Mặt khác, một số dịch viêm đọng lại ở vách phế quản còn gây nên hiện tượng xẹp phế nang, hoặc gây nên viêm phổi dẫn đến làm cho bệnh trở nên trầm trọng thêm.. - Nếu có hiện tượng viêm la
Trang 1- Do viêm lan từ một số khí quan bên cạnh (viêm thanh quản, viêm họng, )
III Cơ chế sinh bệnh
Những kích thích bệnh lý thông qua hệ thần kinh trung ương, tác động vào hệ thống nội thụ cảm của đường hô hấp, làm rối loạn tuần hoàn vách phế quản, dẫn đến sung huyết niêm mạc và viêm Niêm mạc phế quản có thể viêm cục bộ hoặc viêm tràn lan Dịch viêm tiết ra nhiều (bao gồm hồng cầu, tế bào thường bì) đọng lại ở vách phế quản, kết hợp với phản ứng viêm thường xuyên kích thích niêm mạc phế quản Do vậy trên lâm sàng gia súc có hiện tượng ho và chảy nước mũi nhiều
Những sản vật độc được sinh ra trong quá trình viêm kết hợp với độc tố của vi khuẩn thấm vào máu gây rối loạn điều hòa thân nhiệt→ con vật sốt
Mặt khác, một số dịch viêm đọng lại ở vách phế quản còn gây nên hiện tượng xẹp phế nang, hoặc gây nên viêm phổi dẫn đến làm cho bệnh trở nên trầm trọng thêm
IV Triệu chứng
1 Nếu viêm phế quản lớn
- Ho là triệu chứng chủ yếu: Thời kì đầu con
vật ho khan, tiếng ho ngắn, có cảm giác đau Sau
3-4 ngày mắc bệnh tiếng ho ướt và kéo dài (ho
kéo dài từng cơn)
- Nước mũi chảy nhiều: Lúc đầu nước mũi
trong về sau đặc dần và có màu vàng, thường dính
vào hai bên mé mũi
- Nghe phổi: Thời kì đầu âm phế nang tăng
Sau 2-3 ngày mắc bệnh, xuất hiện âm ran (lúc đầu
ran khô, về sau ran ướt)
- Kiểm tra đờm thấy có tế bào thượng bì, hồng cầu, bạch cầu
- Con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, nếu sốt trong một ngày lên xuống không theo quy luật
- Tần số hô hấp không tăng
2 Nếu viêm phế quản nhỏ
- Con vật sốt (nhiệt độ cao hơn bình
thường 1-20C)
- Tần số hô hấp thay đổi: Con vật thở
nhanh và khó, có trường hợp con vật phải
thóp bụng và lỗ mũi mở to để thở, hoặc phải
há mồm ra để thở
- Nếu có hiện tượng khí phế thì sự trở
ngại hô hấp càng lớn → kiểm tra niêm mạc
mắt thấy niêm mạc tím bầm, mạch nhanh và
Trang 2- Nghe phổi có thấy âm ran ướt, đôi khi nghe thấy âm vò tóc ở những nơi phế quản
bị tắc thì không nghe thấy âm phế nang Những vùng xung quanh nó lại nghe thấy âm phế nang tăng
- Nếu có hiện tượng viêm lan sang phổi, gia súc có triệu chứng của bệnh phế quản phế viêm
- Gõ vùng phổi: Nếu có hiện tượng khí phế thì âm gõ có âm bùng hơi và vùng gõ của phổi lùi về phía sau
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình như: gia súc ho nhiều, ho có cảm giác
đau, chảy nhiều nước mũi, nước mũi màu vàng hay xanh, nghe phổi xuất hiện âm ran, X quang thấy rốn phổi đậm
- Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác ở đường hô hấp:
+ Bệnh phế quản phế viêm: Con vật sốt cao và sốt có quy luật (sốt lên xuống theo hình sin) Vùng gõ của phổi có nhiều vùng âm đục phân tán, gia súc kém ăn hoặc bỏ ăn hoặc, X quang vùng phổi thấy có âm mờ rải rác
+ Bệnh phổi xuất huyết: Bệnh phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có màu đỏ, ho ít, nghe phổi cũng có âm ran Gia súc thở khó đột ngột
+ Bệnh phù phổi: Bệnh cũng phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có lẫn bọt trắng, nghe phổi cũng có âm ran, gia súc khó thở đột ngột
