Thứ hai, nghiên cứu giá trị xã hội của thể thao giải trí tức là nghiên cứu những giá trị đối với sức khỏe thể chất bao gồm sức khỏe tâm, sinh lý; sức khỏe tinh thần và giá trị xã hội của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
–––––––––––––––––––––
LÊ HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA
THỂ THAO GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
BẮC NINH, 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
–––––––––––––––––––––
LÊ HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA
THỂ THAO GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Lê Hoài Nam
Trang 4Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ
1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội 4
1.1.1 Vị trí địa chính trị, địa kinh tế và tổ chức hành chính 4
1.2.2 Sơ lược lý luận về thể thao giải trí 13
1.3 Khái quát lý luận về đặc điểm và giá trị 23
Trang 52.2.2 Khách thể nghiên cứu 36
3.1 Nghiên cứu đánh giá đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội 38
3.1.2 Đánh giá thực trạng về tình hình thể thao giải trí ở Hà Nội 43
3.1.3 Khảo sát về đặc điểm xã hội của những người tham gia hoạt động
thể thao giải trí
52
3.2 Đặc điểm hoạt động của các tổ chức thể thao giải trí ở các quận
của Hà Nội
71
3.2.1 Mô hình tổ chức tập luyện thể thao giải trí ở các quận 71
3.2.2 Đặc điểm hoạt động của các tổ chức thể thao giải trí ở Hà Nội 73
3.3.1 Giá trị về sức khỏe thể chất của thể thao giải trí 96 3.3.2 Giá trị về sức khỏe tinh thần của thể thao giải trí 102 3.3.3 Giá trị đối với các mặt khác của thể thao giải trí 107 3.3.4 Bàn luận về giá trị của thể thao giải trí 113
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang 7Thể loại Số TT Nội dung Trang
1.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Hà Nội thời kỳ
2005-2012
6
3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia để lựa chọn chỉ
tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở Hà Nội
Sau trg.41 3.2 Tỷ lệ người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên
trên địa bàn các quận
44
3.3 Nhóm môn thể thao người dân tham gia tập luyện trong
một tuần
45
3.4 So sánh số người tham gia tập luyện ở các nhóm môn
thể thao giải trí khác nhau
46
3.5 Số lượng công trình thể thao do nhà nước quản lý trên
địa bàn
47
3.6 Tổng diện tích đất dành cho TDTT và các khu vui chơi
giải trí hiện nay
3.13 Ảnh hưởng các phương tiện giao thông đến sự tham
gia tập luyện của người tập thể thao giải trí
58
3.14 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ
phục vụ đối với các nhóm người tập thể thao giải trí
3.18 Các nguyên nhân khó khăn không thường xuyên tham
gia các hoạt động thể thao giải trí
62
3.19 Các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích trong năm của
người tập thể thao giải trí
63 Bảng
3.20 Thời gian tập luyện trong tuần của người tham gia thể 64
Trang 83.21 Đánh giá về hệ thống công viên, dịch vụ giải trí và các
vấn đề liên quan
Sau tr.64 3.22 Khảo sát thu nhập cá nhân của người tập thể thao giải
3.24 Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí riêng lẻ
75
3.25 Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo nhóm
78
3.26 Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo nhà văn hóa phường
81
3.27 Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo câu lạc bộ TDTT
84
3.28 Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo trung tâm TDTT
87
3.29 Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể
thao giải trí theo câu lạc bộ TDTT trường học
89
3.30 Mức độ đồng thuận về đặc điểm các loại hình hoạt
động của tổ chức thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội
90
3.31 Giá trị đối với sức khỏe thể chất của người dân các
quận Hà Nội tham gia thể thao giải trí
96
3.32 Giá trị về sức khỏe tinh thần đối với những người tập
thể thao giải trí
103
3.33 Giá trị đối với các mặt khác của những người tập luyện
thể thao giải trí ở Hà Nội
Trang 93.9 Số người tham gia thể thao giải trí theo mức thu nhập 67 3.10 Mức độ đồng thuận về các đặc điểm các loại hình hoạt
động của các tổ chức thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội
91
3.11 Thể thao giải trí tác động đối với hình thái cơ thể 98 3.12 Tình hình ăn ngủ của những người tập thể thao giải trí 98 3.13 Hiện trạng nhịp thở và huyết áp của những người tập thể
thao giải trí
99
3.14 Tình trạng bệnh tình của những người tập thể thao giải trí 100 3.15 Khả năng vận động của những người tập thể thao giải trí 101 3.16 Tự đánh giá về trạng thái sức khỏe của người tập thể thao
giải trí
102
3.17 Tự đánh giá của người tập thể thao giải trí về một vài đặc
điểm của quá trình tâm lý
105
3.18 Khả năng tự lượng sức mình và làm chủ bản thân của
người tập thể thao giải trí
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức thể thao giải trí ở các quận nội thành
Hà Nội
73
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
Từ khoảng năm 1010 dưới thời nhà Lý, nước ta đã có sự manh nha hình thành thể dục thể thao quần chúng như: thể thao dân tộc, các bài tập luyện quân, thể thao quốc phòng, trò chơi dân gian Trải qua hàng trăm năm, thể dục thể thao quần chúng mới bước đầu được hoàn thiện về nội hàm, cơ cấu Năm
2006 Quốc hội ban hành “Luật thể dục, thể thao” quy định nội hàm, cơ cấu của thể dục thể thao quần chúng của nước ta bao gồm: thể thao dân tộc, thể dục thể thao cho người cao tuổi, thể dục phòng bệnh, chữa bệnh, thể dục thể thao cho người khuyết tật, thể thao quốc phòng và thể thao giải trí Trong đó thể thao giải trí là nội hàm quan trọng nhất của thể dục thể thao quần chúng theo xu thế của thế giới trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, nhờ công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế - xã hội nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Chính điều kiện thuận lợi này đã giúp cho thể thao giải trí ở nước ta bắt đầu phát triển, từng bước theo xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực
Theo xu thế này, thể thao giải trí ở Hà Nội đang được phát triển mạnh
mẽ Thể thao giải trí đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đem lại những kết quả tốt, tuy nhiên còn cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển Trong các kết quả nghiên cứu về thể thao giải trí chưa thấy nghiên cứu sâu về đặc điểm, giá trị của thể thao giải trí Trong khi đó đây lại là những vấn
đề quan trọng, cần thiết làm rõ để có căn cứ và tính kích thích tiếp tục phát triển thể thao giải trí đạt hiệu quả cao hơn
Thể thao giải trí được xác định giữ vị trí quan trọng nhất trong thể dục thể thao quần chúng, cần nghiên cứu ngày càng sâu hơn Chính vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài khoa học: “Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội”
Đây là một đề tài khoa học cần thiết nhưng tương đối rộng, vì vậy tác giả giới hạn một số vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu như dưới đây:
Trang 12Nghiên cứu đặc điểm xã hội của thể thao giải trí giới hạn ở các đặc điểm
có liên quan tới hoạt động thể thao giải trí trong xã hội
Thứ hai, nghiên cứu giá trị xã hội của thể thao giải trí tức là nghiên cứu những giá trị đối với sức khỏe thể chất (bao gồm sức khỏe tâm, sinh lý); sức khỏe tinh thần và giá trị xã hội của thể thao giải trí có liên quan đến công việc lao động, học tập, năng lực lao động, quan hệ xã hội
Chính nhờ những giá trị đối với xã hội của thể thao giải trí, lĩnh vực này mới có triển vọng phát triển mạnh mẽ sau này
Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn phát triển thể thao giải trí, một bộ phận quan trọng của thể dục thể thao quần chúng để làm sáng tỏ đặc điểm, giá trị đối với xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội, tạo bước tiến có hiệu quả cho sự phát triển thể thao giải trí
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để đạt mục đích nói trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau :
Nhiệm vụ 1: Đánh giá một số đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở Hà
Nội
Nhiệm vụ 2: Đặc điểm hoạt động của tổ chức thể thao giải trí ở Hà Nội
Nhiệm vụ 3: Giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
Giả thuyết khoa học:
Nếu làm rõ được đặc điểm và những giá trị của thể thao giải trí ở Hà Nội, thì thể thao giải trí của Hà Nội có sơ sở và động lực phát triển mạnh mẽ hơn
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đây là một đề tài có tính khoa học và thực tiễn cao vì chưa có công trình khoa học nào đánh giá đúng thực tiễn phát triển thể thao giải trí ở Hà Nội những năm qua, chưa xác định được đặc điểm phát triển cũng như giá trị đối với xã hội của thể thao giải trí Đề tài thực hiện sẽ giải quyết được vấn đề này
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Trang 13Đề tài đánh giá được một cách tổng thể thực trạng và đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở 12 quận nội thành Hà Nội, đánh giá được tổ chức hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở Hà Nội đồng thời đánh giá được tác động tích cực của thể thao giải trí đối với cuộc sống của những người tham gia tập luyện thể thao giải trí về các mặt: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và giá trị xã hội của thể thao giải trí liên quan đến công việc lao động, học tập, các mối quan hệ xã hội
Trang 14Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội
1.1.1 Vị trí địa chính trị, địa kinh tế và tổ chức hành chính
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và thứ hai về dân số với 6,449 triệu người Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc Khi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 12 quận và 18 huyện ngoại thành Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả nước Theo số liệu năm
2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu Năm
2008, GDP của thành phố tăng khoảng 10,6%, GDP bình quân đầu người đạt
1069 USD/năm [70], [71] Hà Nội có vị trí địa chính trị, địa kinh tế tạo ra nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển thể dục thể thao trong bối cảnh kinh tế trong nước tăng trưởng khá, tăng cường toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
Trang 15Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là nơi diễn ra nhiều quan hệ và sự kiện quốc tế quan trọng Cả nước có trách nhiệm và ưu tiên các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội
Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Bộ, nơi quy tụ và xuất phát của nhiều trục giao thông quốc gia và quốc tế Từ Hà Nội có thể dễ dàng đi đến các tỉnh của cả nước và các nước bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, cơ bản đã được cải tạo, nâng cấp, mở rộng
1.1.2 Tiềm năng và lợi thế về kinh tế
Hà Nội có quy mô kinh tế lớn tạo cơ sở kinh tế thuận lợi cho phát triển thể dục, thể thao:
Tiềm lực kinh tế Hà Nội tăng đáng kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hà Nội năm 2012 đạt 326,47 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), tương đương với 15,55 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 10% cả nước Nếu xét theo thứ tự về quy mô GDP theo tỉnh, thành cả nước, thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai và bằng 51,2% tổng GDP của địa phương đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh [70], [71]
GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 46,9 triệu đồng, tương đương 2.233 USD Dự báo năm 2020 đạt 7.100-7.500 USD Tốc độ tăng trưởng kinh
tế luôn cao gấp 1,4-1,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước Dự báo thời kỳ 2011-2020 tăng 11,5-12%/năm và thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố thời kỳ 2011-2020 dự báo là 3.900-4.100 nghìn tỷ đồng
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh: năm 2008 là 72.407 tỷ đồng, năm 2010 là 108.301 tỷ đồng và năm 2012 là 131.407 tỷ đồng
Chi ngân sách địa phương: năm 2008 là 38.320 tỷ đồng, năm 2010 là 75.279 tỷ đồng và năm 2012 là 53.440 tỷ đồng
Kinh tế phát triển ngày càng cao khiến nhu cầu tập luyện thể dục thể thao, nhu cầu giải trí của người dân càng tăng Ngoài các mô hình thể thao giải trí phổ cập được phát triển nhiều nơi, hiện nay, có rất nhiều các câu lạc bộ, các
Trang 16trung tâm thể thao giải trí mới được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện, nhu cầu giải trí thư giãn của người dân thành phố như: Hà Nội Club (76 Yên Phụ) là địa điểm tập Golf trên mặt hồ Tây; Star Bow (Phường Kim Liên, Đống Đa) là trung tâm vui chơi giải trí bao gồm Bowlling, thể dục thẩm mỹ, thể dục thể hình, game ; câu lạc bộ mô hình Tàu thủy sinh hoạt vào các chiều thứ 6 tại
hồ Đống Đa gồm khoảng trên 100 thành viên; câu lạc bộ mô hình Ôtô do những người ưu thích môn thể thao này thành lập và sinh hoạt tại Sân vận động Mỹ Đình vào các sáng chủ nhật; Câu lạc bộ mô hình Máy bay, nhảy dù
và dù lượn sinh hoạt vào các ngày thứ 7 tại quận Long Biên, Trượt cỏ ở Láng Hòa Lạc…
Là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước, Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều lao động trí óc, với đặc thù này nhu cầu giải trí ngày một tăng cao Các dịch vụ cho giải trí như vậy cũng ngày càng phát triển theo nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn của người dân
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Hà Nội thời kỳ 2005-2012 [70]
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012
Thu nhập và mức sống của dân cư Hà Nội cao hơn gần 1,2 lần so với mức bình quân cả nước và các tỉnh
Trên địa bàn Hà Nội tập trung nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng tài trợ cho các hoạt động TDTT và đầu tư phát triển cơ sở TDTT theo chủ trương xã hội hóa Tất cả những yếu tố trên tạo thành tiềm năng và lợi thế kinh tế của Hà Nội trong phát triển sự nghiệp TDTT
1.1.3 Tiềm năng về xã hội
