1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo trình bệnh chuyên khoa

185 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

- Đa số người bệnh thần kinh không có các ý nghĩ, cảm xúc, tác phong, hành vi kỳ dị, khó hiểu nhưng lại có các triệu chứng khu trú như liệt nửa người, teo cơ, đi đứng khó khăn, rối loạn

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾÁ TÂY NINH

GIÁO TRÌNH

CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP

Trang 2

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾÁ TÂY NINH

BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ

TRÌNH BÀY

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

2 Chương trình bệnh chuyên khoa 2

3 Đại cương về bệnh tâm thần 3

5 Bệnh động kinh, tâm thần phân liệt 33

6 Giải phẫu sinh lý và cách khám tai mũi họng 49

7 Một số bệnh lý viêm nhiễm vùng hầu họng 57

8 Viêm tai giữa, viêm xương chũm 63

10 Dị vật vùng hầu họng

11 Giải phẫu sinh lý và cách khám răng hàm mặt

12 Sâu răng

13 Bệnh viêm nha chu

14 Dị tật bẩm sinh và chấn thương vùng hàm-mặt

17 Các tổn thương cơ bản – cách khám người bệnh da liễu 63

18 Bệnh phong và chương trình phòng chống phong 67

19 Bệnh lậu

20 Bệnh chàm, vẩy nến

21 Bệnh ghẻ, hắc lào

22 Giải phẫu sinh lý và cách khám chức năng thị lực

23 Viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, mắt hột

24 Bệnh đục thuỷ tinh thể

25 Bệnh tăng nhãn áp

26 Sang chấn, bỏng mắt

27 Tài liệu tham khảo

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Từ năm 2008, được sự chấp thuận của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-Đào tạo, Trường trung cấp y tế Tây Ninh tiến hành đào tạo loại hình Y sỹ định hướng chuyên khoa

Với mục tiêu hoàn thiện nội dung đào tạo theo mục tiêu chương trình khung và hoàn chỉnh bộ công cụ lượng giá, đảm bảo học sinh có nguồn tài liệu thống nhất và sát hợp với thực tế tại Tây Ninh Phòng đào tạo đã tiến hành công tác biên soạn giáo trình bệnh chuyên khoa

Sau hai năm tổ chức biên soạn từng phần, năm học 2010 – 2011 chúng tôi tổng hợp các tài liệu phát tay để hoàn chỉnh bộ giáo trình Bệnh chuyên khoa dành cho đối tượng Y sỹ định hướng chuyên khoa

Trong bộ giáo trình này, chúng tôi cố gắng cô đọng nội dung tương thích với thời lượng phân bố của chương trình, đảm bảo bám sát mục tiêu, yêu cầu và trình độ của đối tượng y sỹ, chú trọng mô tả kỹ những đặc điểm lâm sàng, đảm bảo học sinh có khả năng nhận định và chẩn đoán được một số bệnh lý chuyên khoa thường gặp

Do được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi những thiếu sót, mong quý đồng nghiệp và các bạn học sinh góp ý để bộ giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn

Nhóm giáo viên biên soạn

Trang 5

BỆNH CHUYÊN KHOA

- Mã số môn học: C.01.06

- Số học phần: 01

- Số đơn vị học trình: 04 (4/0)

- Số tiết: 60 tiết (60/0)

- Thời điểm thực hiện: Học kỳ 3

- Phân bố thời gian: 08 tiết/tuần, tổng số: 08 tuần

ĐIỀU KIỆN:

- Học sinh đã học xong môn bệnh học Nội, Ngoại

MỤC TIÊU MÔN HỌC:

1 Mô tả triệu chứng, tiến triển, biến chứng một số bệnh thường gặp thuộc chuyên khoa Mắt, RHM, Tai-Mũi-Họng, Da liễu, Lao và Tâm - Thần kinh

2 Khám và điều trị các một số bệnh chuyên khoa thông thường

3 Tuyên truyền GDSK về phòng, chữa các bệnh chuyên khoa thường gặp

NỘI DUNG MÔN HỌC:

Tt Nội dung bài học Số tiết

Tổng LT TH

4 Giải phẫu sinh lý và cách khám tai mũi họng 4 4 0

5 Viêm mũi, viêm xoang, viêm VA, viêm họng, viêm Amidan 4 4 0

9 Giải phẫu sinh lý và cách khám răng hàm mặt 4 4 0

12 Dị tật bẩm sinh và chấn thương vùng hàm-mặt 2 2 0

Trang 6

Tt Nội dung bài học Số tiết

Tổng LT TH

15 Các tổn thương cơ bản – cách khám người bệnh da liễu 3 3 0

16 Bệnh phong và chương trình phòng chống phong 2 2 0

20 Giải phẫu sinh lý và cách khám chức năng thị lực 4 4 0

21 Viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, mắt hột 3 3 0

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

Yêu cầu giáo viên:

- Giáo viên có chuyên môn là Bác sỹ hoặc Cử nhân Điều dưỡng

Phương pháp giảng dạy:

- Thuyết trình, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực

Trang thiết bị dạy học:

- Có thể sử dụng máy Overhead, Projector

Đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 02 cột điểm bài viết dạng câu hỏi nhỏ

- Kiểm tra định kỳ: 02 cột điểm bài viết dạng xử lý tình huống

- Thi kết thúc môn học: bài thi 90 câu trắc nghiệm trong thời gian 60 phút

Trang 7

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TÂM THẦN

BS Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Nêu khái niệm và nội dung của tâm thần học

2 Mô tả phân loại và nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần

3 Trình bày một số nguy cơ về sức khỏe tâm thần hiện nay

ĐẠI CƯƠNG TÂM THẦN HỌC

Tâm thần học dịch từ tiếng hy lạp Psychiatria: Psyche là tâm thần, iatria là chữa bệnh Tâm thần học là môn học nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh các bệnh tâm thần và các biện pháp điều trị và dự phòng các bệnh này

Do kiến thức về tâm thần học chưa phổ biến rộng rãi nên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh tâm thần và bệnh thần kinh

- Đa số người bệnh thần kinh không có các ý nghĩ, cảm xúc, tác phong, hành

vi kỳ dị, khó hiểu nhưng lại có các triệu chứng khu trú như liệt nửa người, teo

cơ, đi đứng khó khăn, rối loạn giác quan

- Đa số người bệnh tâm thần có thể đi lại bình thường nhưng lại có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi kỳ dị

Bệnh thần kinh thường có thương tổn về mặt hình thái ở hệ thần kinh, trong khi bệnh tâm thần thường không tìm được thương tổn rõ rệt

Sức khoẻ cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức

y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta; và cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản Không thể chia cắt sức khoẻ thể chất với sức khoẻ tâm thần xã hội và ngày càng phải khẳng định vai trò quan trọng của sức khoẻ tâm thần trong một nỗ lực chung để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội phát triển

Chính vì vậy, đối tượng của tâm thần học ngày nay không chỉ đóng khung trong khuôn khổ bốn bức tường của bệnh viện - chỉ tập trung vào những người bệnh tâm thần nặng như người bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, sa sút trí tuệ,… thuộc phạm vi tâm thần học truyền thống Mà tâm thần học hiện đại đang phấn đấu vì sức khoẻ toàn diện cả thể chất và tâm thần - vì sự thoải mái cho tất cả mọi người sống trong cộng đồng

Trang 8

KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN

Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần từng bước xã hội đặt đúng vào vị trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc cảm

Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái

Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và môi trường xã hội

Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần cộng đồng là:

- Một cuộc sống thật sự thoải mái

- Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác

- Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống

- Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ

- Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng (stress)

Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người là một mục tiêu rất cụ thể, mang tính xã hội, nhưng cũng rất cao, rất lý tưởng và phải phấn đấu liên tục để tiến dần từng bước, cuối cùng đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống” của con người Việt Nam

NỘI DUNG CỦA TÂM THẦN HỌC

1 Tâm thần học truyền thống:

1.1 Tâm thần học đại cương:

- Lịch sử phát triển tâm thần học

- Triệu chứng học, hội chứng học

- Mối liên quan giữa tâm thần học và các môn khoa học khác

- Phân loại các bệnh, các rối loạn tâm thần

- Bệnh nguyên, bệnh sinh của một số bệnh và các rối loạn tâm thần

- Tâm thần học xuyên văn hoá

Trang 9

1.2 Bệnh học tâm thần:

- Loạn thần thực tổn (rối loạn tâm thần liên quan các bệnh nội tiết, chấn thương, thoái triển não: Alzheimer, Pick …)

- Loạn thần nội sinh (tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn cảm xúc …)

- Các rối loạn tâm thần liên quan đến stress (tâm căn, rối loạn cơ thể tâm sinh, trạng thái phản ứng)

- Các rối loạn tâm thần do cấu tạo thể chất bất thường và sự phát triển tâm thần bệnh lý (nhân cách bệnh, chậm phát triển tâm thần …)

- Các rối loạn tập tính hành vi ở thanh thiếu niên (hành vi bạo lực, xâm phạm, rối loạn sự học tập )

- Rối loạn ăn uống

- Loạn chức năng tình dục không thực tổn

- Các rối loạn lo âu, ám ảnh sợ

- Các rối loạn phân định giới tính

- Lạm dụng và nghiện chất (Lạm dụng rượu, nghiện rượu, loạn thần do rượu, lạm dụng ma tuý, nghiện ma tuý, thuốc lá .)

