Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 do đó không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thời sự, thực tiễn đối với việc đổi mới và nâng cao
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sau chiến tranh, đất nước chuyển từ hoàn cảnh thời chiến sang thời bình với yêu cầu đổi mới, dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, các nhà văn đứng trước cơ hội và thách thức trong việc bộc lộ chính kiến và thể hiện nỗ lực tìm tòi để làm mới văn học và làm mới chính mình Sự đổi mới
đó phù hợp với quy luật phát triển khách quan Đây cũng là thời kỳ văn xuôi nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng tích cực đào sâu vào nhiều tầng vỉa của đời sống, nhìn nhận lại nhiều vấn đề về con người và gặt hái được nhiều thành tựu, trở thành đối tượng hấp dẫn cần được quan tâm nghiên cứu
1.2 Tiểu thuyết là thể loại quan trọng bậc nhất trong văn xuôi hiện đại,
có khả năng khám phá cuộc sống ở cả chiều sâu và bề rộng, với nhiều thành công khi thể hiện số phận con người bởi những ưu thế không một thể loại nào có được Sự thay đổi trong cách thể hiện về số phận con người làm biến đổi mọi bình diện của sáng tác, từ cảm hứng, hệ đề tài, chủ đề, hệ thống nhân vật, giọng điệu, ngôn từ Vì vậy, nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 là thực sự cần thiết, giúp tiếp cận và lí giải yếu tố cơ bản chi phối sự biến đổi nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.3 Trong tiến trình lịch sử văn học, nhìn chung vấn đề con người và số phận con người luôn được các nhà văn quan tâm Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, xã hội quy định, có những thời kỳ, số phận con người, đặc biệt là con người cá nhân còn bị xem nhẹ Sự trở về quan tâm thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết sau 1975 là sự kế thừa, tiếp nối tinh thần nhân bản của truyền thống văn học dân tộc Vì vậy nghiên cứu vấn đề thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết sau 1975 cũng sẽ góp phần hiểu hơn quy luật vận động của lịch sử văn học nói chung, gợi nhiều vấn đề lý thú cho việc nghiên cứu, phê bình
1.4 Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 hiện có mặt và ngày càng có vị trí đáng kể trong chương trình văn học ở nhà trường phổ thông và đại học Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 do đó không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thời sự, thực tiễn đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường
Trang 22 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là chỉ ra những kế thừa và đổi mới trong việc thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, xem đây như một phương diện cốt lõi của sự đổi mới tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết; từ
đó có cơ sở nhìn nhận, đánh giá quy luật vận động của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng ở một giai đoạn mà nó buộc phải đổi mới sau khi đã hoàn thành những nhiệm vụ trọng đại trước lịch sử, dân tộc và nhân dân
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án hướng đến thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
2.2.1 Tìm hiểu những tiền đề xã hội, thẩm mỹ của việc quan tâm thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
2.2.2 Khảo sát những biểu hiện cụ thể của sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, so sánh sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 với tiểu thuyết Việt Nam trước
1975, nhất là giai đoạn 1945 - 1975
2.2.3 Khảo sát, phân tích hệ thống phương thức, phương tiện nghệ thuật gắn với việc thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
3 Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
4 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết, nhất là những tiểu thuyết nổi bật sau 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay có ý thức tự giác trong việc nhìn nhận và thể hiện số phận con người; trong đó chúng tôi chú ý đến các tác phẩm đã đạt giải thưởng (Hội Nhà văn, Bộ Quốc phòng ), các tác phẩm được dư luận quan tâm Khi cần thiết, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm các tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1975 (ở khu vực chính thống) và các tiểu thuyết nổi tiếng của văn học thế giới quan tâm thể hiện số phận con người
