1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với cảng biển việt nam

194 379 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Vấn đề đặt ra là phải tạo ra bước ngoặt mang tính “đột phá” trong phát triển hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu về đáp ứng công suất và năng suất mà không cần thay đổi cơ bản hệ thống ho

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Mã số: 62 34 82 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TS Nguyễn Hữu Khiển

2 GS.TSKH Nguyễn Ngọc Huệ

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án

là trung thực Các tài liệu tham khảo có nguồn trích

dẫn rõ ràng

Tác giả luận án

Trịnh Thế Cường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học và khoa Quản lý nhà nước về kinh tế thuộc Học viện Hành chính Quốc gia và các Thầy giáo, cô giáo, các Nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Chủ tịch Hội Cảng - Đường thủy và Thềm lục địa Việt nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Đồng chí lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam và một số cơ quan chức năng, doanh nghiệp khai thác cảng biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án

Xin chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà tôi đã sử dụng tham khảo trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án; cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích tôi hoàn thành luận án./

Tác giả luận án

Trịnh Thế Cường

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1 Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và quản lý cảng biển 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển cảng biển 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý cảng biển 13

1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với cảng biển 15

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước nói chung 15

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với cảng biển 18

1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu 21

1.3.1 Nhận xét chung 21

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22

Kết luận chương 1 24

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN 26

2.1 Khái quát chung về cảng biển 26

2.1.1 Vị trí, vai trò của cảng biển 26

2.1.2 Chức năng của cảng biển 30

2.2 Khái niệm, nội dung, vai trò của quản lý nhà nước đối với cảng biển 31

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với cảng biển 31

2.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với cảng biển 34

2.2.3 Vai trò của quản lý nhà nước đối với cảng biển 41

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cảng biển 43

2.3.1 Yếu tố chính trị 43

2.3.2 Yếu tố pháp luật 45

Trang 6

2.3.3 Yếu tố kinh tế 48

2.3.4 Yếu tố năng lực quản lý nhà nước của các chủ thể 49

2.4 Mô hình quản lý cảng biển ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước đối với cảng biển 52

2.4.1 Mô hình quản lý cảng biển của một số quốc gia trên thế giới 52

2.4.2 Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức quản lý cảng biển trên thế giới 60

Kết luận chương 2 66

Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 67

3.1 Thực trạng hệ thống cảng biển ở Việt Nam 67

3.1.1 Quá trình hình thành, phát triển hệ thống cảng biển ở Việt Nam 67

3.1.2 Đánh giá chung về hệ thống cảng biển ở Việt Nam 76

3.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện nay 79

3.2.1 Về xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với cảng biển 79

3.2.2 Về tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước đối với cảng biển 81

3.2.3 Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước đối với cảng biển 92

3.2.4 Về hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển cảng biển 94

3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam 96

3.3.1 Những ưu điểm 96

3.3.2 Những hạn chế 100

3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 102

Kết luận chương 3 103

Trang 7

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN Ở VIỆT NAM 104

4.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam 1044.1.1 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển cần quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển cảng biển 1044.1.2 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải hướng đến khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với cảng biển 1064.1.3 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải gắn liền với xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 1084.1.4 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền,

đồng thời phải đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa 1114.1.5 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải phù hợp với những biến đổi to lớn và sâu sắc của bối cảnh quốc tế liên quan đến các vấn đề về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 1124.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển 1134.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về quản lý nhà nước đối với cảng biển 1134.2.2 Hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển cảng biển theo hướng tập trung vào việc xây dựng mô hình quản lý cảng biển

và xác định tầm nhìn, mục tiêu cho từng loại cảng biển và những yếu tố tác động trực tiếp vào cảng biển 1164.2.3 Hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với cảng biển theo hướng phân cấp quản lý 1174.2.4 Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước đối với cảng biển theo hướng xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công 120

Trang 8

4.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác

quản lý nhà nước đối với cảng biển 132

4.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với cảng biển thông qua cải cách thủ tục hành chính 134

Kết luận chương 4 138

KẾT LUẬN 139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

PHỤ LỤC 151

Trang 9

IMO : Tổ chức hàng hải quốc tế

ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PoR : Chính quyền cảng Rotterdam

PPP : Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mô hình quản lý cảng biển 59

Bảng 2.2 So sánh các mô hình quản lý cảng và đề xuất mô hình Ban quản lý cảng 65

Bảng 4.1 Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý cảng 125

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình phát triển cảng biển tương lai 29

Hình 3.1 Hệ thống cảng biển Việt Nam 73

DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Số lượt tàu vào, rời cảng biển giai đoạn 2001-2015 96

Biều đồ 3.2 Khối lượng hàng hóa qua cảng biển giai đoạn 2001 - 2015 97

Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng lượng hàng theo nhóm cảng những năm gần đây 97

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức Ban quản lý cảng 131

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài có nhiều eo vụng, vũng vịnh sâu, lại gần tuyến giao thương nhộn nhịp qua khu vực Biển Đông,

có hệ thống đảo gồm 3.000 đảo ven bờ “che chắn” hầu hết các vùng biển ven

bờ và vùng ven biển của Việt Nam ở mức độ khác nhau Đến nay, nước ta có khoảng 44 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm ven biển, ven đảo có thể xây dựng cảng, kể cả cảng ở quy mô trung chuyển quốc tế Vì vậy, xây dựng

và phát triển hệ thống cảng biển mang tính sống còn đối với vận tải biển của nước ta và là kết cấu hạ tầng quan trọng quyết định sự phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế biển thời gian tới không chỉ đối với Việt Nam mà còn là động lực cho việc phát triển kinh tế khu vực

Nhiệm vụ thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và mục tiêu phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành Giao thông vận tải, nhất là ngành Hàng hải - một ngành kinh tế đặc thù, có vai trò và tiềm năng rất lớn, mang tính quốc tế hóa cao đang cần được phát huy tương xứng với mục tiêu

cơ bản sau đây:

- Bảo đảm hệ thống cảng biển vừa là đầu mối, cầu nối đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách giữa các vùng, khu vực trong cả nước và với các nước trên thế giới, vừa giữ vai trò liên kết các ngành thuộc kinh tế biển và

cả nền kinh tế quốc dân nói chung

- Tạo động lực phát triển các cảng biển đầu mối tại những vùng kinh tế trọng điểm, tại các trung tâm hướng ra biển của đất nước; các cảng, bến cảng, cầu cảng chuyên dụng tại những khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, trên đảo và cảng trung chuyển quốc tế Bảo đảm năng lực hàng hóa thông qua đạt trên 450 triệu tấn vào năm 2015 và trên 550 triệu tấn vào năm 2020 Hình

Trang 12

thành, phát triển Cảng trung chuyển quốc tế và các cảng biển chính, cảng cửa ngõ quốc tế tầm cỡ khu vực có năng lực xếp dỡ cao, có thể tiếp nhận tàu biển

cỡ lớn, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả và bền vững kinh tế hàng hải và các ngành khác thuộc kinh tế biển và góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng

Trong những năm gần đây, tuy có nhiều cố gắng trong xây dựng mới cũng như nâng cấp, hiện đại hóa số cảng biển có sẵn, nhưng kết cấu hạ tầng của hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn yếu kém về quản lý khai thác và lạc hậu về khoa học-công nghệ so với các quốc gia tiên tiến trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và trong khu vực Trước hết là năng suất xếp

dỡ thấp, chỉ đạt khoảng từ 45-50% mức tiên tiến của thế giới (3000T - 4000T trên/m chiều dài cầu bến và 15 - 20 TEUs/cẩu/giờ đối với xếp dỡ công-te-nơ)