1.3 Các phương pháp điều trị và phục hồi chức năng tâm lý xã hội:

- Liệu pháp sinh học (Dược lí tâm thần, liệu pháp sốc điện )

- Liệu pháp tâm lý (Liệu pháp tâm lý trực tiếp, gián tiếp, liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi )

- Liệu pháp lao động, phục hồi chức năng tâm lý xã hội

- Âm nhạc liệu pháp

1.4 Quản lý bệnh tâm thần:

- Hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần

- Tư vấn sức khoẻ tâm thần cộng đồng

1.5 Giám định y pháp tâm thần

2 Tâm thần học hiện đại:

2.1 Tâm thần học truyền thống

2.2 Tâm thần học cộng đồng

Vệ sinh phòng bệnh và các rối loạn tâm thần

Trang 10

- Tâm thần học xã hội (nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, đặc biệt môi trường tâm lý xã hội và sức khoẻ tâm thần)

- Giáo dục sức khoẻ tâm thần cho gia đình, nhà trường và cộng đồng

- Phục hồi chức năng tâm lý xã hội

- Các hình thái hoạt động rèn luyện thể chất, thẩm mỹ

- Các kỹ năng ứng xử, giao tiếp

PHÂN LOẠI CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN

Dựa theo bảng phân loại bệnh quốc tế 10 (ICD-10) Cụm từ đầy đủ của ICD là International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems Đây là bảng phân loại bệnh quốc tế, phiên bản 10 Phân loại đầy đủ tất cả các bệnh, trong đó có bệnh tâm thần

Trước đây khi chưa có phân loại quốc tế về các bệnh và các rối loạn liên quan đến sức khoẻ tâm thần, các trường phái tâm thần học khác nhau đều có những bảng phân loại riêng không giống nhau, đã gây khó khăn cho sự thống nhất mang tính chất quốc gia và quốc tế trong phạm vi nhận thức và thực hành chẩn đoán tâm thần học

Có thể tóm tắt một số điểm chính trong bảng phân loại ICD.10 đối với các bệnh tâm thần như sau:

- Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng (F00-F09)

- Rối loạn tâm thần và hành vi do dùng các chất tác động tâm thần (F10-19)

- Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng (F20-29)

- Rối loạn khí sắc (cảm xúc) (F30-F39)

- Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể F48)

(F40 Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất (F50-F59)

- Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành (F60-F69)

- Chậm phát triển tâm thần (F70-F79)

- Rối loạn phát triển tâm lý (F80-F89)

- Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ

em và thiếu niên (F90-F98)

Rối loạn tâm thần không xác định (F99)

Trang 11

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN TÂM THẦN

Các nguyên nhân chủ yếu thường được nêu ra bao gồm:

1 Các nguyên nhân thực tổn:

- Chấn thương sọ não

- Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, giang mai thần kinh

- Nhiễm độc thần kinh: nghiện các chất, nhiễm độc nghề nghiệp

- Các bệnh mạch máu não

- Các tổn thương não khác: u não, teo não, xơ rải rác

- Các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của não: bệnh nội khoa, nội tiết, các bệnh chuyển hóa

2 Các nguyên nhân tâm lý:

Chủ yếu các stress tâm lý - xã hội tác động vào các nhân cách có đặc điểm riêng, gây ra:

- Các rối loạn tâm căn

- Các rối loạn liên quan đến stress

- Các rối loạn dạng cơ thể

3 Các nguyên nhân cấu tạo thể chất:

- Chậm phát triển tâm thần

- Nhân cách bệnh

4 Các nguyên nhân chưa rõ ràng (hay các nguyên nhân nội sinh):

Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hoá, miễn dịch, cấu tạo thể chất, ) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu Các rối loạn tâm thần thường gọi là nội sinh như:

- Bệnh tâm thần phân liệt

- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

- Động kinh nguyên phát

Các rối loạn tâm thần nội sinh nói trên không may lại là những rối loạn tâm thần nặng và thường gặp Do nguyên nhân chưa xác định rõ ràng nên công tác dự phòng và điều trị gặp nhiều khó khăn, rối loạn tâm thần thường kéo dài và tái phát

Trang 12

Chương trình phòng chống các rối loạn tâm thần nội sinh phải lâu dài, cần phân biệt các giai đoạn khác nhau của rối loạn, mỗi giai đoạn cần kết hợp nhiều biện pháp thích hợp

Các nguyên nhân tâm lý xã hội (Stress) cụ thể hơn, dễ thấy hơn Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh của các stress tâm lý không giản đơn như các stress vật lý trên cơ thể Vì stress tâm lý đập vào một nhân cách và phương thức phản ứng của nhân cách đối với stress rất đa dạng và phức tạp Chính vì thế ICD-10 không gọi là rối loạn do stress mà dè dặt gọi là rối loạn liên quan đến stress

Như vậy trong lâm sàng, xác định nguyên nhân của một rối loạn tâm thần phải hết sức thận trọng vì có xác định đúng nguyên nhân thì mới hy vọng điều trị có kết quả

CÁC NGUY CƠ VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN HIỆN NAY

1 Rối loạn hành vi hanh thiếu niên (Conductive Disorders of Aldolescence):

Rối loạn hành vi được xếp ở mục F.91 bảng phân loại quốc tế 10 10) đó là những hành vi xâm phạm, bạo lực, gây thương tích, đâm chém, càn quấy, do những nguyên cớ không tương xứng

(ICD-Khi phân tích nguồn gốc rối loạn hành vi thanh thiếu niên ngoài vai trò sinh học, nhiều nhà tâm thần, tâm lý và giáo dục học rất chú ý đến rối loạn hành vi do tập nhiễm chịu ảnh hưởng môi trường sinh trưởng của trẻ em (Gia đình, trường học và xã hội), theo cơ chế:

- Bắt chước hành vi xâm phạm và ngược đãi của người lớn (Cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo, ) đánh đập lẫn nhau, ngược đãi trẻ em

- Ảnh hưởng phim ảnh bạo lực và sách báo bạo dâm

- Do ảnh hưởng của nhóm trẻ em xấu

- Do phản ứng bất toại với những bậc cha mẹ, trước căng thẳng trong cơ chế cạnh tranh nhiều rủ ro của cơ chế thị trường

2 Tự sát (suicide):

Là một cấp cứu trong Y học và cũng là một cấp cứu rất đặc thù trong tâm thần học Tìm hiểu nguyên nhân tự sát, nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nhận thấy như sau:

- Sự gia tăng tiềm ẩn các rối loạn tâm thần chưa phát hiện được sớm, kịp thời như trầm cảm (depression), lo âu (anxiety), hoảng loạn (panic disorder), nghiện ma tuý, rối loạn hành vi

Trang 13

- Nhân tố tâm lý xã hội không thuận lợi (stress):

 Thất bại, đổ bể trong làm ăn, cạnh tranh thua lỗ

 Mâu thuẫn kéo dài trong gia đình không giải quyết được

 Cấu trúc gia đình bị đảo lộn: ly thân, ly hôn, các thành viên trong gia đình thiếu gắn bó, không có điểm tựa, người thân cha hoặc mẹ nghiện rượu

