Lý do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước với sự phong phú về thành phần dân tộc, đa dạng về bản sắc văn hóa, trong đó 54 dân tộc anh em đều có ngôn ngữ và tiếng nói riêng của mình, vẫn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI ĐIỀN DÃ THỰC TẾ
TÌM HIỂU VỀ ĐẠI TỪ TIẾNG M’NÔNG
Trang 2GVHD: NGUYỄN THÙY NƯƠNG
Trang 3THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2016
Trang 4MỤC LỤC
Contents
Trang 5DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước với sự phong phú về thành phần dân tộc, đa dạng về bản sắc văn hóa, trong đó 54 dân tộc anh em đều có ngôn ngữ và tiếng nói riêng của mình, vẫn đang góp phần làm nên sự phong phú cho thành phần ngôn ngữ dân tộc Với mong muốn giữ gìn và phát huy tiếng nói của các dân tộc anh em trên đất nước nói chung mà đặc biệt là dân tộc M’nông ( địa bàn thực tế diền dã của chúng tôi) nói riêng, chúng tôi đã cố gắng hệ thống hóa ngôn ngữ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa trong tiếng nói của họ Để
từ những cơ sở đó sẽ xây dựng nên hệ thống ngôn ngữ học hoàn chỉnh phục vụ cho việc giảng dạy một cách khoa học nhất.
Nhân chuyến đi thực tập thực tế của Khoa Văn học & Ngôn ngữ trên địa bàn tỉnh Đăk Nông (từ ngày 23 tháng 02 đến ngày 06 tháng 03 năm 2016), chúng tôi đã có dịp tìm hiểu về dân tộc M’nông và khảo sát ngôn ngữ của họ.
Dân tộc M'nông có khoảng 12 vạn người, thuộc chủng Indonesian có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng Nhiều người có tóc xoăn Ngôn ngữ M'nông thuộc nhóm Môn-Khmer miền núi phía Nam Trong vốn từ vựng M'nông bộc lộ rõ sự ảnh hưởng của tiếng Chăm, qua ngôn ngữ Ê Đê và Giarai, là những ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia, bên cạnh sự ảnh hưởng sâu đậm của nhóm Môn-Khmer
Trong quá trình lịch sử phát triển tộc người của mình, do địa bàn cư trú phân tán trên một vùng rừng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng M'nông rất khó khăn, hạn chế, đã phân chia cư dân M'nông ra rất nhiều nhóm địa phương Nhưng các nhóm này vẫn tự nhận một tên gọi chung là M'nông Những nhóm địa phương của người M'nông có thể kể đến như:
• M'nông Gar, ở Tây Bắc Lâm Đồng và vùng hồ Lăk thuộc tỉnh Đăk Lăk
• M'nông Chil, cư trú trên địa bàn huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và huyện Lắk thuộc tỉnh Đăk Lăk
Trang 6• M'nông Nông, ở Đăk Nông, Đăk Min tỉnh Đăk Lăk.
• M'nông Préh, ở Đăk Nông, Đăk Min, Krông Nô, Lắk, tỉnh ĐăkLăk
• M'nông Kuênh, ở huyện Krông Pách, tỉnh Đăk Lăk.
• M'nông Prâng, ở Đăk Nông, dăk Min, Lắk và EA Súp, tỉnh ĐăkLăk
• M'nông R'Lâm, ở huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.
• M'nông Bu đâng, ở Bản Đôn, Đăk Lăk.
• M'nông Bu Nor, ở các huyện Đăk Nông, Đăk Min, tỉnh Đăk Lăk.
• M'nông Din Bri, ở vùng tả ngạn sông EA Krông, tỉnh Đăk Lăk
• M'nông Đíp, ở tỉnh Bình Phước và Đăk Lăk.
• M'nông Bíat, ở tỉnh Bình Phước và bên kia biên giới Campuchia-Việt Nam.
• M'nông Bu Dêh, ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Dăk Lăk.
• M'nông Si Tô, ở Đăk Song, tỉnh Đắk Nông.
• M'nông Káh, ở các huyện Lắk, Đăk Nông, M'Drăk, tỉnh Đăk Lăk.
• M'nông Phê Dâm, ở vùng Quảng Tín, huyện Đăk Nông, tỉnh Đăk Lăk
Ngoài ra, còn có một số nhóm địa phương khác của người M'nông như: M'nông Rơ
Đe, M'nông R'ông, M'nông K'Ziêng cư trú ở Campuchia.
