thì chỉ làm thay đổi 1 Axit amin, còn trình tự các A. a khác không bị thay đổi. Vì vậy : ĐB thay thế 1 cặp Nu thường gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn đột biến khác. * Thêm hoặc mất 1 cặp Nu : - Khi mất đi hoặc thêm lên 1 cặp Nu trong gen bình thường thì sẽ làm cho các bộ 3 từ đó trở đi sẽ sai khác ban đầu; dẫn đến làm thay đổi các axit amin trong Prôtêin , dẫn đến thay đổi chức năng của Prôtêin ( tính trạng ). - Vậy 2 dạng đột biến này gây hậu quả nghiêm trọng hơn. ( Tuy nhiên cũng tuỳ vào vị trí của cặp Nu đột biến: Nếu đột biến xảy ra ở đầu của Gen thì sẽ có nhiều bộ 3 phía sau đó thay đổi , nên hậu quả cũng sẽ lớn hơn. Còn Đột biến Thêm hay mất Nu ở càng cuối của gen thì càng gây ít hậu quả hơn ). 10) DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN : ( Lưu ý : Do thay thế 1 cặp Nu nên tổng số Nu của Gen vẫn không đổi. Vì vậy, chiều dài của gen vẫn bằng nhau . Nếu : tổng số Nu của gen Đột biến có thể nhiều hơn gen bình thường, thì cặp A-T bị thay thế = cặp G-X. Nếu :Tổng số Nu của gen đột biến ít hơn gen bình thường, thì cặp G-X của gen B.thường bị thay = cặp A-T) +Nếu: Chiều dài của gen đột biến ngắn hơn gen bình thường: == > Mất cặp Nu. +Nếu: Chiều dài của gen đột biến dài hơn gen bình thường : == > Thêm cặp Nu. +Nếu: Chiều dài của gen đột biến bằng gen bình thường :== > Thay thế cặp Nu. +Nếu : Gen đột biến ít hơn gen bình thường 1 liên kết hiđro, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau == > Tổng số Nu của 2 gen vẫn bình thường không thay đổi ; Vậy : Có 1 cặp Nu G-X bị thay thế bởi cặp A-T. + Nếu: Gen đột biến có nhiều hơn gen bình thường 1 liên kết hiđro, nhưng chiều dài của 2 gen vẫn bằng nhau.Vậy: Đã có 1 cặp Nu A-T bị thay thế bằng cặp G-X. 11) NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐỘT BIẾN GEN : - Do tác động lý,hóa hay sinh học,của môi trường( tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, virut) hoặc do rối loạn sinh lý, sinh hoá trong tế bào nên làm cho sự bắt cặp không đúng trong khi nhân đôi của AND . 12) Tại sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp dán đoạn Giải thích: - Trong 2 mạch của ADN thì có 1 mạch là chiều 3’ 5’ còn mạch kia là chiều ngược lại : 5’  3’ - Enzim polimeza lại chỉ tổng hợp mạch ADN mới theo chiều 5’ 3’ . Mạch ADN mới này phải dựa vào mạch khuôn có chiều 3’  5’ , vì mạch khuôn này là mạch tổng hợp liên tục . - Còn mạch khuôn 5’  3’ lại bị tổng hợp dán đoạn (Okazaki) sau đó các đoạn này mới được nối lại với nhau .Vì vậy mạch khuôn của ADN có chiều 5’ 3’ không được tổng hợp mới liên tục . 13) Một đoạn gen có trình tự các Nu như sau : 3’ XGA GAA TTT XGA 5’ ( Mạch gốc ) 5’ GTX XTT AAA GXT 3’ a. Hãy xác định trình tự các a.a trong chuôĩ polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên. b. Một đoạn phân tử Protêin có trình tự các Axit amin như sau : - lơxin – alanin – valin – lizin - Hãy xác định trình tự các cặp Nu trong doạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn Prôtêin đó ? Gợi ý : a) Từ các Nu mạch gốc ta phiên thành các Nu của mARN , rồi đó chiếu bảng mã di truyền tìm a.a. b) Viết các bộ 3 của 4 a.a trên , từ đó phiên ra thành các Nu của mạch gốc gen đó; Cụ thể : Axit amin : - lơxin – alanin – valin – lizin - có thứ tự