Quản lý nhà nước đối với cảng biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta Quản lý nhà nước đối với cảng biển hiện nay mặc dù đã có nhiều thay đổi và đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận nhưng còn có nhiều bất cập, làm hạn chế hiệu quả khai thác cảng biển Vấn đề đặt ra là phải tạo ra bước ngoặt mang tính “đột phá” trong phát triển

hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu về đáp ứng công suất và năng suất mà không cần thay đổi cơ bản hệ thống hoạt động; tầm quy hoạch cảng biển dài hạn, huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ xã hội hóa, thiết bị xếp dỡ hàng hóa hiện đại và công tác quản lý khai thác hiệu quả đang là những yêu cầu bức xúc hiện nay với hàng loạt vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước đối với cảng biển như: Xây dựng thể chế phù hợp để phát triển hệ thống cảng biển? Cơ chế chính sách nào sẽ tạo ra sự đột phá trong phát triển cảng biển? Văn bản quy phạm pháp luật nào cần ban hành; Làm gì để tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa sự phát triển cảng biển với các lĩnh vực khác của nền kinh tế? Làm gì để tránh xung đột với sự phát triển đang diễn ra trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế?

Trang 13

Những đánh giá trên là thông điệp mạnh mẽ từ thực tiễn, đặt ra hàng loạt những câu hỏi cần có câu trả lời thoả đáng: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với những hạn chế, yếm kém của hệ thống cảng biển Việt Nam? Nhà nước cần có công cụ nào để đánh giá đúng về cảng biển, chỉ ra được những hạn chế của cảng biển để định hướng hoàn thiện nâng cao chất lượng? Vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong quản lý cảng biển? Nhà nước cần làm

gì để quản lý có hiệu quả cảng biển…

Tất cả những vấn đề này có thể được tóm tắt thành ba yếu tố quan trọng

và phụ thuộc lẫn nhau của chính sách cải cách nhằm nâng cao năng lực quản

lý nhà nước đối với cảng biển, đó là: (1) hoàn thiện mô hình quản lý cảng biển phù hợp với điều kiện Việt Nam (2) hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý và (3) lựa chọn hình thức đầu tư hiệu quả

Để nâng cao nhận thức và lý luận về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nhằm thật sự là một đột phá mang tính chiến lược trong phát triển cảng biển, tạo môi trường thật sự thông thoáng để giải phóng mạnh mẽ sức sản biển của các thành phần kinh tế và các chủ thể trong xã hội vấn đề đặt ra cần hoàn thiện các các quy định pháp luật với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với cảng biển nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư, khai thác cảng biển giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách của chính quyền trung ương; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước bằng cách cho họ quyền tự chủ nhiều hơn

và tài chính độc lập; thu hút vốn nước ngoài; ứng dụng công nghệ cảng biển hiện đại

Tình hình nói trên cho thấy, việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước (QLNN) nói chung, QLNN đối với cảng biển nói riêng ở Việt Nam đang được đặt ra một cách cấp bách

Trong bối cảnh đó, NCS đã quyết định lựa chọn chủ đề “Quản lý nhà nước

đối với cảng biển Việt Nam” để triển khai nghiên cứu trong quy mô luận án

tiến sĩ Quản lý Hành chính công với mong muốn góp phần giải mã một cách toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề được lựa chọn

Trang 14

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cảng biển ở một số nước trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở nước ta trong thời gian qua trên 2 phương diện: ưu điểm và hạn chế; chỉ ra những nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với cảng biển;

- Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với cảng biển

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các khía cạnh lý luận về quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam

- Hệ thống cảng biển và thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển

ở Việt Nam

- Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với cảng

biển trên phạm vi cả nước

- Về thời gian: từ khi có Bộ luật Hàng hải 2005 đến nay

Trang 15

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Trên cơ sở nhận thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả luận giải các vấn đề quản lý nhà nước đối với cảng biển theo tư duy logic biện chứng mang tính khách quan, trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề khác, tránh cách nhìn phiến diện, phi lịch sử đối với vấn đề nghiên cứu Tác giả cũng nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế biển trong đó có cảng biển, kết hợp với lý thuyết

và thực tiễn của quản lý nhà nước về cảng biển để định hướng cho nghiên cứu của mình

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cảng biển là rất quan trọng, nhằm cung cấp luận cứ để nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với cảng biển Việt Nam, thực tiễn các biện pháp quản lý nhà nước nhằm bảo đảm cảng biển Trên cơ sở đó, nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với cảng biển Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được áp dụng trong nghiên cứu các tài liệu phục vụ quá trình xây dựng chương tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu các vấn đề lý luận ở chương 2, nghiên cứu các tài liệu đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở chương 3

- Phương pháp so sánh: So sánh tư duy, quan niệm về cảng biển ở Việt Nam qua các thời kỳ, so sánh mục tiêu của các văn bản quy phạm pháp luật với kết quả thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với cảng biển

- Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp điều tra khảo sát: Đây là phương pháp rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu Trên cơ sở các tài

Trang 16

liệu, thông tin và dữ liệu kết quả khảo sát thông qua 198 phiếu điều tra của các tổ chức, cá nhân thu thập được và khảo sát hoạt động của 221 doanh nghiệp cảng biển trong cả nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tác giả sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học hành chính công Qua đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với cảng biển

5 Những đóng góp mới của luận án

5.1 Về lý luận

- Nhận diện và làm rõ các vấn đề cảng biển, sự thay đổi trong quan niệm về cảng biển trên thế giới và ở Việt Nam, đưa ra quan niệm về cảng biển theo cách tiếp cận của luận án

- Làm rõ vai trò của nhà nước đối với cảng biển trên cơ sở phân tích vai trò của nhà nước theo lý thuyết hệ thống, lý thuyết kinh tế học

- Phân tích các nội dung quản lý nhà nước đối với cảng biển, luận giải các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với cảng biển Từ đó, giúp nhận thức sâu sắc hơn về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản nhà nước đối với cảng biển hiện nay

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển trên các phương diện về mặt tư duy quản lý, thể chế, tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với cảng biển, hoạt động quản

lý nhà nước với quản lý khai thác cảng biển

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển theo mô hình quản lý nhà nước đối với cảng biển, chuyển từ quản

lý hành chính sang giám sát, kiến tạo sự phát triển cảng biển

5.2 Về thực tiễn

- Tạo tiền đề lý luận và thực tiễn để đưa ra những kiến nghị đổi mới toàn diện quản lý nhà nước đối với cảng biển theo hướng nhà nước tập trung vào quản lý nhà nước, giám sát, tạo điều kiện cho cảng biển phát triển

Trang 17

- Đề xuất cách thức quản lý nhà nước đối với cảng biển, đề xuất hoàn thiện thể chế quản lý cảng biển theo hướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ với trọng tâm xác định rõ vai trò của nhà nước và của doanh nghiệp cảng biển Nhà nước không làm thay, không can thiệp vào những hoạt động mang tính quản lý nội bộ của doanh nghiệp cảng biển, theo đó, cái đích cuối cùng là có một hệ thống cảng biển hoạt động hiệu quả;

