Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
145 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn Cooc Pa - Trường Mầm non Bản Giang. Lĩnh vực: Phát triển thể chất Tên tác giả: Vũ Thị Thắm Năm học 2013 - 2014 1. Lý do chọn SKKN Về mặt lý luận Môi trường là không gian sinh sống của con người, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Hiện nay dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, môi trường sống của con người đang ngày càng có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho con người. Các thiên tai, thảm hoạ thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều với tính chất, quy mô ngày càng nghiêm trọng có đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy bảo vệ môi đang là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia. Thực tế đã cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường đó là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Do đó, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: bậc học mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững cao trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới - người chủ tương lai của đất nước có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà, bảo đảm nhu cầu cho hôm nay mà không làm phương hại đến các thế hệ mai sau. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lí để thể chế hoá công 2 tác giáo dục bảo vệ môi trường. Tại điều 107 Luật bảo vệ môi trường năm 2003 đã ghi “Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.”. Như vậy việc thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào tất cả các môn học trong đó có các chủ đề của môn khám phá khoa học, nhất là các chủ đề khám phá khoa học tự nhiên là rất cần thiết. Về mặt thực tiễn Để góp phần tăng cường nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ cần có sự đầu tư quan tâm của tất cả các bậc học trong đó bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên có ý nghĩa quyết định tới những nấc thang tiếp theo. Có thể nhận thấy trẻ mầm non trong từng phạm vi hoạt động chưa rộng nhưng lại rất phong phú đa dạng về thể loại như hoạt động học tập, tạo hình, âm nhạc, toán, khám phá khoa học…Đây chính là điều kiện thuận lợi để tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Mặt khác trẻ ở lứa tuổi mầm non có tâm hồn nhạy cảm, dễ tiếp nhận những tác động từ môi trường xung quanh. Đây là lứa tuổi có nhiều thuận lợi để hình thành những thói quen và hành vi đúng đắn trong đó có hành vi đối với môi trường sống xung quanh. Bởi vậy, thông qua các chủ đề khám phá khoa học tự nhiên có khả năng tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường rất lớn vì các chủ đề đó có nội dung gần gũi với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Năm học 2013-2014 tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy nhiều hơn nữa tính tích cực chủ động sáng tạo của các em trong học tập, góp phần đào tạo ra những người phát triển toàn diện, có những kiến thức, kĩ năng ứng xử đúng đắn với môi trường sống, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Vì vậy tôi lựa chọn sáng kiến “Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn Cooc Pa - Trường Mầm non Bản Giang” với mong muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc tích hợp 3 kiến thức giáo dục môi trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên cho trẻ, nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện trẻ, đồng thời góp một phần nhỏ để bảo vệ môi trường trong lành cho nhân loại. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Phạm vi: Tại lớp mẫu giáo lớn Cooc Pa - trường Mầm non Bản Giang - Đối tượng: Một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên. 3. Mục đích Nghiên cứu những biện pháp tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp Mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học tự nhiên nhằm tìm ra cách tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp, có hiệu quả nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn để góp phần nâng cao nhận thức về môi trường cho trẻ, hình thành cho trẻ có hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường sống xung quanh từ đó góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. 