Trang 17Hà Nội có truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi tập trung nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể nổi trội, đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước, nên có tiềm năng và lợi thế lớn về xã hội cho phát triển TDTT, thể hiện bằng những đặc trưng chủ yếu sau:
Quy mô dân số lớn, tăng nhanh và đô thị hóa diễn ra nhanh: Hà Nội có quy mô dân số lớn thứ hai trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau TP
Hồ Chí Minh) Dân số năm 2012 có 6.957,3 nghìn người, chiếm 7,84% tổng dân
số cả nước Dân số tăng nhanh, trong thời kỳ 2006-2016 là 2,4%/năm, có năm lên đến 3,1% (năm 2008) và tăng qua các năm, chủ yếu do tăng cơ học (di cư)
Bảng 1.2 Dân số Hà Nội thời kỳ 2005-2012 [70]
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012
Dự báo dân số năm 2015 có 7,3 triệu người, năm 2020 có 7,3-7,9 triệu người và năm 2030 có 9,0-9,2 triệu người Dân số đô thị năm 2020 có 4,0-4,5 triệu người (chiếm 54-58% tổng dân số) và năm 2030 có 6,2-6,5 triệu người (chiếm 65-68% tổng dân số)
Tốc độ phát triển đô thị ở mức nhanh nhất so với các địa phương cả nước trong những năm gần đây Nhiều khu đô thị mới được triển khai xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được duy trì và tập trung đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ Nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng đã hoàn thành Triển khai xây dựng một số công trình lớn, cải tạo nhiều hồ, công viên, tạo ra những cơ hội mới cho người dân thủ đô tổ chức các hoạt động TDTT [70], [71], [106]
Trang 18Dân số lớn, tăng nhanh tạo ra nhu cầu lớn về phát triển TDTT, một mặt
là tiềm năng, song khi quy mô lớn, mật độ cao và tăng nhanh thì cũng gây áp lực lớn đối với cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT, nhất là trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn khan hiếm
Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn và vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - cách mạng, nơi tập trung nhiều cơ
sở văn hóa nghệ thuật và là nơi có nhiều môn thể thao dân tộc truyền thống nổi tiếng như vật dân tộc, võ dân tộc, cờ tướng, các trò chơi dân gian từ đó cần được khai thác, phát huy trong quá trình phát triển TDTT
Hà Nội là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn của cả nước: tính đến năm
2012, trên địa bàn Hà Nội có 1.500 trường phổ thông các cấp (với gần 1,1 triệu học sinh), hơn 90 trường đại học, cao đẳng (với hơn 872 nghìn sinh viên), gần
100 nghìn sinh viên trung cấp chuyên nghiệp và hàng chục cơ sở dạy nghề Lực lượng học sinh, sinh viên vừa là chủ thể hoạt động TDTT rất tích cực, vừa
là đối tượng thụ hưởng các dịch vụ TDTT, vừa là nguồn vận động viên tài năng, vận động viên dự bị để tuyển chọn đào tạo ra những vận động viên tài năng trong tương lai
Hà Nội là trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học lớn trong đó có nhiều cơ sở liên quan đến hoạt động TDTT Vì vậy, Hà Nội dễ dàng phối hợp với các cơ sở nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và y sinh học thể thao trong quá trình phát triển sự nghiệp TDTT của thành phố
1.2 Khái quát về thể thao giải trí
1.2.1 Một vài khái niệm có liên quan
Vui chơi thư giãn:
Vui chơi thư giãn là đặc trưng của hoạt động giải trí, nó là một nhu cầu của con người Thoả mãn nhu cầu này là để đạt được niềm vui Nghiên cứu về vui chơi thư giãn, chính là quá trình làm thế nào để có được niềm vui Niềm vui và hạnh phúc càng nhiều thì tâm lý, tinh thần càng được thoả mãn Nó
Trang 19được xây dựng trên nền tảng vật chất nhất định, đồng thời là điều kiện của niềm vui, hạnh phúc của mọi người
Mục đích của vui chơi thư giãn là niềm vui, mà niềm vui là một trong những trạng thái lý tưởng của cuộc sống Niềm vui thúc đẩy sự khoẻ mạnh của tâm hồn và thể chất Nghiên cứu về vui chơi thư giãn từ góc độ sinh lý và tâm
lý, có thể thúc đẩy hoạt động TDTT phát triển
Từ một góc độ nào đó thì thể thao và thư giãn là một Niềm vui chính là một loại cảm giác, nó là sự ước vọng của mọi người, dần dần trở thành một lời cầu chúc trong cuộc sống và hoạt động thể thao dân gian phương Đông đa số là các hoạt động tổ chức vào các ngày lễ tết, mang đến cho mọi người niềm vui
và sự đoàn kết trong cuốc sống
Vui chơi thư giãn là hoạt động ngoài quá trình lao động sản xuất Niềm vui là một hiện tượng tâm lý, nguyên nhân dẫn đến niềm vui và con đường để đạt được nó rất đa dạng Từ sau thế kỷ 19, con người đã bắt đầu nghiên cứu về trạng thái niềm vui Niềm vui trong TDTT chủ yếu bao gồm cảm giác thoả mãn về tri thức, cảm giác vui vẻ, hưng phấn khi trình độ kỹ thuật được nâng lên Chơi thể thao là thư giãn, xem ca nhạc là thư giãn, đọc tiểu thuyết là thư giãn Tác dụng của các hoạt động thư giãn trên đều là đem lại niềm vui cho con người Ngoài ra, khi tham gia hoặc xem người khác chơi thể thao, người ta
sẽ hoà mình vào môi trường giải trí thuần tuý mà không phải bận tâm đến hoạt động thường ngày, thậm chí quên hết tất cả Lúc đó con người có niềm vui là những trải nghiệm về cuộc sống Vậy, vui chơi thư giãn là hoạt động mang đến niềm vui, thoải mái cho con người
Giải trí:
Nói về giải trí, nhiều từ điển đều giải thích với hàm ý, đó là sự thoải mái, vui vẻ Từ điển Bách khoa đã đưa ra khái niệm giải trí là: “làm cho trí óc thảnh thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt động gây được hứng thú” [85, trg 579]
Trang 20Theo Trương Hồng Đàm, thuộc tính cơ bản của khái niệm giải trí là thuộc về yếu tố tinh thần, làm tiêu tan phiền muộn, nảy sinh khoái cảm [100]
Nói đến giải trí chúng ta không thể không đề cập đến các phương thức giải trí, bởi nó sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn khái niệm giải trí
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, giải trí có 3 phương thức:
Một là, giải trí gắn liền với vui chơi thư giãn Phương thức này thường bao gồm giải trí thân thể, giải trí thực dụng, giải trí văn hóa, giải trí xã hội
Hai là, giải trí liên quan tới văn hóa Giải trí này thường gắn liền với các sản phẩm văn hóa giải trí như chiêu đãi, đón tiếp, xem ca nhạc, kịch xiếc, điện ảnh, tivi
Ba là, giải trí hiện thực thông thường Đó là giải trí có tính phổ cập, chủ yếu bao gồm du lịch giải trí, văn hóa giải trí, xổ số, đặt cược, thể thao giải trí [9, trg 21-22]
Thể thao giải trí không chỉ bao hàm các phương tiện hoạt động thể lực, còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí tuệ, thư giãn, thưởng thức thi đấu biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn Như vậy, thể thao giải trí được coi là phương thức sinh hoạt giải trí, văn minh, sức khỏe và khoa học của con người
Ở nước ta, một số nội dung các loại hình thể thao giải trí mới được hình thành và phát triển chủ yếu ở thành thị: Bowlling, Golf, bóng chuyền mềm, thể thao dưới nước, thể thao điện tử, du lịch thể thao…; Tại một số Trường đại học TDTT đã bắt đầu đào tạo cán bộ về thể thao giải trí (Trường đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh; Trường đại học TDTT Đà Nẵng)
