1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tại Việt Nam

19 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 172,82 KB

Nội dung

Nhận ra được mối liên hệ chặt chẽ đó trong bối cảnh xã hội hiện đại và vấn đề môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu "Phép b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-000 -TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI:

Mối liên hệ giữa Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ

môi trường tại Việt Nam

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trái Đất là một hành tinh kì diệu và khác biệt Nó khác với mọi hành tinh khác

ở chỗ: nó có sự sống và là ngôi nhà duy nhất của chúng ta Sự sống trên Trái Đất bắt đầu từ những phần tử, tế bào nhỏ bé nhất Sự sống ấy đã phát triển lên ngày một lớn mạnh Và từ đó dần dần hình thành một mạng lưới mà chúng ta gọi là

mạng lưới sự sống.

Mạng lưới mà chúng ta đang sống trong đó thực sự rất rộng lớn Giống như một mạng nhện, càng nhiều mối liên hệ thì mạng lưới càng bền vững Tất cả những mối liên kết trong sự sống ấy sẽ không tồn tại và phát triển được nếu như không được

hỗ trợ bởi môi trường Thế nhưng, với tốc độ phá hoại môi trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh

Nó giúp nâng cao đời sống của con người, nhưng mặt khác nó lại đang gây một sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên Do sự phát triển đi lên của nền kinh tế sản xuất, dân số ngày càng đông, con người càng phải cố gắng tạo ra nhiều của cải hơn, nhịp sống nhanh hơn, gấp gáp hơn Con người dường như quên đi sợi dây liên kết giữa xã hội với môi trường sinh thái Khi mà kinh tế đang ngày một phát triển,

cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp thì các vấn đề về môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả

về kinh tế trong giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi sự bền vững của các nguồn tài nguyên về lâu dài Mạng lưới đang dần mất đi sức mạnh của nó

Có thể thấy rằng, mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong một hệ thống nhất định, và chúng luôn ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau Môi trường và con người là một trong những mối liên hệ quan trọng nhất

Trang 3

Nhận ra được mối liên hệ chặt chẽ đó trong bối cảnh xã hội hiện đại và vấn đề môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, chính vì vậy tôi quyết định chọn đề

tài nghiên cứu "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích

mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái " Tôi

muốn qua đây làm rõ:

Mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế và môi trường sinh thái có tác động như thế nào tới môi trường thiên nhiên

Tìm hiểu thực trạng hiện tại của quốc gia

• Đề xuất được phương án giải quyết sao cho đạt được sự cân bằng giữa kinh tế

và môi trường sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững của con người

Bài tiểu luận của tôi gồm 3 chương và các mục, tiểu mục để làm rõ được mục đích nghiên cứu nêu trên:

Chương I: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

Chương II: Thế nào là tăng trưởng kinh tế - Khái niệm môi trường sinh thái Chương III: Từ mối liên hệ phổ biến đến mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái – Thực trạng và giải pháp.

Với kiến thức Triết học và xã hội còn chưa hoàn thiện nên bài tiểu luận của tôi không tránh khỏi những sai sót, chính vì vậy rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn và thầy cô

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Sự ra đời của phép biện chứng

Sự ra đời của phép biện chứng được đánh dấu bởi Triết học ra đời từ thời cổ đại Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển có phồn thịnh có suy vong Khởi đầu

là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét trong thuyết “âm - dương” của

Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại Đến khoảng thế

kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết học mà đại diện là Đêcactơ – ông được coi là linh hồn của phương pháp siêu hình Trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đây là thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống lớn đó là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là Hêghen.Ông được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này

Ngày nay phép biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực phù hợp với hiện thực Cho nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội

và tư duy Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển Hơn nữa phép biện chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêghen - đại diện lỗi lạc của phép biện chứng Hêghen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới

bên ngoài chỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà thôi.

Phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu óc của chúng ta chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản

Trang 5

thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan

Như vậy phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới Định nghĩa khái quát về phép

biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng“Phép biện chứng…là môn khoa học về

những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.”

2.Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

2.1 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy Do vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yếu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế giới Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định Có mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại,

là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt

Trang 6

khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Có mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối liên hệ bên trong mà phát huy Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi còn giữ vai trò quyết định Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên

hệ ngẫu nhiên Có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá cho nhau Sự chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy

2.2 Tính chất của các mối liên hệ

Mối liên hệ giữa bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có những đặc điểm chung đó là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú

2.2.1 Tính khách quan

• Sự quy định lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của nó và tồn tại độc lập

• Không phụ thuộc vào ý chí của con người

• Nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn

2.2.2 Tính phổ biến

Trang 7

• Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống.

• Hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác

và làm biến đổi lẫn nhau

2.2.3 Tính đa dạng, phong phú

• Các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ cụ thể khác nhau, vị trí và vai trò khác nhau với sự tồn tại và phát triển của nó

• Ở điều kiện cụ thể khác nhau thì hình thành những mối liên hệ cụ thể khác nhau: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp…

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến

Nghiên cứu phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau đây:

Về quan điểm toàn diện:

Đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của sự vật đó với sự vật khác

Về quan điểm lịch sử - cụ thể:

Đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xét đến tính chất đặc thù của đối tượng và tình huống khác nhau Đồng thời xác định vai trò,

vị trí khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong mỗi liên hệ cụ thể để có những giải pháp đúng đắn và hiệu quả

CHƯƠNG II THẾ NÀO LÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Trang 8

1 Tăng trưởng kinh tế

1.1.Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế đươc định nghĩa là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc

độ và quy mô sản lượng trong một thời kì nhất định Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra được theo thời gian

1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế tính bằng phần trăm thay đổi của sản lượng quốc dân theo công thức:

% 100

1

1

×

t

Y

Y Y g

Trong đó g là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở thời kì t

Y là GDP thực tế tại thời kì tương ứng ( Gross Domestic Product)

Người ta cũng đo lường tốc độ phát triển kinh tế bằng cả tổng sản phẩm quốc nội GNP (Gross National Product)

• GNP là tổng thu nhập do công dân một nước tạo ra

• GDP là tổng sản phẩm trong nước, là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nước trong một thời kì nhất định

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - Vai trò của tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nguồn lực sau:

Vốn nhân lực: Nhiều nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào của lao

động, kĩ năng kiến thức của họ là yếu tố quan trong nhất làm cho năng suất tăng, nhờ đó tăng trưởng kinh tế

Trang 9

Tích lũy tư bản: Tích lũy tư bản làm tăng tư bản hiện vât, tăng cường

nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở nhà máy, mua mới thiết bị máy móc

Tài nguyên thiên nhiên: là nhân tố quan trọng nhưng không nhất thiết

phải là nguyên nhân giữ vai trò đặc biệt trong sự phát triển kinh tế

Đổi mới công nghệ: đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu

trong thế giới khi muốn phát triển kinh tế Ví dụ điển hình là Nhật Bản - một quốc gia vốn rất nghèo tài nguyên nhưng với chính sách thích hợp về áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, Nhật Bản hiện nay luôn ở vị trí các nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới

1.3.2 Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của con người:

 Tăng trưởng là tiền đề vật chất để giảm bớt, khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, hướng tới sự giàu có thịnh vượng

 Tăng mức thu nhập và tiền lương thực tế của công nhân tăng, phúc lợi xã hội được cải thiện, chất lượng sống ngày một nâng cao

 Giảm tỷ lệ thất nghiệp

 Tăng cường ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, củng cố nền chính trị, ổn định phát triển đất nước

2 Môi trường sinh thái:

2.1 Khái niệm

Môi trường sinh thái là toàn bộ các yếu tố vật chất tự nhiên có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh và ảnh hưởng đến môi trường sống của con người Môi trường sinh thái bao gồm các yếu tố thiên nhiên tồn tại khách

Trang 10

quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người như động vật, thực vật, đất, không khí, sông ngòi, biển cả

2.2 Vai trò của môi trường sinh thái

Môi trường tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người:

• Tự nhiên cung cấp cho con người môi trường và không gian để sinh sống, học tập và làm việc Con người luôn cần đất để ở, nước để sinh hoạt, không khí để duy trì sự sống

• Môi trường sinh thái là yếu tố quan trọng nhất tạo nên ngành nông nghiệp

và các ngành công nghiệp chế biến, phụ trợ khác Ngành nông nghiệp nuôi sống con người phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sinh thái

• Môi trường sinh thái là nơi cung cấp nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị cho con người, bao gồm tài nguyên đất, nước, rừng, tài nguyên khoáng sản

• Môi trường sinh thái là nơi chứa đựng chất thải con người sinh ra trong quá trình sinh hoạt và lao động

• Môi trường sinh thái cũng cung cấp, lưu giữ cho con người những tài liệu, bằng chứng lịch sử về sự phát triển và tồn tại của con người, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, lịch sử khảo cổ học

2.3 Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do tác động của con người lên môi trường, đồng thời biết khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn

CHƯƠNG III

TỪ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ĐẾN MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI –

Trang 11

1.Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Chúng tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong mối liên hệ phổ biến

1.1 Tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng của nó tới môi trường sinh thái

1.1.1 Ảnh hưởng tích cực

 Tăng trưởng kinh tế là tiền đề cơ sở tạo nên của cải vật chất nhiều hơn cho

xã hội Như đã phân tích ở trên, xã hội có tăng trưởng kinh tế thì đời sống của con người trở nên ổn định và đầy đủ hơn Khi đó con người hoàn toàn

có đủ điều kiện tài chính để chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và nâng cao môi trường sống tự nhiên

 Khi có tăng trưởng kinh tế, con người có khả năng áp dụng công nghệ hiện đại trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Nhiều công ty nhờ có tăng trưởng kinh tế mà lợi nhuận và doanh thu tăng, sẵn sàng đầu tư thêm hệ thống xử lý chất thải hiện đại, có khả năng giảm thiểu tối đa lượng chất thải độc hại thải trực tiếp ra môi trường

 Tăng trưởng kinh tế cũng là động lực tài chính cho quốc gia có khả năng chi trả để mở thêm các trung tâm bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã; các viện nghiên cứu hải dương học; đồng thời các thành tựu khoa học cũng giúp cho chính phủ khai thác được tối đa và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản không có khả năng tái tạo…

 Tăng trưởng kinh tế giúp cho đời sống tinh thần người dân được nâng cao Con người càng ngày càng tiếp cận gần hơn với tri thức, do đó cũng được tuyên truyền sâu rộng về việc giữ gìn và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái

Như vậy, tăng trưởng kinh tế không hoàn toàn xấu bởi nó cũng có những tác động rất tích cực đến môi trường tự nhiên theo cách nhìn nào đó.

1.1.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Ngày đăng: 11/11/2016, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin(dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối ngành không chuyên), NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác – Lênin(
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2010
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác – Lênin
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB chínhtrị quốc gia
Năm: 2004
3. Bộ môn kinh tế Vĩ mô (2011), Giáo trình Nguyên lý kinh tế vĩ mô , trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lý kinh tế vĩ mô
Tác giả: Bộ môn kinh tế Vĩ mô
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
5. Tạp chí khoa học và môi trường, số 6 (2002), Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững.Tài liệu mạng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường trên quanđiểm phát triển bền vững
Tác giả: Tạp chí khoa học và môi trường, số 6
Năm: 2002
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Báo cáo thực trạng môi trường quốc gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w