- Các luận cứ và giải pháp của luận án có thể được sử dụng cho việc hoàn thiện thể chế về cảng biển như vấn đề phân cấp, ủy quyền quản lý, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Về nhận thức lý luận: đề tài hình thành tư duy đầy đủ về QLNN đối

với cảng biển Việt Nam

- Về hoàn thiện thể chế, chính sách: đề tài xác lập cơ sở khoa học cho

việc hoàn thiện QLNN đối với cảng biển Việt Nam, thiết kế mô hình QLNN đối với cảng biển hợp lý ở Việt Nam hiện nay

- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các nhà quản lý Luận án cũng có thể được tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực khoa học hành chính và khoa học pháp lý

7 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

7.1 Giả thuyết khoa học

Cảng biển ở bất cứ quốc gia nào cũng có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó Cảng biển ở Việt Nam còn có những bất cập bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó một nguyên nhân quan trọng là quản lý nhà nước đối với cảng biển chưa được thực hiện hiệu quả

Nếu quản lý nhà nước đối với cảng biển xác định đúng vai trò của mình theo hướng nhà nước là chủ thể định hướng, điều tiết, giám sát, kiến tạo

Trang 18

những điều kiện cho phát triển cảng biển, tạo lập thể chế mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác cảng biển thì cảng biển Việt Nam trong toàn hệ thống sẽ khi thác hiệu quả, đáp ứng như cầu lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu đến cảng biển của các nước trong khu vực và trên thế giới

7.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Quản lý nhà nước đối với cảng biển là gì? Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước đối với cảng biển?

- Quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện nay có những

ưu điểm và hạn chế gì? Nguyên nhân vì đâu?

- Để tăng cường quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện nay cần có những giải pháp nào?

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với cảng biển Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CẢNG BIỂN

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển cảng biển

“Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” của tác giả Đào Duy

Anh [1] Đã cho biết kết quả nghiên cứu về lịch sử đã chỉ ra rằng “Lịch sử cổ đại đã chỉ ra cho chúng ta biết rằng tổ tiên chúng ta là người Lạc Việt, khi di thực từ miền khác đến đồng bằng Bắc Bộ, chính là những người làm nghề

đánh cá và vượt biển Rải rác từ cửa biển đến cửa sông, có nhiều hải cảng

lớn, nhỏ, là những thương phụ cho ghe thuyền qua lại buôn bán, để nối liền

kinh tế các khu đồng bằng bị các dải núi ngang phân cách, không thể qua lại với nhau thuận tiện bằng đường bộ hay đường sông Chính đường giao thông bằng biển đã khiến sự liên hệ kinh tế giữa các khu vực được thực hiện sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành dân tộc”

“Văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Vượng [80], trong bài

“Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa và cái nhìn về biển của Việt Nam” đã đưa

ra những minh chứng lịch sử về sự phát triển của dân tộc gắn bó và hướng ra biển thông qua các huyền thoại, huyền tích và thực tiễn khảo cổ học tiền sử và

sơ sử Việt Nam, từ thời trước và sau công nguyên “lái buôn ngoại quốc ghé

thuyền vào miền đất nước ta không những vì đây là những trạm (station) và

hải cảng (seaports) quan trọng trên đường hàng hải ven biển quốc tế, có nhiều

cảng tốt (Óc Eo Nam Bộ, Đại Chiêm hải khẩu) Làm chỗ trú ngụ, tránh bão

tố, lấy (mua) nước ngọt cho tàu thuyền mà còn vì đất nước ta có nhiều sản phẩm quý có thể xuất khẩu ” “Đất Việt giành lại độc lập sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, từ năm 938 (chiến thắng Bạch Đằng lịch sử) và xây dựng quốc gia

Trang 20

Đại Cồ Việt (Đinh-Tiền-Lê) và Đại Việt (Lý-Trần-Hậu Lê) rồi Đại Nam và Việt Nam (Nguyễn) Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, sau một quá trình Nam tiến, nước Đại Việt - Việt Nam đã được mở rộng và trải rộng thành một quốc gia thống nhất trong đa dạng, từ Lạng Sơn tới Cà Mau, với hơn 3600 km đường bờ biển và hàng ngàn đảo và quần đảo ở ngoài khơi Biển Đông và trong “Vịnh Thái Lan” Đặc biệt, trong Chương “Tạp luật” của Quốc triều hình luật có tới 5 điều luật liên quan đến biển và việc buôn bán với nước ngoài theo đường biển đã phần nào khẳng định vai trò quản lý nhà nước đối với cảng biển từ thời cha ông đã được xác lập nhằm thúc đẩy thương mại và củng cố quyền lực nhà nước đối với hoạt động thương mại đường biển với các quốc gia làng giềng và khu vực

“Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ thứ XVII-XVIII” của tác giả Đỗ

Bang [3] đã nghiên cứu phố cảng vùng Thuận Quảng và làm rõ khái niệm khoa học phố cảng với nội hàm và tiêu chí về một loại đô thị “phố cảng” ở nước ta nhằm phân biệt với các loại đô thị khác ở phương Đông Trong bối cảnh lịch sử ra đời của phố cảng từ nửa sau thế kỷ XI, lúc Nguyễn Hoàng vào nhận đất đã biến nơi “ác địa” thành đô hội phồn vinh “chợ không bán hai giá, người buôn không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đến mua bán”

“Sự hình thành cảng thị ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa -

Lịch sử Hải Phòng” của tác giả Vũ Đường Luân [38] đã nghiên cứu trên cơ

sở các tài liệu lưu trữ của Việt Nam và Pháp, tác giả của chuyên luận muốn làm rõ bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội vùng duyên hải đông bắc trong phần lớn thế kỷ XIX, các biện pháp quản lý của nhà nước phong kiến Việt Nam cũng như sự can thiệp và các hoạt động của người Pháp ở Hải Phòng cho tới trước khi trở thành nhượng địa Những điều đó không chỉ góp phần

lý giải những điều kiện đưa Hải Phòng từ một vùng đất sình lầy trở thành một cảng thị hiện đại mà còn làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa nhà nước, các cộng đồng cư dân và chính quyền thực dân ở Việt Nam trong giai

Trang 21

đoạn chuyển giao từ cuối thời kỳ độc lập đến giai đoạn đầu của thời kỳ thuộc địa Như Bonnal, một trong những công sứ đầu tiên ở Hải Phòng đã phát biểu: “Người ta tin rằng sau này có dù có cảng mới ở vùng nước sâu Quảng Yên hoặc Hòn Gai thì Hải Phòng vẫn mãi mãi là cảng được thuyền sông của dân bản xứ trong châu thổ và thuyền biển của người Hoa lui tới và

sự di chuyển của một trung tâm thương mại không phải là sự tuỳ tiện của một sắc lệnh hay một nghị định”

“Công trình bến cảng” của các tác giả Phạm Văn Giáp, Nguyễn Hữu

Đẩu, Nguyễn Ngọc Huệ [21] Nội dung nghiên cứu gồm 12 Chương về khái niệm chung cảng và bến, tải trọng tác động lên công trình bến, nguyên tắc tính toán; các bến nghiên, bến tường cừ v.v… các công trình phụ trợ của bến; đánh giá tác động môi trường đã giới thiệu các kết cấu bến khá đầy đủ và chi tiết bằng công trình ở nhiều nước trên thế giới Một số nội dung liên quan đến công trình bến cảng trên nền đất yếu, biện pháp sửa chữa cải tạo bến cảng cũ cũng được giới thiệu trong cuốn sách này

