1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng của các công ty trên sàn chứng khoán việt nam

84 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Với đề tài “Tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam” sử dụng dữ liệu từ 485 công ty trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội tron

Trang 1

-

NGUYỄN THỊ VIỄN ĐÔNG

TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ VÀ TUỔI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN

SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Tp Hồ Chí Minh, Năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn: “Tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng

của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Nguyễn Thị Viễn Đông

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để luận văn hoàn thành như ngày hôm nay, tôi đã trải qua một thời gian dài được sự dạy dỗ của Thầy cô, cũng như sự giúp đỡ của bạn bè Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Toàn thể các thầy, cô đã giảng dạy trong chương trình cao học trường Đại học Mở

Tp Hồ Chí Minh, nơi đã cung cấp cho tôi một lượng kiến thức bổ ích và hữu dụng trong nghiên cứu học thuật và ứng dụng thực tế

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Trần Phúc đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Việt Hà và tập thể lớp MFB5B đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tham gia chương trình học

Nguyễn Thị Viễn Đông

Trang 4

TÓM TẮT

Tăng trưởng công ty luôn là yếu tố được quan tâm và mục tiêu hướng đến của nhiều đối tượng như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nước Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng công ty là nhu cầu không bao giờ ngừng Cũng vì lý do

đó, tác giả nghiên cứu một số lý thuyết và các nghiên cứu trước trong và ngoài nước về tăng trưởng công ty nhằm tìm ra những khe hở trong các nghiên cứu trước để tiến hành nghiên cứu hoàn thiện hơn trong nghiên cứu này

Với đề tài “Tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng của các công ty

trên sàn chứng khoán Việt Nam” sử dụng dữ liệu từ 485 công ty trên sàn chứng khoán

Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội trong thời gian 2009 đến 2014, tác giả xây dựng mô hình hồi quy và sử dụng phương pháp hồi quy phân vị để phân tích với mục tiêu hoàn thiện những khe hở còn tồn đọng trong các nghiên cứu trước

Kết quả hồi quy cho thấy, quy mô công ty có mối tương quan thuận đối với tăng trưởng công ty Mức tác động của quy mô đối với tăng trưởng cao hơn ở những công ty

có quy mô vừa và nhỏ so với công ty có quy mô lớn Đối với tuổi công ty, tuổi có mối tương quan nghịch với tăng trưởng Đồng thời, tuổi công ty càng lớn thì mức độ tác động đến tăng trưởng càng cao Mức độ tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng thay đổi qua các phân vị trong nghiên cứu thể hiện chi tiết hơn sự tác động của quy mô

và tuổi đến tăng trưởng công ty Kết quả nghiên cứu với R2 bằng 44.52% cho thấy mô hình giải thích được tương đối kết quả về tăng trưởng công ty Bên cạnh đó, kiểm định F với giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 càng cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC ĐỒ THỊ vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1: 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 3

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

1.6 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 2 6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 6

2.1 Cơ sở lý thuyết 6

2.2 Một số nghiên cứu trước 8

2.2.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài 8

2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước 12

2.3 Phương pháp nghiên cứu và đo lường các biến ở các nghiên cứu trước 13

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 13

2.3.2 Cách đo lường các biến nghiên cứu 15

2.4 Kết luận 17

CHƯƠNG 3: 19

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Mô hình nghiên cứu và các biến trong mô hình 19

3.2 Giải thích và đo lường các biến 20

3.2.1 Tăng trưởng (GROWTH) 20

3.2.2 Quy mô công ty (LNSIZE) 20

3.2.3 Tuổi công ty (LNAGE) 21

Trang 6

3.2.4 Biến kiểm soát 22

3.3 Các giả thuyết nghiên cứu 22

3.3.1 Sự tác động của quy mô đến tăng trưởng doanh nghiệp 22

3.3.2 Sự tác động của tuổi đến tăng trưởng doanh nghiệp 23

3.3.3 Sự tác động của tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng công ty 25

3.3.4 Sự tác động của tỷ số doanh thu trên tổng tài sản đến tăng trưởng công ty 25

3.4 Dữ liệu sử dụng 26

3.5 Phương pháp nghiên cứu 26

3.6 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng 26

3.6.1 Thống kê mô tả 26

3.6.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan 27

3.6.3 Phương pháp hồi quy 27

3.7 Phương pháp ước lượng hồi quy 28

3.7.1 Mô hình hồi quy OLS 28

3.7.2 Mô hình hồi quy phân vị 28

CHƯƠNG 4 30

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Thống kê mô tả 30

4.2 Ma trận tương quan 34

4.3 Kiểm định đa cộng tuyến 35

4.4 Kiểm định tự tương quan 35

4.5 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 36

4.6 Kết quả hồi quy 36

4.6.1 Kết quả hồi quy của toàn bộ công ty 36

4.6.2 Kết quả hồi quy của từng nhóm công ty theo giai đoạn phát triển 40

4.6.3 Kết quả hồi quy qua từng nhóm công ty theo quy mô 44

4.7 Thảo luận kết quả hồi quy 49

4.7.1 Biến quy mô công ty (LNSIZE) 49

4.7.2 Biến tuổi của công ty (LNAGE) 50

4.7.3 Biến kiểm soát 51

4.8 Những ưu điểm trong kết quả hồi quy khi sử dụng mô hình hồi quy phân vị 51

CHƯƠNG 5 53

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 53

5.1 Kết luận 53

Trang 7

5.2 Một số gợi ý chính sách 53

5.3 Hạn chế của nghiên cứu 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 64

PHỤ LỤC 1: Thống kê mô tả 64

PHỤ LỤC 2: Ma trận tương quan 64

PHỤ LỤC 3: Hệ số VIF 64

PHỤ LỤC 4: Kiểm tra tự tương quan 64

PHỤ LỤC 5: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi 65

PHỤ LỤC 6: Kết quả mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS của tuổi tổng quát 65

PHỤ LỤC 7: Kết quả mô hình hồi quy phân vị của tuổi tổng quát 66

PHỤ LỤC 8: Kết quả mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS của tuổi <=10 67

PHỤ LỤC 9: Kết quả mô hình hồi quy phân vị của tuổi AGE<=10 68

PHỤ LỤC 10: Kết quả mô hình hồi quy OLS của tuổi AGE>=11 69

PHỤ LỤC 11: Kết quả mô hình hồi quy phân vị của tuổi AGE>=11 70

PHỤ LỤC 12: Kết quả mô hình hồi quy OLS theo quy mô công ty nhỏ và vừa 71

PHỤ LỤC 13: Kết quả mô hình hồi quy phân vị theo quy mô công ty nhỏ và vừa 72

PHỤ LỤC 14: Kết quả mô hình hồi quy OLS theo quy mô công ty lớn 73

PHỤ LỤC 15: Kết quả mô hình hồi quy phân vị theo quy mô công ty lớn 74

Trang 8

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.2 Đường hồi quy theo quy mô của tất cả công ty 38

Đồ thị 4.4a Đường hồi quy theo quy mô của công ty có tuổi AGE<=10 42

Đồ thị 4.4b Đường hồi quy theo quy mô của công ty có tuổi AGE>=11 42

Đồ thị 4.5a Đường hồi quy theo tuổi của công ty có tuổi AGE<=10 43

Đồ thị 4.5b Đường hồi quy theo tuổi của công ty có tuổi AGE>=11 43

Đồ thị 4.6a Đường hồi quy theo quy mô của công ty vừa và nhỏ 46

Đồ thị 4.7a Đường hồi quy theo tuổi của công ty vừa và nhỏ 47

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng theo từng giai đoạn phát triển của tuổi và

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy của công ty có tuổi AGE<=10 40 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy của công ty có tuổi AGE>=11 40 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy của công ty có quy mô vừa và nhỏ 44

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 AGE: Tuổi công ty

2 CTCP: Công ty cổ phần

3 GDP: Tổng thu nhập quốc nội

4 OLS: Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất

5 TP: Thành phố

6 FEM: Mô hình tác động cố định

7 REM: Mô hình tác động ngẫu nhiên

8 VIF: Hệ số phóng đại phương sai

Trang 11

đó, các công ty có tỷ lệ tăng trưởng tốt sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua việc tạo ra công ăn việc làm mới, đồng thời mở rộng được thị phần giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh Nhìn từ khía cạnh vĩ mô, tăng trưởng công ty là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế Xét về sự tác động dây chuyền trong nền kinh tế, nếu một ngành tăng trưởng cao sẽ dẫn đến tăng nhu cầu trong ngành đó, kéo theo các lĩnh vực khác phát triển và tạo nên hiệu ứng chung thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế Ngoài ra, khoản thuế từ các doanh nghiệp là một nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước, nhằm đóng góp vào sự tăng trưởng GDP trong nền kinh tế Qua đó ta thấy, tăng trưởng có vai trò rất quan trọng trong vấn đề sống còn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, cải thiện đời sống, đưa đất nước ngày càng phát triển hơn Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng nhằm giúp công ty có thể tăng trưởng bền vững là nhu cầu không bao giờ ngừng Lý thuyết tăng trưởng theo giai đoạn kết luận rằng mức độ tăng trưởng tùy vào từng giai đoạn sống của doanh nghiệp (Churchill và Lewis, 1983) Chúng ta có thể nhận biết giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các nhân tố: quy mô tăng trưởng, tuổi đời doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng,

cơ cấu tổ chức và các khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải (Greiner, 1972) Thêm vào đó, nghiên cứu của Mateev và Anastasov (2010) cho rằng quy mô và tuổi là yếu tố quyết định tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết để phân biệt các công ty đang phát triển mạnh mẽ với những công ty kém phát triển hơn Qua đó ta thấy, yếu tố quy mô và tuổi có một ảnh hưởng rất lớn đối với tăng trưởng của công ty Vì vậy, việc tìm hiểu sự tác động của tuổi và quy

mô đến tăng trưởng công ty là thực sự cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp có sự nhận biết về từng giai đoạn phát triển của mình và mở rộng quy mô một cách hợp lý để doanh nghiệp ngày càng phát triển

