1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạch định logistics tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

91 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Đối với doanh nghiệp sản xuất như Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế thìviệc quan tâm và chú trọng đến hoạt động logistics là vô cùng cần thiết, vì nó quyếtđịnh đến mức độ đáp ứng cho q

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH LOGISTICS TẠI NHÀ MÁY

TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ HỒNG VƯƠNG

Lớp: K45B QTKD Thương Mại

Niên khóa: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S LÊ THỊ PHƯƠNG THANH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, Ban giám hiệu nhà trường cũngnhư bạn bè, gia đình trong việc tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng sống để thựchiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Lời đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Th.S Lê Thị PhươngThanh, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi từ bước xây dựng đề cương đếnkhi triển khai và hoàn thành nghiên cứu của mình

Tiếp theo, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Lê Quang Vũ cùng toànthể cán bộ công nhân viên của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, vì đã tận tìnhhướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệtôi hoàn thành tốt khóa luận này

Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2015

Nguyễn Thị Hồng Vương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

DANH MỤC HÌNH V DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VII

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN 2: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS 5

1.1 Sơ lược về logistics 5

1.1.1 Khái niệm về logistics 5

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của logistics 7

1.1.3 Phân loại logistics 9

1.1.3.1 Theo các hình thức logistics 9

1.1.3.2 Phân loại theo quá trình 10

1.1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hóa 11

1.1.4 Mối quan hệ giữa Logistics – Chuỗi cung ứng 11

1.1.5 Vai trò của logistics 12

1.1.5.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế 12

1.1.5.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp 14

1.2 Quản trị logistics 16

1.2.1 Khái niệm quản trị logistics 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

1.2.3.3 Hệ thống quản trị dự trữ 17

1.2.3.4 Hoạt động quản trị vật tư 18

1.2.3.5 Vận tải 18

1.2.3.6 Kho bãi 19

1.2.3.7 Chi phí logistics và phân tích tổng chi phí logistics 19

1.3 Một số chỉ tiêu quan trọng 20

1.3.1 Doanh thu 20

1.3.2 Chi phí sản xuất kinh doanh 21

1.3.3 Lợi nhuận 21

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 22

1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động dự trữ 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH LOGISTICS TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ 24

2.1 Giới thiệu tổng quan về Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24

2.1.1.1 Quá trình hình thành 24

2.1.1.2 Quá trình phát triển 25

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 25

2.1.2.1 Chức năng 25

2.1.2.2 Nhiệm vụ 26

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.3 Tình hình lao động 32

2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh 35

2.2 Đánh giá thực trạng hoạch định logistics tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 38

2.2.1 Đặc thù sản xuất 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

2.2.2.3 Hệ thống quản trị dự trữ 47

2.2.2.4 Hệ thống quản trị vật tư 50

2.2.2.5 Hoạt động vận tải 58

2.2.2.6 Chi phí logistics 58

2.2.3 Kết luận 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH LOGISTICS TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ 64

3.1 Mục tiêu – Cơ sở đề xuất giải pháp 64

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định logistics tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 64

3.2.1 Giải pháp nhằm tăng hiệu quả của hệ thống thông tin 64

3.2.2 Giải pháp cho hệ thống kho hàng và hoạt động quản lý kho 66

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ 66

3.2.4 Giải pháp cho vận tải 67

3.2.5 Giải pháp nhằm kiểm soát các hoạt động logistics 68

3.2.6 Một số giải pháp khác 68

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

1 Kết luận 70

2 Kiến nghị 70

3 Hạn chế của đề tài 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 26

Hình 2.2: Quy trình đặt hàng của khách hàng 41

Hình 2.3: Tình hình dự trữ tại nhà máy qua 3 năm 48

Hình 2.4: Tình hình mua sắm vật tư qua 3 năm 51

Hình 2.5: Tiến trình mua hàng hóa vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ 55

Hình 2.6: Chi phí quản lý doanh nghiệp 59

Hình 2.7: So sánh chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 37Bảng 2.3: Tình hình dự trữ tại Nhà máy qua 3 năm 49Bảng 2.4: Tình hình mua sắm vật tư qua 3 năm 53Bảng 2.5: Một số nhà cung ứng vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ cho Nhà máy 57Bảng 2.6: Tình hình biến động chi phí qua 3 năm 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

ATLĐ: An toàn lao động

Trang 9

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh

mẽ Xu thế toàn cầu hóa xâm nhập một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực của nềnkinh tế, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao Để có thể đứng vữngthì mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cách tối thiểu hóa chi phí nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của mình Một trong những vấn đề góp phần quan trọngvào nhiệm vụ trên đó chính là logistics Nói một cách đơn giản, đó là một chuỗi cáchoạt động kinh tế nhằm giúp con người sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu.Logistics hiện đã và đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đờisống kinh tế - xã hội, như: quân sự, kinh tế, xã hội, Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ

có những đặc thù riêng Đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường,logistics tồn tại như một chức năng tất yếu giúp cho các doanh nghiệp thực hiệnquyền tự chủ lựa chọn các yếu tố đầu vào và quyết định việc phân phối, tiêu thụ sảnphẩm đầu ra của mình

Ngành logistics hiện chiếm 20% GDP của Việt Nam trong khi trên thế giới chỉkhoảng 9-5%, điều đó cho thấy tầm quan trọng đối với nền kinh tế Ngành này cóđóng góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến ngườitiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu Hoạt động logistics ngày nay khôngchỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải mà còn lên kế hoạch, sắp xếpdòng chảy nguyên vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyểnhàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng tạo nên sự liên thôngtrong toàn xã hội

Đối với doanh nghiệp sản xuất như Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế thìviệc quan tâm và chú trọng đến hoạt động logistics là vô cùng cần thiết, vì nó quyếtđịnh đến mức độ đáp ứng cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục cũng như đảmbảo cung ứng kịp thời nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, góp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp Do đó, tác giả quyết

