1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP THEO MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

31 6K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 406,11 KB

Nội dung

Bài phân tích về ngành thép theo mô hình Michael Porter của nhóm 1 trường DH Ngân Hàng Tp.HCM. Môn: Đầu tư tài chính GV: Trần Tuấn Vinh Bài phân tích rất hay của các bạn sinh viên nhóm 1 thực hiện, đạt điểm cao.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

4 Lê Thị Tuyết Nhung

5 Nguyễn Ngọc Thanh Nhi

6 Sầm Thị Tươi

Lớp D06

Giảng viên: Th.S Trần Tuấn Vinh

Tp Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2016

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 1

1 Phạm Thị Thúy Chuyển 030129130033

Phân tích khả năng

ép giá của khách hàng đến ngành thép

Hoàn thành Khá tốt

2 Nguyễn Ngọc Lâm 030129130688

Phân tích yếu tố khả năng ép giá của nhà cung cấp đến ngành thép, làm slide

Hoàn thành Tốt

3 Võ Mai Diễm My 030129130171

Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế đến ngành thép, viết phần mở đầu

Thuyết trình

Hoàn thành Khá tốt

4 Lê Thị Tuyết Nhung 030129130859

Phân tích rào cản gia nhập ngành thép Thuyết trình

Hoàn thành Tốt

5 Nguyễn Ngọc Thanh

Nhóm trưởng, giới thiệu mô hình

MP, giới thiệu ngành thép, phân tích vĩ mô ngành thép, tổng hợp bài

và chỉnh sửa, và kết luận Thuyết trình

Hoàn thành Tốt

6 Sầm Thị Tươi 030129130350

Phân tích cạnh tranh nội bộ ngành thép

Hoàn thành Khá tốt

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU Thép là ngành công nghiệp nặng quan trọng, đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác trên thế giới như xây dựng, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp sản xuất ô tô, năng lượng…Trong đó, ngành xây dựng thế giới đứng đầu về lượng tiêu thụ, mỗi năm tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng thép toàn cầu, ngành giao thông vận tải đứng thứ hai với

tỷ lệ 16% và ngành cơ khí chế tạo máy đứng thứ ba với tỷ lệ 14%

Giai đoạn 2014-2015 chứng kiến sự suy thoái của ngành thép toàn cầu, tình trạng mất cân bằng cung – cầu diễn ra ở mọi khu vực, khởi nguồn từ suy thoái kinh tế Trung Quốc, quốc gia đang thống trị ngành thép cả về sản xuất và tiêu thụ Điều này dẫn tới những biến động phức tạp về cả giá nguyên vật liệu đầu vào, giá thành phẩm và bán thành phẩm

ở khắp các thị trường Và đương nhiên, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Theo số liệu thống kê 2015, nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 67% tổng lượng sản xuất ra, tương ứng với gần 10 triệu tấn, trong khi nhập khẩu tăng mạnh 32%, tương ứng với 15,7 triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm tới 61%

Tuy ngành vẫn đang hưởng những chính sách bảo hộ của nhà nước nhưng trong trong tương lai khi mà các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực đặc biệt là các FTAs với các cường quốc thép như ACFTA với Trung Quốc, FTA Việt Nam – liên minh kinh tế Á – Âu trong đó có Nga thì ngành thép Việt Nam sẽ bị đe dọa Chính vì vậy, việc phân tích ngành thép với mô hình 5 nhân tố của Michael Porter là hết sức quan trọng Việc phân tích giúp các doanh nghiệp trong ngành định vị được vị trí của mình ở hiện tại cũng như đưa ra những phương án, chiến lược nhằm phát triển bền vững trong tương lai

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MICHAEL E.PORTER 1

1.1 Rào cản gia nhập ngành 2

1.2 Khả năng ép giá của khách hàng 3

1.3 Khả năng ép giá của nhà cung cấp 3

1.4 Áp lực của các sản phẩm thay thế 3

1.5 Cạnh tranh nội bộ ngành 4

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU NGÀNH THÉP VIỆT NAM 4

2.1 Lịch sử ngành thép 4

2.2 Tình hình phát triển 4

2.3 Quy trình sản xuất thép 5

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VĨ MÔ NGÀNH THÉP_ VĨ MÔ KINH TẾ VIỆT NAM QUÝ 1/ 2016 6

3.1 Tăng trưởng kinh tế 6

3.2 Lạm phát 7

3.3 Lãi suất 7

3.4 Tỷ giá 7

3.5 Vốn FDI 8

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP THEO MÔ HÌNH MICHAEL E PORTER (MP) 8

4.1 RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH 8

4.1.1 Lợi thế kinh tế từ quy mô 8

4.1.2 Dị biệt hóa sản phẩm 9

4.1.3 Yêu cầu vốn 9

4.1.4 Chi phí chuyển đổi 9

4.1.5 Sự tiếp cận đến các kênh phân phối 9

4.1.6 Chính sách của chính phủ 10

4.2 KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG 11

4.2.1 Khách hàng chủ yếu và mức độ phân tán 11

Trang 6

4.2.2 Đặc điểm của sản phẩm và chi phí chuyển đổi trong quá trình sử dụng

11

4.2.3 Nguy cơ khách hàng không chuộng sử dụng sản phẩm thép: 12

4.2.4 Tầm quan trọng của sản phẩm đối với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng 12

4.2.5 Mức độ hiểu biết thông tin của người mua về sản phẩm của ngành 13

4.3 KHẢ NĂNG ÉP GIÁ TỪ NHÀ CUNG CẤP 14

4.3.1 Nhiều nhà cung cấp và mức độ tập trung ở mức thấp: 14

4.3.2 Không gây chi phí chuyển đổi lớn 15

4.3.3 Nhà sản xuất có khả năng liên kết dọc: 16

4.4 CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH 17

4.4.1 Số lượng và qui mô của các DN trong ngành 17

4.4.2 Tốc độc và khả năng tăng trưởng của ngành 18

4.4.3 Định phí hoặc chi phí lưu kho cao 19

4.4.4 Công suất tăng nhanh thông qua đầu tư lớn 19

4.4.5 Hàng rào rút khỏi ngành 20

4.4.6 Mức độ quyết tâm đạt thành công của các doanh nghiệp trong ngành 20 4.5 ÁP LỰC TỪ SẢN PHẨM THAY THẾ 21

4.5.1 Các sản phẩm của ngành thép: 21

4.5.2 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế: 22

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MICHAEL E.PORTER

Giáo sư Michael Porter sinh năm 1947, ông là một giáo sư tên tuổi lớn trong lĩnh vực chiến lược cạnh tranh, là một trong những giáo sư lỗi lạc trong lịch sử của Đại học Harvard (Mỹ), ông đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực kinh doanh của nước Mỹ nói riêng

và của thế giới nói chung Những lý thuyết, mô hình về chiến lược cạnh tranh của ông đã được giảng dạy ở khắp các trường kinh doanh trên thế giới Những cuốn sách kinh điển của ông như Lợi thế cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh gia đã trở thành những quyển sách không thể thiếu của giới kinh doanh trong nhiều thập kỷ qua

Năm 1979, trên tạp chí Harvard Business Review đã xuất bản mô hình Porter’s five forces với nội dung là tìm hiểu các yếu tố tạo ra lợi nhuận và doanh thu của ngành và khả năng phát triển của ngành trong tương lai Sau khi ra đời, mô hình này được xem là công

cụ hữu dụng và có hiệu quả trong việc tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận Nó cung cấp các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh để doanh nghiệp duy trì và gia tăng lợi nhuận Theo Michael Porter sức cạnh tranh trong một ngành bất kỳ chịu tác động của năm yếu tố bao gồm:

CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH

ÁP LỰC SẢN PHẨM THAY THẾ

KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG

KHẢ NĂNG ÉP

GIÁ CỦA NHÀ

CUNG CẤP

RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH

Trang 8

1.1 Rào cản gia nhập ngành

Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp mới gia nhập ngành Những doanh nghiệp mới gia nhập một ngành sẽ mang theo năng lực sản xuất mới, khát vọng chiếm thị phần và thường là nhiều nguồn lực đáng kể Mối nguy cơ gia nhập ngành trong một ngành phụ thuộc vào những rảo cản gia nhập hiện có, cùng với phản ứng từ những đối thủ hiện có Nếu các rào cản gia nhập đủ lớn hoặc kẻ mới đến dự đoán được sự trả đũa mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh hiện có, nguy cơ từ doanh nghiệp mới gia nhập ngành sẽ thấp

Có 6 loại rào cản gia nhập ngành:

- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: Yếu tố này ngăn cản gia nhập ngành bằng cách bắt buộc các đối thủ mới gia nhập phải có quy mô lớn và mạo hiểm với sự phản ứng mạnh mẽ

từ những doanh nghiệp hiện có hoặc gia nhập ngành với quy mô nhỏ và chấp nhận bất lợi

về chi phí

- Dị biệt hóa sản phẩm: nghĩa là các doanh nghiệp có đặc trưng về thương hiệu, sản phẩm độc đáo và có được sự trung thành của khách hàng, sự ưa chuộng sản phẩm chỉ đơn giản vì họ là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành Yếu tố này tạo một rào cản gia nhập là buộc các doanh nghiệp mới phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của khách hàng hiện tại Việc này đặc biệt rủi ro có thể sẽ mất tất cả nêu việc gia nhập ngành thất bại

- Yêu cầu về vốn: yêu cầu phải đầu tư nguồn lực tài chính lớn để có thể đứng trong ngành và phải duy trì nguồn vốn mạnh để đầu tư cho các phương tiện sản xuất, cho các hoạt động bán chịu, dự trữ hàng tồn kho…đây là một rào cản khó cho những ai muốn gia nhập ngành nhưng không đủ mạnh về vốn

- Chi phí chuyển đổi: nghĩa là chi phí mà khách hàng phải đối mặt khi chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác Nếu chi phí này lớn, đối thủ muốn gia nhập sẽ phải

có những ưu điểm về chi phí hay chất lượng sản phẩm đủ khiến cho khách hàng từ bỏ nhà cung cấp hiện tại

- Khả năng tiếp cận các kênh phân phối: đối thủ mới muốn gia nhập ngành cần phải đảm bảo một kênh phân phối sản phẩm rộng lớn Do các kênh phân phối sản phẩm hiện tại

đã được các doanh nghiệp hiện tại bao phủ

Trang 9

- Chính sách của chính phủ: Chính phủ có thể hạn chế hoặc cấm tham gia vào một số ngành bằng nhữnng công cụ kiểm soát như điều kiện cấp phép và giới hạn việc tiếp cận nguồn nguyên liêụ thô

1.2 Khả năng ép giá của khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ kèm theo trong doanh nghiệp Họ điều khiển áp lực cạnh tranh thông qua hành vi mua hàng Khách hàng tạo áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp thể hiện ở quy mô khách hàng, vị thế đàm phán giá cả, tầm quan trọng của sản phẩm Nhu cầu thông tin về sản phẩm, chi phí chuyển đổi, tính nhạy cảm đối với giá cả của khách hàng là một trong những áp lực cạnh tranh thật sự đối với doanh nghiệp

1.3 Khả năng ép giá của nhà cung cấp

Khả năng này có các đặc trưng mức độ tập trung của nhà cung cấp thể hiện ở quy

mô, số lượng các nhà cung cấp Nếu thị trường có một vài nhà cung cấp lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh ảnh hưởng tới sản xuất của toàn ngành Khi trên thị trường thị phần của các nhà cung ứng được chia nhỏ thì sức ép cạnh tranh sẽ được giảm xuống, khả năng ảnh hưởng tới ngành cũng giảm xuống Tầm quan trọng của nhà cung ứng thể hiện ở số lượng sản phẩm mà họ cung ứng, sự khác biệt sản phẩm cung ứng, khả năng thay thế của các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành

1.4 Áp lực của các sản phẩm thay thế

Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng sản phẩm thay thế Tính chất khác biệt của sản phẩm càng lớn thì tạo nên sức mạnh cạnh tranh so với sản phẩm thay thế càng cao Tuy nhiên khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì các sản phẩm thay thế ngày càng

có chiều hướng gia tăng, tạo nên sức ép cạnh tranh về sản phẩm thay thế ngày càng trở nên mạnh mẽ

Trang 10

1.5 Cạnh tranh nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo nên cường độ cạnh tranh của ngành Các yếu tố tạo nên sức ép cạnh tranh là lượng cung cầu trong ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành và tầm quan trọng của ngành… Khi cường độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt thì khách hàng ngày càng được hưởng lợi hơn, được tôn trọng hơn, các doanh nghiệp ngày càng phải nổ lực thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

2.1 Lịch sử ngành thép

- Năm 1959, Khu gang thép Thái Nguyên được Trung Quốc giúp xây dựng

- Giai đoạn 1976-1982, mặc dù công nghiệp nặng vẫn được ưu tiên phát triển, song ngành thép vẫn không có những bước phát triển đáng kể nào

- Năm 1990, Tổng công ty Thép được thành lập

- Năm 1995, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã được thành lập Nhiều công ty thép trong nước và nước ngoài ra đời, có 13 dự án liên doanh

- Từ năm 2000 trở đi là giai đoạn nở rộ của các doanh nghiệp thép với sự đa dạng thuộc các loại hình sở hữu khác nhau của các thành phần kinh tế

- Quy mô nhỏ: Trung bình công suất cán thép của một nhà máy ở Việt Nam chỉ khoảng 100.000 tấn/năm

2.2 Tình hình phát triển

- Các chính sách đối với ngành thép trong hai thập kỷ qua ở Việt Nam theo thứ tự

ưu tiên và ưu đãi cao nhất là các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các doanh nghiệp tư nhân trong nước

- Sản lượng sản xuất của các công ty thép trong nước đang dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ thì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thép của thế giới

- Do năng lực cạnh tranh kém của một số doanh nghiệp thép trong nước, phần còn lại là do sự mất cân đối trong các phân khúc sản phẩm thép khác nhau

Trang 11

- Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với sản phẩm thép phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo không hấp dẫn bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào xây dựng và bất động sản

- Các ước tính cho thấy có 30% nhà máy sản xuất thép có quy mô nhỏ và sử dụng công nghệ lạc hậu, 40% sử dụng công nghệ với trình độ trung bình

- Trình độ lạc hậu của ngành thép Việt Nam biểu hiện rõ nét ở công nghệ lò cao; trình độ thấp, chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, công suất nhỏ (thấp xa so với quy hoạch), quy trình sản xuất manh mún

2.3 Quy trình sản xuất thép

Mô hình các công đoạn sản xuất thép

(1) Luyện gang: khí nóng được thổi vào để nung nóng quặng sắt và tạo ra khí carbon monoxide (CO) Khí CO hấp thụ oxy chứa trong quặng sắt và tạo nên cacbon điôxít (CO2), sau đó bị khử đi Còn sót lại là gang, một dạng sắt trong trạng thái lỏng

(Cần một hỗn hợp của 1¾ tấn quặng sắt, ¾ tấn than cốc, ¼ tấn đá vôi, và 4 tấn khí để sản xuất 1 tấn gang trong lò cao)

(2) Luyện thép trong lò thổi hoặc lò điện hồ quang

Trang 12

Lò thổi (BOF): Khí oxy được thổi qua một ống dài trong lò Sau khi hỗn hợp cacbon và silic đã được oxy hóa, nhiệt độ cao làm thép phế liệu tan ra thành kim loại nóng chảy Tại đây kim loại nóng được xử lý để tạo ra sự tương tác giữa các thành phần hoá học

Lò điện hồ quang (EAF): Thép phế liệu được nạp vào lò điện hồ quang Nhiệt tạo ra từ

hồ quang này làm nóng chảy thép phế Các kim loại khác cũng được thêm vào thép để điều chỉnh thành phần hóa học Khí oxy cũng được thổi vào lò để làm sạch thép

(3) Đúc: Sau khi điều chỉnh thành phần hóa học, thép nóng chảy được đúc liên tục để tạo thành phôi vuông hoặc phôi dẹt Phôi vuông là bán thành phẩm sử dụng để cho ra sản phẩm dài, chẳng hạn như thép thanh, thép que, thép dây, thép ray Phôi dẹt là bán thành phẩm sử dụng để làm các sản phẩm thép dẹt như thép tấm

(4) Cán: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng, bán thành phẩm được đưa đến các nhà máy cán chuyên dụng để cán ra sản phẩm cuối cùng: sản phẩm thép dẹt (tấm, lá, ) hoặc sản phẩm thép dài (thép thanh, thép ray, … )

VIỆT NAM QUÝ 1/ 2016

3.1 Tăng trưởng kinh tế

GDP quý I năm 2016 tăng 5.46% so với cùng kỳ năm trước Mức tăng này cao hơn giai đoạn khủng hoảng kinh tê 2012 – 2014 nhưng thấp hơn 6.12 % so với cùng kỳ năm

2015 Tốc độ tăng trưởng thấp (tăng của GDP của Campuchia, Lào, Mianma trên 7%), và

có dấu hiệu chững lại Nguyên nhân được cho là do ngành nông nghiệp tăng trưởng âm bởi tình hình thiên tai khắc nghiệt, một số ngành như xây dựng, bất động sản, tiêu dùng chững lại sau thời gian tăng trưởng nhanh năm 2015 GDP tăng đồng nghĩa doanh nghiệp đang ngày một làm ăn tốt hơn tác động tích cực đến giá cổ phiếu các ngành trong đó có ngành thép làm đầu tư vào sản xuất thép cũng được chú trọng Trong quý I năm nay, một

số sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm 2015: thép thanh, thép góc tăng 32.2%; thép cán tăng 23.7%, sắt thép thô tăng 13.7%

Trang 13

3.2 Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 1.25% so với bình quân cùng kỳ năm 2015, tuy cao hơn so với mức tăng 0.74% của cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI trong quý I của một số năm gần đây Lạm phát cơ bản bình quân

3 tháng đầu năm 2016 tăng 1.76% so với bình quân cùng kỳ năm 2015 Lạm phát năm 2016

dự kiến vẫn duy trì ở mức thấp dưới 5% Lạm phát ở mức thấp sẽ tạo dư địa cho NHNN tiếp tục các biện pháp nới lỏng tiền tệ và duy trì mức lãi suất thấp để kích thích nền kinh tế Nhu cầu tiêu dùng của người dân trong quý I sụt giảm, nguyên nhân đến từ các khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp và sự chững lại của nền kinh tế Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 42,3% tổng số lượng người lao động tại Việt Nam, hoạt động nông nghiệp gặp khó khăn do sự khắc nghiệt của thời tiết đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân thông qua sự sụt giảm về thu nhập và chi tiêu Điều này cũng tác động làm giảm nhu cầu sử dụng thép cho các công trình xây dựng trong giai đoạn hiện nay

3.3 Lãi suất

Từ đầu năm đến nay, lãi suất cho vay của các TCTD duy trì ổn định Lãi suất cho vay ở mức 6,8% - 9% với các khoản vay ngắn hạn, 9,3% – 11% với các khoản vay dài hạn Ngược lại, lãi suất huy động có xu hướng tăng, đặc biệt là các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát Hoạt động ngành thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó làm giảm lợi nhuận

3.4 Tỷ giá

Định hướng của NHNN là tỷ giá không tăng quá 1% trong quý I, mặc dù vậy tỷ giá

có dấu hiệu giảm trong quý, tính đến 31/3 NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ giá trung tâm 39 điểm so với đầu năm 2016, tỷ giá USD/VND giao dịch có xu hướng giảm và xoay quanh mức 22.300 Tuy nhiên, khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành thép phải nhập từ nước ngoài Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công cụ ngăn ngừa

Trang 14

rủi ro về mặt tỉ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá hối đoái đi theo chiều hướng xấu

MICHAEL E PORTER (MP)

4.1 RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH

4.1.1 Lợi thế kinh tế từ quy mô

 Công nghệ và quy mô sản xuất trong ngành thép nhìn chung là nhỏ và không cải tiến nhiều trong những năm vừa qua: theo ước tính cho thấy có 30% nhà máy sản xuất thép

có quy mô nhỏ và sử dụng công nghệ lạc hậu, 40% sử dụng công nghệ với trình độ trung bình

 Hệ thống phân phối: Theo báo cáo về thực trạng hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng thép (tháng 8/2011), cả nước có 462 doanh nghiệp sản xuất, tăng gần 6 lần so với năm 2000 với tổng năng lực sản xuất mỗi năm 2,13 triệu tấn gang, 7,54 triệu tấn phôi thép, 10,875 triệu tấn thép dài, 3,35 triệu tấn thép dẹt, 2,188 triệu tấn thép ống, hộp, 2,487 triệu tấn tôn mạ

 Trong ngành, một số công ty đầu ngành có các hoạt động trong những giai đoạn sản xuất hoặc phân phối nối tiếp nhau như CTCP Tập đoàn Hoa Sen có công ty con là Công ty TNHH MTV Vật liệu Xây dựng Hoa Sen, Công ty TNHH MTV Vận tải và Cơ khí Hoa Sen, lợi thế nhờ quy mô thể hiện ở chỗ vừa có kênh phân phối cũng như có kênh tiêu thụ sản phẩm

Trang 15

 Trụ cột của ngành thép Việt Nam hiện nay: Tôn Hoa Sen, Hòa Phát, Pomina

=> Rào cản theo quy mô TRUNG BÌNH

4.1.2 Dị biệt hóa sản phẩm

Các sản phẩm thép (chủ yếu là thép xây dựng) có tính tiêu chuẩn hoá cao, do đó, có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp thép theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hoá Vậy SP của ngành thép không có tính dị biệt hoá cao đối với người mua

=> Rào cản về đặc trưng sản phẩm THẤP

4.1.3 Yêu cầu vốn

Sản xuất thép là một ngành công nghiệp nặng yêu cầu một lượng vốn lớn đầu tư vào công nghệ sản xuất, đội ngũ nhân công, hoạt động mua bán chịu cho khách, dự trữ hàng tồn kho hoặc bù đắp lỗ khi mới khởi nghiệp… Yêu cầu vốn cho CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CAO Ngay cả khi vốn có sẵn trên thị trường tài chính, việc gia nhập các ngành này có rủi ro mất vốn sẽ khiến các đối thủ gia nhập ngành phải chịu lãi suất cao hơn

=> Rào cản về vốn CAO

4.1.4 Chi phí chuyển đổi

Việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp trong ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế, điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành

=> Rào cản về chi phí chuyển đổi CAO

4.1.5 Sự tiếp cận đến các kênh phân phối

Các chủ thể trong hệ thống phân phối thép bao gồm nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ và các đơn vị trực thuộc các chủ thể này như chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng bán lẻ Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có mạng lưới bán lẻ được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước

=> Rào cản về sự tiếp cận đến các kênh phân phối TƯƠNG ĐỐI CAO

Ngày đăng: 10/11/2016, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w