“Biển và cảng biển trên thế giới” của tác giả Phạm Văn Giáp, Phan

Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ [19] đã nghiên cứu cho rằng Việt Nam với bờ biển dài có thể xây dựng nhiều khu kinh tế biển gồm 6 ngành: cảng biển, đóng tàu, khai thác dầu, thủy sản và đô thị biển, biển và cảng biển Trong đó, đưa ra cơ sở lý luận góp phần hoạch định đường lối đẩy nhanh kinh tế biển

mà nòng cốt là cảng biển

“Báo cáo Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030” của Cục Hàng hải Việt Nam [12] nghiên cứu đã

đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện quy hoạch được duyệt; các vướng mắc tồn tại, bất cập chính hiện nay của hệ thống cảng biển và trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; Cập nhật dự báo lượng hàng qua cảng toàn hệ thống, nhóm cảng biển tương ứng với các thay đổi về bối cảnh phát triển kinh

tế trong nước, quốc tế; Rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch được duyệt; đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển

Trang 22

cảng biển tại Việt Nam Báo cáo đưa ra một số giải pháp, chính sách chủ yếu, trong đó nghiên cứu và áp dụng thực hiện mô hình quản lý cảng phù hợp với điều kiện của Việt Nam để phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác cảng và thu hút nguồn lực đầu tư Thí điểm áp dụng mô hình quản lý cảng biển ở một số cảng

có đủ điều kiện như bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), khu bến cảng Vân Phong (Khánh Hoà) để từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thực hiện đồng bộ trong phạm vi cả nước

“The Nanhai Trade-A Study of the Early History of the Chinese Trade

in the South China Sea, Journal of the Malayan Branch Royal Asiatic Society” của tác giả Wang Gungwu (tạm dịch: Thương mại trên biển Đông:

Nghiên cứu về lịch sử ban đầu của thương mại của Trung Quốc ở Biển Đông, Tạp chí Người Mã Lai do Royal Asiatic Society ấn hành) [97] Tác phẩm mô

tả khá đầy đủ về những hoạt động hàng hải trước nhà Tống (thế kỷ X), về vai trò thương mại của người Việt trong việc tiếp tục chi phối con đường biển các nước Đông Nam Á và Ấn Độ như đã từng nắm giữ trước kia Về các thương cảng, tác giả cũng cho rằng từ thời cổ xưa cho đến đời Tống, cảng sầm uất hàng đầu vùng Đông Á và Đông Nam Á đều ở miền Bắc với vai trò của Long Biên với vùng hậu cảng trù phú

Có thể nói, hệ thống cảng biển và kết cấu hạ tầng ven biển tuy không trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng và tích luỹ lớn nhưng được xác định là bộ phận cơ bản, quan trọng hàng đầu có vai trò quyết định trong việc liên kết và thúc đẩy kinh tế - xã hội không chỉ của vùng biển, ven biển mà còn của các vùng khác trong cả nước Sự hình thành, phát triển Hệ thống cảng biển gắn với mạng lưới giao thông ven biển là cơ sở tiền đề quan trọng hàng đầu để hình thành, phát triển các đô thị, khu công nghiệp, chế xuất và trung tâm dịch vụ du lịch ven biển Mặt khác, phát triển cảng biển còn tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các ngành khác như vận tải biển, công nghiệp đóng tàu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp chế xuất, dịch vụ xuất nhập khẩu và cung ứng tàu biển…

Trang 23

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý cảng biển

“Một số biện pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà

nước thuộc ngành hàng hải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Tiệm [71]

nghiên cứu một số nội dung về nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải thuộc ngành hàng hải Việt Nam và đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

“Hoàn thiện mô hình quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển Việt

Nam” của tác giả Đặng Công Xưởng [81] nghiên cứu một số nội dung về

Tổng quan về cơ sở lý luận quản lý nhà nước về khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển; Đánh giá thực trạng mô hình quản lý nhà nước về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và một số giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam

“Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng công-te-nơ và

áp dụng vào khu kinh tế phía Bắc Việt Nam” của tác giả Dương Văn Bạo [4]

nghiên cứu một số nội dung về hệ thống hóa phương pháp quy hoạch cảng, bến cảng công-te-nơ; đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và bến cảng công-te-nơ nói riêng trên cơ sở đó đề xuất

mô hình bến cảng và hoàn thiện quy hoạch bến cảng công-te-nơ ở Việt Nam,

đề xuất áp dụng tại một số cảng công-te-nơ ở khu vực phía Bắc

“Các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển khu vực thành phố Hồ

Chí Minh đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thanh [60] nghiên

cứu một số nội dung về giới thiệu tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam và

cơ sở xây dựng các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển; phân tích thực trạng các cầu, bến thuộc cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh qua đó đưa ra các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010

“Giải pháp cơ bản hoàn thiện và khai thác công-te-nơ tại Việt Nam”

của tác giả Nguyễn Thị Phương [48] đã phân tích đánh giá tình hình khai thác các cảng công-ten-nơ điển hình của Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp cơ

Trang 24

bản về quản lý khai thác cảng công-te-nơ Việt Nam đáp ứng tiêu chí nhanh chóng, kịp thời, giảm thời gian lưu cảng, phục vụ phát triển vận tải đa phương

thức ở Việt Nam.”Hiệu quả kinh tế và những biện pháp đẩy mạnh vận chuyển

hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng công-te-nơ ở Việt Nam”của tác

giả Nguyễn Như Tiến [72] đã làm rõ một số nội dung về công-ten-nơ hàng hóa trong vận tải biển quốc tế; hiệu quả kinh tế của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường đường biển công-ten-nơ những biện pháp đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng công-te-nơ

“Nghiên cứu về giải pháp đầu tư vốn phát triển cảng biển Việt Nam” của

tác giả Bùi Bá Khiêm [33] đã tập trung làm rõ một số nội dung về khái niệm cảng biển, khai thác cảng biển Phân tích chỉ rõ thực trạng khai thác cảng biển, vốn đầu tư khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Đề xuất một số giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng, vốn đầu tư khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển

“Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020” của tác

giả Nguyễn Thị Thu Hà [22] đã nghiên cứu một số nội dung về hệ thống hóa

lý luận về đầu tư phát triển cảng biển Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển

“Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng

của Ngành giao thông vận tải Việt Nam”của tác giả Bùi Nguyên Khánh [32]

đã đề ra giải pháp tăng cường sử dụng có hiệu quả vốn Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) ở Việt Nam,

cụ thể trong đường bộ, đường sắt và đường biển (cảng biển) Tác giả đánh giá hiện trạng sử dụng vốn vốn đầu tư nước ngoài vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đánh giá đúng mức hiệu quả sử dụng vốn; ưu khuyết điểm trong sử dụng vốn ODA và một số giải pháp nâng có hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT thông qua hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT)

Trang 25

“Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai thác cảng biển tại Việt Nam”của tác giả Lê Văn Luyện [39] nghiên cứu một số nội dung về một số

mô hình quản lý kinh doanh khai thác cảng biển của một số nước trên thế giới

và kiến nghị một số giải pháp về quản lý cảng biển ở nước ta

“Phát triển dịch vụ vận tải biển đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc

tế” của tác giả Lê Thị Việt Nga [44] đã tập trung làm rõ một số nội dung về

thực trạng phát triển vận tải biển Việt Nam về kết quả đạt được, khó khăn bất cập và nguyên nhân trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển; tham khảo kinh nghiệm phát triển vận tải biển của Trung Quốc từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ vận tải biển trong bối cảnh Việt Nam ngày cảng nhập sâu rộng, toàn diện và đầy đủ hơn nền kinh tế khu vực và trên thế giới

“Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam - Một hướng đi

mới”của tác giả Chu Quang Thứ [70] đã làm rõ một số nội dung về nghiên

cứu vấn đề về tạo vốn pháp định bằng bán cổ phần; Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam tạo nguồn lực xã hội hóa

để đầu tư phát triển đội tàu, hạ tầng cảng biển tạo động lực cho phát triển nền kinh tế

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước nói chung

“Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách

của khoa học về Nhà nước và Pháp luật” của Viện Nhà nước và Pháp luật do

Đào Trí Úc chủ biên [77]; “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động

của bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Lê Minh

Thông chủ biên [63] Trong đó có các bài viết sâu sắc về từng vấn đề cụ thể

thuộc quyền lực nhà nước, như bài “Về cấu trúc quyền lực nhà nước và tổ chức

thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tế” của tác giả Đinh Văn Mậu [43];

“Đổi mới nhận thức về nguyên tắc tập quyền và cài khía cạnh trong quan hệ

lập pháp và hành pháp ở nước ta” của tác giả Nguyễn Cửu Việt [78]; “Những

Trang 26

bước cải cách đối với các thiết chế cơ bản của quyền lực Nhà nước” trong Lịch sử lập hiến Việt Nam” của Lê Minh Thông [62] v.v… đã làm rõ cơ sở lý

luận và thực tiễn để nhận dạng rõ hơn tính thống nhất quyền lực Nhà nước và

sự phân công, phối hợp các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất ở Việt Nam

“Hành chính công” sách dùng cho nghiên cứu, giảng dạy sau đại học

của Học viện hành chính Quốc gia [29] Nội dung cuốn sách đã làm rõ khái niệm, định nghĩa và các thuật ngữ “Quản lí hành chính công”, “Hành chính công” là ngành có nhiều chuyên ngành nhỏ, nó có nhiều học thuyết và khái niệm phát triển từ chính trị học, kinh tế học, xã hội học, luật hành chính, quản trị học và một số ngành khác Mục tiêu của ngành này liên quan đến các giá trị dân chủ nhằm phát triển sự công bằng, sự công lý, sự an toàn,

sự hiệu quả của các dịch vụ công cộng; quản trị kinh doanh thì chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận

“Từ nền hành chính truyền thống đến quản lý công mới” của tác giả

Patrick Dunleavy và Christopherhood, Giáo sư hành chính công và chính sách công, Trường Đại học kinh tế Luân Đôn [94] Cuốn sách đã phân tích và đưa

ra nhận định về những hạn chế của mô hình chính sách công truyền thống không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của quốc gia trong thời kỳ hội nhập

Mô hình quản lý công ra đời nhằm xây dựng một nền hành chính hiện đại có tính linh hoạt, chủ động và phù hợp với từng giai đoạn phát triển; hệ thống bộ máy hành chính công hiện đại góp phần hình thành dịch vụ hành chính công

đa dạng, với các tiêu chí đánh giá cụ thể, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, chuyên nghiệp

Có thể nhận thấy, một trong những nội dung quan trọng, có tính bao quát của mô hình quản lý công mới là xây dựng một chính phủ gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa Nội dung này ở các nước phát triển thường được thể hiện qua thuật ngữ “Quản lý công mới” (Anh), “Tái tạo lại chính phủ” (Mỹ), “Mô

Trang 27

hình quản lý mới” (Cộng hoà liên bang Đức), “Hành chính công định hướng hiệu quả” (Thuỵ Sĩ)… Cuộc cải cách này không chỉ mang ý nghĩa của một cuộc thay đổi nội bộ mà còn phản ánh một xu hướng mới trong hoạt động của nhà nước: nền hành chính không chỉ làm chức năng “cai trị” mà chuyển dần sang chức năng “phục vụ”, cung cấp các dịch cụ công cho xã hội Những xu hướng này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính

mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới

Từ ý nghĩa và kết quả của mô hình quản lý công mới trên thế giới gắn với những nội dung cải cách hành chính ở nước ta hiện nay và một số bất cập, yếu kém đang hiện hữu trong nền hành chính nhà nước Việt Nam, việc nghiên cứu mô hình quản lý công mới là một nhu cầu khách quan, có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn sâu sắc

Trong tác phẩm vĩ đại Bàn về tài sản quốc gia (Inquiry into the Nature

and Causes of the Wealth of Nations) và những bài viết khác do nhà kinh tế

học Adam Smith [82], Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự

do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một “bàn

tay vô hình” Adam Smith cho rằng “Bàn tay vô hình” có nghĩa là: Trong nền

kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình

Ai cũng muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia

không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động

kinh doanh; ông kết luận: ”Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không

phải do những quy định chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh” Thuyết của Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng

thương (yêu cầu có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế), là mầm mống cho đòi hỏi được tự do kinh doanh, có sự thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài Tuy nhiên, sau này, thực tế đã cho thấy những

Trang 28

điểm chưa hoàn toàn hợp lý của thuyết này, và người ta vẫn phải dùng đến nhà nước là “bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế - xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết bàn tay vô hình để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhận xét: Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với cảng biển nói riêng là động lực cải cách mạnh mẽ đối với mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước Việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển nhằm phát huy và tạo động lực, thúc đẩy và cải cách mạnh mẽ để cảng biển thực sự là “cầu nối” của nền kinh tế, tạo điều kiện cho đất nước hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với cảng biển

“Báo cáo chính sách cải cách cảng đưa ra đề xuất cải cách thể chế”

do chuyên gia Ngân hàng thế giới thực hiện [45] Trên thực tiễn một số quốc gia tiến hành cải cách mảng quản lý nhà nước công và quản lý tư nhân trong

đó đưa ra khảo nghiệm của một số nước thành công và không thành công trong kế hoạch cải cách cảng nhằm giới thiệu một công cụ hiệu quả cho các nhà quản lý, người làm chính sách để áp dụng tại các quốc gia có cảng Báo cáo này do các chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu và soạn thảo nhằm mục đích cung cấp hoạch định chính sách và các nhà kỹ trị một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc thực hiện nâng cao hiệu quản quản lý và khai thác dịch vụ cảng biển nước đang phát triển, cụ thể:

- Đánh giá nhu cầu, thách thức và rủi ro đối với vấn đề cải cách và đánh giá tác động từ môi trường kinh doanh xung quanh đến hoạt động cảng biển

- Lựa chọn các giải pháp xã hội hóa thông qua khuyến khích các thành phận tư nhân và phân tích tác động của chúng đối với việc xác định lại mối quan hệ hoạt động, quy định và pháp luật phụ thuộc lẫn nhau giữa các bên công cộng và tư nhân

Trang 29

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật, hợp đồng và Điều lệ tổ chức để quản lý khu vực tư nhân tham gia

- Quản lý các quá trình chuyển đổi để tăng sự tham gia của khu vực

tư nhân

Các quy trình quản lý cảng biển, phương pháp quản lý nhà nước kéo theo một mô hình thể chế và phương thức chuyển nhượng tài sản để khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia mà không ảnh hưởng đến lợi ích chung của cảng biển Báo cáo đưa ra “tập quán và thông lệ quốc tế” được minh hoạ bằng những kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động cải cách cảng gần đây trên toàn thế giới nhấn mạnh vai trò quản lý nhà nước đối với cảng biển - đóng vai trò quyết định hiệu quả quản lý kinh doanh khai thác cảng biển