Do có nhiều nhóm địa phương như vậy, nên cộng đồng dân tộc M'nông có nhiều phương ngữ, nhưng chủ yếu là phương ngữ M'nông miền Đông và phương ngữ M'nông miền Tây, giữa các phương ngữ, sự khác nhau là không đáng kể
Thông qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy vấn đề về đại từ trong tiếng M’Nông là một trong những vấn đề rất thú vị, mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự nghiên cứu, tìm hiểu của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học chúng tôi Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về đại từ trong tiếng M’Nông” nhằm trình bày một cách từ khái quát đến cụ thể các đặc điểm cơ bản của hệ thống đại từ, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam Từ đó đặt trong mối tương quan so sánh với tiếng Việt để tìm ra những khác biệt cơ bản về đại từ giữa hai ngôn ngữ.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã được quan tâm và nghiên
cứu từ rất sớm Cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
từ những năm 90” của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm KHXH & NV
Quốc gia) đã liệt kê thư mục nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc từ những năm 1990 đến năm 2002 Và từ đó cho đến nay có hàng chục cuốn sách, luận văn, luận án…
Trang 7đã được thực hiện Điều đó chứng minh một điều là việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam có một bề dày đáng tự hào.
Và tất nhiên cho đến nay, có thêm nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về các ngôn ngữ dân tộc thiểu số nữa Chúng ta không thể không nhắc đến những bài nghiên cứu của Đinh Lư Giang (song ngữ Việt – Khmer), Lê Khắc Cường (tiếng Stiêng), Phú Văn Hẳn, Marc Brunelle (tiếng Chăm), Đinh Lê Thư, Thái Văn Chải, Trần Thanh Pôn, Nguyễn Thị Huệ, Phan Trần Công (tiếng Khmer), Nguyễn Văn Huệ (tiếng Raglai),…
Trong phạm trù đại từ nói chung, các nhà nghiên cứu cũng đã có những quan tâm tìm hiểu từ rất sớm, với những phương diện, cách thức riêng và với các tên gọi
khác nhau Trong “Việt Nam Văn phạm”, Bùi Đức Tịnh gọi từ loại đang xét là
“đại danh từ”, với nhận xét sơ lược đó là “những tiếng dùng thay thế các danh từ không tiện lặp lại hay không thể nói ra” Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Quang Oánh, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim dùng chung khái niệm “Đại danh tự” Còn lại đại đa
số các nhà ngôn ngữ học khác như Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Đinh Văn Đức, Nguyễn Kim Thản thì có xu hướng gọi chung cho những từ dùng để chỉ trỏ sự vật, để xưng hô, để thay thế cho danh từ, động từ, số từ và cụm từ trong câu là Đại
từ
Về phần tiếng M’nông, chúng ta cũng đã thấy có nhiều công trình nghiên cứu để
từ đó cho ra đời các quyển từ điển Việt – M’nông, truyện cổ M’nông, tạp chí ngôn
ngữ bàn về tiếng M’nông…, trong đó nổi bật lên như các bài viết “Giới thiệu tiếng
M’nông, Cơ - ho, Stiêng” của Lục Văn Pảo được in trong tạp chí Dân tộc học, số 3,
năm 1980 nhằm giới thiệu khái quát về nguồn gốc, đặc điểm của tiếng M’nông, Stiêng, Cơ – ho trong hệ thống ngôn ngữ Môn- Khmer; bài viết “về từ vựng tiếng
M’nông” của Hoàng Thị Đường trong quyển “Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân
tộc phía Nam” của viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, trình
bày về hệ thống từ vựng tiếng M’nông, chỉ ra những điểm giống và khác của các nhóm từ vựng tiếng M’nông so với tiếng Việt, mối quan hệ của tiếng M’nông và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số phía Nam với tiếng Việt, từ đó chỉ ra sự đa dạng về
hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ nước ta Nhưng về phần hệ thống đại từ
Trang 8trong tiếng M’nông thì chưa thấy có công trình nào đào sâu một cách chi tiết Do
đó, tiếp thu những kiến thức ngôn ngữ học về nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đóng góp cho ngữ pháp tiếng M’nông những ngữ liệu cần thiết để thiết lập một hệ thống chữ viết M’nông hoàn chỉnh với đầy đủ các phân loại đại từ Từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách dân tộc, chính sách giáo dục về ngôn ngữ cho cộng đồng M’nông trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở một số lý thuyết mới về nghiên cứu ngôn ngữ học, cũng như số liệu, ngữ liệu thu thập được qua thực địa, mục đích nghiên cứu là mô tả các đặc điểm môi trường sống, đặc điểm cộng đồng, đặc điểm ngôn ngữ học, qua đó mở ra cái nhìn tổng quát về việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nói chung cũng như việc vận dụng hệ thống đại từ trong tiếng M’nông, hay nói theo cách khác chính là phân tích và chứng minh được vai trò ngữ nghĩa, ngữ dụng của đại từ trong tiếng M’nông (có so sánh trong tương quan với tiếng Việt), khái quát nên thành cơ cấu ngữ pháp hoàn chỉnh Từ đó cung cấp những luận cứ khoa học, ngữ liệu cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ dân tộc sau này, cũng như hoạch định các chính sách bảo tồn, chính sách giáo dục ngôn ngữ cho cộng đồng M’nông trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện các mục đích trên, thì nhiệm vụ cụ thể của đề tài là: hệ thống hóa và giới thiệu một cách có chọn lọc các lý thuyết có liên quan đến đề tài, giới thiệu khái quát về tỉnh Đăk Nông cũng như địa bàn nghiên cứu, miêu tả và chỉ ra các đặc điểm của việc sử dụng đại từ thông qua việc nghiên cứu trên góc độ định tính lẫn định lượng Theo sau đó là tổng hợp, phân tích, đánh giá cũng như gợi ý những chính sách giáo dục ngôn ngữ (về lý thuyết lẫn thực tiễn) ở khía cạnh học thuật cho người M’nông một cách cụ thể.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về mặt đối tượng, đề tài nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu người M’Nông và ngôn ngữ của họ bằng các phương pháp nghiên cứu điền dã khoa học
Trang 9Trong đó, chủ thể đối tượng của đề tài nghiên cứu là hệ thống đại từ trong tiếng M’nông.
