1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải nghĩa từ quyên trong truyện kiều

12 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 262,4 KB

Nội dung

a Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhan thưa câu 566 b Dưới trăng quyên đã gọi hè câu 1307 Giải nghĩa từ “Quyên” trong câu “Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa” và “Dưới trăng quyên đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ



TIỂU LUẬN TỪ HÁN VIỆT

GIẢI NGHĨA TỪ “QUYÊN” TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2016

I. NGUYỄN DU VÀ TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU

Nguyễn Du (1765- 1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên Nguyễn Du là con

người có trái tim nhân hậu Nhà thơ từng khẳng định : Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Mông Liên Đường chủ nhân trong tựa Truyện Kiều cũng đã đề cao tấm lòng nhân

ái của Nguyễn Du đối với con người và cuộc sống Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học ở cả lĩnh vực chữ Hán lẫn chữ Nôm, đặc biệt

là ở giá trị bất hủ của Truyện Kiều, còn có ba tập thơ : Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, với tổng số 243 bài Nhân sang sứ nhà Thanh, bắt gặp cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân chép truyện Thúy Kiều, ông liền chép lại

bằng thơ Nôm và đặt tên là Đoạn Trường Tân Thanh

Truyện Kiều có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết Trung Quốc là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Ông đa chuyển thể sang truyện thơ lục bát bằng chữ Nôm Nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng nhân vật, tatr cảnh, tả tình của

Nguyễn Du đạt đến trình độ điêu luyện Truyện Kiều phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của

những con người bị áp bức, niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ Qua đó, tác giả thể hiện con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo

Truyện Kiều là một kiệt tác thơ bất hủ của dân tộc qua mọi thời đại từ xưa đến

nay Nguyễn Du và Truyện Kiều vốn là một đề tài có tầm lớn lao, quan trọng đặc biệt,

từng được cảm tác, bàn thảo, khảo luận, nghiên cứu từ rất lâu Tác giả và tác phẩm

cũng có một số phận lịch sử thăng trầm, nhưng nhìn chung, cả Nguyễn Du và Truyện

Kiều ngày càng được đề cao trong thời đại mới.

Ngày nay, chúng ta quan niệm tự do yêu đương là chuyện bình thường, nhưng trong xã hội phong kiến hà khắc thới bấy giờ, một mối tình lãng mạn lại là một ước

mơ tốt đẹp và thấm nhuận tinh thần nhân đạo Người đọc xót thương Thúy Kiều chính

vì Nguyễn Du đã ngậm ngùi rơi lệ trước cảnh ngộ đáy bi kịch của một thiếu nữ tài sắc bậc nhất mà lại bị giày vò, đày đọa bởi xã hội phong kiến vạn ác

Trang 3

II GIẢI NGHĨA TỪ “QUYÊN” TRONG TRUYỆN KIỀU

Truyện Kiều là một tác phẩm nổi tiếng lừng danh hàng đầu trong kho tàng văn học cổ điển Việt Nam Chính vì điều này, mà Truyện Kiều được đem ra mổ xẻ và bàn luận sôi nổi Từ nhiều góc độ như ngữ nghĩa và ngữ pháp Việc sử dụng từ ngữ một cách chọn lọc và đầy tinh tế đã làm cho bài thơ lên một tầm cao mới Tuy nhiên, vì sự

ra đời sớm và có nhiều dị bản khác nhau nên nó lại không được thống nhất về việc chú giải các từ trong đó Xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, nổi cộm lên đó là vấn đề ý nghĩa của các từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ

Để làm rõ đươc mẫu thuẫn trên và có một cái nhìn khách quan và chi tiết hơn, tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu các cách giải nghia của các từ đó trong Truyện Kiều Cụ thể hơn đó là từ “Quyên” trong hai câu thơ 566 và 1307

a) Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhan thưa (câu 566)

b) Dưới trăng quyên đã gọi hè (câu 1307)

Giải nghĩa từ “Quyên” trong câu “Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa” và “Dưới trăng quyên đã gọi hè”

Tiến hành giải nghĩa từ “Quyên” bằng cách khảo sát các bản Kiều sau:

+ Bản Kiều 1886 (Bản Liễu Văn Đường, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm - khảo dị) (LVĐ 1886)

• 頭梗鵑日𡳳𡳳鴈䜹

Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa

• 𡳳𡳳鵑䜹䜹夏

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Trang 4

+ Bản Kiều 1902(của Kiều Oánh Mậu Sưu tầm, khảo chú và xhees bản Nôm: Nguyễn Thế và Phan Anh Dũng Hiệu đính chữ Nôm: Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đình Thảng Nxb Thuận Hóa- Huế 2004)