VII Điều trị
1 Hộ lý
- Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ và thoáng khí, kín gió về mùa đông
- Không cho gia súc ăn thức ăn bột khô
- Cho gia súc ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá
- Dùng dầu nóng xoa hai bên ngực
2 Dùng thuốc điều trị
a Dùng thuốc giảm ho và long đờm (dùng 1 trong các thuốc sau)
Thuốc Đại gia súc (g) Tiểu gia súc (g) Lợn (g) Chó (g) Chlorua amon 8-10 5-8 1-2 0,5-1 Natricarbonat 8-10 5-8 1-2 0,5-1 Codein - phosphat 10-15 5-10 1-2 0,03-0,05
Hoà với nước sạch cho uống ngày 1 lần
Trang 3b Nếu gia súc sốt cao, dùng kháng sinh
c Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng: (Cafeinnatribenzoat 20%; vitamin B1; vitamin C)
bệnh viêm phế quản cata mạn TíNH (Bronchitis catarrhalis chronica)
I Đặc điểm
- Bệnh kéo dài (hàng tháng hoặc hàng năm), có khi suốt đời Khi khí hậu thời tiết thay đổi bệnh lại tái phát Quá trình bệnh thường làm biến đổi cấu trúc niêm mạc phế quản (niêm mạc tăng sinh, giảm sự đàn hồi) → con vật có hiện tượng khó thở kéo dài, sau đó suy kiệt dần rồi chết
- Bệnh thường xảy ra đối với gia súc già yếu Ngựa và bò hay mắc
II Nguyên nhân
- Do nhiều lần mắc bệnh viêm phế quản cấp hoặc do thể cấp tính điều trị không kịp thời chuyển sang
- Do gia súc quá gầy yếu cho nên khi khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột làm cho sức
đề kháng của cơ thể giảm → gây viêm
- Do rối loạn bài tiết các hạch ngoại tiết (hạch mồ hôi, hạch tiết chất nhầy của phế quản)
- Do kế phát từ một số bệnh khác (lao, tỵ thư, giun phổi, bệnh về tim và van tim ) III Cơ chế sinh bệnh
Các nguyên nhân bệnh liên tục kích thích vào niêm mạc phế quản → làm cho niêm mạc bị viêm mạn tính → làm cho thay đổi hình thái niêm mạc (niêm mạc có sự thoái hoá hoặc tăng sinh) → lòng phế quản sưng, dầy nhám → mất sự đàn tính và sự bền vững Do vậy trên lâm sàng ta thấy gia súc có hiện tượng khó thở kéo dài
Mặt khác dịch viêm tích lại nhiều và lâu ở lòng phế quản → nên gây hiện tượng gi;n phế quản, nếu dịch viêm làm tắc phế quản sẽ gây nên hiện tượng xẹp phổi
Hơn nữa trong quá trình tăng sinh, làm giảm chức năng phòng vệ của tế bào thượng bì rung mao và khả năng tiết dịch của phế quản → dễ nhiễm khuẩn kế phát
Do lòng phế quản hẹp làm cho phế nang càng ngày càng tích nhiều không khí → sinh ra hiện tượng khí phế con vật khó thở nặng thêm
IV Triệu chứng
- Gia súc không sốt, hoặc sốt nhẹ (nếu viêm tiểu phế quản)
- Ho là triệu chứng chủ yếu (thường ho vào buổi sáng sớm, ban đêm hoặc khi gia súc vận động)
Trang 4- Gõ vùng phổi không có gì đặc biệt Nhưng khi có hiện tượng khí phế thì vùng phổi lùi về phía sau Nếu phổi xẹp thì xuất hiện âm đục
- Nghe vùng phổi thường thấy tiếng rít (do lòng phế quản bị hẹp), âm ran ướt, nếu viêm ở phế quản lớn thì nghe thấy âm bọt vỡ Có vùng phế nang phải hoạt động bù (do phế nang bị xẹp) nghe thấy âm phế nang tăng
- X quang thấy rốn phổi đậm
- Nội soi phế quản thấy niêm mạc phế quản tái nhợt, teo lại, trên niêm mạc có nhiều chất nhầy
- Bệnh kéo dài con vật gầy dần, thiếu máu, suy tim rồi chết
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh
+ Giun phổi: Lấy phân kiểm tra (dùng phương pháp Becman) để kiểm tra ấu trùng + Bệnh lao: Gia súc thường sốt vào buổi chiều hoặc buổi tối
VII Điều trị
1 Hộ lý
- Cho gia súc nghỉ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí
- Khi khí hậu thời tiết thay đổi phải giữ ấm cho gia súc
2 Dùng thuốc điều trị
a Dùng thuốc đặc hiệu điều trị nguyên nhân chính: Ví dụ do giun phổi dùng thuốc
điều trị giun phổi
b Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn: Dùng thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng với thời gian kéo dài (để ngăn ngừa sự bội nhiễm vi khuẩn) Trên thực tế để ngăn ngừa sự bội nhiễm vi khuẩn người ta thường dùng (Penicillin + Streptomycin + dung dịch Novocain 0,25%) Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần hoặc phong bế vào hạch sao
c Dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ: Dùng phương pháp khí dung kháng sinh từng đợt
Trang 5d Dùng thuốc giảm viêm và tăng tính đàn hồi của phế quản
Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Lợn Chó
Novocain 1% 100ml 500ml 20ml 20ml
Tiêm chậm vào tĩnh mạch
Prednisolon 5g 3g 0,5-1g 0,2-0,5g
Tiêm bắp hoặc cho uống ngày 1 lần
e Dùng thuốc giảm ho, long đờm và giảm dịch thẩm suất: Dùng một trong các loại thuốc sau:
Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Lợn Chó
Chlorua amon 8 -10g 5 - 8g 1 -2g 0,5 -1g
Natricarbonat 8 -10g 5 - 8g 1 - 2g 0,5 -1g
Codein - phosphat 10 -15g 5-10g 1 - 2g 0,03 - 0,05g
Hoà với nước sạch cho uống ngày 1 lần
f Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng: (Dùng vitamin nhóm B, vitamin C, thuốc trợ tim, thuốc bổ máu)
g Dùng thuốc chống khó thở khi cần thiết
Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Lợn Chó
Ephedrin 0,5g 0,2g 0,02g 0,01g
Cho uống hoặc tiêm ngày 1 lần
Bệnh khí phế (Emphysema pulmorum) Khí phế là hiện tượng không khí tích lại ở phế nang, hay ở tổ chức liên kết các phế nang Do vậy, làm cho diện tích của phổi tăng lên và các phế nang mất đàn tính Hậu quả gây rối loạn vận chuyển khí ở phổi → gia súc có hiện tượng thở khó, thậm chí ngạt thở chết Tùy theo vị trí tích khí ở phổi mà người ta chia bệnh khí phế ra làm 2 loại:
+ Khí phế trong phế nang
+ Khí phế ngoài phế nang
Bệnh thường xảy ra với ngựa đua, ngựa kéo xe (đặc biệt đối với ngựa già)
khí phế trong phế nang (Emphysema pulmorum alveolara)
I Đặc điểm
- Không khí tích lại trong lòng phế nang, làm cho phế nang gi;n to ra (diện tích tăng
từ 5-10 lần) làm cho phế nang trở nên mất đàn tính Do vậy, việc hô hấp càng trở nên khó khăn
- Khí phế trong phế nang có thể giới hạn ở từng vùng của phổi (cục bộ), có khi lan cả toàn bộ phổi
- Bệnh có thể xảy ra ở thể cấp tính hoặc thể mạn tính
Trang 6- Bệnh thường xảy ra ở ngựa già và ngựa kéo
II Nguyên nhân
- Do gia súc phải làm việc nặng với cường độ cao
- Do kế phát từ bệnh viêm mũi, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản
- Do kế phát từ viêm phế quản phổi (tại nơi viêm một số phế nang mất chức năng hô hấp Vì vậy, một số phế nang bên cạnh phải hoạt động bù, từ đó gây nên hiện tượng khí phế)
III Cơ chế sinh bệnh
