Đặc biệt có trường hợp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bản thân trẻ không mang trong mình mầm bệnh thế kỷ nhưng cha, mẹ, và người thân của trẻ đều bị nhiễm HIV dẫn tới việc trẻ bị cách
Trang 1Bà Trần Thị Hòa- cán bộ ban Lao động- TBXH, kiểm huấn viên của tôi trong đợt thực tế đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo trong các hoạt động chuyên ngành với việc tiếp cận và hỗ trợ thân chủ.
Các bạn bè sinh viên đã cùng nhau chia sẻ kiến thức, giúp đỡ tôi trong lần thực
tế này
Bài thực tế còn nhiều thiếu sót do sự hạn chế về thời gian, kỹ năng và chuyên môn Vì vậy, rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè để bài báo cáo được hoàn thiện nhất
Xin trân thành cảm ơn!
Thái Ngyên, ngày tháng….năm… 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Duy Tuyến
Trang 2DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn vấn đề can thiệp 8
2 Lịch sử vấn đề can thiệp 9
3 Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp 10
3.1 Mục tiêu can thiệp 10
3.2 Nhiệm vụ can thiệp 10
4 Đối tượng và phạm vi can thiệp 11
4.1 Đối tượng can thiệp 11
4.2 Phạm vi can thiệp 11
5 Phương pháp can thiệp 11
5.1 Phương pháp Công tác xã hội cá nhân 11
5.2 Phương pháp thu thập thông tin 12
6 Bố cục báo cáo 14
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÁO CÁO 15
1.1 Cơ sở lý luận của báo cáo 15
1.1.1 Một số khái niệm 15
1.1.2 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp 16
1.1.3 Cơ sở pháp lý của báo cáo 18
1.2 Cơ sở thực tiễn của báo cáo 19
1.2.1 Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử hình thành của xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 19 1.2.2 Những thuận lợi, khó khăn của cơ sở với thân chủ và công việc thực tế 19
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TẠI ĐỊA BÀN XÃ ĐẮC SƠN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, 20
TỈNH THÁI NGUYÊN 20
2.1 Kế hoạch can thiệp dự kiến 20
Trang 42.2 Đặc điểm của đối tượng 24
2.2.1 Đặc điểm của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói chung 24
2.2.2 Mô tả trường hợp cụ thể của trẻ 24
2.3 Ứng dụng tiến tình công tác xã hội cá nhân trong hoạt động can thiệp trợ giúp thân chủ 25 2.3.1 Tiếp cận thân chủ 26
2.3.2 Nhận diện vấn đề 27
2.3.3 Thu thập và xử lý thông tin 28
2.3.4 Đánh giá và xác định vấn đề 30
2.3.5 Lập kế hoạch can thiệp 36
2.4 Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào quá trình thực hành 38
2.4.1 Đánh giá các kỹ năng ứng dụng 38
2.4.2 Đánh giá tính ứng dụng của lý thuyết sử dụng trong can thiệp 38
PHẦN KẾT LUẬN 39
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn vấn đề can thiệp 8
2 Lịch sử vấn đề can thiệp 9
3 Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp 10
3.1 Mục tiêu can thiệp 10
3.2 Nhiệm vụ can thiệp 10
4 Đối tượng và phạm vi can thiệp 11
4.1 Đối tượng can thiệp 11
4.2 Phạm vi can thiệp 11
5 Phương pháp can thiệp 11
5.1 Phương pháp Công tác xã hội cá nhân 11
5.2 Phương pháp thu thập thông tin 12
6 Bố cục báo cáo 14
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÁO CÁO 15
1.1 Cơ sở lý luận của báo cáo 15
1.1.1 Một số khái niệm 15
1.1.2 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp 16
1.1.3 Cơ sở pháp lý của báo cáo 18
1.2 Cơ sở thực tiễn của báo cáo 19
1.2.1 Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử hình thành của xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 19 1.2.2 Những thuận lợi, khó khăn của cơ sở với thân chủ và công việc thực tế 19
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TẠI ĐỊA BÀN XÃ ĐẮC SƠN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, 20
TỈNH THÁI NGUYÊN 20
2.1 Kế hoạch can thiệp dự kiến 20
Trang 6Bảng 1 Kế hoạch can thiệp dự kiến hỗ trợ thân chủ 24
2.2 Đặc điểm của đối tượng 24
2.2.1 Đặc điểm của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói chung 24
2.2.2 Mô tả trường hợp cụ thể của trẻ 24
2.3 Ứng dụng tiến tình công tác xã hội cá nhân trong hoạt động can thiệp trợ giúp thân chủ 25 2.3.1 Tiếp cận thân chủ 26
2.3.2 Nhận diện vấn đề 27
2.3.3 Thu thập và xử lý thông tin 28
2.3.4 Đánh giá và xác định vấn đề 30
Hình 2 Sơ đồ hệ thống sinh thái của thân chủ 32
Bảng 2 Phân tích điểm mạnh điểm yếu 35
2.3.5 Lập kế hoạch can thiệp 36
Bảng 3 Bảng chuyển đổi vấn đề thành nhu cầu, mục tiêu trợ giúp và các hoạt động cụ thể đối với thân chủ 38
2.4 Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào quá trình thực hành 38
2.4.1 Đánh giá các kỹ năng ứng dụng 38
2.4.2 Đánh giá tính ứng dụng của lý thuyết sử dụng trong can thiệp 38
PHẦN KẾT LUẬN 39
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Kế hoạch can thiệp dự kiến hỗ trợ thân chủ 24 Bảng 2 Phân tích điểm mạnh điểm yếu 35 Bảng 3 Bảng chuyển đổi vấn đề thành nhu cầu, mục tiêu trợ giúp và các hoạt động cụ thể đối với thân chủ 38
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn vấn đề can thiệp
