3 Trạng thái nghĩ, trang thái kích thích và trạng thái tái cực 2 Trạng thái nghĩ của cơ tim còn được gọi là?. Quá trình phân cực 3 Trong trạng thái nghĩ của cơ tim, mặt ngoài tế bào c
Trang 1BÀI: ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A LÝ THUYẾT
Lưu ý: Câu hỏi vấn đáp và câu hỏi trắc nghiệm đều lấy từ nội dung bên dưới
1
Cơ tim có bao nhiêu trạng thái điện học cơ
bản?
Kể tên các trạng thái đó?
3 Trạng thái nghĩ, trang thái kích thích và trạng thái tái cực
2 Trạng thái nghĩ của cơ tim còn được gọi là? Quá trình phân cực
3 Trong trạng thái nghĩ của cơ tim, mặt ngoài tế bào cơ tim mang điện tích gì? Cực (+)
4 Trong trạng thái nghĩ của cơ tim, mặt trong tế bào cơ tim mang điện tích gì? Cực (-)
5
Trong trạng thái nghĩ của cơ tim, có sự
chênh lệch điện thế và dòng điện đi qua
màng ngoài tế bào không?
Không
6 Trạng thái kích thích của cơ tim còn được gọi là? Quá trình khử cực
7
Trong trạng thái kích thích của cơ tim,
mặt ngoài tế bào cơ tim mang điện tích
gì?
Cực (-)
8 Trong trạng thái kích thích của cơ tim, mặt trong tế bào cơ tim mang điện tích gì? Cực (+)
9
Trong trạng thái kích thích của cơ tim, có
sự chênh lệch điện thế và dòng điện đ qua
màng ngoài tế bào không?
Có
10
Trong trạng thái kích thích của cơ tim,
chiều dòng điện đi từ cực nào đến cực
nào?
Từ cực (-) đến cực (+)
11 Trạng thái tái cực của cơ tim còn được gọi là? Quá trình hồi cực
12 Có bao nhiêu chuyển đạo gián tiếp thông dụng? 12
13 Điện cực thăm dò V1 mắc ở đâu? Liên sườn IV bờ phải xương ức
14 Điện cực thăm dò V2 mắc ở đâu? Liên sườn IV bờ trái xương ức
15 Điện cực thăm dò V3 mắc ở đâu? Điểm giữa V2 và V4
16 Điện cực thăm dò V4 mắc ở đâu? Giao điểm liên sườn V và đường trung đòn trái
17 Điện cực thăm dò V5 mắc ở đâu? Giao điểm liên sườn V và đường nách trước trái
18 Điện cực thăm dò V6 mắc ở đâu? Giao điểm liên sườn V và đường nách giữa trái
19 Xét theo vị trí mắc điện cực, có bao nhiêu 6
Trang 2chuyển đạo trước tim?
20 Xét theo vị trí mắc điện cực, có bao nhiêu chuyển đạo ngoại vi? 6
21 Có bao nhiêu nguyên lý ghi sóng điện tâm đồ? 4
22
Chiều dòng điện vuông góc với chiều
chuyển đạo có ghi được sóng điện tâm đồ
không?
Không
23 Không có dòng điện có thể ghi được sóng
điện tâm đồ không?
Không
24 Điện cực ngoại biên màu đỏ mắc với? Cổ tay phải
25 Điện cực ngoại biên màu vàng mắc với? Cổ tay trái
26 Điện cực ngoại biên màu xanh lá mắc với? Cổ chân trái
27 Điện cực ngoại biên màu đen mắc với? Cổ chân phải
28 Điện cực ngoại biên như dây nối đất để chống nhiễu có màu gì? Màu đen
29 Điện cực trước tim V1 có màu gì? Màu đỏ
30 Điện cực trước tim V2 có màu gì? Màu vàng
31 Điện cực trước tim V3 có màu gì? Màu xanh lá
32 Điện cực trước tim V4 có màu gì? Màu nâu
33 Điện cực trước tim V5 có màu gì? Màu đen
34 Điện cực trước tim V6 có màu gì? Màu tím
35 Điện cực trước tim V7 có màu gì? Không có điện cực này
36 Kỹ thuật ghi ECG, test N khi test cao? 10 mm
37 Kỹ thuật ghi ECG, test N/2 khi test cao? Khi đọc biên độ phải làm gì? 5 mm Tiến hành nhân 2
38 Kỹ thuật ghi ECG, test 2N khi test cao? Khi đọc biên độ phải làm gì? 20 mm Tiến hành chia 2
39 1 ô vuông nhỏ trong giấy ghi điện tâm đồ tương ứng với bao nhiêu giây? 0,04s
40 1 ô vuông lớn trong giấy ghi điện tâm đồ tương ứng với bao nhiêu giây? 0,2s
41 1 ô vuông lớn bằng bao nhiêu ô vuông nhỏ trong giấy ghi điện tâm đồ? 5 ô vuông nhỏ
42 Sóng P luôn (+) ở chuyển đạo nào? DI, DII, aVF, V5 và V6
43 Sóng P luôn (-) ở chuyển đạo nào? aVR
44 Tính tần số tim cho một người có dao động trong 4 ô vuông lớn? Tần số (lần/phút) = 300/4 = 75 Hoặc: = 60 / (4 x 5 x 0,04) = 75
45 Tính tần số tim cho người có dao động trong 10 ô vuông nhỏ? Tần số (lần/phút) = 60 / (10 x 0,04 ) = 150 Hoặc: = (300 x 5) / 10 = 150
46 Sóng P là gì? Là sóng khử cực hai tâm nhĩ
47 Thời gian sóng P? 0,11s
49 Khoảng PR là gì? Là thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất
50 Thời gian khoảng PR là? Bình thường 0,18s , thay đổi từ 0,11 – 0,2s
51 Nhịp tim 150 lần/phút, PR = 0,2s là bình Bệnh lý
Trang 3thường hay bệnh lý?
52 Nhịp tim 60 lần/phút, PR = 0,2s là bình thường hay bệnh lý? Bình thường
53 Phức bộ QRS là gì? Là phức hợp sóng khử 2 cực tâm thất
54 Thời gian chung của cả QRS là? 0,06 – 0,1s
55 Biên độ của chuyển đạo chuẩn của phức bộ QRS? < 20 mm và > 5 mm
56 Biên độ sóng Q bao nhiêu? 1 – 2 mm
57 Sóng T là gì? Là sóng tái cực hai tâm thất
58 Khoảng QT là gì? Là thời gian tâm thu điện học
59 Khoảng QT có phụ thuộc vào giới tính không? Có
60 Vận tốc chạy chuẩn của máy ECG là? 25 mm/s
61^ Nút AV ở tim còn được gọi là? Nút nhĩ thất
62^ Nút SA ở tim còn được gọi là? Nút xoang nhĩ
63^ Khoảng PR bình thường là bao nhiêu? 120 – 220 ms (khoảng 3 – 5 ô nhỏ)
64^ Khỏang QRS bình thường là bao nhiêu? 120 ms (khoảng 3 ô nhỏ hoặc ít hơn)
Chú thích: câu hỏi có ^ ví dụ 63^ là câu hỏi ngoài giáo trình TT SL 2 - ĐH VTT