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử, Phương pháp cấu trúc - hệ thống,
Phương pháp so sánh - đối chiếu, Phương pháp liên ngành Ngoài ra,
chúng tôi thường xuyên sử dụng các thao tác miêu tả, phân tích, tổng hợp
Trang 3để làm căn cứ cho kết luận khoa học Chúng tôi còn cố gắng vận dụng một
số lý thuyết nghiên cứu văn học để giải quyết đề tài như: thi pháp học, tự sự
học, liên văn bản nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu của luận án
6 Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về Sự
thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 trên cả hai
phương diện: nội dung cụ thể của vấn đề số phận con người và hệ thống phương thức, phương tiện thể hiện số phận con người
- Góp phần khẳng định sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ở một chiều sâu cốt lõi là trình độ tư duy thẩm mĩ về con người
- Góp phần khẳng định nỗ lực của các nhà văn Việt Nam sau 1975 trong việc tạo ra những cách thức biểu đạt mới nhằm đem đến những nhận thức,
quan niệm mới, cái nhìn toàn diện, nhân văn về số phận con người
7 Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được triển khai trong 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Những tiền đề xã hội, thẩm mỹ của việc quan tâm thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Chương 3 Những bình diện chủ yếu của số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Chương 4 Các phương thức, phương tiện thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung
1.1.1 Nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn học Việt Nam hiện đại trước 1975
Nhiều công trình nghiên cứu văn học giai đoạn 1930 - 1945 đã chỉ ra những điểm mới mẻ trong cách nhìn nhận con người trong các sáng tác của các tác giả hiện thực phê phán, trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Thơ
mới như giáo trình Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 của
nhóm tác giả Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành
Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (Nxb Giáo dục, 1998); giáo trình Văn
học Việt Nam hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) của Trần Đăng Suyền,
Nguyễn Văn Long (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, 2008; nhiều công trình nghiên cứu về Thơ mới (của Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình
Kỵ); Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của Lê Thị
Dục Tú Có thể thấy các tác giả đều tìm hiểu một cách khá kĩ lưỡng vấn
đề số phận con người trong các tác phẩm giai đoạn này Các nhà nghiên cứu nhìn chung đều chỉ ra trong văn học giai đoạn này, các nhà văn đã lên
án mạnh mẽ tình trạng con người bị chà đạp, bị đè nén, nhìn thấy những mặt tốt đẹp ở con người lao động, đề cao các giá trị cá nhân của con người Một số công trình quan tâm đến việc thể hiện số phận con người trong văn
học và tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975: Nguyễn Văn Long với Quan niệm
nghệ thuật về con người và những đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975; Phùng Ngọc Kiếm với Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945-1975 (bộ phận văn học cách
mạng) Nhìn chung các ý kiến đều khẳng định con người trong văn học giai đoạn này là con người quần chúng, là “con người trong sự gắn bó với
lý tưởng xã hội tốt đẹp và khoa học,với lực lượng cộng đồng, với ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ cách mạng” Chúng ta còn có thể thấy vấn đề con người được quan tâm trong nhiều công trình, bài viết của các tác giả khác như Trần Đình Sử, Phong Lê, La Khắc Hòa, Vũ Tuấn Anh, Phan Cự Đệ, Hoàng Ngọc Hiến, Lê Ngọc Trà Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường không đặt vấn đề tìm hiểu sự thể hiện số phận con người trong văn học giai đoạn này với tư cách là một đối tượng chuyên biệt, mà chủ yếu như một vấn đề "tạt qua" để so sánh, hay làm dẫn chứng minh họa cho một ý tưởng nào đó trong mạch lập luận của mình