Trẻ em luôn là niềm hy vọng, tự hào của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước và là mối quan tâm hàng đầu của xã hội Để trẻ em có thể phát triển một cách đầy đủ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần thì trẻ em cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và sự giúp đỡ thường xuyên của toàn xã hội
HIV/AIDS là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều cá vấn đề của trẻ em như sức khỏe, tâm lý, sự kì thị phân biệt đối xử, sự hòa nhập của trẻ với gia đình cũng như xã hội, sự hạn chế trong học tập vui chơi giải trí và tiếp cận với các dịch vụ xã hội khác Không chỉ những cá nhân trẻ bị nhiễm HIV mà ngay cả những trẻ không bị nhiễm HIV nhưng có cha mẹ, người thân bị nhiễm HIV cũng phải chịu những rào cản này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ
Xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chương trình chăm sóc hỗ trợ trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, phần nào đã đáp ứng được một số nhu cầu của trẻ như nhu cầu về vật chất, nhu cầu tinh thần song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt là trong công tác hỗ trợ tham vấn tâm lý cho trẻ còn thiếu tính chuyên nghiệp, trẻ còn tự ti, mặc cảm, thiếu các kiến thức về HIV/AIDS, về phòng ngừa lây nhiễm HIV, và thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc về tình cảm của gia đình và xã hội Đặc biệt có trường hợp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bản thân trẻ không mang trong mình mầm bệnh thế kỷ nhưng cha, mẹ, và người thân của trẻ đều bị nhiễm HIV dẫn tới việc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ khiến trẻ thiếu đi những nguồn lực, sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ cũng như thiếu đi tình thương và mối quan hệ tình cảm với gia đình kiến trẻ tự ti, mặc cảm và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của trẻ Đây là trường hợp ít nhận được sự quan tâm và chưa có hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nào
để giúp trẻ có thể hòa nhập và có các kiến thức phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm HIV khi trẻ có mong muốn và trở về sống chung với gia đình
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi quyết định chọn vấn đề “Công tác xã hội cá nhân trong hoạt động can thiệp trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa bàn xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm báo cáo thực tế chuyên môn lần 1 của mình Với mong muốn tìm hiểu những khó khăn mà đối tượng đang gặp phải, những mong muốn và nhu cầu của đối tượng Từ đó đánh giá, lựa chọn ra vấn đề ưu
Trang 9tiên, xây dựng các kế hoạch, giải pháp nhằm hỗ trợ đối tượng cùng với thân chủ giải quyết vấn đề.
2 Lịch sử vấn đề can thiệp
Có thể thấy, trong hơn hai thập kỷ qua, đại dịch HIV/AIDS đã tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em Các bộ, ngành trung ương và các địa phương, các tổ chức quốc tế… đã không ngừng nỗ lực hoạt động nhằm hạn chế tốc độ lây lan HIV/AIDS và giảm thiểu tác động của HIV/AIDS đối với trẻ em: giúp nhóm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng thuận lợi hơn, chất lượng hơn, từng bước giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt đối xử với nhóm trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS
Một trong những bước tiến của Việt Nam được thế giới ghi nhận, đó là việc Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 “Kế hoạch Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020” Theo đó, mục tiêu chính đề ra là “100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học theo nhu cầu”, phấn đấu đến năm 2020 đạt mục tiêu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định Nhờ những nỗ lực trên, mà chất lượng cuộc sống của nhóm trẻ bị nhiễm và chịu ảnh hưởng của HIV ngày càng được cải thiện đáng kể
Để việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ em toàn diện, từ năm 2010, Bộ LĐTB&XH đã triển khai Mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại 8 tỉnh, TP (Yên Bái, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu) Mô hình này sẽ làm cơ sở nhân rộng, giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ nhiều hơn.Sự khả thi đã được khẳng định tại cuộc bàn tròn chia sẻ báo cáo đánh giá độc lập về kết quả
Thành công trong đề tài “công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV” của….đề tài đã nêu lên thực trạng, nguyên nhân và các rào cản đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV Đề tài đã đánh giá được nhu cầu của trẻ, những sự kì thị và cách nhìn của gia đình và xã hội đồng thời nêu ra những giải pháp và vai trò của nhân viên xã hội với đối tượng này
Trang 10Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Quảng Ninh của Ths Nguyễn Lê Trang đã nêu lên thực trạng, thuận lợi, khó khăn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao các hoạt động trong hỗ trợ và chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS tại tỉnh Quảng Ninh.
