1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược marketing STARBUCKS gia nhập vào thị trường Việt nam 2019 2020 2021 2022 2023

35 1,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Chiến lược marketing STARBUCKS gia nhập vào thị trường Việt nam 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 1.1 Ý tưởng hình thànhStarbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ.Ban đầu, hãng dự định lấy tên là Pequod, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết MobyDick. Tuy nhiên, sau khi cái tên bị từ chối bởi một trong những người đồng sáng lập, hãng được đặt tên là Starbucks, một nhân vật trong tiểu thuyết trên.1.2. Khai trương thương hiệuQuán cà phê Starbucks đầu tiên được thành lập tại số 2000 Western Avenue (Seattle, Washington) vào ngày 30 tháng 3 năm 1971 bởi 3 người: Jerry Baldwin, giáo viên tiếng Anh, Zev Siegl, giáo viên lịch sử, và Gordon Bowker, nhà văn với sự tài trợ của ông chủ kinh doanh café Alfred Peet.1.3. Hệ thống cửa hàng và phân phốiHãng có 17.800 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11.068 quán ở Hoa Kỳ, gần 1.000 ở Canada và hơn 800 ở Nhật Bản. Starbucks in Canada Starbucks in Japan 1.4. Slogan và logo Mẫu logo đầu tiên được Starbucks sử dụng năm 1971 là hình nàng tiên cá với 2 chiếc đuôi, sử dụng 2 màu là nâu và trắngNăm 1987 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong thiết kế logo của Starbucks khi thương hiệu này sử dụng màu mới trong thiết kế logo của mình: Xanh, đen và trắng thay vì trắng và nâu như trước kia. Hình ảnh nàng tiên cá cũng tế nhị và kín đáo hơn khi phần tóc dài đã được thiết kế để che đi phần ngực ở đằng trước. Đường nét trong logo cũng trở nên đơn giản, ít chi tiết rườm ra hơn so với mẫu thiết kế cũ.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 4 CHỦ ĐỀ : STARBUCK TẠI VIỆT NAM Người thực hiện : Nhóm 4 Hà Nội, 2015 Danh sách thành viên nhóm : 1 Ngô Lệ Ngân 2 Phạm Thị Uyên 3 Nguyễn Thị Trâm 4 Tống Mỹ Linh 5 Phạm Kiều Linh 6 Đặng Thị Thanh Huyền 7 Đặng Tú Anh 8 An Phương Oanh 9 Hoàng Thị Thu Hiền 10 Phạm Ngọc Thạch 2 Mục Lục Mục Lục 3 I.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU STARBUCKS 3 1.1 Ý tưởng hình thành 3 1.2 Khai trương thương hiệu 4 1.3 Hệ thống cửa hàng và phân phối 4 1.4 Slogan và logo .7 1.5 Tầm nhìn và nhiệm vụ 8 II NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .10 2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam .10 2.1.1 Vị trí địa lý .11 2.1.2 Khí hậu: 12 2.2 Môi trường vĩ mô Việt Nam (PEST) 13 2.2.1 Nhân Khẩu Học .13 2.2.2 Chính Trị 14 2.2.4 Văn Hoá – Xã Hội 23 2.2.5 Khoa Học Công Nghệ .24 2.3.4 Ma trận SWOT 30 3.1 Hình thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Starbucks 31 3.2.1 Sản Phẩm: 33 3.2.2 Chiến lược định giá: 33 3.2.3 Phân phối: 34 3.2.4 Xúc tiến hỗ trợ: 34 I.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU STARBUCKS 1.1 Ý tưởng hình thành Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ 3 Ban đầu, hãng dự định lấy tên là Pequod, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Moby-Dick Tuy nhiên, sau khi cái tên bị từ chối bởi một trong những người đồng sáng lập, hãng được đặt tên là Starbucks, một nhân vật trong tiểu thuyết trên 1.2 Khai trương thương hiệu Quán cà phê Starbucks đầu tiên được thành lập tại số 2000 Western Avenue (Seattle, Washington) vào ngày 30 tháng 3 năm 1971 bởi 3 người: Jerry Baldwin, giáo viên tiếng Anh, Zev Siegl, giáo viên lịch sử, và Gordon Bowker, nhà văn với sự tài trợ của ông chủ kinh doanh café Alfred Peet 1.3 Hệ thống cửa hàng và phân phối Hãng có 17.800 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11.068 quán ở Hoa Kỳ, gần 1.000 ở Canada và hơn 800 ở Nhật Bản Starbucks in American 4 Starbucks in Canada 5 Starbucks in Japan 6 1.4 Slogan và logo Mẫu logo đầu tiên được Starbucks sử dụng năm 1971 là hình nàng tiên cá với 2 chiếc đuôi, sử dụng 2 màu là nâu và trắng Năm 1987 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong thiết kế logo của Starbucks khi thương hiệu này sử dụng màu mới trong thiết kế logo của mình: Xanh, đen và trắng thay vì trắng và nâu như trước kia Hình ảnh nàng tiên cá cũng tế nhị và kín đáo hơn khi phần tóc dài đã được thiết kế để che đi phần ngực ở đằng trước Đường nét trong logo cũng trở nên đơn giản, ít chi tiết rườm ra hơn so với mẫu thiết kế cũ Năm 1992, logo của Starbucks lại 1 lần nữa thay đổi, tuy nhiên lần thay đổi này không tạo ra sự khác biệt quá lớn Với logo được thiết kế lại vào năm 1992, hình ảnh biểu tượng 7 nàng tiên cá được zoom vào cận mặt hơn, phần 2 chiếc đuôi cá bị đơn giản hóa, cắt bớt so với mẫu logo năm 1987 Đến năm 2011, với mục đích đơn giản hết mức có thể biểu tượng logo của mình nhằm phù hợp với thời đại mới, Starbucks đã lược bỏ toàn bộ phần chữ tên thương hiệu và hình ảnh ngôi sao trang trí, chỉ giữ lại hình ảnh biểu tượng cốt lõi là nàng tiên cá Màu sắc của logo mới giờ đây chỉ còn lại 2 màu trắng và xanh lá cây 1.5 Tầm nhìn và nhiệm vụ - Sứ mệnh của Starbucks: “Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình cảm thân thiết vào một thời điểm” “Khi khách hàng của chúng tôi cảm nhận được cảm giác gần gũi, các cửa hàng của chúng tôi trở thành nơi trú ẩn, nghỉ ngơi của những lo lắng bên ngoài, một nơi bạn có thể gặp gỡ bạn bè Đó là khi bạn tận hưởng cuộc sống – đôi khi chậm và đậm đà hương vị, đôi khi lại nhanh hơn” - Với tuyên ngôn lãng mạn hóa hạt cà phê, lãng mạn hóa khách hàng, Starbucks đã làm nên một điều không tưởng – thay đổi cả một nền văn hóa Starbucks một nửa là thức ăn nhanh, một nửa là sự thưởng thức độc đáo của khách hàng 1.6 Đánh giá năng lực của Starbucks Thương hiệu Starbucks được chăm chút hơn bất kỳ nhãn hiệu cà phê nào trên thế giới Những ý tưởng sáng tạo trong việc marketing sản phầm, mang thương hiệu Starbucks tiếp cận gần gũi với lượng khách hàng tiềm năng là điều vô cùng quan trọng và tạo nên sự thành công cho thương hiệu Starbucks đã làm cà phê trở thành một đồ uống để thưởng thức nhưng lại cho mọi đối tượng khác nhau, ở các khu vực địa lý và dân cư xã hội khác nhau Do đó, Starbucks thật sự năng động và linh hoạt trong chiến lược marketing xây dựng thương hiệu của mình Năng lực của Starbucks được thể hiện qua: Menu starbucks “Những thức uống ngon lành được chế biến thủ công bằng tay và những món ăn mang hương vị tuyệt vời, đó chính là bí mật làm cho cuộc sống tốt hơn”, đó là lời tuyên bố không ngoa của Starbucks Tách cà phê hoàn hảo và một bữa ăn nhẹ ngon lành có thể làm 8 nên một ngày của bạn Vì vậy, Starbucks đưa ra một thực đơn sao cho chắc chắn rằng tất cả mọi thứ mà bạn chọn có chất lượng tốt nhất.Với 3 mảng chính trong menu bao gồm: Thức uống: Với 8 chủng loại chính như thức uống đóng chai, cà phê nâu, thức uống socola, thức uống cho trẻ em, thức uống espresso,…và trong mỗi loại này còn có hơn 10 mùi vị cụ thể khác nhau Thức ăn: Với 8 chủng loại chính như bánh ngọt; thức ăn sáng; sandwich, panini (bánh sandwich kẹp kiểu Ý) và bánh Wraps; kem, bánh pudding ya-ua kem sữa;salad…và cũng có 3 đến 4 sự lựa chọn cho mỗi chủng loại Thực phẩm dinh dưỡng: được công ty đặc biệt thiết kế để tốt cho sức khỏe khách hàng, gồm thức ăn, thức uống dinh dưỡng, thức uống dưới 200 calories, thức ăn dưới 350 calories Công ty cung cấp dữ liệu cho thấy những gì bên trong thực phẩm và đồ uống của mình để khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất cho mình Những món ăn thức uống trong menu của Starbucks có thể dễ dàng thấy chúng vô cùng đa dạng và đặc sắc, nhưng chúng không được công bố rộng rãi ra bên ngoài Chỉ cần bạn nhớ rằng không phải tất cả tên tuổi đồ uống đều được phổ quát, nhưng nếu ít nhất bạn có thể giải thích được thức uống ấy như thê nào là có thể nhận được nó từ những thợ pha cà phê Giá trị cạnh tranh 11 điểm vượt trội làm nên thành công cho cửa hàng cà phê Starbucks: - Chỉ với 2 lễ tân và 1 đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh, Starbucks có thể phục vụ 220 khách hàng/ giờ Một nhà quản lý lâu năm của Starbucks nói: "Chúng tôi sẽ phục vụ khách hàng trong vòng 3 phút kể từ khi họ bước vào của hàng của chúng tôi, tối đa là 5 phút nếu cửa hàng bận rộn" Mọi nhân viên đều biết sự khác biệt giữa một ly cappuccino và một ly latte Các đồ uống của Starbucks có công thức khác nhau một cách khoa học, trong khi một số cửa hàng cà phê thì chỉ làm nhái lại chúng Để được trở thành một nhân viên pha cà phê được chứng nhận, các ứng viên phải rót thành công một cốc cappuccino, thành công hay không sẽ được đánh giá qua một chiếc máy đo điện tử hay một chiếc cốc có thang đo thể tích Starbucks không bao giờ phục vụ cà phê đã để quá 30 phút Nhân viên pha chế làm 4 mẻ cà phê 1 lúc, cứ mỗi 15 phút thì lại thay một mẻ mới và không bao giờ để 1 cốc cà 9 phê quá 30 phút Họ làm việc này ngay cả trong giờ nghỉ, thà rằng đổ cà phê đi chứ không bao giờ phục vụ đồ nguội cho khách hàng Họ cũng thực hiện một chế độ thời gian cho cà phê đá, trà đá và các món bánh, để đảm bảo rằng mọi thứ đều có hương vị tươi mới Cửa hàng tuyên bố phục vụ 87.000 đồ uống kết hợp khác nhau, và các nhân viên pha chế nào cũng có thể làm bất cứ một loại nào trong số đó mà không hề nao núng Các nhân viên pha chế quản lý những đơn hàng phức tạp bằng phương pháp tốc ký sáng tạo của Starbucks, hay còn gọi là Mã ID đồ uống, được viết trên nhãn của mỗi cốc Ví dụ: một cốc Frappuccino loãng với gấp đôi vụn sô cô la được kí hiệu là DCCFL (Double Chocolate Chip Light Frappuccino) Pha chế viên của Starbucks phải trải qua 30 giờ đào tạo về tất cả mọi thứ từ kĩ thuật pha Frappuccino đến nguồn gốc của hạt cà phê Hầu hết các cửa hàng được nâng cấp máy pha cà phê Mastrena của Thụy Sĩ, vốn được thiết kế để tạo ra “espresso đồng nhất, chất lượng cao nhất có một không hai” Một số cửa hàng chọn lọc có máy pha cà phê đơn Clover chất lượng hàng đầu, máy này có thể pha chế những cốc cà phê ngon nhất mà bạn từng thưởng thức Pha chế viên làm việc tối thiểu 20h/tuần đều được cấp bảo hiểm sức khỏe Khách hàng có thể trả tiền qua điện