4. Điểm mới của SKKN Những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường rất đa dạng, vì vậy sau khi nghiên cứu vận dụng tìm ra các biện pháp tăng cường lồng ghép tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp các chủ đề khám phá khoa học tự nhiên (Trường Mầm non, Thế giới động vật, Thế giới thực vật, nước và hiện tượng tự nhiên….) với phương châm học mà chơi - chơi mà học tôi nhận thấy nhận thức của trẻ về môi trường đã được nâng lên rõ rệt. Phương pháp dạy học được vận dụng linh hoạt, hiệu quả hơn. Đã cùng với nhà trường và cộng đồng bước đầu phối hợp xây dựng môi trường giáo dục để góp phần nâng cao kết quả học tập nói chung và ý thức bảo vệ môi trường nói riêng cho trẻ. 4 PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1.1. Các định nghĩa, khái niệm có liên quan đến sáng kiến Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kĩ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó để họ tham gia một cách có trách nhiệm trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường. Khám phá khoa học là một trong những môn học quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non. Khám phá khoa học giúp trẻ rèn luyện và phát triển quá trình tâm lý, củng cố tri thức và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về sự vật và các hiện tượng thiên nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích và phát triển tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ gần gũi xung quanh. Giúp trẻ sống hoà mình, gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và có ý thức bảo vệ môi trường. Môn khám phá khoa học chia thành hai phần: Khám phá khoa học tự nhiên và khám phá khoa học xã hội. Hiện nay trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với lứa tuổi mẫu giáo được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp, lồng ghép 5 nhằm hướng đến hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị của môi trường; sự tác động qua lại của con người với môi trường, hình thành ở trẻ thái độ và hành vi bảo vệ môi trường. Việc tích hợp được thực hiện ở ba mức độ sau: + Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu và nội dung bài học hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. + Mức độ bộ phận: Chỉ một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. + Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic với nội dung bảo vệ môi trường. Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần đảm bảo ba nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến nội dung giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào hoạt động có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động chính. Nguyên tắc 3: những hiện trạng môi trường cô giáo đưa ra phải gần gũi, không xa lạ đối với trẻ. Việc xác định đúng mức độ và nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học cụ thể sẽ định hướng cho việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, đảm bảo cho thành công của bài học. 1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sáng kiến. Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều quyết định, văn bản pháp luật nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Cụ thể: - Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993, trong đó tại điều 4 đã xác định “Nhà nước có trách nhiệm tổ chức 6 việc thực hiện giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật bảo vệ môi trường. Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường” - Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001của Thủ tướng chính phủ về việc: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” đã chỉ rõ “ Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ” - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu, nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các cấp các ngành tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Ngày 21 tháng 4 năm 2006, Vụ Giáo dục Mầm non đã có công văn số 3200/2006/BGDĐT hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giao đoạn 2005-2010” Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia. 7 Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO LỚN BẢN COOC PA TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG 2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến Bản Cooc Pa của xã Bản Giang nằm ở vùng sâu, vùng xa, dân số đang không ngừng tăng lên, toàn bản có 90 hộ gia đình trong đó có 20 hộ thuộc diện hộ nghèo, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận nhân dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế. 100% trẻ là người dân tộc thiểu số cho nên đã có phần ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung của các môn học. Hơn nữa các nguồn thông tin từ bên ngoài trẻ cũng không được tiếp cận nhiều nên cũng đã tác động đến kết quả của của việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Thực tế này đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng hướng dẫn học sinh khai thác triệt để kiến thức từ những chủ đề, lồng ghép tích hợp vào bài học những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp để các em dễ tiếp thu và không bị quá tải, sự hướng dẫn của người giáo viên phải linh hoạt phù hợp với đặc điểm vùng miền và đối tượng của trẻ. 