định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạch định logistics tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế” cho bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Hệ thống hóa các hoạt động logistics trong doanh nghiệp, đánh giá thực trạngnhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống hoạch định logistics tại Nhà máytinh bột sắn Thừa Thiên Huế

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về logistics

- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá công tác hoạch định logistics tại Nhàmáy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác hoạchđịnh logistics tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Công tác hoạch định và các hoạt động logistics tại Nhà máy tinh bột sắn ThừaThiên Huế

 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian: Công tác xây dựng và thực hiện hoạt động logistic tạiNhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh ThừaThiên Huế

 Phạm vi thời gian: hoạt động của nhà máy trong 3 năm: 2012, 2013, 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu:

 Số liệu thứ cấp:

- Tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài

- Tài liệu về tình hình của nhà máy do công ty cung cấp…

 Số liệu sơ cấp:

- Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người quản lý và nhân viên

- Trực tiếp đến nhà máy quan sát, tìm hiểu thực tế

Số liệu cần thu thập:

- Thông tin về doanh nghiệp: mục tiêu hoạt động, sứ mạng, tầm nhìn, chứcnăng của doanh nghiệp…

- Tình hình sản suất kinh doanh của nhà máy trong 3 năm: 2012, 2013, 2014

- Số liệu về các chi phí liên quan trong 3 năm: 2012, 2013, 2014

 Phương pháp xử lý số liệu:

- Phương pháp duy vật biện chứng: trên cơ sở lý luận về các hoạt độnglogistics tiến hành tìm hiểu phân tích đánh giá việc áp dụng vào thực tế tại doanhnghiệp, từ đó hiểu sâu hơn về lý luận Xem xét mối quan hệ tương quan với các yếu

tố khác làm cơ sở để nghiên cứu các vấn đề liên quan Đây là phương pháp để nhậnthức đúng đắn các quy luật tự nhiên và xã hội tác động tới quá trình quản trị lưuchuyển sản phẩm tinh bột sắn Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải thấyhết được mối quan hệ giữa các khâu, quy trình ảnh hưởng tới lưu chuyển sản phẩm,đưa ra những phương pháp đúng đắn, cụ thể để quản trị chất lượng sản phẩm ngàycàng hiệu quả hơn Phương pháp này cần phải nghiên cứu các hiện tượng trong quátrình vận động không ngừng giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp xemxét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt độngkinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnhvực kinh tế vĩ mô Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp này đểtổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm và tiếnhành so sánh đánh giá các chỉ tiêu.

- Phương pháp phân tích số liệu: Các thông tin, số liệu sau khi đã thu thậpđược chọn lọc, tổng hợp, hệ thống hóa trên cơ sở phân tổ thống kê và đưa vào tínhtoán, được thể hiện trên các bảng số liệu Sử dụng phần mềm Excel để tiến hànhphân tích các số liệu thu thập được

- Phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này dựa vào sự tiếp xúc trực tiếp giữangười đi phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn Đây là một trong những phương phápđược sử dụng phổ biến và là phương tiện thuận tiện để thu thập thông tin một cáchnhanh chóng Phương pháp này được tác giả áp dụng đối với ban lãnh đạo cũng nhưnhân viên tại nhà máy nhằm thu thập thông tin một cách chi tiết, thiết thực

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về logistics

Chương 2: Thực trạng hoạch định logistics tại Nhà máy tinh bột sắn ThừaThiên Huế

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạch định logistics tại Nhà máy tinh bột sắnThừa Thiên Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS 1.1 Sơ lược về logistics

1.1.1 Khái niệm về logistics

Bàn về khái niệm logistics thì có rất nhiều quan điểm khác nhau, chắc cũngbởi vì đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, nhất là đối với phần lớn người ViệtNam Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về logistics, có thể nói rằng cóbao nhiêu sách viết về logistics thì có bấy nhiêu định nghĩa về khái niệm này

Trước hết trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa logistics mộtcách đơn giản, ngắn gọn là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vậtliệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của doanh nghiệp được tiếnhành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đó còn tham gia vào quá trìnhphát triển sản phẩm mới

Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì logistics là quá trình tối ưu hóa về vịtrí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên

là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùngcuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Trong thực tế tồn tại một số định nghĩa về logistics khác cũng khá phổ biếnnhư:

 Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạchnhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn… nó baogồm cả hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểmsoát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay

 Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua cáckhâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm, cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu củakhách hàng (Liên Hợp Quốc)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

 Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối/sắp xếp và thay thế nguồn nhânlực và nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc…

 Logistics là quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trìnhlưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ… từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêuthụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng (Hội đồngQuản trị Logistics Hoa Kỳ, 1988)

 Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý cáchoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Tạp chí Logisticsworld)

 Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch và thực hiện những lợiích và công dụng của các nguồn tài nguyên cần thiết nhằm giữ vững hoạt động củatoàn bộ hệ thống…

Trong đó, nổi lên một số khái niệm rất đáng quan tâm, như:

Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (CLM) thì “Quản trị Logistics làquá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạtđộng vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểmđầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu kháchhàng”

Theo giáo sư Martin Chritopher cho rằng: “Logistics là quá trình quản trịchiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm(và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối củacông ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơnhàng với chi phí thấp nhất”

Theo quan điểm “5 đúng” (“5 Right”) thì: “Logistics là quá trình cung cấpđúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợpcho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT USA) thì “Hệ thống Logistics(Logistics network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhàcung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất

và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảmthiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độphục vụ”

Còn theo GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về

vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên củachuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuốicùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” Như vậy, cốt lõi của logistics làtối ưu, là hiệu quả và ở đây bên cạnh tính tối ưu về vị trí, thì còn có cả tối ưu về thờigian