thoại iPhone hay Blackberry của họ Starbucks cung cấp WiFi miễn phí, và không có bất cứ hạn chết sử dụng laptop nào - Những thành công có thể kể đến của công ty đó là vươn lên hàng lớn nhất thế giới Thu nhập 9.77 tỉ đô, lãi thực là 391 triệu đô, tổng số tài sản lên tới 5,58 tỉ đô, tài sản cổ phần 3,05 tỉ đô và sở hữu 128,898 nhân viên (2009) II NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam Quốc hiệu: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc khánh: Ngày 02 tháng 9 năm 1945 (02/9/1945) Diện tích đất liền: 331.689 km2 Dân số: khoảng 90.000.000 Thủ đô: thành phố Hà Nội người (tính đến thời điểm 11/2013)  Với số dân đông thì đây sẽ là một tiềm năng tiêu dùng lớn, những chiến lược quảng cáo sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến và mức tiêu thụ sản phẩm sẽ lớn 10 Hình 7 Thu nhập bình quân đầu người tại một số quốc gia quan sát Nguồn: WorldBank Thậm chí khi Starbucks bắt đầu bước chân vào thị trường Indonesia, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này theo ngang bằng sức mua cũng lên tới 3000 USD/người/năm Tờ JakartaGlobe từng đưa tin Starbucks có hơn 100 cửa hàng tại Indonesia, riêng Jakarta là 40 cửa hàng, với giá bán cà phê trung bình khoảng 4 USD (80.000 VNĐ) Như vậy, nếu Starbucks bán cà phê tại Việt Nam tương đương với giá của Indonesia thì thu nhập trung bình một ngày của một người Việt Nam chưa đủ để mua 1 cốc cà phê 21 Hình 8 Thu nhập bình quân đầu người tính theo số cốc cà phê Starbuck Hình 8 miêu tả số lượng cốc của cùng loại cà phê mà thu nhập của một người dân Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia có thể mua được tại các thị trường khác nhau Giá của những cốc cà phê giống nhau có thể khác nhau tại mỗi thị trường Như vậy, một ngày người Indonesia có thể mua hơn 2 cốc cà phê, người Thái 4 cốc còn người Mỹ mỗi giờ phải uống nhiều hơn 1 cốc mới tiêu hết tiền Một ước tính vui để thấy rằng, nếu quyết định vào Việt Nam, Starbucks sẽ khó có thể mở rộng nhanh chóng để đạt lợi thế theo quy mô do thu nhập của Việt Nam vẫn còn thấp Việt Nam có mức thu nhập tăng mạnh qua các năm, thậm chí là thần kỳ, tuy nhiên đây chỉ là mức ghi nhận trên danh nghĩa, bới một yếu tố lớn khiến mức thu nhập tăng là do lạm phát, mức thu nhập thực tế gần như có mức tăng rất nhẹ Thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay do các nguồn sau đem lại: tiền lương, thu nhập ngoài lương, lãi suất tiết kiệm Trong các nguồn thu nhập này, thu nhập từ tiền lương tăng lên rất chậm, thậm chí là thấp hơn chỉ số tăng giá, tức là thu nhập thực tế của người tiêu dùng bị giảm đi Vì vậy sức mua từ lương tăng lên rất chậm Trái với nguồn thu nhập từ lương, nguồn thu nhập ngoài lương đối với một bộ phận dân cư là rất lớn và Chính phủ không thể kiểm soát được Nguồn này tạo nên sức mua rất lớn về qui mô và 22 gây nên sự phân tầng dữ dội trong cơ cấu mua sắm tiêu dùng của người dân Việt Nam Bên cạnh sự chênh lệch tiêu dùng giữa các tầng lớp dân cư, còn có sự khác nhau về thói quen tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, vì vậy để Starbucks có thể thâm nhập được vào các đoạn thị trường khác nhau này, các nhà Marketing của Starbucks cần nắm được đặc điểm của người tiêu dùng trong từng phân đoạn , đặc biệt là đặc điểm về thu nhập để có thể có những chiến lược Marketing phù hợp 2.2.4 Văn Hoá – Xã Hội - Người dân Việt Nam là những người dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân, có thái độ chào đón những cái mới miễn là những cái mới này phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, thậm chí khi họ chưa biết đến một sản phẩm nào đó, vấn đề quảng bá sản phẩm của công ty cũng không gặp quá nhiều khó khăn, bởi người Việt Nam rất tò mò, công ty khi tiến hành khuếch trương, quảng cáo chỉ cần kích thích sự tò mò của họ là sản phẩm ấy sẽ bước đầu thành công - Sở thích người Việt Nam rất đa dạng, ví dụ, người Việt Nam không thích hẳn một màu sắc nào riêng biệt như người Trung quốc ưa màu đỏ là màu của sự hạnh phúc Người Việt nói chung không có sự bài trừ thứ gì liên quan đến thẩm mỹ, trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục của họ Mặt khác, công ty sẽ hiểu biết về các vấn đề này nhiều hơn khi công ty thuê những người Việt Nam làm việc và liên doanh với các đối tác là người Việt Nam - Tại Việt Nam việc phân chia thành các nhóm xã hội là không có bởi Việt Nam vốn đi theo con đường chủ nghĩa xã hội và là một nước có thu nhập trung bình thấp, tuy nhiên Starbucks tập trung vào nhóm khách hàng là dân công sở, bận rộn và có thu nhập khá trở lên do mức giá trung bình của một cốc cà phê Starbucks khoảng 100.000 VNĐ, cao hơn rất nhiều so với một cốc cà phê truyền thống - Người Việt Nam nói chung có tâm lý sính hàng ngoài, không chỉ bởi chất lượng, mẫu mã mà còn bởi uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời, hàng Việt Nam hiện nay vẫn chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân: chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm vẫn còn nghèo