Trang 51.1.2 Nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
Nguyễn Minh Châu từ trước 1975 đã có những suy tư về câu chuyện này và sau 1975 lại là người đầu tiên cật vấn nhiều thiếu sót của nền văn học, trong đó có cách xử lý của nhà văn về các vấn đề liên quan đến sự thể hiện con người, về mối quan hệ giữa con người với lịch sử, với hiện thực Sau 1975, có thể nói Trần Đình Sử là một trong những người tiên phong đưa ra những nhận định về con người được phản ánh trong văn học Việt Nam hiện đại Tiếp đó còn có các công trình của Lê Ngọc Trà, Huỳnh Như Phương, Bùi Việt Thắng, Tôn Phương Lan, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Kha Ngoài ra phải tính đến các bài báo được đăng tải
trên các báo và tạp chí quen thuộc như Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tạp
chí Văn học, các tham luận được trình bày trong các hội thảo khoa học
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến sự mở rộng các bình diện khám phá con người trong văn xuôi và khẳng định: với sự mở rộng các bình diện khám phá con người, các nhà văn đã bước đầu xác lập được
hệ thống tiêu chí giá trị mới phù hợp với thời đại mới, phù hợp thể hiện tinh thần nhân bản, dân chủ của sự nghiệp đổi mới xã hội và đổi mới văn học; đi liền với chiều sâu nhận thức thẩm mĩ và sự phong phú, đa dạng của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1975
1.2 Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Bên cạnh những nhận xét chung có tính khái quát về văn xuôi Việt Nam sau 1975, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc thể hiện con người trong
tiểu thuyết ở giai đoạn này Tiêu biểu có thể kể đến Nguyễn Bích Thu với Ý
thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975; Mai Hải Oanh với Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; Bùi Việt
Thắng với Tiểu thuyết đương đại; Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình với
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám; Nguyễn Thị Kim Tiến với Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Cũng đánh giá về sự thể hiện con người trong
tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, cần phải kể thêm một số luận án Tiến sĩ văn
học như: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật sau 1975 - khảo sát trên
nét lớn (1996) của Nguyễn Thị Bình; Những cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (2006) của
Nguyễn Thị Thanh Nga; Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết "Nỗi buồn
chiến tranh" của Bảo Ninh của Nguyễn Thị Thanh Xuân Ngoài ra, một số
luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp Đại học cũng có bàn đến tiểu thuyết
Trang 6nói chung và sự thể hiện con người trong tiểu thuyết giai đoạn sau 1975 nói
riêng như: Yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam thời kỳ
đổi mới (2004) của Lê Thị Bích Hạnh; Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam
từ 1995 đến nay (2003) của Phạm Thị Thu Thuỷ; Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 (2004) của Bùi Thị Hương; Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết chiến tranh sau năm
1975 (2003) của Nguyễn Thị Ngọc Diệp Về cơ bản, các công trình, bài
viết, các luận án, luận văn đều thừa nhận tính tất yếu, khách quan của sự chuyển hướng cảm hứng sáng tác trong văn học sau 1975 và sự đào sâu vào
số phận con người, bi kịch của con người trong tiểu thuyết sau 1975 Nếu trước đây, vấn đề số phận con người thường chỉ mới được chú ý ở góc độ
xã hội thì nay được chú ý thêm ở nhiều góc độ khác như đời sống bản năng, tâm linh, cá tính, chính kiến riêng Cách tiếp cận cũng hết sức đa dạng: xã hội học, phân tâm học, văn hóa học Và những điều đó mang đến diện mạo mới cho tiểu thuyết trên cả hai phương diện nội dung và hình thức Tuy nhiên, vấn đề sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết sau 1975
là một vấn đề lớn cần được tiếp tục quan tâm, tìm hiểu bởi những những công trình toàn diện, hệ thống Luận án của chúng tôi muốn góp một tiếng nói vào mục tiêu đó
Chương 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, THẨM MỸ CỦA VIỆC QUAN TÂM THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