• 頭梗鵑日𡳳𡳳雁鴈

Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa

• 𡳳𡳳鵑䜹䜹夏

Dưới trăng quyên đã gọi hè + Bản Kiều 1872 (Tư liệu Truyện Kiều: Bản Duy Minh Thị) (DMT)

• 䜹䜹䜹䜹 �𡳳鴈䜹

Tiếng cây quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa

• 𡳳𡳳鵑䜹䜹夏

Dưới trăng quyên đã gọi hè

+ Bản Kiều 1871 (Bản Liễu Văn Ðường, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm - khảo dị) (LVĐ 1871)

• 頭梗鵑日𡳳𡳳鴈䜹

Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa

• 𡳳𡳳鵑䜹䜹夏

Dưới trăng quyên đã gọi hè

+ Bản Kiều 1870 (Bản Kinh đời Tự Ðức, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm - khảo dị) (Kinh-TĐ)

• 頭梗鵑日𡳳𡳳鴈疎

Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa

• 𡳳𡳳鵑䜹䜹夏

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Trang 5

Quan sát trong các bản Kiều trên thì chữ “quyên” được viết giống nhau Hơn hết,

chữ “Quyên” trong bản nôm mượn hoàn toàn cả âm và nghĩa của chữ Hán Nó

có nghĩa là con chim quốc.

a) Nhận định rằng chữ “Quyên” là con chim quyên, nó còn gọi là chim cuốc

Theo như “ Từ điển Hán Việt” của Thiều Chửu, ông cũng cho rằng từ “quyên”

là con chim quốc, còn gọi là đỗ vũ Ngoài ra nghĩa thứ hai là hoa đỗ quyên, có thể gọi tắt là hoa quyên

“Từ điển Hán Việt” của Trần Văn Chánh cũng đồng quan niệm với Thiều Chửu.

Các nhà chú giải Truyện Kiều từ xưa đến nay đều giảng “Quyên” là chim đỗ quyên tức con cuốc:

Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim đã giảng: “Quyên Nhặt là con cuốc kêu man”

Tản Đà thì có nhận xét thêm: “ Câu này, các bản đều chua chữ quyên nhặt là tiếng quyên kêu man, “nhạn thưa” là hàng nhạn hay bay thưa Như vậy thời hai chữ “Quyên nhặt” hơi gượng

Lê Văn Hòe thì cho rằng: “Hai chữ đầu cành dùng chưa chình, chim cuốc không đỗ trên đầu cành cây, nó lủi trong bụi rậm mà kêu”.

Nguyễn Văn Vĩnh thì cũng có nhận xét như Lê Văn Hòe và còn muốn “tìm xem con quốc ở nước ta có thực là con quyên đỗ của Trung Quốc không?

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể tra lại các từ điển:

+ Quyển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của đã giảng: Quấc= con quốc, thứ chim đồng cao giò và hay kêu, chữ gọi là đỗ quyên, đỗ vũ hay tử qui

+ Các quyển từ điển khác như Việt Nam từ điển của Hội Khai trí Tiến Đức trước kia cũng như quyển “ Từ điển tiếng Việt” của Nhà xuất bản Khoa học xã hội hiện nay đều giảng tương tự quyên là con chim cuốc do chữ đỗ quyên nói tắt.

Trang 6

+ Trái lại với “con quyên gọi vào hè” thì con quyên đó là con cuốc như Nguyễn Du

đã nói đến trong câu 1307: “Dưới trăng quyên đã gọi hè” Chúng ta phải nhận định

rõ ràng nếu không sẽ nhầm lẫn

Chim Quyên hót ban ngày, đâu trên cành cây, hót nhiều về mùa thu

Con đỗ quyên, ta quen gọi cuốc cuốc, kêu về ban đêm, thường lụi ở bờ nước trong bụi rậm, kêu về mùa hè.