là : UUA GXU GUU AAA ( mARN ) Mạch gốc của gen là : 3 / AAT XGA XAA TTT 5 / Mạch thứ 2 : 5 / T T A GXT GTT AAA 3 / GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 2 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 BẢNG MÃ DI TRUYỀN ( Dùng xác định tên Axit Amin ) Chữ cái thứ 2 U X A G U UUU Phênin UUX UUA UUG Lơxin UXU UXX Xêrin UXA (Ser) UXG UAU Tirôzin UAX UAA Kết UAG thúc UGU Cystêin UGX UGA Kết thúc UGG Triptôphan U X A G X XUU XUX Lơxin XUA XUG XXU XXX Prôlin XXA XXG XAU His XAX XAA Gln XAG XGU XGX Acginin XGA XGG U X A G A AUU AUX izôlơxin AUA AUG Met (Mởđầu) AXU AXX Threônin AXA AXG AAU Asn AAX AAA Lys AAG AGU Ser AGX AGA Arg AGG U X A G G GUU GUX Valin GUA GUG GXU GXX Alanin GXA GXG GAU Asp GAX GAA Glu GAG GGU GGX Gly GGA GGG U X A G Chữ cái thứ 1 Chữ cái thứ 3 Tên các Axit Amin : ( Mỗi Axit Amin có thể chỉ 1 bộ 3 hoặc nhiều bộ 3 khác nhau ) TẠI SAO MÃ DI TRUYỀN LÀ MÃ BỘ BA ? ( 3 Nu) - Theo bảng mã di truyền ở trên thì ta có 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ ba của 21 loại axit amin ; còn 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào vì ba bộ này làm tín hiệu kết thúc quá trình mã hoá . - Nếu bộ 1 (1 Nu) thì 1 axit amin do 1 Nu mã hoá, vậy 4 Nu chỉ mã hoá được 4 a.a. ( không đủ 20 a.a). - Nếu bộ 2 2 Nu) thì 1 a.a do 2 Nu mã hoá, vậy chỉ tạo ra được : 4 2 = 16 bộ 2 ; không đủ cho 20 axit amin. - Nếu bộ 3 Nu (3 Nu) thì sẽ tạo được 4 3 = 64 mã bộ ba, đủ mã hoá 20 a.a . - Nếu mã bộ 4 (4 Nu) thì tạo được 4 4 = 256 bộ mã , vậy sẽ quá thừa . Vậy mã bộ ba là mã phù hợp đủ mã hoá 20 a.a ; Trong 64 bộ ba có nhiều bộ ba của cùng 1 a.a, như: Lơxin có 6 bộ ba ; valin có 4 bộ ba ; xerin : 6 bộ ba … BẢNG ĐỔI ĐƠN VỊ : + 1 mm = 10 7 Ă = 100.000.000 Ăngxtrong + 1 Micromet = 10 4 Ă = 100.000 Ă + GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 3 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 ADN ( Axit Đeoxiribo Nuclêic ) I) Cấu trúc của ADN : - Là 1 chuỗi xoắn kép : Gồm 2 mạch đơn xoắn quanh 1 trục, ngược chiều kim đồng hồ - Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nu ( 20 cái ) - Chiều dài của 1 chu kỳ vòng xoắn = 34 Ăng- trong = => Chiều dài 1 Nu = 3,4 Ăng trong. - ADN gồm có 4 loại đơn phân : A ; T ; G ; X. - Các đơn phân giữa mạch này và mạch kia liên kết với nhau bằng liên kết Hiđrô ( H ). Cặp A-T = 2H ; Cặp G –X = 3H. Các Nu giữa mạch này với mạch kia liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung là : Loại A ở mạch này liên kết với loại T ở mạch kia ( ngược lại ). Loại G ở mạch này liên kết với loại X ở mạch kia ( ngược lại ). * Mỗi Nu có 3 phần : - Axit H 3 PO 4 - Đường Pentozơ : C 5 H 10 O 4 - Bazơ Nitric : Có 4 loại bazơ là: A ; T ; G ; X II) Phương Pháp Giải Bài Tập Về ADN: * Khối lượng của 1 Nu = 300 đvC * Tính Chiều dài của ADN : L = ( N . 3,4 ) : 2. * Tính Tổng Số Nu Của ADN : N = ( L . 