- Về mặt thời gian, đề tài này được thực hiện trong chuyến đi thực tập thực tế của Khoa Văn học & Ngôn ngữ trên địa bàn tỉnh Đăk Nông (từ ngày 23 tháng 02 đến ngày 06 tháng 03 năm 2016).
- Về mặt không gian địa lý, đề tài thực hiện tại bon Sarpa, xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, nơi mà hầu như tất cả người dân đều thuộc dân tộc M’Nông.
5 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Về mặt phương pháp, đề tài có sự kết hợp giữa định lượng và định tính, trên cơ sở các giáo trình về phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội.
- Hướng tiếp cận định lượng:
Chọn mẫu theo cách phân tầng: chúng tôi phân tầng theo 3 cấp độ là giới tính (nam, nữ), nghề nghiệp (làm nông, giáo viên, nội trợ ), độ tuổi Phương pháp này
sẽ được ứng dụng để nghiên cứu chương 2 của đề tài.
- Hướng tiếp cận định tính:
o Nghiên cứu ngôn ngữ học điền dã: Phương pháp này thường được sử dụng trong nghiên cứu thực địa, nhất là nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc Nó bao gồm việc quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thu âm dữ liệu, quan sát các tình huống giao tiếp, chụp và sao lưu tài liệu để tiến hành phân tích Phương pháp này thường được sử dụng trong đề tài để đi sâu vào chi tiết và kiểm chứng, mô tả thêm về kết quả định lượng Trong bài nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học điền dã được áp dụng trong chương 2 và chương 3, nhưng chương 3 là chính.
o Nghiên cứu tư liệu: Phương pháp này thường được sử dụng trong việc tham khảo các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trước đó về tiếng Việt và tiếng M’nông, các chương trong đề tài nghiên cứu đều có thực hiện phương pháp này.
Nghiên cứu lịch sử lời kể: Phương pháp này thường được sử dụng ở các cuộc phỏng vấn sâu nhằm tìm lại những thông tin trong quá khứ, chương 2 sử dụng phương pháp nghiên cứu này.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Trang 10Đề tài hướng tới mục tiêu mô tả và phân loại hệ thống đại từ trong tiếng M’nông
và đặt chúng trong hệ qui chiếu so sánh với tiếng Việt và nêu lên mối quan hệ ở hệ thống đại từ giữa hai ngôn ngữ.
7 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, chúng tôi chia phần nội dung chính của đề tài ra thành 3 chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương này giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý, dân tộc M’nông và tiếng M’nông trên địa bàn tỉnh Đăk Nông Song song đó là những lý thuyết về các khái niệm liên quan đến vấn đề đại từ, từ đó nêu lên các quy tắc phân loại cũng như chức năng của chúng.
Chương 2: ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG M’NÔNG( SO SÁNH VỚI ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT) Chương này đề cập đến đại từ và việc phân loại đại từ trong tiếng M’nông có so sánh, đối chiếu thông qua việc miêu tả và phân tích song song giữa ngữ liệu tiếng M’nông và tiếng Việt Từ đó khái quát lên những đặc điểm cơ bản của đại từ trong tiếng M’nông cũng như những nét tương đồng và khác biệt giữa đại từ tiếng M’nông và tiếng Việt.
Chương 3: BẢNG ĐẠI TỪ TIẾNG M’NÔNG VÀ TIẾNG VIỆT Chương này đề cập đến
sự so sánh giữa đại từ trong tiếng M’nông và tiếng Việt thông qua việc miêu tả và phân tích ngữ liệu như đã trình bày ở chương 2 (lập bảng so sánh, đối chiếu) Từ đó đưa ra những đánh giá cũng như nhận xét chung về đại từ tiếng M’nông và tiếng Việt.