Phân loại giải trí, theo Trương Hồng Đàm, giải trí có thể phân làm hai loại lớn: giải trí thưởng thức và giải trí thao tác [100]
Giải trí thưởng thức có thể bao gồm thưởng thức bằng mắt, thưởng thức bằng tai và thưởng thức tổng hợp Giải trí thao tác tùy theo mức độ tham gia hoạt động của cơ thể mà có thể phân thành hai loại: giải trí tùy cảm và giải trí hậu cảm Giải trí tùy cảm đó là sự cảm nhận sự khoan khoái ngay trong quá
Trang 21trình phát huy thể năng, nỗ lực ý chí của mình Còn giải trí hậu cảm, đó là sự cảm nhận khoan khoái khi phát huy cao độ thể năng và nỗ lực ý chí trong quá trình hoạt động và mang lại thành công
Cũng theo Trương Hồng Đàm, giải trí liên quan đến thể dục, thể thao, chủ yếu là giải trí thao tác, còn giải trí thưởng thức đại bộ phận thuộc về người ngoài cuộc hoạt động TDTT, giải trí hậu cảm chủ yếu nói về phạm vi TDTT thi đấu; chỉ có giải trí tùy cảm và thể thao giải trí là rất gần gũi (sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1 Phân loại giải trí (theo Trương Hồng Đàm [100])
Theo Trương Hồng Đàm thì thể thao giải trí là thuộc phạm trù của giải trí, bao gồm cả giải trí thưởng thức và giải trí thao tác Tất nhiên, giải trí thao tác gắn liền với hoạt động TDTT, còn giải trí thưởng thức thì nằm ngoài hoạt động TDTT
Như vậy, giải trí thao tác là sự giải trí, trong đó yêu cầu người tham gia phải dùng những phương tiện có liên quan (bài tập thể lực) để tiến hành hoạt động, nghĩa là phải tập luyện, qua đó mà cảm nhận được những khoái cảm của mình trong vận động hoặc sau vận động
Giải trí
Giải trí thao tác
Giải trí thưởng thức
Chuyển đổi
cơ chế
Giải trí bằng tai
Giải trí tùy cảm
Giải trí hậu cảm
Giải trí tổng hợp
Thể thao giải trí Giải trí
bằng mắt
Trang 22Còn giải trí thưởng thức là giải trí được tạo nên bởi những hoạt động TDTT của người khác (thi đấu, biểu diễn) mà cảm nhận được những khoái cảm khác nhau Giải trí thưởng thức trong trường hợp này không khác gì giải trí phổ biến trong văn hóa, nghệ thuật như xem văn nghệ, đọc sách, xem biểu diễn Do đó giải trí thưởng thức có thể bao gồm giải trí thưởng thức bằng văn hóa, giải trí thưởng thức bằng nghệ thuật và giải trí thưởng thức bằng TDTT Hay nói một cách khác, đó là sự hưởng thụ về văn hóa, nghệ thuật, TDTT [100]
Thể thao giải trí và sự gắn kết giải trí với TDTT
Không ít tác giả cho rằng TDTT không chỉ để phát triển thể chất, nâng cao sức khỏe thể chất mà còn để phát triển sức khỏe tinh thần, thỏa mãn đời sống tinh thần của con người [9], [11], [13], [35], [92],[97], [101]
Những khái niệm về các lĩnh vực TDTT khác đã có khá nhiều người đề cập như TDTT, GDTC, TDTT trường học, thể thao [52], [55], [59]
Tuy nhiên, quan niệm về thể thao giải trí thì còn rất hạn chế, dù rằng ở nước ta, trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh đang dự kiến thành lập khoa TDTT giải trí và trường Đại học TDTT Đà Nẵng cũng đang xúc tiến đưa môn học TDTT giải trí vào giảng dạy cho sinh viên
Bùi Xuân Mỹ và Phạm Minh Thảo thì cho rằng thể thao thường là một
bộ phận giải trí của con người ở thế kỷ XX Đối với một số người, đó là một cách phát triển cá nhân hay thư giãn, đối với một số người khác lại là một phương tiện thành đạt Và phong trào tham gia trực tiếp hoạt động thể thao cũng phát triển cùng với tình hình gia tăng thì giờ rảnh rỗi Theo hai tác giả này, người ta đến với thể thao rất đa dạng tùy theo sự say mê ham thích của từng người [59]
Theo Trương Minh Lâm (2000), công hội triển khai hoạt động văn thể
dễ nghe, dễ nhìn, có tính quần chúng, làm cho công chức trong hoạt động có tinh thần phấn khởi, điều tiết sinh hoạt, thân tâm mạnh khỏe, tinh thần thăng hoa, thể lực được nghỉ ngơi [102]
Trang 23Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, thể thao giải trí là loại hình hoạt động TDTT có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do, ngoài giờ làm việc [9] Thể thao giải trí còn là hoạt động TDTT tự giác, vừa sức, trong vùng năng lượng ưa khí (đủ ôxy, không bị nợ ôxy) Thể thao giải trí không chỉ bao hàm các phương tiện hoạt động thể lực mà còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí tuệ, thư giãn, thưởng thức thi đấu biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn, trong đó có sử dụng các phương tiện công nghệ cao
Trong một quan niệm khác, dưới góc độ kinh tế, Dương Nghiệp Chí và cộng sự lại cho rằng: thể thao giải trí là ngành hàng kinh tế dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của xã hội
Trong bài viết của Lương Kim Chung có giới thiệu nhận định của nhà xã hội học J.R Jelly về thể thao giải trí như sau: “người tham gia thể thao giải trí
có thể tự do lựa chọn môn thể thao mình thích và cảm thấy thoải mái khi chơi môn thể thao đó” [13, trg 41] Và ông cũng giới thiệu quan niệm về những môn thể thao giải trí của hiệp hội chấn hưng thể thao giải trí Nhật Bản cho rằng: “thể thao giải trí là những môn thể thao mang tính giải trí cao Ví dụ: golf, đua xe, lướt sóng Lúc chơi nó mang lại sự vui vẻ, thoải mái, sự cởi mở cho tâm hồn, tiêu tan đi mệt mỏi Và theo Lương Kim Chung, “bất luận môn thể thao nào rèn luyện sức khỏe thường nhật hàng ngày và lý tưởng nhất đều
có ý nghĩa về mặt giải trí” [13, trg 42]
1.2.2 Sơ lược lý luận về thể thao giải trí:
Thể thao giải trí xuất hiện và phát triển khi thu nhập của người dân tăng cao, thời gian nhàn rỗi nhiều Vì vậy nó đươc nhiều quốc gia nghiên cứu từ thập niên 80 của thế kỷ trước Nói cách khác, giải trí có trước còn thể thao giải trí có sau [9]
Do sự phát triển công nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu của mọi người dân ở nhiều quốc gia khác nhâu nên khái niệm, phân loại thể thao giải trí
ở các nước cũng chưa thống nhất hoàn toàn
Trang 24Thể thao giải trí là loại hình hoạt động thể dục thể thao quần chúng có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do ngoài giờ làm việc [103]
Theo sự phát triển khoa học kỹ thuật, thời gian tự do tăng, dẫn đến sự biến đổi quan niệm giá trị và phương thức hoạt động của con người, cần sử dụng thời gian có lợi Khi ấy thể thao trở thành công cụ giải trí, trở thành tiêu chí của đời sống văn minh Thể thao giải trí ra đời có tác dụng ngày càng lớn đối với văn hóa – xã hội Thể thao giải trí chính là thể thao trong thời gian tự
do ngoài giờ làm việc [9]
Hệ thống lý luận thể thao giải trí bao gồm:
Lý luận khoa học xã hội và triết học: các nhà khoa học Mỹ cho rằng: lý luận thể thao giải trí là hướng đến lý luận tự do, lý luận xã hội giải trí Cơ sở lý luận này là cơ sở triết học, cơ sở xã hội học [103]
Lý luận khoa học tự nhiên: thể thao giải trí là hoạt động xã hội, đồng thời là sự tồn tại tự nhiên của cơ thể con người Mọi bộ phận tự nhiên của con người đều tồn tại và phát triển nhờ vận động hợp lý Bộ não con người nếu thiếu vận động sẽ bị hủy hoại; bộ phận tim mạch, hô hấp, cơ xương nếu thiếu vận động sẽ sinh ra bệnh tật Rất nhiều thành quả nghiên cứu về sinh học đã thuyết minh cho vấn đề này