Tất cả các công trình nghiên cứu, các kế hoạch, chính sách trên đã cung cấp cho báo cáo những thông tin về vấn đề, những thực trạng và nhu cầu của đối tượng trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV Đối với thân chủ trong báo cáo thực tế này, đối tượng đang được hưởng các trợ cấp, chính sách của nhà nước, một phần nào đó được hỗ trợ về điều kiện vật chất cũng như tinh thần Tuy nhiên chưa có một hoạt động chuyên nghiệp nào của công tác xã hội trợ giúp đối tượng về tâm lý cũng như những vấn đề khác để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của đối tượng của đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV tại xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Như vậy, trong báo cáo này sẽ nêu lên các kết quả trong hoạt động sử dụng Công tác xã hội cá nhân để lập kế hoạch can thiệp trợ giúp đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đồng thời cung cấp các kiến thức nhằm nâng cao nhận thức về HIV, phòng chống lây nhiễm HIV cho trẻ và gia đình
3 Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp
3.1 Mục tiêu can thiệp
Thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hiện nay trên địa bàn về số lượng, đời sống, học tập, nhận thức
Tìm hiểu được các thông tin về đối tượng về đời sống vật chất cũng như tinh thần và các thông tin khác về môi trường xã hội ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển
và vấn đề của đối tượng
Tìm hiểu được những khó khăn mà thân chủ đang gặp phải đặc biệt là vấn đề nhận thức, tâm lý, tình cảm… cũng như thấy được nhu cầu, mong muốn của thân chủ
Từ đó có thể áp dụng các phương pháp, tiến trình trong Công tác xã hội cá nhân đưa ra kế hoạch trợ giúp trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có thể giải quyết được vấn đề của mình
3.2 Nhiệm vụ can thiệp
Tiến hành phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề, làm rõ một số khái niệm:HIV/AIDS, trẻ em, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS làm tiền đề đánh giá đúng vấn đề và thực trạng cuộc sống của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Trang 11Tiến hành mô tả thực trạng đời sống, mô tả được đặc điểm của đối tượng thân chủ là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần
từ đó đánh giá được vấn đề cần ưu tiên giải quyết dựa trên những nhu cầu mong muốn của trẻ
Thu thập các thông tin về thân chủ cũng như môi trường nơi thân chủ đang sinh sống, tìm hiểu những yếu tố tác động đến vấn đề nhận thức của trẻ dẫn đến trẻ có những hành vi tiêu cực của trẻ
Đánh giá nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối tượng cũng như các yếu tố môi trường tác động đến thân chủ và vấn đề mà trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đang gặp phải
Sử dụng tiến trình Công tác xã hội cá nhân để cùng thân chủ giải quyết vấn đề, giúp nâng cao năng lực nhận thức, khả năng tự giải quyết được vấn đề của mình
4 Đối tượng và phạm vi can thiệp
4.1 Đối tượng can thiệp
Công tác xã hội cá nhân trong hoạt động can thiệp hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa bàn xã Đắc Sơn, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
4.2 Phạm vi can thiệp
Phạm vi thời gian: từ 22/06 đến 31/07/2015
Phạm vi không gian: địa bàn xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênPhạm vi vấn đề can thiệp: trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được sống chung với gia đình, nâng cao nhận thức cho thân chủ và gia đình về HIV/AIDS và phòng chống lây nhiễm HIV
5 Phương pháp can thiệp
5.1 Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
Sử dụng phương pháp CTXH với cá nhân (tiến trình Công tác xã hội với Cá nhân) trong suốt quá trình hỗ trợ thân chủ từ khâu đầu tiên đến khi kết thúc đợt thực tập Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết, kỹ năng như quan sát, lắng nghe, thấu cảm, vấn đàm để tiếp cận, khai thác những hành vi cảm xúc, xác định vấn đề mà trẻ đang gặp phải có thể là sự thiếu thiếu về vật chất, tinh thần, bị kì thị, xa lánh, thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc và tình thương của cha mẹ và người tân trong gia đình Sau đó tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố tác động, điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, tiến hành lên kế hoạch trợ giúp thân chủ xuất phát từ chính nhu cầu, nguyện vọng của thân chủ Giúp
Trang 12trẻ thấy được những điểm yếu, điểm mạnh của mình, cùng thân chủ đưa ra cách giải quyết vấn đề dựa trên chính tiềm năng của đối tượng.
5.2 Phương pháp thu thập thông tin
Ngoài ra còn quan sát cả điều kiện sinh hoạt gia đình, thái độ của mọi người xung quanh đối với trẻ tại nơi mà thân chủ đang sinh sống
Địa điểm quan sát: tại nhà, tại nhà trường khi trẻ đang tham gia học tập, vui chơi.Mục đích của quá trình quan sát là thu thập được các thông tin đầy đủ về thân chủ, thông tin về môi trường, gia đình, các mối quan hệ của thân chủ từ đó có cái nhìn toàn diện về vấn đề mà trẻ gặp phải từ đó xác định nhu cầu, vấn đề mà trẻ cần được ưu tiên giải quyết phục vụ cho quá trình trợ giúp thân chủ cùng tham gia giải quyết vấn đề
xã thì tiến hành phỏng vấn tại trụ sở UBND
Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng sẵn có cũng như nhu cầu,
Trang 13mong muốn của thân chủ để có những phương pháp can thiệp hiệu quả giúp nâng cao năng lực cho thân chủ.
