TrươngNhượcHư & XuângianghoanguyệtdạTrươngNhượcHư (张张张; sinh khoảng 660 - mất khoảng 720) ở Dương Châu, nay là huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô; là một nhà thơ thời nhà Đường, Trung Quốc. Ông là tác giả bài Xuângianghoanguyệt dạ, một thi phẩm được xếp vào hàng những kiệt tác trong thơ Đường. Tiểu dẫn TrươngNhượcHư không thích danh lợi, thường ngao du khắp thiên hạ để tìm bạn thơ. Ông cùng với Hạ Tri Chương, Trương Húc, Bao Dung được người đương thời gọi là “Ngô trung tứ sĩ” (Bốn danh sĩ đất Ngô). Trong quyển Thơ Đường, Trần Trọng San cho biết: “Ở vào thời sơ Đường, thơ của Ngô trung tứ sĩ không nhiều thì ít đều kế tục di phong phù mỹ của thời Lục Triều, nên được xếp vào phái thơ Ỷ mỹ phái.” Từ điển văn học (bộ mới) cũng đã nhận xét: ''Phong cách thơ TrươngNhượcHư trong sáng hoa lệ, giàu chất trữ tình, có vị trí quan trọng trong sự chuyển biến thơ ca từ thời sơ Đường đến thịnh Đường”. Sáng tác của ông thất lạc gần hết, trong ''Toàn Đường thi'' chỉ ghi lại được 2 bài thơ của ông là ''Đại đáp khuê mộng hoàn'' (Đáp thay Khuê Mộng Hoàn) và ''Xuân gianghoanguyệt dạ'' (Đêm hoa trăng trên sông xuân). Xuângianghoanguyệt dạ: Đời vua Hậu Chủ nhà Trần ở Nam triều cùng với các nữ học sĩ và các triều thần làm thơ, rồi nhặt những bài thơ đóng thành tập gọi là Xuângianghoanguyệt dạ. Trần Trọng Kim viết: “Trương NhượcHư lấy cái đề ấy làm bài thơ này, là một bài thơ cổ rất hay.” Xem đầu đề và phong cách biểu hiện, bài ''Xuân gianghoanguyệt dạ'', ở mức độ nhất định, đã chịu ảnh hưởng của thi phong Lục triều, có điều đã vượt lên trên thi phong phù hoa diễm lệ của Sơ Đường. Với ngòi bút tươi tắn, thanh nhã, ngôn ngữ ít đẽo gọt chạm trổ, tác giả miêu tả cảnh đẹp của đêm trăng trên sông xuân, và nói lên nỗi lòng triền miên, xa xôi do cảnh đẹp tự nhiên khêu gợi. Cảnh thơ rộng lớn, sâu thẳm, mà tình nồng đượm, ý xa xôi, dễ đưa người đọc vào thế giới vắng lặng, xa xăm và dễ gợi lên nỗi buồn về cuộc đời monh manh cùng thế sự vô thường. Về mặt nghệ thuật, bài thơ có những chỗ hay, ngôn ngữ trong trẻo lưu loát, âm điệu uyển chuyển trở đi trở lại. Đây là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là "chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia" (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là "Thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi" (Thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Và chính tứ thơ của ''Xuân gianghoanguyệt dạ'' đã gợi ý cho bài ''Minh nguyệt dẫn'' (Khúc hát trăng sáng) của Lư Chiếu Tân và bài ''Thái liên khúc'' (Khúc hái sen) của Vương Bột. Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là "Xuân gianghoanguyệt dạ" của TrươngNhượcHư và "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị. Tác phẩm Nguyên tác: 张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 张张张张张张张张张张张张张张张张 Phiên âm: XuângianghoanguyệtdạXuângiang triều thủy liên hải bình, Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh. Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý, Hà xứ xuângiang vô nguyệt minh. Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện, Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển. Không lý lưu sương bất giác phi, Đính thượng bạch sa khan bất kiến. Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần, Hạo hạo không trung cô nguyệt luân. Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt, Giangnguyệt hà niên sơ chiếu nhân. Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, Giangnguyệt niên niên vọng tương tự. Bất tri giangnguyệt chiếu hà nhân, Đãn kiến trườnggiang tống lưu thủy. Bạch vân nhất phiến khứ du du, Thanh phong giang thượng bất thăng sầu. Thùy gia kim dạ biên chu tử, Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu. Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi, Ưng chiếu ly nhân trang kính đài. Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ, Đảo y châm thượng phất hoàn lai. Thử thời tương vọng bất tương văn, Nguyệt trục nguyệthoa lưu chiếu quân. Hồng nhạn trường phi quang bất độ, Ngư long tiềm dược thủy thành văn. Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa, Khả liên xuân bán bất hoàn gia. Giang thủy lưu xuân khứ dục tận, Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà. Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ, Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ. Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui, Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ. Dịch nghĩa: Đêm hoa trăng trên sông xuân Thuỷ triều lên, mặt sông xuân ngang mặt bể, Trên bể, trăng sáng cùng lên với thuỷ triều. Lấp loáng theo sóng trôi muôn ngàn dặm, Có nơi nào trên sông xuân là không sáng trăng? Dòng sông lượn vòng khu cồn hương thơm, Trăng chiếu rừng hoa ngời như hạt tuyết. Trên sông sương trôi tưởng như không bay Bãi sông cát trắng, nhìn chẳng nhận ra. Sông và trời, một màu không mảy bụi, Ngời sáng trong không, vầng trăng trơ trọi Người bên sông,ai kẻ đầu tiên thấy trăng? Trăng trên sông, năm nào đầu tiên rọi xuống người? Người sinh đời đời không bao giờ hết, Trăng trên sông năm năm ngắm vẵn y nguyên Chẳng biết trăng trên sông chiếu sáng những ai, Chỉ thấy sông dài đưa dòng nước chảy. Mây trắng một dải, vẩn vơ bay, Cây phong biếc xanh trên bờ buồn khôn xiết. Người nhà ai đêm nay dong con thuyền nhỏ ? Người nơi nao trên lầu trăng sáng đương tương tư? Đáng thương cho trên lầu vầng trăng bồi hồi, Phải chiếu sáng đài gương người biệt ly. Rèm nhà ngọc cuốn lên rồi, trăng vẫn không đi, Phiến đá đập áo lau đi rồi, trăng vẫn cứ lại. Giờ đây cùng ngắm trăng mà không cùng nghe tiếng nhau, Nguyện theo ánh đẹp vầng trăng trôi tới chiếu sáng người anh. Chim hồng nhạn bay dài không thể mang trăng đi, Cá rồng lặn nhảy, chỉ khiến làn nước gợn sóng. Đêm qua thanh vắng, mơ thấy hoa rơi, Đáng thương cho người đã nửa mùa xuân chưa về nhà. Nước sông trôi xuôi, xuân đi sắp hết, Trăng lặn trên bãi sông, trăng xế về tây. Trăng xế chìm dần lẩn trong sương mù mặt bể, Núi Kiệt Thạch, sông Tiêu Tương đường thẳm không cùng. Chẳng biết nhân ánh trăng đã mấy người về, Trăng lặn, rung rinh mối tình, những cây đầy sông. Dịch thơ: Bản dịch của Tản Đà: Đêm trăng hoa trên sông xuân Sông xuân sáng nước liền ngang bể, Vầng trăng trong mặt bể lên cao. Ánh trăng theo sóng đẹp sao! Sông xuân muôn dặm chỗ nào không trăng? Dòng sông chảy quanh rừng hoa ngát, Trăng soi hoa như tán trập trùng. Sương bay chẳng biết trong