Lý luận cơ bản của thể dục thể thao: thể thao giải trí có lý luận hoàn toàn phù hợp với hệ thống lý luận thể dục thể thao Thứ nhất, lý luận thể thao giải trí nằm trong hệ thống lý luận TDTT như sinh học, xã hội học, kinh tế học, lý luận chuyên ngành Thứ hai, lý luận thể thao giải trí hoàn toàn phù hợp với khái niệm cơ bản của TDTT, có tác động tổng hợp mang lại lợi ích cho con người thông qua hệ thống các bài tập, phương pháp và phương tiện tập luyện Thứ ba, hoạt động thể thao giải trí hoàn toàn phù hợp với các quy luật của hoạt động TDTT: quan hệ giữa các nhân tố nội tại, quan hệ tất yếu giữa các nhân tố nội tại với các nhân tố kinh tế - xã hội bên ngoài, quan hệ tất yếu giữa các nhân
tố TDTT trong nước với quốc tế Thứ tư, thể thao giải trí về cơ bản thống nhất
Trang 25với các phương pháp hoạt động TDTT khác: thống nhất về nguyên tắc, chiến lược cơ bản, thống nhất về các phương tiện thực hiện mục tiêu, thống nhất cơ bản về kỹ thuật và phương pháp thao tác [103]
Người ta dùng nhiều phương pháp để nghiên cứu về thể thao giải trí Phương pháp triết học thường để nghiên cứu bản chất của thể thao giải trí Phương pháp kinh tế được dùng để nghiên cứu những quy luật về kinh tế và giá trị kinh tế của thể thao giải trí Phương pháp văn hóa học thường để nghiên cứu nguồn gốc văn hóa và giá trị văn hóa của thể thao giải trí Phương pháp
mỹ học được dùng để nghiên cứu các góc độ mỹ học, nhu cầu mỹ học, giá trị thưởng thức thẩm mỹ của thể thao giải trí Các phương pháp lý luận chung cũng thường dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận hình thành thể thao giải trí, các loại hình thể thao giải trí mới [103]
1.2.2.1 Vị trí và đặc điểm của thể thao giải trí:
Ngay từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, thế giới đã bắt đầu nhận biết chức năng về giải trí và hồi phục sức khoẻ của TDTT Nhận thức này đã ảnh hưởng đến TDTT nước ta, thể thao giải trí bước đầu được khẳng định có vị trí trong nền TDTT nước ta tại bộ “Luật thể dục, thể thao” được Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố số 22/2006/L-CTN ngày 12 tháng 12 năm 2006 đã coi thể thao giải trí như là một bộ phận cấu thành của TDTT quần chúng (chương II) và đã xác định ở điều 18 là:
Nhà nước tạo điều kiện phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội
Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động thể thao giải trí
Đồng thời tại điều 11 của Luật cũng đã xác định: “Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải trí” [54]
Trang 26Vị trí của thể thao giải trí ở nước ta được khẳng định là một bộ phận cấu thành của thể dục, thể thao, nằm trong phạm vi TDTT quần chúng Nói cách khác, thể thao giải trí là bộ phận hữu cơ của đa số các bộ phận cấu thành nên TDTT Việt Nam Tuy nhiên, thể thao giải trí vẫn có những đặc điểm riêng về phương tiện và phương pháp
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, những đặc điểm đó là:
Đa số các phương tiện thể thao giải trí tương đối đơn giản, dễ sử dụng, rất thuận tiện cho người tập Nội dung và hình thức bài tập thể thao giải trí đơn giản, cấu trúc buổi tập và kỹ thuật của bài tập thể lực không quá chặt chẽ
Các phương pháp GDTC ứng dụng trong thể thao giải trí linh hoạt và không cần định mức chặt chẽ lượng vận động, phương pháp thi đấu linh hoạt, chủ yếu theo sự thỏa thuận của những người chơi
Các nguyên tắc về phương pháp GDTC cũng được áp dụng đơn giản và linh hoạt Có lẽ nguyên tắc chủ yếu của thể thao giải trí là sự tham gia hoàn toàn tự nguyện, người tập luyện thể thao giải trí cần hoạt động đều đặn
Dạy học động tác trong thể thao giải trí cũng rất đơn giản, quá trình dạy học không phức tạp Người tập có thể bắt chước động tác, tự tập và hoàn thiện dần động tác
Giáo dục các tố chất thể lực chỉ là một phần mục đích cuả thể thao giải trí Thể thao giải trí không chỉ nhằm mục đích nâng cao sức khỏe thể chất mà còn nhằm mục đích giải trí và nâng cao sức khỏe tinh thần
Đa số các môn thể thao giải trí không yêu cầu cao về sân bãi, dụng cụ (trừ một số ít môn thể thao mạo hiểm, golf, bowling) Chính vì vậy, thể thao giải trí
dễ đến với con người và xã hội, rất thuận tiện cho việc xã hội hóa [9], [13]
1.2.2.2 Các chức năng của thể thao giải trí:
Các chức năng của thể thao giải trí được đề cập tới tương đối nhiều và cũng có những sự khác biệt nhất định Tuy nhiên, tựu trung lại chủ yếu đề cập tới các chức năng cơ bản sau [9]:
Chức năng sức khoẻ:
Trang 27Sinh, lão, bệnh tử là quy luật sinh học, nhưng con người luôn ước muốn sống khoẻ, sống vui, sống có ích và sống lâu Do vậy từ ngàn năm trước công nguyên, con người đã biết tìm hiểu đến luyện tập một phương pháp giữ gìn, nâng cao sức khoẻ, chống bệnh tật
Sức khoẻ được thể hiện dưới góc độ khác nhau về khả năng lao động, khả năng làm việc của con người bao gồm cả sức lực về cơ bắp và khả năng làm việc bằng trí óc Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1982 tại Alma Ata đã đưa
ra khái niệm về sức khoẻ: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không bệnh tật hay thương tật”
Sức khỏe là sự giàu có mà thể thao giải trí mang lại Tập luyện thể thao giải trí rõ ràng có lợi cho các bộ phận trong cơ thể Người ta coi sức khỏe như một động lực của phát triển kinh tế Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nhưng đều có thể khắc phục nhờ sự vận động tích cực
Thứ nhất, nguyên nhân di truyền, dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động hợp
lý, sinh hoạt điều độ Ở đây, thể thao giải trí có sự tác động tích cực
Thứ hai, nguyên nhân do môi trường (ô nhiễm, tiếng ồn )
Thứ ba, nguyên nhân do thiếu hiểu biết về giữ gìn sức khỏe
Trong xã hội hiện đại cần tăng cường giải trí và tập luyện thể thao giải trí: xã hội hiện đại ít hoạt động thể lực nhưng lại nhiều thời gian tự do, thu nhập cao dễ nghiện hút hoặc rượu bia, sinh hoạt bừa bãi Trong những trường hợp này, con người nên được giáo dục, được tạo điều kiện hoạt động thể thao giải trí
Tập luyện thể thao giải trí là một phương pháp hiệu quả chữa các chứng bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ Tập luyện, đặc biệt là chạy chậm, đi bộ vì sức khoẻ giúp tăng cường hoạt động của hệ nội tiết (ở Úc, Anh và một số nước khác khuyến khích nhân dân đi bộ 5-7 km mỗi ngày)
Tập luyện TDTT vì sức khoẻ có ảnh hưởng tốt đối với hệ thống miễn dịch và tuần hoàn, tăng số lượng hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu và kết quả là
Trang 28tăng độ bão hoà oxy máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cho cơ thể phòng chống bệnh tật
Theo các kết quả nghiên cứu và điều tra những người tập luyện TDTT vừa sức, đúng cách, người ta nhận thấy TDTT có thể giúp cho con người giảm bệnh hoặc chữa khỏi các bệnh: mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau khớp, đau đầu, vôi hoá đốt sống cổ, đốt sống lưng, tiểu đường, huyết áp
Phát triển ngành giải trí như thế nào?
Làm thế nào thỏa mãn được giải trí một cách thông minh?