Trang 12

Nhận thấy tầm quan trọng, nhiều nghiên cứu về sự tác động của yếu tố quy mô và tuổi đến tăng trưởng doanh nghiệp được thực hiện Tuy nhiên kết quả về sự tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng doanh nghiệp vẫn còn nhiều tranh cãi Nghiên cứu của Gibrat công bố vào năm 1931 cho rằng tăng trưởng của công ty độc lập với quy mô doanh nghiệp Điều này có nghĩa là sự tăng trưởng của một công ty, trong bất kỳ thời gian nhất định độc lập với kích thước của công ty (Sutton, 1997; Nguyễn Thị Mỹ Trang, 2012) Nhưng nghiên cứu của Jovanovic (1982), Evan (1986) và Nguyễn Minh Hà (2010) kết luận rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa tuổi và quy mô với tăng trưởng công ty Trái ngược với những ý kiến trên, Singh và Whittington (1975) và Dunne và các cộng sự (1989) lại tìm thấy mối tương quan thuận giữa quy mô và tăng trưởng doanh nghiệp Coad (2014) lại cho rằng tăng trưởng có mối tương quan nghịch đối với các công ty có tuổi đời lớn hơn năm tuổi, ở giai đoạn bắt đầu hoạt động thì tăng trưởng là ngẫu nhiên với tuổi Điều đó có nghĩa

là tăng trưởng chịu tác động thuận hay nghịch từ các yếu tố quy mô và tuổi còn phụ thuộc vào thời điểm và giai đoạn trong vòng đời mà công ty đang trải qua Kết quả đưa ra từ các nghiên cứu trên cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng của tuổi và quy mô đến tăng trưởng công

ty là không đồng nhất và còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của công ty Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc có cái nhìn đúng về sự tác động của tuổi và quy

mô đến tăng trưởng để áp dụng vào thực tế

Mặt khác, Việt Nam đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế như tái cơ cấu doanh nghiệp, tăng quy mô, mở rộng hoạt động sản xuất nhằm tăng cường sự phát triển của các doanh nghiệp và hội nhập quốc tế (Baughn và các cộng sự, 2004) Do đó, việc tìm hiểu sự tác động của quy mô, tuổi đến tăng trưởng doanh nghiệp trong giai đoạn này là hết sức quan trọng Đối với Việt Nam, cho đến nay có rất ít nghiên cứu về tăng trưởng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng như nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2010) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012) sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (SEM) chỉ ra sự tác động của tuổi và quy

mô đến tăng trưởng Nhưng đây chỉ là kết quả lồng ghép trong nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh thu Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2010) sử dụng mô hình hồi quy với phương pháp 2 giai đoạn của Heckman xử lý biến nội sinh đã

Trang 13

tìm hiểu sâu hơn bằng cách chỉ nghiên cứu yếu tố quy mô và tuổi đời tác động đến tăng trưởng lao động và tăng trưởng tài sản của công ty Với phương pháp này, kết quả nghiên cứu sẽ là đường hồi quy trung bình Nếu trong mẫu nghiên cứu chia ra thành những đoạn nhỏ để phân tích thì mức độ chính xác càng cao Phát hiện ra điều này, Koenker và Bassett (1978) đã đưa ra mô hình hồi quy phân vị, kết quả nghiên cứu ở bất kỳ phân vị nào của hàm phân bố có điều kiện Sử dụng hàm hồi quy phân vị giúp tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ở nhiều phân vị khác nhau Hồi quy phân

vị khắc phục một số vấn đề mà phương pháp bình phương tối thiểu mắc phải là chỉ xác định giá trị trung bình có điều kiện của biến nghiên cứu

Xuất phát từ những lý do trên tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của quy mô

và tuổi đến tăng trưởng của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam” Kết quả nghiên

cứu là một bằng chứng khoa học cụ thể nhằm đưa ra những biện pháp giúp nâng cao tăng trưởng doanh nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng của công ty để đưa ra những gợi ý chính sách cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp

và nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về sự tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng công ty Từ đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng riêng cho những chiến lược kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao giúp công ty tăng trưởng bền vững Về phía các nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng phát triển của các doanh nghiệp để đầu

tư đúng thời điểm

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Quy mô, tuổi có tác động đến tăng trưởng công ty?

- Mức độ tác động của quy mô đến tăng trưởng công ty ở các phân vị khác nhau như thế nào?

Trang 14

- Mức độ tác động của tuổi đến tăng trưởng công ty ở các phân vị khác nhau như thế nào?

- Mức độ tác động quy mô đến tăng trưởng công ty qua từng giai đoạn phát triển của công ty như thế nào?

- Mức độ tác động tuổi đến tăng trưởng công ty qua từng giai đoạn phát triển của công ty như thế nào?

- Mức độ tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng giữa công ty có quy mô lớn và công ty có quy mô vừa và nhỏ như thế nào?

1.4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy mô công ty, tuổi công ty, tăng trưởng công ty

- Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2009 đến 2014

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Tác giả mong muốn đề tài sẽ đóng góp thêm một đánh giá mang tính định lượng về

sự tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng của doanh nghiệp ở một số phân vị khác nhau Đề tài chủ yếu nghiên cứu xem xét có hay không sự tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng doanh nghiệp và mức ảnh hưởng của các yếu tố này đến tăng trưởng doanh nghiệp như thế nào, có sự thay đổi nào trong mức độ tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng qua từng giai đoạn phát triển và theo quy mô của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu

là cơ sở khoa học nhằm giúp các doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể về mức tác động của tuổi

và quy mô đến tăng trưởng công ty Từ đó, các doanh nghiệp có thể đầu tư quy mô đúng mức và hoạch định chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty Bên cạnh

đó, kết quả còn giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng phát triển của các công ty trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội để đầu tư đúng lúc và kịp thời Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu nhà nước có thể hoạch định chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngày càng phát triển thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Trang 15

1.6 Kết cấu luận văn

Luận văn được chia thành 5 chương:

Chương 1 giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước Mục tiêu chương này là dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu trước về sự tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng công ty nhằm tìm ra những khe hở trong các nghiên cứu trước Đồng thời, xem xét phương pháp nghiên cứu, cách chọn biến và thu thập cơ sở dữ liệu để đưa ra phương pháp nghiên cứu ở chương tiếp theo

Chương 3 trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Dựa vào chương 2, chương

3 xây dựng mô hình nghiên cứu, giải thích cách đo lường các biến và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh đó, chương 3 cũng giới thiệu phương pháp phân tích dữ liệu, cách chọn mẫu dữ liệu phù hợp để giải thích các giả thuyết nghiên cứu

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5 đưa ra những kết luận, đồng thời đưa ra kiến nghị và đề xuất dựa trên kết

quả nghiên cứu

Trang 16

Với 2 mục tiêu của chương 2, cấu trúc của chương được trình bày như sau: Trước tiên luận văn trình bày cơ sở lý thuyết, tiếp theo là một số nghiên cứu trước Phương pháp nghiên cứu và đo lường các biến ở nghiên cứu trước được trình bày ở mục kế tiếp Cuối cùng là phần kết luận chương

2.1 Cơ sở lý thuyết

Correa (1999) đã chỉ ra công ty có nhiều nét đặc trưng và phức tạp Sự phức tạp này

đã làm xuất hiện nhiều học giả với những dự đoán khác nhau về sự chuyển biến của tăng trưởng và các quan điểm khác nhau về tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng công

ty Để hiểu rõ hơn, tác giả giới thiệu một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu

Quy luật Gibrat được công bố năm 1931 phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng công ty độc lập với quy mô của chúng Quy luật này cũng khẳng định, sự tăng trưởng trong quá khứ không thể sử dụng để dự đoán tăng trưởng trong tương lai của công ty

Nhưng nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng mối quan hệ giữa quy mô và tăng trưởng không tuân thủ quy luật Gibrat Sự ra đời của mô hình học tập về tiến bộ công nghiệp được phát triển bởi Jovanovic (1982) chỉ ra rằng hiệu quả quản lý và học tập qua thực hành là những yếu tố quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng công ty Sự khác nhau về quy mô của doanh nghiệp bị tác động không chỉ bởi vốn mà còn hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp dẫn đến các doanh nghiệp hiệu quả sẽ tăng trưởng và tồn tại Trong khi đó, các doanh nghiệp không hiệu quả sẽ giảm quy mô và thất bại Các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng nhanh hơn doanh nghiệp lớn Ngoài ra, mô hình của Jovanovic còn khám phá ra hiệu quả thực của các doanh nghiệp theo thời gian Giả thuyết rằng tất cả các yếu tố

Trang 17

khác không đổi, các doanh nghiệp già hơn thì gần với tình trạng tối ưu hơn và như thế chúng tăng trưởng ít đi Điều này do lợi ích học tập giảm dần theo thời gian

