Nắm vững điều kiện cân bẳng của một vật rắn dưới tác dụng của hai lực, biết vận dụng điều kiện ấy để tìm phương pháp xác định đường thẳng đứng, xác định trọng tâm vật rắn, xác định điều
Trang 1TIẾT 36 KIỂM TRA HỌC KỲ
( theo đề chung của tổ ) CHƯƠNG III TĨNH HỌC VẬT RẮN TIẾT 37 CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
TRỌNG TÂM
A.MỤC TIÊU Ngày soạn: 1/12
1.Kiến thức: Biết định nghĩa giá của lực, phân biệt giá với phương Biết định nghĩa trọng tâm của vật rắn Nắm vững điều kiện cân bẳng của một vật rắn dưới tác dụng của hai lực, biết vận dụng điều kiện
ấy để tìm phương pháp xác định đường thẳng đứng, xác định trọng tâm vật rắn, xác định điều kiện cân bằng của một vật trên giá đỡ nằm ngang
2.Kỹ năng: Vận dụng giải thích một số hiện tượng cân bằng và giải một số bài toán đơn giản về cân bằng Suy luận lôgic, vẽ hình biểu diễn và trình bày kết quả thành thạo
B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Biên soạn các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm cho phần củng cố bài giảng theo nội dung câu hỏi 1-5 SGK Chuẩn bị các thí nghiệm H 26.1, H 26.3, H 26.5,H 26.6.
2.Học sinh: Ôn tập điều kiện cân bằng của chất điểm.
3.Ứng dụng CNTT: GV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng Chuẩn bị những hình ảnh cân bằng của các vật Mô phỏng các lực cân bằng, mô phỏng cách xác
định trọng tâm của vật…
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Nêu điều kiện cân bằng của chất điểm? Biểu diễn lực cân bằng
trên hình vẽ?
Hoạt động 2: Khảo sát thực nghiệm cân bằng
Nội dung (Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp ( Hoạt động của thầy và trò)
1 Khảo sát thực nghiệm cân bằng
a) Bố trí thí nghiệm: Hình 26.1
b) Quan sát
-Thảo luận nhóm : Tìm hiểu khái niệm vật rắn ? giá của lực?
-Làm thí nghiệm H 26.1, quan sát và trả lời câu hỏi: Vật chịu tác dụng của những lực nào? So sánh giá, phương, chiều, độ lớn? Vẽ hình minh họa ?
Hoạt động 3: Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực Trọng tâm của vật rắn
2.Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng
của hai lực
3 Trọng tâm của vật rắn
4 Cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây
5 Xác định trọng tâm của vật rắn phẳng mỏng
- Tìm hiểu khái niệm hai lực trực đối ? -Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực?
- Phân biệt với hai lực cân bằng ?
-Tìm hiểu khái niệm véc tơ trượt ?
- Trọng tâm của vật rắn ?
-Quan sát hình 26.4, nêu các lực tác dụng lên vật ? -Điều kiện cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây ? -Trả lời câu hỏi C1 & C2 ?
-Trình bày cách xác định trọng tâm của vật rắn
phẳng mỏng bằng thực nghiệm ?
-Nêu cách xác định trọng tâm của vật rắn phẳng
mỏng đồng tính ?
Hoạt động 4: Cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang:
6 Cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang: - Đặt vật rắn trên giá đỡ nằm ngang, tại sao quyển
Trang 27 Các dạng cân bằng
a) Cân bằng bền:
b) Cân bằng không bền
c) Cân bằng phiếm định
sách nằm yên?
- Nêu khái niệm mặt chân đế ? nêu điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế?
-Phân biệt các dạng cân bằng ? -Chỉ ra các dạng cân bằng ở hình 26.11 ?