“Hoàn thiện quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh khai thác cảng Việt Nam” do Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các chuyên gia JICA

thực hiện [11] Dự án nâng cao năng lực quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam Tăng cường năng lực của Cục Hàng hải Việt Nam trong công tác quản

lý nhà nước và quản lý kinh doanh khai thác cảng và Cải thiện hoạt động khai thác bến tại các cảng cửa ngõ quốc tế tại Việt Nam Báo cáo đề xuất thành lập Ban quản lý khai thác cảng biển tại một số cảng biển lớn có nguồn vốn từ nguồn vay ODA của Nhật Bản

“Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện Pháp luật hàng

hải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Như Mai [42] làm rõ một số nội dung

về những vấn đề lý luận của pháp luật hàng hải Việt Nam Lược sử phát triển

và thực trạng pháp luật hàng hải Việt Nam Nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam Trong đó, đã phần nào đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật hàng hải nói chung và pháp luật về cảng biển nói riêng, trong đó đề xuất ban hành Luật cảng biển

“Hoàn thiện quản lý nhà nước về nâng cao năng lực thị phần của đội

tàu biển Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Minh Loan [37] nghiên cứu làm rõ một

Trang 30

số nội dung về hệ thống lý luận về quản lý nhà nước, phân tích thực trạng quản lý nhà nước trong quản lý vận tải biển; đề xuất chính sách giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực thị phần của đội tàu biển Việt Nam

“Promotion of Port Investments and Model of FTZ in Northeast

Asia”do Korean Maritime Institute thực hiện [90] Đưa ra giải pháp thúc đẩy

đầu tư theo cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển cảng tạo động lực cho phát triển nền kinh tế đất nước kết nối khu vực thông qua khu vực kinh tế thương mại tự do

“Đánh giá mô hình quản lý cảng biển: Quá trình phát triển và các yếu

tố cấu thành mô hình quản lý cảng biển”của tác giả Mary R Books và

Athanasios A Pallis [84] Nội dung nghiên cứu vấn đề về mô hình quản trị

cảng biển và hiệu suất cảng Thông qua các yếu tố đánh giá bằng thực nghiệm được cung cấp bởi chính quyền cảng, dẫn đến kết luận rằng các quyết định quản trị, cả ở công ty và chính phủ các cấp, chủ yếu dựa trên những đánh giá rất hạn chế về hiệu suất cảng Hiệu quả của cải cách cảng phần lớn bị bỏ qua, với quan điểm người sử cảng là một phần không thể thiếu trong một nỗ lực để cải thiện hiệu suất của các cảng hoặc là thông tin phản hồi để đánh giá hiệu quả của các mô hình quản trị được áp đặt bởi chính sách cảng của chính phủ

“Phân tích chính sách đổi mới và phát triển cảng biển Trung Quốc”của tác giả Guan, C và S Yahalom [88] nghiên cứu vấn đề về chính

sách cải cách kinh tế tác động đến cải cách cảng, trong đó chính sách tái cơ cấu nền kinh tế đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp khai thác cảng được cổ phần hóa và liên doanh với các nước ngoài đã tác động tích cực đến sự phát triển hệ thống cảng biển Trung Quốc Trên cơ sở phân tích các chính sách vĩ mô của nhà nước liên quan đến mô hình quản lý cảng, cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển và sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân vào việc đầu tư

và quản lý bốc dỡ hàng hóa tại cảng đã xác định những cột mốc mới trong sự phát triển hệ thống cảng biển

Trang 31

Có thể nói, các công trình nghiên cứu, chính sách của Việt Nam tổng kết ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đó đề cập những vấn đề cần thiết để xây dựng một mô hình quản lý hành chính phù hợp đối với cảng biển, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chưa đưa ra được một

mô hình quản lý hợp lý và thống nhất trong quản lý hành chính đối với cảng biển Việt Nam Mặc dù vậy, một số nội dung nghiên cứu, tổng kết nêu trên có được kế thừa, vận dụng trong quá trình nghiên cứu luận án

1.3 NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3.1 Nhận xét chung

Có thể khẳng định, vấn đề quản lý nhà nước đối với cảng biển ít nhiều

đã đặt ra trong các nghiên cứu ở nước ta trong những năm gần đây Một điểm đáng lưu ý là trong một vài nghiên cứu đã đề cập đến thực tiễn công tác quản

lý nhà nước đối với cảng biển ở một số nước trên thế giới như một minh chứng cho sự cần thiết cần phải có bàn tay của nhà nước trong công tác phát triển hàng hải nói chung và cảng biển nói riêng Tuy nhiên, những nghiên cứu

về quản lý nhà nước đối với cảng biển mới chỉ đề cập đến một hoặc một số khía cạnh liên quan đến quản lý nhà nước đối với cảng biển sau đây:

Thứ nhất, các nghiên cứu này chưa đặt trọng tâm quản lý nhà nước đối

với cảng biển theo hướng nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển Nói cách khác, trọng tâm vai trò của nhà nước đối với cảng biển tiếp cận từ trách nhiệm chủ thể quản lý chưa được làm sáng tỏ Các nghiên cứu có đề cập đến vấn đề hiệu quả quản lý nhà nước đối với cảng biển nhưng chưa làm rõ mối tương quan giữa hiệu quả quản lý nhà nước với nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển, việc đạt được mục tiêu của quản lý nhà nước đối với cảng biển Các nghiên cứu đã chưa chỉ ra bản chất của hiệu quả quản lý nhà nước chính là làm sao xây dựng một hệ thống cảng biển thực sự có hiệu quả Yếu tố hiệu quả khai thác cảng biển có thể nói còn khá mờ trong các nghiên cứu về quản

lý nhà nước đối với cảng biển

Trang 32

Thứ hai, cách tiếp cận của các nghiên cứu này chưa dựa trên nền tảng

của khoa học hành chính và quản lý nhà nước Chính vì vậy, nội dung của các nghiên cứu về trách nhiệm nhà nước đối với phát triển hệ thống cảng biển, phát triển cảng biển thường tập trung vào khía cạnh mô tả, phân tích một số nội dung về thể chế, chưa luận giải về tính phù hợp của các nội dung quản lý, biện pháp quản lý, gắn với đặc thù của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với cảng biển

Thứ ba, các nghiên cứu chưa đưa ra hệ thống các giải pháp đồng bộ để

quản lý nhà nước đối với cảng biển từ tạo lập khung thể chế, tổ chức bộ máy,

cơ chế tài chính, cơ chế giám sát phát triển hệ thống cảng biển

Nhìn chung, cho đến nay chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu vấn đề quản lý nhà nước đối với cảng biển ở cấp độ tiến sĩ Từ thực tiễn này, vấn đề thiết yếu là phải có một công trình nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với cảng biển nhằm đánh giá toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, đề xuất các giải pháp có tính ứng dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.3.2.1 Làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với cảng biển

Thứ nhất, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, quản lý nhà nước đối

với cảng biển ở nước ta là một nội dung cần được nghiên cứu Các vấn đề về vai trò của nhà nước đối với cảng biển với tư cách là chủ thể quản lý, nội dung quản lý nhà nước quản lý nhà nước đối với cảng biển, các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động này khẳng định quản lý nhà nước đối với cảng biển là nội dung quan trọng nhất, trọng yếu nhất trong quản lý nhà nước đối với hàng hải của nước ta