Lý thuyết quy mô tối ưu phát biểu rằng khi quy mô công ty tối ưu thì tại đó mức lợi nhuận của sản xuất tối đa (Viner, 1931và 1952) Ở đây tăng trưởng doanh nghiệp được nghiên cứu là sự chuyển đổi quy mô doanh nghiệp sang quy mô tối ưu Theo đó, tăng trưởng chỉ diễn ra đến khi doanh nghiệp đạt tới quy mô tối ưu và tăng trưởng tiếp tục diễn

ra nếu quy mô tối ưu thay đổi Lý thuyết này cho rằng những nhân tố tác động tới quy mô tối ưu của doanh nghiệp bao gồm chi phí sản xuất, mức độ cạnh tranh, năng lực quản lý, kỹ thuật công nghệ Đây là những nhân tố chủ yếu tác động tới quy mô của doanh nghiệp và tác động tới tăng trưởng doanh nghiệp Một kết luận quan trọng của lý thuyết này là doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng nhanh hơn doanh nghiệp lớn cho đến khi đạt tới quy mô sản xuất hiệu quả

Lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp của Penrose (1959) diễn tả tăng trưởng là một quá trình phát triển do tăng quy mô hoặc cải tiến chất lượng Điều này có nghĩa rằng, nhiều

sự thay đổi qua lại bên trong làm cho quy mô tăng với sự thay đổi các đặc tính của mục tiêu tăng trưởng Thêm vào đó, tăng trưởng là một quá trình mà xảy ra bất kỳ lúc nào khi có điều kiện thuận lợi nên quy mô có thể trở nên quan trọng hơn trong quá trình tiến triển liên tục đó Penrose cho thấy sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng cùng với việc gia tăng của quy mô đến khi doanh nghiệp đạt được một mức quy mô nào đó thì tăng trưởng có khuynh hướng giảm dần trong khi quy mô vẫn tăng Điều này là do sự giới hạn về cơ hội sản xuất, khả năng quản lý và các điều kiện kinh doanh mà tăng trưởng trên mức này sẽ làm tăng chi phí rất lớn để tăng trưởng

Bên cạnh đó, mô hình vừa học vừa làm cho thấy rằng các công ty lớn hơn có thể được hưởng lợi nhiều từ kinh nghiệm kinh doanh và do đó có một mức độ cao hơn về tăng trưởng bền vững so với các doanh nghiệp trẻ (Arrow, 1962; Sorensen và Stuart, 2000; Chang và công sự, 2002) Theo Nelson và Winter (1982) và Winter (1984) độ tuổi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển theo các hướng khác nhau như trong một môi trường công nghiệp hóa với những hoạt động được ràng buộc chặt chẽ về máy móc, quy trình thì tuổi tác có thể có mối tương quan thuận chiều đến tăng trưởng và nghiên cứu cho rằng sáng tạo

có xu hướng được tạo ra bằng cách tích lũy không thể chuyển nhượng kiến thức, ngược lại

Trang 18

trong khi ở một môi trường có các ý tưởng mới, các công ty mới gia nhập thị trường có thể tăng trưởng và phát triển nhanh chóng thì tuổi tác có thể có tương quan nghịch chiều với tăng trưởng và nghiên cứu cho rằng sáng tạo là một phát minh mới không phải một sự tích lũy kiến thức

2.2 Một số nghiên cứu trước

Đề tài nghiên cứu về tăng trưởng công ty được rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu ở các nước phát triển như Đức, Anh, Mỹ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ và các nước đang phát triển như Hồng Kông, Ấn độ, Ma rốc, Malysia trong đó có Việt Nam và thực hiện nghiên cứu với nhiều phương pháp khác nhau Nghiên cứu của Oliveira và Fortunato (2006) tìm thấy bằng chứng cho sự tác động của tuổi lên tăng trưởng trưởng công

ty Nghiên cứu Mateev và Anastasov (2010) kết luận rằng quy mô doanh nghiệp và tuổi công ty là yếu tố quyết định tăng trưởng và điều kiện tiên quyết để phân biệt các công ty đang phát triển mạnh mẽ so với các công ty yếu hơn Mô hình Churchill và Lewis (1983) chỉ ra quy mô doanh nghiệp là thước đo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của công

ty Từ những kết luận của các nghiên cứu trên chứng tỏ quy mô và tuổi tác động mạnh mẽ lên tăng trưởng công ty Để hiểu thêm về mối quan hệ giữa quy mô và tuổi đến tăng trưởng công ty, tác giả xin đưa ra vài nghiên cứu làm cơ sở cho nghiên cứu của mình

2.2.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Hermelo và Vassolo (2007) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng của

công ty tại Argentina Tác giả áp dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất phân tích mẫu dữ liệu Biến phụ thuộc là tăng trưởng công ty được tính bằng tăng trưởng lao động, tăng trưởng tài sản và tăng trưởng doanh thu Các chỉ số như quy mô công ty, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, doanh số nhập khẩu, doanh số xuất khẩu, nguồn lực tài chính được sử dụng làm biến độc lập Kết quả tìm thấy tăng trưởng công ty không chịu tác động bởi quy mô công ty Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Gibrat (1931) Ngoài ra, kết quả cho thấy lợi nhuận, doanh số xuất khẩu và nguồn lực tài chính ảnh hưởng thuận chiều với tăng trưởng Ngược lại, doanh số nhập khẩu lại tác động nghịch chiều với tăng trưởng

Trang 19

Tuy nhiên, nghiên cứu của Das (1994) đã tìm thấy tuổi công ty có tác động cùng chiều đến tăng trưởng của nó Có 3 lý do giải thích cho tác động này Thứ nhất, các công ty

dù nhỏ hay lớn tuổi đều học hỏi để phát triển hiệu quả theo thời gian Đối với những công

ty lớn tuổi họ luôn cải tiến hoặc nghiên cứu những sản phẩm thích hợp trên thị trường để không ngừng tăng trưởng Thứ hai, đối với công ty non trẻ, sự nhận thức của khách hàng về một sản phẩm sẽ tăng theo tuổi của nó, điều đó có tác động tích cực đến tăng trưởng công

ty Thứ ba, danh tiếng của công ty có thể tăng dần theo độ tuổi của nó Bên cạnh đó, kết quả cũng tìm thấy quy mô có tác động ngược chiều đến tăng trưởng công ty Điều này được biện luận là vì sự thiếu linh hoạt trong sản xuất của các công ty lớn làm chúng không thể đáp ứng với những thông tin mới trên thị trường như các công ty nhỏ, do tính ổn định của nguồn vốn lớn có thể không đáp ứng nhanh chóng với những ý tưởng thay đổi mới của họ

Ngoài ra, nghiên cứu của Vlachvei và Notta (2008) cũng ủng hộ mối tương quan dương giữa tuổi và tăng trưởng và mối tương quan âm giữa quy mô và tăng trưởng Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 178 công ty về sản xuất và thương mại trên sàn chứng khoán

Hy Lạp trong giai đoạn 1995-2000 với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng số lượng nhân viên và doanh số bán hàng Kết quả tìm thấy tuổi, số lượng thành viên hội đồng quản trị, chỉ số thanh khoản và lợi nhuận có mối tương quan thuận với tăng trưởng công ty Trong khi đó, biến quy mô, đòn bẩy tài chính, chi phí quảng cáo và chi phí nghiên cứu và phát triển có mối tương quan nghịch đến tăng trưởng công ty

Dù hai biến tuổi và quy mô tác động đến tăng trưởng trái ngược nhau nhưng hai yếu tố này ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng công ty trong mô hình nghiên cứu này

Đưa ra cùng kết quả với nghiên cứu trên về mối quan hệ giữa quy mô và tăng

trưởng, nghiên cứu Harabi (2005) với đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng các công

ty tại Ma rốc” sử dụng dữ liệu khảo sát 370 công ty có quy mô khác nhau từ 1 công nhân

đến 100 công nhân thuộc 3 lĩnh vực chính: sản xuất, xây dựng, dịch vụ và thương mại trong giai đoạn năm 1998 - 2000 Cùng kết quả với nghiên cứu của Vlachvei và Notta (2008), nghiên cứu của Harabi (2005) chỉ ra mối tương quan nghịch giữa quy mô và tăng trưởng Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu Harabi (2005) cho thấy tuổi có mối tương quan nghịch với tăng trưởng công ty trái ngược với kết quả nghiên cứu Vlachvei và Notta (2008) Ngoài ra,

Trang 20

kết quả còn chỉ ra rằng những công ty nhỏ tăng trưởng nhanh hơn những công ty lớn, công

ty trẻ lại phát triển nhanh hơn những công ty thành lập lâu hơn

Nghiên cứu của Evans (1986) sử dụng dữ liệu 100 công ty sản xuất tại Mỹ trong khoảng thời gian 1976-1980 để tìm hiểu sự tác động của tuổi và quy mô công ty đến tăng trưởng công ty Ông nghiên cứu với 3 biến độc lập là quy mô, tuổi công ty, số lượng chi nhánh của công ty trong đó quy mô được đo bằng số lượng nhân viên công ty, tuổi là số năm hoạt động của công ty cho đến thời điểm nghiên cứu và tuổi được chia thành 5 nhóm: mới thành lập đến dưới 7 tuổi là công ty trẻ, 7 đến 20 tuổi, 21 đến 45 tuổi, 46 đến 95 tuổi

và 96 tuổi trở lên Ba biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này là tăng trưởng doanh thu bán hàng công ty, khả năng tồn tại và phát triển, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Kết quả cho thấy

