1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của đảng đối với hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay

17 962 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 31,95 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động báo chí có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, xét từ các bình diện khác nhau , từ kinh tế đến chính trị, tư tưởng, từ văn hóa đến xã hội và dân sinh. Báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng Văn hóa, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị. Vì vậy, báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp chặt chẽ, trực tiếp và toàn diện của Đảng. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và khẳng đinh vị trí, vai trò của báo chí; có nhiều chủ trương, định hướng phát triển báo chí để báo chí hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình mới và đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi. Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động báo chí vẫn còn nhiều hạn chế như buông lỏng việc chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên hoạt động của các đơn vị báo chí, xử lý các vi phạm chưa nghiêm và kịp thời, đòi hỏi Đảng cần có các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động báo chí. Chính vì lí do đó, em đã chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay”.

Trang 1

A LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Hoạt động báo chí có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, xét từ các bình diện khác nhau , từ kinh tế đến chính trị, tư tưởng, từ văn hóa đến xã hội và dân sinh Báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng- Văn hóa, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị Vì vậy, báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp chặt chẽ, trực tiếp và toàn diện của Đảng

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và khẳng đinh vị trí, vai trò của báo chí; có nhiều chủ trương, định hướng phát triển báo chí để báo chí hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình mới và đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động báo chí vẫn còn nhiều hạn chế như buông lỏng việc chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên hoạt động của các đơn vị báo chí, xử lý các vi phạm chưa nghiêm và kịp thời, đòi hỏi Đảng cần

có các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của

Đảng trong hoạt động báo chí Chính vì lí do đó, em đã chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay”.

2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu những quan điểm về phép dùng người của Hồ Chí Minh

và việc vận dụng những quan điểm đó trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay

3 Tình hình nghiên cứu có liên quan

Trên thực tế vấn đề về nội dung, phương thức sự lãnh đạo của Đảng đối vớ hoạt động báo chí đã được đề cập tại các bài viết của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Trên nhiều phương diện và mục tiêu,

Trang 2

mục đích nghiên cứu khác nhau các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã xem xét nhận định, đánh giá và qua đó đã đưa ra các giải pháp cụ thể

Trên cơ sở tiếp thu những nội dung từ các bài viết, qua tài liệu tham khảo, tác giả nghiên cứu đi vào tìm hiểu làm rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí

4.Nhiệm vụ, mục đích:

- Làm rõ nội dung, phương thức và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong giai đoạn hiện nay

5 Đóng góp của đề tài:

Nội dung của đề tài sẽ giúp cho mọi người có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí Đồng thời cũng giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý có các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp như tổng hợp, phân tích, đánh giá để làm rõ nội dung của đề tài

7 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và mục tài liệu tham khảo Đề tài

gồm 3 chương và 7 tiết

Trang 3

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: YÊU CẦU KHÁCH QUAN SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1.1 Sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí.

1.1.1 Quan điểm của Đảng về hoạt động của Báo chí

Công tác báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động của Đảng, là yếu tố cấu thành hoạt động tư tưởng, lý luận Báo chí là công cụ xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận Báo chí có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển lực lượng, tổ chức lực lượng thực hiện công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, đồng thời còn là vũ khí đấu tranh phê phán của Đảng đối với các quan điểm sai, trái với đường lối của Đảng Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc định hướng chính trị , thông qua nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; thông qua việc kiểm tra giám sát các chức năng hoạt động của báo chí trong thực tế

Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuân khổ của pháp luật; đảm báo tính định hướng về tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính khoa học, kịp thời

Báo chí là một trong những kênh truyền thông tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Báo chí không chỉ phản ánh về mọi mặt của đời sống xã hội mà còn là kênh thông tin để động viên, cổ vũ xây dựng con người mới vì mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Trang 4

1.1.2 Vai trò của báo chí trong xã hội.

Hoạt động báo chí có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị- tư tưởng, văn hóa đến xã hội và dân sinh Báo chí góp phần truyền

bá Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ngày càng thấm nhuần trong đời sống nhân dân Đồng thời báo chí cũng là công cụ sắc bén của Đảng nhằm đấu tranh chống các thế lực thù địch, các tư tưởng bảo thủ lạc hậu và tiêu cực trong nhân dân

Báo chí là nhịp cầu nối giữa Đảng- Nhà nước – nhân dân; góp phần quan trọng trong việc phát huy dân chủ xã hội: truyền đạt, giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng thời là kênh thông tin phản ánh những tâm tư, nguyện vọng hoặc những thắc mắc, kiến nghị của dân