nàn, mẫu mã kém hấp dẫn Điều này tạo cơ hội cho hàng ngoại nhập thâm nhập vào thị trường và từng bước phát triển vững chắc, Starbucks cũng không phải là ngoại lệ - Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng bá sản phẩm không khắt khe như một số nước khác ở châu Á - Văn hóa cà phê Việt Nam chính là điều đặc biệt nhất mà Starbucks cần lưu ý đến Người Việt Nam có phong cách uống cà phê rất riêng, họ không coi cà phê là một thức uống nhanh mà thưởng thức cà phê như một nét văn hóa riêng: nhâm nhi và suy tưởng 23 Đời sống gia đình Kể từ khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, điển hình là Luật Hôn nhân và Gia đình để điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình cho bình đẳng hơn Bên cạnh đó, nhiều biện pháp tuyên truyền vận động cũng được thực hiện nhằm thay đổi nhận thức lạc hậu của người dân, bảo đảm bình đẳng giới, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của phụ nữ Ngày nay, quy mô một gia đình hiện đại Việt Nam có xu hướng thu hẹp lại, chỉ 2-3 thế hệ Số con của một cặp vợ chồng là hai (chiếm đa số), tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” không nặng nề như xưa và dần dần bị loại bỏ Truyền thống “kính trên, nhường dưới” có từ xa xưa vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi gia đình Việt Nam  Người Việt Nam có tính hướng về cội nguồn, gia đình, tính tập thể rất cao, từ đó các nhà marketing có thể dựa vào đó để khai thác và làm những quảng cáo chạm tới giá trị này của người Việt Nam Một số lễ hội lớn của Việt Nam Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trưng tại mọi miền trên đất nước Việt Nam Trong tâm lý và tình cảm, lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người Việt Nam, gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc “nông nhàn” - mùa xuân và mùa thu, trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đất nước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Giỗ tổ Hùng Vương  Việt Nam là một đất nước giàu lịch sử và tính truyền thống vì vậy sẽ là một thế mạnh nếu các nhà marketing biết khai thác khía cạnh này vào trong các quảng cáo thương mại 2.2.5 Khoa Học Công Nghệ Công nghệ là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, nó là động lực chính trong quá trình toàn cầu hóa Khi các công ty chọn lọc và áp 24 dụng các kỹ thuật hiện đại trong marketing, họ nhận thấy rằng chi phí hoạt động sẽ được giảm thiểu và hiệu quả tăng cao Môi trường công nghệ kĩ thuật bao gồm các nhân tố tác động ảnh hưởng tới công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới Khoa học kĩ thuật và khoa học ứng dụng mang đến cho đời sống con người những tác động tích cực - Trong suốt 17 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong top 20 quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất thế giới Tại các khu vực thành thị, khoảng 50% dân số có truy cập Internet Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hai phần ba trong số này sử dụng Internet mỗi ngày, với gần 50 giờ trên Internet mỗi tháng Người sử dụng Internet nằm trong độ tuổi khá trẻ, độ tuổi trung bình sử dụng Internet tại Việt Nam là 29 so với tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 36 Hình 9 : Độ tuổi người sử dụng internet so với tổng dân số Nguồn : Cimigo NetCitizens & Cimigo Express Theo trình độ học vấn và nghề nghiệp, khoảng 54% số người sử dụng Internet có trình độ Cao đẳng, đại học trở lên Ở các đô thị lớn, số lượng người sử dụng Internet có trình độ học vấn cao hơn so với các địa phương khác Một phần ba số người sử dụng Internet là sinh viên học sinh Nhìn chung, 70% người sử dụng Internet là bộ phận trí thức, nhân viên văn phòng, còn lại là công nhân, nội trợ, tiểu thương buôn bán nhỏ, chủ cửa hàng… 25 Hình 10 : Nghề nghiệp của những người sử dụng internet Nguồn : Cimigo NetCitizens Như vậy, nhờ có công nghệ thông, cụ thể sự phát triển của mạng lưới internet, Starbucks có thể dễ dàng hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng của mình trong việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình, đó là những người trẻ từ 19 tuổi trở lên và có trình độ học vấn - Cũng như internet, ngành viễn thông của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là về điện thoại di động Đã có 28,7 triệu chiếc điện thoại di động được phân phối tại thị trường Việt Nam trong năm 2014, tăng 13% so với năm trước - đây là kết quả khảo sát hàng quí về thị trường điện thoại châu Á- Thái Bình Dương mà hãng nghiên cứu IDC (Trung tâm dữ liệu internet) vừa công bố vào tháng 3 vừa qua.Theo báo cáo “Tình hình quảng cáo trên di động tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương” năm 2014, Việt 26 Nam là một trong bốn nước (P4) trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về người sử dụng điện thoại thông minh Việc sử dụng điện thoại thông minh phổ biến của người Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc mức độ truy cập mạng và ứng - dụng trên điện thoại cũng thường xuyên hơn - Việt Nam là nước xuất