2.2. Thực trạng của việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức các hoạt động khám phá khoa học tự nhiên . a. Thuận lợi Bộ môn Khám phá khoa học nói chung và các chủ đề khám phá khoa học tự nhiên nói riêng có nội dung cung cấp cho trẻ những hiểu biết về những gì tồn tại xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên ( cây, cỏ, hoa , lá, chim muông…) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với nhau…) và giúp trẻ hiểu biết về chính bản thân mình. Những nội dung đó rất gần gũi và thuận lợi cho giáo viên thực hiện tích 8 hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học. 100% học sinh là người dân tộc Giấy, các em đi học rất chuyên cần và tiếp thu nội dung bài học tương đối nhanh. Hiện nay tất cả các em đều được hỗ trợ ăn trưa tại lớp. Việc các em cùng một dân tộc và ở bán trú tại trường cũng là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nâng cao chất lượng dạy học cũng như lồng ghép tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề học tập. Hàng năm nhà trường và phòng Giáo dục đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chuyên đề, nhất là những nội dung bồi dưỡng tập trung đã góp phần bổ sung kịp thời cho giáo viên những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đúc rút những bài học kinh nghiệm, tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi bàn bạc chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tổ chức nhiều đợt cho giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn, thường xuyên dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, trang bị kịp thời cho giáo viên kiến thức và phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học. Năm học 2012-2013 trường Mầm non Bản Giang đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1, cùng với sự ghi nhận đó công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường đã được các cấp, các ngành và nhân dân địa phương quan tâm rõ rệt. Vì vậy cơ sở vật chất của lớp Mẫu Giáo lớn Cooc Pa cũng như các lớp khác đã không ngừng được quan tâm đầu tư. Hiện nay lớp học đã có điện lưới quốc gia, có đường nước sạch, những thiết bị đồ dùng đồ chơi được đầu tư trang cấp tương đối đầy đủ và đồng bộ. Với sự quan tâm của nhà nước trong việc đầu tư xây dựng nông thôn mới thì kinh tế của nhân dân tại bản Cooc Pa ngày càng đi lên, cùng với đó là mức độ quan tâm của phụ huynh với việc học tập của con em ngày càng được chú ý. Nhiều phụ huynh đã thường xuyên đưa con đi học đầy đủ và đúng giờ, đã tích cực trao đổi với giáo viên về việc học tập của con em mình, đã quan tâm hơn đến việc cùng với nhà trường xây dựng cơ sở vật chất và nuôi dưỡng 9 con em hàng ngày…. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên thì hiện nay việc thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức các hoạt động khám phá khoa học tự nhiên cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Đó là: Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên mức độ và nội dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề còn nhiều chỗ chưa hợp lí.Các biện pháp tổ chức còn cứng nhắc, chưa linh hoạt và chưa huy động hết được sự hứng thú tham gia của trẻ. Đôi khi còn tập trung nhiều vào việc cung cấp kiến thức của bộ môn, xem nhẹ nội dung tích hợp. Trường Mầm non Bản Giang nằm ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí và kinh tế chưa cao, nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều trẻ còn chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân với môi trường, còn chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, nơi sinh sống và nơi công cộng. Nhiều trẻ chưa có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên như chưa sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, còn lãng phí khi sử dụng các nguyên vật liệu học tập… Lớp mẫu giáo lớn Cooc Pa đã được quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, tuy nhiên hiện nay lớp vẫn chưa có trường rào kiên cố. Điều này cũng gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ cơ sở vật chất, đặc biệt là khuôn viên cây xanh. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục trẻ đôi lúc hiệu quả chưa cao. Một số phụ huynh còn tập trung làm kinh tế, ít quan tâm tới việc học tập của con em nên ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin và phối hợp giáo dục trẻ. 2.3. Nguyên nhân Việc thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức các hoạt động khám phá khoa học tự nhiên hiệu quả còn chưa cao là do các nguyên nhân sau: 10 [...]