không Trên soi cát trắng nhìn không thấy gì. Trời in nước một ly không bụi. Mảnh trăng trong ròi rọi giữa trời. Thấy trăng thoạt mới là ai? Trăng sông thoạt mới soi người năm nao? Người sinh mãi, kiếp nào cho biết, Nhìn trăng sông năm hệt không sai. Trăng sông chẳng biết soi ai, Dưới trăng chỉ thấy sông dài nước trôi. Đám mây trắng ngùi ngùi đi mãi, Rặng phong xanh một dải sông sầu. Đêm nay ai đó, ai đâu? Chiếc thuyền để nhớ trên lầu trăng soi. Trăng thờ thẫn nơi người xa ngóng, Chốn đài gương tựa bóng thương ai. Trong rèm cuốn chẳng đi thôi, Trên bàn đập áo quét rồi lại ngay. Cùng nghe ngóng lúc nay chẳng thấy, Muốn theo trăng trôi chảy đến chàng. Hồng bay, ánh sáng không màng, Nước sâu cá quẫy chỉ càng vẩn tăm. Đêm nọ giấc trong đầm hoa rữa, Ai xa nhà xuân nửa còn chi! Nước sông trôi mãi xuân đi, Trăng tà lặn xuống bên kia cánh đầm. Vầng trăng lặn êm chìm khói bể, Đường bao xa non kệ sông Tương. Về trăng mấy kẻ thừa lương, Trăng chìm lay bóng đầy hàng cây sông. Bản của Khương Hữu Dụng: Sông xuân triều dậy mặt biển bằng, Trên biển trăng cùng triều nước dâng. Dờn dợn vời theo muôn dặm sóng, Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng. Quanh co sông lượn cồn hương chảy; Trăng chiếu vườn hoa như tuyết rải. Tầng không sương tỏa tưởng không bay, Cát trắng bên doi nhìn chẳng thấy. Trong suốt trời sông suốt một màu; Trên sông vằng vặc một trăng cao. Ai người đầu đã trông trăng ấy ? Trăng ấy soi người tự thuở nao? Người cứ đời đời sinh nở mãi; Trăng đã năm năm sông nước giãi. Soi ai nào biết được lòng trăng, Chỉ thấy sông dài đưa nước chảy. Mây bạc lưng chừng trôi đến đâu; Cành phong xanh bến biết bao sầu. Đêm nay ai mảng buông thuyền đó; Ai ở lầu trăng nhớ chốn nào? Trăng lầu quanh quẩn đáng thương ôi! Soi mãi đài gương kẻ lẻ đôi. Cửa ngọc cuốn rèm xua vẫn ở; Hòn châm đập áo xóa liền soi. Chừ đây cùng ngóng, bẵng tăm hơi; Mong quyến theo trăng đến rọi người. Bay mỏi, nhạn khôn mang ánh được, Vẫy ngầm, cá chỉ vẫy tăm thôi. Đêm qua thanh vắng mộng hoa rơi, Nhà chửa về, xuân quá nửa rồi ! Nước cuốn xuân đi trôi sắp hết, Vòm sông trăng lại xế sang đoài. Trăng khuất mù khơi chìm chậm chậm, Dòng Tương non Kiệt ngàn muôn dặm. Nương trăng mấy kẻ nhớ về theo, Trăng lặn xao tình cây nước gợn| Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu. Tài liệu tham khảo: -Trần Trọng San, Thơ Đường, Tủ sách Đại học tổng hợp TP. HCM xuất bản, 1990, tr. 15. -Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004, tr. 1863. -Trần Trọng Kim, Đường thi, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1974, tr. 92. -Lịch sử Văn học Trung Quốc tập II, Sở Nghiên cứu Văn học thuộc Viện KHXH Trung Quốc, bản dịch do Nxb Giáo dục (Việt Nam) ấn hành năm 1993, tr. 35-36. -Thơ Đường, Tản Đà dịch. Nxb Trẻ, 1989, tr.27-28. -Phần phiên âm, dịch nghĩa, chép theo Thơ Đường tập I, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987, tr 42-46. . Trương Nhược Hư & Xuân giang hoa nguyệt dạ Trương Nhược Hư (张张张; sinh khoảng 660 - mất khoảng 720) ở Dương Châu, nay là huyện Giang Đô, tỉnh Giang. thay Khuê Mộng Hoàn) và '&apos ;Xuân giang hoa nguyệt d & apos;' (Đêm hoa trăng trên sông xuân) . Xuân giang hoa nguyệt dạ: Đời vua Hậu Chủ nhà