1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bộ chỉ số KPI đánh giá thực hiện công việc nhân viên phòng nhân sự công ty dệt – may huế

20 526 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 341,69 KB

Nội dung

Một số vấn đề thực tiễn về việc áp dụng KPI trong các doanh nghiệp Việt Nam 26 Chương 2: XÂY DỰNG KPI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO PHÒNG NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT -

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Tiến Hậu (Trưởng phòng Nhân sự) cùng Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dệt May Huế

đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, nghiên cứu tại Công ty, cung cấp số liệu, chỉnh sửa và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành đề tài này.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp Tiến sĩ Hoàng Quang Thành, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra những đóng góp quý báu để tôi hoàn thành tốt bài luận văn một cách trọn vẹn nhất Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết và bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi cũng xin cảm ơn các chú, các bác, các dì, các anh, các chị đang công tác tại Phòng Nhân sự - CTCP Dệt May Huế đã dìu dắt, hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại Công ty để tôi có thể tiếp cận với công việc từ đó có cái nhìn thực tế công việc và định hướng nghề nghiệp trong tương lai Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Lê Phạm Ngọc Hoàng Nguyên – chuyên viên ISO-SA tại công ty Cổ phần Dệt - May Huế đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, các tài liệu liên quan, dành thời gian trả lời các câu hỏi, truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn để giúp tôi hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn này với tất

cả sự nhiệt tình và năng lực của mình nhưng vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi quý báu của Hội đồng xét tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế -Đại học để bài luận tiếp tục hoàn thiện.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2016

Tác giả luận văn

Phan Thị Thơm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 CTCP : Công ty cổ phần

2 TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn

3 CBCNV: Cán bộ công nhân viên

5 STT: Số thứ tự

6 TS: Trọng số

8 KPI : Key Performance Indicator – Chỉ số đánh giá hiệu suất

9 BSC : Baland Scorecard - Thẻ điểm cân bằng

10 KRI: Key Result Indicator – Chỉ số kết quả cốt yếu

11 PI : Performance Indicator –Chỉ số hiệu suất

12 KPQ : Key Performance Indicator – Câu hỏi hiệu suất chính yếu

13 KRA: Key Result Area – Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

14 MBP: Management By process – Quản trị theo quy trình

15 MBO: Management By Object – Quản trị theo mục tiêu

16 SMART:Specific – Measurable – Achievable – Realistic – Timebound

17 Huegatex: Công ty cổ phần Dệt – May Huế (DMH)

18 EU : Khối liên minh Châu Âu

20 PECO: Sợi pha 65% Polyester + 35% cotton

21 TGĐ : Tổng giám đốc

22 CCDV: Cung cấp dịch vụ

23 BH : Bán hàng

24 HĐKD: Hoạt động kinh doanh

25 TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

26 BCTC: Báo cáo tài chính

28 BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

29 IT :Information Technology – Công nghệ thông tin TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ tiến trình đánh giá thực hiện công việc nhân viên Hình 1.2: Sơ đồ đánh giá thực hiện công việc bằng mục tiêu Hình 1.3: Ba loại chỉ số đo lường hiệu suất

Hình 1.4: Các yếu tố cần thiết để ứng dụng bổ chỉ số KPI Hình 2.1: Chiến lược kinh doanh CTCP Dệt May Huế Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức CTCP Dệt May Huế

Hình 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2: Bảng đánh giá hiệu quả làm việc theo phương pháp cho điểm Bảng 2.1: Cơ cấu lao động CTCP Dệt May Huế qua các năm 2013 - 2015 Bảng 2.2: Tình hình tổng Tài sản CTCP Dệt May Huế qua các năm 2013 – 2015 Bảng 2.3: Tình hình tổng Nguồn vốn CTCP Dệt May Huế qua các năm 2013 – 2015 Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh CTCP Dệt May Huế qua các năm 2013 – 2015