2 ) : 3,4. Nu * Tổng số liên kết hidrô : H = 2A + 3G Hay 2T + 3X. * Tổng số liên kết hoá trị của ADN là : ( N - 2 ) liên kết *Tìm số nu từng loại của ADN : Hướng Dẫn : Ta có : A = T = 2A ( hay 2T ) và: G = X = 2G ( hay 2X ) Mà : A + T + G + X = N ( Tổng số Nu ) Suy ra : 2A + 2G = N;  A + G = N : 2 Từ đó lập ra hệ phương trình và giải hệ phương bậc nhất 2 ẩn này . Hệ phương trình gồm : ( ví dụ ) : - Theo nguyên tắc bổ sung ta có : A + G = N : 2 = 1500 ( 1) - Theo bài ra ta có : A - G = 300 ( 2 ) 2A = 1800 --- > A = 900. * Tìm số Nu từng loại mỗi mạch đơn : Là tìm : A 1 ; T 1 ; G 1 ; X 1 = ? A 1 ; T 2 ; G 2 ; X 2 = ? - Áp Dụng : Sau đó lập và giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn. Cơ Chế Tự Nhân Đôi Của ADN *) Cứ : 1 lần nhân đôi sẽ tạo ra : 2 ADN con  2 1 ADN con * ) Vậy : n lần nhân đôi sẽ tạo ra : 2 n ADN con * ) Môi trường nội bào cung cấp sau n nhân đôi là : ( 2 n – 1 ) ADN mới *) Cứ 1 ADN : Có tổng số Nu = N *) Vậy : Tổng Nu qua 1 lần x 2 = ( 2 1 x N ) nu Tổng Nu qua n lần nhân đôi là : 2 n x N ( Nu ) *) Môi trường nội bào cung cấp số Nu mới là : ( 2 n – 1 ) . N ( Nu mới ) . * Môi trường cung cấp số Nu hoàn toàn mới là : ( 2 n - 2 ) . N ( nu ) GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 4 A = T = A 1 + A 2 = T 1 + T 2 = A 1 + T 1 = A 2 + T 2 G = X = G 1 + G 2 = X 1 + X 2 = G 1 + X 1 = G 2 + X 2 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 1) Bài 1 ( trang 64 – SGK 12 ): Dưới đây là 1 trình tự Nu của 1 mạch trong gen : 3 / … TATGGGXATGTAATGGGX … 5 / A) Hãy xác định trình tự các Nu của : - Mạch bổ sung với mạch nói trên . ( Theo nguyên tắc bổ sung : A với T; G với X ) Các em tự chép lại; nhớ đánh số chiều của mạch bổ sung : 5 / … … 3 / ( Chiều ngược lại ) - mARN được phiên mã từ mạch trên : ( Cũng theo nguyên tắc bổ sung nhưng Nu: A với U ; T với A ; G với X và X với G ) Các em chép lại; nhớ đánh số chiều cho mạch mARN : 5 / … … 3 / ( Chiều ngược với mạch gốc ) B) Có bao nhiêu côđon ( bộ ba ) trong mARN ? Hướng dẫn : Vì Gen gốc có 18 Nu ; nên số Nu của mARN = 18 Vậy Số Côđon = 18 : 3 = 6 ( Côđon ) C) Liệt kê các bộ 3 đối mã với các côđon đó : Theo câu A ta có trình tự Nu của mARN là : 5 / … AUA XXX GUA XAU UAX XXG… 3 / Vậy các bộ 3 đối mã của tARN với từng Côđon là: 3 / … UAU GGG XAU GUA AUG GGX … 5 / ( Khi phiên Nu từ mARN sang tARN thì : A với U ; U với A ; G với X và X với G ) 2) Bài 3 ( trang 64 : Một chuỗi Polipeptit là : Arg – Gly – Ser – Phe – Val – Asp – Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau : - G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A - - X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T - Vậy mạch nào là mạch gốc ? Hãy đánh dấu chiều của các mạch. Hướng dẫn : Hãy viết ra các Côđon ( bộ 3 ) theo thứ tự của các Axit amin trên. - Sau đó hãy phiên ra giấy nháp các Nu từng mạch của ADN trên ; Từ Nu này ta nháp thành Nu của mARN rồi đối chiếu với thứ tự bộ 3 ( côđon ) đã có ở trên. Cụ thể : Arg – Gly – Ser – Phe – Val – Asp – Arg Có thứ tự là : AGG - GGU - UXX - UUX - GUX - GAU - XGG mARN là : - X X G A U X G A X G A A G G A A X X X X U - Mạch 1 3 / - G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A – 5 / Mạch 2 5 / - X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T – 3 / mARN là : 3 / - G G X U A G X U G X U U X X U U G G G G A - 5 / Vậy mạch đơn thứ 2 là mạch Gốc; Chiều 5 / phía trước ; chiều 3 / của ADN sẽ ở cuối Bài 2 ( Trang 9 – SBT ): GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 5 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 ARN ( Axit Ribo Nuclêic ) I) Cấu tạo hoá học của ARN : - Đều được cấu tạo từ các đơn phân là các Ribô Nuclêôtit. - Mỗi đơn phân cũng gồm có 3 phần: + H 3 PO 4 + Đường : Ribozơ C 5 H 10 O 5 + Bazơ nitric : có 4 loại bazơ là : A ; U ; G ;X . - Mỗi ARN chỉ có 1 mạch đơn trên đó đều có các : A ; U ; G ; X. - Liên kết giữa các Nu này trong mạch bằng liên kết cộng hoá trị II) Chiều dài của ARN : Chiều dài ( L ) và số Nu của ARN = Chiều dài và số Nu trên mạch đơn của ADN + Chiều dài L = ( N . 