1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luật Sở Hữu Trí Tuệ (Bài tập học kì Đại học Luật Hà Nội)

12 3K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 31,42 KB

Nội dung

Đề số 7: Rượu mạnh Cognac của Pháp đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam năm 2002. Ngày 0882008, Hải quan tỉnh Lạng Sơn nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng rượu Cognac do Công ty Minh Hải nhập từ Trung Quốc, trên sản phẩm có ghi “bottled in Hong Kong” (đóng chai tại Hồng Kông). Ban quản lý rượu Cognac cho biết tiêu chuẩn rượu gắn chỉ dẫn địa lý Cognac là sản phẩm được đóng chai tại Cognac. Anh (chị) hãy xác định Công ty Minh Hải có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Trong trường hợp có hành vi xâm phạm, những cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành chính Công ty Minh Hải? Ban quản lý rượu Cognac có thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Cognac cho một doanh nghiệp nhập khẩu rượu này tại Việt Nam không? Vì sao?

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 Câu 1: Anh (chị) hãy xác định Công ty Minh Hải có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? 2 Câu 2: Trong trường hợp có hành vi xâm phạm, những cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành chính Công ty Minh hải? 5 Câu 3: Ban quản lý rượu Cognac có thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Cognac cho một doanh nghiệp nhập khẩu rượu này tại Việt Nam không? Vì sao? 8 KẾT BÀI 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 2

Đề số 7: Rượu mạnh Cognac của Pháp đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam năm 2002 Ngày 08/8/2008, Hải quan tỉnh Lạng Sơn nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng rượu Cognac do Công ty Minh Hải nhập từ Trung Quốc, trên sản phẩm có ghi “bottled in Hong Kong” (đóng chai tại Hồng Kông) Ban quản lý rượu Cognac cho biết tiêu chuẩn rượu gắn chỉ dẫn địa lý Cognac là sản phẩm được đóng chai tại Cognac

- Anh (chị) hãy xác định Công ty Minh Hải có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?

- Trong trường hợp có hành vi xâm phạm, những cơ quan nào có thẩm quyền

xử phạt hành chính Công ty Minh Hải?

- Ban quản lý rượu Cognac có thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Cognac cho một doanh nghiệp nhập khẩu rượu này tại Việt Nam không? Vì sao?

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế gắn với tri thức, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được mở rộng, đem lại những giá trị kinh tế không hề nhỏ đối với sự phát triển mỗi quốc gia Nhưng song hành với sự phát triển không ngừng của tri thức thì xuất hiện ngày càng nhiều những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tinh vi, khó kiểm soát hơn Nên vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng Trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin đưa ra một tình huống thực tiễn về hành vi xâm phạm quyền sỏ hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Câu 1: Anh (chị) hãy xác định Công ty Minh Hải có hành vi xâm phạm quyền

sở hữu trí tuệ không?

Trả lời:

Rượu Cognac (Cô nhắc) là một loại rượu mạnh sản xuất tại vùng Cognac của Pháp, được chưng cất từ loại rượu nhẹ sản sinh trong tiến trình lên men nho quả, sau một thời gian ủ trong thùng gỗ sồi được đem ra đóng chai và bán khắp thế giới.1

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao

gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.2

Ta có thể hiểu quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể được pháp luật bảo

hộ Do đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể hiểu là hành vi của một

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Cognac

2 Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);

Trang 4

người, hoặc tổ chức không có quyền tác động đến việc thực hiện các quyền năng của chủ thể sở hữu, chủ thể liên quan đến đối tượng được bảo hộ Những hành vi này là trái pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm ngặt khi có vi phạm

Tình huống đề bài đưa ra là công ty Minh Hải có nhập khẩu lô rượu Cognac

“bottled in Hong kong” và theo Ban quản lý rượu Cognac thì chỉ những sản phẩm rượu được đóng chai tại Cognac mới được gắn chỉ dẫn Rượu Cognac Vậy hành vi của Công ty Minh Hải có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Trước hết cần phải hiểu “Chỉ dẫn địa lý” là “ dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” 3

Để có thể kết luận được Công ty Minh Hải có hành vi xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý hay không, thì ta cần xem xét đủ các căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ

Theo thông tin tình huống đưa ra, rượu mạnh Cognac đã đã được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam từ năm 2002, tức là sản phẩm đã đáp ứng được điều kiện về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, mang những đặc tính chủ yếu

do điều kiện địa lý của khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định Tên chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, hình ảnh hoặc biểu tượng đặc trưng của vùng, miền nơi sản xuất ra sản phẩm nhằm chỉ dẫn sản phẩm được sản xuất ra từ khu vực, quốc gia đó

Rượu Cognac là loại rượu được lên men từ nho chín ở vùng Cognac nước Pháp, loại rượu mang hương vị đặc trưng của khí hậu, điều kiện thời tiết tại phía

Trang 5

Tây Nam nước Pháp Đây cũng là vùng duy nhất sản xuất ra loại rượu vang này nên nó là sản phẩm đặc trưng mà không thể lẫn với những loại rượu khác, vùng miền khác Và loại rượu được sản xuất và đóng chai tại vùng Cognac đã được đăng

ký chỉ dẫn địa lý để bảo hộ cho sản phẩm rượu không bị làm giả Rượu Cognac cũng đã đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam nên thuộc đối tượng được bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định “yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ”.