Nội dung của cuộc phỏng vấn cụ thể như sau:
Phỏng vấn thân chủ là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: nhu cầu, mong muốn, khó khăn cũng như vấn đề mà trong đang gặp phải trong cuộc sống thường ngày từ đó nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu từ trẻ
Phỏng vấn cán bộ văn hóa xã hội: công tác chăm sóc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng hiện nay trên địa bàn đã đảm bảo chưa, trẻ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã và đang được hưởng chế độ chính sách nào, hệ thống chính sách đó đã phần nào đáp ứng được hết những nhu cầu cơ bản cho thân chủ hay chưa địa phương đã có những hoạt động hay giải pháp nào để hỗ trợ trẻ có thể tự mình nâng cao năng lực
Phỏng vấn người nuôi dưỡng trẻ:tìm hiểu những biểu hiện về tâm lý, các hoạt động cũng như thái độ của thân chủ hàng ngày, tìm hiểu về những khó khăn mà bản thân người nuôi dưỡng, thân chủ hiện nay đang gặp phải, họ đã được hỗ trợ gì từ chính quyền địa phương, cộng đồng cũng như các chính sách của nhà nước: thái độ của cha
mẹ, người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Để báo cáo thực tập được hoàn thiện đầy đủ về nội dung và thông tin phong phú, tôi đã khai thác và thu thập, xử lý thống kê từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
Tìm hiểu cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Đắc Sơn nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho cơ sở thực tiễn của báo cáo
Hệ thống các báo cáo theo dõi tình hình trẻ em trên địa bàn toàn xã
Hệ thống các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước dành cho đối tượng trẻ
em nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đặc điểm tâm lý của đối tượng đặc biệt là tài liệu tâm lý học xã hội và phát triển, hành vi con người và môi trường xã hội
Tìm hiểu một số tài liệu tập huấn về cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em Phân tích một số báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến trẻ em trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Trang 14Từ việc phân tích các tài liệu trên để có sự đánh giá và tìm kiếm, thu thập thông tin, kết nối các nguồn lực, các chính sách của nhà nước cũng như ở địa phương để hỗ trợ cho thân chủ
6 Bố cục báo cáo.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của báo cáo
Chương 2: Ứng dụng tiến trình Công tác xã hội cá nhân vào hoạt động can thiệp hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bở HIV/AIDS tại địa bàn xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Trang 15PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÁO CÁO1.1 Cơ sở lý luận của báo cáo
1.1.1 Một số khái niệm
a Khái niệm trẻ em
Có rất nhiều khái niệm trẻ em:
Theo Công ước quốc tế về Quyền của trẻ em, tại điều 1, quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi
Theo luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em quy đình trẻ em là người dưới 16 tuổi
Trong báo cáo thực tế của mình tác giả chỉ sử dụng khái niệm trẻ em theo Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy
định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” trong suốt quá trình
nghiên cứu
b Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện một số quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng (Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004)
c Khái niệm HIV/AIDS
Theo cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam – Bộ y tế về chăm sóc sức HIV/AIDS tại cộng đồng thì HIV, AIDS được định nghĩa như sau:
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human immunodeficiency Virus” dịch ra tiếng Việt: Vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired immune deficiency syndrome” dịch ra tiếng Việt: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây
ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể
dẫn đến tử vong [21,tr 145]
d Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Hiện nay, khái niệm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường được hiểu là:– Những trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp: là trẻ có HIV/AIDS trong cơ thể, được xét nghiệm có HIV dương tính (H+)
Trang 16– Những trẻ bị ảnh hưởng gián tiếp: là những trẻ có cha hoặc mẹ, hoặc cả cha
và mẹ đều nhiễm HIV/AIDS nhưng bản thân lại không bị mắc, trẻ sử dụng ma túy, bị xâm hại tình dục, là con của người mua, bán dâm, sử dụng ma túy: là nạn nhân của tội mua bán người: trẻ em lang thang: mồ côi do các nguyên nhân khác: trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
Trong báo cáo thực tế, tác giả sử dụng khái niệm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cận trực tiếp: thân chủ bản thân không mắc nhưng có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ nhiểm HIV/AIDS
e Gia đình
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến
xã hội
f Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp của công tá xã hội thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân nhằm tăng cường năng lực
tự giải quyết vấn đề của mình Trong tiến trình này, nhân viên xã hội cần biết vận dụng các nền tảng kiến thức khoa học tâm lý học, xã hội học và các khoa học xã hội liên quan khác đồng thời sử dụng kỹ năng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, sát cánh cùng đối tượng, hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng giải quyết những
vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai.(tr.27)
1.1.2 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp
a Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow
Tiếp cận theo thuyết nhu cầu nhằm tập trung vào việc tìm kiếm, thức tỉnh cũng như hỗ trợ để thân chủ tự chủ đạt được những nhu cầu mà họ cần được giải quyết để
có cuộc sống tốt đẹp hơn
Mỗi đối tượng đều có những nhu cầu khác nhau để tồn tại và phát triển Sử dụng thuyết nhu cầu ta sẽ xác định, đánh giá được nhu cầu ưu tiên của thân chủ trong tiến trình làm việc trợ giúp đối tượng
Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A Maslow chia nhu cầu của con người theo 5 bậc thang nhu cầu:
Trang 17Hình 1: Tháp nhu cầu của A Maslow
Thân chủ là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có những nhu cầu:
- Nhu cầu tự nhiên: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, mặc, ở, đi lại
- Nhu cầu an toàn: được chăm sóc, được bảo vệ, được thăm khám sức khỏe, được cung cấp kiến thức để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
- Nhu cầu xã hội: được học tập, vui chơi giải trí, được yêu thương, hòa nhập, giao lưu tình cảm với cha mẹ, người thân, bạn bè và xã hội
- Nhu cầu tôn trọng: được chấp nhận, có vị trí trong xã hội, được hòa nhập
- Nhu cầu phát triển, được khẳng định mình: được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện kỹ năng và tiềm lực của mình
Đối với thân chủ trong báo cáo, tuy trẻ được người nuôi dưỡng, nhà trường, chính quyền địa phương tạo điều kiện cung cấp, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản nhưng trẻ vẫn thiếu thốn tình cảm yêu thương, sự chăm sóc gần gũi của cha mẹ do bị cách ly khỏi cha mẹ và em gái, trẻ vẫn bị phân biệt đối xử mặc dù bản thân trẻ không
bị nhiễm HIV/AIDS Điều này đã làm hạn chế sự phát triển về tiềm năng và sự hòa nhập của trẻ
b Lý thuyết hệ thống sinh thái
Vận dụng lý thuyết hệ thống sinh thái nhằm thấy được sự tương tác, hỗ trợ, phức tạp và rộng lớn giữa thân chủ với môi trường sống xung quanh Tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh vấn đề cũng như phương thức giải quyết vấn đề từ phía môi trường
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vấn đề của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm 3 cấp độ:
Trang 18- Cấp độ vi mô:là các yếu tố thuộc về bản thân trẻ như: tâm lý, niềm tin, sự mặc cảm, nhận thức, tình trạng sức khỏe bản thân
- Cấp độ trung mô: là những tương tác giữa các hệ thống vi mô ( lớp học, gia đình, nhà trường, bạn bè, ).có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thân chủ ( mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường, mối liên hệ giữa cha mẹ với công việc, mối quan
hệ giữa trẻ với bạn bè )
- Cấp độ vĩ mô: là những hệ thống như chính quyền địa phương, cộng đồng , các yếu tố văn hóa, quan niệm xã hội, các thiết chế, chính sách xã hội tại nơi trẻ đang sinh sống tác động tới trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
c Lý thuyết nhận thức hành vi
Lý thuyết nhận thức- hành vi nêu ra yếu tố nhận thức trong quá trình tạo ra hành vi của con người tác nhân kích thích không trực tiếp tạo ra hành vi, mà thông qua nhận thức của con người
Thuyết này cho rằng, nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay không tích cực bắt nguồn từ những nhận thức và suy nghĩ sai lệch.Ví dụ như hành vi bỏ học, đánh bạn, hay cáu gắt, giận giữ, buồn phiền của trẻ hay những hành vi xa lánh, kì thị của bạn bè và cộng đồng hay sự cấn đoán, chia cách trẻ với cha mẹ bị nhiễm HIV/AIDS do chưa hiểu biết cũng như không biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV nên cha mẹ và người thân của trẻ mới tách trẻ khỏi bản thân vì không muốn con bị nhiễm HIV Vận dụng lý thuyết nhận thức hành vi vừa có tính hỗ trợ, vừa có tính củng cố thân chủ thay đổi hành vi cũ và thiết lập hành vi mới, thái độ mới tích cực hơn
1.1.3 Cơ sở pháp lý của báo cáo
Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, điều này được thực hiện hóa bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các Chương trình quốc gia bảo
vệ trẻ em thường xuyên được phát động, các Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi cũng như trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng được thực thi có hiệu quả
Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014- 2020 với các nội dung như : Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận được tiếp cận với các dịch bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Nâng
Trang 19cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội các cấp, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về bảo
vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, không phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Căn cứ vào các điều trong Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 2004 đối với trẻ em, căn cứ và các điều tại chương VI của Luật chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng
Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ.Căn cứ vào các quy định, các quy điều hướng dẫn trong hoạt động của ngành công tác xã hội
Trên đây là một số văn bản pháp lý tôi sử dụng làm cơ sở cho báo cáo thực tế chuyên môn của mình
1.2 Cơ sở thực tiễn của báo cáo
1.2.1 Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử hình thành của xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Xã Đắc Sơn là một xã trung du miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Thị xã Phổ Yên Phía Bắc giám phường Phố Cò – thị xã Sông Công, phía đông giáp với xã Đồng Tiến, phía Tây giáp với xã Minh Đức, phía Nam giáp với xã Vạn Phái, cách trung tâm Thị xã Phổ Yên 2km Theo số liệu thống kê năm 2010, Đắc Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.453 ha với 2.3443 hộ và trên nghìn nhân khẩu,23 khu dân cư, đời sống của người dân đang từng bước được ổn định Thu nhập bình quan đầu người ước tính đạt 30.000.000 đ/người/tháng, tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn toàn xã bằng 20 phần trăm Công tác quản lý của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn có những thuận lợi và khó khăn nhất định
1.2.2 Những thuận lợi, khó khăn của cơ sở với thân chủ và công việc thực tế
a Thuận lợi
Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể tại địa phương “Phòng Lao động – thương binh xã hội, hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, trạm y tế xã ”rất quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bằng rất nhiều hoạt động như tổ chức tặng quà cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thành tích cao trong học tập, giúp các em tiếp cận với hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ví dụ như được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, được miễn giảm học phí, được hưởng trợ cấp
Trang 20hàng tháng theo quy định tổ chức cho các em được tham gia vào các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao vào các ngày tết trung thu 1/6, triển khai và thực hiện các tiêu chí trong việc xây dựng các xã phường phù hợp với trẻ em.