+ Trong câu 566 “Đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa” Ông Tuân nói kỹ càng

vè con chim quyên Nhưng lại rút ra cách giải thích câu thơ lầ “tả cảnh cuối hè sang thu thu, tức đúng vào thời gian chim quyên bay về đồng bằng từ trên núi xuống đồng bằng và kêu hót ở đầu cành” Như vậy là sai Trong chuyện nói đến cảnh này lúc tả Kim Trọng chia tay với Kiều đi Liêu Dương Hôm đó, gia đình đang dự lễ sinh nhật ngoại gia Mà tiết trời được Nguyễn Du nói rõ là “Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua” Việc đây không phải cuối hè sang thu mà là cuối xuân sang hè Thực ra câu thơ không chỉ dừng lại ở hè hay thu, mà ý nghĩa còn thâm thúy hơn thế Nói “Quyên nhặt” tức là cuốc kêu da diết là ngụ ý nói lên lòng tiết xuân, ở đây là nỗi buồn tiếc của đôi tình nhân mới vừa tỏ tình yêu nhau đã phải sớm xa nhau(nghĩa tiết xuân là lấy câu thơ của Lý Thương Ẩn trong bài Cầm Sắc: Vọng Đế xuân tâm thác đỗ quyên là lòng tiếc xuân của Vọng Đế gửi vào chim quyên) Nói

“Cuối trời nhạn thưa” là tả cảnh sang hè, chim nhạn là tin tức ở xa về ở đây ngụ ý nói : thiếu nhạn đôi bạn khó lòng trao đổi tin tức với nhau Như vậy mới thật đáng buồn, đúng như câu 565: “Buồn trông phong cảnh quê người” Còn nếu thấy chim bay từng đoàn về kêu hót thì có lẽ là vui, chứ buồn làm sao được?.

b) “Quyên là đỗ quyên nhưng không phải là chim cuốc”

Bên cạnh những ý kiến đã nêu trên cho rằng con chim quyên là chim quốc Song lại xuất hiện một luồng ý kiến hoàn trái chiều Nửa đầu thế kỷ XX các cụ Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ đã chú thích Quyên trong hai câu này là Đỗ Quyên, chim Cuốc Tới nửa cuối thế kỷ XX Nguyễn Thach Giang à nhiều nhà soạn giả khác cũng đều

Trang 7

cho Quyên là chim cuốc Các từ điển Việt Nam nhưu Thiều Chửu, Trần Văn Chánh, Nguyễn Như Ý,…đều giải thích như vậy.

Những sai lầm mắc phải tring chú giải Quyên là con cuốc là do sựu liên tưởng đến câu thơ 3202 của Truyện Kiều: “Ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên” Và ảnh hưởng của câu thơ Bà Huyện Thanh Quan: “ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuôc”

+ Năm 1974, Đào Duy Anh nghiên cứu kỹ thêm, trong “Từ điển Truyện Kiều”

đã chú giải: Quyên: chim đỗ quyên, con chim Tu hú

+ Nguyễn Quang Tuân cho rằng đó là hai thứ chim khác nhau còn phần các nhà chú giải đều cho là một Theo nhiều người, đó là con cuốc, tức con quấc, còn Đào Duy Anh thì là con tu hú: “ Chim đỗ quyên, vốn là chim tu hú, hay về mùa hè Ở nước ta có nhiều người lộn nó với con chim cuốc cũng kêu về mùa hè, do nó kêu tiếng “quốc quốc” mà liên hệ với điển Vọng – đế chết hóa thành chim đỗ quyên”

+ Năm 1996, ông An Chi trong “Chuyện đông chuyện tây” (báo “Kiến thức ngày nay số 203), qua dày công sưu tầm các từ điển Anh, Nga, Hán, Việt, Pháp, đã chứng minh rằng “Quyên” trong hai câu Kiều 566 và 1307 đích thị ;à chim “Tu hú”

Ông viết: “Tôi tán thành Đào Duy Anh vì cũng cho rằng quyên là chim tu hú không phải là chim cuốc Con cuốc, tiếng Hán gọi là Phiền hoặc cô ác, không liên quan gì đến tích vua Vọng Đế cuả nước Thục là Đỗ Vũ Chỉ có con quyên mới thực sự liên quan đến sự tích của ông vua này nên đây là “ăn theo”, thậm chí còn “ăn theo”

cả họ lẫn tên mà được gọi là “đỗ vũ”, về sau lại có thêm các tên gọi khác nữa là: tử quyên, tử quy, và thôi quy Nhưng tên gốc của nó thì vẫn chỉ là quyên còn tên thông dụng là đỗ quyển Từ điển song ngữ Anh Việt hoặc Pháp Việt thường dịch cuckoo hoặc coucou thành chim cu cu Thực ra, đây chính là con chim tu hú, đúng như Danh từ khoa học của Đào Văn Tiến đã dịch: Coucou(pháp), cuckoo (Anh), tiếng Nga là Kukushka “Nga Hán đại từ điển” do Lưu Trạch Vinh chủ biên(Bắc Kinh, 1962) cũng dịch y hệt như thế.