khẩu công nghệ thông tin hàng đầu thế giới: Từ một đất nước phải nhập khẩu thiết bị, máy tính và điện thoại di động, nay Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu thế giới nhờ thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài và phát huy sức mạnh các nguồn lực trong nước Cụ thể, năm 2013, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đạt trên 39,5 tỷ USD, tăng 55,3% so với năm 2012 nhờ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử tăng 59,7% với doanh thu trên 36,7 tỷ USD và chiếm tới 93% tổng doanh thu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin; công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng mạnh, lần lượt là 12,7% và 13,9% (Việt Hà, 2014) Nhiều doanh nghiệp lớn là công ty trong nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài như FPT Software, TMA Solutions, Harvey Nash Việt Nam, MK Smart, DiGi-Texx Việt Nam 2.3 Môi Trường Vi Mô 2.3.1 Thị trường cà phê Việt Nam Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp Song ngành cà phê nước ta đã có bước phát triển vượt bậc Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam ( Vicofa), Việt Nam là nước xuất khẩu thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Brazil với tổng sản lượng xuất khẩu năm 2014 đạt 1,7 triệu tấn, tương đương 3,6 tỷ USD Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, một dạng cà phê có tiêu chuẩn thấp hơn cà phê Arabica mà các nước châu Âu thường sử dụng Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại 1/3 là cà phê hòa tan Tiêu thụ cà phê trong nước tăng nhanh do sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và quy mô của các quán cà phê, các cửa hàng bán lẻ cà phê cũng như của các chuỗi cung ứng thực phẩm khác kèm cà phê, đồng thời do nhu cầu ngày càng tăng của một bộ phận dân sô trẻ, hiện đại  Thị trường cà phê hoà tan Thống kê của Nielson Việt Nam cho thấy đang có 20 nhà sản xuất cà phê hoà tan tại Việt Nam và tiêu thụ cà phê hoà tan tại Việt Nam tăng 5% trong năm 2014 Vinacafe Biên Hoà chiếm 41% thị phần với mạng lưới hơn 140,000 chi nhánh, đại lý phân phối rộng khắp, Nestle đứng thứ 2 với 26% thị phần Trung Nguyên đứng thứ 3 với 16% thị phần, Trần Quang đứng thứ 4 với 15% thị phần Số còn lại chiếm 2% Đây là thị trường gần như đã bị bão hoà và có mức độ cạnh tranh cao, cần đầu tư lớn, ít khả năng tạo nên sự khác biệt sản phẩm 27  Thị trường cà phê rang xay Cà phê rang xay uống tại nhà: Cà phê được đóng gói và bày bán tại các chợ, siêu thị với nhiều nhãn hiệu Các sản phẩm đều tập trung vào một số loại cà phê chính tại thị trường Việt Nam như Abrica, Robusta, Cherry, Cà phê chồn cộng với một số hương liệu như bơ, muối, vanilla, cacao,… để từ đó phối trộn ra các loại cà phê được gọi tên là Moka, Hương Chồn, Sáng tạo, Legendee, Vanilla, Hãelnut… Cà phê rang xay uống tại quán: Các quán cà phê xuất hiện mọi nơi tại Việt Nam từ bình dân tới cao cấp và có thể chia thành 4 loại sau: + Quán cà phê theo hệ thống: Đây là những quán cà phê có thương hiệu, uy tín, được nhiều người biết đến và kinh doanh với quy mô lớn.Thường thì các thương hiệu này xây dựng một chuỗi các quán cà phê có sản phẩm, cách bày trí và phong cách phục vụ giống nhau Ngoài cà phê là sản phẩm chính, quán còn phục vụ những loại thức uống khác hay thậm chí là cả đồ ăn Có thể kể đến một số hệ thống lớn tại Việt Nam như: Highlands Coffee, The Coffee Bean & Tea Leaf, Milano, hệ thống các quán nhượng quyền của Trung Nguyên hay Passio, Gloria Jean’s Coffee ,… + Quán cà phê trang trí theo phong cách: Đây là hình thức rất phổ biến tại các thành phố lớn của Việt Nam Các quán được trang trí đẹp theo phong cách riêng của từng quán, từng người chủ, có thể theo phong cách vintage, hiện đại, thiên nhiên, Các quán này thường phục vụ nhiều loại đồ uống song song với cà phê, không gian đèn ấm cúng, có nhạc, wifi + Quán cà phê nhà: Quán được mở bằng cách tận dụng mặt bằng nhà mặt tiền trên các con đường Đây là loại hình quán cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam Cách trang trí của quán khá đơn giản, chỉ bao gồm bàn ghế, vài chậu cây kiển, tivi để xem phim hoặc xem bóng đá, nhạc, wifi + Quán cà phê cóc: Đây là các quán cà phê không tên tuổi có mặt khắp các ngõ hẻm, chỉ gồm một cái tủ bằng inox cho đến một cái thùng xốp với vài chai cà phê pha sẵn cộng thêm một chút đá, chỗ ngồi là vỉa hè, lề đường với những chiếc ghế nhựa + Cà phê mang về: Loại hình này còn mới mẻ, chưa phát triển và rất ít các quán cà phê có phục vụ Nguyên nhân do thói quen của người Việt là ngồi tại nhà, văn phòng để pha 1 ly cà phê hay ngồi tại quán để uống chưa không mang theo vừa đi vừa uống Đây có thể coi là một loại hình có tiềm năng phát triển do xu hướng cuộc sống gấp gáp ngày một nhanh ở các thành phố lớn  Nhìn chung thị trường cà phê rang xay tại Việt Nam có quy mô lớn và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng đi cùng sự phát triển của kinh tế cũng như mức sống ngày một cao của người dân Cũng là hệ thống chuỗi cửa hàng