2.1 Thể loại tiểu thuyết và sự thể hiện số phận con người
2.1.1 Số phận con người - đối tượng thể hiện đặc biệt của văn học
Văn học, dù có viết về bất cứ cái gì (một con người, một sự vật, một con vật,…) đều không nằm ngoài mục đích miêu tả con người, thể hiện một quan niệm nào đó về con người Quan niệm ấy có thể là một cái nhìn lạc quan, một thái độ ngưỡng mộ, một tình cảm bi phẫn Tất cả những biểu hiện đó đều đã xuất hiện trong văn học thế giới Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là văn học chú ý nhất đến miêu tả cái gì trong quan niệm nghệ thuật về con người? Nhiều nghệ sĩ lớn, thông qua tuyên ngôn và sáng tác của mình đều xác nhận: dù có viết gì về con người, thì vấn đề cơ bản mà văn học hướng đến vẫn là vấn đề số phận Từ những câu chuyện cổ tích, những câu
ca dao, dân ca, câu chuyện về số phận con người đã được cất lên một cách
Trang 7thống thiết Vấn đề tiếp tục được thức nhận qua hàng ngàn năm văn học Tiểu thuyết là thể loại "máy cái", nhiệm vụ thể hiện số phận con người hẳn nhiên càng được nó chăm chút Kể từ khi Cervantes bắt đầu khắc họa số phận của "nhà quý tộc tài ba xứ Mancha" cho đến nay, một phần của lịch
sử tiểu thuyết chính là lịch sử khắc họa thân phận con người Những Dickens, Balzac, Dostoievsky, Kafka, Cao Hành Kiện đều đã lần lượt đưa
ra những bản tường trình thân phận con người theo cảm quan và lối kể của
họ Trong văn học Việt Nam hiện đại trước 1945, đặc biệt là trong tiểu thuyết hiện thực phê phán, vấn đề số phận khổ đau của con người đã được
quan tâm phản ánh trong Sống mòn, Bỉ vỏ, Làm đĩ, Vỡ đê, Tắt đèn với
những trang viết vô cùng thấm thía
2.1.2 Ưu thế của tiểu thuyết trong việc thể hiện số phận con người
Với tính chất là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt, có khả năng tái hiện bức tranh đời sống một cách rộng lớn, sinh động, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, tiểu thuyết có khả năng rất lớn trong việc đi sâu khám phá số phận con người Nhân vật tiểu thuyết là “điểm xuất phát và trung tâm của sự mô tả nghệ thuật”, “chiếc chìa khóa để giải mã những vấn
đề hiện thực mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm” Phát huy cao độ khả năng
hư cấu, tiểu thuyết đã tạo cho nhân vật sự bề thế, đa dạng, phức tạp, nhiều màu sắc Con người trong tiểu thuyết là con người “tổng hòa các mối quan
hệ xã hội” cho nên nhân vật có thể được khai thác ở cả chiều rộng và chiều sâu của không gian, thời gian, ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô của đời sống nhân vật; từ ngoại hình đến hành động, từ cảm xúc nội tâm đến lý trí
Nếu văn học lấy con người làm đối tượng khám phá, thể hiện thì tiểu thuyết, với tư cách là "cỗ máy cái" trong các thể loại, với ưu thế là thể loại
ở “thì hiện tại” (cách nói của M Bakhtin), luôn tiếp cận đời sống ở cự ly gần, chính là khu vực giàu tiềm năng nhất trong việc thể hiện số phận con người Lịch sử tiểu thuyết, từ một góc độ nào đó, có thể nói, là lịch sử của các quan niệm về con người, lịch sử của việc đào sâu vào số phận con người Với cách nhìn này, không khó để nhận ra sự khác nhau trong quan niệm về con người, trong cách nhìn và sự thể hiện số phận con người ở từng thời kỳ văn học qua lịch sử vận động của tiểu thuyết
2.1.3 Số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975
Đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945, xã hội đã xuất hiện những điều kiện thuận lợi cho con người cá nhân phát triển, tự bộc lộ mình,
mở ra cho văn học cơ hội khai thác, đào sâu vào nhiều số phận đa dạng, nhiều bi kịch đau thương trong đời sống Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn thường viết về số phận những cô gái mới lớn xinh đẹp, có học thức, khao
Trang 8khát tự do nhưng lại gặp bi kịch, trắc trở trong hôn nhân, không được tự định đoạt tình yêu, hạnh phúc của mình Các nhà văn hiện thực phê phán thường quan tâm đến số phận khốn cùng của người nông dân dưới ách thống trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến; số phận nghèo khổ, cùng quẫn của những người trí thức chân chính, với nhiều ước mơ và khát vọng cống hiến nhưng luôn bế tắc
Trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975, con người được nhìn nhận, đề cao ở tính tập thể, ở tinh thần hi sinh vì cộng đồng, các trang viết thường
ưu tiên cho việc ghi lại các sự kiện, biến cố lớn lao của lịch sử mà nhiều lúc quên đi số phận riêng của mỗi con người Số phận cá nhân lúc này thường gắn liền với số phận chung của cả dân tộc, trưởng thành, phát triển cùng với bước tiến của cuộc đấu tranh cách mạng Nhìn chung, cuộc đời các nhân vật được miêu tả theo một “mẫu” thống nhất Họ là những
số phận chịu nhiều đau thương, mất mát trong quá khứ, căm giận sâu sắc
kẻ thù xâm lược Những con người này đã đến với cách mạng và tìm thấy niềm tin vào tương lai tươi sáng cho cuộc đời mình nên đã nhiệt tình tham gia vào cuộc đấu tranh chung của quần chúng nhân dân, giải phóng đất nước Tuy nhiên, do được xây dựng theo một công thức chung nên các nhân vật có số phận na ná giống nhau, không tỏ rõ được đặc trưng của nhân vật tiểu thuyết
2.2 Tiền đề xã hội – thẩm mỹ của sự đổi mới cách nhìn nhận và thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
2.2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, bước vào thời kỳ hòa bình, đất nước phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức mới: hậu quả nặng nề của chiến tranh, kinh tế suy thoái, tình trạng đói nghèo, bộ máy hành chính quan liêu, yếu kém, sự cấm vận của Mỹ, các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, tạo ra không khí dân chủ trong xã hội Đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực (kèm theo đó là những mặt trái của nó) Đã có những điều chỉnh trong tâm lý xã hội, trong
đó có cách nhìn nhận, đánh giá về con người và các vấn đề lịch sử - xã hội Mối hận thù dân tộc, giai cấp dần được xoa dịu, giúp con người xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu lẫn nhau
Làn gió đổi mới đã tạo ra luồng sinh khí mạnh mẽ trong sáng tạo văn học nghệ thuật Các văn nghệ sĩ đã tự tin nói thẳng, nói thật những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về các vấn đề gai góc của cuộc sống, mạnh dạn bứt phá, thử nghiệm những tìm tòi, sáng tạo, những cách thức thể hiện mới
Trang 9Các vấn đề về vai trò, chức năng của văn học cũng được xem xét, điều chỉnh, diễn đạt lại Văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng tích cực tự làm mới mình để phù hợp với yêu cầu của thời đại và thị hiếu của công chúng Toàn cầu hóa cũng đã mở ra nhận thức mới cho con người Việt Nam Bên cạnh việc khẳng định những giá trị thuộc về bản sắc dân tộc, giai cấp, con người trong văn học còn được nhấn mạnh ở tính nhân loại phổ quát Văn học Việt Nam không còn bị khép kín trong tính chất khu vực hay tính chất “phe” của những nền văn học xã hội chủ nghĩa trước đây mà đã từng bước mở rộng giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn học trên thế giới
2.2.2 Tiền đề văn hóa - thẩm mỹ
Thời kì hòa bình và Đổi mới đã cho phép xuất hiện và phổ biến trong
lòng xã hội Việt Nam những giá trị nhân văn mang tính toàn cầu: quan
niệm chân xác hơn về tự do và bình đẳng; quan niệm về hạnh phúc; sự phổ biến rộng rãi của lòng yêu thương và khoan dung; sự trung thực; cách xem xét, lí giải các vấn đề của đời sống cá nhân hay lịch sử đều được cắt nghĩa,
lí giải, nhìn nhận trong mối quan hệ với văn hóa hay các vấn đề của văn hóa Đó vừa là đòn bẩy, vừa là môi trường thuận lợi góp phần vào sự khởi sắc của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng viết về số phận con người
Ảnh hưởng của tiểu thuyết hiện đại thế giới và tiểu thuyết thuộc bộ phận văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 cũng góp phần quan trọng tạo
ra những điểm mới trong sự thể hiện số phận con người của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Có thể nhìn nhận những ảnh hưởng ấy ở cả cấp độ quan niệm và thi pháp
Mặt khác sự ý thức của các nhà văn về giới hạn của tiểu thuyết trước
1975 trên phương diện thể hiện số phận con người chính là một trong
những lí do quan trọng thúc đẩy tiểu thuyết sau 1975 nỗ lực tìm tòi cách thể hiện mới về số phận con người Qua những phát biểu, trả lời phỏng vấn