Bảng 2.5: Các yếu tố đánh giá giá trị công việc CTCP Dệt May Huế Bảng 3.1: KPI cơ bản vị trí chuyên viên đào tạo Phòng Nhân sự Bảng 3.2: Mục tiêu chiến lược của Công ty theo 4 viễn cảnh Bảng 3.3: KPI mục tiêu vị trí chuyên viên đào tạo Phòng Nhân sự Bảng 3.4: KPI tổng hợp cho vị trí chuyên viên đào tạo Phòng Nhân sự Bảng 3.5: Bảng đánh giá KPI theo tiêu chí SMART

Bảng 3.6: Phương thức xác định trọng số

Bảng 3.7: Xác định trọng số KPI vị trí chuyên viên đào tạo Phòng Nhân sự Bảng 3.8: Bảng đánh giá công việc cá nhân

Bảng 3.9: Tiêu chí xếp loại nhân viên sau khi đánh giá hiệu quả làm việc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC VIẾT TẮT ii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu luận văn 3

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ CHỈ SỐ KPI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 4

1.1 Những vấn đề lí luận về đánh giá thực hiện công việc 4

1.1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá thực hiệncông việc 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phương pháp đánh giá thực hiện công việc của nhân viên 8

1.2 Giới thiệu về bộ chỉ số KPI đánh giá thực hiện công việc và quy trình xây dựng KPI 14

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của KPI 14

1.2.2 Phân biệt KPI và một số chỉ số đo lường hiệu suất 17

1.2.3 Yêu cầu đối với bộ chỉ số KPI 18

1.2.4 Các yếu tố cần thiết để ứng dụng bộ chỉ số KPI 18

1.2.5 Quy trình xây dựng KPI trong doanh nghiệp 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

1.3 Một số vấn đề thực tiễn về việc áp dụng KPI trong các doanh nghiệp Việt Nam 26

Chương 2: XÂY DỰNG KPI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO PHÒNG NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT - MAY HUẾ29

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Dệt - May Huế 29

2.1.1 Khái quát chung về Công ty 29

2.1.2 Định hướng và mục tiêu của Công ty 31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và đặc điểm sản xuất kinh doanh 34

2.1.4 Tình hình lao động của Công ty qua các năm 2013 – 2015 39

2.1.5 Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty 41

2.1.6 Tình hình kết quả kinh doanh qua 3 năm 2013-2015 45

2.2 Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc và sự cần thiết đối với việc xây dựng KPI tại Công ty cổ phần Dệt - May Huế 47

2.2.1 Thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty 47

2.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng và áp dụng bộ chỉ số KPI của Công ty 50

2.3 Xây dựng bộ chỉ số KPI đối với chuyên viên đào tạo Phòng Nhân sự Công ty cổ phần Dệt - May Huế 52

2.3.1 Giới thiệu chung về Phòng Nhân sự Công ty cổ phần Dệt - May Huế 52 2.3.2 Xây dựng bộ chỉ số KPI đối với chuyên viên đào tạo 54

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KPI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT - MAY HUẾ72 3.1 Chuẩn bị cơ sở hạ tầng đầy đủ cho việc ứng dụng KPI 72

3.2 Xây dựng KPI 72

3.3 Sử dụng kết quả đánh giá KPIs một cách có hiệu quả .73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong tổ chức, nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức.Một nguồn nhân lực có chất lượng, làm việc hiệu quả chính là sức mạnh của một tổ chức.Bởi vậy, các nhà quản lý điều hành cần đặt mối quan tâm hàng đầu về con người trong chiến lược hoạt động và phát triển của tổ chức.Đặc biệt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức về mặt kinh tế.Buộc các doanh nghiệp trong nước phải có những bước tiến nhanh, đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế

Một doanh nghiệp phát triển chỉ khi có chiến lược kinh doanh và quản lí hiệu quả.Trong đó, công tác quản lí nguồn nhân lực, đặc biệt là đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là một chức năng quan trọng trong quản lí doanh nghiệp Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động, cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên về mức độ thực hiện công việc của họ so với chỉ tiêu đặt ra và so với các nhân viên khác Từ đó họ chủ động điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả cao hơn Đồng thời, người sử dụng lao động có căn cứ cơ sở để xác định các mức lương thưởng, đào tạo và đưa ra các chính sách phù hợp cho nhân viên làm tăng động lực và hiệu quả làm việc cho nhân viên