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Ở chương này, chúng tôi xin trình bày một cách khái quát về dân tộc M’nông cũng như tiếng M’Nông tại địa bàn nghiên cứu Đồng thời cũng nêu ra những cơ sở lý thuyết làm căn cứ cho việc nghiên cứu đề tài Đó là những khái niệm ,những nhận định cơ bản về đại từ và sự phân loại của đại từ Những cơ sở lý luận này sẽ làm nền cũng như tiền đề cho việc đi sâu tìm hiểu vấn đề ở đề tài sau đây rất nhiều.
1.1.Khái quát về dân tộc M’Nông và tiếng M’nông.
1.1.1 Về dân tộc M’nông.
Người M’Nông là một trong 54 dân tộc anh em và là lớp cư dân bản địa của nước
ta Thuộc nhóm nhân chủng Anhđônêdiêng,có tầm vóc thấp,nước da ngăm đen,môi hơi dày,râu thưa,mắt đen nâu,tóc đen ,thẳng,một số người có tóc uốn.
Tính đến năm 2009 có số dân là 102.741 người.
Tên tự gọi: M’nông
Tên gọi khác: Bu-dâng,Preh,Ger,Prâng, Rlăm,Kuyênh,Chil Bu Nor…
Nhóm địa phương: M’Nông Gar, M’Nông Nong, M’Nông Kuyênh, M’Nông Preh,
M’Nông Prông, M’Nông R’lâm, M’Nông Buđàng, M’Nông Chin…
Địa bàn cư trú: Người M’Nông cứ trú tập trung chủ yếu tại các tỉnh : Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Quảng Nam.
Với vốn văn hóa nghệ thuật đặc trưng được lưu truyền qua các thế hệ thông qua việc truyền miệng Kho tàng truyện cổ bao gồm những thần thoại, truyền thuyết, cổ
Trang 12tích…phản ánh quá khứ nhận thức của con người về vũ trụ nhân sinh,đồng thời để lại nhiều dấu vết hoạt động của con người xã hội xưa Lễ Tết là một trong những đặc trưng của dân tộc Việt nói chung và dân tộc M’Nông nói riêng nhưng ở dân tộc M’Nông có những khác biệt rất đặc sắc,phù hợp với lối lao động sản xuất nông nghiệp của dân tộc họ Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch (đầu vụ thu hoạch), người dân tộc ở khu vực Bình Phước và Tây Nguyên thường tổ chức Tết mừng lúa mới (lễ cơm mới) Đây được xem là cái Tết lớn nhất của đồng bào dân tộc M’Nông
Ở hoạt động sản xuất, người M’Nông là một trong những cư dân tiêu bểu của nền nông nghiệp dùng cuốc ở Tây Nguyên Làm nương rẫy chiếm vị trí trọng yếu trong hoạt động sản xuất của người M’Nông,cây trồng chủ yếu như: tiêu,điều,cà phê Hái lượm và săt bắt còn giữ một vai trò đáng kể trong đời sống hằng ngày, là nguồn lương thực thường xuyên cho các bữa ăn Một số lâm sản có giá trị kinh tế cao như: măng khô, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong… Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của người M’Nông là để tự cung tự cấp Các nghề thủ công như : dệt, làm gốm,đan lát… chỉ là những nghề phụ chứ không được phát triển thành những ngành nghề chính
1.1.2 Về tiếng M’Nông.
Tiếng M ’ nông là những ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Nam Bahnar Tiếng M’nông cùng
họ với một số ngôn ngữ khác như tiếng Stiêng, tiếng Mạ, tiếng Kơ ho Tiểu nhóm này thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, chi Môn-Khmer, nhánh Đông Môn-Khmer, nhóm Bahnar1 Đây là những ngôn ngữ có vai trò quan trọng tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với số lượng người nói gần 400.000 người.
Có nhiều ý kiến cho rằng nhánh Mon – Khơ me và nhánh Nam Đảo có nguồn gốc chung là ngôn ngữ Nam Á Chính vì vậy mà tiếng M ’ nông cũng có cùng phổ hệ xa xưa vói các thứ tiếng như: Ê đê, Gia rai…
1
Trang 13Trong nhánh Môn – Khơmer vị trí của tiếng M’Nông thuộc nhóm Ba na được hình dung qua sơ đồ dưới đây.
A Nhóm Pea có các thứ tiếng: Pea,Chong, Samre, Angrak, Saoch.
B Nhóm Khơme
C Nhóm Ba na:
Ba na Bắc: Ba na, Ren gao, Sedang, Halang, Jeh, Momon, Kayong, Hrê, Cua, Takua, Tơdrah.
Ba na Tây: Loven, Ryaheun, Oi, Laveh, Brao, Sok, Sapuan Cheng, Sup.