Nhà trường nơi thân chủ đang học tập đã và đang tạo điều kiện cho trẻ được có
cơ hội được học tập và sinh hoạt như bao trẻ em khác
UBND xã Đắc Sơn, cán bộ, thủ trưởng và công nhân viên làm việc trong xã đã tạo điều kiện cho tác giả được tham khảo các tài liệu, cung cấp thông tin về thân chủ cũng như các chính sách dành cho đối tượng để tác giả có tư liệu thục hiện báo cáo của mình
Nhà trường, gia đình, người nuôi dưỡng trẻ đã tạo điều kiện cho tác giả được quan sát, phỏng vấn, được trò chuyện, trao đổi để thu thập các thông tin về thân chủ phục vụ cho báo cáo và hoạt động can thiệp trợ giúp thân chủ
Trình độ nhận thức, sự hiểu biết của gia đình, người nuôi dưỡng thân chủ, người dân về HIV/AIDS và các cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS còn thấp Người thân, gia đình của thân chủ còn e ngại nên lúc đầu còn không muốn tiếp xúc, chia sẻ các thông tin cho tác giả
Người dân vẫn còn sự kì thị phân biệt đối xử với thân chủ, nên thân chủ ít được tham gia vào các hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi giải trí
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TẠI ĐỊA BÀN XÃ ĐẮC SƠN, THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Kế hoạch can thiệp dự kiến
Trang 21gian điểm
Phỏng vấn cán bộ tại
(từ 22/6/
2015 đến 28/6/
2015
Tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan “ báo cáo, cuốn lịch sử Đảng bộ ”
Tại địa bàn
Mô tả khái quát được thực trạng cuộc sống của đối tượng
Tại phòng của cán
bộ LĐTB
XH xã Đắc Sơn
Tìm được các thông tin về các quy định hỗ trợ cho đối tượng
Chọn đối
tượng can
Từ danh sách nhóm đối tượng và qua quá trình
Tại UBND
Thống nhất với kiểm huấn viên
về đối tượng can thiệp cụ thể
Trang 22thiệp cụ thể tìm hiểu thực tế địa bàn
chọn ra một cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt để can thiệp
xã Đắc Sơn
Tuần 2
từ 29/06/
2015 đến 05/07/
2015
Tại địa bàn nghiên cứu
Tìm hiểu được các thông tin đáng tin cậy về đối tượng lựa chọn can thiệp
Xuống địa bàn gặp gỡ thân chủ và gia đình trẻ
Tạo mối quan hệ tốt đẹp với TC
mà đối tượng đang gặp phải
Tại phòng họp của UBND
xã Đắc Sơn
Xác định được vấn đề mà TC đang gặp phải một cách chính xác và khách quan
Khai thác các thông tin
từ hàng xóm, bạn bè, trường học, thông tin lưu trữ trên phòng LĐ-TBXH
8 ngày Tại địa
bàn
Thu thập được thông tin cần thiết, nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của thân chủ và những đối tượng liên quan
Tìm ra được Tìm hiểu hệ thống 2 ngày Tại Nhận được sự trợ giúp của các
Trang 23nguồn lực
hỗ trợ cho
thân chủ
chính sách ASXH của Nhà nước, các hoạt động của địa phương trong việc trợ giúp nhóm đối tượng
phòng họp của UBND
xã Đắc Sơn
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đang được hưởng, đặc biệt là chính sách giáo dục, y
tế và các chương trình
hỗ trợ vật chất khác
1 ngày Tại văn
phòng của cán
bộ LĐTBXH
Tìm hiểu được hệ thống các chính sách mà hiện nay trẻ và người nhận nuôi dưỡng trẻ đang được hưởng
sử dụng pương pháp quan sát, vãng gia để kiểm chứng thông tin
3 tuần(tuần 2 đến tuần 5)
Tại địa bàn
Kiểm chứng được các thông tin
từ đó tìm hiểu được các nguyên nhân gây nên vấn đề của đối tượng, các yếu tố tác động đến vấn đề, các nguồn lực hỗ trợ, điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ… từ đó làm
cơ sở để lập kế hoạch trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
Tuần 5(từ 20/07/
2015 đến 31/07/
2015
Tại địa bàn nghiên cứu
Thống nhất được với TC về vấn đề ưu tiên
Xin dấu xác nhận
Xã Đắc Sơn
Kết thúc, xin được dấu xác nhận
Trang 24Bảng 1 Kế hoạch can thiệp dự kiến hỗ trợ thân chủ
2.2 Đặc điểm của đối tượng
2.2.1 Đặc điểm của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói chung
a Đặc điểm tâm lý
Trẻ từ 0-6 tuổi: Trẻ chưa có nhận thức về HIV và thái độ của những người
xung quanh mình nên ở gia đoạn này tâm lý của trẻ phát triển như những trẻ em bình thường
Trẻ từ 6-12 tuổi: Trẻ phần nào đã nhận thức được căn bệnh HIV và tầm nguy