3,4 ) : 2 + Tổng số Nu của ARN N = L : 3,4 • ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của 1 mạch đơn 3 ’  5 ’ của gen ( ADN ) ( Mạch đơn có chiều 3 ’  5 ’ ). • Cụ thể : Mạch gốc của ( ADN ) --------> Mạch mARN A gen --------> U m T A m X G m G X m * ) Lưu ý : A của ADN liên kết với U của ARN *) Các công thức tính của ARN : - % A gen = T gen = ( Am + Um ) : 2 - % G gen = X gen = ( Gm + Xm ) : 2  Am + Um + Gm + Xm = N ( của ARN ) = N/2 ( Của ADN ). III) CHỨC NĂNG CÁC LOẠI ARN : ( 3 LOẠI ) + mARN : Được tạo ra từ 1 mạch khuôn ( 3 ’ --- > 5 ’ ) của ADN gốc. mARN trực tiếp truyền đạt thông tin di truyền ( bằng các mã bộ ba ) qui định cấu trúc Prôtêin cần tổng hợp. + tARN : Vận chuyển và lắp ráp chính xác các a xit amin tương ứng vào chuỗi pôlipeptit để tổng hợp prôtêin. ( rARN có các bộ 3 đối mã với bộ 3 của mARN ) + rARN : thành phần cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin. * Tổng hợp ARN : - Diễn ra trong nhân TB, vào kì trung gian, khi NST đang tháo xoắn cực đại. - Enzim : ARN- Polimêraza đã làm cho các liên kết H trên 1 đoạn của ADN bị cắt đứt, sau đó lắp ráp các Ribônuclêôtit tự do vào với Nu của mạch gốc, theo nguyên tắc bổ sung : A - U ; G – X. - Kết quả : tạo ra 1 mạch đơn ARN có chiều 5 ’ --- > 3 ’ . ( Một số loài Vi rut, vật chất di truyền không phải là ADN mà lại là ARN ) GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 6 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 BIẾN DỊ ( 2 dạng chính ) DI TRUYỀN ĐƯỢC ( 2 dạng ) KHÔNG DI TRUYỀN Là : thường biến Đột biến gen Đột biến Nhiếm sắc thể - Biến đổi trong cấu * Đột biến cấu trúc của NST : gồm các dạng : trúc của Gen liên quan + Mất đoạn NST. đến 1 hoặc 1 số cặp Nu. + Thêm đoạn NST. - Gồm các dạng : + Lặp đoạn NST. + Mất 1 cặp Nu. + Đảo đoạn NST + Thêm 1 cặp Nu + Thay thế 1 cặp Nu. * Đột biến số lượng NST : gồm : + Thể lệch bội : ( thêm hay mất 1 hay 1 số cặp NST so với bộ 2n ) Gồm : - Thể không nhiễm : 2n – 2 ( giảm đi 2 NST ) - Thể một : 2n - 1 ( giảm 1 cái NST ) - Thể một kép : 2n – 1 – 1 ( trong 2 bộ NST, mỗi bộ giảm 1 ) - Thể ba : 2n + 1 ( Tăng lên 1 NST ) - Thể bốn : 2n + 2 ( tăng thêm 2 NST ) - Thể bốn kép : 2n + 2 + 2 ( tăng 4 NST ) + Thể đa bội : Bộ NST tăng theo bội số của bộ đơn bội của loài. ( ở thực vật ) Gồm : 3n ; 5n ; 7n … là đa bội lẻ 4n ; 6n ; 8n … đa bội chẵn 1) Đột biến gen là gì ? Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên ADN liên quan đến 1 cặp Nu ( gọi là đột biến điểm ) , hoặc 1 số cặp Nuclêôtit. 