độ tuổi của công ty là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển công ty Các công ty lớn tuổi có mối quan hệ âm đối với tăng trưởng của công ty, ngược lại những công ty trẻ lại có quan hệ dương với tăng trưởng công ty Từ nghiên cứu trên ta thấy rằng ở những giai đoạn khác nhau công ty có tốc độ tăng trưởng khác nhau Kết quả phù hợp với

lý thuyết tăng trưởng giai đoạn của Gerosky (1999) Ngoài ra, biến quy mô có tác động tiêu cực đến tăng trưởng công ty Điều này có nghĩa những công ty nhỏ tăng trưởng nhanh hơn những công ty lớn

Singh và Whittington (1975) sử dụng dữ liệu 1,955 công ty ngành công nghiệp hoạt động trong giai đoạn 1948-1960 ở Anh để tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô và tăng trưởng công ty Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp có mối tương quan thuận với quy mô Quy luật Gibrat thất bại trong nghiên cứu này

Hardwick và Adams (2002) sử dụng dữ liệu 176 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Anh trong giai đoạn 1987 -1996 để tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô và tăng trưởng Trong đó, tăng trưởng được đo bằng giá trị sổ sách của tổng tài sản ròng hàng năm Kết quả trong nghiên cứu này ủng hộ quy luật Gibrat cho thấy mối quan hệ giữa quy mô và tăng trưởng của công ty bảo hiểm nhân thọ là độc lập với nhau Bên cạnh

đó, kết quả còn cho thấy các công ty nhỏ đã lớn nhanh hơn so với những công ty lớn trong những năm bùng nổ 1987-1990, trong khi các công ty lớn đã phát triển nhanh hơn trong cuộc suy thoái của 1990-1993 và tiếp tục phát triển như vậy trong thời gian phục hồi năm 1993-1996

Trang 21

Reichstein và các cộng sự (2006) phân tích tăng trưởng doanh nghiệp bằng mô hình hồi quy phân vị với dữ liệu 9000 công ty ở Đan Mạch Nhằm thấy rõ hơn lợi ích từ việc sử dụng mô hình hồi quy phân vị làm phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng đồng thời

2 mô hình, mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và mô hình hồi quy phân vị để phân tích Đối với hồi quy OLS, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp không có ý nghĩa trong việc giải thích sự tăng trưởng của công ty, nhưng mô hình hồi quy phân vị lại có ý nghĩa trong việc giải thích này ở những phân vị thấp và cao của mô hình Từ kết quả nghiên cứu ta thấy, phương pháp hồi quy phân vị phân tích chi tiết hơn ở từng nhóm quan sát nhỏ giúp có cái nhìn bao quát hơn ở nhiều phân vị thay vì một đường hồi quy trung bình của mô hình bình phương nhỏ nhất Đây là một ưu điểm của phương pháp hồi quy phân vị so với phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS)

Cùng với phương pháp nghiên cứu của Reichstein và các cộng sự (2006), Coad (2014) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi công ty và sức bền trong tăng trưởng của

công ty Trong đó, tăng trưởng công ty được đo bằng doanh số bán hàng của công ty, tuổi

công ty được chia thành 4 giai đoạn khác nhau: giai đoạn 1 từ khi thành lập đến nhỏ hơn 5 tuổi, giai đoạn 2 từ 5 tuổi đến nhỏ hơn 10 tuổi, giai đoạn 3 tuổi từ 10 tuổi đến nhỏ hơn 20 tuổi, giai đoạn 4 từ 20 tuổi trở lên Kết quả nghiên cứu đã tìm ra từng giai đoạn trong độ tuổi khác nhau có mức độ tăng trưởng doanh thu bán hàng khác nhau, cụ thể là các công ty nhỏ hơn 5 tuổi thì tuổi không có ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu bán hàng, các công

ty lớn tuổi hơn thì tuổi lại tác động ngược chiều đến tăng trưởng doanh thu bán hàng Điểm mới trong nghiên cứu này so với các nghiên cứu của Reichstein và các cộng sự (2006) là sự kết hợp giữa phương pháp hồi quy phân vị và phân chia tuổi của công ty ra nhiều giai đoạn phát triển để nghiên cứu sự tăng trưởng của doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau Quy

mô công ty có mối tương quan thuận lên tăng trưởng ở những phân vị nhỏ đến phân vị 0.5, trong khi đó quy mô có mối tương quan nghịch đến tăng trưởng ở những phân vị lớn hơn 0.5 Bên cạnh đó, với mô hình hồi quy phân vị, Coad đã cho thấy những mức độ tác động khác nhau ở những phân vị khác nhau cả tuổi và quy mô đến tăng trưởng công ty

Qua một số nghiên cứu ở nước ngoài, ta thấy quy mô và tuổi tác động đến tăng trưởng chưa có một kết quả đồng nhất Kết quả tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô và tăng trưởng đôi khi là ngẫu nhiên, tương quan thuận hay cũng có lúc là tương quan nghịch Kết

Trang 22

quả của tuổi cũng cho tương tự Điều đặc biệt, các nghiên cứu gần đây cho thấy sự khác biệt trong cách chia biến và phương pháp nghiên cứu đã đem đến những kết quả chi tiết hơn Với nghiên cứu sự tác động của tuổi đến tăng trưởng ở những giai đoạn khác nhau hay những nhóm quan sát ở các phân vị tác động đến biến tăng trưởng điều này giúp nhìn rõ hơn sự ảnh hưởng của tuổi cũng như quy mô đến tăng trưởng công ty Tiếp theo, tác giả xem xét các nghiên cứu ở Việt Nam về tăng trưởng để thấy được kết quả cũng như phương pháp nghiên cứu so với các nước khác

2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2010) xem xét tác động của quy mô, tuổi đời

doanh nghiệp đến tăng trưởng doanh nghiệp với dữ liệu gồm 5461 doanh nghiệp tại Việt

Nam Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với phương pháp 2 giai đoạn của Heckman giúp loại bỏ chênh lệch của mẫu là các doanh nghiệp không còn tồn tại so với thời điểm nghiên cứu Trong đó, tăng trưởng doanh nghiệp được đo lường bằng quy mô lao động hoặc quy mô tài sản Kết quả tìm thấy các doanh nghiệp trẻ tăng trưởng lao động nhanh hơn các doanh nghiệp già và các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng tài sản nhanh hơn các doanh nghiệp lớn Kết quả này giống với kết quả trong mô hình của Jovanovic (1982)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012) xem xét các yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam với dữ liệu được lấy từ 194 doanh

nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2011 Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để phân tích dữ liệu Sau đó nghiên cứu sử dụng kiểm định F- test và Hausman test để chọn ra mô hình phù hợp nhất Nghiên cứu kết luận rằng doanh nghiệp trẻ tuổi tăng trưởng doanh thu lớn hơn các doanh nghiệp nhiều tuổi Quy mô công ty không có

ý nghĩa trong nghiên cứu này

Với hai nghiên cứu trên ta thấy, cách đo lường biến tăng trưởng ở mỗi nghiên cứu không giống nhau Đồng thời, kết quả nghiên cứu về quy mô tác động đến tăng trường là khác nhau giữa hai nghiên cứu Bên cạnh đó, với phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất được sử dụng ở hai nghiên cứu trên kết quả tìm thấy là đường hồi quy trung bình Nghiên cứu chưa tìm hiểu ở các phân vị khác nhau trên toàn bộ quan sát Ngoài ra, nghiên

Trang 23

cứu chưa tìm hiểu sự tác động của tuổi đến tăng trưởng vào những giai đoạn phát triển khác nhau cũng như những nhóm công ty được phân loại theo quy mô Từ những hạn chế về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu không đồng nhất có thể do sự khác nhau về mẫu dữ liệu, thời gian nghiên cứu và cách đo lường biến, tác giả cho rằng cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về vấn đề này, đặc biệt là với các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu về sự tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng công ty trong luận văn này

Ngoài việc tìm hiểu các biến trong mô hình nghiên cứu thì phương pháp và cách đo lường biến cũng hết sức quan trọng trong nghiên cứu Tiếp theo tác giả sẽ tìm hiểu phương pháp nghiên cứu và cách đo lường các biến ở một số nghiên cứu trước nhằm tạo ra những biến phù hợp và xây dựng mô hình tốt hơn cho nghiên cứu này

2.3 Phương pháp nghiên cứu và đo lường các biến ở các nghiên cứu trước

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong các nghiên cứu trước, nhiều phương pháp phân tích khác nhau được sử dụng

để tìm hiểu tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng công ty như mô hình hồi quy OLS, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) sau đó thực hiện một số kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất Bên cạnh đó, một số nghiên cứu

sử dụng mô hình 2 giai đoạn của Heckman năm 1979 để xử lý các biến nội sinh có thể dẫn đến những sai lệch trong mẫu nghiên cứu Đặc biệt gần đây, mô hình hồi quy phân vị cũng được sử dụng ở một vài nghiên cứu nước ngoài Để hiểu rõ hơn những ưu và nhược điểm của từng phương pháp nghiên cứu khi sử dụng cũng như tham khảo cách đo lường biến chúng ta sẽ đi qua một vài nghiên cứu trước