và cả những sáng tác của một số nhà văn tiêu biêu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải , có thể thấy sau 1975, người nghệ sĩ đã không ngừng trở trăn, luôn có khát vọng tự làm mới mình, tự nâng tầm vóc của mình lên ngang tầm hiện thực, ngang tầm thời đại để trả một lúc nhiều món nợ Thứ nhất là món nợ với nền văn học dân tộc, rộng ra là với cả dân tộc khi bản thân họ đã hoàn thành nhiệm vụ ở một giai đoạn lịch sử vẻ vang, nhưng nhìn trên hành trình, vai trò, chức năng của văn học, họ vẫn còn nhiều việc phải làm Thứ hai là món nợ với chính mình, khi họ vẫn đang viết theo quán tính, thói quen, chưa có nhiều cách tân mới mẻ trong nội dung và nghệ thuật thể hiện Món nợ thứ ba là món nợ với độc giả, khi người đọc
Trang 10dường như đang quay lưng với chính họ (theo cách nói của nhà văn
Nguyễn Khải)
2.3 Tổng quan về sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
2.3.1 Chặng đường mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Văn học 1945 - 1975 đã thể hiện một sự nhất quán trong ý thức nghệ thuật: miêu tả dòng chảy của lịch sử, trong đó số phận con người gắn với số phận dân tộc và cộng đồng Sau 1975, một trạng thái tinh thần mới xuất hiện đã tác động sâu sắc đến sự chuyển biến về tư duy, ý thức nghệ thuật,
sự đổi mới của các phương tiện thể hiện khi khám phá và xây dựng hình tượng con người Mọi thể loại đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vượt trội hơn cả về số lượng và chất lượng trong việc phản ánh đời sống chính là tiểu thuyết Trong giai đoạn tiền Đổi mới, yếu tố tác động trực tiếp nhất
chính là sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn Từ 1975 đến 1985 đã có
dấu ấn trở lại của ý thức cá nhân trong những xúc cảm băn khoăn, tự vấn, sám hối của nhiều nhân vật Con người bình tâm hơn trong việc nhìn nhận lại quá khứ và đưa ra những đánh giá, phán xét nghiêm khắc đối với lịch
sử, rút ra nhiều bài học đau đớn từ những sai lầm ấu trĩ của một thời Sự thể hiện số phận con người giai đoạn này gắn với sự đấu tranh để thoát khỏi cái kén cộng đồng, để nhận thức đúng đắn về giá trị người đã bị bỏ qua, bị bóp méo, để sống độc lập như nó muốn có Sự phán xét nghiêm túc này phản ánh một sự thức tỉnh đáng quý của nhà văn trong hành trình sáng tạo nghệ
thuật Tiểu thuyết từ 1986 đến những năm đầu của thập kỷ 90 thể hiện
những khám phá tự giác hướng vào chiều sâu bản thể con người, vào số phận con người Con người hiện lên với nhiều tầng bậc, bất ngờ mà quyến
rũ Một số cây bút đã thay đổi hẳn tư duy và cái nhìn về giới Trong cái nhìn mới, cởi mở hơn của tinh thần dân chủ, các nhà văn đã chú trọng khai thác, thể hiện số phận con người trên nhiều phương diện, nhiều tầng bậc Đời sống tư tưởng của con người cũng được mở rộng tới nhiều lĩnh vực, đặc biệt hơn là những chiêm nghiệm về nhân sinh, thế sự, lịch sử, về bản
thể con người, về tôn giáo Từ giữa những năm 90 đến đầu thế kỷ XXI,
nhiều tác phẩm có những tìm tòi, thể nghiệm đáng mừng trong khám phá, thể hiện số phận con người Dấu ấn của con người hiện sinh khá rõ trong sáng tác giai đoạn cuối thế kỷ XX với sắc thái mới: con người bắt đầu hoài nghi về tồn tại, mang khát vọng đi tìm bản thể để rồi rơi vào trạng thái hoang mang rối bời, hoàn toàn thiếu sự chỉ dẫn của lý tính Rõ ràng, con người đang được thông hiểu nhưng đồng thời vẫn là những bí ẩn cần được tiếp tục khám phá
Trang 11Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, các nhà văn, trong đó có rất nhiều cây bút trẻ đã đưa tiểu thuyết đến một tầm mức mới trong cách khám phá, thể hiện số phận con người Nhiều tác phẩm chỉ ra sự phân rã của con người cá nhân trong các mối quan hệ Con người cá nhân có dấu hiệu bị phân mảnh,
bị “làm dẹt”, “tẩy trắng” Con người được nhận thức ở sự phức tạp của nhân cách, và nhất là ở nguy cơ nhòe mờ cá tính, ở sự cô độc, mất phương hướng, mất khả năng giao tiếp, giao cảm Tiểu thuyết của thế kỷ mới quan tâm nhiều hơn đến lối viết Đã có nhiều thể nghiệm về cách viết mới, theo
đó cũng tạo ra những dạng thức mới của sự thể hiện nhân vật, nhiều lúc gắn liền với ảnh hưởng của các xu hướng hiện đại, hậu hiện đại trong văn học thế giới