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn tự học
-Bài vừa học: Câu hỏi trang 122 SGK đã chuyển sang các câu hỏi trắc nghiệm
Bài tập trang 122 , các bài tập trong SBT phần cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực
-Bài sắp học: cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song
TIẾT 38 CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
A.MỤC TIÊU Ngày soạn: 4/12
1.Kiến thức: Biết cách tổng hợp hai lực đồng quy tác dụng lên cùng một vật rắn Nêu được điều kiện
cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song
2.Kỹ năng: Biết cách suy luận dẫn đến điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song Trình bày được thí nghiệm minh họa Vận dụng điều kiện cân bằng để giải một số bài tập B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Biên soạn các câu hỏi để kiểm tra bài cũ, củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo
nội dung câu hỏi 1-3 SGK
- Chuẩn bị các thí nghiệm H 27 4
2.Học sinh: Ôn tập quy tắc hình bình hành lực tác dụng lên chất điểm.
3.Ứng dụng CNTT: GV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng Chuẩn bị những hình ảnh cân bằng của các vật Mô phỏng các lực cân bằng…
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.: Nêu quy tắc hình bình hành lực?
Hoạt động 2: Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy
Nội dung (Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp ( Hoạt động của thầy và trò)
1 Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy - Thế nào là hai lực đồng quy?
- Nêu các bước để tổng hợp hai lực đổng quy? Vẽ hình minh họa?
Hoạt động 3: Cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song
2 Cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba
lực không song song
a) Điều kiện cân bằng
b) Thí nghiệm minh hoạ
3 Ví dụ
- Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác
dụng của ba lực không song song ? -Làm thí nghiệm minh họa, quan sát và vẽ sơ đồ lực cân bằng ?
-Cho ví dụ và phân tích điều kiện cân bằng của một vật rắn trong ví dụ ?
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn tự học
-Bài vừa học: Câu hỏi trang 122 SGK đã chuyển sang các câu hỏi trắc nghiệm
Bài tập trang 122 , các bài tập trong SBT phần cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực
-Bài sắp học: Quy tắc hợp lực song song Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của
ba lực song song
Trang 3TIẾT 39 BÀI TẬP
A.MỤC TIÊU Ngày soạn: 14/12
1.Kiến thức: Biết cách tổng hợp hai lực đồng quy tác dụng lên cùng một vật rắn Nêu được điều kiện
cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song
2.Kỹ năng: Giải bài tập tự luận và trắc nghiệm thành thạo
B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Biên soạn các câu hỏi để kiểm tra bài cũ, củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm 2.Học sinh: Chuẩn bị các bài tập đã ra về nhà ở tiết trước
3.Ứng dụng CNTT: GV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và phần hướng
dẫn bài tập
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau:
Bài 2 ( 126 SGK)
- Các lực tác dụng lên vật ?
- Vẽ hình, chỉ rõ đặc điểm của từng lực ?
-Vận dụng quy tắc hợp lực của ba lực không song song để giải: Nêu quy tắc và thực hiện từng bước ?
Bài 3 ( 126 SGK)
- Các lực tác dụng lên vật , đặc điểm của hai lực căng ?
- Vẽ hình, chỉ rõ đặc điểm của từng lực ?
-Vận dụng quy tắc hợp lực của ba lực không song song để trình bày cách giải ?