Nghiên cứu Harabi (2005), Mishra (2004) và Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012) đã sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) Tuy nhiên, với phương pháp hồi

quy này cần tuân thủ các giả thuyết khá nghiêm ngặt như các biến độc lập không phải là

các biến ngẫu nhiên, kỳ vọng toán của thành phần sai số (εi) bằng 0 tức là E[εi] = 0, có tính

thuần nhất phương sai của thành phần sai số cố định tức là var(εi) = δ2

, không có tự tương

quan tức là cov(εi, εi) = 0 với (i ≠ j) Tuy nhiên, các nghiên cứu thường một hoặc hai giả

thiết trên bị xâm phạm dẫn đến kết quả là phương pháp bình phương tối thiểu không còn là

Trang 24

tốt nhất Mô hình FEM và REM đã giải quyết vấn đề khó khăn cho mô hình OLS nhưng kết quả tìm được là một đường hồi quy thể hiện mức tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc trong nghiên cứu đều quy về một mức trung bình, điều đó chưa phản ảnh rõ các mức

độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến giải thích Nếu có thể nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau thì sẽ đánh giá rõ hơn về sự tác động của các biến trong mô hình Đây là nhược điểm của mô hình OLS, mô hình FEM và mô hình REM

Bên cạnh đó, mô hình hồi quy 2 giai đoạn của Heckman (1979) là mô hình được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về sự tác động của quy mô và tuổi đời đến tăng trưởng doanh nghiệp như nghiên cứu của Choi (2010) và Nguyễn Minh Hà (2010) Với mô hình 2 giai đoạn của Heckman có thể xử lý sự sai lệch của mẫu do sai số trong đo lường có thể dẫn đến nguy cơ nội sinh nhưng kết quả khi sử dụng mô hình này cũng tương tự mô hình OLS

là một đường hồi quy trung bình

Ngoài hai mô hình được giới thiệu trên, mô hình hồi quy phân vị của Koenker và Bassett (1978) được áp dụng ở một số nghiên cứu về tăng trưởng công ty ở nước ngoài như

nghiên cứu của Reichstein và các cộng sự (2006), Coad (2014) và nghiên cứu Goedhuys và

Sleuwaegen (2009) Với mô hình này, kết quả nghiên cứu có thể đánh giá sự tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc ở nhiều phân vị khác nhau với những mức ảnh hưởng khác nhau Sử dụng phương pháp hồi quy phân vị trong nghiên cứu có thể giải quyết các vấn đề vốn là nhược điểm khi áp dụng phương pháp OLS như phương sai sai số thay đổi do phần sai số không phải là không đổi trên toàn bộ phân bố vì thế đã vi phạm tiên đề về tính thuần nhất hoặc thông qua việc coi giá trị trung bình là độ đo về vị trí đường hồi quy dẫn đến thông tin về đuôi của phân bố bị mất đi và mô hình hồi quy OLS rất nhạy cảm với các giá trị ngoại lai có thể làm sai lệch kết quả đáng kể (Montenegro, 2001) Mặt khác, việc nghiên cứu tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng công ty được đề cập rất nhiều trên thế giới Tuy nhiên, việc phân tích tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng bằng phương pháp hồi quy phân vị do Koenker và Bassett (1978) đề xuất chưa được thực hiện tại Việt Nam Vì những lý do đó tác giải chọn phương pháp hồi quy phân vị trong nghiên cứu này

Một yếu tố cũng không kém quan trọng trong xây dựng mô hình nghiên cứu là cách

đo lường các biến Các nhà nghiên cứu khác nhau có những lựa chọn biến nghiên cứu khác nhau, những khác biệt về đo lường ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các biến độc lập và

Trang 25

biến phụ thuộc trong nghiên cứu (Delmar, 1997) Do đó, việc lựa chọn biến nghiên cứu cũng hết sức quan trọng, mục tiếp theo nghiên cứu trình bày về cách đo lường các biến ở các nghiên cứu trước

2.3.2 Cách đo lường các biến nghiên cứu

2.3.2.1 Biến tăng trưởng công ty (GROWTH)

Nghiên cứu của Hoy và Dsouza (1992) chỉ ra sự đa dạng trong cách đo lường tăng trưởng của doanh nghiệp như dựa vào sự gia tăng thị phần, gia tăng vốn đầu tư, gia tăng doanh thu, lợi nhuận, gia tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp hoặc là gia tăng về số lượng lao động, tăng trưởng về tài sản Với mỗi cách đo lường thể hiện một khía cạnh của tăng trưởng và các giai đoạn trong chu kỳ sống của doanh nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp Để có lợi nhuận doanh nghiệp cần phải có doanh thu, doanh thu thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp, là quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch

vụ, thông qua hình thức trao đổi mua bán trên thị trường Doanh thu tăng cũng thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp Do đó, nghiên cứu tăng trưởng doanh thu là điều hết sức cần thiết trong mọi giai đoạn phát triển của công ty và được ưu tiên hàng đầu

Delmar và các cộng sự (2003) đã thảo luận các biện pháp tính hiệu suất khác nhau sau đó gợi ý rằng nếu chỉ có một chỉ số được chọn để làm thước đo của sự tăng trưởng vững chắc thì nên chọn doanh thu bán hàng Số liệu doanh thu bán hàng tương đối dễ dàng

để có được và phản ánh những thay đổi cả ngắn hạn và dài hạn trong công ty Ngoài ra, theo Barkham (1996) dữ liệu doanh thu bán hàng được cung cấp bởi báo cáo của các nhà quản lý công ty nên dữ liệu sẽ đáng tin cậy Khi thị trường tăng nhu cầu về sản phẩm dịch

vụ của công ty dẫn đến tăng doanh số bán hàng Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu mở rộng sản xuất làm cho số lượng nhân viên và tài sản tăng lên thúc đẩy công ty tăng trưởng

Delmar và các cộng sự (2003) lưu ý rằng khi khởi nghiệp hoặc công ty đang tăng trưởng cao thì việc làm có thể tăng trước khi có doanh số bán hàng nên tăng trưởng việc làm cũng được coi là biện pháp đánh giá tăng trưởng doanh nghiệp Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm liên quan đến con người nên phụ thuộc vào 2 yếu tố: số lượng nhân viên và chất lượng nhân viên như một công ty có thể ít nhân viên nhưng trình độ nguồn nhân lực cao

Trang 26

vẫn có khả năng thúc đẩy công ty tăng trưởng như công ty có số lượng nhân viên đông nhưng năng lực làm việc thấp Do đó, số lượng nhân viên trong công ty không đánh giá xác thực mức độ tăng trưởng của nó

2.3.2.2 Biến quy mô công ty (LNSIZE)

Thông thường, quy mô doanh nghiệp được xác định bởi doanh số bán hàng, tổng tài sản hoặc số lượng người lao động (Timmons, 1994) Tổng tài sản công ty dùng để đo lường quy mô công ty được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau như Hall và Weiss (1967), Sameuls và Smyth (1968), Ammar, Hanna, Nordheim và Russell (2003) và Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012) Biến quy mô được tính bằng cách logarit cơ số tự nhiên (LNSIZE) nhằm giảm khoảng cách giữa giá trị các biến

2.3.2.3 Biến tuổi công ty (LNAGE)

Độ tuổi công ty được xác định là năm quan sát trừ năm đầu đăng ký kinh doanh và được tính bằng logarit cơ số tự nhiên của tuổi công ty (LNAGE) nhằm giảm khoảng cách giữa giá trị các biến Cách đo này cũng được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu như nghiên cứu của Harabi (2005), Nguyễn Minh Hà (2010) và Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012)

Lý thuyết tăng trưởng giai đoạn chỉ ra mỗi giai đoạn phát triển công ty có tốc độ tăng trưởng khác nhau (Churchill và Lewis, 1983) Điều này có nghĩa mỗi độ tuổi khác nhau tương ứng với mức tăng trưởng khác nhau Berger và Udell (1998) nghiên cứu vai trò của vốn chủ sở hữu và thị trường nợ đến chu kỳ tăng trưởng tài chính, kết quả đã tìm ra được chu kỳ tăng trưởng dựa vào sự phân loại tài chính theo từng độ tuổi, cụ thể chu kỳ tăng trưởng chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn sơ khai từ 0-2 tuổi, giai đoạn phát triển từ 3-4 tuổi, giai đoạn trưởng thành từ 5-24 tuổi và giai đoạn suy thoái từ 25 tuổi trở lên Bên cạnh

đó, nghiên cứu của Coad và các cộng sự (2013) với đề tài “Có phải tăng trưởng có liên quan đến tuổi công ty” trong đó tăng trưởng công ty được đo bằng tăng trưởng doanh thu,

tăng trưởng tài sản và tăng trưởng việc làm Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ tăng trưởng

có sự thay đổi rõ rệt ở 3 nhóm tuổi, nhóm 1 từ 1-10 tuổi, nhóm 2 từ 11-20 tuổi, nhóm 3 từ

21 tuổi trở lên Qua các nghiên cứu ta thấy tuổi của công ty có nhiều cách phân chia khác nhau và chưa có một cơ sở phân chia cụ thể nào

Trang 27

2.3.2.4 Biến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Biến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho vốn chủ sở hữu Mặc dù có những công cụ đo lường lợi nhuận khác nhau nhưng

tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến nhất để

đo lường lợi nhuận Chỉ số ROE thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận nên chỉ số này càng cao thể hiện công ty kinh doanh càng hiệu quả Biến này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và kết quả tìm thấy mối tương quan thuận đến tăng trưởng doanh thu công ty như nghiên cứu của Mendelson (2000), Cowling (2004) và Chandler và Jansen (1992)