2.3.2 Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người
Văn học sau 1975, nhà văn không thể không tự điều chỉnh trên cái phông thời đại đã hoàn toàn thay đổi Ý thức về số phận con người, sự khích lệ của tinh thần dân chủ đã khơi thông những khát khao được nghiên cứu, thể hiện con người trong văn học Trên văn đàn, xuất hiện ngày càng nhiều những tác phẩm mang cảm hứng nghiên cứu về con người, lấy con người làm tâm điểm quy chiếu lịch sử Con người từ điểm nhìn sử thi đã được đặt vào điểm nhìn thế sự, đời tư Con người, phức tạp trong nhân cách, bí ẩn trong nội tâm, tâm linh tạo ra nhiều đối thoại với con người trong tiểu thuyết giai đoạn trước đó Quan niệm con người vừa là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, vừa là con người tự nhiên, bản năng khiến cho nhân vật không đơn giản, không dễ “định tính”, “định lượng” và không thể xét đoán “theo thông lệ” Văn học trong tiến trình phát triển của nó, từ mối
quan tâm trọng yếu là cuộc - sống - của - con - người đã chuyển đổi thành mối quan tâm con - người - của - chính - con - người Đó là một bước tiến
mới về chất của toàn bộ tiến trình đã có của văn học
2.3.3 Những định hướng lớn trên vấn đề thể hiện số phận con người
Tiểu thuyết giai đoạn này hướng vào việc khám phá chiều sâu của số phận con người, tạo ra những chân dung đa dạng về tính cách, các tác phẩm
là những trang viết diễn tả sâu sắc thế giới nội tâm và đời sống tinh thần con người Ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội, tiểu thuyết còn có khả năng đi sâu khám phá số phận bi kịch, xác lập cách nhìn mới, các thang giá trị mới trong nhìn nhận con người; đề cập tới khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư, không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng tư của mỗi cá nhân; đi sâu vào thế
Trang 12giới nội tâm, tâm linh con người
Tiểu kết chương 2
Từ mốc lịch sử 1975, và đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng công cuộc Đổi mới, văn học Việt Nam, trong đó có tiểu thuyết đã thực sự chuyển mình Sự trở lại với cuộc sống đời thường muôn mặt, việc
mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội, sự "cởi trói" trong lĩnh vực sáng tác văn học đã mở ra cho các nhà tiểu thuyết cơ hội "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật" về thân phận con người Các tiểu thuyết gia đã viết với niềm day dứt vì những "món nợ" chưa trả được cho văn chương, với sự trăn trở nghiêm túc về thiên chức của loại hình nghệ thuật này trong khát vọng khám phá, chia sẻ với con người; kết hợp giữa nội lực của chính mình và kinh nghiệm tiếp thu từ các khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại của thế giới Tiểu thuyết đã có bước trưởng thành vượt bậc so với giai đoạn trước đó Nó không còn chỉ là những bản tráng ca về lịch sử, về dân tộc và thời đại, mà
là những bản tường trình sâu sắc về số phận con người trong lịch sử Tiểu thuyết cũng đã tìm đến những phương thức thể hiện mới, huy động được mọi khả năng có thể, để khám phá chiều sâu của số phận con người, sử dụng kĩ thuật viết hiện đại như thủ pháp dòng ý thức, sử dụng huyền thoại hóa, phi logic hóa; linh hoạt trong tổ chức kết cấu, điểm nhìn và ngôi trần thuật Những thành tựu ấy không chỉ nâng tầm của chính thể loại tiểu thuyết, mà còn vẫy gọi, thôi thúc người đọc trang bị cho mình những cách tiếp cận mới, tự nâng cao tầm đón nhận của bản thân Từ đó, người viết và người đọc cùng tham dự vào hành trình đưa nền tiểu thuyết nước nhà tiến
xa hơn trên con đường đổi mới
Chương 3 NHỮNG BÌNH DIỆN CHỦ YẾU CỦA SỐ PHẬN
CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
3.1 Số phận con người giữa những lựa chọn khó khăn của đời sống chiến tranh
3.1.1 Quan hệ éo le giữa số phận dân tộc và số phận con người
Tiểu thuyết sau 1975 đã chuyển hướng, nhìn con người từ cái nhìn bên trong, từ đó có những phát hiện, những kiến giải mới mẻ về con người Ở
đó, các nhà văn cho thấy, bằng sự miêu tả của mình, rằng câu chuyện số phận cá nhân và số phận dân tộc, nhu cầu cá nhân và ý thức trách nhiệm,