hiểm của nó Do đó các em thường lo sợ về sự đau đớn của căn bệnh, về sự xa lánh và phân biệt đối xử của mọi người xung quanh đối với mình
Trẻ sống chung với HIV hoặc bị ảnh hưởng bới căn bệnh này thường thiếu tốn tình cảm ruột thịt và nhận được ít tình yêu thương của cha mẹ như những trẻ khác Do
đó các em cảm thấy mặc cảm, buồn bã, tự ti, chán nản và sống khép kín
Bên cạnh đó do thiếu sự giáo dục của cha mẹ, sự ghẻ lạnh, kì thị xa lánh của bạn bè và mọi người xung quanh thậm chí các em không mang trong mình mầm virus HIV vẫn phải nhận sự ghẻ lạnh đó khiến các em có thể bị trầm cảm, chậm nói, ít nói
và giảm khả năng vận động do không được chơi cùng các bạn khác
b Nhu cầu của trẻ
Được chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tâm lý để có thể học tập, phát triển và có cuộc sống bình thường như mọi trẻ em khác
Được vui chơi giải trí, học tập, sinh hoạt cùng bao trẻ em khác tại trường học, nơi vui chơi và ở nhà, được cộng đồng chấp nhận và sẻ chia…
Được giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống và đượccung cấp các kiến thức về HIV/AIDS và kiến thức hỗ trợ để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và những vấn đề có liên quan
Được chăm sóc, được hưởng tình yêu thương của gia đình như bao trẻ em khác
2.2.2 Mô tả trường hợp cụ thể của trẻ
Trẻ Nguyễn Văn A, sinh năm 2005, đang học lớp 5 trường THCS Đắc Sơn 2,
xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Hiện nay A đang sống cùng với bà nội 62 tuổi ở xóm Bến
Trang 25Theo lời kể của bà nội của A, vào năm 2013, cha của A đi làm ăn xa cùng bạn
bè, do bị rủ rê, lôi kéo nên đã có QHTD với gái mại dâm nhưng không hề hay biết mình đã bị nhiễm HIV Khi trở về đã khiến mẹ của A cũng bị lây bệnh Sau này khi biết mình bị nhiễm H, vì muốn con không bị lây bệnh, bà nội của A không muốn đứa cháu đích tôn của mình mắc bệnh nên đã đưa A về sống với bà nội, ông nội và ông ngoại của A đã mất, bà ngoại của A già yếu nên không thể chăm nom cho A được Bà nội chăm A từ số tiền trợ cấp ít ỏi hàng tháng của mình và tiền của bố mẹ A cho để nuôi cháu Từ khi bị bệnh, sức khỏe cha mẹ giảm sút, cũng không có việc làm ổn định nên điều kiện cũng rất khó khăn
A vốn là đứa trẻ thông minh, học giỏi, ngoan ngoãn và rất vâng lời ông bà cha
mẹ Từ khi cha mẹ bị bệnh và bị chia cách khỏi cha mẹ về sống với bà nội đã có rất nhiều lời bàn tán, sự xa lánh của mọi người dành cho em, cuộc sống của em cũng thay đổi Được biết A không hề bị bệnh, nhưng mấy đứa trẻ bạn của em trong xóm cũng như trên lớp đã xa lánh, không chơi cùng và luôn trêu trọc em từ khi biết bố mẹ thằng
bé mắc HIV Từ việc cha mẹ bị HIV, không được sống chung, và nhận sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, bị bạn bè xa lánh trong khi bản thân mình không bị nhiễm HIV, trong 2 năm trở lại đây A đã nhiều lần bỏ học, có xung đột bạo lực với bạn, kết quả học tập giảm sút nhiều, hay buồn rầu và không còn hoạt bát như trước
Theo lời bà nội A thì cha mẹ A thỉnh thoảng sang thăm, đưa tiền cho bà và cho
A “bố mẹ nó cũng buồn lắm, người thì mang bệnh nên không dám nuôi con, mỗi lần vào cũng rưng rưng nước mắt nhìn con một lúc rồi lại đi, giờ việc làm không có nên hai vợ chồng chạy vạy đi làm ăn lấy vốn để lại cho nó nhỡ mai kia có chuyện gì A nó cũng nhiều lần bảo muốn ở với bố mẹ, không muốn sống xa bố mẹ như thế này, nhưng
mà bố mẹ nó bị bệnh như thế thì biết làm thế nào”
Hiện nay, A đang gặp rất nhiều vấn đề cần trợ giúp của NVXH, đặc biệt là mong muốn được có trở về sống chung với cha mẹ, được có sự chăm sóc, tình yêu thương của gia đình
2.3 Ứng dụng tiến tình công tác xã hội cá nhân trong hoạt động can thiệp trợ giúp thân chủ
Trong báo cáo thực tế của mình, tôi đã ứng dụng 5 bước đầu tiên trong 7 bước của một tiến trình công tác xã hội cá nhân để thuu thập thông tin, nhận diện vấn đề và đưa ra kế hoạch can thiệp để trợ giúp thân chủ là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Trang 262.3.1 Tiếp cận thân chủ
a Cách thức tiếp nhận đối tượng