2.3.2.5 Biến tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (VQTS)

Tỷ số vòng quay vốn được tính bằng doanh thu thuần chia cho tổng tài sản Thông qua hệ số vòng quay vốn chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra Voulgaris và các cộng sự (2003) đã sử dụng tỷ số doanh thu trên tổng tài sản làm biến giải thích trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng công ty vừa và nhỏ kết quả thu được một mối tương quan nghịch giữa biến tỷ số doanh thu trên tổng tài sản và tăng trưởng công ty.Điều này được lý giải khi tỷ số vòng quay vốn thấp

có nghĩa các công ty đang đầu tư vào tài sản cố định để áp dụng các công nghệ mới với giá trị cao gia tăng điều đó thúc đẩy công ty tăng trưởng

2.4 Kết luận

Trên cơ sở lý thuyết cùng với các nghiên cứu trước trong và ngoài nước với đề tài tăng trưởng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng công ty đã tìm hiểu ở mục 2.1 và 2.2, tác giả nhận thấy quy mô và tuổi là hai yếu tố thường được sử dụng trong các nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng công ty Tuy nhiên, sự tác động của quy mô và tuổi lên tăng trưởng công ty là trái ngược nhau trong kết quả của các nghiên cứu trước Bên cạnh đó, biến quy mô và tuổi trong các nghiên cứu trước tại Việt Nam chưa được chia theo từng giai đoạn phát triển của tuổi công ty cũng như chia từng nhóm công ty theo quy mô để phân tích sự tác động của nó đến tăng trưởng công ty Ngoài ra, phương pháp hồi quy phân vị được sử dụng để nghiên cứu về sự tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng công ty ở một số bài nghiên cứu nước ngoài nhưng phương pháp này chưa được

Trang 28

sử dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam Từ đó, tác giả đưa ra những mục tiêu và phương pháp nghiên cứu cho luận văn của mình

Thứ nhất, mục tiêu chính của đề tài chỉ nghiên cứu chuyên sâu hai yếu tố tuổi và quy mô tác động đến tăng trưởng doanh thu công ty Các nghiên cứu trước thì biến yếu

tố quy mô và tuổi được lồng ghép không phải nghiên cứu riêng biệt tác động đến tăng trưởng doanh thu công ty

Thứ hai, biến tuổi được chia ra thành hai giai đoạn phát triển để phân tích nhằm thấy được mức độ tác động của quy mô và tuổi lên tăng trưởng công ty qua từng giai đoạn phát triển

Thứ ba, biến quy mô được chia ra thành nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để phân tích nhằm thấy được mức độ tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng công ty trong từng nhóm này

Thứ tư, với nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy phân vị để nghiên cứu mô hình nhằm có thể tìm ra những mức tác động khác nhau của biến tuổi và quy mô lên tăng trưởng của công ty ở các phân vị khác nhau Thay vì sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất chỉ cho kết quả là đường hồi quy trung bình

Tóm lại, chương 2 đã tìm hiểu các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết để đưa ra những khe hở trong nghiên cứu trước Bên cạnh đó, chương này còn tìm hiểu phương pháp

và cách đo lường biến của các nghiên cứu trước Đây là cơ sở lý luận để xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương tiếp theo Chương tiếp theo sẽ trình bày về mô hình, giải thích cách đo lường các biến, giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Trang 29

CHƯƠNG 3:

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này với 2 mục tiêu chính: mục tiêu thứ nhất là xây dựng mô hình, các giả thuyết nghiên cứu dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ở chương hai, mục tiêu thứ hai

là đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp, cách lấy dữ liệu và phân tích dữ liệu

Với 2 mục tiêu trên, cấu trúc chương được trình bày như sau: Trước tiên, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu và các biến trong mô hình, tiếp theo là giải thích và đo lường các biến Các giả thuyết nghiên cứu được trình bày ở mục kế tiếp Theo sau đó, luận văn trình bày dữ liệu sử dụng, phương pháp nghiên cứu và trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng Phần cuối của chương là giới thiệu phương pháp ước lượng hồi quy

3.1 Mô hình nghiên cứu và các biến trong mô hình

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả dựa trên những nghiên cứu trước, cụ thể

là phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu của Coad năm 2014

và nền tảng cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát như sau:

GROWTHit = β0 + β1LNSIZEit + β2LNAGEit + β3ROEit + β4VQTSit

Trong đó: i đại diện cho công ty, i= 1,2,3,…,n

t: thời điểm thứ t

 Biến phụ thuộc:

1 GROWTH là tăng trưởng công ty, được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

 Biến độc lập:

1 LNSIZE: Tổng tài sản công ty

2 LNAGE: Tuổi công ty

 Biến kiểm soát

1 ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

2 VQTS: Tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản

Trang 30

3.2 Giải thích và đo lường các biến

3.2.1 Tăng trưởng (GROWTH)

Mặc dù tăng trưởng công ty có nhiều cách đo lường khác nhau như tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản, tăng trưởng lao động nhưng trong luận văn này tác giả chọn tăng trưởng doanh thu làm biến nghiên cứu với lý do được giải thích ở mục 2.3.2.1 Bên cạnh đó, tăng trưởng tài sản không được sử dụng làm biến tăng trưởng trong luận văn này

do biến giải thích đã sử dụng quy mô công ty được đo lường bằng tài sản Biến tăng trưởng doanh thu cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như Evans (1986), Mishra (2004), Harabi (2005), Fitzsimmons và cộng sự (2005), Hermelo và Vassolo (2007), Vlachvei và Notta (2008), Nguyễn Minh Hà (2010), Jang và Park (2011), Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012)

và Coad (2014) Tăng trưởng doanh thu công ty (GROWTH) được đo lường như sau:

GROWTH = Ln ( doanh thu năm t) - Ln ( doanh thu năm t-1)

3.2.2 Quy mô công ty (LNSIZE)

Tuy quy mô công ty có nhiều cách đo lường khác nhau như quy mô tổng tài sản, quy

mô lao động nhưng trong nghiên cứu này tác giả sử dụng quy mô tổng tài sản để đo lường biến quy mô công ty với lý do cụ thể được giải thích ở mục 2.3.2.1 Cách đo lường biến này cũng được sử dụng ở một số nghiên cứu như Hall và Weiss (1967), Sameuls và Smyth (1968), Ammar, Hanna, Nordheim và Russell (2003) và Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012) Tổng tài sản của công ty được đo lường theo 2 cách giá trị thị trường và giá trị sổ sách nhưng do tính giá trị thị trường của tài sản bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường chứng khoán nên không đánh giá đúng thực trạng công ty trong giai đoạn nghiên cứu và việc thu thập dữ liệu khó khăn hơn nên trong nghiên cứu này tác giả chọn giá trị tổng tài sản trên sổ sách để nghiên cứu Vì tài sản có giá trị lớn hơn nhiều so với các biến còn lại, nhằm mục đích làm giảm sự cách biệt giá trị trong các biến còn lại do đó tác giả đã dùng toán logarit tự nhiên cho giá trị tài sản Đây cũng là cách mà nhiều nghiên cứu trước đã sử dụng như nghiên cứu Nguyễn Minh Hà (2010), Coad (2014) Tổng tài sản công ty (LNSIZE) được đo lường như sau:

LNSIZE = Ln(tổng tài sản)

Trang 31

Với mục đích phân tích chi tiết hơn sự tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng công ty nên nghiên cứu chia dữ liệu nghiên cứu thành những nhóm công ty dựa theo cách phân loại quy mô công ty tại khoản 1 điều 3 nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 doanh nghiệp Dựa vào nghị định này, tác giả chia dữ liệu theo quy mô công ty thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất gồm các công ty có quy mô vừa và nhỏ, do số lượng công ty thuộc công ty có quy mô nhỏ trong dữ liệu nghiên cứu ít nên trong nghiên cứu này tác giả gộp chung công ty có quy mô nhỏ và vừa vào một nhóm, các công ty thuộc nhóm này có tổng tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 100 tỷ đồng, nhóm thứ hai gồm công ty có quy mô lớn với tổng tài sản lớn hơn 100 tỷ đồng

3.2.3 Tuổi công ty (LNAGE)

Tuổi công ty trong nghiên cứu này được tính bằng thời gian từ khi công ty được cấp phép hoạt động đến năm quan sát nghiên cứu Năm thành lập được tính từ các công ty tiền thân của nó kể cả việc chuyển đổi, sáp nhập Tuy nhiên, ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sang cổ phần hóa sẽ tính từ năm chuyển đổi Vì theo tác giả, các công ty tư nhân phải tự điều hành quản lý nên kinh nghiệm công ty được tích lũy từ khi công ty thành lập dù qua chuyển đổi loại hình kinh doanh hay sáp nhập, nhưng đối với công

ty nhà nước thì đa số mục đích hoạt động vì yếu tố xã hội hoặc việc điều hành được cấp trên chỉ đạo xuống nên kinh nghiệm ở bộ phận quản lý khó được tích lũy hơn và công ty nhà nước sẽ không bị áp lực bởi tăng trưởng

Tương tự như biến quy mô, để giảm sự cách biệt giá trị giữa các biến nghiên cứu tác giả dùng toán logarit tự nhiên cho số tuổi của công ty Tuổi công ty (LNAGE) được tính như sau:

LNAGE = Ln(tuổi công ty) Đồng thời, để nghiên cứu sự tác động của tuổi và quy mô lên tăng trưởng công ty trong những khoảng thời gian khác nhau của quá trình tăng trưởng công ty Theo Coad (2013) đã chia biến tuổi thành 3 giai đoạn từ 1 tuổi đến 10 tuổi, từ 11 tuổi đến 20 tuổi và từ