... kiến kinh nghiệm này không chỉ phù hợp với đối tượng học sinh lớp Mẫu giáo lớn Cooc Pa của trường Mầm non Bản Giang mà còn có khả 19 năng áp dụng với tất cả các chủ đề, các môn khác khác tại các lớp Mẫu giáo lớn khác của trường Mầm non Bản Giang cũng như những trường mầm non ở cùng địa bàn khó khăn như xã Bản giang PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ cần có sự tham gia... thức cho bản thân, nghiên cứu kĩ bài soạn để lồng ghép giáo dục môi trường khi có thể Bản Giang, ngày XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG tháng 10 năm 2014 NGƯỜI THỰC HIỆN 20 ĐƠN VỊ Vũ Thị Thắm XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG Tổng điểm:…………… Xếp loại:……………………… TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG Lê Thị Lan XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD&ĐT HUYỆN TAM ĐƯỜNG... nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua tổ chức các hoạt động khám phá khoa học tự nhiên tại lớp Mẫu giáo lớn Cooc Pa- trường Mầm non Bản Giang tôi đã sử dụng đồng thời các biện pháp trên và nhận thấy những hiệu quả rõ rệt Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: 17 Mức độ nhận thức về các vấn đề Môi trường Tốt Tổng số học Đầu học kì I Giữa học kì I sinh 2 5 Trung Khá Tổng % % số số... sạch- đẹp còn gặp nhiều khó khăn 11 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở LỚP MẪU GIÁO LỚN COOC PA TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG 3.1 Biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Giáo viên thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đầy đủ và nghiêm túc Với mục tiêu tìm hiểu nắm rõ nội dung, phương pháp, hình... dung giáo dục bảo vệ vệ môi trường Qua các chủ đề ( Chủ để Trường Mầm non, Thế giới thực vật, Thế giới động vật, Nước và các hiện tượng tự nhiên….) giáo viên cần cung cấp cho trẻ những nội dung bảo vệ môi trường chính như sau: Nội dung 1: Con người và môi trường sống Môi trường sống: Nhận biết môi trường xung quanh trẻ có lớp học, gia đình, bản làng Phân biệt môi trường sạch môi trường bẩn Biết một số... đoàn thể và gia đình, cộng đồng để tham gia giữ vệ sinh trường lớp, làng bản Tất cả những biện pháp trên đã cung cấp kiến thức, giáo dục hình 16 thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhưng nếu chỉ như vậy là chưa đủ bởi vì sau khi kết thúc buổi học các em lại trở về với gia đình, làng bản Bởi vậy nếu khi ở cùng gia đình, trong bản mà việc bảo vệ môi trường không được thực hiện nó sẽ có phản ứng ngược... vệ sinh trong gia đình và cùng với giáo diển để giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường Thông qua hoạt động của " Ngày thứ 7 xanh" để phối hợp cùng các hộ gia đình, làng bản cùng vệ sinh trường lớp học, thôn bản nhằm tạo ra môi trường sống xanh - sạch - đẹp và qua đó giáo dục cho trẻ biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sống hàng ngày sạch sẽ 3.2 Hiệu quả của sáng kiến Theo quan điểm của tôi,... tích hợp hiệu quả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua những chủ đề này thì trước tiên giáo viên phải nghiên cứu năm rõ nội dung của các chủ đề, vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp phù hợp với trẻ mầm non, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động và nhất là huy động được sự ủng hộ, phối hợp hoạt động của nhà trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức chính quyền nơi trường học đóng 2 Kiến nghị Nhà trường... thì tôi thường sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: 1.Phương pháp thực hành trải nghiệm: đây chính là phương pháp dùng trò chơi vì trò chơi được sử dụng như phương pháp đặc trưng đối với trẻ lứa tuổi mầm non, mục đích của phương pháp trò chơi là giáo dục trẻ tinh thần hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề đồng thời củng cố và cung cấp kiến thức cho trẻ Ví dụ: trong lĩnh vực con người với thiên nhiên, giáo... nhất là những thông tin cập nhật từ các phương tiện thông tin đại chúng Điều này gây khó khăn cho việc đưa những nội dung tích hợp vào bài dạy và quá trình phối hợp giữa giáo viên với gia đình trẻ Trong bản ý thức bảo vệ môi trường của nhiều hộ gia đình chưa cao Nhiều gia đình vẫn còn chăn thả gia súc, gia cầm tự do, việc thu dọn rác thải, chất thải chưa thường xuyên, thậm chí nhiều hộ gia đình thực hiện . trường Mầm non Bản Giang mà còn có khả 19 năng áp dụng với tất cả các chủ đề, các môn khác khác tại các lớp Mẫu giáo lớn khác của trường Mầm non Bản Giang cũng như những trường mầm non ở cùng. GIÁO LỚN BẢN COOC PA TRƯỜNG MẦM NON BẢN GIANG 2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến Bản Cooc Pa của xã Bản Giang nằm ở vùng sâu, vùng xa, dân số đang không ngừng tăng lên, toàn bản có 90. tâm của tất cả các bậc học trong đó bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên có ý nghĩa quyết định tới những nấc thang tiếp theo. Có thể nhận thấy trẻ mầm non trong từng phạm vi hoạt động chưa rộng