Thứ hai, Luận án sẽ nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với

cảng biển của một số nước trên thế giới, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Để củng cố và phát triển cơ sở lý luận của luận án về việc xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với cảng biển theo hướng giám sát, tạo

Trang 33

điều kiện phát triển, luận án tập trung nghiên cứu một số mô hình quản lý nhà nước của một số nước trên thế giới, đồng thời, chỉ ra các khía cạnh có thể tham khảo, học hỏi và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn nước ta

1.3.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển

- Cần nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển trên các phương diện: xây dựng, ban hành chính sách, thể chế quản lý nhà nước đối với cảng biển; tổ chức thực hiện chính sách, thể chế quản lý nhà nước đối với cảng biển; kiểm tra, xử lý vi phạm và tổng kết đánh giá việc thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với cảng biển Trong các nội dung nêu trên cần chú

ý nghiên cứu thực trạng nội dung tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với cảng biển vì tất cả biểu hiện của công tác quản lý, hiệu quả quản lý đều dựa trên hiệu quả khai thác cảng biển

- Phân tích, làm rõ những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế để có cơ

sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển

Có thể khẳng định, thể chế quản lý nhà nước từ việc xây dựng, ban hành cho đến triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc… làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vấn đề này Trên thực tiễn, muốn các thể chế được triển khai có hiệu quả thì ngay trong những quy định của pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với cảng biển phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn, tính đồng bộ trong việc triển khai thực hiện từ phạm vi, cách thức, hành lang pháp lý, tính liên kết các quy phạm pháp luật ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau

1.3.2.3 Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản

lý nhà nước đối với cảng biển

- Phân tích quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển Phân tích, làm rõ việc quản lý nhà nước đối với cảng biển không chỉ tập trung vào quản lý hành chính thuần tuý; phải làm rõ được yếu tố quan trọng là đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức trong quản lý nhà nước đối với

Trang 34

cảng biển Nhà nước tập trung vào vai trò định hướng, tạo điều kiện, hỗ trợ, giám sát, điều chỉnh nhằm bảo đảm sự phát triển hệ thống cảng biển theo hướng nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển Đây là đích tới của Luận án, do vậy việc nghiên cứu cần tập trung vào các vấn

đề cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu đề xuất những thay đổi nhận thức, tư duy, cơ chế quản lý nhà nước đối với cảng biển Tư duy, nhận thức là yếu tố tiền đề cho sự đổi mới và phát triển Tuy nhiên, hiện tại nhận thức, tư duy quản lý nhà nước đối với cảng biển vẫn còn mang tư duy quản lý hành chính Chức năng quản lý nhà nước đối với cảng biển cần phải tập trung vào nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển

- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước đối với cảng biển Thể chế này định vị rõ vai trò của nhà nước đối với cảng biển, các vấn đề về phân loại cảng biển, trách nhiệm của doanh nghiệp cảng biển với quản lý nhà nước, cơ chế tài chính và nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển

- Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với cảng biển, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh khai thác cảng biển gắn với khu kinh tế ven biển làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển

Kết luận chương 1

Trong chương 1, Luận án đã tiến hành khảo cứu nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến chủ đề quản lý nhà nước đối với hệ thống cảng biển ở Việt Nam Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với cảng biển đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ và khía cạnh khác nhau Nhìn chung, đã có nguồn tài liệu phong phú cho việc tiếp tục triển khai nghiên cứu đề tài luận án

Trang 35

Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung giải mã một số vấn đề như: quá trình hình thành, phát triển cảng biển; cơ chế quản lý, khai thác cảng biển ở Việt Nam Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện về quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện nay Vì vậy, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với cảng biển chưa được giải quyết triệt để

Luận án, một mặt tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa và phát triển trong các công trình đã công bố, mặt khác có nhiệm vụ triển khai nghiên cứu nhiều nội dung mới, hướng tới tạo lập cơ sở lý luận mang tính khoa học vững chắc cho các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện nay

Trang 36

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẢNG BIỂN

2.1.1 Vị trí, vai trò của cảng biển

Thương cảng có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại Các nền văn minh cổ xưa trên thế giới thường hình thành ở những thềm sông lớn hoặc ở các cửa biển, thuận lợi cho việc hình thành những thương cảng phục vụ giao thương và trao đổi văn hóa: văn minh Lưỡng Hà gắn với hai con sông Ti-grít (Tigris) và Ơ-phra-tơ (Euphrates) để hướng ra vịnh Ba Tư; văn minh Ai Cập là “quà tặng” của sông Nin; văn minh Hy Lạp -La Mã

cổ đại gắn bó với biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương; văn minh Ấn Độ phát triển rực rỡ ở những triền sông Ấn, sông Hằng và những vùng bờ biển nổi tiếng như Cô-chin (Cochin) hay Ben-gan (Bengal); văn minh Đông - Nam

Á được xác lập nhờ có những trung tâm kinh tế quan trọng gắn với những triền sông lớn (Mê Kông, Chao Phray-a, sông Hồng ) hay những vùng bờ biển được “biệt đãi” nhờ vị trí giao thương thuận lợi (biển Đông, biển Ma-lác-

ca, biển Ja-va )

Từ những thương cảng riêng của mình, các khu vực văn minh của nhân loại lại được kết nối hữu cơ với nhau thông qua các thương cảng quốc tế, các tuyến giao thương và hàng hải xuyên đại dương để hình thành các mối quan

hệ thương mại và trao đổi văn hóa liên/xuyên châu lục và mang tính toàn cầu

từ rất sớm trong lịch sử

Sử sách xưa ghi lại, người Việt cổ có truyền thống: “Quen sông nước, giỏi đi thuyền, giỏi cấy lúa… Người Việt cổ giỏi bơi lặn, khéo đóng thuyền, thạo nghề đi biển từ rất sớm…” Trên trống đồng - tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta, đều chạm khắc hình những con thuyền đang lướt sóng, thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết của người

Trang 37

Việt với sông, biển Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, những tuyến đường giao thương trên biển được hình thành, kéo theo sự xuất hiện rất sớm của các thương cảng, tiêu biểu là Vân Đồn - thương cảng đầu tiên của nước ta được chính thức thành lập dưới thời vua Lý Anh Tông năm thứ 10 (1149) Những thương cảng này góp phần làm cho thương mại quốc tế phát triển, tạo nên sự giao lưu vật chất, tinh thần, văn hóa nhằm nâng cao đời sống và mở mang trí tuệ cho người dân Việt

Ngày nay, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng đã dẫn đến sự phát triển cả về số lượng cũng như về chất lượng của đội tàu buôn Hơn nữa, phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại đường biển

và điều này đòi hỏi quản lý hệ thống cảng biển ngày càng phải hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế

Với ưu thế vận chuyển được khối lượng hàng lớn, khoảng cách xa, giá thành rẻ nên hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới được vận chuyển bằng đường biển Với Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển chiếm hơn 90% tổng hàng hóa xuất nhập khẩu và số hàng hóa này được vận chuyển đến hàng trăm nước trên thế giới [11, tr.3]

Năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế được nhìn nhận ở các cấp độ: (i) trình độ công nghệ, (ii) năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, (iii) cấp độ địa phương; (iv) cấp độ quốc gia Một quốc gia có nền kinh tế biển hiện đại là nền kinh tế chí ít phải (i) có công nghệ biển phát triển, (ii) với các doanh nghiệp biển hiện đại, hiệu quả, liên kết nội bộ ngành có sức mạnh; (iii) có cấu trúc không gian kinh tế vùng hợp lý với các trung tâm kinh tế biển mạnh, (iv) thể chế quản lý kinh tế biển hiện đại