21 tuổi trở lên Tuy nhiên, do mẫu dữ liệu nghiên cứu biến tuổi từ 21tuổi trở lên rất ít nên nghiên cứu này tác giả chia biến tuổi cũng được phân theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2 tuổi đến 10 tuổi, giai đoạn 2 từ 11 tuổi trở lên

Trang 32

3.2.4 Biến kiểm soát

Nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992), Mendelson (2000), Cowling (2004) và Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012) đã dùng biến ROE để nghiên cứu sự tác động tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng công ty Biến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được đo lường như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu Nghiên cứu của Voulgaris và các cộng sự (2003) đã dùng biến vòng quay tài sản để nghiên cứu sự tác động của vòng quay tài sản đến tăng trưởng công ty Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng biến vòng quay tài sản làm biến kiểm soát trong nghiên cứu Biến vòng quay tài sản (VQTS) được đo lường như sau:

VQTS = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

3.3 Các giả thuyết nghiên cứu

3.3.1 Sự tác động của quy mô đến tăng trưởng doanh nghiệp

Quy mô của công ty tại bất kỳ thời điểm nào với tỷ lệ tăng trưởng là ngẫu nhiên trong lịch sử của công ty Điều đó có nghĩa là sự tăng trưởng của một công ty, trong bất kỳ thời gian nhất định là độc lập với kích thước của công ty theo nghiên cứu của Sutton năm

1997, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012), Hermelo và Vassolo (2007) và Gibrat (1931)

Tuy nhiên, không ít nghiên cứu phát hiện quy mô công ty có mối tương quan nghịch với tăng trưởng của công ty, các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng nhanh hơn doanh nghiệp lớn, khi quy mô đạt đến một kích thước nhất định thì khi quy mô tăng nhưng tăng trưởng công ty lại giảm như nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2010), Evan (1986), Coad (2014), Jovanovic (1982) và Harabi (2005)

Trái ngược với nghiên cứu trên Dunne và các cộng sự năm (1989) nghiên cứu các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất ở Mỹ và kết luận có mối tương quan thuận giữa quy mô và tăng trưởng doanh nghiệp Tăng trưởng doanh nghiệp dường như tăng cùng với quy mô của

nó, điều này thường đúng với các công ty thuộc ngành công nghiệp ngoại trừ công ty về sản xuất và tiện ích (Niskanen, 2007; Singh và Whittington, 1975)

Một nghiên cứu khác lại cho rằng việc quy mô có tác động đến tăng trưởng hay không còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác Glancey (1998) báo cáo rằng mối quan hệ

Trang 33

giữa quy mô và tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào khả năng quản lý và mục tiêu của công

ty Nếu các doanh nghiệp có năng lực và tập trung mục tiêu để tăng quy mô có thể có một mối tương quan thuận giữa quy mô và tăng trưởng

Qua nhiều nghiên cứu ở các nước khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau ta thấy sự ảnh hưởng của quy mô lên tăng trưởng công ty không thống nhất, đôi khi tích cực, đôi khi tiêu cực, cũng có lúc bàng quang Vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam, quy mô sẽ tác động như thế nào đến tăng trưởng Theo tác giả, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ nên việc tăng quy mô để nâng cao tăng trưởng doanh nghiệp là điều cần trong giai đoạn này Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết:

H 1 : Quy mô có mối tương quan thuận đến tăng trưởng công ty

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này tác giả chia ra làm 2 nhóm công ty có quy mô khác nhau để phân tích Theo lý thuyết lý quy mô tối ưu (Viner, 1931và 1952) và lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp của Penrose (1959) phát biểu rằng sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng cùng với việc gia tăng của quy mô đến khi doanh nghiệp đạt được một mức quy mô nào đó thì tăng trưởng có khuynh hướng giảm dần trong khi quy mô vẫn tăng Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết thứ 2 là:

H 2 : Quy mô công ty càng lớn mức độ tác động của quy mô đến tăng trưởng công ty càng giảm

3.3.2 Sự tác động của tuổi đến tăng trưởng doanh nghiệp

Tuổi có thực sự giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, một số

ý kiến cho rằng theo thời gian, các công ty phát hiện ra những gì họ cho là tốt và tìm hiểu làm thế nào để làm việc tốt hơn (Arrow, 1962; Jovanovic, 1982; Ericson và Pakes,1995) Các công ty luôn tìm mọi cách để tiêu chuẩn hóa, phối hợp, tăng tốc độ trong quá trình sản xuất cũng như giảm chi phí và nâng cao chất lượng Tuy nhiên, tuổi già cũng có thể làm cho kiến thức, khả năng và kỹ năng lỗi thời, khả năng thích ứng với chiến lược để thay đổi điều kiện kinh doanh, cũng như làm tăng tính cứng nhắc và gây hại cho tổ chức điều này ngụ ý tốc độ tăng trưởng sẽ giảm ở các công ty già (Agarwal, 1996 và Gort, 2002)

Một lý do khác về các công ty lớn tuổi có tốc độ tăng trưởng chậm là hệ thống hóa phương pháp tiếp cận của công ty thông qua cách tổ chức và các quy trình, quy chế trở

Trang 34

thành lạc hậu theo thời gian Hành vi này có vẻ ngày càng làm vướng víu các doanh nghiệp

và quy trình liên quan rất khó để loại bỏ và nó hủy phá đi sự sáng tạo trong công ty (Barton, 1992) Trong khi các doanh nghiệp trẻ sẽ có một sự sáng tạo trong sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn (Stinchcombe, 1965)

Almus và Nerlinger (1999) sử dụng hồi quy đa biến để kiểm tra các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đức trong khoảng thời gian 10 năm và nhận thấy rằng các công ty già hơn

có tốc độ tăng trưởng chậm hơn Wagner (1995), Nguyễn Minh Hà (2010), Nguyễn Thị Mỹ Trang (2012), Harabi (2003) và Evan (1986) cũng tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tuổi tác và tốc độ tăng trưởng

Đồng quan điểm với nghiên cứu trên, Haltiwanger và các cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng tuổi công ty là một nhân tố quan trọng của tăng trưởng bền vững, với các doanh nghiệp trẻ phát triển nhanh hơn các doanh nghiệp lớn tuổi Glancey (1998) đã nghiên cứu trên 117 doanh nghiệp sản xuất nhỏ từ vùng Tayside của Scotland phát hiện ra rằng tăng trưởng là nghịch biến với tuổi của doanh nghiệp Wijewardena và Tibbits (1999) sử dụng

dữ liệu các công ty tại Úc trong một phân tích đa biến kết quả tìm thấy, những công ty

thành lập lâu hơn phát triển chậm hơn các công ty mới thành lập

Tuy nhiên, nghiên cứu Arrow (1962), Sorensen và Stuart (2000) và Mishra (2014) cho rằng các công ty lớn hơn có thể có nhiều kinh nghiệm và tầm nhìn xa khi nói đến môi trường kinh doanh của họ dẫn tới những kế hoạch lớn và dài hơn, do đó có thể được dự đoán sẽ có con đường tăng trưởng mượt mà với sự cố bất ngờ Mô hình vừa học vừa làm của Chang và các cộng sự (2002) cũng cho thấy rằng các công ty lớn hơn có thể được hưởng lợi từ kinh nghiệm kinh doanh lớn hơn của họ vì thế có một mức độ tăng trưởng bền vững hơn so với các doanh nghiệp trẻ

Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy số đông các nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tuổi và tăng trưởng doanh nghiệp Bên cạnh đó, theo tác giả trong thời đại phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật luôn được cải tiến đòi hỏi tính sáng tạo cao Điều đó

có nghĩa những doanh nghiệp nhỏ mới ra đời có những sản phẩm, dịch vụ mới sáng tạo vẫn

có thể thu hút được khách hàng và tăng trưởng Từ những lý do trên, tác giả đưa ra giả thuyết 3:

Trang 35

H 3 : Tuổi có mối tương quan nghịch đến tăng trưởng công ty

Nghiên cứu của Churchill và Lewis (1983) chỉ ra mức độ tăng trưởng tùy vào từng giai đoạn sống của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu của Coad (2014) kết quả tìm thấy tuổi có mối tương quan nghịch với tăng trưởng ở công ty có tuổi từ 6 trở lên, những công ty có tuổi từ 0-5 tuổi thì tuổi và tăng trưởng công ty chỉ là ngẫu nhiên với nhau Ngoài

ra, mô hình của Jovanovic (1982) còn khám phá ra hiệu quả thực của các doanh nghiệp theo thời gian Giả thuyết rằng tất cả các yếu tố khác không đổi, các doanh nghiệp già hơn thì gần với tình trạng tối ưu hơn và như thế chúng tăng trưởng ít đi Điều này do lợi ích học tập giảm dần theo thời gian.Với ý kiến trên, tác giả muốn kiểm định lại thực tế các công ty

ở Việt Nam có sự khác nhau nào trong mức độ phát triển theo từng giai đoạn của quá trình phát triển, giả thuyết 4 được đưa ra

H 4 : Tuổi công ty càng lớn thì mức tác động nghịch chiều của tuổi đến tăng trưởng càng cao

3.3.3 Sự tác động của tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng công ty

Nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992) tìm thấy một mối tương quan thuận giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Mendelson (2000) và Cowling (2004) báo cáo kết luận tương tự Với biến này tác giả kỳ vọng có mối tương quan thuận đến tăng trưởng công ty