Thể thao giải trí góp phần thực hiện các chức năng xã hội và giáo dục nhân cách:
Hoạt động thể thao giải trí có thể thực hiện các chức năng xã hội và giáo dục nhân cách con người như sau:
Thích nghi: giúp con người thích nghi với mọi tình huống, điều kiện sống Hội nhập: giúp cho con người hiểu biết lẫn nhau, tăng năng lực giao tiếp, hội nhập
Duy trì: hoạt động thể thao giải trí đòi hỏi con người có thói quen làm đúng mẫu động tác, đúng tư duy, đúng luật, giữ kỷ cương
Trang 29Hệ thống hành vi: luyện tập thể thao giải trí không chỉ lý thuyết mà coi trọng hành vi từ thao tác, phối hợp tới ứng xử tốt
Hệ thống nhân cách: hoạt động thể thao giải trí rất có lợi cho hình thành nhân cách tốt như biết giành chiến thắng, cạnh tranh lành mạnh, biết giao tiếp ứng xử, biết xử lý thắng thua Các chuyên gia tâm lý của Mỹ cho rằng các môi trường toán, lý, hóa, văn không thể có tác dụng giáo dục nhân cách như môn học TDTT
Hệ thống xã hội: hoạt động thể thao giải trí là hoạt động xã hội, tương tác giữa con người, giữa các tổ chức trong xã hội
Hệ thống văn hóa: giá trị văn hóa, vẻ đẹp, ý nghĩa truyền thống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp đều hình thành và phát triển trong hoạt động thể thao giải trí Các Đại hội thể thao giải trí từ phương thức tới nội dung đều mang giá trị văn hóa
Xã hội phát triển, đời sống nâng cao, thời gian nhàn rỗi của con người ngày càng tăng Sử dụng thời gian nhàn rỗi có ích cho cuộc sống bắt đầu hình thành như một nhu cầu xã hội trong những năm gần đây Do vậy, giải trí cần được sớm nghiên cứu và phát triển, vì giải trí là phương pháp giảm stress có hiệu quả trong xã hội công nghiệp hoá, đô thị hoá thời hiện đại Con người lao động, làm việc giảm thiểu sự vận động cơ bắp, tăng lao động trí óc thì nhu cầu giải trí bằng TDTT, du lịch thể thao sinh thái là biện pháp
“nghỉ ngơi tích cực” mà các nhà sinh học thế giới đã chỉ rõ nhiều năm về trước Thay đổi phương thức làm việc bằng giải trí có nội dung hoạt động thể lực vừa sức đang là xu thế phát triển mới để hình thành một xã hội văn minh, lành mạnh [9], [10]
Báo cáo của Kay Booth và Pip Lynth (2010) đã cho thấy rằng những người tham gia vui chơi giải trí ngoài trời đã được cải thiện về hạnh phúc, sự gắn kết gia đình, sự tự tin, lòng tự trọng, tự hiệu quả và các mối quan hệ bạn
bè, với một số tác dụng lâu dài trong nhiều tháng sau chương trình và được đánh dấu nhiều hơn với một số nhóm người tham gia hơn những người khác
Trang 30Tháng 11/2009 Frontier Economics công bố một báo cáo cho ủy ban thể thao của Úc, một ước tính về lợi ích sức khỏe, trong đó nêu: “Nghiên cứu trên cho thấy tiết kiệm y tế khoảng 1490 đô Úc mỗi năm có thể thông qua việc tăng hoạt động thể chất và lãi suất có thể là khoảng 1% GDP mỗi năm (khoảng 12 tỉ đôla năm 2008-2009)
Martin trong công bố bởi Chính phủ của Bộ Tây Úc thể thao và giải trí
đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa sự tham gia hoạt động thể chất của trẻ em
và thành tích học tập như xếp hạng cao hơn, đạt cao hơn điểm trung bình của lớp [103]
Chức năng kinh tế:
Chức năng này hiện đang là chức năng quan trọng bậc nhất của thể thao giải trí ở một số nước tiên tiến bởi nó hướng tới một nền công nghiệp giải trí siêu lợi nhuận [9], [10]
Kinh doanh TDTT, đặc biệt kinh doanh thể thao giải trí có doanh số rất lớn ở một số nước trên thế giới Ở nước Mỹ, kinh doanh TDTT đứng thứ 11 trong 25 ngành kinh doanh hàng đầu Doanh số chiếm 212,5 tỷ USD năm
1999 Năm 1990, ở Mỹ có tới 48.000 cơ sở kinh doanh thể thao giải trí - sức khoẻ, trong đó có 13.300 câu lạc bộ
Một báo cáo của Outdoor Foundation (2006) tại Hoa Kỳ đã ước tính rằng sự đóng góp cho nền kinh tế Mỹ của hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời
là 730 tỉ đô mỗi năm với 8 hoạt động giải trí ngoài trời lớn: đi xe đạp, cắm trại, câu cá, săn bắn, thể thao mùa đông, dã ngoại và xem động vật hoang dã
Còn ở NewZealand, sự đóng góp giá trị gia tăng của ngành thể thao và giải trí đối với GDP trong năm 2008-2009 ước tính đạt được 3,8 tỉ USD hay 2,1%/năm [103]
Ở Trung Quốc, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Đông, doanh thu kinh doanh thể thao giải trí năm 2002 đạt 2,5 tỷ NDT (chiếm 0,57% GDP của tỉnh), tạo việc làm cho 544.000 lao động Năm 2001, xổ số thể thao Trung Quốc thu được 2269,23 tỷ NDT
Trang 31Ở nước ta, kinh doanh thể thao giải trí hiện nay mới bắt đầu phát triển Thể thao giải trí ngoài hình thức công cộng, còn hình thức tập luyện dịch vụ góp phần thu kinh phí lớn Sản xuất, tiêu thụ hàng hóa thể thao giải trí cũng góp phần tăng trưởng GDP, chưa kể tới các hình thức mua vé xem thi đấu
Các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển thể thao giải trí có rất nhiều Thông thường người ta đưa ra các nhân tố dưới đây
Công nghiệp hóa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển thể thao giải trí: đặc điểm chung của thể thao giải trí là trước tiên xuất hiện ở đô thị, nhờ vào cơ sở phát triển kinh tế, phát triển vật chất và các điều kiện thuận lợi khác Sự phát triển thể thao giải trí gắn liền với sự phát triển con người trong quá trình công nghiệp hóa Theo sự phát triển của thời đại, thể thao giải trí là một con đường phát triển quan trọng của con người Không gian phát triển thể thao giải trí theo quy hoạch phát triển đô thị: sự đô thị hóa dần dần giảm lao động nông nghiệp, đây là sự phát triển tổng hợp Đô thị hóa tạo điều kiện phát triển tổng hợp thể thao giải trí
Nhu cầu không ngừng tăng trưởng vật chất: Xã hội phát triển kèm theo nhu cầu tăng trưởng về vật chất ngày càng lớn Sự tăng trưởng nhu cầu về vật chất bao giờ cũng có thêm thời gian nhàn rỗi, cũng có thêm nhu cầu giải trí và thể thao giải trí
Sự phát triển trò chơi điện tử dẫn đến thể thao điện tử: trong thời đại thông tin, trò chơi điện tử phát triển rất lớn Trong số trò chơi điện tử có rất ít trò chơi được quốc tế thừa nhận là thể thao điện tử, thi đấu quốc tế Thể thao điện tử là một nội dung của thể thao giải trí, phát triển ngày càng rộng rãi Phương thức thể thao giải trí bằng công nghệ hiện đại ngày càng phong phú: sự phát triển công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, cơ khí, truyền hình dẫn đến
sự phát triển rất nhiều môn thể thao giải trí công nghiệp hiện đại, thể thao mạo hiểm Đây là những môn thể thao hoàn toàn mới và ngày càng được giới trẻ
ưa thích
Trang 321.2.2.3 Phân loại thể thao giải trí
Tùy theo sự phát triển công nghệ, điều kiện và nhu cầu giải trí của mỗi quốc gia, sự phân loại thể thao giải trí chưa thật thống nhất [9]
Phân loại theo trạng thái thân thể:
Hoạt động thưởng thức: Chủ yếu thưởng thức thi đấu và biểu diễn đem lại
sự xúc cảm của hệ thần kinh - tâm lý
Hoạt động ở trạng thái tương đối yên tĩnh: Những nội dung ít vận động thân thể, chủ yếu vận động trí não hoặc vận khí (cờ vua, cờ tướng, khí công…)
Hoạt động vận động thân thể
Hoạt động vận động có sự trợ giúp của thiết bị: Người tập nhờ thiết bị có được cảm giác không gian khác lạ và sự kích thích tâm lý tối đa (trượt cỏ…) Hoạt động vận động trúng mục tiêu: Vận dụng năng lực và kỹ xảo để đạt trúng mục tiêu, trúng đích cần thiết (bắn cung, Bowlling, Billiard, Snooker, Golf…)
Vận động mạo hiểm: Người tập thích giải trí với những hành vi của thể thao mạo hiểm như nhảy dù, X - Games…
Vận động giải trí ngoài trời như đi bộ thăm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; leo núi, vui chơi công viên, xe đạp đường trường…
Vận động có kỹ năng và thể lực: vũ đạo thể thao, thể dục nhịp điệu, các môn võ, điền kinh, thể dục nghệ thuật, võ cổ truyền dân tộc, Vovinam…