Trang 8

Có lẽ việc chứng minh của ông An Chi dẫn rằng “Đỗ quyên” là chim tu hú, tiếng Anh là Cuckoo không đủ sức thuyết phục nên sang thế kỷ XXI, ông G.S Vũ Ngọc Khánh biên soạn “Truyện Kiều” các từ điển gia người Việt như Nguyễn Kim Thản, Trịnh Trung Hiếu, Khổng Đức, Long Cương, Đạt Sỹ đều vẫn chú thích: Chim Đỗ Quyên là chim Cuốc Ngay cả cuốn “Từ điển Hán Việt” của ông Đào Duy Anh cũng giải thích Quyên là chim Đỗ Quyên, Tử Quy, chim Cuốc.

c) Quyên là hoa đỗ quyên chứ không phải là chim quyên

Sau khi chia tay với Thúy Kiều, Kim Trọng “Buộc yên, quảy gánh vội vàng” cùng tiểu đồng đi Liêu Dương chịu tang chú Ở Liêu Dương, Kim Trọng”:

“Buồn trông phong cảnh quê người Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa”

Câu 566 đa số các Kiều Gia đều cho Quyên này là chim Cuốc đã nói ở trên Từ đây một số nhà phê bình có đưa ra lời chê bai Truyện Kiêu: Con Cuốc to như thế mà đậu dày đặc ở đầu cành thì cành gãy mất, thơ sao kì vậy? Để bênh vực Nguyễn Du, thần tượng thơ văn của nhiều người Việt, đã có giải thích: “Ấy là cụ Nguyễn nói về tiếng chim Đỗ Quyên(cuốc) hót dày đặc chứ đâu phải chim đậu dày đặc đầu cành! Nhưng cũng không thể hiểu theo kiểu này được bởi lẽ ở câu 565 đã nói “Buồn trông phong cảnh”, có nghĩa là Kim Trọng cảm thụ phong cảnh quê người bằng mắt chứ đâu phải bằng tai Kim Trọng “trông” chứ không phải Thúy Kiều hay Nguyễn Du trông Chữ “trông” là âm Việt có gốc là chữ Hán mà âm Hán Việt cổ là “Trộ”, âm Hán Việt hiện đại là “Đổ” Từ “trộ” thành “độ” là sự biến théo phép âm bình thường trong tiếng Việt Đổ là “nhìn thấy”, là cảm thụ của thị giác Kim Trọng cảm thụ được “đầu cành quyên nhặt” là bằng mắt chứ không phải bằng tai Ccá văn nhân Trung Quốc xưa thường lấy tiếng chim Đỗ Quyên kêu tạo cảm xúc cho thi hứng, mấy ai lại lấy hình ảnh chim quyên để vào làm thơ.

Thế mà Kim Trọng lại nhìn thấy Quyên dày đặc ở đầu cành, mà lại thấy ở Liêu Dương, nơi khi hậu có tới hơn 200 ngày một năm là băng giá thì thật sự không hợp lý Xét về loài chim Đỗ Quyên, chúng không phải thuộc laoif chim di cư

Trang 9

như én, nhạn lại không biết làm tổ, chim Đỗ Quyên lại chỉ ăn sâu bọ thì sống ở vùng

ôn đới đông bắc Trung quốc đã là hiếm, nói gì đến sống đông đúc “ đầu cành quyên nhặt: được Trong khi đó, hoa đỗ quyên lại thích hợp với vùng Liêu Dương và hợp với câu thơ 565 của Truyện Kiều.

“Đại từ điển tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên giiar thích từ Đỗ Quyên, ý thứ hai là là cây nhỡ, cành nhẵn, hoa đỏ to đẹp, xếp thành ngù ở ngọn, lá đơn mọc cách thường tụ họp ở ngọn cành Những chi tiết này rất hợp với câu thơ 565

Có người cho rằng: “Hoa Đỗ Quyên nở vào đầu xuân chứ không nở vào đầu

hè, thế thì Kim Trọng đến Liêu Dương là mùa hè rồi, làm sao lại có hoa quyên nở?” Nhưng cái ta chưa biết nữa là hoa Đỗ Quyên lại thuộc họ cây thực vật bụi, có nhiều loại, không nhất nhất phải chỉ có một loài nở vào mùa thu Như vậy, hoa Đỗ Quyên

“thân bụi không rụng lá, nở vào đầu hè” là Đỗ Quyên đích thị trong câu 5656 của truyện Kiều