Việc thiết lập chỉ tiêu, đánh giá thực hiện công việc và khen thưởng luôn là vấn

đề “gai góc” của mỗi tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp Việc xây dựng một hệ thống tốt không chỉ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu mà còn giúp tối ưu hóa năng lực của tổ chức và đặc biệt là thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực Thực

tế cho thấy không ít doanh nghiệp lúng túng trong công tác hoạch định chỉ tiêu, tổ chức và đo lường hiệu quả công việc Không ít công ty chỉ đánh giá nhân viên đơn thuần qua doanh số/lợi nhuận hoặc theo cảm tính, một số khác mô phỏng mô hình quản trị của các công ty đa quốc gia và cho rằng đó là mô hình quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế đã không đạt như ý muốn Ra đời vào những năm 80 của thế kỉ XX, KPI là một phương pháp đánh giá thực hiện công việc hữu hiệu và đang bắt đầu rầm rộ tại Việt TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

Nam vào những năm gần đây Nhiều công ty bắt đầu ứng dụng bộ chỉ tiêu KPI đánh giá thực hiện công việc của nhân viên Vì vậy, tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Xây dựng bộ chỉ số KPI đánh giá thực hiện công việc nhân viên Phòng Nhân sựCông ty Dệt – May Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình nhằm ứng dụng bộ chỉ tiêu KPI nâng

cao hiệu quả đánh giá thực thực hiện công việc của nhân viên tại công ty Dệt May Huế

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá thực hiện công việc, xây dựng bộ chỉ số KPI đánh giá công việc tại Công ty cổ phần Dệt -May Huế, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng thành công bộ công cụ này trong việc đánh giá thực hiện công việc tại Công ty

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về bộ chỉ sốKPI trong đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp

- Xây dựng được các chỉ số KPI dùng để đánh giá thực hiện công việc của nhân viên Phòng Nhân sự Công ty cổ phần Dệt - May Huế

- Đề xuất một số giải pháp áp dụng bộ chỉ tiêu KPI tại Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề liên quan đến đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hiện nay, đánh giá thực hiện công việc nhân viên đang là một vấn đề đáng chú tâm tại Công ty cổ phần Dệt May Huế, các cấp lãnh đạo và nhân viên Công ty cũng đang tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng được phương pháp hay một công cụ để đánh giá nhân viên chính xác đúng với thực lực nhân viên Vì thế trong khoảng thực tập tại Phòng Nhân

sự Công ty (từ ngày 02/03/2016 – 30/04/2016), tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng một bộ chỉ số KPI đánh giá thực hiện công việc của chuyên viên đào tạo Phòng Nhân sự trong khoảng thời gian ba năm tới Bộ chỉ số sẽ được áp dụng vào quá trình đánh giá theo chu kì đánh giá của Công ty (hàng tháng, hàng quý, 6 tháng) và bộ chỉ số cũng có thể liên TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

tục được thay đổi, bổ sung theo sự thay đổi của mục tiêu, chiến lược của Công ty hay theo thay đổi tính chất công việc tại vị trí xây dựng

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là gì? Đánh giá bằng những phương pháp và tiêu chuẩn nào?

- KPI là gì? Tại sao cần áp dụng bộ chỉ số đánh giá KPI vào doanh nghiệp?

- Ưu nhược điểm của KPI khi áp dụng vào doanh nghiệp?

- Quy trình xây dựng bộ chỉ số KPI là như thế nào?