Do vậy, trong ngành Giao thông vận tải nói chung và ngành Hàng hải nói riêng, cảng biển có vị trí, vai trò quan trọng, cụ thể:

Trang 38

+ Là đầu mối trong vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa các khu vực

và quốc tế do vậy, cảng biển là là hạt nhân trong quy hoạch và phát triển các loại hình giao thông vận tải của khu vực;

+ Cảng biển giúp cho việc lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu với khối lượng lớn, giá thành hạ so với các phương thức vận tải khác, do vậy cảng biển còn là cơ sở hình thành trung tâm phân phối trong chuỗi logistic;

+ Là nhân tố quan trọng trong việc quyết định phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực, cảng biển góp phần trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh

tế khác và phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực, vùng miền và cả quốc gia;

+ Ngoài vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế,cảng biển còn là cửa mở giao lưu văn hóa - xã hội giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới;

+ Góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước

Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại Do đó, có thể nói vai trò cơ bản của cảng là xếp dỡ hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia Chính vì vậy, hậu phương của cảng rất hạn chế

Theo quan điểm hiện đại, ngoài vai trò xếp dỡ hàng hóa (vai trò cơ bản) cảng còn thực hiện hoạt động trung chuyển đơn giản và Logistics tạo giá trị gia tăng với khu hậu phương cảng tương đối rộng lớn

Mặt khác, do yêu cầu hội tụ cả hai điều kiện tự nhiên và xã hội nên cảng biển cũng được coi là khu vực đặc quyền kinh tế, đặc lợi quốc gia, cần được Nhà nước chú trọng quản lý, khai thác nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho toàn xã hội

Việc hình thành các khu công nghiệp gắn liền với cảng biển đang trở thành xu hướng tất yếu, không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Trang 39

của vựng, địa phương mà cũn là một trong những yếu tố giảm chi phớ giỏ thành phục vụ hiệu quả cho dịch vụ hậu cần cảng biển, gúp phần phỏt triển của ngành logistics Đõy là 2 yếu tố hỗ trợ nhau và tạo nờn thế mạnh cho những vựng, địa phương mạnh về cảng biển.Trong tương lai, cảng biển sẽ cú khu hậu phương đủ lớn để phục vụ cho tất cả cỏc hoạt động của cỏc doanh nghiệp Như vậy, ngoài vai trũ cơ bản, chuyển tải đơn giản và Logistic tạo giỏ trị gia tăng cảng cũn cú vai trũ của chuỗi kinh doanh Lỳc đú, hoạt động của cảng gắn liền với hoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu cụng nghiệp, khu chế xuất (hỡnh 2.1).

Khu thương mại tự do

Khu kinh tế mở

Trung tâm phân phối

Các chức năng

hỗ trợ KCN

Hỡnh 2.1 Mụ hỡnh phỏt triển cảng biển tương lai

Núi một cỏch khỏi quỏt, cảng biển là đầu mối giao thụng lớn, bao gồm

nhiều cụng trỡnh và kiến trỳc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu an toàn, nhanh chúng và thuận lợi trong thực hiện cụng việc chuyển giao hàng húa/hành khỏch từ cỏc phương tiện giao thụng trờn đất liền sang cỏc tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia cụng hàng húa, và phục vụ tất cả cỏc nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng Ngoài ra, cảng biển cũn đúng vai trũ là trung tõm phõn phối, trung tõm cụng nghiệp, trung tõm thương mại, trung tõm dịch vụ, trung tõm khoa học cụng nghệ, trung tõm dõn cư của cả một vựng hấp dẫn

Trang 40

2.1.2 Chức năng của cảng biển

Theo hướng dẫn của Tổ chức Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương về pháp luật trong lĩnh vực cảng biển (Guidelines for Port-related Legislation - 1994), chức năng của cảng biển (cảng biển theo nghĩa là nơi neo đậu và là khu vực có cơ quan quản lý cảng biển) được chia thành 3 nhóm sau:

- Chức năng thực hiện các dịch vụ cung ứng, hỗ trợ khác như sửa chữa tàu thuyền, cung ứng dịch vụ cho tàu thuyền, cung cấp nơi trú ẩn cho tàu thuyền khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác

- Bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ

c Nhóm chức năng cá biệt khác

Trong một số trường hợp đặc biệt, phụ thuộc vào thể chế chính trị của quốc gia có cảng hoặc do lịch sử để lại, cảng biển còn được giao một số chức năng cá biệt sau:

Ngày đăng: 22/11/2016, 17:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2014
2. Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao (1995), các văn bản pháp quy về biển và quản lý biển Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: các văn bản pháp quy về biển và quản lý biển Việt Nam
Tác giả: Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1995
3. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ thứ XVII-XVIII, Nxb Thuận Hóa - Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ thứ XVII-XVIII
Tác giả: Đỗ Bang
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa - Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Năm: 1996
4. Dương Văn Bạo (2005), Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng công-te-nơ và áp dụng vào khu kinh tế phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học hàng hải Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng công-te-nơ và áp dụng vào khu kinh tế phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Dương Văn Bạo
Năm: 2005
6. Nguyễn Xuân Chiến (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất nhà nước,Luận văn thạc sĩ Luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất nhà nước
Tác giả: Nguyễn Xuân Chiến
Năm: 1996
8. Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (2009), “Cải cách nền hành chính Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải cách nền hành chính Việt Nam thực trạng và giải pháp”
Tác giả: Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
9. Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Lịch sử ngành đường biển Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử ngành đường biển Việt Nam
Tác giả: Cục Hàng hải Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
10. Cục Hàng hải Việt Nam (2005), Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý nhà nước về hàng hải ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý nhà nước về hàng hải ở Việt Nam
Tác giả: Cục Hàng hải Việt Nam
Năm: 2005
11. Cục Hàng hải Việt Nam - JICA (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh khai thác cảng Việt Nam, Dự án nâng cao năng lực quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh khai thác cảng Việt Nam
Tác giả: Cục Hàng hải Việt Nam - JICA
Năm: 2008
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
15. Nguyễn Thị Hồ Điệp (2005), Bộ máy hành chính các nhà nước ASEAN trong cải cách hành chính, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ máy hành chính các nhà nước ASEAN trong cải cách hành chính
Tác giả: Nguyễn Thị Hồ Điệp
Năm: 2005
16. Nguyễn Minh Đoan (2012), “Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương”, Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2012, 5(144), tr.26-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương”, "Luật học
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Năm: 2012
17. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
18. Nguyễn Duy Gia (1996), Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta
Tác giả: Nguyễn Duy Gia
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
19. Phạm Văn Giáp, Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ (2002), Biển và cảng biển trên thế giới, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển và cảng biển trên thế giới
Tác giả: Phạm Văn Giáp, Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2002
20. Phạm Văn Giáp (chủ biên) (2010), Quy hoạch cảng, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch cảng
Tác giả: Phạm Văn Giáp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2010
21. Phạm Văn Giáp, Nguyễn Hữu Đẩu và Nguyễn Ngọc Huệ (2012), Công trình bến cảng, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình bến cảng
Tác giả: Phạm Văn Giáp, Nguyễn Hữu Đẩu và Nguyễn Ngọc Huệ
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2012
22. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2013
23. Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị và Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên) (1998), Cải cách nền hành chính ở địa phương - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách nền hành chính ở địa phương - Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị và Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
25. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w