cao cấp, bước chân vào thị trường Việt Nam, Starbucks sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với 2 đối thủ vốn đã có "tiếng" và có độ phủ ở mọi phân khúc khách hàng là Trung Nguyên, Highlands, hay Gloria Jeans Thực tế, nếu như Highlands và Gloria Jeans giành được sự ưu ái của phân khúc trung lưu và cao cấp, giới văn phòng, giới trẻ, thì Trung Nguyên lại đậm chất "bình dân" hơn khi có đủ đối tượng khách hàng, từ giới văn phòng, người có thu nhập cao đến giới trẻ, người buôn bán, thu nhập trung bình 2.3.2 Văn hoá uống cà phê của người Việt Nam 28 Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%) Riêng về cà phê hoà tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hoà tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%) Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài (out of home) là ngang nhau 49% / 50% Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7 đến 8 giờ sáng Quán cà phê tại Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận tiện nhất cho người uống cà phê Người Việt có phong cách thưởng thức cafe rất riêng, họ không coi cafe là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cafe như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng Ngồi bên tách cafe, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,… Gu thưởng thức của người Việt là: đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất Tùy mỗi một loại café mà mang lại cho người thưởng thức cái cảm nhận về vị chua, độ dầu, và mùi hương của các loại hoa trái khác nhau Một ly café ngon là ly café đậm đà hương vị tự nhiên, có độ chua thanh, tươi, sạch lưỡi; có độ dầu đậm và đặc biệt hơn là tỏa ra mùi hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu và mùi đất Cafe phin được coi là thứ thức uống được ưa thích nhất của người Việt Cái cảm giác ngồi chờ đợi từng giọt từng giọt café rơi thật là thú vị Càng thú vị hơn nữa khi được nhâm nhi thành quả của nó, có thể là một tách café đen nóng, có thể pha thêm chút sữa, uống nóng hay uống đá tùy theo sở thích của mỗi người Người ta có thể đoán biết được tính cách con người, văn hóa của mỗi vùng miền qua cách pha café và sở thích uống của mỗi người Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cafe trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cafe đá hơn là uống nóng Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cafe pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp Song ngành cà phê nước ta đã có bước phát triển vượt bậc Cà phê tại Việt Nam được phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên, chiếm phần lớn là cà phê Robusta Chính vì thế cà phê dần trở nên gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam Khi làm việc, khi gặp gỡ, bàn chuyện cùng đối tác hay tròchuyện với bạn bè, người thân hay khi giải trí, người Việt Nam đều có thể nhấm nháp tách cà phê Người Việt cóphong cách thưởng thức cafe rất riêng, họ không coi cafe là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cafe như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng Người miền Nam thường bọc café trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cafe đá hơn là uống nóng Còn người miền Bắc, chủ yếu uống café pha phin, 29 đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc Ngồi bên tách cafe, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo,nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống,về con người… Gu thưởng thức của người Việt là: đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất Tùy mỗi một loại càphê mà mang lại cho người thưởng thức cái cảm nhận về vị chua, độ dầu, và mùi hương của các loại hoa tráikhác nhau Một ly cà phê ngon là ly cà phê đậm đà hương vị tự nhiên, có độ chua thanh, tươi, sạch lưỡi; có độdầu đậm và đặc biệt hơn là tỏa ra mùi hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu và mùi đất 2.3.4 Ma trận SWOT Phân tích điểm mạnh điểm yếu Starbucks CoffeeTM khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ đối mặt với các đối thủ chính là chuỗi cửa hàng café thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, Highlands và Gloria jeans Nhìn khái quát từ ba thương hiệunày tại Việt Nam, có thể thấy như sau: - Đối tượng khách hàng: Highlands đang phục vụ là nhóm người tiêu dùng trung lưu, giới văn phòng, giớitrẻ; đối tượng khách hàng của Gloria Jeans là giới trẻ khoảng dưới 35 tuổi, lớp trung lưu, giới văn phòng; đốitượng khách hàng của Trung Nguyên khá phong phú với đủ các đối tượng, từ giới trẻ, người buôn bán, người làmnghề tự do, không việc làm đến giới văn phòng, người có thu nhập cao, giới đứng tuổi - Thói quen uống café: Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định uống cà phê ở quán là khẩu vị, phongcách quán và nhãn hiệu cà phê sử dụng thì 44,7% số người uống cà phê ở quán khẳng định là khẩu vị (cụ thể đaphần người tiêu dùng ưa thích cà phê có vị đắng và mùi thơm), 39.9% trả lời cho phong cách quán (những quányên tĩnh, sang trọng, có phong cách, dễ tụ tập bạn bè là những đặc điểm thu