Theo Ban quản lý rượu Cognac, sản phẩm rượu được gắn chỉ dẫn địa lý Rượu Cognac khi sản phẩm được đóng chai tại Cognac Nhưng lô hàng mà hải quan tỉnh Lạng Sơn giữ của Công ty Minh hải lại dán nhãn “bottled in Hong Kong” tức là được dán nhãn tại Hồng Kông Theo điểm d khoản 3 Điều 129 Luật

Sở hữu trí tuệ , hành vi “Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa

lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ ngữ tương tự như vậy” là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

được bảo hộ Sản phẩm rượu mà công ty Minh Hải nhập khẩu được đóng chai tại Hồng Kong nhưng lại gắn mác rươu Cognac Đây là hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý

Trang 6

giả mạo vì chỉ có loại rượu được sản xuất, đóng chai từ vùng Cognac của Pháp mới đăng ký và được sử dụng chỉ dẫn rượu Cognac

Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở

hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều

133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ

Chủ thể được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý phải là tổ chức, cá nhân nằm trong khu vực địa lý đăng ký chỉ dẫn rượu mạnh Cognac hay những chủ thể được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mới có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó đối với sản phẩm của mình Tuy nhiên, Công ty Minh Hải không không nằm trong khu vực địa lý của chỉ dẫn rượu mạnh Cognac đã được bảo hộ, không được sự cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh Cognac theo quy định tại khoản 2 Điều

123 Luật Sở hữu trí tuệ Mặt khác, Công ty Minh Hải nhập khẩu rượu Cognac từ Trung Quốc, dán nhãn “bottled in Hong Kong” trong khi sản phẩm được bảo hộ phải được đóng chai tại Cognac Đây là hành vi không trung thực trong việc sử dụng sản phẩm sai nguồn gốc địa lý, vi phạm điểm h khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ Do đó, Công ty Minh Hải không phải là chủ thể được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện quyền quy định tại khoản 2 Điều 125

Thứ tư, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Công ty Minh Hải đã nhập khẩu rượu giả mạo chỉ dẫn rượu mạnh Cognac vào Việt Nam để kinh doanh Hành vi này xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam Và theo khoản 7 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Cognac được bảo hộ tại Việt Nam vô thời hạn kể từ ngày được cấp Giấy chứng

Trang 7

nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý trùng với thời điểm Công ty Minh hải có hành vi xâm phạm

Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận, hành vi nhập khẩu rượu Cognac có dãn nhãn “bottled in Hong Kong” của Công ty Minh Hải đã xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Câu 2: Trong trường hợp có hành vi xâm phạm, những cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành chính Công ty Minh hải?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, bao gồm:

a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thống báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành

vi đó;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Việc Công ty Minh Hải nhập khẩu lô rượu Cognac bị vi phạm về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền sở hữu hữu trí tuệ và theo quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ thì Công ty Minh Hải sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi của mình

Trang 8

Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính như sau:

1 Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.

2 Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.

3 Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây: a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong nước;

b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.

4 Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9,

10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

5 Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị định này.

6 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên

Trang 9

tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Minh Hải , tùy theo mức độ vi phạm, số lượng vi phạm…, công ty có thể bị xử phạt hành chính bởi các cơ quan sau:

- Thanh tra Khoa học và Công nghệ

- Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn có thẩm quyền xử phạt hành chính công ty Minh Hải với hành vi buôn bán, vận chuyển sản phẩm rượu Cognac gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo tại trị trường trong nước

- Hải quan Tỉnh Lạng Sơn có thẩm quyền xử phạt Công ty Minh hải với hành

vi nhập khẩu rượu Cognac gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo

- Cơ quan công an có thẩm quyền xử phạt hành chính Công ty Minh hải với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ sản phẩm rượu có gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính công ty Minh Hải khi buôn bán rượu gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo trên địa bàn phạm vi tỉnh, huyện

Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính Công ty Minh Hải bao gồm: Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Quản lý thị trường, Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Trang 10

Câu 3: Ban quản lý rượu Cognac có thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Cognac cho một doanh nghiệp nhập khẩu rượu này tại Việt Nam không? Vì sao?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Chuyển quyền

sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình”.

Khoản 1 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao”.

Ban quản lý rượu Cognac không thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Cognac cho một doanh nghiệp nhập khẩu rượu này tại Việt Nam vì những lý do sau:

Thứ nhất, xem xét về đối tượng sở hữu công nghiệp ở đây là chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý Rượu Cognac chỉ được bảo hộ nếu sản phẩm rượu được sản xuất và đóng chai tại Cognac,chỉ đích danh một địa chỉ, một vùng miền của Pháp với những đặc trưng nổi bật về thời tiết, khí hậu, môi trường , kinh nghiệm sản xuất của con người nơi đây để tạo ra một loại rượu vang nổi tiếng Do đó, nếu một doanh nghiệp tại Việt Nam được sử dụng tên chỉ dẫn địa lý rượu Cognac để gắn lên những loại rượu khác thì sản phẩm đó không còn có chất lượng, đặc tính của loại rượu vốn được sản xuất tại Cognac

Thứ hai, chỉ chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghệ mới có quyền

chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghệ cho chủ thể khác Ở đây, chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là nhà nước chứ không phải một tập thể, tổ chức hay

Trang 11

cá nhân nào nên Ban quản lý rượu Cognac không thể chuyển giao quyền sử dụng tên chỉ dẫn địa lý cho chủ thể khác

KẾT BÀI

Trên đây là toàn bộ bài làm của em Do hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn Em chân thành cảm ơn!

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);

2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

3 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực

sở hữu công nghiệp;

4 https://vi.wikipedia.org/wiki/Cognac

Ngày đăng: 11/11/2016, 12:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w