Hoạt động thi đấu trò chơi: Các môn bóng như Tennis, bóng chuyền 2 người, bóng chuyền mềm, bóng rổ 3 người, bóng đá trong nhà, bóng bàn, cầu lông, bóng tường, các trò chơi vận động, trong đó có trò chơi vận động dân gian
Vận động trên biển, trong nước, trên băng tuyết: các môn như bơi lội, nhảy cầu, lướt ván, trượt băng, đua thuyền…
Vận động điều khiển mô hình điện tử: mô hình máy bay, tàu lượn, tàu thủy, Sport games…
Trang 33Phân loại theo năng lực thân thể:
Phân loại theo cách phân định thành tích:
Loại vận động trúng đích: bắn cung, ném phi tiêu…
Loại tính điểm: thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao, trượt băng nghệ thuật…
Loại đo thành tích: chạy, đua xe…
Loại phân định thắng thua: các môn võ…
1.3 Khái quát lý luận về đặc điểm và giá trị
Luận án nghiên cứu về đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở
Hà Nội Chính vì vậy, ta cần đề cập sơ bộ tới lý luận về đặc điểm và giá trị Đây là vấn đề tương đối khó, tương đối rộng nên tác giả chỉ trình bày một cách tóm tắt
1.3.1 Xã hội và đặc điểm xã hội:
Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các
nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa Theo nghĩa bình thường "xã hội" thường đề cập đến một nhóm người sống cùng trong một cộng đồng có lề lối, ví dụ như là xã
hội Anh hoặc xã hội Mỹ Những bộ môn khoa học xã hội sử dụng từ xã hội để
nói đến một nhóm người tạo dựng một hệ thống xã hội một phần khép kín (hoặc một phần mở rộng), trong đó những người trong một nhóm hầu hết
Trang 34tương tác với những người khác thuộc cùng nhóm đó Một cách trừu tượng
hơn, một xã hội được coi là một mạng lưới của những mối quan hệ của các thực thể Một xã hội thỉnh thoảng cũng được coi là một cộng đồngvới các
cá nhân trong cộng đồng đó phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, các nhà xã hội học mong muốn tìm được ranh giới giữa xã hội và cộng đồng Từ tiếng
Anh society xuất hiện vào thế kỉ 14 và bắt nguồn từ tiếng Pháp société Lần lượt nó có nguồn gốc trong từ Latin societas, "sự giao thiệp thân thiện với người khác", trong socius có nghĩa là "bầu bạn, kết giao, đồng chí hoặc đối
tác" Vì thế nghĩa của từ xã hội có quan hệ gần gũi với những gì được coi là thuộc quan hệ giữa người và người [95]
Theo từ điển Tiếng Việt, xã hội là một danh từ: Một là, hệ thống trong
đó con người sống chung với nhau thành những cộng đồng, tổ chức: thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho xã hội Hai là, các tập đoàn người cụ thể nào đó, có cùng chung phong tục, luật pháp….: xã hội công nghiệp, xã hội Việt Nam [94]
Theo Từ điển Bách khoa, khái niệm xã hội theo nghĩa hẹp là chỉ một loại hệ thống xã hội cụ thể trong lịch sử, một hình thức nhất định của những quan hệ xã hội, là một xã hội ở vào một trình độ phát triển lịch sử nhất định, là một kiểu loại xã hội nhất định đã hình thành trong lịch sử [95] Ví dụ: xã hội
nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản….Trong trường hợp này, xã hội trùng hợp với hình thái kinh tế xã hội Theo nghĩa rộng, xã hội là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người, đã hình thành trong lịch sử Người ta thường dùng khái niệm xã hội để chỉ một tập đoàn người được quan niệm như một hiện thực của các thành viên của nó, hoặc là để chỉ một môi trường của con người mà cá nhân được hoà nhập vào, môi trường đó được xem như là toàn bộ các lực lượng có tổ chức và có hệ thống tôn ti trật tự tác động lên cá nhân Khái niệm xã hội là khái niệm đối lập với khái niệm cá nhân, cũng như khái niệm sống trong xã hội là đối lập với khái niệm sống đơn độc
Trang 35Thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động của xã hội Nhờ các thiết chế xã hội mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng Về mặt tổ chức, thiết chế xã hội là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân Ngoài việc giám sát của các hệ thống tổ chức, còn
có hệ thống giám sát không mang những hình thức có tổ chức Đó là phong tục, tập quán, dư luận, luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng xã hội [95]
Các thiết chế xã hội đều có nhiệm vụ: đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của cộng đồng và của các thành viên, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong cộng đồng và của các thành viên, kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn định của cộng đồng Có nhiều loại thiết chế khác nhau: 1) Thiết chế kinh tế bao gồm những thiết chế liên quan đến việc sản xuất và phân phối của cải, điều chỉnh sự lưu thông tiền tệ, tổ chức và phân công lao động xã hội 2) Thiết chế chính trị là những thiết chế như chính phủ, quốc hội, các đảng phái
và tổ chức chính trị 3) Thiết chế tinh thần là những thiết chế liên quan đến các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tôn giáo 4) Thiết chế giao tiếp công cộng bao gồm tất cả các khuôn mẫu và phương thức hành vi trong sự giao tiếp công cộng Các mối quan hệ xã hội giữa người với người đều thông qua những thiết chế Những thiết chế này đều có tính độc lập tương đối so với các quan hệ xã hội ấy Thiết chế thường có tính chất bảo thủ hơn so với các biến đổi của các quan hệ xã hội Việc cải biến và thay đổi các thiết chế
xã hội liên quan trực tiếp đến quản lí xã hội và các chính sách xã hội [69]
Xã hội là một hệ thống cực kì phức tạp gồm có nhiều hệ thống nhỏ khác nhau Mỗi hệ thống nhỏ này lại có cấu trúc riêng, gồm những thành phần tác động lẫn nhau một cách đặc thù Được xem xét như một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ và tự phát triển (nhờ các mâu thuẫn nội tại của nó), xã hội là một cấu trúc rất sâu mà sự hoạt động và sự phát triển của cấu trúc này chứa đựng những
Trang 36điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống xã hội, cấu trúc đó là cấu trúc xã hội của xã hội học.
Theo Đặng Cảnh Khanh, phân tích ở khía cạnh xã hội học về cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa
về thực chất sẽ là một quá trình biến đổi mà trong đó cơ cấu xã hội sẽ bị rung chuyển tận gốc rễ Những cơ sở xã hội cũ sẽ bị thay thế bởi một cơ sở xã hội mới Có thể nói công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam sẽ là một cuộc cách mạng về cơ cấu xã hội, một quá trình phân giải và tái tạo cơ cấu xã hội liên tục, hướng tới sự hoàn thiện [50]
Cũng theo Đặng Cảnh Khanh, để phân chia các phân hệ cơ cấu của cơ cấu xã hội như xã hội Việt Nam, chúng ta phải xác định rõ được các dạng thức hoạt động cơ bản nhất của xã hội Nếu lấy hoạt động lao động sản xuất của con người làm cơ bản, chúng ta sẽ thấy, ngoài các dạng hoạt động sản xuất ra của cải vật chất (lương thực, áo quần, nhà ở, công cụ sản xuất và sinh hoạt…), con người còn lao động sáng tạo ra những giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, khoa học, nghệ thuật…), con người cũng tiến hành các hoạt động sinh học - người, tái sản xuất ra những thế hệ con người kế tiếp nhau làm nên lịch sử Và sau cùng, để cho xã hội tồn tại và phát triển con người cũng cần phải tiến hành các hoạt động tổ chức và quản lý xã hội, tạo ra
sự vận hành của những thiết chế xã hội khác nhau [50]
Như vậy, xã hội là một khái niệm nói về hệ thống tổ chức, cộng đồng người có chung phong tục, tập quán, pháp luật , những cái cũ sẽ được thay thế
bởi những cái mới, phát triển hơn, hoàn thiện hơn
Đặc điểm xã hội:
Đặc điểm bản chất của xã hội gồm: Đặc điểm thứ nhất là đặc điểm về lãnh thổ; Đặc điểm thứ hai liên quan tới tái sản xuất và di cư; Đặc điểm thứ ba liên quan tới hệ thống pháp luật, văn hóa và bản sắc dân tộc,
Xã hội là một chủ thể rất phức tạp Các xã hội khác nhau có những đặc điểm khác nhau Bản chất của xã hội biểu hiện ở những mặt:
Trang 37Chính trị: Làm thế nào mọi người đạt được và sử dụng quyền lực trong một xã hội?