Ba na Nam: Stieng, Mnong giữa, Mnong Nam, Mnong Đông, Kơho, Chrau.
D Nhóm Ca tu: Ca tu, Kan tu, Phuang, Bru, Pacoh, Taoih, Ngeq, kataang, Kuy, Lor, Leun, Ir, Tong, Souel So, A lak, Kasseng.
E Nhóm Khơ mú: Khơ mú, Mal, Mrabri, Yumbri, Tay hạt, Puột, lamét.
F Nhóm Môn: Môn, Niakoul.
G Palaung, Wa, Riang- lang, Đa nao, La wa, Ka ma, Kha met, Mảng.
H Kha si
I Việt Mường : Việt, Mường, Mày, Arem, Tày pọng.
Dân tộc M’Nông có nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm cư trú ở một vùng nhất định : trong khu vực Tây Nam tỉnh Đắc Lăk nhóm Preh ở Đăk mon và vùng ngoại vi Buông Ma Thuộc, Nông, Prâng, Bunar, ở vùng Đăk Nông, Kuêng, ở krông pông, Rơ lâm, ở quen hồ Lăc Car ở trên núi phía Nam sông Krông Ana, Chil ở vùng Đông Nam khu vực cư trú của nhóm Car : Biat và Bu đâng ở vùng biên giới Việt Nam- Campuchia.
Dựa vào đặc điểm ngôn ngữ cũng như sự phân bố địa lý, có thể chia M’Nông thành hai ngôn ngữ chính: Phương ngữ Đông và phương ngữ Tây M’Nông Tây thành hai nhánh :
• Preh- Bunar
Trang 14có nhiều biến thể cổ hơn, nhưng số lượng từ Prâng giống với Preh, Bunâr và Nong trội hơn hẳn so với nhóm M’ Nông còn lại.
Sự khác nhau giữa cách phát âm giữa M’Nông Đông và M’Tây có thể nhận ra thông qua hệ thống đầu, nguyên âm hoặc phụ âm cuối.
Tuy có sự khác biệt như vậy nhưng các phương ngữ M’Nông vẫn mang tính thống nhất cao Trước hết đó là sự thống nhất về quy tắc ngữ pháp, về phần lớn vốn từ ngữ và vốn ngữ âm Đối chiếu những nét khác biệt và những đặc điểm thông nhất phổ biến ta có thể thấy tiếng M’Nông Preh là một dấu nối tự nhiên và tiếng nói giữa các nhóm và các nhánh M’ Nông, các biến thể ngữ âm, từ vựng của phương ngữ M’Nông Tây thường có ưu thế về sự phân bố trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, được
sử dụng trong nhiều phạm vi của đời sống Vì vậy, khi xây dựng phương án chữ M’Nông hiện nay tiếng Preh được chọn làm đại diện.
Âm tiết mạnh là âm tiết có mang trọng âm, được đọc rõ ràng, còn âm tiết yếu là
âm tiết không mang trọng âm, được đọc lướt nhẹ Chính vì được đọc lướt nhẹ
nên nhiều nhóm M’ Nông, âm tiết yếu có thể phương ngữ M’Nông tây được xem là chổ dựa cho cách phát âm.
Về ngữ âm trong tiếng M’Nông, từ được phát âm thành một âm tiết, nhiều âm tiết mạnh, đi liên tiếp nhau hoặc một âm tiết yếu đi trước, một âm tiết mạnhmất dần đi cách phát âm, hoặc chuyển thành một phụ âm ghép vào âm tiết mạnh.
Trang 15Tiếng M’Nông có 26 phụ âm, và có 9 nguyên âm, mỗi một trong số 9 nguyên âm
ấy điều có sự đối lập dài ngắn, tức là trong hai âm tiết giống nhau, có âm chính là nguyên âm, giống nhau ở hầu hết các đặc điểm, nhưng chỉ khác nhau ở một điểm
đó là cách phát âm ngắn hay cách phát âm dài thì có những từ với ý nghĩa khác nhau.
1.2 Khái niệm,đặc trưng và phân loại đại từ.
1.2.1.Khái niệm và đặc trưng của đại từ.
Theo Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, ở cuốn “Ngữ Pháp Tiếng Việt” tập 1
của, đại từ được nêu lên như sau :
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ Đại từ không trực tiếp biểu thị thực thể,quá trình hoặc đặc trưng như danh từ ,động từ và tính từ Đại từ chỉ biểu thị các ý nghĩa đó một cách gián tiếp : chúng mang nội dung phản ánh vốn có của các thực từ được chúng thay thế Khi đại từ thay thế danh từ thì chúng biểu hiện ý nghĩa thực thể của danh từ,khi thay thế cho động từ (hay tính từ) ,chúng biểu thị ý nghĩa quá trình(hay đặc trưng) của động từ (hay tính từ) đó
Do chức năng thay thế, đại từ chủ yếu có khả năng hoạt động trên trục đối đoạn (hệ hình) mà rất hạn chế trên trụ cú đoạn (kết hợp).Đại từ không chỉ thay thế cho một thực từ (danh từ,động từ,tính từ),mà còn có thể thay thế cho kết hợp từ (cụm từ),câu,đoạn văn.