Một số câu hỏi trắc nghiệm luyện tập:
1)Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực là hai lực tác dụng phải
A bằng nhau B bằng nhau, ngược chiều C trực đối* D song song ngược chiều
2)Trọng tâm của vật rắn là
A điểm chính giữa vật B tâm đối xứng của vật C điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật* D tất cả đều đúng
3)Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế
A.Mặt chân đế phải rộng B Trọng tâm của vật phải thấp C Đường thẳng đứng qua trọng tâm phải gặp mặt chân đế * D Các câu trên đều đúng
4)Chọn câu sai Treo một vật ở đầu sợi dây mềm, khi cân bằng dây treo trùng với
A đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật B đường thẳng đứng đi qua điểm treo C trục đối xứng * D đường thẳng đứng đi qua điểm treo và trọng tâm của vật
5)Tổng hợp được hai lực không song song tác dụng vào một vật khi
A hai lực cùng tác dụng vào vật B hai lực đồng quy tại một điểm* C hai lực đồng thời tác dụng vào vật D hai lực phải cùng một loại
6) Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là
A hợp lực của hai lực bằng lực thứ ba B hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba* C hợp lực của hai lực lớn hơn lực thứ ba D tổng hợp hai lực phải bằng lực thứ ba
D HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài mới học: Giới thiệu bộ đề trắc nghiệm phần có liên quan đến bài đã học
Hướng dẫn các BT trong SBT theo yêu cầu của HS
* Bài sắp học : quy tắc hợp lực song song Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
Trang 4TIẾT 40 QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA
BA LỰC SONG SONG
A.MỤC TIÊU Ngày soạn: 20/12
1.Kiến thức: Nắm vững được quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều và trái chiều cùng đặt lên vật rắn Biết phân tích một lực thành hai lực song song tùy theo điều kiện của bài toán Nắm được điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song và hệ quả Có khái niệm về ngẫu lực và
momen của ngẫu lực
2.Kỹ năng: Vẽ hình tổng hợp và phân tích lực Rèn luyện tư duy logic.
B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Biên soạn các câu hỏi kiểm tra bài cũ ; củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội
dung câu hỏi 1-3 SGK
- Chuẩn bị thí nghiệm theo hình 28.1 SGK
2.Học sinh : Ôn tập kiến thức về lực, tổng hợp lực.
3.Ứng dụng CNTT : GV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng Chuẩn bị những hình ảnh cân bằng của các vật Mô phỏng các lực cân bằng theo các hình vẽ C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không
song song? Vẽ hình minh họa?
Hoạt động 2: Thí nghiệm tìm hợp lực của hai lực song song
Nội dung (Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp ( Hoạt động của thầy và trò) 1.Thí nghiệm tìm hợp lực của hai lực song song
2 Quy tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều
a) Quy tắc
b)Hợp nhiều lực
c) Lí giải về trọng tâm vật rắn
d) Phân tích một lực thành hai lực song song
e) Bài tập vận dụng
-Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
- Tìm quy tắc hợp lực của hai lực song song cùng chiều ?
-Nếu có nhiều lực tác dụng thì xác định hợp lực thế nào ?
Lí giải về trọng tâm ? Trình bày cách phân tích một lực thành hai lực song song ?
- HS làm bài tập vận dụng theo nhóm
Hoạt động 3: Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
3 Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng
của ba lực song song - Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng củaba lực song song ?
- Trình bày bằng hình vẽ ?
Hoạt động 4: Quy tắc hợp hai lực song song trái chiều Ngẫu lực
4 Quy tắc hợp hai lực song song trái chiều
5.Ngẫu lực
- Trình bày bằng hình vẽ quy tắc tìm hợp lực của
hai lực song song trái chiều ?
- Nêu đặc điểm và tác dụng của ngẫu lực ?
- Nêu một số ví dụ mà em biết ?
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn tự học
-Bài vừa học: Câu hỏi trang 131 SGK đã chuyển sang các câu hỏi trắc nghiệm
Bài tập trang 131 , các bài tập trong SBT phần cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực
-Bài sắp học: Momen của lực Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định
TIẾT 41 MOMEN CỦA LỰC
Trang 5ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH.
A.MỤC TIÊU Ngày soạn 22/12
1.Kiến thức: Biết được định nghĩa momen lực, công thức tính momen lực trong trường hợp lực vuông góc với trục quay Biết điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định Vận dụng giải thích một số
hiện tượng vật lí và một số bài tập đơn giản
2.Kỹ năng: Phân tích lực tác dụng lên vật rắn Vận dụng giải thích các hiện tượng và giải bài tập thành
thạo
B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Biên soạn các câu hỏi kiểm tra bài cũ; củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi 1-4 SGK Chuẩn bị thí nghiệm theo hình 29.3 SGK.
2.Học sinh: Ôn tập các kiến thức về đòn bẩy.
3.Ứng dụng CNTT: GV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng Chuẩn bị những hình ảnh cân bằng của các vật Mô phỏng các lực cân bằng theo các hình vẽ C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Quy tắc hợp lực của hai lực song song cùng chiều Momen ngẫu
lực?
Hoạt động 2: Nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay có định
Nội dung (Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp ( Hoạt động của thầy và trò)
1 Nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật
rắn có trục quay có định
- Lần lượt cho 4 học sinh tiến hành làm thí nghiệm như hình 29.1 & 29.2 SGK
- Nêu nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay có định ?
Hoạt động 3: Momen của lực đối với một trục quay Điều kiện cân bằng của một vật rắn có
trục quay cố định (Quy tắc momen)
2 Momen của lực đối với một trục quay
a) Thí nghiệm:
b)Momen của lực
3 Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục
quay cố định (Quy tắc momen)
4.Ứng dụng
-Làm thí nghiệm, HS quan sát và nêu nhận xét theo hướng dẫn của GV
-Nêu khái niệm : Momen của lực ? -Thảo luận nhóm: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định (Quy tắc momen) ? -Thảo luận nhóm: Nêu một số ứng dụng thực tế , giải thích nguyên lý hoạt động trong ví dụ ?
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn tự học
-Bài vừa học: Câu hỏi trang 135 SGK đã chuyển sang các câu hỏi trắc nghiệm
Bài tập trang 135, 136 , các bài tập trong SBT
Ôn tập kiến thức toàn chương
-Bài sắp học: Bài tập toàn chương
TIẾT 42 BÀI TẬP
Trang 6A.MỤC TIÊU Ngày soạn 2 / 1
1.Kiến thức: Nắm quy tắc hợp lực của hai lực song song, điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng
của ba lực song song, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định
2.Kỹ năng: Giải toán và chọn phương án trắc nghiệm thành thạo
B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Biên soạn các câu hỏi kiểm tra bài cũ; củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm
2.Học sinh: Ôn tập các kiến thức quy tắc hợp lực của hai lực song song, điều kiện cân bằng của vật rắn
dưới tác dụng của ba lực song song, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định
3.Ứng dụng CNTT: GV biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau:
Bài 1 ( 131 SGK)
- Trọng tâm của hình chữ nhật dài 9 cm, rộng 6 cm ? => điểm đặt của trọng lực P1 ?
- Trọng tâm của hình vuông dài 3 cm, rộng 3 cm ? => điểm đặt của trọng lực P2 ?
- Hợp lực của P1 và P2 ? => điểm đặt của hợp lực chính là trọng tâm của bản cần tìm
Bài 2 ( 136 SGK)
- Những momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ ?
- Những momen lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ ?
- Quy tắc momen ? Suy ra lực cần tìm ?
Cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm
1)Điều kiện để một vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song cân bằng là A lực ở trong phải ngược chiều với hai lực ở ngoài B ba lực có giá đồng phẳng C hợp lực của hai lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong D cả ba điều kiện trên*
2)Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực A song song với hai lực và độ lớn bằng tổng hai lực B song song , cùng chiều với hai lực và độ lớn bằng hiệu hai lực C song song , cùng chiều với hai lực và độ lớn bằng tổng hai lực, có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực đó* D song song , ngược chiều với hai lực và độ lớn bằng tổng hai lực, có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực đó
3)Trường hợp nào sau đây , lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục ? A lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay B lực có giá song song với trục quay C lực có giá cắt trục quay D lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay*
* Giải đáp thắc mắc của học sinh
* Hướng dẫn giải các BT trong SBT theo yêu cầu của HS
D Hướng dẫn tự học
- Giới thiệu bộ đề trắc nghiệm ôn tập toàn chương
- Nhắc HS ôn tập toàn chương
- Chuẩn bị bài thực hành
- Xem bài sắp học: Định luật bảo toàn động lượng
TIẾT 43 – 44 THỰC HÀNH (Có giáo viên phụ trách hướng dẫn tại phòng thí nghiệm)