Báo chí góp phần nâng cao trình độ nhận thức của người dân, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân loại

1.2 Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí

1.2.1 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí

Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo họat động báo chí thông qua những nội dung chính sau:

Đảng xác định tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ của cơ quan báo chí; Đảng định hướng cho báo, đảng cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời

Trang 5

về đường lối, chính sách và tình hình thực tiễn cho báo chí để báo chí thực hiện tốt chức năng là công cụ của công tác tư tưởng Qua đó, Đảng giúp cho các nhà báo có thông tin chính xác, đưa tin đúng sự thật, bình luận đánh giá các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội đảm bảo tính khách quan Việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời không chỉ giúp cho báo chí khẳng định vị trí, vai trò và uy tín không thể thay thế được trong cuộc sống

1.2.2 Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí thông qua một số phương thức cơ bản sau:

Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra những nghị quyết, những chỉ thị đối với báo chí Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về báo chí vừa là cơ sở để Nhà nước thể chế hóa các quan điểm chủ trương chính sách của Đảng đối với báo chí vừa thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước với các cơ quan báo chí cũng như các cơ quan báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của minh đối với Đảng, Nhà nước và

xã hội

Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí thông qua tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng Các tổ chức đảng cơ sở có nhiệm vụ quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ; kiểm tra giám sát việc thực hiện đảm bảo cho các nghị quyết, các chủ trương đường lối của Đảng được chấp hành nghiêm minh trong đời sống thực tiễn

Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống các cơ quan báo chí Cán bộ hoạt động trong lĩnh vực báo chí là người quyết định đến chất lượng và hiệu quả của báo chí Vì vậy trong quá trình lãnh đạo của mình Đảng luôn coi việc đào tạo, bồi

Trang 6

dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng để phát triển hoạt động báo chí đi đúng đường lối, chủ trương của Đảng

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỰ LÃNH ĐẢO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Ưu điểm:

2.1.1 Đảng đề ra những nghị quyết, chỉ thị với hoạt động báo chí:

Kể từ khi ra đời Đảng ta luôn coi trọng việc lãnh đạo hoạt động báo chí – coi đây là bộ phận cấu thành hữu cơ trong hoạt động của Đảng Chính vì lẽ đó mà các văn bản hướng dẫn công tác hoạt động của báo chí luôn được quan tâm nhất là trong giai đoạn kể từ sau đổi mới năm 1986 Trong suốt thời gian dài thời kỳ đổi mới Đảng ta đã tích cực tổng kết thực tiễn để đưa ra các văn bản nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nữa vai trò của báo chí:

Tại văn kiện Đại hội VI, chỉ thị số 08 của Ban Bí thư trung ương Đảng khóa VII, chỉ thị số 22 của Trung ương và đặc biệt nghị quyết trung ương 5 khóa X của Đảng ta đã xác định rõ những nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng cơ bản để phát

huy hiệu quả hoạt động của báo chí trong giai đoạn hiện nay như sau

Về nhiệm vụ Nghị quyết xác định rõ: một mặt, báo chí có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng; mặt khác, xuất phát từ tính đặc thù

và thực tiễn của báo chí, Nghị quyết nhấn mạnh 5 nội dung đối với báo chí, trong

đó vừa khẳng định lại nhiệm vụ, vừa đặc biệt làm rõ các giải pháp để báo chí

khắc phục yếu kém, khuyết điểm, phát huy ưu điểm và tiềm lực, nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp

Trang 7

thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí

Về phương hướng coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí; đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo nhất là người giữ chức vụ lãnh đạo; thường xuyên giám sát, kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý báo chí; xây dựng làm tốt việc định hướng và cung cấp thông tin báo chí…

Nhìn chung Đảng đã định hướng nội dung thông tin và định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí thông qua việc xác định tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của các cơ quan báo chí

2.1.2 Tổ chức đảng trong cơ quan báo chí ngày càng được củng cố, giữ gìn và có vai trò cao trong bộ máy hoạt động của các cơ quan báo chí.

Đến nay, cả nước ta có 634 cơ quan báo chí in với 813 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh, đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 1 hãng thông tấn, 10 báo điện tử và hàng nghìn trang tin trên internet Các cơ quan báo chí này có bộ máy tổ chức, cơ cấu hoạt động khác nhau Vì vậy sự lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí cũng hết sức đa dạng

Các mặt hoạt động trong có liên quan báo chí được phát triển nhanh: về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ làm báo, số lượng người đọc, cơ sở vật chất-kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính, do đó tác động của báo chí được mở rộng Sự phát triển vượt bậc của báo điện tử nối mạng Internet

Trang 8

Phần lớn báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời tâm

tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội, chống "diễn biến hoà bình"… góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước

Góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động xã hội, góp phần vào quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, công chúng tham gia ngày càng tích cực, chủ động vào quá trình truyền thông

2.1.3 Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí ngày càng được chú trọng.