Đại từ nói chung, có thể đảm nhiệm các chức năng cúc pháp của thực từ được thay thế Ngoài ra, đại từ còn được dùng để thay thế và chỉ trỏ vào người và vật tham gia quá trình giao tiếp (tương ứng với người và vật được biểu thị trong danh từ).
Theo Đỗ Hữu Châu:
“Đại từ có chức năng định danh khá đặc biệt: nó không chỉ tên một sự vật, hiện tượng nào mà chỉ vào các danh từ cho nên nó chỉ định danh một nửa Chỗ dựa của
nó là danh từ.” ( Đỗ Hữu Châu, “ Giáo trình Việt ngữ” tập 2,NXB GD, H.,1962, tr.19)
Ở những năm 50 , Phan Khôi đã nghiên cứu thành phần câu của Tiếng Việt đã
thấy có sự chuyển đổi cái nhìn từ bản vị sang cú bản vị , với tinh thần lấy câu làm gốc thì đại từ đóng vai trò quan trọng nó là thành phần làm câu có sự thay đổi đáng kể
Trang 161.2.2 Phân loại đại từ.
Có rất nhiều quan niệm về phân loại đại từ Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một vài ý kiến của một số tác gủa về cách phân chi loại từ đại từ tiếng Việt.
*Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (NXB KHXH – 1983) các tác giả phân loại đại
từ tiếng Việt như sau :
a) Đại từ trỏ người, vật, sự vật Đó là những từ tương ứng với danh từ chỉ người, vật, sự vật Các tác giả đã phân những đại từ này thành các nhóm sau :
+ Đại từ xưng hô ba ngôi số ít, số nhiều : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình,… ;mày, mi, chúng mày,…nó, hắn, y, thị.
+ Đại từ trỏ không gian, thời gian : đây, đấy, đó, kia, ấy, nọ, này, bây giờ, bấy giờ,… + Đại từ trỏ số lượng : bấy nhiêu, mấy,…
b)Đại từ trỏ phương thức hành động, trạng thái : thế, vậy,…
c)Đại từ nghi vấn :
+ Ai, gì, đâu, nào,…(hỏi người, vật, sự vật)
+ Bao nhiêu, mấy, bấy nhiêu,…(hỏi không gian, thời gian, nơi chốn)
+ Sao, thế nào,…(hỏi tính chất)
+Thế, vậy(hỏi phương thức, trạng thái)
*Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông (1989) Diệp Quang Ban
Ông xác định một loạt đại từ, gọi là đại từ thay thế và phân loại như sau : Trong tiếng Việt có những nhóm đại từ thay thế xét về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa.
+ Đại từ chỉ thời gian : Theo quan điểm của tác giả, hiện nay đại từ chỉ thời gian được dùng phổ biến là hai từ bây giờ và bấy giờ.
+ Đại từ chỉ số lượng : bấy nhiêu, tất cả, tất thảy, cả thảy, cả,
+ Đại từ chỉ người, vật, nơi chốn ở gần, ở xa : này, đây, đấy, đó, kia,…
+ Đại từ- vị từ gồm các từ : thế, vậy,…
+Đại từ nghi vấn : mấy, bao giờ, bao nhiêu, đâu, gì, ai, sao, thế nào,…
*Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (1980) tác giả Hữu Quỳnh cũng xác
định một số đại từ tương đương như sau :
+ Đại từ trỏ không gian như các từ : đây, đấy, đó, kia,…
+ Đại từ tỏ thời gian như nay, này, giờ, bây giờ, bấy giờ,
+ Đại từ trỏ trạng thái như thế, vậy,…
Trang 17+ Đại từ trỏ số lượng : cả, tất cả, tất thảy, bấy nhiêu,
+ Đại từ hỏi con người : sự vật, ai, gì, nào,… ; hỏi thời gian, nơi chốn : đâu, nào, bao giờ, bao lâu,… ; hỏi cách thức, trạng thái : thế nào, sao
Tác giả Đinh Văn Đức đã phân loại đại từ như sau:
+/ Đại từ nhân xưng: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ ; mày, mi, chúng mày, chúng mi, bay ; hắn, nó, gã, y, thị
+/ Đại từ chỉ định: này, kia, nọ, ấy
+/ Đại từ nghi vấn: gì, ai, bao nhiêu, mấy, vì sao, tại sao, đâu
+/ Đại từ tổng thể: cả, tất thảy, tất cả
+/ Đại từ thay thế: thế, vậy, “bao nhiêu bấy nhiêu”
Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt
phổ thông” xuất bản năm 1998 đã phân đại từ thành 2 nhóm:
a/ Đại từ nhân xưng dùng ở một ngôi: tôi, tao, ta, tớ, hắn, mày, mi, nó,chúng tao, chúng nó
- Đại từ nhân xưng dùng ở nhiều ngôi: mình, ta
- Đại từ phiếm chỉ: ai
b/ Đại từ chỉ định: đại từ xác chỉ và đại từ phiếm chỉ gồm các nhóm sau:
+/ Trỏ thời gian: bây giờ, bấy giờ, nãy, nay, bấy, rày, giờ
+/ Phiếm chỉ thời gian: bao lâu, mấy
+/ Trỏ không gian: này, đây, đấy, đó, kia, kìa, ấy, nọ
+/ Phiếm chỉ không gian: đâu, nào
+/ Trỏ số lượng: tất cả, cả, cả thảy, hết thảy
+/ Phiếm chỉ số lượng: mấy, bao nhiêu
+/ Trỏ sự vật: thế, vậy
+/ Phiếm chỉ sự vật: gì, sao, nào
Căn cứ vào cách phân loại của một số tác giả đã nêu ở trên, chúng tôi đồng ý với cách phân loại của tác giả Diếp Quan Bang và Hoàng Văn Thung trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông” xuất bản năm 1998, phân đại từ thành hai nhóm: Đại từ nhân xưng và đại từ chỉ định Theo chúng tôi, thì cách phân loại này phù hợp hơn
cả v ì các tác giả đã dựa vào chức năng trỏ và thế của đại từ để phân loại Trong
Trang 18luận án chúng tôi căn cứ vào cách phân loại đại từ của hai tác giả này để so sánh với các tiểu loại đại từ trong tiếng Hán.
Chương 2 ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG M’NÔNG (SO SÁNH VỚI ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT)
2.1 Đại từ nhân xưng
Trong tiếng việt đại từ xưng hô dùng để thay thế, chỉ các đối tượng khi tham gia trong giao tiếp (người hay vật), được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi Đại từ xưng hô gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô, và các đại từ xưng hô lâm thời, mượn các danh từ biểu thị quan hệ thân tộc hay quan hệ xã hội
Tương tự như tiếng Việt, trong tiếng M’nông cũng có những đại từ xưng hô để chỉ các cương vị các mối quan hệ trong giao tiếp
Ứng với các cương vị nói, cương vị nghe mà đại từ trong tiếng Việt và trong tiếng M’nông chia ra các ngôi để biểu thị các mối quan hệ trong giao tiếp
2.1.1 Đại từ xưng hô chia theo ngôi
- Đại từ nhân xưng dùng ở ngôi xác chỉ:
Số lượng đại từ trong nhóm này không nhiều.Chúng thay thế và chỉ trỏ đối tượng giao tiếp ở một ngôi xác định tương ứng với cương vị nói, cương vị nghe và cương
vị được nói đến
- Đại từ nhân xưng dùng ở nhiều ngôi linh hoạt:
Trang 19Ý nghĩa ngôi trong quan hệ giao tiếp không được biểu hiện trong ý nghĩa tự thân của đại từ Chỉ trong hoàn cảnh cụ thể các đối tượng có quan hệ trong giao tiếp được xác định ngôi theo vị trí và chức năng cú pháp của đại từ.
Bảng từ xưng hô có ngôi xác định được nêu trong bảng sau:
TaoChúng tôiChúng taChúng mìnhChúng tớ
GâpGâpPhung hênPhung hePhung hePhung hên
Chúng màyMiNgươi
MayPhung mayMayNuyh/ nóm
Hắny/ thịChúng nóHọChúng
PăngPăng
Phung păngPăng/ phung tê˘
Mphung
Một số ví dụ các đại từ xưng hô ngôi thứ nhất trong tiếng Việt và tiếng M’nông.
Ngôi thứ nhất: Dùng cho người nói tự xưng hô
1) Gâp hăn tâm chơ
(tôi đi chợ)
2) Gâp hăn.
( tôi đi)
3) Gâp hôm e sa piăng
(tao đang ăn cơm)
Trong ba ví dụ trên điểm giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng M’nông từ “tôi, tao” đều
chỉ người trong cương vị ngôi thứ nhất, người nói đến với người nghe trong giao tiếp
Nhưng điều đặc biệt khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng M’nông là chữ “tôi” và “tao”
tuy đều chỉ người ngôi thứ nhất nhưng nó là hai từ khác nhau, biểu thị vai trò và sắc
Trang 20thái khác nhau trong giao tiếp Còn trong tiếng M’nông “tôi, tao” đều thể hiện và sử
dụng chung một từ là “gâp”
Tiếp tục xét các ví dụ đại từ khác ở ngôi thứ nhất số nhiều.