Do đường hô hấp trên, hay phế quản bị hẹp cho nên không khí từ phế nang đi ra ngoài bị trở ngại Do vậy, một ít không khí vẫn tích lại trong phế nang, nhưng cơ thể luôn cần không khí để duy trì sự sống (nhất là khi vận động) gia súc càng hô hấp mạnh hơn, cho nên không khí lại tích nhiều trong phế nang, làm cho phế nang gi;n to ra (từ 5 -
15 lần) dẫn đến có sự chèn ép giữa phế nang và phế quản Hậu quả làm cho đàn tính của phế nang giảm Vì vậy, làm cho cơ thể thiếu oxy, trên lâm sàng ta thấy gia súc có hiện tượng khó thở Những phế nang phồng to lại ép phế nang bên cạnh và tiểu phế nang Do vậy, làm cho hiện tượng khí phế ngày càng lan rộng Mặt khác không khí có thể vào máu đi theo tĩnh mạch và gây ra hiện tượng khí phế dưới da
Nếu kích thích bệnh lý cứ liên tục và lâu dài sẽ làm cho các sợi chun, sợi hồ của phế nang bị thoái hoá Dẫn đến, các phế nang tiếp tục gi;n rộng Hậu quả phế nang mất tác dụng hô hấp, từ đó phổi dần dần bị teo lại và cơ thể càng thiếu oxy Cho nên, hiện tượng thở khó càng nặng thêm
Do máu ở phổi bị ứ lại, tim phải hoạt động mạnh và nhiều, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến tim phình to ra Vì vậy, khi nghe tim thấy tiếng tim thứ hai tăng
- Gõ vùng phổi, xuất hiện âm trống, vùng
phổi mở rộng cả về phía trước và phía sau
- Nghe phổi: lúc đầu thấy âm phế nang
tăng, sau đó âm phế nang giảm (do phế nang
mất đàn tính) Nếu do kế phát từ bệnh viêm phế quản m;n, nghe phổi thấy âm ran Nếu
do hẹp phế quản, nghe phổi thấy âm vò tóc Nếu do tắc phế quản, nghe phổi không thấy
Trang 7V Tiên lượng
cthể mạn tính bệnh khó hồi phục
VI Chẩn đoán
- Dựa vào hiện tượng thở khó và nghe phổi không thấy âm phế nang
- Dùng Atropin tiêm dưới da cho gia súc Nếu sau khi tiêm gia súc dễ thở hơn thì đó
là do bệnh khí phế (do Atropin làm giảm co thắt cơ trơn)
a Dùng thuốc loại trừ nguyên nhân gây bệnh
b Dùng thuốc làm giảm co thắt cơ trơn và để gia súc dễ thở
Rp1: Atropinsulphat 0,1%: 0,01- 0,02g Tiêm dưới da cho ĐGS ngày 1 lần Rp2: Ephedrin hydrocloric: 0,3-0,5g Tiêm hoặc cho ĐGS uống ngày 1 lần Rp3: Adrenalin 0,1%: 2-3ml Tiêm dưới da cho ĐGS ngày 1 lần
đến hiện tượng thở khó)
Khí phế ngoài phế nang (Emphysema pulmorum interstiala)
Trang 8II Nguyên nhân
- Do gia súc làm việc quá nặng với thời gian kéo dài
- Do áp lực xoang bụng tăng
- Do gia súc ho kéo dài
- Do gia súc trúng độc khoai lang hà
III Cơ chế sinh bệnh
Các tác động bệnh lý làm cho gia súc thở mạnh, dẫn đến phế nang hay tiểu phế quản phổi bị vỡ, từ đó không khí chui vào tổ chức giữa các phế nang, chèn ép phế nang và phế quản Do vậy làm cho quá trình hô hấp ở phổi bị trở ngại nghiêm trọng và gây ra hậu quả gia súc thở khó đột ngột, thậm chí ngạt thở chết
Do hiện tượng khí phế mà một số phế nang khác phải làm việc bù, khi làm việc bù quá mức các phế nang này lại bị rách → hiện tượng khí phế càng lan rộng Mặt khác không khí có thể vào máu đi theo tĩnh mạch và gây nên hiện tượng khí phế dưới da Nếu bệnh nặng còn có thể gây tích khí trong xoang ngực
IV triệu chứng
- Hiện tượng thở khó xẩy ra đột ngột (con vật há mồm, thè lưỡi, lỗ mũi bành ra để thở), niêm mạc mắt bầm tím, tần số tim và tần số hô hấp tăng cao Bệnh tiến triển từ 1-2 tiếng hay 1-2 ngày, gia súc ngạt thở chết
- Gõ vùng phổi nghe thấy âm bùng hơi và vùng gõ lùi về phía sau
- Nghe phổi thấy âm vò tóc, nếu có sự kết hợp với viêm phế quản, còn nghe thấy âm ran khô và ran ướt