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của logistics

Ban đầu logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, đượchiểu với nghĩa là công tác hậu cần Napoleon đã từng định nghĩa: “logistics là hoạtđộng để duy trì lực lượng quân đội” Với quan điểm: “Có thực mới vực được đạo”,Napoleon rất chú trọng đến công tác hậu cần quân đội, ông đã từng nói: “Kẻ nghiệp

dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” Sau này thuật ngữlogistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lụcnày sang châu lục khác, từ nước này sang nước khác, hình thành nên từ logisticstoàn cầu Vào năm 1962, trong một bài báo trên tạp chí Fortune, Peter Drucker đãviết rằng “Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa

hề chạm đến Đó chính là “thềm lục địa tiềm ẩn” của cả nền kinh tế” “Mặt trận cuốicùng để giảm chi phí” là đây và logistics từ bóng tối bước ra ánh sáng đường hoàng,ngự trị một vị trí quan trọng trong hội đồng quản trị Hơn 40 năm kể từ bài báo củaPeter Drucker, thế giới của hoạt động logistics đã không chỉ là một bước tiến màthực sự là một cuộc cách mạng Từ ngành vận tải với sự ra đời của container đã làm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

con người tạo điều kiện để logistics có thể vươn sâu, vươn xa đến mọi vùng miền.

Từ những nhà kho xập xệ đến những trung tâm phân phối hiện đại hoàn toàn tựđộng với mục đích giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Từdòng chảy toàn chứng từ giấy tờ tràn ngập đến dòng chảy thông tin chưa bao giờ

“real time” như bây giờ… Logistics đã trở thành một phần trong hoạt động củadoanh nghiệp và thực sự tạo ra nhiều động lực cho sự đổi mới không ngừng

Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, giờ đây logistics được ghi nhận nhưmột chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho cácdoanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ

Theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương) Logistics được phát triển qua 3

giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất

Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu quan tâm đến vần đềquản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảophân phối sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả Những hoạtđộng đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, bao bìđóng gói, phân loại, dán nhãn… những hoạt động nêu trên được gọi là phân phốisản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là logistics đầu ra

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics

Đến những năm 80 - 90, các công ty tiến hành kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào(gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăngthêm hiệu quả của quá trình này Sự kết hợp đó được gọi là hệ thống logistics

Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng

Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạtđộng từ người cung cấp đến người sản xuất – khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm tăng thêmgiá trị sản phẩm Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kếthợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, với người tiêu dùng và cácbên có liên quan, như: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và người cung cấpcông nghệ thông tin.

1.1.3 Phân loại logistics

Trong thực tế, logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau

1.1.3.1 Theo các hình thức logistics

 Logistics bên thứ nhất (1 PL – First Party Logistics) – người chủ sở hữu

hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầucủa bản thân Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải,kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt độnglogistics

 Logistics bên thứ hai (2 PL – Second Party Logistics) – người cung cấp

dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻtrong chuỗi hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán,…) đểđáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics Loại hình này baogồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinhdoanh kho bãi, khai thuế hải quan, trung gian thanh toán…

 Logistics bên thứ ba (3 PL – Third Party Logistics) – là người thay mặt cho

chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví

dụ như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất khẩu và vận chuyểnnội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyểnhàng tới địa điểm đến quy định… Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kếthợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin… và có tính tíchhợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

 Logistics bên thứ tư (4 PL – Fourth Party Logistics) – là người tích hợp,

người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹthuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải phápchuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấpgiải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải… 4PLhướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tụcxuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng

 Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): Là loại dịch vụ thị

trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL và 4PL 5PL quản lý tất cả các côngviệc từ tương tác với các nhà cung cấp, kiểm tra tình trạng hàng tồn kho đến theodõi các lô hàng vận chuyển bằng các công nghệ thích hợp Chìa khoá thành côngcủa các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là điều hành tốt ba hệ thống có quan

hệ mật thiết: Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng(WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS)

1.1.3.2 Phân loại theo quá trình

 Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứngtài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thờigian và chi phí cho quá trình sản xuất

 Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấpthành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phínhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

 Logistics ngược hay còn gọi là logistics thu hồi (reverse logistics) là quátrình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môitrường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc

xử lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

1.1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hóa

 Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics) là quá trình logistics chohàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm…

 Logistics ngành ô tô (automotive logistics) là quá trình logistics phục vụcho ngành ô tô

 Logistics hóa chất (chemical logistics) là hoạt động logistics phục vụ chongành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm

 Logistics hàng điện tử ( electronic logistics)

 Logistics dầu khí (petroleum logistics)…

1.1.4 Mối quan hệ giữa Logistics – Chuỗi cung ứng

“Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữnguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng, thông qua hàng loạt các hoạtđộng kinh tế” và “Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soátmột cách hiệu lực và hiệu quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ vànhững thông tin có liên quan từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằmmục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng” Điều đó có nghĩa là logistics được hiểutheo nghĩa rộng (xét trong phạm vi nền kinh tế quốc dân), nó bao gồm mọi hoạtđộng kinh doanh liên quan đến vận tải, lưu kho, lưu bãi, sắp xếp hàng hóa sẵn sàngcho quá trình vận tải, bao bì đóng gói, ghi ký mã hiệu, nhãn hiệu và phân phối đicác nơi theo yêu cầu của người tiêu dùng, điều cần nhấn mạnh là logistics tối ưu hóacác hoạt động trên nhằm giúp cho quá trình thực hiện một cách hiệu quả

Theo Thomas Friedman, thì chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sựcộng tác nhằm đem lại những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Nóimột cách cụ thể hơn, chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòngvận động của nguồn tài nguyên đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đếnngười tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó Trong chuỗi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

cung ứng, hoạt động logistics của một mắt xích (mỗi đơn vị) là quá trình hoạch định,triển khai và kiểm tra, kiểm soát một cách có hiệu lực và hiệu quả dòng hàng hóa,dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắt xích này đến đầu vào củamắt xích kế tiếp và của toàn chuỗi Do vậy, chuỗi cung ứng là chuỗi các hoạt độnglogistics – hoạt động tối ưu hóa, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi vàcác doanh nghiệp trong chuỗi.