hút người uống), và chỉ có 15,4%lựa chọn nhãn hiệu Về phong cách, Highlands học tập cách tiếp cận thị trường của Starbucks CoffeeTM, cung cấp cà phê ngon đặc biệt và môi trường thưởng thức café bằng cách kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, phương Đông và phương Tây, mang đến cho khách hàng cảm nhận cuộc sống hiện đại song hành với truyền thống văn hóa lâu đời củaViệt Nam Triết lý Cà phê của Trung Nguyên với thông điệp bao trùm: Cà phê phát triển sự sáng tạo và tri thức.Tuy nhiên, cách thể hiện phong cách này qua cung cách phục vụ, phát triển sản phẩm, thiết kế quán của TrungNguyên đang đuối dần trong khi những việc này tại Highlands và Gloria Jeans được thực hiện tốt Về khẩu vị, Highlands chọn cách dung hòa hương vị và phong cách trong nước và nước ngoài, Gloria Jeanslà một phong cách và hương vị nước ngoài, Trung Nguyên đặt mục tiêu xác định khẩu vị của cà phê của mình làbản sắc cà phê Việt Từ những nhận định trên, có thể đưa ra phân tích SWOT cho Starbucks CoffeeTM như sau: 30 Điểm mạnh Điểm yếu - Thương hiệu café nổi tiếng, phong cách café được hiện diện tại 55 quốc gia - Khẩu vị café phong phú - Phương thức kinh doanh hướng tới con người và môi trường - Giới hạn hình thức kinh doanh không chấp nhận nhượng quyền thương mại, chỉ chấp nhận hình thức liên doanh, tự kinh doanh hoặc cấp phép hoạt động và kiểm soát - Giá cả chưa thực sự ưu đãi Cơ Hội Thách Thức - Bộ phận giới trẻ đông đảo sẵn sàng tiếp thu xu hướng tiêu dùng mới, hiện đại mới có mặt tại Việt Nam - Phân khúc to go coffee (vốn là lợi thế của Starbucks CoffeeTM) - Cạnh tranh với một số thương hiệu café nổi tiếng đã có lịch sử phát triển tại Việt Nam - Thói quen uống café với gu đậm, đắng của người Việt còn bỏ trống không dễ thay đổi III CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA STARBUCKS TẠI VIỆT NAM 3.1 Hình thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Starbucks Thu nhập, nhân khẩu học và thói quen tiêu thụ cà phê có lẽ là những yếu tố thúc đẩy Starbucks tiến vào thị trường gần 90 triệu dân của Việt Nam Tại châu Á, thị trường ghi dấu ấn thành công của Starbucks là Trung Quốc, và mới đây là Ấn Độ: hãng cũng đã thâm nhập bằng chính các liên doanh Lần này với Việt Nam, Starbucks lại không lựa chọn hình thức liên doanh, mà thông qua giấy phép được ký kết với Công ty TNHH Thực phẩm & nước giải khát Ý Tưởng Việt, một chi nhánh của tập đoàn Maxim’s Hong Kong để xây dựng Tính đến 6/2015 starbucks mở 15 của hàng tại Việt Nam 11 của hàng tại TP.Hồ Chí Minh 1) 1.2.2013, khuôn viên khách sạn New World tại ngã sáu Phù Đổng Q 1 2) President Place, 93 Nguyễn Du, Q 1 3) 16.10.2013, tại tầng trệt khách sạn REX (đường Huệ, Q 1) 31 4) 21.4.2014, Đông Du, 38 Đông Du, Q 1 5) VivoCity, Nguyễn Văn Linh, Q 7 6) 22.5.2014, 214-216 Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận 7) 17.6.2014, trung tâm khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Q 7 8) 5.7.2014, trung tâm thương mại Pandora City, số 1/1 Trường Chinh, Q.Tân Phú, TP.HCM 9) 19.4.2015, trung tâm thương mại SC VivoCity, Q 7 10) 1.6.2014, Kumho Link thuộc khu phức hợp Kumho Asiana Plaza 11) khu Thảo Điền, Q 2 4 cửa hàng tại Hà Nội 1) 23.7.2014, Lan Viên, 32 Hàng Bài, Q Hoàn Kiếm 2) 24.7.2014, Bà Triệu, 315 Bà Triệu, Q Hai Bà Trưng 3) Press Club, 12 Lý Đạo Thành, Q Hoàn Kiếm 4) 7.10.2014, IPH, 241 Xuân Thủy, Q Cầu Giấy Lý do Starbucks chọn đối tác là một công ty nước ngoài thay vì công ty nội địa: Việt Nam không chỉ là một nước chuyên sản xuất và xuất khẩu cà phê, mà còn là nước có văn hóa cà phê lâu đời Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của hãng không phải là tìm một đối tác có khả năng thực hiện các chiến dịch marketing để quảng bá văn hóa cà phê cho khách hàng, mà là một đối tác chuyên nghiệp có khả năng quản lý chuỗi các cửa hàng cà phê Một công việc mà các công ty trong nước khó có thể đảm nhận được Trong khi đó, tập đoàn Maxim’s lại chứng tỏ được khả năng của mình Thành lập từ năm 1956, tới nay, tập đoàn này có tới hơn 760 cửa hàng, cung cấp các dịch vụ đa dạng Ước tính, các cửa hàng này phục vụ 63.000 lượt khách mỗi ngày Đây cũng là tập đoàn đã đưa Starbucks vào thị trường Hồng Kong và Macao Sau hơn 10 năm phát triển, từ năm 2000 đến 2013, Starbucks đã có tới 110 cửa hàng tính riêng trên thị trường Hong Kong nhờ công của tập đoàn Maxim’s Ngoài ra, tập đoàn này cũng có kinh nghiệm trong việc vận hành các cửa hàng đồ ăn nhanh, bánh và cà phê Bánh trung thu của Maxim luôn là bánh trung thu số một tại Hong Kong kể từ năm 1998 32 => Starbuck lựa chọn đối tác, người đã cộng tác cùng mình trong nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong việc quan lý đã cho thấy Starbucks hiểu rất rõ thị trường Việt Nam 3.2 Chiến lược MARKETING MIX: 3.2.1 Sản Phẩm: Café Starbucks đã nổi tiếng khắp thế giới, tuy nhiên do chưa du nhập vào Việt nam nên số người Việt biết đến thương hiệu Starbucks còn khá hạn chế Theo nghiên cứu thị trường ở những khu vực quán café đông khách