- Có hiện tượng khí phế dưới da (đặc biệt là ở vùng dạ cỏ, vùng nách, vùng ngực, vùng bẹn)
V Tiên lượng
- Nếu bệnh nặng, gia súc chết sau 1 - 2 giờ
- Nếu bệnh nhẹ, bệnh kéo dài 2-3 ngày sẽ khỏi
VI Chẩn đoán
- Điều tra chế độ sử dụng gia súc và khẩu phần ăn của gia súc
- Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
+ Phù phổi: Nước mũi có lẫn nước bọt màu trắng
+ Phù thanh quản: Gia súc hít vào khó, nghe phổi có tiếng thổi ống
+ Vỡ thanh quản: Gia súc không khó thở
Trang 9c Dùng thuốc an thần: (Prozin, Aminazin, )
d Dùng dầu nóng xoa vào nơi khí phế dưới da (nếu cần thiết thì dùng kim chọc vào
- Tuỳ theo nguyên nhân gây sung huyết phổi người ta chia làm 2 thể sung huyết: + Sung huyết chủ động (sung huyết động mạch)
+ Sung huyết bị động (sung huyết tĩnh mạch)
- Trên cơ sở sung huyết phổi mà tạo ra hiện tượng phù phổi (chủ yếu là tăng huyết
áp tiểu tuần hoàn, từ đó có hiện tượng dịch trong mạch quản thoát ra ngoài phế quản và phế nang gây ra phù phổi Hậu quả, làm cản trở lớn tới hô hấp của phổi và dẫn đến gia súc ngạt thở chết
II Nguyên nhân
1 Trường hợp sung huyết bị động
- Do thiểu năng tim (hở, hẹp van tim, suy tim làm cho máu trở về tim khó khăn)
- Do viêm thận gây thuỷ thũng toàn thân
- Do các bệnh làm cho gia súc bị liệt và gia súc bị liệt với thời gian kéo dài (còi xương, mềm xương, què, chứng xeton huyết, )
- Do bội thực dạ cỏ hay chướng hơi dạ cỏ (làm tăng áp lực trong xoang bụng, từ đó làm máu trở về tim khó khăn)
2 Sung huyết chủ động
- Khi gia súc phải làm việc quá sức
- Gia súc bị say nắng, cảm nóng
- Do trúng độc một số hơi độc (những hơi độc này kích thích phổi hoạt động mạnh)
- Do một số vi trùng tác động vào (phế cầu trùng, tụ huyết trùng, đóng dấu)
3 Phù phổi: Trên cơ sở sung huyết phổi gây nên
Trang 10III Cơ chế sinh bệnh
1 Sung huyết bị động
Tất cả các nguyên nhân bệnh làm cho tuần hoàn phổi bị ứ trệ, tương dịch tiết ra tràn vào các phế nang và tổ chức liên kết của phế nang → làm cho phế nang thường bị sưng nhẹ
2 Sung huyết chủ động
Tương tự như sung huyết bị động Nhưng trong trường hợp do vi trùng tác động thì những huyết quản ở những nơi tổn thương to rất nhiều và chứa nhiều huyết cầu, một lượng nhỏ fibrin tràn vào phế nang → thường làm cho phổi bị xơ hoá
- Nghe tim: Nếu sung huyết chủ động tim đập nhanh và mạnh Nếu sung huyết bị
động tim đập yếu, tĩnh mạch cổ phồng to
V Bệnh tích
- Sung huyết phổi: Thuỳ phổi có màu đỏ, khi cắt phổi có nước màu hồng, đỏ, chảy
ra Trên mặt phổi có những điểm lấm tấm xuất huyết
- Phù phổi: Trong thanh quản, khí quản hay phế quản chứa đầy bọt trắng có khi pha màu hồng Phổi to và bóng, khi cắt phổi có nhiều bọt trắng chảy ra
VI Tiên lượng
- Sung huyết phổi chủ động dễ hồi phục
- Sung huyết phổi bị động khó hồi phục
Nước mũi chảy có màu hồng
Trang 11VII Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh căn cứ vào những triệu chứng điển hình sau:
- Gia súc khó thở đột ngột, khó chịu, mắt lồi
- Tĩnh mạch cổ phồng to, niêm mạc mắt tím bầm
- Nước mũi chảy ra có màu trắng hoặc màu hồng
Trên thực tế ta cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau
VIII Điều trị
1 Hộ lý