So với khái niệm chuỗi cung ứng thì khái niệm logistics theo nghĩa rộng gầnnhư tương đương, tuy nhiên: Logistics nhấn mạnh đến tính tối ưu của quá trình, cònchuỗi cung ứng chỉ nói đến quá trình, đến các mối liên kết Còn nếu xét riêng từngdoanh nghiệp, thì logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, lưu chuyển

và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của quá trình cung ứng đến tay người tiêudùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế còn quản trị chuỗi cung ứng gồm

cả quá trình logistics bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm cả khách hàng và các nhàcung ứng… do đó quản trị chuỗi cung ứng là khái niệm rộng hơn logistics của mộtdoanh nghiệp Từ đó ta có thể thấy rằng, logistics có một phần nằm trong quản trịchuỗi cung ứng, và ngược lại, quản trị chuỗi cung ứng cũng có một phần nằm tronglogistics

1.1.5 Vai trò của logistics 1.1.5.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tácđộng qua lại lẫn nhau Nếu xem xét ở góc độ tổng thể, logistics là mối liên kết kinh

tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Hình 1.1: Các thành phần quản trị và hoạt động logistics cơ bản

Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một chi phí nhất định

 Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sảnxuất, lưu thông và phân phối hàng hóa

 Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tếchỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục,nhịp nhàng

 Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics,theo đó các nguồn tài nguyên được biến thành sản phẩm và điều quan trọng là giátrị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu mỗingười

 Rút ngắn khoảng cách kinh tế giúp gia tăng lượng hàng tiêu thụ trên thịtrường Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

nền kinh tế Do đó, việc giảm chi phí logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiếnlược thúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

 Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc giatrên trường quốc tế

1.1.5.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn Peter Drucker đã từngviết: “Logistics la nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hềchạm đến Đó chính là “thềm lục địa tiểm ẩn” của cả nền kinh tế” Với các doanhnghiệp Việt Nam thì điều này đặc biệt đúng, bởi chúng ta hiểu biết chưa đầy đủ vàcũng ít vận dụng logistics

Theo quan điểm của ông Lý Trường Chiến – chuyên gia tư vấn chiến lược,chủ tịch công ty Trí Tri Nguyễn chuyên về tư vấn quản trị và tái cấu trúc, về cáctriết lý quản trị của Peter Drucker, thì năng suất đầu ra của hệ thống sẽ chỉ bằngnăng suất của khâu yếu nhất Nói một cách đơn giản, cho dù anh marketing có dựbáo và đưa ra chiến lược hoành tráng để tăng doanh số hay lợi nhuận đến 100%, màanh sale chỉ làm được 80%, rồi sản xuất chỉ có thể tăng 50%, anh mua hàng chỉ cóthể tăng 20% nguyên vật liệu đầu vào, còn anh logistics chỉ có 5% năng lực đáp ứngthì cuối cùng doanh số chỉ bằng sản lượng của anh yếu nhất chính là logistics trong

ví dụ này thôi Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm để tăng hiệu quả của hệ thống bêncạnh việc đầu tư cho sale hay marketing hay các công đoạn có khả năng khác sẽ lànâng cao năng lực của anh yếu nhất là Logistics

Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp được thể hiện:

 Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cáchhiệu quả

 Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

 Logistics còn góp phần giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ.

 Là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệthóa và tập trung

 Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt làmarketing hỗn hợp

Hình 1.2: Sơ đồ cân đối chi phí trong marketing và logistics

Để thực hiện hoạt động logistics cần có những chi phí nhất định Mục tiêu củalogistics là cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất

trữ

Chiêu thị Giá cả

Chi phí giải quyết đơn hàng

Trang 24

Tổng chi phí được xác định theo công thức:

Tổng chi phí =

Chi phí vận tải + chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí sản xuất + chi phí dự trữ.

Muốn đưa ra quyết định logistics một cách đúng đắn cần cân đối giữa thu vàchi nhằm lựa chọn được phương án đáp ứng nhu cầu với tổng chi phí nhỏ nhất

1.2 Quản trị logistics 1.2.1 Khái niệm quản trị logistics

Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực,hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ… và những thông tin có liênquan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu người tiêudùng

1.2.2 Khái niệm hoạch định logistics của doanh nghiệp

Theo Tăng Trí Hùng (2011, trang 6): “Hoạch định logistics là quá trình phântích môi trường (vĩ mô và vi mô) nhằm nhận dạng các yếu tố/nhân tố môi trường cótác động đến các mặt hoạt động logistics của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xáclập các mục tiêu logistics, các nội dung hoạt động logistics, các chương trìnhlogistics (dự trù/phân bổ các nguồn lực thực hiện) và kế hoạch hóa quá trình kiểmsoát thực thi các mục tiêu logistics đã được hoạch định nhằm đáp ứng các mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp”

1.2.3 Nội dung hoạt động logistics của doanh nghiệp 1.2.3.1 Dịch vụ khách hàng

Theo quan điểm mới thì dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa ngườimua, người bán và bên thứ ba – các nhà thầu phụ Kết quả của quá trình này là tạo

ra các giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi Nói ngắn gọn hơn,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các lợi ích từ giá trị gia tăng cho chuỗicung ứng với chi phí hiệu quả nhất.