4) Phung hên jêng phung kan mir.
(chúng tôi là nông dân)
5) Phung hê mra hăn tâm bri.
khác biệt rõ ràng Còn trong tiếng M’nông thì chỉ sử dụng chung một từ “phung hê”.
Qua các ví dụ trên cho thấy đại từ ở ngôi thứ nhất trong tiếng Việt được sử dụng một cách đa đạng hơn tiếng M’nông
Ví dụ:
7) Tri dơh phung hên hăn tâm huyện.
(chúng tôi đi lên huyện vào hôm qua)
Ở ví dụ này trật tự câu trong tiếng M’nông có sự thay đổi so với tiếng Việt Trong
tiếng Việt “chúng tớ” đứng đầu câu làm chủ ngữ Nhưng trong tiếng M’nông “phung
hên” đứng sau “tri dơh” (hôm qua) trạng từ chỉ thời gian Điều này có thể hiểu rằng
vị trí các đại từ trong tiếng Việt và tiếng M’nông đôi khi có sự thay đổi khác nhau
Ngôi thứ hai: dùng để gọi người/ vật đang tiếp xúc với mình
Các ví dụ đại từ ngôi thứ hai trong tiếng Việt và tiếng M’nông.
8) Moh ndơ bư may ně?
(Chúng mày đang làm gì vậy?)
9) Ntŭk hăn may iơn ně.
(chúng mày đi đâu đấy)
10) Ndơ sa may de ně?
Trang 21(mi ăn gì đấy)
11) Mbu moh may?
(ngươi là ai)
Đại từ ngôi thứ hai ở cương vị người nghe Ở các ví dụ đại từ ngôi thứ hai này thì đại
từ tiếng M’nông được sử dụng một cách đa dạng hơn Cụ thể từ “chúng mày” trong
tiếng Việt chỉ xuất hiện sử dụng dưới một từ, nhưng trong tiếng M’nông thì thể hiện ở
hai từ “moh ndơ” “ntŭk”.
Ngôi thứ ba : dùng để chỉ một đối tượng khác ngoài hai đối tượng đang tiếp xúc với
nhau
Các ví dụ đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Việt và tiếng M’nông.
12) Păng bêch jêh?
(nó ngủ rồi)
13) Păng jêng bunuih djơh.
(hắn lag người xấu)
14)Phung tê˘ tât tă bơh Sai Gon/ khăn păng ta Sai Gon tât.
(họ từ Sài Gòn đến)
Ở ba ví dụ này từ “nó và hắn” trong tiếng M’nông đều được sử dụng là từ “păng” Còn từ “họ” là “phung tê˘” Các ngôi xưng hô tring tiếng M’nông không phong phú
như tiếng Việt
Đại từ nhân xưng là những đại từ chỉ ngôi , tức là để chỉ về người nói như
“Gâp(tôi/tao), “Phung he (chúng tôi)”, chỉ về người đối thoại như: “May(mày)”,
“Phung may(chúng mày)”, hoặc để chỉ về người và vật được nói đến, như “Păng(nó)”,
“Păng(hắn)”, “Phung tê(họ)” Như vậy, theo những khái niệm lý thuyết của ngôn ngữ học chung, thì bản thân hệ thống đại từ xưng hô đã chia ra thành các ngôi rõ rệt
+ Ngôi thứ nhất chỉ người nói: Gâp (tôi/tao),
+ Ngôi thứ hai chỉ người đồng thoại : may(mày/mi), …
+ Ngôi thứ ba chỉ người hoặc vật được nói đến: păng ( hắn/nó),…
Và đối lập với ba ngôi số ít, là ba ngôi số nhiều
+ Ngôi thứ nhất số nhiều : phung he(chúng tôi/chúng ta), phung hên(chúng tớ),…
Trang 22+ Ngôi thứ hai số nhiều: Phung may(chúng mày),…
+ Ngôi thứ ba số nhiều: Phung tê(họ), Mphung(chúng), …
2.1.2 Đại từ xưng hô trong quan hệ thân tộc
Cũng giống như tiếng Việt, các đại từ đích thực tiếng M’nông thường ít mang màu sắc trang trọng nên có một số bộ phận danh từ chỉ quan hệ thân tộc được dùng như đại từ xưng hô như : che (ông), u (bà), nâu (anh), cha( mbơ̆), mẹ(mê̆),…
Danh từ xưng hô lâm thời dùng trong quan hệ thân tộc.
ÔngBàAnhChịEmCháuCôDìChúBácCậuMợ
CheUNâuYuhOhMonYơ/ nuiYơKônhVaKônhYơ
3 Nui nay mâu mât kon
(cô ấy không nuôi con)
4 U ê tât phăm jǐt năm
(bà chưa đến 80 tuổi)