 Cô đơn ở những người cao tuổi

 Do không được quản lý tốt các phương tiện dễ dàng gây tự sát như hoá chất trừ sâu diệt cỏ, hung khí

3 Lạm dụng chất (Substance abuse):

Lạm dụng chất trong đó có lạm dụng rượu và đặc biệt nghiện ma tuý đã trở thành hiểm hoạ của nhân loại và cũng là nguồn gốc chính của các cuộc bạo lực cục bộ và quốc tế đang có xu hướng gia tăng ở cả các nước đang phát triển và cả các nước phát triển, trong đó có nước ta

4 Trầm cảm (Depression):

Trầm cảm có mối liên quan rất phức tạp với các yếu tố sinh học và còn chịu tác động rất mạnh và trực tiếp của điều kiện kinh tế-xã hội, tâm lý không thuận lợi

Trang 14

TỰ LƯỢNG GIÁ

Chọn trả lời hợp lý nhất:

1 Điểm khác biệt lớn nhất giữa bệnh thần kinh và bệnh tâm thần là:

A Có tổn thương ở hệ thần kinh

B Có rối loạn hành vi

C Có rối loạn cảm xúc

D Có rối loạn nhân cách

2 Theo ICD.10, nội dung của F70-F79 là:

A Rối loạn liên quan đến stress

B Rối loạn nhân cách và hành vi

C Chậm phát triển tâm thần

D Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất

3 Nguyên nhân thực thể của rối loạn tâm thần:

A Rối loạn tâm căn

B Chậm phát triển tâm thần

C Chấn thương sọ não

D Nhân cách bệnh

4 Nguyên nhân chưa rõ ràng của bệnh tâm thần:

A Chậm phát triển tâm thần

B Động kinh nguyên phát

C Nhân cách bệnh

D Rối loạn tâm căn

5 Nội dung nào thuộc tâm thần bệnh học:

A Rối loạn ăn uống

B Tâm thần học xuyên văn hóa

C Bệnh sinh tâm thần

D Tư vấn sức khỏe tâm thần

6 Liệu pháp sốc điện là phương pháp điều trị và PHCN thuộc nhóm liệu pháp:

Trang 15

CÁC TRIỆU CHỨNG – HỘI CHỨNG TÂM THẦN

BS Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Trình bày cách phân loại một số rối loạn tâm thần thường gặp

2 Nhận định một số triệu chứng rối loạn tâm thần thường gặp

3 Mô tả một số hội chứng rối loạn tâm thần thường gặp

ĐẠI CƯƠNG

Các triệu chứng và hội chứng tâm thần rất phong phú và đa dạng Nhiều triệu chứng riêng biệt kết hợp với nhau thành hội chứng Sự phân chia các rối loạn tâm thần thành triệu chứng và hội chứng chỉ là một quy ước vì chúng luôn biến đổi và tùy thuộc vào giai đoạn bệnh

Việc phát hiện và đánh giá triệu chứng, hội chứng tâm thần gặp nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào kinh nghiệm của thầy thuốc, vào nghệ thuật tiếp xúc người bệnh và hoàn cảnh, trạng thái người bệnh khi tiếp xúc Mức độ phát hiện phụ thuộc vào cách hỏi bệnh và sự tin cậy của gia đình người bệnh vào thầy thuốc Vì vậy, việc khai thác triệu chứng phải làm nhiều lần và phải có thời gian theo dõi mới tổng hợp được

Các triệu chứng tâm thần nói chung được chia thành 2 nhóm:

- Các triệu chứng âm tính: tiến triển từ từ, chậm nhưng làm tan rã nhân cách người bệnh nặng nề Nhóm này gồm: tư duy nghèo nàn, cảm xúc khô lạnh, bàng quan, giảm trí nhớ và trí năng

- Các triệu chứng dương tính: thể hiện rõ nét, ồn ào, có vẻ nặng nề nhưng thường chỉ tạm thời và ít khi để lại di chứng Nhóm này gồm: ảo giác, hoang tưởng, kích động …

CÁC RỐI LOẠN CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC

1 Tăng cảm giác:

Người bệnh tăng tính thụ cảm với những kích thích bên ngoài, thường gặp trong các bệnh loạn tâm thần cấp tính, trạng thái mỏi mệt

- Aùnh sáng bình thường cũng làm lóa mắt

- Màu sắc sự vật trở nên rực rỡ

Trang 16

2 Giảm cảm giác:

Người bệnh giảm độ thụ cảm với những kích thích bên ngoài, tiếp thu sự vật một cách lờ mờ, không rõ rệt, xa xăm … Thường gặp trong trầm cảm

- Tiếng động nghe xa xôi

- Không nhận định được tiếng nói người thân

- Thức ăn nhạt nhẽo …

3 Loạn cảm giác bản thể:

Những cảm giác đa dạng hết sức khó chịu và nặng nề như nóng ran trong người, cấu xé trong ruột, điện giật trong óc

4 Aûo tưởng:

Là những tri giác sai lầm về các đối tượng có thật

4.1 Aûo tưởng giác quan:

- Aûo tưởng thị giác: nhìn chiếc áo treo trên tường tưởng là có người người, nhìn sợi dây thừng nghĩ là con rắn

- Aûo tưởng thính giác: nghe tiếng ồn ào tưởng bàn tán nói xấu mình, nghe tiếng nước chảy tưởng tiếng người nói …

- Aûo tưởng khứu giác, vị giác, xúc giác …

4.2 Aûo tưởng bệnh lý:

- Aûo tưởng cảm xúc: đang lo lắng, sợ hãi nghe tiếng bát đĩa chạm nhau tưởng tiếng xiềng xích

- Aûo tưởng lời nói: nghe chuyện xung quanh tưởng lời tố cáo …

- Aûo tưởng kỳ lạ: nhìn những hình ảnh thông thường liên tưởng đến quái vật, chuyện thần thoại … thường gặp trong loạn tâm thần cấp tính

5 Aûo giác:

Là tri giác có thật về một sự vật, hiện tưỡng không hề có trong thực tế

- Aûo giác thật: người bệnh tiếp nhận ảo giác như một sự vật có thật trong thực tại, không phân biệt ảo giác với sự vật thật

- Aûo giác giả: hình ảnh ảo giác được nhận thức bằng ý nghĩ

- Aûo giác lúc giở thức giở ngủ: xuất hiện trước khi ngủ

- Aûo giác chức năng: chỉ xuất hiện khi có kích thích bên ngoài

Trang 17

CÁC RỐI LOẠN CẢM XÚC

1 Giảm và mất cảm xúc:

- Giảm khí sắc: buồn rầu, ủ rũ Là biểu hiện của chứng trầm cảm

- Cảm xúc bàng quan: giảm phản ứng, ít biểu hiện ra nét mặt, ít hoạt động

- Vô cảm: dửng dưng với tất cả mọi việc, nằm lì trên giường … thường gặp trong tâm thần phân liệt

- Mất cảm giác tâm thần: mất hết cảm xúc (ngoại trừ cảm xúc đau khổ)

2 Tăng cảm xúc:

- Cảm xúc không ổn định: dễ chuyển từ cảm xúc này đến cảm xúc khác

- Cảm xúc say đắm: trạng thái tăng cảm xúc mạnh có tính nhất thời

- Khoái cảm: vui vẻ một cách ngây ngô, cười nói một mình, cười hô hố suốt ngày Thường gặp trong loạn tâm thần sau chấn thương

3 Các rối loạn khác:

- Cảm xúc hai chiều: vừa yêu vừa ghét, vừa giận vừa thương

- Cảm xúc trái ngược: nhận tin vui nhưng lại buồn, nghe tin buồn lại cười vui

- Lo âu: cảm giác luôn bị đe dọa

CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY

1 Rối loạn hình thức tư duy:

- Tư duy phi tán: nói thao thoa bất tuyệt, không có chủ đề nhất định

- Nói hổ lốn: nói luôn miệng, linh tinh, nội dung vô nghĩa

- Nói một mình: lẩm bẩm những nội dung không liên quan đến hoàn cảnh

- Trả lời bên cạnh: hỏi một đàng, trả lời một nẻo

- Nhại lời: không trả lời câu hỏi mà lặp lại câu hỏi

- Nói lặp lại: lặp đi lặp lại một số từ, câu

- Ngôn ngữ phân liệt: giữa các câu không có mối liên quan với nhau

- Suy luận bệnh lý: luôn nói về một vấn đề nhất định, tập trung vào những cái vụn vặt, bí hiểm