- Cho gia súc nghỉ ngơi, đưa gia súc vào nơi mát, thoáng khí
- Nếu sung huyết chủ động thì dùng nước đá chườm vào vùng đầu, phun nước lạnh lên toàn thân gia súc, hay dùng nước lạnh thụt rửa trực tràng
- Nếu sung huyết phổi nặng thì phải dùng biện pháp trích huyết ở tĩnh mạch: (Tiểu gia súc từ 100 - 200ml; Đại gia súc: 1-2-3 lít)
2 Dùng thuốc điều trị
a Dùng thuốc trợ sức, trợ lực
b Dùng thuốc để làm giảm dịch thẩm xuất và bền vững thành mạch: (canxi clorua 10%: Đại gia súc 70ml; Tiểu gia súc 30ml; Lợn, chó 5-10ml) Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần Hoặc Atropinsulfat 0,1%: Đại gia súc 10ml; Tiểu gia súc 5ml; Lợn, chó 2-5ml Tiêm dưới da ngày 1 lần
Bảng chẩn đoán phân biệt một số bệnh ở phổi
Đặc điểm
so sánh Sung huyết - phù phổi Viêm tiểu phế quản Viêm phổi Phổi xuất huyết Cảm nắng, cảm nóng
Ho Ho ít Ho nhiều Ho nhiều Ho nhiều Không ho nghe phổi Âm ran và bọt vỡ
Có âm ran, khi
ho âm ran giảm
Âm ran, âm phế quản bệnh lý,
Vùng âm đục phân tán
Thở Khó thở đột ngột Khó thở từ từ Khó thở từ từ Khó thở đột ngột Thở khó Nhiệt độ Bình thường Hơi sốt Sốt có quy luật Không sốt Sốt cao
xuất huyết phổi (Haemopteo)
I Đặc điểm
- Phổi xuất huyết là hiện tượng chảy máu ở khí quản, phế quản và phế nang
Trang 12- Ngựa, bò, dê hay mắc
II Nguyên nhân
- Do gia súc làm việc quá mức → phổi
bị sung huyết quá độ, làm cho mạch quản
- Do hiện tượng lấp quản phổi hay
huyết khối → máu ứ lại ở phổi gây nên vỡ
- Gia súc khó thở Nghe phổi có âm ran ướt
- Mạch nhanh và yếu Gia súc hoảng hốt và run rẩy Sau đó con vật ng;, bốn chân lạnh, thân nhiệt hạ hơn bình thường rồi con vật chết
- Nếu lượng máu chảy ra quá nhiều thì chỉ khoảng 15-20 phút hoặc là 1-2 tiếng sau khi xuất hiện bệnh gia súc chết
IV Chẩn đoán
- Căn cứ vào triệu chứng: Gia súc ho, có máu chảy ra ở lỗ mũi, khó thở, nghe phổi
có âm ran ướt, con vật hoảng hốt, sợ h;i
- Trên thực tế ta cần chẩn đoán phân biệt với bệnh chảy máu dạ dày Trong trường hợp này máu màu nâu, vón cục lại lẫn với mảnh thức ăn
Trang 13Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần
b Nếu lượng máu chảy ra quá nhiều
Phải dùng máu để truyền hoặc là dùng nước sinh lý truyền tĩnh mạch (liều lượng tuỳ thuộc vào mức độ mất máu)
c Nếu gia súc ho nhiều và hoảng sợ, dùng thuốc an thần
d Dùng thuốc trợ sức, trợ lực
Bệnh phế quản phế viêm (Broncho pneumonia catarrhalis)
I Đặc điểm
- Bệnh còn có tên gọi là viêm phế quản phổi hay viêm phổi đốm Quá trình viêm xảy
ra trên vách phế quản và từng tiểu thuỳ phổi Trong phế nang chứa dịch thẩm xuất (gồm: bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bì, niêm dịch)
- Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ giá rét, gia súc non và gia súc già hay mắc Nếu
điều trị không kịp thời, bệnh dễ chuyển sang viêm phổi hoại thư
II Nguyên nhân
1 Nguyên nhân nguyên phát
- Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém → làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm
Do vậy, khi bị nhiễm lạnh gia súc dễ bị mắc bệnh
- Do phổi bị kích thích bởi một số khí độc, hơi nóng, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản → nhiễm khuẩn và viêm
- Do phổi bị tổn thương cơ giới (cho gia súc uống nước, thuốc sặc vào khí quản) → nhiễm khuẩn và viêm