1.2.3.2 Hệ thống thông tin trong quản trị logistics

Trong một tổ chức hoạt động, thông tin là một nguồn lực quan trọng đảm bảocho mọi hoạt động của các thành viên trong tổ chức phù hợp với mục đích hoạtđộng của mình từ người lãnh đạo đến mọi thành viên, của mọi cấp trong mọi tổchức hoạt động Có thể nói rằng thông tin là một trong những yếu tố cấu thành nênthế giới khách quan; nó vừa là sức mạnh, cũng vừa là năng lượng và là nguồn tàinguyên của xã hội con người

Hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh là một hệ thống mở, nó vừa tương tácvới nhau trong một tổng thể vừa tương tác với môi trường bên ngoài Để có thểthành công trên thị trường thì nhất thiết doanh nghiệp phải biết cách tìm hiểu vànắm lấy thông tin cho riêng mình Vì thế, tổ chức hệ thống thông tin một cách tối

ưu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp

Hệ thống thông tin logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức(doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng

bộ phận chức năng (logistics, kỹ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản xuất,nhân sự…), thông tin ở từng khâu trong chuỗi cung ứng (kho tàng, bến bãi, vậntải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên

1.2.3.3 Hệ thống quản trị dự trữ

Dự trữ là sự tích lũy, ngưng đọng nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa ở cácgiai đoạn vận động của quá trình logistics Hàng dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớntrong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm từ 40 đến 50%) Do đó, việcquản lý, kiểm soát tốt hàng dự trữ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó góp phần đảmbảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng, đồng thời đạt hiệu quả cao.Quản trị dự trữ là một bộ phận quan trọng của quản trị logistics

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Đối với doanh nghiệp sản xuất, dự trữ bao gồm hầu hết các loại sản phẩm từnguyên vật liệu, đến bán thành phẩm trên dây chuyền và thành phẩm cuối cùngtrước khi đến tay người tiêu dùng.

1.2.3.4 Hoạt động quản trị vật tư

Vật tư bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc, các bộ phận thay thế,bán thành phẩm… Quản trị vật tư là một bộ phận quản trị logistics, là đầu vào củaquá trình logistics

Các hoạt động của quản trị vật tư bao gồm: xác định nhu cầu vật tư; tìm nguồncung cấp; tiến hành mua sắm/thu mua vật tư; tổ chức vận chuyển; nhập kho và lưukho; bảo quản và cung cấp cho người sử dụng; quản trị hệ thống thông tin có liênquan; lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho; tận dụng phế liệu, phế phẩm; ngoài

ra còn làm nhiệm vụ quản lý sản xuất từ bên ngoài

1.2.3.5 Vận tải

Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vịtrí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phươngtiện vận tải Vận tải liên quan đến việc vận chuyển nguyên vật liệu đến và vậnchuyển thành phẩm đi Nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nêncác nhà quản trị phải luôn quan tâm đến việc cân nhắc, lựa chọn các điều kiện vậntải vật tư hàng hóa, lựa chọn phương thức vận tải, người vận tải và lộ trình vậnchuyển… để có được quyết định đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa tổ chức

Các phương thức vận tải có thể lựa chọn: đường biển, đường bộ, đường sắt,đường hàng không, đường sông… hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức lại vớinhau – gọi là vận tải đa phương thức

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

1.2.3.6 Kho bãi

Kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩmtrong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây chuyềncung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trícủa hàng hóa được lưu kho

Xét theo công dụng của kho, thì hệ thống kho trong một doanh nghiệp có thểphân thành 2 loại:

 Kho nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng… để cung ứng các yếu tố đầu vào chosản xuất

 Kho thành phẩm, giúp cho doanh nghiệp tiến hành phân phối, giải quyết đầura

1.2.3.7 Chi phí logistics và phân tích tổng chi phí logistics

Chi phí logistics được hình thành từ chi phí của các hoạt động trong quá trình:

có 6 loại chi phí chủ yếu tham gia vào quá trình này:

- Chi phí phục vụ khách hàng: Chi phí dịch vụ khách hàng bao gồm các chi

phí để hoàn tất những yêu cầu của đơn đặt hàng (chi phí phân loại, kiểm tra, bao bìđóng gói, dán nhãn…); chi phí để cung cấp dịch vụ, hàng hóa; chi phí để giải quyếttình huống hàng bị trả lại… chi phí dịch vụ khách hàng liên quan mật thiết với cáckhoản chi phí vận tải, chi phí dự trữ và chi phí cho công nghệ thông tin

- Chi phí vận tải: Chi phí vận tải là một trong những khoản lớn nhất trong

chi phí logisics Chi phí vận tải chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hànghoá, quy mô lô hàng, tuyến đường vận tải… Chi phí vận tải của một đơn vị hànghoá (cước phí) tỷ lệ nghịch với khối lượng vận tải và với quãng đường vận chuyển

- Chi phí kho bãi: Chi phí quản lý kho nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ kho

được diễn ra suôn sẻ, trong một số trường hợp bao gồm cả chi phí thiết kế mạnglưới kho chi phí khảo sát, chọn địa điểm và xây dựng kho hàng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

- Chi phí giải quyết đơn hàng và hệ thống thông tin: Để hỗ trợ dịch vụ khách

hàng và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ

để trao đổi thông tin với khách hàng và các bộ phận có liên quan nhằm giải quyếtđơn đặt hàng, thiết lập các kênh phân phối, dự báo nhu cầu thị trường Chi phí nàycũng liên quan đến chi phí quản lý kho, dự trữ, sản xuất…

- Chi phí sản xuất, thu mua (để có được lô hàng theo yêu cầu): Khoản chi

phí này dùng cho thu gom, chuẩn bị hàng cung cấp cho khách Bao gồm nhiềukhoản chi phí nhỏ: xây dựng cơ sở gom hàng; tìm nhà cung cấp; mua và tiếp nhậnnguyên vật liệu…

- Chi phí dự trữ: Hoạt động logisics tạo ra chi phí dự trữ Chi phí này tăng

giảm tuỳ theo số lượng hàng hoá dự trữ nhiều hay ít Có 4 loại chi phí dự trữ: (1)Chiphí vốn hay chi phí cơ hội, khoản chi phí này công ty có thể thu hồi lại được (2)Chiphí dịch vụ dự trữ, gồm cả bảo hiểm và thuế đánh trên lượng dự trữ (3)Chi phí mặtbằng kho bãi, chi phí này thay đổi theo mức độ dự trữ.(4)Chi phí để phòng ngừa rủi

ro, khi hàng hoá bị lỗi thời, mất cắp hư hỏng…

1.3 Một số chỉ tiêu quan trọng 1.3.1 Doanh thu

 Trong mối quan hệ với khối lượng tiêu thụ và giá bán: doanh thu là toàn

bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt độngkhác Chỉ tiêu này phản ánh lượng hàng mà doanh nghiệp đã xuất kho để cung cấpcho khách hàng tiêu thụ và doanh nghiệp đã nhận được tiền hoặc khách hàng chấpnhận trả tiền

Doanh thu = Khối lượng hàng bán * Đơn giá hàng bán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

 Trong mối quan hệ với giá trị hàng tồn kho đầu kỳ (Tđ), giá trị sản xuất ratrong kỳ (Msx) và giá trị hàng tồn cuối kỳ (Tc): doanh thu tiêu thụ hay giá trị lượnghàng bán ra lại quan hệ trực tiếp với 3 nhân tố trên theo mối quan hệ:

Doanh thu = Tđ + Msx - Tc

1.3.2 Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những lao độngsống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh trong một thời lỳ nhất định (tháng, quý, năm) Chi phí phát sinhtrong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêucuối cùng là doanh thu, lợi nhuận

Chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc độ khác nhau nhằm mục đích phục

vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp Phân loại chi phí theo khoản mục ta có:

 Chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung

 Chi phí ngoài sản xuất: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

1.3.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận có thể hiểu một cách đơn giản là một khoảng tiền dôi ra giữa tổngthu và tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có thể làphần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí của hoạt động đó

Lợi nhuận ở doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau và ứng với nó có các cáchtính khác nhau Nói chung, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bao gồm:

 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính

 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ

 Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết

 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

 Lợi nhuận khác.

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận/Doanh thu)*100%

 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (Lợi nhuận/ Chi phí)*100%

 Dự trữ tối đa (Dmax) và dự trữ tối thiểu (Dmin)

 Dự trữ tối đa (Dmax): Là mức dự trữ sản phẩm lớn nhất cho phép công tykinh doanh có hiệu quả Nếu dự trữ vượt quá mức dự trữ tối đa sẽ dẫn đến hiệntượng hàng hóa bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm, kinh doanh không hiệu quả

 Dự trữ tối thiểu (Dmin): Là mức dự trữ sản phẩm thấp nhất đủ cho phépcông ty hoạt động liên tục Nếu dự trữ sản phẩm dưới mức này sẽ không đủ nguyênvật liệu cung cấp cho sản xuất, không đủ hàng hóa cung cấp cho khách hàng, làmgián đoạn quá trình sản xuất cung ứng

 Cường độ dự trữ hàng hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

 Mức đảm bảo hàng hóa dự trữ (B): là số ngày có đủ hàng để bán màkhông cần nhập thêm hàng.

B = Dự trữ bình quân/Mức luân chuyển hàng hóa bình quân 1 ngày đêm

 Số lần chu chuyển hàng hóa: phản ánh vòng quay của hàng hóa dự trữ

 Thời gian lưu thông hàng hóa: là thời gian cần để bán hết hàng hóa dự trữ

 Chi phí dự trữ hàng (chi phí lưu kho): toàn bộ chi phí bằng tiền cho hoạtđộng dự trữ Bao gồm:

 Chi phí về nhà cửa và kho tàng: tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa, chi phí bảohiểm nhà kho, kho hàng, chi phí thuê nhà đất

 Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết

bị, chi phí năng lượng, chi phí vận hành thiết bị

 Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý

 Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ; thuế đánh vào hàng dự trữ, chi phívay vốn, chi phí bảo hiểm hàng dự trữ

 Thiệt hại hàng dự trữ do mất, hư hỏng hoặc không sử dụng được

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH LOGISTICS TẠI NHÀ MÁY

TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Giới thiệu tổng quan về Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

- Số điện thoại: 054.2215.216, FAX: 0543.551788

Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thực Phẩm VàĐầu Tư FOCOCEV- Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế được thành lập theoquyết định 530/CTHV ngày 15/03/2004 của Tổng Giám Đốc Công Ty Thực Phẩm

Và Đầu Tư Công Nghệ FOCOCEV - là một doanh nghiệp nhà nước với chức năngsản xuất và phân phối sản phẩm tinh bột sắn

Nhà máy chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/2004 với công suất hoạtđộng là 60 tấn tinh bột mỗi ngày tương đương 250 tấn củ sắn tươi mỗi ngày

Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạchtoán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng để giaodịch Cơ sở ban đầu của nhà máy bao gồm: Nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, nhàkho và đội ngũ cán bộ công nhân viên sản xuất kinh doanh mặt hàng tinh bột sắn.Cũng như các doanh nghiệp khác, Nhà máy đã có những thay đổi qua các năm mớithành lập cho đến nay Hiện nay, không những Nhà máy đã đứng vững trên thịtrường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài

Được sự hỗ trợ của ban chức năng và chính sự nổ lực vươn lên của tập thể cán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

cung cấp tinh bột sắn để chế biến một số loại thực phẩm cho nông dân, đồng thờigiải quyết được phần lớn công việc làm cho nhân dân trong tỉnh bằng cách xâydựng vùng nguyên liệu sắn của nhà máy, bao gồm 6 huyện và 2 thị xã của tỉnh ThừaThiên Huế: Phong Điền, Nam Đông, Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy,Quảng Điền, A Lưới Bên cạnh đó, một phần nguyên liệu từ các tỉnh lân cận nhưQuảng Trị, Quảng Bình… cũng nhập về cho Nhà máy.

2.1.1.2 Quá trình phát triển

Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế với chức năng vừa sản xuất vừa kinhdoanh Bước đầu đi vào hoạt động còn non nớt, Nhà máy đã gặp không ít khó khănnhưng được sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc nhà máy cùng sự nổ lực củacán bộ công nhân viên mà Nhà máy đã vượt qua và dần phát triển

Với một cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Nhà máy đã sớmnhận thức được nên nổ lực về mọi mặt nhằm năng cao vật chất kỹ thuật, nâng caohiệu quả sản xuất phù hợp với thực tế thị trường, tạo tiền đề sức mạnh cạnh tranhhàng hóa trên thị trường cả nước Đồng thời, nhà máy đã tăng cường đầu tư, cải tiếndây chuyền sản xuất hiện đại nhằm nâng cao sản phẩm, chất lượng sản phẩm, nângnăng suất hoạt động từ 60 tấn thành phẩm trên ngày lên 120 tấn thành phẩm trênngày tương đương mỗi ngày tiêu hao nhiên liệu 450 tấn củ sắn tươi mỗi ngày đápứng nhu cầu chế biến thực phẩm ngày càng tăng của nhân dân

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Chức năng

Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế là chi nhánh của Công Ty TNHHMột Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư FOCOCEV có chức năng sản xuất, kinhdoanh thành phẩm tinh bột sắn, xuất khẩu thành phẩm tinh bột sắn ra nước ngoài,đảm bảo chất lượng thành phẩm bán ra và giá bán phù hợp với khả năng thanh toáncủa người tiêu dùng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện phân phối thu nhập hợp lý nhằm chăm lođời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên Nhà máy.

P tổng hợp P.sản xuấtkỹ thuật lượng môi trườngP.Quản lý chất P.tài chínhKế toán

Tổ cơ điện Ca sản xuấtA Ca sản xuấtB Ca sản xuấtC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Nhiệm vụ của giám đốc nhà máy

- Chỉ đạo và quyết định việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sảnxuất, kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động,chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư phát triển và các kế hoạch,biện pháp khác

- Quyết định việc bố trí xắp xếp và phân công giao nhiệm vụ cho CB-CNV,người lao động và các đơn vị, bộ phận trực thuộc Nhà máy phù hợp trình độ,chuyên môn nghiệp vụ, khả năng công tác của người lao động và nhiệm vụ của Nhàmáy

- Xây dựng quy hoạch Cán bộ thuộc BGĐ Nhà máy và hướng dẫn các đơn vị,

bộ phận trực thuộc xây dựng quy hoạch Cán bộ Trực tiếp đánh giá nhận xét CNV, người lao động định kỳ hàng năm theo quy định

CB Chỉ đạo công tác quản lý tài chính, kinh doanh theo nguyên tắc quản lý củaNhà nước và hướng dẫn quy định của Công ty Quyết định việc vay vốn của Công

ty hoặc vay vốn của các tổ chức kinh tế khi được Công ty phê duyệt hoặc bảo lãnh

và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, luật pháp nhà nước về số vốn vay đó

- Chỉ đạo công tác nông vụ, vùng nguyên liệu đáp ứng cho việc sản xuất củaNhà máy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

 Phó giám đốc

Là người giúp cho giám đốc điều hành nhà máy theo sự phân công và ủyquyền của giám đốc Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm

vụ mà giám đốc nhà máy phân công và ủy quyền

Nhiệm vụ của phó giám đốc:

- Giúp cho Giám đốc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất,cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm, mở rộng qui mô sản xuất, xử lý môi trường Xây dựng định mức tiêu hao vật

tư nhiên liệu, nguyên liệu

- Duy trì hoạt động của bộ phận sản xuất bao gồm Phòng Kỹ thuật, 3 ca sảnxuất và Phòng Quản lý chất lượng - Môi trường một cách có hiệu quả, chuẩn bị cáccuộc họp giao ban định kỳ để xem xét đánh giá hiệu suất thu hồi, tiêu hao nguyênnhiện vật liệu và hoá chất, chất lượng sản phẩm và môi trường

- Xây dựng kế hoạch vật tư cho sản xuất

- Ban hành và kiểm soát tài liệu thiết bị, công nghệ, quy trình vận hành, bảodưỡng và sửa chữa thiết bị, hệ thống chất lượng, các tiêu chuẩn chất lượng và giámsát việc thực hiện các công việc này

- Tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ và thi nâng bậc cho công nhân

- Kiểm soát quá trình nhập liệu của Nhà máy

- Thực hiện một số nội dung công việc do Giám đốc ủy quyền/phân công

 Phòng kỹ thuật sản xuất

Triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất nhà máy giao, đảm bảo năngsuất theo định mức, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng kiểm soát chấtlượng sản phẩm của đơn vị mình sản xuất theo quá trình hướng dẫn của hệ thốngchất lượng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật sản xuất:

- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc nhà máy trong việc lập kế hoạchsản xuất, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ và sữa chữa

- Giúp việc Ban Giám đốc trong việc xây dựng các quy trình, quy định,hướng dẫn nhân viên sản xuất để đảm bảo sản xuất ổn định, chất lượng thành phẩmđạt yêu cầu, đảm bảo mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu

- Giám sát, đôn đốc công việc sản xuất, bảo dưỡng, sữa chữa và vệ sinh củacác vị trí theo quy trình

- Tiếp thu ý kiến công nhân trong lĩnh vực sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vệsinh

- Theo dõi kết quả phân tích, báo cáo của phòng KCS, để thay đổi, điều chỉnhcác bước công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất

- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các thiết bị sản xuất trực tiếp và các côngtrình ngoại vi phục vụ cho quá trình sản xuất

- Huấn luyện tay nghề cho công nhân đảm bảo đội ngũ có tay nghề vững choNhà máy

- Chịu trách nhiệm về các vấn đề xử lý kỹ thuật, kỷ luật trong phạm vi bộphận mình

- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đầu tư trang thiết bị, xây dựngmới

- Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất

 Phòng quản lý chất lượng môi trường

Kiểm tra chất lượng sản phẩm vệ sinh môi trường, chịu trách nhiệm kiểmtra và đề xuất các biện pháp xử lý về nước cấp, nước thải, vệ sinh môi trường củanhà máy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Phối hợp với các bộ phận giải quyết những khiếu nại của khách hàng vềchất lượng sản phẩm.

Nhiệm vụ của phòng quản lý chất lượng:

- Tham mưu và giúp việc cho Ban Giám Đốc nhà máy thực hiện chức năngquản lý, kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá phân loại chất lượng nguyên, nhiên,vật liệu, hoá chất, nước cấp đưa vào sản xuất cùng với sản phẩm và công tác môitrường trong nhà máy

- Xây dựng các quy chế, quy trình, định mức tiêu hao, phương pháp quản lý,kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu và thành phẩm phù hợp với quy trìnhsản xuất, kinh doanh của nhà máy

- Tổ chức quản lý, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ của phòng

- Tổ chức công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu chứng từ kiểm tra liên quanđến công tác quản lý chất lượng và môi trường theo đúng nguyên tắc, chế độ Thựchiện nghiêm công tác báo cáo theo quy định

- Liên hệ phối hợp chặt chẽvới các cơ quan chức năng có liên quan giúp đỡhướng dẫn về mặt nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức hiệu chỉnh các thiết bị đo lườngtrong nhà máy, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát môi trường hàng nămtheo quy định ban hành của Nhà nước và chịu sự quản lý, kiểm tra toàn diện củaBan Giám Đốc nhà máy

 Phòng kế toán tài chính

Thu thập số liệu, thông tin kế toán, ghi chép đầy đủ, kiểm tra, đối chiếuđúng sổ liệu một cách hợp lý và hợp pháp

Nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính:

- Là người giúp Giám đốc nhà máy tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán,thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soátviên kinh tế-tài chính của nhà nước tại đơn vị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

- Giúp Giám đốc lập kế hoạch tài chính.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểmtra về mặt nghiệp vụ chuyên môn của Kế toán trưởng Công ty và của cơ quan tàichính, thống kê

 Tổ cơ điện

Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị cơ điệncủa nhà máy

Kiểm tra các mức độ hư hỏng của vật tư, thay thế lập phương án sửa chữa,

đề xuất mua sắm mới dụng cụ, đồ nghề cơ điện

Nhiệm vụ của tổ điện cơ:

- Quản lí, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị cơ, điệncủa Nhà máy

- Kiểm tra và đánh giá các quy trình an toàn và sử dụng điện, thiết bị của Nhàmáy

- Quản lý vật tư dự phòng của xưởng

- Kiểm tra mức độ hư hỏng của vật tư thay thế, lập phương án sữa chữa.Đánh giá và tổng hợp tình hình sử dụng vật tư dự phòng

- Viết đề xuất mua sắm mới dụng cụ đồ nghề cơ điện

- Viết đề nghị nhập bổ sung vật tư dự phòng

- Tham mưu và đề xuất việc sửa chữa, bảo trì cho phù hợp với Nhà máy

- Quản lý công nhân trong tổ thuộc phạm vi

- Tập hợp các vật tư hư hỏng, đã được thay thế lại một vị trí cố định đề xuấtvới Ban Giám đốc phương án xử lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

- Cập nhật đầy đủ tình trạng thiết bị vào sổ theo dõi, kết hợp với các Trưởng

ca thường xuyên kiểm tra tình trạng thiết bị, dây chuyền đảm bảo an toàn và hiệuquả trong quá trình sản xuất

 Ca sản xuất A, B, C

Trực tiếp sản xuất, sửa chữa, bảo vệ và vệ sinh các vị trí trong ca sản xuấttheo quy trình để đảm bảo dây chuyền sản xuất và vận hành ổn định, an toàn

Nhiệm vụ của ca sản xuất:

- Trực tiếp điều hành ca sản xuất theo kế hoạch sản xuất để đảm bảo sảnlượng, chất lượng sản phẩm và tiêu hao nguyên nhiên vật liệu

- Giám sát, đôn đốc công việc sản xuất, bảo dưỡng, sữa chữa và vệ sinh củacác vị trí trong ca sản xuất theo qui trình

- Điều tiết sản xuất các vị trí để đảm bảo vận hành ổn định, an toàn trongtoàn dây chuyền sản xuất trong ca

- Thực hiện việc ghi chép giao nhận ca như ở quy định vào sổ nhật ký vậnhành trưởng ca BM/GMP.13 – TBHU

- Quản lý dụng cụ đồ nghề, vật tư của xưởng

- Tiếp thu ý kiến công nhân trong lĩnh vực sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vệsinh

- Theo dõi các thông số của nhân viên hoá nghiệm để điều chỉnh vận hành ởcác công đoạn

- Kết hợp với các bộ phận liên quan để sửa chữa kịp thời các sự cố máy móctrong dây chuyền sản xuất

Ngày đăng: 12/11/2016, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w