- Tư duy tự kỷ: tách rời thực tế, luôn nói đến thế giới bên trong kỳ lạ

Trang 18

2 Rối loạn nội dung tư duy:

- Định kiến: gọi là ý tưởng quá đáng Là những nhận định xuất phát từ thực tế nhưng bị chi phối bởi cảm xúc mãnh liệt làm sai lệch thực tế Khác với hoang tưởng, định kiến không kèm theo biến đổi nhân cách

- Hoang tưởng: những ý tưởng phán đoán sai lầm không phù hợp thực tế Đó là sự tin tưởng vững chắc vào các ý tưởng sai lầm, tính chất lập luận sai lầm, logic quanh co, mâu thuẫn với thực tế

- Aùm ảnh: những ý nghĩ, hồi ức có tính cưỡng bức Người bệnh biết là sai nhưng không xua đuổi được

CÁC RỐI LOẠN TRÍ NHỚ

- Quên toàn bộ: quên tất cả mọi việc Gặp trong sau sút trí tuệ nặngï

- Quên từng phần: quên một số kỷ niệm, quên thao tác nghề nghiệp … gặp trong tổn thương khu trú hay cảm xúc quá mạnh

- Quên thuận chiều: quên những sự việc xảy ra ngay sau khi bệnh một thời gian Gặp trong chấn thương sọ não

- Quên ngược chiều: quên những sự việc xảy ra trước khi bệnh Gặp trong chấn thương sọ não

Trang 19

CÁC RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG

1 Rối loạn hoạt động có ý chí:

- Giảm vận động, giảm động tác: gặp trong trạng thái lú lẫn

- Mất vận động, mất động tác: gặp trong trạng thái bất động trong loạn thần kinh hysteria, tâm thần phân liệt

- Tăng vận động, tăng động tác: có những động tác thừa, tự động như run, nháy mắt, máy môi, nhún vai gặp trong trạng thái hưng cảm, tâm thần phân liệt

- Động tác dị thường: những động tác không có ý nghĩa như siết mạnh tay, ngửa mặt nhìn trừng trừng … gặp trong tâm thần phân liệt

2 Rối loạn hoạt động bản năng:

- Hành vi xung động: các hành vi vô nghĩa, vô cớ, xảy ra mãnh liệt như đánh đập túi bụi, xé quần áo, la hét … thường xuất hiện đột ngột, không có sự đấu tranh để kềm chế

- Say mê xung động: khác vọng xâm chiếm lý trí, chế ngự toàn bộ tác phong người bệnh Thường xảy ra từng cơn

CÁC RỐI LOẠN Ý THỨC

1 Rối loạn ý thức bản thân:

Thay đổi tình cảm, mất đi “cái tôi”, không còn biết vui, buồn Xảy ra trong mọi bệnh tâm thần

- Đa nhân cách: có nhiều “con người” khác nhau song song tồn tại trong bản thân người bệnh

- Giải thể nhân cách: ý nghĩa, hành vi của ai đó đang xuất hiện trong mình chứ không phải của mình

2 Tri giác sai thực tại:

Cảm giác xung quanh không có thực Người bệnh tri giác thế giới xung quanh một cách mơ hồ, xa xôi, cứng nhắc, không màu sắc, thấp thoáng như có bức màn thưa che phủ

3 Trạng thái bối rối:

Người bệnh thấy bản thân và xung quanh biến đổi bất thường, không thể giải thích được Người bệnh lộ vẻ băng khoăn, lo lắng, tìm kiếm

Trang 20

CÁC RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

1 Rối loạn lúc bắt đầu ngủ:

Người bệnh lên giường năm, trằn trọc mãi đến nửa đêm, gần sáng mới ngủ được Có khi thức suốt cả đêm

2 Rối loạn độ dài giấc ngủ:

Có trường hợp ngủ nhanh và sâu nhưng sau vài giờ đã thức và không thể ngủ lại được

Có trường hợp ngủ liên tục 12-16 giờ trong ngày Cơn buồn ngủ chợt ập đến, không cưỡng lại được

3 Rối loạn độ sâu giấc ngủ:

Người bệnh không ngủ sâu mà chỉ mơ màng, nhận thức được lờ mờ mọi việc xung quanh Giấc ngủ kèm theo nhiều mộng mị

4 Chứng đi trong giấc ngủ:

Còn gọi là miên hành Trong lúc đang ngủ người ra khỏi giường, mặc quần áo, đi lang thang trong nhà hoặc có những hành động khác rồi lên giường ngủ tiếp Sáng hôm sau thức dậy không biết gì về sự việc tối hôm qua

5 Động kinh trong giấc ngủ:

Trong khi ngủ người bệnh lên cơn co giật, trợn mắt, gồng cứng, phản ứng sợ hãi

CÁC HỘI CHỨNG TÂM THẦN

1 Hội chứng tâm thần thực thể:

Thường gặp trong các bệnh tổn thương thực thể hoặc rối loạn hoạt động não Hội chứng có thể khởi đầu cấp tính trong các bệnh chấn thương sọ não, nhiễm trùng … hoặc tiến triển từ từ trong các bệnh u não, teo não …

Hội chứng biểu hiện bằng sự suy yếu hoạt động tâm thần với 3 triệu chứng cơ bản gọi là tam chứng Walther-Buel

- Trí nhớ rối loạn: khả năng ghi nhớ kém, đãng trí, quên cả những sự kiện gần đây nhất

- Trí năng giảm sút: sa sút trong học tập, tính toán, hiểu biết

- Cảm xúc không ổn định: dễ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác Đang buồn bỗng trở nên vui vẻ hoặc giận dữ, đôi khi trở nên khoái cảm

Trang 21

3 Hội chứng rối loạn ý thức:

Gồm 3 nhóm triệu chứng chính

3.1 Mức độ tỉnh táo suy giảm:

- Ý thức u ám: còn năng lực định hướng thời gian, không gian nhưng trả lời chậm chạp

- Ngủ gà: người bệnh lim dim, ngủ gà Năng lực định hướng thời gian, không gian khi còn, khi mất, phải lay mạnh, gọi to mới tỉnh

- Bán hôn mê: mất năng lực định hướng, giảm phản xạ nhưng chưa xuất hiện phản xạ bệnh lý

- Hôn mê: mất ý thức, mất toàn bộ phản ứng và phản xạ và có thể xuất hiện phản xạ bệnh lý

3.2 Các hội chứng lú lẫn tâm thần:

- Hội chứng sững sờ: đầu óc trống rỗng, tư duy nghèo nàn, không biểu lộ cảm xúc, hành vi chậm chạp Tuy nhiên, không có ảo giác hay hoang tưởng

- Hội chứng mê sảng: ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ, ảo thị … nhưng còn định hướng về bản thân Các biểu hiện thường tăng lên vào buổi chiều tối

- Hỗn loạn tâm thần: tư duy rời rạc, trạng thái bàng hoàng ngơ ngác Mất hoàn toàn định hướng

3.3 Các trạng thái rối loạn ý thức đặc biệt:

- Hội chứng hoành hôn: trạng thái ý thức bị thu hẹp, xuất hiện trong thời gian ngắn và mất đột ngột Thường có ảo thị ghê rợn và hoang tưởng

- Hội chứng mơ mộng: người bệnh như vừa sống thật, vừa chiêm bao, nội dung

Trang 22

4 Hội chứng ảo giác hoang tưởng:

- Trạng thái ảo giác: nói một mình, nói tay đôi, nói với nhiều người thường kèm theo lo âu, sợ hãi, kích động, mê sảng Gặp trong ngộ độc rượu

- Hội chứng Paranoia: chỉ có duy nhất một hoang tưởng tiên phát như ghen tuông, phát minh, bị hại … người bệnh không có ảo giác, không rối loạn ý thức, không có triệu chứng tâm thần tự động

- Hội chứng hoang tưởng:

 Hoang tưởng cấp tính: hoang tưởng tạm thời, biểu hiện bằng sợ hãi, lo âu, ảo giác lời nói, hoang tưởng bị hại …

 Hội chứng Kandinski – Cle’rambault: còn gọi là hội chứng tâm thần tự động Gồm có tam chứng tự động là tư duy tự động, cảm giác tự động và vận động tự động Gặp trong tâm thần phân liệt, loạn tâm thần phản ứng

- Hội chứng hoang tưởng kỳ quái:là sự kết hợp giữa hoang tưởng bị theo dõi và hoang tưởng bị chi phối: tự cao kỳ quái, cho rằng mình có sức mạnh tối thượng, có quyền năng siêu nhiên … gặp trong tâm thần phân liệt

- Hội chứng nghi bệnh: quá lo lắng, quá chú ý đến sức khỏe của mình, cho rằng mình bị một bệnh nào đó rất nặng

5 Hội chứng cảm xúc:

- Hội chứng hưng cảm: gồm 3 đặc điểm chính: cảm xúc hưng phấn, tư duy phi tán và vận động tăng cường Gặp trong tâm thần hưng trầm cảm

- Hội chứng trầm cảm: gồm 3 đặc điểm chính: cảm xúc buồn rầu, tư duy chậm chạp và vận động ức chế Gặp trong tâm thần hưng trầm cảm

- Hội chứng vô cảm: kết hợp sự lãnh đạm, bàng quan với mất hoạt động hoàn toàn và bất lực

- Hội chứng loạn cảm: khí sắc u sầu, hằn học, bất mãn, dễ nổi cơn giận dữ …

6 Hội chứng căng trương lực:

- Kích động căng trương lực: ban đầu người bệnh phấn khởi, nói nhiều, nôi dung rời rạc, vô nghĩa Khi trạng thái kích động tăng lên thì xuất hiện những hành vi kỳ dị, kích đ6ọng hỗn loạn

- Sững sờ căng trương lực: thường xuất hiện sau kích động căng trương lực Người bệnh không nói, không trả lời, không đáp ứng, giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài

Trang 23

7 Hội chứng rối loạn trí tuệ:

- Hội chứng sa sút tâm thần bẩm sinh: còn gọi là chậm phát triển tâm thần

- Hội chứng sa sút tâm thần mắc phải: là trạng thái cuối cùng của nhiều bệnh khác nhau với các đặc điểm:

 Giảm hoặc mất năng lực phán đoán

 Suy yếu và rối loạn trí nhớ

 Không ổn định về cảm xúc

 Biến đổi nhân cách nặng nề, mất khả năng thích ứng với cuộc sống

8 Các hội chứng loạn thần kinh:

- Trạng thái ám ảnh: khí sắc buồn rầu, cảm giác bản thân hèn kém, trạng thái nghi bệnh

- Trạng thái hysteria: nét mặt, cử chỉ, hành vi giả tạo, cường điệu, dễ bị ám thị và tự ám thị, lên cơn gào khóc, xé quần áo, ngất xỉu …

- Các hội chứng suy nhược: tăng nhạy cảm, dễ nổi nóng, mất tự chủ vì những chuyện vụn vặt, dễ động lòng, đa sầu, đa cảm …

9 Các trạng thái nhân cách bệnh:

Biểu hiện bằng sự mất hòa hợp, mất thăng bằng, không ổn định của nhân cách Hay nổi nóng, vô kỷ luật, khó hòa mình với tập thể, giảm thích ứng với những biến đổi của cuộc sống

Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải như trong bệnh động kinh, tâm thần phân liệt, liệt tiến triển …

Trang 25

BỆNH ĐỘNG KINH VÀ TÂM THẦN PHÂN LIỆT

BS Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Trình bày khái niệm và phân loại bệnh động kinh, tâm thần phân liệt

2 Mô tả triệu chứng bệnh động kinh, tâm thần phân liệt

3 Nêu các biện pháp quản lý người bệnh động kinh, tâm thần phân liệt

BỆNH ĐỘNG KINH

Bệnh động kinh là một bệnh của não, có đặc điểm gây ra cho người bệnh những cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần

1 Phân loại:

Bệnh động kinh có nhiều thể, với những triệu chứng hơi khác nhau

1.1 Dựa vào tổn thương thực thể não bộ, chia làm 2 nhóm:

- Động kinh nguyên phát

- Động kinh thứ phát

1.2 Dựa vào biểu hiện lâm sàng, chia làm 4 nhóm:

- Động kinh cơn lớn

- Động kinh cơn nhỏ

- Động kinh cục bộ

- Động kinh tâm thần vận động

Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta có 3 thể chủ yếu hay gặp nhất: thể động kinh toàn thân, thể động kinh cục bộ và thể động kinh kịch phát Rolando

2 Lâm sàng:

2.1 Thể động kinh toàn thân:

Rất hay gặp Cơn động kinh này thường tiến triển qua 3 giai đoạn:

2.1.1 Giai đoạn trương lực:

Là giai đoạn khởi đầu, người bệnh đột nhiên ngã xuống ngất đi, trong khi đó chân tay cứng lại, ngực không thở được nữa, người xanh tái, hai hàm răng

Trang 26

1.1.2 Giai đoạn giật rung:

Toàn thân người bệnh bị rung động mạnh bởi những cơn co giật toàn thân, những cơn này mỗi lúc một mạnh hơn, lưỡi bị đẩy hẳn ra ngoài từng đợt, trong lúc hàm răng cắn lại, do đó luôn xảy ra chảy máu ở lưỡi, ở miệng

Nhiều bà mẹ có kinh nghiệm, lúc đó đặt ngang qua mồm giữa hai hàm răng trẻ một chiếc đũa để tránh tình trạng răng cắn vào lưỡi Các cơ ở mặt cũng giật, làm méo mặt người bệnh, và nước bọt có thể sùi ra ở mép Trong cơn nhiều trẻ tiểu ngay ra quần

Giai đoạn này thường kéo dài 2-3 phút, sau đó đột nhiên trẻ mềm nhão cả người, và bệnh chuyển sang giai đoạn hôn mê

1.1.3 Giai đoạn hôn mê:

Là giai đoạn cuối cùng của cơn động kinh toàn thân, người bệnh nằm yên, toàn thân mềm nhão, thở khò khè, không biết gì nữa, hoàn toàn như một bệnh nhân hôn mê, dần dần da dẻ bớt xanh tái nhìn như một người ngủ say

Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 15 phút, nhưng cũng có khi tới 1 giờ hoặc vài giờ Cuối cùng bệnh nhân tỉnh lại, rất mệt mỏi, nhưng không còn nhớ những gì vừa xảy ra

1.2 Thể động kinh cục bộ:

Là thể động kinh có những cơn chỉ xảy ra ở một phần cơ thể Thông thường là cơn động kinh ở nửa bên thân hoặc trái hoặc phải Người bệnh cũng có những hiện tượng co giật, nhưng chỉ co giật ở một nửa bên thân, còn bên kia bình thường

Trong thể động kinh cục bộ này, thông thường người bệnh không ngất, không mê, trong khi một nửa thân co giật, họ vẫn tỉnh vẫn biết Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp cơn động kinh cục bộ lan tỏa dần thành cơn động kinh toàn thân, và lúc đó triệu chứng hoàn toàn giống với cơn động kinh toàn thân 1.3 Thể động kinh kịch phát Rolando:

Là thể động kinh có những cơn có thể toàn thân có thể cục bộ nhưng thường chỉ xảy ra trong giấc ngủ Thông thường các cơn này hay xảy ra trong giấc ngủ đêm, nhưng cũng có thể xảy ra trong giấc ngủ trưa, ít khi xảy ra ngoài giấc ngủ

Đây là thể động kinh hay xảy ra ở trẻ nhỏ, sở dĩ có tên là Rolando vì người ta cho rằng nguyên nhân do tổn thương ở vùng Rolando, là một vùng trên

Trang 27

2 Nguyên nhân:

Bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở não gây ra, vì thế tất cả các nguyên nhân gây tổn thương não đều là nguyên nhân gây động kinh: 2.1 Đẻ khó:

Chuyển dạ đẻ lâu phải can thiệp bằng foócxép, giác hút Có trẻ khi sinh

bị ngạt, nếu kéo dài làm cho một bộ phận não thiếu ôxy gây tổn thương, nếu tổn thương không hồi phục được thì có thể gây ra bệnh động kinh sau này

2.2 Bệnh của não và màng não:

Một số trẻ bị viêm não hoặc viêm màng não, bệnh nặng lại chữa chạy muộn, có thể khỏi nhưng có thể để lại di chứng như một cái “sẹo” ở não hoặc màng não, cái “sẹo” đó cũng có khả năng gây bệnh động kinh sau này

- Chấn thương ở đầu: do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng, hoặc trẻ ngủ trên giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấn thương ở đầu Những chấn thương đó luôn gây tổn thương cho não và cũng là nguyên nhân hay gặp của bệnh động kinh

- Bướu não (u não): một số trẻ khi sinh ra có một hay vài bướu trong não, bướu này ngày càng lớn, và cuối cùng gây nên các cơn động kinh Trong nhiều trường hợp, khoa học chưa tìm được nguyên nhân của các bướu này

- Di truyền: trong gia đình có ông bà cha mẹ cũng bị động kinh Tuy nhiên nhiều khi sự di truyền này rất kín đáo, quan sát bên ngoài không thấy được Nhưng khi làm xét nghiệm “điện não đồ” thì lại thấy người cha hoặc mẹ có dấu hiệu tổn thương ở não giống như bệnh động kinh, nhưng các tổn thương đó chưa nặng nề đến mức gây ra các cơn động kinh

3 Cách phòng tránh và chăm sóc:

Nói chung bệnh động kinh là một bệnh nguy hiểm, luôn luôn có thể gây chết người: có người chết ngay trong cơn động kinh nặng do ngạt thở, chết do nhiều cơn động kinh kéo dài, liên tục gây suy tim cấp

Rất nhiều trường hợp các em nhỏ bị tai nạn chết người do cơn động kinh xảy ra đột ngột trên đường đi, đang câu cá, đang trèo cây Phần lớn các trường hợp này do gia đình không trông nom, giáo dục các em chu đáo

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần dùng thuốc nữa Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân

Trang 28

Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết Gia đình cần luôn luôn động viên trẻ, khích lệ tinh thần trẻ, khi tâm hồn trẻ được an bình, tư tưởng vui vẻ thì các cơn động kinh sẽ thưa dần

Trái lại, phải tránh các thái độ giận dữ, lạnh nhạt với trẻ, vì sự lo sợ, buồn chán, giận dỗi sẽ làm các cơn động kinh dễ xuất hiện

Cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, không cho trẻ dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá

Cần trông nom giáo dục trẻ, tránh cho trẻ các nguy hiểm có thể xảy ra khi lên cơn mà không có người lớn bên cạnh như không cho trẻ ra ao một mình, không cho trẻ trèo cây, lái xe một mình ra đường , cũng không nên cho trẻ đi lâu dưới nắng to vì nhiệt độ cao rất dễ làm xuất hiện cơn động kinh

Gia đình cần cho trẻ dùng thuốc đúng, uống thuốc đều đặn, không được quên cho trẻ uống thuốc, dù chỉ quên một ngày một lần cũng có thể làm cơn động kinh tái phát, và khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn

Phải xác định bệnh động kinh là một bệnh chữa trị lâu dài, nếu nóng vội sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại và chắc chắn sẽ thất bại trong điều trị

BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, tiến triển từ từ, làm biến đổi nhân cách người bệnh theo kiểu phân liệt, tức là làm cho họ dần tách khỏi cuộc sống cộng đồng, thu dần vào thế giới bên trong (thế giới tự kỷ)

Bệnh tâm thần phân liệt không phải là một bệnh do ma quỉ gây ra, cũng không phải do "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", mà là một bệnh lý của não, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi

Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ 0,3 - 1% dân số Bệnh có thể chữa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí

1 Biểu hiện lâm sàng:

Hai đặc điểm chính của tâm thần phân liệt là tính tự kỷ, thiếu hòa hợp và sự giảm sút hoạt động tâm thần Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng:

- Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình

Trang 29

- Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý

- Cho mình có khả năng đặc biệt, có quyền lực như siêu nhân có khả năng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió

- Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng như ung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì

- Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng

- Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế): nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc tiếng nói phát ra từ một bộ phận nào đó của cơ thể

- Các bất thường về hành vi cảm xúc

 Kích động, đập phá, hò hét vô cớ, hành hung với người xung quanh

 Ít nói, hỏi gặng cũng không nói, không ăn, thu mình lại, tính tình khô lạnh không muốn tiếp xúc với người thân

 Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường

2 Các thể lâm sàng:

Có 4 thể lâm sàng chính:

- Thể đơn thuần: diễn tiến từ từ, các triệu chứng âm tính xuất hiện rõ nét Người bệnh uể oải, lờ đờ, thờ ơ với mọi việc, không chú ý vệ sinh cơ thể, ngày càng thu hẹp vào thế giới tự kỷ

- Thể thanh xuân: kích động, lố lăng, rồ dạio, tư duy rời rạc, câu chữ khó hiểu Bệnh thườn gặp ở người trẻ dưới 20 tuổi

- Thể hoang tưởng: là thể thường gặp nhất Nổi bật là hội chứng hoang tưởng và ảo giác

- Thể căng trương lực: thường đột ngột ở trạng thái căng trương lực kích động hay sững sờ

Ngoài ra còn có các thể:

- Tâm thần phân liệt cấp

- Tâm thần phân liệt tiềm tàng

- Tâm thần phân liệt thể cảm xúc phân liệt

- Tâm thần phân liệt thể di chứng

Trang 30

3 Chẩn đoán:

Blueler, cha đẻ của thuật ngữ tâm thần phân liệt đề nghị chẩn đoán dựa vào 4 tiêu chuẩn chính:

- Rối loạn liên tưởng

- Rối loạn cảm xúc

- Tự kỷ

- Hai chiều

3 Quản lý người bệnh tâm thần phân liệt:

Do số người bệnh tâm thần phân liệt đông, bệnh phát sinh ở tuổi thanh thiếu niên, kết quả điều trị hạn chế nhất là sau khi bệnh đã đi vào giai đoạn mạn tính nên việc phòng bệnh và quản lý rất cần thiết

3.1 Gia đình:

- Phát hiện sớm những thay đổi bất thường kể trên

- Đưa người bệnh đến với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần để nhận được tư vấn cần thiết của thầy thuốc

- Quản lý và cho uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, giờ giấc theo chỉ định

- Bệnh tâm thần phân liệt tái phát phần lớn là do không uống thuốc đều đặn hoặc tự ý cắt thuốc

- Bệnh sẽ thuyên giảm và ổn định tết nếu được gia đình quan tâm, tạo môi trường thích ứng, dung nạp tốt

- Những hiểu biết sai lầm cần tránh:

 Cho rằng thuốc tâm thần là loại thuốc ngủ, nay bệnh nhân đã ngủ tốt thì không cần dùng nữa

 Cho rằng thuốc chữa bệnh tâm thần là thuốc độc, e ngại không sử dụng mặc dù đã có chỉ định của bác sĩ

3.2 Cộng đồng:

- Cần thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình, không mặc cảm, riễu cợt trêu trọc, ngược đãi

- Giúp đỡ bệnh nhân có việc làm

- Giúp đỡ bệnh nhân và gia đình khi gặp tình huống khó khăn

Trang 31

3.3 Cán bộ y tế:

- Định kỳ kiểm tra bệnh, tư vấn về điều trị và tái phục hồi chức năng tâm lí xã hội, cấp phát thuốc đầy đủ cho bệnh nhân

- Hướng dẫn gia đình quản lý và cho uống thuốc đều

- Hướng dẫn gia đình phát hiện kịp thời các biểu hiện tái phát bệnh và những tác dụng phụ khi uống thuốc an thần kinh

3.4 Các cơ sở quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt:

- Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc thành phố

- Trạm sức khoẻ Tâm thần tỉnh

- Phòng khám Tâm thần tại các quận

- Trạm y tế xã, phường

Các bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị ngoại trú miễn phí theo khu vực cư trú

Trang 32

TỰ LƯỢNG GIÁ

Chọn trả lời hợp lý nhất:

1 Giai đoạn thứ 3 của động kinh toàn thân là:

3 Thể động kinh thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra trong giấc ngủ:

A Động kinh toàn thân

B Động kinh cục bộ

C Động kinh kéo dài

D Động kinh kịch phát Rolando

4 Biểu hiện lâm sàng về cảm xúc của tâm thần phân liệt:

A Nghe thấy tiếng nói trong đầu

B Nghi ngờ có người điều khiển, chi phối

C Kích động, đập phá

D Nghi ngờ bị theo dõi, ám hại

5 Bệnh tâm thần phân liệt tái phát phần lớn là do:

A Làm việc trí óc quá mức

B Lao động thể lực quá mức

C Dùng thuốc không đúng chỉ dẫn

D Gia đình không quan tâm

6 Quản lý người bệnh tâm thần phân liệt:

A Bắt buộc điều trị tại bệnh viện tâm thần

B Phải tập trung điều trị tại trạm sức khỏe tâm thần tỉnh

C Tập trung điều trị tại phòng khám tâm thần huyện

D Điều trị ngoại trú theo khu vực

Trang 33

GIẢI PHẪU SINH LÝ VÀ CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNG

BS Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Mô tả đặc điểm giải phẫu một số cơ quan vùng tai mũi họng

2 Nêu chức năng sinh lý một số cơ quan vùng tai mũi họng

3 Trình bày một số kỹ thuật chính trong khám tai mũi họng

GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG VÙNG HẦU HỌNG

1 Giải phẫu vùng hầu họng:

1.1 Cấu tạo vùng hầu họng:

Họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ Đi từ mỏm nền tới đốt sống cổ thứ IV, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới Giống như một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp Thành họng được cấu trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc Họng chia làm 3 phần:

- Họng mũi (tỵ hầu): ở cao nhất,

lấp sau màn hầu, ở sau dưới

của hai lỗ mũi sau Trên nóc có

amidan vòm Hai thành bên có

loa vòi Eustachi thông lên hòm

nhĩ và hố Rosenmuler

- Họng miệng (khẩu hầu): phía

trên thông với họng mũi, phía

dưới thông với họng thanh

quản, phía trước thông với

khoang miệng và được màn

hầu phân cách Thành sau

họng miệng liên tiếp với thành

sau họng mũi và bao gồm các

lớp niêm mạc, cân và các cơ

khít họng Hai thanh bên có

amidan họng hay amidan khẩu

cái nằm trong hốc amidan

- Họng thanh quản (thanh hầu): đi từ ngang tầm xương móng xuống đến miệng thực quản, có hình như cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng, đáy

Hình 8.2: Cấu tạo của hốc mũi

1 Xoang trán 2 Xoăn mũi trên

3 Xoăn mũi giữa 4 Xoăn mũi dưới

5 Tiền đình mũi 6 Khẩu cái cứng

7 Xương bướm 8 Xoang bướm

Trang 34

Thành sau liên tiếp với thành sau họng miệng Thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh thiệt và hai sụn phễu của thanh quản Thành bên như một máng hẹp dần từ trên xuống dưới

Nếp phễu-thanh thiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên máng họng-thanh quản hay xoang lê

1.2 Vòng waldeyer:

Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer Các tổ chức amidan giống như cấu trúc hạch bạch huyết Các amidan có chức năng sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể Các tổ chức amidan gồm:

- Amidan khẩu cái: là tổ chức lympho lớn nhất gồm hai khối ở hai thanh bên họng và được nằm trong hốc amidan Hốc này có vỏ bọc phân cách với tổ chức bên họng, phía trước có trụ trước, phía sau có trụ sau che phủ, chỉ có mặt phía trong và dưới thấy được trực tiếp, gọi là mặt tự do của của amidan Mặt tự do này có các khe ăn lõm sâu vào tổ chức amidan và được che phủ bởi lớp biểu bì Chính các khe hốc này diễn ra hoạt động miễn dịch của amidan

- Amidan lưỡi: là những tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi, thường có từ 5 đến 9 đám mô lympho Amidan lưỡi liên quan chặt chẽ với amidan họng

- Amidan vòm (Luschka): là tổ chức lympho nằm ở nóc vòm mũi-họng ngay cửa mũi sau, không có vỏ bọc như amidan khẩu cái, mặt tự do thường có 5 khía sùi dọc Do vị trí của amidan vòm nên nó thường là nguyên nhân gây viêm nhiễm tai, mũi, họng

- Amidan vòi (Gerlach): là những tổ chức lympho nhỏ nằm ở hố Rosenmuler quanh lỗ vòi Eustachi

1.3 Khoang quanh họng:

Quanh họng có các khoang chứa các tổ chức cân, cơ, mạch máu, thần kinh, hạch bạch huyết và các khoang này có liên quan mật thiết với họng

- Khoang bên họng (Sébileau): các cơ trâm-họng, trâm-lưỡi, trâm-móng và dây chằng trâm-móng, trâm-hàm làm thành một dải hay bó (bó hoa Rioland) chia khoang này thành hai phần:

 Khoang trước trâm hay trước dưới mang tai

 Khoang sau trâm hay sau dưới mang tai

Trang 35

- Khoang sau họng (Henké): nằm giữa cân bao họng và cơ trước cột sống Trong khoang có hạch bạch huyết lớn là hạch Gillette, hạch này chỉ có ở trẻ nhỏ, nó sẽ teo đi khi trẻ 5 tuổi Khoang Henké kéo dài từ họng-miệng xuống đến họng-thanh quản

- Thần kinh vận động chủ yếu do nhánh trong của dây IX và dây XI

1.6 Mạch bạch huyết:

Mạch bạch huyết đổ vào các hạch sau họng, hạch Gillette, hạch dưới cơ nhị thân và hạch dãy cảnh

2 Sinh lý của hầu họng:

Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở: không khí đi qua phần mũi và miệng của còn thức ăn đi qua phần miệng và thanh quản

Phần mũi và miệng được ngăn cách bởi khẩu cái mềm và lưỡi gà (tiểu thiệt) có tác dụng như các van

Bình thường tiểu thiệt bật ra sau, luồng không khí hít vào từ mũi đi qua hầu thanh quản, đến khí quản, vào phổi Khi ăn, tiểu thiệt bật ra trước, đậy kín vùng hầu thanh quản, thức ăn đi vào thực quản Nhờ cơ chế tự động này mà thức ăn không lọt vào phổi và không khí không đi vào dạ dày

Họng đảm nhận các chức năng sau:

- Chức năng nuốt: sau khi thức ăn đã được nhai, nhào trộn ở miệng được đẩy vào họng để thực hiện quá trình nuốt: đưa thức ăn xuống miệng thực quản

Trang 36

GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH QUẢN

1 Giải phẫu thanh quản:

Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trước thanh hầu, từ đốt sống C3-C6, nối hầu với khí quản

Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên

Thanh quản phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam trầm đục, nữ trong cao

Thanh quản được cấu tạo bởi các tổ chức sụn, sợi và cơ

1.2 Các cơ thanh quản:

- Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phễu, cơ phễu chéo và ngang, cơ phễu nắp thanh hầu

- Nhóm cơ làm rộng thanh môn: cơ nhẫn phễu sau, cơ giáp nắp thanh hầu

- Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm: cơ nhẫn giáp, cơ thanh âm 1.3 Các màng và dây chằng:

Nối các sụn với nhau và với các tổ chức xung quanh chủ yếu là:

- Màng giáp móng: nối sụn giáp với xương móng

- Màng giáp nhẫn: nối sụn giáp với sụn nhẫn

Dây chằng nhẫn-phễu: nối sụn nhẫn với sụn phễu

Trang 37

1.4 Cấu trúc trong của thanh quản:

Mặt trong thanh quản lát bằng tế bào trụ hô hấp, đi từ bờ tự do dây thanh là tế bào malpighi Từ trên xuống gồm:

- Tiền đình thanh quản là khoang mở về phía trên

- Băng thanh thất

- Buồng Morgagni

- Thanh môn là khoang giữa hai dây thanh

- Hạ thanh môn là khoang mở về phía dưới vùng khí quản

- Hai xoang lê ở phía ngoài mở lên trên vào vùng hạ họng

1.5 Mạch máu

- Động mạch: các động mạch thanh quản trên và dưới là ngành của động mạch giáp trạng trên và giáp trạng dưới Nhìn chung, cuống mạch thần kinh của tuyến giáp trạng cũng là cuống mạch thần kinh của thanh quản