3.3.4 Sự tác động của tỷ số doanh thu trên tổng tài sản đến tăng trưởng công ty

Voulgaris và các cộng sự (2003) tìm thấy một mối tương quan nghịch giữa biến tỷ

số doanh thu trên tổng tài sản và tăng trưởng công ty trong nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng công ty Do đó, tác giả kỳ vọng biến này sẽ có tác động nghịch biến

với tăng trưởng công ty

Bảng 3.1: Tóm tắt kỳ vọng dấu GROWTH LNSIZE LNAGE ROE VQTS

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Trang 36

3.4 Dữ liệu sử dụng

Dữ liệu được sử dụng nghiên cứu trong đề tài này là dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của các công ty Tổng cộng có 485 công ty trong mẫu nghiên cứu được lấy trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2014 Trong đó,

dữ liệu của công ty năm 2009 chỉ sử dụng để tính toán tăng trưởng công ty Những doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính bao gồm ngân hàng, tổ chức tài chính và công ty bảo hiểm

sẽ bị loại bỏ khỏi mẫu quan sát vì báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này khác với những doanh nghiệp còn lại một cách đáng kể (Pandey, 2001; Basil và Khaled 2011) Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có số liệu bị thiếu do một số doanh nghiệp mới niêm yết, hủy niêm yết trong suốt những năm quan sát hoặc do số liệu không được công bố sẽ bị loại bỏ

Tác giả sử dụng excell 2010 xử lý, sàng lọc dữ liệu

3.5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Sau đó, tác giả thu thập và xử lý dữ liệu dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu đã đưa ra Mô hình được xây dựng nhằm mục đích kiểm định các giả thuyết và đo lường mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình Các mô hình được xây dựng trong nghiên cứu này là mô hình hồi quy OLS

và mô hình hồi quy phân vị Cuối cùng, nghiên cứu thực hiện các kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi để kiểm tra các khuyết

tật của mô hình

3.6 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng

Tác giả thực hiện xử lý tính toán dữ liệu thô thông qua bảng tính excell, sau đó đưa vào phần mềm Stata 13 để phân tích

3.6.1 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính tổng quát của dữ liệu nghiên cứu Một số đặt tính tiêu biểu được trình bày trong thống kê mô tả như giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của từng biến trong mô hình

Trang 37

3.6.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan

Phân tích mối tương quan giữa các biến với mục đích tìm ra mối quan hệ giữa các biến Ma trận tương quan giúp chúng ta xem xét tổng quát mối quan hệ của từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau Trong phân tích tương quan cần chú ý đến các liên hệ tương quan chặt chẽ với nhau giữa các biến độc lập vì sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích hồi quy bội, chẳng hạn như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến

3.6.3 Phương pháp hồi quy

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy phân vị để phân tích dữ liệu nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả sử dụng thêm phương pháp bình phương nhỏ nhất để phân tích với mục đích so sánh kết quả phân tích nhằm thể hiện rõ một số ưu điểm của mô hình hồi quy phân vị so với mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chạy mô hình

- Chạy mô hình hồi quy OLS

- Chạy mô hình hồi quy phân vị

Bước 2:

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập để lựa chọn một mô hình hoàn chỉnh Việc kiểm định này thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF) là một chỉ số quan trọng để nhận biết đa cộng tuyến trong mô hình Nếu chỉ số này lớn hơn 5 đó là dấu hiệu cho biết có hiện tượng đa cộng tuyến Trường hợp, chỉ số VIF gần bằng 10 thì đó

là dấu hiệu đa cộng tuyến rất cao, cần phải loại bỏ (Gujarati, 2004) Bảng ma trận hệ số tương quan cũng là một phương pháp để xác định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (nếu hệ số tương quan cặp biến số từ 0.5 trở lên thì cần chú ý)

hình có tự tương quan thì kết quả hồi quy sẽ không đúng vì vậy cần kiểm tra tự tương quan

Kiểm định tự tương quan bằng kiểm định Durbin – Watson ta sẽ tính ra được hệ số tự tương quan d Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước nếu giá trị d gần tiến đến 2

và ở trong khoản 1< d <3 thì không xảy ra hiện tượng tự tương quan

Trang 38

- Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch – Pagan Với giả thuyết H0: mô hình hồi quy không có phương sai sai số thay đổi và H1: mô hình hồi quy có phương sai sai số thay đổi Ta tìm được giá trị p bác bỏ hoặc chấp nhận H0 Vì khi mô hình

có phương sai thay đổi sẽ dẫn đến hệ quả là hệ số ước lượng không còn hiệu quả vì phương sai không còn là phương sai nhỏ nhất, việc kiểm định giả thuyết không còn đáng tin cậy dẫn đến những kết quả dự báo không còn là tối ưu

3.7 Phương pháp ước lượng hồi quy

3.7.1 Mô hình hồi quy OLS

Trong phân tích hồi quy các nhà nghiên cứu quan tâm tới việc phân tích sự thay đổi của một biến phụ thuộc khi biết trước thông tin về các biến độc lập của nó Phương pháp bình phương tối thiểu là phương pháp chuẩn để cụ thể hoá mô hình hồi quy tuyến tính và ước lượng các thông số chưa biết của nó bằng cách cực tiểu hoá tổng sai số bình phương Điều này dẫn đến việc lấy xấp xỉ hàm trung bình của phân bố có điều kiện của biến phụ thuộc Từ phương pháp trên, ta có mô hình hồi quy OLS trong nghiên cứu

GROWTH it = β 0 + β 1 LNSIZE it + β 2 LNAGE it + β 3 ROE it + β 4 VQTS it + u it

Trong đó: i đại diện cho công ty, i= 1,2,3,…,n

t: thời điểm thứ t

3.7.2 Mô hình hồi quy phân vị

Phương pháp hồi quy phân vị xây dựng hàm hồi quy của biến phụ thuộc theo biến độc lập trên từng phân vị của biến phụ thuộc Hàm hồi quy phân vị tuyến tính có điều kiện của Y theo X ở phân vị τϵ (0,1) là hàm số Qτ(Yit) = Xitβ

Xét hàm hồi quy tuyến tính Yit = Xit β + Ui với Yit là biến phụ thuộc, Xit là các biến độc lập, Ui là sai số và hàm hồi quy mẫu ước lượng cho nó

Theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Square), hàm hồi

quy mẫu được ước lượng sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất tức là

2 1

Trang 39

rất lớn của các quan sát bất thường và không cho thấy một cái nhìn toàn diện về hàm phân phối của đại lượng nghiên cứu Từ đó, Koenker và Basset đề xuất một phương pháp hồi quy mới để khắc phụ các nhược điểm này, đó là phương pháp hồi quy phân vị Thay vì chỉ tiến hành hồi quy để có được hàm trung bình có điều kiện như OLS, hồi quy được thực hiện trên từng phần vị của biến phụ thuộc để cho thấy toàn diện về hàm phân phối của biến phụ thuộc đang được nghiên cứu

Hàm phân vị tuyến tính có điều kiện của Y theo X ở phân vị τϵ (0,1) là hàm số

ˆ ( )i i

cơ bản này đủ làm cơ sở để đề tài đưa ra các phân tích và gợi ý một số chính sách

Từ phương pháp trên, ta có mô hình hồi quy hồi quy phân vị trong nghiên cứu

GROWTH itτ = β 0τ + β 1τ LNSIZE it + β 2τ LNAGE it + β 3τ ROE it + β 4τ VQTS it

Tóm lại, chương 3 đã xây dựng mô hình hồi quy, giải thích cách đo lường các biến, đồng thời đặt các giả thuyết cho mô hình Bên cạnh đó, mô tả dữ liệu nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu Chương tiếp theo tác giả sẽ phân tích dữ liệu nghiên cứu từ mô hình đã xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu đã đưa ra

Trang 40

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN

Chương này với 2 mục tiêu chính: mục tiêu thứ nhất báo cáo kết quả phân tích dữ liệu hồi quy về sự tác động của tuổi và quy mô đến tăng trưởng công ty, mục tiêu thứ hai là thảo luận kết quả hồi quy và đưa ra những nhận định xen kẽ để làm nổi bật vấn đề sự tác động của quy mô và tuổi đến tăng trưởng của các công ty ở Việt Nam

Với 2 mục tiêu trên, cấu trúc chương được trình bày như sau: Trước tiên, luận văn trình bày thống kê mô tả và ma trận tương quan, tiếp theo là một số loại kiểm định như kiểm định đa cộng tuyển, kiểm định tự tương quan và kiểm định phương sai sai số thay đổi Kết quả hồi quy sẽ được trình bày ở phần kế tiếp Cuối cùng là thảo luận kết quả hồi quy và nêu ra những ưu điểm trong kết quả hồi quy khi sử dụng mô hình hồi quy phân vị

4.1 Thống kê mô tả

Bảng thống kê mô tả với mục đích mô tả tổng quát về các biến trong mô hình nghiên cứu như: tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng biến

Bảng 4.1 mô tả các biến số định lượng được sử dụng trong phân tích Trong đó biến tăng trưởng (GROWTH) là biến phụ thuộc, 2 biến độc lập là quy mô công ty (LNSIZE), tuổi công ty (LNAGE) và 2 biến kiểm soát là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và

tỷ lệ doanh thu trên vốn chủ sở hữu (VQTS) Tất cả đều mô tả các đặc điểm của những doanh nghiệp trong dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.1: Thống kê mô tả

STT Tên biến Số quan

sát

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Biến phụ thuộc

Biến độc lập

Ngày đăng: 25/11/2016, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w