thì số lượng người uống café biết đến Starbucks chỉ khoảng 40% Tuy nhiên, phần lớn người Việt nam uống café rất sẵn lòng thưởng thức thương hiệu café nổi tiếng này Chính vì vậy,việc phát triển thương hiệu Starbucks bước đầu thâm nhập và thị trường Việt nam là rất quan trọng Trước hết, Starbuck đinh vị sản phẩm như các ly café hảo hạng phong cách Mỹ tại các quán café sang trọng và thực đơn phong phú Các chuyên gia “thưởng thức” café tại TP Hồ Chí Minh vốn đã quá quen thuộc với khẩu vị café theo phong cách “cà phê phin” Để cạnh tranh với điều đó, Starbuck cho thấy giá trị trong café chính là hương vị café Ý được chế biến theo phong cách Mỹ Chính “giá trị” vốn có trong café mang nhãn hiệu Starbuck này sẽ đem đến sự tò mò hay những hương vị mới, trải nghiệm mới cho những khách hàng sành café này Bên cạnh đó, Starbuck cần phải sử dụng chính sức mạnh vốn có của mình là hình ảnh của chiếc ly mang phong cách năng động, nhưng cũng không kém phần sang trọng để làm nổi bật cái giá trị “hiên thực” cho khách hàng thích thưởng thức café Không những thế, khách hàng còn được thưởng thức cái phong cách café hiện đai thông qua những chiếc ly Ngoài ra, Starbuck sẽ phải duy trì thực đơn phong phú từ café Ý theo phong cách Mỹ như café latte, mocha cho tới các loại trà như chai tea sẽ đanh trúng tâm lý của người ưa thích tiêu dùng café tại tp Hồ Chí Minh Vì vậy Starbucks cần phát huy tối đa và hiệu quả những điểm mạnh từ các sản phẩm của mình và thông qua quảng cáo đến gần hơn với người tiêu dùng 3.2.2 Chiến lược định giá: Với sự định vị thương hiệu, Starbuck đi theo con đường “ xác đinh giá theo sự cảm nhận của khách hàng" Với thực tế thu nhập trung bình của người Việt Nam thấp so với cac 33 nước khac, nhưng thị trượng mục tiêu mà starbuck hướng tời là người có thu nhập cao Do đó việc duy trì mức giá cao như các chi nhánh của Starbucks tại Nhật Bản, Singapore… không những không mang lại nhiều bất lợi cho Starbucks, mà ngược lại còn tạo dựng hình ảnh một quán café sang trọng dành cho các đối tương có thu nhập tốt trong xã hội Giá thấp nhất của 1 ly café cua Starbucks là 30 ngàn đồng và giá cao nhất là 90 ngàn đồng tại các thị trường khác Tuy mức giá này không quá thấp nhưng lại ngang bằng so với các đối thủ khác tại thi trường Coffee Bean và Gloria Jeans, do đó ở những giai doạn đầu đó sẽ là 1 lợi thế nhưng trong dài hạn, Starbucks cần phải nâng mức giá của mình lên để khẳng định nó sẽ là thương hiệu café cao cấp hàng đầu tại Tp Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, Starbucks cần đưa ra các chương trình khuyến mãi dành cho các khach hàng thân thiết, vì chính điều này sẽ duy trì mức doanh thu ổn định cho các cửa hàng Starbucks 3.2.3 Phân phối: Starbucks cần tiếp tục phát huy các thế mạnh trong việc lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng và phong cách trang trí quán Đầu tiên, hê thống các cửa hàng rải rác là 1 điểm mạnh của Starbucks tại TP Hồ Chí Minh Việc tọa lạc các cửa hàng Starbucks trên các con đường trọng điểm nằm rải rác tại các quận khác nhau như quận 7,2, 1,3, Phú Nhuận Do đó Starbucks sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp xúc với cửa hàng Một đặc điểm quan trọng khác là sự trang trí Với gam màu xanh lá cây chủ đạo và cách trang trí hệ thống cửa hàng theo 1 phong cách hiện đại, sang trọng đánh trúng tâm lý của thị hiếu người tiêu dùng café, vì những người có thu nhập cao thường thích đến các quán café sang trọng để đươc đánh giá đúng về địa vị của bản thân, các bạn trẻ năng động thì thích các phong cách hiện đại… Một điểm mạnh nữa của Starbucks là khả năng giao hàng Với các đối tượng là nhân viên văn phòng, có niềm đam mê cafe lớn và nhu cầu cao thì phong cách giao hàng tận nơi tại các quận trung tâm hay quận 7 sẽ hứa hẹn rất nhiều tiềm năng 3.2.4 Xúc tiến hỗ trợ: Không chỉ tập trung cho các cửa hàng phân phối, Starbucks cần phải sử dụng công cụ vô cùng hữu ích khác là quảng cáo Thị trường quảng cáo của TP Hồ Chí Minh cũng rất phát triển và là 1 công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà marketing Việc sử dụng kết hợp các mẫu quảng cáo trên TV và tổ chức các sự kiện sẽ là 2 hành động chính mà Starbucks phải thưc 34 hiện ngay khi có mặt tại đây Tuy thị trường quảng cáo đã rơi vào giai đoạn bảo hòa nhưng với phong cách quảng cáo ấn tượng mà Starbuck đã duy trì một thời gian dài sẽ là 1 lợi thế Và điều quan trọng hơn cả là cần nghiên cứu các loại hình quảng cáo đã thành công, dây nhàm chán hay phổ biến tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh để tránh lặp lại sai lầm Chiến lược marketing cũng chính là các chiến lược sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiễn hỗ trợ Starbuck cần phải xây dưng các chiến lược cùng lúc và từng bước khẳng định thương hiệu của mình ngay từ những bước đầu thông qua chiến lược giá, cách đặt cửa hàng và thông qua truyền thông giới thiệu sản phẩm đến khách hàng 35

Ngày đăng: 17/11/2016, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w