- Tĩnh mạch: đi theo động mạch đổ về tĩnh mạch giáp lưỡi và dưới đòn

1.6 Thần kinh:

Do hai dây thần kinh thanh quản trên và dưới, tách từ dây thần kinh X

- Dây thanh quản trên: cảm giác cho thanh quản ở phía trên nếp thanh âm và vận động cơ nhẫn giáp

- Dây thanh quản dưới: hay dây quặt ngược vận động cho hầu hết các cơ của thanh quản và cảm giác từ nếp thanh âm trở xuống Thần kinh giao cảm của thanh quản tách ở hạch giao cảm cổ giữa và cổ trên

2 Sinh lý thanh quản:

2.1 Thở:

- Khi thở hai dây thanh âm được kéo xa khỏi đường giữa làm thanh môn được mở rộng để không khí đi qua

- Động tác trên được thực hiện bởi cơ mở (cơ nhẫn phễu)

- Hai dây thanh mở ra và khép lại theo nhịp thở được điều chỉnh bởi hành tủy 2.2 Phát âm:

- Lời nói phát ra do luồng không khí từ phổi tác động lên các nếp thanh âm

- Sự căng và vị trí của nếp thanh âm ảnh hưởng đến tần số âm thanh

Trang 38

- Âm thanh thay đổi là do sự cộng hưởng của các xoang mũi, hốc mũi, miệng, hầu và sự trợ giúp của môi, lưỡi, cơ màn hầu

2.3 Thổi:

Nhờ có sự cử động của lồng ngực, tạo nên một luồng không khí đi từ phổi, khí, phế quản lên, tạo ra luồng không khí có áp lực và trong khoảng thời gian nhất định

2.4 Rung

- Hai dây thanh được khép lại

- Niêm mạc dây thanh rung động nhờ luồng khí thổi tạo áp lực dưới thanh môn đã gây nên độ căng dây thanh

- Độ căng dây thanh do các cơ căng dây thanh mà chủ yếu là là cơ giáp-phễu

- Các âm thanh trầm hoặc bổng phụ thuộc độ căng nhiều hay ít của dây

thanh

2.5 Cộng hưởng:

Nhờ vào các hốc trên thanh môn (thanh quản, họng, miệng, mũi)

GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI

1 Giải phẫu tai:

Cấu trúc giải phẫu tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong

Sơ đồ cấu tạo của tai

Tai ngoài Tai giữa Tai trong

Trang 39

- Tai ngoài: gồm loa tai (vành tai), ống tai

- Tai giữa: màng nhĩ Chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) các xương này liên kết với nhau bởi các khớp Các tế bào chũm Vòi Eustache là ống thông giữa hòm nhĩ với thành sau họng Vòi nhĩ có chức năng điều hòa cân bằng áp lực trong hòm nhĩ và môi trường bên ngoài màng nhĩ

- Tai trong: gồm mê đạo xương tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể Ốc tai có hình dạng như con ốc có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh sau đó mã hóa và chuyển lên não

2 Sinh lý tai:

Tai có các chức năng chính:

2.1 Dẫn truyền âm thanh:

Cơ chế nghe: sóng âm thanh đập vào màng nhĩ lan truyền qua chuỗi xương con, ốc tai đến cơ quan thụ cảm âm thanh sau đó theo thần kinh ốc tai lên não

2.2 Giữ thăng bằng cơ thể, định hướng trong không gian:

Cơ quan tiền đình có chức năng giữ cho cơ thể luôn ở trang thái cân bằng trong không gian ba chiều

Khi rối loạn chức năng sinh lý nghe dẫn đến giảm hay mất khả năng nghe Rối loạn chức năng thăng bằng biểu hiện bệnh lý chóng mặt, mất thăng bằng

CÁCH KHÁM BỆNH TAI MŨI HỌNG

1 Tư thế thầy thuốc:

Thầy thuốc ngồi trước mặt người bệnh Ghế ngồi không tựa, cao hơn ghế người bệnh một tí Đầu đeo đèn clar để trong tư thế khám, hai chân để sang bên trái người bệnh Cách người bệnh khoảng 30cm

2 Tư thế người bệnh:

Người bệnh ngồi thẳng, lưng không tựa vào ghế, mặt đối diện với thầy thuốc Khi khám tai chỉ nên quay đầu người bệnh chứ không xoay ghế Để sẵn một cái chậu để người bệnh nhổ

Trẻ em dễ bảo có thể ngồi vào lòng mẹ Trẻ hiếu động, hay giãy dụa nên có y tá, điều dưỡng ngồi kèm để giữ

Trang 40

Khám tai mũi họng cần phải nghe phổi, nghe tim hoặc sờ gan, lách Vì vậy, thầy thuốc phải am hiểu về nội khoa

Lưu ý, trong khi ngoáy mũi, ngoáy tai người bệnh có thể ngất Vì vậy phải đặt sẵn bên cạnh ghế khám một chiếc giường để người bệnh nằm nghỉ

4 Một số kỹ thuật thường áp dụng khi khám bệnh tai mũi họng:

- Đổ nước ấm vào phễu

- Nhỏ 4-5 giọt thuốc xông vào, bảo người bệnh hít hơi thuốc bằng mũi và miệng qua lỗ phễu

- Khi nước nguội thì đổ thêm nước vào

- Xông từ 5-10 phút

- Xông xong khuyên người bệnh nghỉ trong nhà khoảng 10 phút để tránh sự thay đổi nóng lạnh đột ngột

4.2 Nhỏ thuốc vào mũi:

Người bệnh nằm ngửa, đầu để ngoài cạnh giường, thấp hơn mặt giường và ngửa tối đa về sau để 2 lỗ mũi nhìn lên trên

- Nhỏ mỗi bên mũi 3 giọt Ephedrin

- Đợi 3 phút

- Nhỏ vào mỗi bên 3 giọt Argyrol 3%

- Đợi 3 phút sau mới cho người bệnh ngồi

Ngày đăng: 25/11/2016, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. BS. TRẦN ĐÌNH XIÊM. Tâm thần Học. Trường ĐHYD Tp. HCM. Nhà xuất bản Y học. 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm thần Học
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học. 1986
2. BS. PHẠM LONG TRUNG. Bệnh học lao phổi. Bộ Môn lao phổi, ĐHYD Tp. HCM. Nhà xuất bản Y học. 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học lao phổi
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học. 1991
3. BS. VÕ TẤN. Tai mũi họng thực hành. Trường ĐHYD Tp. HCM. Nhà xuất bản Y Học. 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai mũi họng thực hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học. 1991
4. TRẦN VINH HIỂN. Bài giảng mắt. Trường ĐHYD Tp. HCM. Nhà xuất bản Y Học. 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng mắt
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học. 1991
5. Bệnh da và các bệnh lây qua đường sinh dục. Bệnh viện da liễu TP. Hoà Chí Minh. 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh da và các bệnh lây qua đường sinh dục
6. MICHELE WOODLEY – ALISON WHELAN. Cẩm nang điều trị nội khoa. Bản dịch của GS PHẠM KHUÊ. Nhà xuất bản Y học. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang điều trị nội khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học. 2000
7. Bệnh Truyền Nhiễm. ĐHYD Tp. HCM. Nhà xuất bản Y học. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh Truyền Nhiễm
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học. 1997
8. NGUYỄN CÔNG TỶ. Những Bệnh Miền Nhiệt Đới Thường Gặp. BVYHCT Taây Ninh. 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Bệnh Miền Nhiệt Đới Thường Gặp
9. C. R. SCHULL. Những vấn đề y tế thường gặp ở các nước nhiệt đới. Nhà xuất bản Y học. 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề y tế thường gặp ở các nước nhiệt đới
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học. 1992
10. BS. NGUYỄN VĂN THỊNH. Giáo trình Bệnh truyền nhiễm. Trường TCYT Tây Ninh. Tài liệu lưu hành nội bộ. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bệnh truyền nhiễm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w