2) Đột biến gen gồm những dạng nào ? Đều có cụm từ: Nuclêôtit - Có 3 dạng chính : Thay ; Thêm ; Mất một cặp Nucleôtit. * Thay thế 1 cặp Nu này bằng cặp Nu khác thì chỉ làm thay đổi 1 Axit amin, còn trình tự các A. a khác không bị thay đổi. Vì vậy : ĐB thay thế 1 cặp Nu thường gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn đột biến khác. * Thêm hoặc mất 1 cặp Nu : - Khi mất đi hoặc thêm lên 1 cặp Nu trong gen bình thường thì sẽ làm cho các bộ 3 từ đó trở đi sẽ sai khác ban đầu; dẫn đến làm thay đổi các axit amin trong Prôtêin , dẫn đến thay đổi chức năng của Prôtêin ( tính trạng ). - Vậy 2 dạng đột biến này gây hậu quả nghiêm trọng hơn. ( Tuy nhiên cũng tuỳ vào vị trí của cặp Nu đột biến: Nếu đột biến xảy ra ở đầu của Gen thì sẽ có nhiều bộ 3 phía sau đó thay đổi , nên hậu quả cũng sẽ lớn hơn. Còn Đột biến Thêm hay mất Nu ở càng cuối của gen thì càng gây ít hậu quả hơn ). ( Đột biến gen sẽ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trong tế bào, nên cũng làm Protêin thay đổi, dẫn đến các tính trạng cũ cũng thay đổi . Vì vậy ĐB gen đa số là có hại ). GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 7 Đột biến Biến dị tổ hợp Là sự tổ hợp lại các cặp gen đã tạo ra nhiều kiểu gen và kiểu hình khác P. - Là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen. - Do ảnh hưởng của điều kiện sống của môi trường đến SV Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN : ( Lưu ý : Do thay thế 1 cặp Nu nên tổng số Nu của Gen vẫn không đổi == > chiều dài của gen vẫn bằng nhau Nếu : tổng số Nu của gen Đột biến có thể nhiều hơn gen bình thường, thì cặp A-T bị thay thế = cặp G-X. Nếu :Tổng số Nu của gen đột biến ít hơn gen bình thường, thì cặp G-X của gen B.thường bị thay = cặp A-T) +Nếu: Chiều dài của gen đột biến ngắn hơn gen bình thường: == > Mất cặp Nu. +Nếu: Chiều dài của gen đột biến dài hơn gen bình thường : == > Thêm cặp Nu. +Nếu: Chiều dài của gen đột biến bằng gen bình thường :== > Thay thế cặp Nu. +Nếu : Gen đột biến ít hơn gen bình thường 1 liên kết hiđro, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau == > Tổng số Nu của 2 gen vẫn bình thường không thay đổi ; Vậy : Có 1 cặp Nu: G-X bị thay thế bởi cặp A-T. + Nếu: Gen đột biến có nhiều hơn gen bình thường 1 liên kết hiđro, nhưng chiều dài của 2 gen vẫn bằng nhau.Vậy: Đã có 1 cặp Nu: A-T bị thay thế bằng cặp G-X. 11) NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐỘT BIẾN GEN : - Do tác động lý,hóa hay sinh học,của môi trường( tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, virut) hoặc do rối loạn sinh lý, sinh hoá trong tế bào nên làm cho sự bắt cặp không đúng trong khi nhân đôi của ADN . 12) HẬU QUẢ CỦA ĐỘT BIẾN GEN : Đ.Biến gen làm thay đổi Nu trong gen, dẫn đến thay đổi trình tự các Nu trong mARN == > Thay đổi trình tự các Axit amin của Prôtêin, làm cho tính trạng thay đổi. * Đa số đột biến gen là có hại. * Tuy nhiên, có những đột biến gen không gây hại cho cơ thể; thậm chí 1 số lại có lợi vì tạo ra tính trạng mới. 13) THỂ ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ: Là những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra ở kiểu hình. Nghĩa là: Cơ thể nào đó có gen đột biến nhưng chưa hoặc không biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài thì không phải là thể đột biến , mà chỉ gọi là bị đột biến. 14) BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN : Bài 1 : Phân tử hemoglobin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi polipeptit α và 2 chuỗi polipeptit β . Gen quy định tổng hợp chuỗi α ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết . Gen đột biến gây bệnh thiếu máu ( do