- Những lưu ý khi xây dựng và áp dụng KPI để đạt được hiệu quả cao khi đánh giá công việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Dệt – May Huế

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp thông tin trong các sách báo, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến việc đánh giá nhân viên và xây dựng và triển khai hệ thống KPI; những văn bản, biểu mẫu có liên quan của doanh nghiệp

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tự thu thập các số liệu có liên quan bằng cách tham gia trực tiếp và quá trình làm việc; Phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan như lãnh đạo Công ty để có sự hiểu biết sâu rộng hơn trong việc xây dựng bộ chỉ

số phù hợp nhất với môi trường và điều kiện của Công ty

- Phương pháp xử lí dữ liệu: tổng hợp dữ liệu; thu gọn, chọn lọc thông tin hữu ích có liên quan đến đề tài nghiên cứu; phân tích và thể hiện thông tin qua việc phát triển hệ thống dữ liệu, cô đọng và tổ chức sơ đồ phân tích thông tin

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị thì nội dung chính của khóa luận được thiết kế gồm

3 chương sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về bộ chỉ số KPI đánh giá thực hiện công việc của nhân viên Chương 2: Xây dựng KPI đánh giá thực hiện công việc của nhân viên Phòng Nhân sự Công ty

cổ phần Dệt May Huế

Chương 3: Một số đề xuất nhằm áp dụng thành công KPI đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần Dệt May Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ CHỈ SỐ KPI ĐÁNH GIÁ

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 1.1 Những vấn đề lí luận về đánh giá thực hiện công việc 1.1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá thực hiệncông việc 1.1.1.1 Khái niệm

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là một biện pháp được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 khi vấn đề cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt, buộc các doanh nghiệp phải chú trọng và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các mục tiêu

và yêu cầu trong công việc

Đánh giá hoàn thành công tác hay còn được gọi là đánh giáthành tích công tác

là một hệ thống chính thức duyệt xét và đánh giá sự hoàn thành công tác của một cá

nhân theo định kỳ, (Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân lực, 2006).

Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là “Sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với tiêu

chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động”, (Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân, Quản trị nhân lực, 2004).

Đánh giá nhân viên hay còn gọi là đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

là “Quy trình đã được chuẩn hóa để thu thập thông tin từ các cấp bậc quản lý về hành

động và ứng xử trong chuyên môn nghiệp vụ của toàn bộ nhân sự”, (Hoàng Đình Hương & Bùi Thị Thu, Quản trị nguồn nhân lực, 2010).

Đánh giá thực hiện công việc là “Sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn

đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động theo từng chu kỳ

nhất định”, (Pgs.Ts Nguyễn Tài Phúc & Th.s Bùi Văn Chiêm, Quản trị nhân lực, 2013).

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên còn được hiểu là quá trình xem xét nhằm đánh giá một cách có hệ thống thực hiện công việc và năng lực của nhân viên, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Hoàng QuangThành

bao gồm kết quả công việc, phương pháp làm việc, những phẩm chất và kỹ năng thực hiện công việc

Đây là công việc vô cùng quan trọng vì nó giúp Công ty xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích, động viên nhân viên đóng góp hết mình cho mục tiêu chung cũng như giảm thiểu các rủi ro biến động nhân sự trong doanh nghiệp Như vậy, để đánh giá thực hiện công việc nhân viên cần có một hệ thống đánh giá bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả.Bên cạnh đó còn có sự kết hợp đánh giá năng lực, kỹ năng, phẩm chất của nhân viên Đánh giá thực hiện công việc có vai trò vô cùng quan trọng đối với các tổ chức bởi nó là tiền đề, là cơ sở để khen thưởng, kỷ luật, động viên nhân viên cũng như giúp nhà quản trị quyết định việc trả lương thưởng, chế độ đãi ngộ một cách công bằng và chính xác

Tiến trình đánh giá:

Hình 1.1: Sơ đồ tiến trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Đánh giá nhân viên không phải là điều dễ dàng, do đó muốn việc đánh giá nhân viên có hiệu quả thì chúng ta cần có một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, đó chính là

Lựa chọn và huấn luyện kĩ năng đánh giá

Đưa ra tiêu chí, nội dung và phạm vi đánh giá

Điều chỉnh và công bố kết quả mới cho nhân viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 22/11/2016, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w