Đảng đã tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí hoạt động và phát triển Vì vậy, đội ngũ công tác hoạt động trong lĩnh vực báo chí ngày càng được phát triển

đã đáo ứng cơ bản yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới của Đảng.Hiện nay, tổng số nhà báo đã được cấp thẻ nhà báo gần 15.000 người Toàn quốc có 55 nhà xuất bản, trong số đó, 42 nhà xuất bản thuộc các cơ quan trung ương, 13 nhà xuất bản ở các tỉnh, thành phố

Công tác cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan báo chí được chú trọng về tiêu chuẩn cán bộ báo chí đặc biệt là những người đứng đầu các

cơ quan báo chí như tổng biên tập, tổng giám đốc, giám đốc… đã được Đảng ta xây dựng một cách cụ thể tại Chỉ thị số 8 CT/TW, ngày 31 tháng 3 năm 1992

2.2 Hạn chế

Trang 9

Mặc dù hoạt động lãnh đạo của Đảng về hoạt động báo chí đã đạt được những thành tựu đáng kể song quá trình hoạt động báo chí vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Một số cơ quan báo chí, xuất bản, nhất là ở địa phương, được thành lập nhưng chưa bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ đã quy định Một số báo chí, nhà xuất bản đã cho ra một số ấn phẩm xen lẫn nội dung xấu, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu, khuếch đại sai lầm Một số cơ quan báo chí, nhà xuất bản có khuynh hướng thương mại, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận người đọc

Nói dung cơ quan báo chí, xuất bản, nhà in phát triển thiếu quy hoạch, nhà xuất bản, nhà in phát triển quá mức; nhiều địa phương dùng nhà xuất bản như một

cơ quan chuyên kinh doanh khoán thu cho ngân sách; ở một số cơ quan, đoàn thể Trung ương và địa phương, nhiều quận, huyện cũng phát triển kinh doanh ngành

in, vừa lãng phí, vừa dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng, vi phạm luật lệ hiện hành

Tổ chức phát hành sách báo còn phân tán Sách, báo phần lớn tập trung ở đô thị, ít được đưa xuống các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo Sách, báo trong hệ thống thư viện chỉ chiếm 1-3% khối lượng xuất bản Hệ thống phát hành sách quốc doanh suy giảm, không đủ sức đưa sách đến tay người đọc

Nhiều cơ quan chủ quản buông lỏng việc chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên hoạt động của các đơn vị báo chí, xuất bản, in thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình, nhất là chưa chỉ đạo chặt chẽ các đơn vị ấy thực hiện đúng định hướng, chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích đã được quy định

Trang 10

Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản ở Trung ương và địa phương buông lỏng nhiệm vụ quản lý, chậm đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với tình hình mới; còn nhiều sơ hở thậm chí có tiêu cực trong quản lý;xử lý các xi phạm chưa nghiêm và kịp thời

Chỉ tính riêng trong năm 2007, Bộ đã nhắc nhở phê bình 210 trường hợp cơ quan báo chí có vi phạm trong đó xử phạt vi phạm hành chính 35 trường hợp cơ quan báo chí vi phạm về nội dung thông tin, 22 trường hợp thiết lập trang điện tử trên mạng In-tơ-nét khi chưa được phép với số tiền 230 triệu đồng Xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo 3 trường hợp, đình bản tạm thời 2 trang điện tử của 2 cơ quan báo chí, xử lý 200 đơn thư các loại liên quan đến nội dung thông tin trên báo chí

Trang 11

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

3.1 Nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong tình hình mới

Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động báo chí

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lí báo chí về thi hành Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động báo chí Xây dựng quy chế để thường xuyên làm tốt việc định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm về đối nội, đối ngoại; nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo báo chí của Đảng, cơ quan quản lí báo chí của Nhà nước, Hội Nhà báo và cơ quan chủ quản báo chí đối với cơ quan báo chí và người làm báo; xây dựng chế tài đủ mạnh,

xử lí dứt điểm, kịp thời, nghiêm minh các sai phạm

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống báo chí, các đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương và báo chí điện tử; sắp xếp, thu gọn đầu mối theo hướng khoa học, hợp lí, hiệu quả Nghiên cứu, phân loại báo chí theo chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tính đa dạng; khắc phục tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan báo chí; Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

Quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa 4 cơ quan sau:

Ngày đăng: 24/11/2016, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w