hồng cầu hình lưỡi liềm ) hơn gen bình thường một liên kết hidro nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau . a - Đột biến liên quan đến mấy cặp Nu ? Thuộc dạng đột biến gen nào ? b - Số Nu mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu ? c - Tính số lượng các axit amin của chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến . Bài 2 :) Một đoạn mARN có trình tự các Nu như sau : 5 ’ … XAU AAG AAU XUU GX … 3 ’ A) Viết trình tự các Nu của ADN đã tạo ra đoạn mARN này . ( ADN thì chiều 3 ’ --- > 5 ’ ) B) Viết 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên. C) Cho rằng có đột biến thay thế Nu xảy ra trong ADN làm cho Nu thứ 3 là U của mARN được thay thế bằng G, như sau : 5 ’ … XAG * AAGAAUXUUGX … 3 ’ - Hãy viết trình tự các Axit amin của chuỗi Polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên. D) Nếu bổ sung thêm 1 Nu xảy ra trong ADN làm cho G được thêm vào giữa Nu thứ 3 và thứ 4 của mARN cụ thể : 5 ’ … XAUG * AAGAAUXUUGX … 3 ’ Hãy viết trình tự các a.a được tổng hợp từ gen bị đột biến trên . ( Bài 5 – SGK – trang 65 ) GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 8 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ. 1) Định nghĩa : Là những biến đổi xày ra trong cấu trúc của NST, làm hỏng hoặc thay đổi gen -- > mất cân bằng gen. 2) Các dạng đột biến cấu trúc NST ( 4 dạng ) : Mất - Lặp - Đảo - Chuyển 1 đoạn NST. A - Mất đoạn NST : Là bị đứt ra và mất đi 1 đoạn nào đó của NST == > Giảm số lượng gen , nên làm mất cân bằng về gen. * Hậu quả : Thường gây chết đối với thể đột biến ( Đây là Đ.Biến NST gây hại nhất so với 3 dạng kia ). Ví dụ : mất 1 đoạn nhỏ ở NST số 21 : gây ung thư máu ở người ; B - Lặp đoạn NST : Là : 1 hay 2 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần , nên làm tăng số lượng GEN trên NST. * Hậu quả : Có thể gây hại với thể ĐB ( vì làm mất cân bằng gen ) Một số lại có lợi vì làm tăng lượng sản phẩm ( tăng hoạt tính enzim ; tăng trao đổi chất … ) Lặp đoạn có thể tạo nên gen mới trong quá trình tiến hoá. C- Đảo đoạn : Là 1 đoạn NST đứt ra rồi quay 180 o sau đó gắn lại với nhau. Đảo đoạn có thể có chứa tâm động hoặc không chứa tâm động . * Hậu quả : Có thể gây hại : giảm khả năng sinh sản … Đồng thời là nguyên liệu cho tiến hoá hình thành loài mới. D- Chuyển đoạn : Là đoạn NST tách ra ở cả 2 NST không tương đồng rồi trao đổi với nhau. Có 2 kiểu chuyển đoạn : + Chuyển đoạn tương hỗ : là 1 đoạn ở NST này chuyển sang NST kia, đồng thời 1 đoạn khác ở NST kia lại được chuyển trả sang NST này. ( đổi chỗ tương ứng cho nhau giữa 2 NST không cùng loại ) Nếu chuyển đoạn tương hỗ xảy ra khi tế bào sinh dục GIẢM PHÂN thì cho giao tử khác thường. + Chuyển đoạn không tương hỗ : Là đoạn của NST này sát nhập với NST khác ( không có sự chuyển trả lại ) * Hậu quả : Thường gây hại như giảm khả năng sinh sản 3 ) Nguyên nhân gây ra đột biến NST : - Do các tác nhân ngoại cảnh : tác nhân vật lí , hoá học hoặc biến đổi sinh lí trong cơ thể. ( Tia X . tia phóng xạ , tử ngoại, hoá chất , vi rút … ) Câu hỏi về đột biến cấu trúc NST Tại sao phần lớn ĐB cấu trúc NST lại có hại cho con người và sinh vật ? Trả lời : - Trong quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Khi cấu trúc NST biến đổi làm cho số