Tóm lại, Quyên ở đây là cây hoa Đỗ Quyên ở Liêu Dương chứ không phải là một loài chim như hai nhận định phía trên

d) Nhận xét

Dựa trên những nhận định mà tôi đã tổng hơp và phân tích phía trên thì tôi đồng quan điểm với ý kiến thứ hai cho rằng chữ “Quyên” ở hai câu thơ trên nghĩa

là chim quyên nhưng không phải là chim cuốc Chúng ta sẽ căn cứ vào vế sau “Cuối trời nhạn thưa” để khẳng định, “nhạn” một giống chim di cư mỗi năm có hai hướng bay: Bắc- Nam trong mùa thu và Nam- Bắc trong mùa xuân Trong mùa thu, chúng rời vùng ôn đới Bắc bán cầu mà bay đến phương Nam để tránh mùa đông còn trong mùa xuân chúng lại rời vùng nhiệt đới phương Nam để bay về phương Bắc

để sinh sản trong mùa hè Vế sau của câu thơ 566 tả cảnh những con chim nhạn cuối cùng bay về phương Bắc Bầy đàn đông đúc của chúng đã đến nơi trong mùa xuân rồi mà chúng còn lẻ tẻ và lẹt đẹt và chưa bay đến trong khi trời đã sang hè

“Cuối trời nhạn thưa” là như thế Tóm lại, con nhạn không chỉ là dấu hiệu của cả mùa thu mà còn có mùa xuân., tùy theo hướng bay của nó Các nhà chú giải không

Trang 10

để ý thời gian thực tế mà chỉ cho rằng chỉ là dấu hiệu của mùa thu Thực ra nếu là mùa thu chúng sẽ bay theo đàn đông chứ không lẻ tẻ như vậy.

Vậy có thể chắc rằng cảnh ở trong câu 566 là cảnh cuối thu đầu hè chứ không phải cuối hè sang thu Vậy có thể khẳng định rằng quyên là một giống chim kêu vào mùa hè và đó là con chim tu hú Trong cả câu 566 lẫn câu 1307 đều là con chim đỗ quyên Giải thuyết của ông An Chi và Đào Duy Anh có thể coi là hợp lý nhất với những tình tiết trên, nó ăn khớp với thực tế và hoàn cảnh của câu thơ Vì tôi cho rằng đã xảy ra sự nhầm lẫn giữa hai loài chim đỗ quyên (Trung Quốc) và chim cuốc (Việt Nam).

Nhìn trên góc độ xem chữ “Quyên” ở hai câu thơ trên là một loài hoa khó có thể mà chấp nhận Vì căn cứ vào vế sau của câu 566, thì sự xuất hiện một loài hoa ở đây hoàn toàn vô lý Mặt khác, nếu ý thơ có thể lộ một cách như vậy thì liệu câu thơ

có còn trở nên hấp dẫn không?

Như vậy, có thể kết luận rằng chữ “Quyên” ở hai của thơ trên là một loài chim đỗ quyên

Ngày đăng: 24/11/2016, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Du – Truyện Kiều, Nxb. Thanh niên, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du – Truyện Kiều
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
2. Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Truyện Kiều
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
3. Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học – 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học – 1997
4. Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Du, Truyện Kiều – Đoạn trường tân thanh, Nxb. Văn học Trung tâm nghiên cứu quốc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du, Truyện Kiều – Đoạn trường tân thanh
Nhà XB: Nxb. Văn học Trung tâm nghiên cứu quốc học
5. Thiều Chửu, Từ điển Hán Việt, Nxb TP.HCM, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Nhà XB: Nxb TP.HCM
6. Trần Đình Cương, “Vài ý kiến về quyển chữ nghĩa Truyện Kiều của Nguyễn Quang Tuân”, tạp chí Hán Nôm số 1/1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về quyển chữ nghĩa Truyện Kiều của Nguyễn Quang Tuân
8. Vân Hạc Lê Văn Hòe, Nguyễn Du, Truyện Kiều chú giải, Nxb. Lao động, trung tâm văn hóa ngôn ngữ đông tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du, Truyện Kiều chú giải
Nhà XB: Nxb. Lao động
9. Vũ Văn Kính, Đại Tự Điển Chữ Nôm, Nxb Văn Nghệ TP, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Tự Điển Chữ Nôm
Nhà XB: Nxb Văn Nghệ TP
10. Bách khoa tri thức, Hỏi đáp Đông Tây, Nung sừ và nông sờ http://www.bachkhoatrithuc.vn11. http://chunom.org/12. http://hanviet.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nung sừ và nông sờ
7. Trần Văn Chánh(2012), Từ điển Hán Việt. Nxb Từ điển bách khoa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w