Thông qua chính quyền địa phương, các tài liệu tập hợp trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn được lưu trữ tại phòng LĐ- TBXH xã Đắc Sơn để có các thông tin
cơ bản về trẻ Nhờ cán bộ phòng LĐ-TBXH xã và ông “trưởng xóm” để biết nơi sinh sống, giới thiệu, làm quen và tạo mối quan hệ ban đầu với thân chủ và người đang nuôi dưỡng trẻ
Buổi đầu tiên đến nhà thì trẻ không chịu ra gặp mà bỏ đi chơi, nhưng rất may mắn bà nội của trẻ - người đang nuôi dưỡng và chăm sóc A đã đồng ý gặp mặt và nói chuyện Sau mấy ngày liên tục vào cuối tuần đến thăm thì trẻ đã bắt đầu cởi mở và có
sự hợp tác Ban đầu, trẻ còn ngại, rụt rè, ít nói nhưng sau đó cùng với bà nội của mình, trẻ đã có những chia sẻ của mình với NVXH
b Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng
Trong những lần gặp mặt đầu tiên NVXH nhận thấy, A và gia đình không gặp vấn đề cấp bách có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng hay nhu cầu sống còn, các vấn đề không thuộc vào 3 mức độ khẩn cấp, mà chủ yếu là các vấn đề có thể giải quyết dần dần như vấn đề kinh tế khó khăn, A bỏ bê học tập, bị bạn bè xã lánh và hơn hết là em đang sống trong điều kiện thiếu tình thương yêu và chăm sóc của cha
mẹ Từ đây ngoài các nhu cầu căn bản theo lý thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu
mà A cần được đáp ứng đó là: được hỗ trợ về kinh tế để có thể có đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng cũng như phục vụ cho việc học tập, được chấp nhận, không bị phân biệt đối xử và đặc biệt là có thể trở về sống chung một nhà với cha mẹ, được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ mà em đáng được hưởng Ngoài ra, NVXH còn xét đến một nhu cầu mà em, bà nội A, bố mẹ của A cần đó là: nếu như có được trở về sống chung với nhau thì họ cũng phải hiểu biết được các kiến thức về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS để phòng tránh các nguy cơ mà A có thể gặp phải khi về sống với cha mẹ đang nhiễm HIV của mình
c Thông báo cho đối tượng về vai trò và mục tiêu hỗ trợ
Để giúp thân chủ, gia đình của A biết và hiểu được vai trò, mục tiêu của mình, trong buổi làm việc đầu tiên tôi đã chia sẻ những thông tin về vai trò, mục tiêu hỗ trợ của NVXH cho A và bà nội của em được biết hơn hết tôi cũng chia sẻ các nguyên tắc, đạo đức nghề cho thân chủ biết
Trang 27Sau khi giới thiệu về vai trò của mình, tôi cũng đã nhấn mạnh vai trò là người ở bên cạnh cùng hỗ trợ A cùng gia đình Chính em, và gia đình mới là người giải quyết vấn
đề, còn tôi sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn và cùng thân chủ giải quyết vấn đề, phát hiện các điểm mạnh của em để giúp em tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề mà thôi
e Ghi hồ sơ thông tin ban đầu về đối tượng
Những thông tin ban đầu của thân chủ A:
- Họ và tên: Nguyễn Văn A
- Tuổi: 10
- Giới tính: nam
- Quê quán: xóm Bến, xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
- Hoàn cảnh gia đình: cha mẹ bị nhiễm HIV, không sống chung với cha mẹ, hiện đang sống với bà nội 62 tuổi Gia đình nghèo, cha mẹ không có việc làm ổn định, thường xuyên đi làm ăn xa, bà nội già yếu sống nhờ tiền trợ cấp hàng tháng và tiền cha
mẹ A gửi về
- Thực trạng về thể chất: gầy, không bị bệnh tật hay tổn thương
- Thực trạng tinh thần: rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp, hay nổi nóng cáu giận, thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ
- Hình thức tiếp nhận: từ các thông tin lưu trong hồ sơ của chính quyền địa phương
Các vấn đề mà thân chủ gặp phải như sau:
Thứ nhất: thân chủ đang gặp vấn đề về kinh tế, sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Bà nội của A là người đang nuôi dưỡng, chăm sóc A già yếu, không có nguồn thu nhập, chủ yếu dựa vào tiền lương hưu, tiền trợ cấp hàng tháng
Thứ hai: A đang gặp vấn đề về tâm lý mặc cảm, tự ti, thiếu thốn tình yêu thương chăm sóc của bố mẹ ruột
Thứ ba: A bị kỳ thị và phân biệt đối xử của các bạn bè trong lớp Đây chính là một trong những lý do khiến T bỏ học, bỏ nhà đi chơi, đánh bạn, hay buồn rầu