Tôn giáo: Bản chất của tín ngưỡng tôn giáo của người dân trong xã hội
và làm thế nào những niềm tin này ảnh hưởng đến hành vi xã hội?
Dân tộc: Thành phần của xã hội trong điều kiện của các nhóm dân tộc khác nhau, và ảnh hưởng đến tình trạng dân tộc thành viên của các cá nhân trong xã hội như thế nào
Hệ thống pháp luật: Mối quan hệ giữa các bộ luật và hành vi của các cá nhân và các nhóm xã hội với nhau
Nhân khẩu học: Kích thước, thành phần và phân bố của người dân các khu vực khác nhau và các loại khác nhau
Niềm tin: niềm tin phổ biến được tổ chức bởi những người trong xã hội chịu ảnh hưởng của xã hội và những ảnh hưởng đến xã hội là gì
Nghệ thuật: Các tính chất của các hình thức khác nhau của nghệ thuật như văn học, hội họa, múa nhạc thịnh hành trong xã hội
Các tổ chức xã hội: bản chất và chức năng của các tổ chức xã hội đang tồn tại trong xã hội và làm thế nào họ có ảnh hưởng đến hành vi xã hội?
Hệ thống giá trị: Hệ thống giá trị chung của những gì là tốt và những gì
là xấu, và những gì là đúng và những gì là sai trái, thúc đẩy và hỗ trợ của xã hội thế nào, các hệ thống giá trị ảnh hưởng đến hành vi như thế nào
Công nghệ: Bản chất của tiến bộ công nghệ được thực hiện bởi các xã hội và ảnh hưởng đến hành vi sử dụng các công nghệ như vậy [50]
1.3.2 Giá trị và giá trị xã hội
Giá trị: Giá trị là một phạm trù rộng về triết học, kinh tế học
Theo phạm trù triết học, xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những
sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người Ở đây các sự vật, hiện tượng được xem xét dưới góc độ đáng hay không đáng mong muốn, có ý nghĩa tích cực hay không đối với đời sống xã hội Mỗi hình thái kinh tế - xã hội cụ thể trong lịch sử có một hệ thống
Trang 38và thang bậc giá trị nhất định, được xã hội ấy công nhận và có tác dụng định hướng cho hoạt động của cả xã hội, của từng tập thể hay cá nhân Việc cá nhân tiếp thu hệ thống giá trị ấy là điều kiện hình thành nhân cách cá nhân và duy trì
kỉ cương xã hội [95]
Phạm trù kinh tế nói lên thuộc tính của hàng hóa do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa (lượng lao động xã hội cần thiết đã được vật hóa trong hàng hóa) quyết định Mọi sản phẩm do con người sản xuất ra đều chứa đựng lao động của con người, nhưng chỉ trong những điều kiện lịch sử nhất định thì lao động đó mới mang hình thức xã hội của giá trị Điều quan trọng là lao động phải tạo ra những sản phẩm đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người, nhưng không phải đáp ứng nhu cầu của bản thân người sản xuất mà là nhu cầu
xã hội, của người tiêu dùng đối với sản phẩm ấy [95]
Giá trị bao gồm rất nhiều loại như: giá trị cá biệt, giá trị dịch chuyển, giá trị dân tộc, giá trị cá biệt, giá trị mới sáng tạo, giá trị quốc tế, giá trị sử dụng……
Theo Từ điển Tiếng Việt giá trị có nhiều nghĩa: 1 Cái mà người ta dùng
làm cơ sở để xét xem một vật có lợi ích tới mức nào đối với con người.Ví dụ: thịt, trứng…là những thức ăn có giá trị; Giá trị của một phát minh khoa học; Giá trị của một tác phẩm văn học 2 Cái mà người ta dựa vào để xét xem một người đáng quí đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng.Ví dụ: giá trị của người lao động là năng suất lao động 3 Những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội Ví dụ: ta vẫn duy trì những giá trị đạo đức của con người qua các thời đại 4 Tính chất qui ra được thành tiền của một vật trong quan hệ mua bán, đổi chác Ví dụ: cái xe đã dùng hai năm, chỉ còn bảy chục phần trăm giá trị ban đầu 5 Độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên: Giá trị dương; Giá trị âm [94]
Giá trị xã hội:
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thì giá trị xã hội là lượng lao động hao phí thống nhất của các đơn vị hàng hóa cùng loại được quy định thông qua
Trang 39cạnh tranh trong nội bộ ngành Người sản xuất dựa trên những nhân tố kinh tế -
kỹ thuật và điều kiện sản xuất, cường độ lao động, năng suất lao động, trình độ quản lý khác nhau, cho nên lượng lao động hao phí không giống nhau Trong cạnh tranh các giá trị cá biệt đó sẽ được san bằng thành một giá trị thống nhất cho tất cả các đơn vị hàng hóa cùng loại Giá trị này thường được quyết định bởi giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của ngành đó và chiếm một khối lượng lớn trong loại hàng đó Trong những trường hợp đặc biệt và trong một thời gian không dài, giá trị xã hội có thể được quyết định bởi giá trị cá biệt của những hàng hóa sản xuất trong điều kiện xấu hay trong điều kiện tốt nhưng chiếm khối lượng lớn trong loại hàng hóa ấy Trường hợp đặc biệt này xảy ra nếu cung và cầu về loại hàng hóa ấy mất cân đối lớn Định nghĩa này là giá trị thị trường của xã hội Còn giá trị xã hội nói chung là mọi giá trị ảnh hưởng tới xã hội, đối với xã hội (không chỉ giá trị kinh tế) [95]
Giá trị của thể thao:
Thể dục thể thao (TDTT) có giá trị đặc biệt đối với việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất con người TDTT còn có giá trị xã hội to lớn là làm cho con người có khả năng tự thể hiện, tự khẳng định và hoàn thiện mình; tạo cho con người niềm vui giao tiếp, gắn bó với tập thể, cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao tính tích cực
xã hội, tiếp nhận những định hướng giá trị của xã hội
Giá trị thể thao được khẳng định trong một quá trình dài của lịch sử phát triển con người Tại chương 1 của Hiến chương Olympic xác định “Mục đích của phong trào Olympic nhằm góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn bằng việc giáo dục thế hệ trẻ thông qua tập luyện thể thao theo ý tưởng và những giá trị Olympic”
Theo Pierre de Coubertin, người sáng lập phong trào Olympic hiện đại cho rằng: “Thế vận hội Olympic không chỉ là các cuộc thi đấu thể thao mà còn
Trang 40thúc đẩy sự phát triển của con người và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn để tồn tại, sinh sống”
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela cũng đã có một câu nói nổi
tiếng: “Thể thao có sức mạnh để thay đổi thế giới Nó có sức mạnh để truyền cảm hứng Nó có sức mạnh đoàn kết mọi người trong một khoảng cách nhỏ Thể thao có thể đánh thức niềm hy vọng nơi đã có trước đây chỉ là tuyệt vọng Thể thao nói với mọi người trong một ngôn ngữ mà họ có thể hiểu
được”
Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon cho biết: "Thể thao là một
ngôn ngữ tất cả mọi người trong chúng ta có thể nói chuyện"
Giá trị của thể thao được khẳng định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển TDTT như:
Tại điểm 1, điều 4 của Luật Thể dục, Thể thao:“Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [54]
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”trong đó đưa ra những quan điểm nhất quán về phát triển TDTT: “…2 Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao
và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các
tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao 3 Gìn giữ, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh” [6] Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, khẳng định vị trí, vai trò giá trị của thể dục thể thao trong việc chuẩn bị