1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI tập NHÓM nhập môn internet và e learning

18 981 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 335,5 KB

Nội dung

Như vậy, về cơ sở pháp lý cũng như về mặt lý luận thực tiễn, tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học.. Chính vì lẽ đó, ở bài bá

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

rong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù được trang bị nhiều cơ sở vật chất cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống

xã hội Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên là một công việc có vị trí cực

kì quan trọng trong các nhà trường đại học Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi sinh viên mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa học về đời sống xã hội Từ đó có được sự tự tin

trong cuộc sống, công việc bởi năng lực toàn diện của mình[ 1 ].

T

Vấn đề tự học tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII từng nêu rõ:

“Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh

mẽ phong trao tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”[2].

Như vậy, về cơ sở pháp lý cũng như về mặt lý

luận thực tiễn, tự học là hình thức học tập không thể

thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường

đại học Vậy, tự học là gì? Tự học có vai trò như thế

nào? Các phương pháp tự học căn bản của sinh viên

đại học? Để tự học hiệu quả, chúng ta cần vượt qua

những khó khăn gì và cần những kỹ năng nào?

Chính vì lẽ đó, ở bài báo cáo lần này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu đề tài hình thức tự học của sinh viên Đại học, từ đó đưa ra được đánh giá, kết luận cũng như kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm đối với hình thức học tập này

PHẦN 1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC

1 Th.S Dương Thị Thanh Huyền, Bộ môn Khoa học Xã hội & Nhân văn, Quá trình tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên, trang 1;

2 Văn kiện Đảng, Nghị quyết Trung ương Đảng 5 khóa VIII, lưu trữ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, website: Dangcongsan.vn;

1

Trang 2

1 Khái niệm tự học

ự học, tuy đã được nghiên cứu từ lâu[ 3 ] và rất nhiều trên thế giới nhưng lại là

một thuật ngữ gây nhiều tranh luận[ 4 ] Tự học, theo số ít quan điểm cho rằng

là bản thân học một mình mà không có sự giúp đỡ từ ai Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị phản bác rất nhiều vì không thâu tóm được tinh thần và nội dung mà cụm từ tự học hàm chứa Theo các nhà ngôn ngữ và các nhà giáo dục, mặc dù không thể thống nhất với nhau hoàn toàn về định nghĩa tự học là thế nào, nhưng một số nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới định nghĩa về tự học như: Tự học là khả năng tự lo việc học của chính mình (Henri Holec); Tự học là vấn đề về mối tương quan tâm lý của người học với quá trình và nội dung học (David Little); Tự học là tình huống trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi quyết định liên quan đến việc học và thực hiện những quyết định đó.(Lélie Dickinson), Ở Việt Nam, trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho sinh viện trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và

Cao đẳng, Đại học GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập

chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch

sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”.

T

Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 cũng bàn về

khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh

nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình

3 Tự học (learner autonomy) đã được nghiên cứu từ lâu và rất nhiều trên thế giới Từ giữa những năm

1970 đã có sách hay bài viết về vấn đề này (Benn, S I viết bài “Freedom, Autonomy and the Concept

of the Person” năm 1976; Holec H viết quyển “Autonomy in Foreign Language Learning” năm

1981, NXB Oxford).

4 Tự học đã được con người thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi giáo dục chưa trở thành một ngành khoa học thực sự Ở thời kỳ đó, người ta đã biết quan tâm đến việc làm sao cho người học chăm chỉ, tích cực ghi nhớ được những giáo huấn của thầy và hành động theo những điều ghi nhớ đó Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ông thầy để cho học trò tự học, tự đi lên phía trước, nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức học của trò”.Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục như: J.A Comensky (1592-1670); G.Brousseau (1712-1778); J.H Pestalozzi (1746-1872); A.Disterweg (1790-1866) trong các công trình nghiên cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và nhấn mạnh phải khuyến khích người đọc giành lấy trí thức bằng con đường tự khám phá, tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập, đó chính

là hình thức tự học.

2

Trang 3

huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp,… Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”

Tuy có nhiều định nghĩa nhưng vấn đề chính là chúng ta xem tự học là phương tiện hay mục đích cuối cùng, hai cách nhìn này đan xen lẫn nhau và cả hai đều có một

thể là một phần trong quan điểm của chúng ta về việc học[ 5 ].

Từ những quan điểm định nghĩa về tự học nêu trên, nhóm chúng tôi đi đến định

nghĩa về tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc

lập chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình hoặc/và có sự hỗ trợ một phần từ người khác nhằm đạt được mục đích nhất định.

2 Vai trò và ý nghĩa của việc tự học

iệc khuyến khích sinh viên trong các trường Đại học tự học, tự nghiên cứu hiện nay đang là vấn đề nhiều nhà giáo dục, nhiều trường Đại học quan tâm, nhất là theo hình thức đào tạo theo tín chỉ, trong đó có hình thức giáo dục điện tử (E-learning) Tuy nhiên, muốn làm tốt việc này cần giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của việc tự học quan trọng như thế nào đối với bản thân

V

Có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường Đại học Khi một học sinh trở thành một sinh viên Đại học, sinh viên bắt đầu phải làm quen với phương thức học tập hoàn toàn mới mẻ Ở trung học, học sinh chỉ cần nắm vững những kiến thức được giáo viên truyền giảng ở trên lớp và giáo viên liên tục kiểm tra, đánh giá học sinh và có giao bài tập cụ thể Song ở Đại học thì khác hẳn, tự học là phương pháp, cách thức cơ bản của mỗi sinh viên phải quán triệt Bởi vì, phương hướng chủ yếu của trường đại học trong giai đoạn này là nhanh chóng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là làm cho sinh viên tự hoàn

thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu[ 6 ].

Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học ở đại học nói riêng, giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt không thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù

5 Th.S Dương Thị Thúy Uyên, Sinh viên có thể tự học tốt môn Tiếng Anh, trang 2.

6 Phan Bích Ngọc, Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009);

3

Trang 4

giáo viên có kiến thức uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học sinh không chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch và phương pháp học tập hợp lý, không tự giác tích cực trong học tập, thì việc học tập

không đạt kết quả cao được[ 7 ].

Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của hoạt động tự học luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập Như vậy, việc tự học của sinh viên có các vai trò và ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, tự học giúp sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo và nghề

nghiệp trong tương lai Hoạt động tự học đã tạo điều kiện cho sinh viên hiểu sâu tri thức, mở rộng kiến thức, củng cố ghi nhớ vững chắc tri thức, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mới;

Thứ hai, tự học không những giúp sinh viên không ngừng nâng cao chất

lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn giúp họ có được hứng thú thói quen và phương pháp tự thường xuyên để làm phong phú thêm, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình Giúp họ tránh được sự lạc hậu trước sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay, nhất là đối với hình thức giáo dục từ xa E-learning;

Thứ ba, tự học thường xuyên, tích cực, tự giác, độc lập không chỉ giúp sinh

viên mở rộng đào sâu kiến thức mà còn giúp sinh viên hình thành được những phẩm chất trí tuệ và rèn luyện nhân cách của mình Tạo cho họ có nếp sống và làm việc khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, hứng thú học tập và lòng say mê nghiên cứu khoa học

Tự học không chỉ có vai trò và ý nghĩa đối với bản thân người học mà còn góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học và đào tạo Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò trách nhiệm của người giáo viên mà dưới sự tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo của người giáo viên, học sinh đã biết cách tự học, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại

3 Phân biệt giữa tự học với hình thức học thụ động

7 Phương pháp tự học, Khoa y học Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh;

4

Trang 5

Thứ nhất, về phương pháp giảng dạy

ình thức học thụ động thông thường gắn liền với phương pháp đào tạo theo niên, chủ yếu nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của người dạy,

“không thầy đố mày làm nên” Toàn bộ các kiến thức của môn học được

giảng viên trình bày một cách tuần tự và đầy đủ trên lớp Vì vậy, thời gian giảng dạy trên lớp được bố trí với thời lượng lớn, còn thời gian tự học của sinh viên ít Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy sao cho sinh viên chủ yếu làm việc tại lớp, chính vì vậy, sinh viên chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu và thường thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức Trong khi đó, hình thức tự học lại là đặc trưng cơ bản của phương pháp đào tạo theo tín chỉ, nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của người học Người học sẽ tự nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm, thảo luận, và tự kiểm tra, đánh giá sinh viên tự nhận thức vấn đề thông qua các bài tự kiểm tra, bài tập nhóm; tuy nhiên, vẫn có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên

H

Thứ hai, về phương pháp học tập

Đối với hình thức học thụ động, kế hoạch học tập được nhà trường xây dựng sẵn và sinh viên thực hiện theo kế hoạch đó Chính vì vậy, sinh viên không cần đăng

ký kế hoạch học tập, không cần quan tâm lựa chọn môn học và xây dựng tiến độ học tập riêng Trước khi lên lớp, không đặt nặng yêu cầu sinh viên đọc tài liệu Sinh viên chủ yếu tiếp thu những kiến thức được giáo viên truyền đạt trên lớp Khi về nhà, sinh viên học lại các kiến thức đã được học trên lớp, từ đó làm cho quá trình học của sinh viên trở nên thụ động, không kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của sinh viên

Còn đối với hình thức tự học, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập, phải biết lựa chọn môn học và tiến độ học tập sao cho phù hợp với sở thích, năng lực và hoàn cảnh riêng Sinh viên cần phải tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm nhiều hơn

Thứ ba, công cụ hỗ trợ việc học

5

Trang 6

Trước đây, sinh viên chỉ tập trung chủ yếu vào sách, giáo trình và việc ghi chép thông qua phương tiện bút, giấy, phấn, Do bị thụ động trong việc học tập, sinh viên chỉ làm theo những yêu cầu của giáo viên đưa ra, ít có tính chủ động tìm kiếm phương tiện học tập thích hợp cho bản thân Tuy nhiên, với hình thức tự học, ngoài việc nghiên cứu giáo trình, chăm lên thư viện đọc sách, chủ động hỏi giáo viên, bạn

bè, sinh viên còn phải có kỹ năng tìm kiếm thông tin học liệu qua internet, đặc biệt là trong hình thức giáo dục từ xa E-learning

PHẦN 2.

HÌNH THỨC - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG TỰ HỌC CĂN BẢN

1 Các hình thức - phương pháp tự học căn bản

ới tinh thần cốt yếu là lấy người học làm trung tâm, tự học đã được nhiều học giả nghiên cứu và cụ thể thành nhiều phương pháp cụ thể như: Phương pháp hợp tác- cooperative methods (kết hợp các thành viên để tự học), phương pháp tích cực - active methods (giáo viên gợi ý - sinh viên tự nghiên cứu), Phương pháp cá thể hóa (sinh viên chủ động nghiên cứu học tập), Phương pháp nêu vấn đề (học viên tranh luận vấn đề), … trong đó Phương pháp tích cực được nghiên cứu triển khai rộng hơn cả Theo phương pháp này, giáo viên đóng vai trò gợi

sự chú ý kích thích, thúc đẩy sinh viên tự hoạt động Vì thế, người học đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, còn người dạy là chuyên gia của việc học Các phương pháp tự học căn bản trên đây mang tính học thuật chuyên sâu, thể hiện được chiến lược học tập trên tầm vĩ mô Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau, nhóm nhận thấy rằng mỗi hình thức tự học sẽ gắn liền với phương pháp nhất định Dưới đây, nhóm sẽ đưa ra 04 hình thức - phương pháp cơ bản trong việc tự học

V

1.1 Tự học hoàn toàn qua đọc tài liệu

Tự học hoàn toàn là việc không có giáo viên hướng dẫn, sinh viên học thông qua tài liệu Các tài liệu hướng dẫn thông thường là giáo trình, sách và tài liệu tham khảo Sinh viên có thể học tại nhà hoặc lên thư viện tìm đọc những tài liệu phục vụ

6

Trang 7

trực tiếp tới môn học Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức,

cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được

Ưu điểm của tự học hoàn toàn là sinh viên chủ động và nỗ lực rất nhiều trong việc học, có ý chí phấn đấu không ngừng mới có thể tự lực cánh sinh được như vậy Tuy nhiên, sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, sự hệ thống hóa thông tin không được rõ ràng, khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không

tự đánh giá được kết quả tự học của mình Từ đó sinh viên dễ chán nản và không tiếp tục tự học

1.2 Tự học qua sự định hướng của giáo viên, cố vấn học tập

Ở hình thức – phương pháp tự học này, sinh viên vẫn là người tự học song có

sự định hướng trước của giáo viên giảng dạy và cố vấn học tập Sinh viên sẽ học tập

có định hướng và theo kết cấu bài giảng, theo đó sinh viên sẽ nắm bắt được hệ thống kiến thức nhiều hơn so với hình thức – phương pháp tự học hoàn toàn qua tài liệu.Sự truyền tải thông tin sẽ đi theo hai chiều, giáo viên, cố vấn học tập hướng dẫn và sinh viên không nắm rõ có thể hỏi lại trực tiếp/gián tiếp về vấn đề này

1.3 Tự học qua làm việc nhóm, trao đổi, tranh luận giữa các thành viên

Ở hình thức – phương pháp này, sinh viên sẽ thực hiện việc tự học theo nhóm thay vì học một mình đơn lẻ Khi kết hợp theo nhóm, các khuyết điểm của người này

sẽ được bù đắp bằng ưu điểm của người khác Sự nỗ lực của nhóm sẽ kích thích các thành viên chủ động và hiệu quả Các thành viên có sự phân công và nhiệm vụ nghiên cứu, học tập từng mảng, sau đó sẽ truyền nhau kiến thức qua việc tranh luận một vấn

đề trong quá trình tự học Hình thức – phương pháp này có tính hiệu quả cao song đòi hỏi người nhóm trưởng phải làm chủ được các hoạt động thảo luận và dẫn dắt vấn đề một cách khéo léo, linh hoạt nhất

1.4 Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa)

Sinh viên được nghe giáo viên giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với giáo viên, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn Với hình thức tự học này, sinh viên sẽ đánh giá được kết quả học tập của mình thông

7

Trang 8

qua các bài tập trắc nghiệm trực tuyến Học qua phương tiện thông tin là ứng dụng tiêu biểu trong quá trình đào tạo từ xa – giáo dục điện tử E-learning

Hình thức tự học E-learning là đỉnh cao của sự ghi nhận lấy người học làm trung tâm Bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại, E-learning có tính hấp dẫn và lôi cuốn thông qua sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học

Bên cạnh đó E-learning có tính linh hoạt cao, giúp sinh viên có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình Trong hình thức – phương pháp tự học này, sinh viên có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau, với giảng viên qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực tuyến (chat), thư từ (e – mail) Tâm lí của sinh viên cũng dễ chịu, mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và người học dần dần bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm Các buổi học tập trung sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có thể gặp gỡ nhau trao đổi các ý kiến, tranh luận cũng như học hỏi các kinh nghiệm từ các giảng viên doanh nghiệp

Ngoài ra, còn có các hình thức - phương pháp tự học khác như tự học thông qua làm bài tập nhóm, tiểu luận, báo cáo; tự học thông qua chương trình hội thảo; tự học từ công việc thực tế, Tuy nhiên, các hình thức – phương pháp trên đây cũng chỉ

là một phần nhỏ trong các hình thức - phương pháp kể trên

2 Kỹ năng tự học căn bản

ự học là vô cùng quan trọng vì nó khai thác triệt để thời gian nhàn rỗi trong sinh viên và sinh viên có thể xoáy sâu nghiền ngẫm những điều thầy cô hướng dẫn, giảng giải trên lớp Điều đáng quan tâm là tự học sẽ rèn luyện khả năng nghiên cứu, tiếp cận tri thức Ngày nay, tiếp cận tri thức là phải xử lý thông tin Xử lý thông tin một cách đúng đắn, sáng tạo trong môi trường thông tin đa chiều xen lẫn sự phức tạp và động cơ của người đưa tin là điều chẳng dễ dàng gì Muốn có

tri thức thì không thể không tiếp cận thông tin[ 8 ].

T

2.1 Kỹ năng đọc và tư duy

8 GD&TĐ - Th.S Trần Khải Định, Sinh viên phải làm gì để tự học? - Trường Cao đẳng truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam;

8

Trang 9

Trong quá trình tự học của sinh viên, kỹ năng đọc tài liệu, thông tin được coi

là khâu quan trọng đầu tiên giúp sinh viên tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp

tự học hiệu quả Để đọc tài liệu hiệu quả thì sinh viên phải có phương pháp đọc:

Thứ nhất, đọc có suy nghĩ: Khi đọc cần phải tập trung tư tưởng Khi đọc chỗ

chưa thông, chưa nắm vững cầm phải ngưng để đọc kỹ, ôn lại Đọc để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến;

Thứ hai, đọc có hệ thống: Khi đọc bất kỳ tài liệu nào, sinh viên nên đọc lướt

nhanh toàn bộ phần tổng quát của tài liệu để nắm sơ bộ nội dung thông tin Sau đó, tuỳ vào mục đích đọc mà đọc kỹ một lần hay nhiều lần Cuối cùng là cần rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau để dễ nắm được nội dung tài liệu;

Thứ ba, đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi,

chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này;

Thứ tư, đọc có ghi nhớ: Đọc tài liệu là học tập tích cực nên cần kèm theo việc

ghi chép để nhớ lâu Đọc tài liệu cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần

đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp[ 9 ].

2.2 Kỹ năng nghe kết hợp ghi chép

Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của giảng viên, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình

9 Mai Nghiêm, Tự học của sinh viên – yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy; Hội thảo đổi mới phương pháp dạy và học; Đại học Tiền Giang;

9

Trang 10

2.3 Kỹ năng khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập

Hiện nay, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật đã đặt những viên đá nền tảng cho việc vận dụng công nghệ số vào quá trình giảng dạy Thay vì phải lên thư viện như trước đây, đọc các thông tin trong tài liệu văn bản, sinh viên có thể học trực tiếp bằng thiết bị điện tử có nối mạng internet Một trong những hình thức – phương pháp đào tạo đề cao sự tự học đó là E-learning Để tự học bằng phương thức này, sinh viên cần có kỹ năng sử dụng thành thạo internet nhằm bổ trợ cho quá trình học như kỹ năng trao đổi thông tin trên diễn đàn, kỹ năng giao tiếp qua e-mail, webcam, kỹ năng download tài liệu, kỹ năng làm bài trắc nghiệm trực tuyến, Như vậy, sinh viên cần phải thực sự thành thạo trong việc sử dụng thiết bị số mới có thể tự học một cách hiệu quả trong giai đoạn hiện nay

2.4 Kỹ năng nói, vấn đáp, thuyết trình, hùng biện, tranh luận

Trong quá trình học tập, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng nói nhiều nhất, bởi

lẽ phải tiếp xúc với nhiều mối quan hệ xã hội Bên cạnh đó, phải có thêm kỹ năng vấn đáp, tức là hỏi hoặc/và trả lời câu hỏi Ngoài ra, trong các giờ thảo luận, sinh viên còn phải vận dụng các kỹ năng về thuyết trình, hùng biện và tranh luận trước một vấn đề học tập

2.5 Kỹ năng lập kế hoạch tự học

Kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học cần tuân thủ các nguyên tắt sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra

Trong kế hoạch hóa việc tự học, còn phải lập phương án ôn tập – kiểm tra hiệu quả Kỹ năng này được chia làm hai nhóm là kỹ năng ôn, kỹ năng tập luyện Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài Việc tái hiện bài giảng dựa vào

10

Ngày đăng: 10/11/2016, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo, Trần Bá Hoành, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tháng 7/1998 Khác
2. Quá trình tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên, Th.S Dương Thị Thanh Huyền, Bộ môn Khoa học Xã hội & Nhân văn Khác
3. Văn kiện Đảng, Nghị quyết Trung ương Đảng 5 khóa VIII, lưu trữ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, website: Dangcongsan.vn Khác
4. Sinh viên phải làm gì để tự học? - Th.S Trần Khải Định, Trường Cao đẳng truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam Khác
5. Tự học của sinh viên – yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy;Hội thảo đổi mới phương pháp dạy và học; Mai Nghiêm, Đại học Tiền Giang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w