lượng và cách sắp xếp thay đổi == > làm mất cân bằng gen . Nên thường gây hại. - Trong 4 dạng ĐB cấu trúc NST thì dạng Mất 1 đoạn là nghiêm trọng nhất vì gây chết hoặc giảm sức sống. GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 9 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I ) Định nghĩa : Là những biến đổi về số lượng, xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc tất cả bộ NST. II ) Các dạng đột biến số lượng NST : ( 2 dạng chính : Thể lệch bội và thể đa bội ) A - LỆCH BỘI : là ĐB làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng. Lệch bội có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính. Thường gặp ở thực vật ( ĐV : bị chết ) I) Các dạng đột biến lệch bội : 6 dạng : tuỳ theo số NST tăng hay giảm: 1) Thể không : ( 2n – 2 ) : Bộ NST giảm đi 2 cái NST trong bộ NST 2) Thể một : ( 2n – 1 ) Bộ NST giảm 1 cái NST 3) Thể 1 kép : ( 2n - 1 – 1 ) Trong 2 bộ NST, mỗi bộ giảm 1 4) Thể ba : ( 2n + 1 ) Bộ NST tăng lên 1 NST 5) Thể bốn : ( 2n + 2 ) Bộ NST tăng thêm 2 NST 6) Thể 4 kép : ( 2n + 2 + 2 ) Bộ NST Tăng 4 NST II) Nguyên nhân gây ra lệch bội : - Do tác nhân vật lí, hoá học hoặc rối loạn nội bào, làm cản trở sự phân li ở 1 hay 1 số cặp NST trong nguyên phân hoặc trong giảm phân. III) Cơ chế lệch bội : ( Phải hiểu như sau : Trong TB sinh dưỡng của các loài thì bộ NST luôn là lưỡng bội ( 2n ); Nếu TB giảm phân bình thường thì sẽ tạo ra giao tử là đơn bội ( n ). Nếu TB giảm phân không bình thường sẽ tạo ra các giao tử khác nhau về số lượng NST như: Giao tử thiếu đi 2 NST ( n – 2 ) ; Thiếu 1 ( n – 1 ); Thừa 1 ( n + 1 ); Thừa 2 ( n + 2 ) … Vậy cơ chế tạo ra : + Thể không : ( 2n – 2 ) do : giao tử bình thường ( n ) kết hợp với giao tử ( n – 2 ) == > 2n - 2 + Thể một ( 2n – 1 ) : Giao tử bình thường ( n ) + giao tử ( n – 1 ) == > 2n – 1 + Thể ba ( 2n + 1 ) : Giao tử n + giao tử ( n + 1 ) == > 2n + 1 + Thể bốn ( 2n + 2 ) : G. tử n + G. tử : n + 2 == > 2n + 2 GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 10 [...]... trạng : Aabb x aaBb - Nếu tỉ lệ kiểu hình : 9 : 3 : 3 : 1 == > là của lai 2 cặp tính trạng - Nếu tỉ lệ kiểu hình : 9 : 6 : 1 hay 9 : 7 là tương tác bổ trợ ( Vì tỉ lệ này là biến dạng của 9: 3:3:1) GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 15 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I) PHIÊN MÃ: 1- Phiên mã là gì : Là sự truyền thông tin từ ADN sang ARN Quá trình phiên mã... định luật: Hacđi – Vanbec thì thành phần kiểu gen của quần thể luôn thỏa mãn công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 Trong đó : p + q = 1 P = tần số alen A Q= alen a * Nếu quần thể không cân bằng di truyền khi : ( p2 AA + 2pq Aa + q2 aa ) ≠ 1 CÂU HỎI ÔN TẬP GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 23 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - CÂU 1: năm 2008 Hãy nêu phương pháp để có thể xác định 1 gen... thể hoặc lạp thể được di Di truyền truyền theo dòng mẹ ( con luôn có kiểu tế bào chất hình giống mẹ ) Do giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TB chất cho trứng Kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ BẢN ĐỒ GEN GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 19 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 ( Khoảng cách tương đối giữa các gen ) 1) Bản đồ gen.. .Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 B - ĐA BỘI : Là : ĐB tăng số nguyên lần bộ NST đơn bội ( n ) của loài và lớn hơn 2n ( VD: 3n; 4n; 5n; 6n; …) Trong TB sinh dưỡng của các loài thì bộ NST luôn là lưỡng bội (2n ); còn trong giao tử là đơn bội n Nếu đột biến đa bội thì bộ NST trong TB sinh dưỡng sẽ tăng lên theo bội số của ( n ) và lớn hơn... = 19 % Vậy: thứ tự sắp xếp của các gen sẽ như thế nào : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 20 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 1) NST giới tính: - Trong TB sinh dưỡng của mọi loài SV ngoài các cặp NST tương đồng là cặp NST thường (qui định tính trạng thường của cơ thể ), thì còn có 1 cặp NST giới tính; cặp này có thể tương đồng (XX) hoặc không... theo dòng mẹ ( con luôn có kiểu hình giống mẹ ) Nhận biết: Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà cho đời con lai luôn có kiểu hình giống mẹ, thì gen qui định tính trạng nằm ở ngoài nhân ( ti thể hoặc lạp thể ) CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 21 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 1) Quần thể là gì ? Có 4 ý trả lời: - Tập hợp các cá thể... giữa 2 gen trội không alen hoặc 2 gen lặn không alen Sự tương tác gen bổ trợ có thể tạo ra 2 kiểu hình đến 4 kiểu hình, có thể làm xuất hiện kiểu hình mới, thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình theo Menđen, từ tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 biến đổi thành 9 : 6 : 1 ; 9 : 7 ; 9 : 3 : 4 - Tương tác át chế bao gồm át chế do gen trội hoặc gen lặn này lấn át biểu hiện kiểu hình của gen trội và gen lặn không alen khác - Sự... a.(a.o) a.o = = =a Aa ; Aa ; A aa ; a 2/6 Aa : 2/6 a : 1/6 A : 1/6 aa GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 12 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 PHƯƠNG PHÁP LÀM GIAO TỬ THỂ TỨ BỘI VÀ TAM BỘI ( PHƯƠNG PHÁP HÌNH VUÔNG ) * Hướng dẫn : Đặt các gen ở 4 đỉnh hình vuông, kẻ các đường chéo rồi tôe hợp các cạnh , các đường chéo ta sẽ có các giao tử ( Nếu thể tam bội thì : 1 đỉnh là : 0 ) A)... - Sự không phân li NST trong giảm phân tạo ra giao tử 2n (không giảm nhiễm) Sự thụ tinh giữa giao tử 2n và giao tử n tạo ra hợp tử 3n, hình thành thể tam bội - Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ Vì vậy cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt - Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao... giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ - Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật Ở động vật, nhất là các động vật giao phối, thường ít gặp thể đa bội vì trong trường hợp này cơ chế xác định xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản PHƯƠNG PHÁP LÀM GIAO TỬ THỂ TỨ BỘI VÀ TAM BỘI GV : Trần Minh Quýnh - THCS Trần Hưng Đạo Trang : 11 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 ( PHƯƠNG . hình, không liên quan đến kiểu gen. - Do ảnh hưởng của điều kiện sống của môi trường đến SV Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐỘT. + G 2 = X 1 + X 2 = G 1 + X 1 = G 2 + X 2 Tài liệu hướng dẫn sinh học 9 - năm 2008 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 1) Bài

Ngày đăng: 18/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan