ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN HỒ VĂN HẢI KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
HỒ VĂN HẢI
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ THƠ
LỤC BÁT HIỆN ĐẠI
(TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2004
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
HỒ VĂN HẢI
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ
THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI
(TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dẫn liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 4Mục lục
Trang Mở đầu 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp mới của luận án 9
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề chung về ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại 10
1.1 Các bình diện của ngôn ngữ thơ 10
1.2 Ngôn ngữ thơ trong vận động tạo lập đặc trưng thể loại 19
1.3 Vai trò và vị trí của thơ lục bát trong nền thi ca dân tộc 25
1.4 Các xu hướng và những thành tựu lục bát hiện đại tiêu biểu 27
1.5 Tiểu kết 38
CHƯƠNG 2: Một số biểu hiện ngữ âm mang tính đặc trưng trong âm luật thơ lục bát hiện đại 40
2.1 Mặt ngữ âm trong thơ 40
2.2 Âm điệu, vần điệu và nhịp điệu thơ lục bát 42
2.3 Một số biểu hiện ngữ âm mang tính đặc trưng trong âm luật thơ lục bát hiện đại nhìn từ lục bát Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Duy
53 2.4 Tiểu kết
104 CHƯƠNG 3: Một số phương thức, phương tiện tạo nghĩa đặc trưng trong thơ lục bát hiện đại
107
Trang 53.1 Tiếp thu chất liệu ngôn ngữ dân gian
không phải là kết quả của một tác động cơ học mà là một sự chọn lọc tự nhiên của
cảm xúc con người trước hiện thực Thơ lục bát là một trong những biểu tượng văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thi ca và đời sống tinh thần dân tộc
Trong chuyên luận về thơ, Nguyễn Phan Cảnh khẳng định, sự chọn lọc tự nhiên đã
kết tinh thơ Việt ở những thể từ 5 đến 8 tiếng [10, 182] Lục bát là trung tâm của
quá trình này Trong một cặp dòng (lục và bát), sự phân bố thanh điệu, hiệp vần,
ngắt nhịp một cách hài hoà đã hàm chứa các tham số của quá trình chọn lọc tự
nhiên kia Các nhà nghiên cứu sau một thời gian dài đã thống nhất nhận định: lục
bát là thể thơ thuần túy Việt Nam có thể sánh ngang với thơ Đường Trung Hoa, hay các thể thơ khác của một số dân tộc châu Âu Câu thơ Sáu-Tám đã được thử thách qua thời gian và chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình Là "nhịp thở giống
nòi", người ta có thể dùng lục bát để đọc, để ngâm, để ví, để hát ru hay hát giao
Trang 6duyên Đây là một thể thơ song hành với sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
1.2 Vốn là một thể thơ bình dân, ra đời từ rất sớm, thoát thai từ ca dao, từ những giai điệu đồng quê đã được tinh luyện đến độ tinh khiết, lục bát đã không ngừng phát triển để tồn tại, chiếm lĩnh thi hứng chính thống và khẳng định vị trí không thể thay thế của mình trong tiến trình văn học Tính đến nay lục bát đã trở nên phong phú và đa dạng nhờ những đóng góp của các tác giả tên tuổi như Nguyễn Du, Tản Đà, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy Khi một thể thơ đồng hành cùng với tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc thì nó cũng đồng thời trở thành một giá trị văn hóa có giá trị ổn định và có thể được xem như là thực chứng cho sự tồn tại hay tiêu vong của cộng đồng dân tộc ấy Vì vậy, phát triển lục bát là trau dồi bản sắc và phát triển văn hóa dân tộc
1.3 Khi một thể loại thơ được xác định là linh hồn dân tộc, nó trở thành đối
tượng hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu Dù đứng trên những điểm nhìn khác nhau nhưng chung quy lại họ vẫn có cùng một điểm xuất phát đó là ngôn ngữ - chất liệu
cơ bản làm nên tác phẩm văn chương Ngôn từ tự thân nó đã là chất liệu nhưng lại chứa đựng những phương thức tư duy nghệ thuật và các giá trị văn hóa tinh thần
Vì vậy, dù thành công ở mức độ nào, một chuyên luận nghiên cứu về ngôn ngữ lục bát cũng đều có ý nghĩa to lớn không những đối với ngôn ngữ học, văn học mà còn đối với các khoa học khác như tâm lí học, lịch sử học, văn hóa học, xã hội học
1.4 Trong tiến trình phát triển, lục bát ở mỗi một giai đoạn đều có những đặc điểm riêng Có ý kiến cho rằng thể loại thơ ca này chỉ phát triển rực rỡ trong văn
học dân gian nên đến khi Truyện Kiều ra đời thì nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
và nhường chỗ cho những thể loại thơ ca khác Vì vậy lục bát hiện đại trong một thời gian dài chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng Bên cạnh đó trong khi có rất nhiều công trình nghiên cứu về lục bát, nhưng đa số lại tập trung vào ca dao và xem xét nó từ bình diện lí luận phê bình Chỉ có một số ít tác giả chú trọng đến tiến trình thể loại và cấu trúc hình thức âm luật Cho đến nay, lục bát
Trang 7hiện đại với thành tựu to lớn của nó vẫn chưa có được một chuyên luận nghiên cứu
từ góc độ ngôn ngữ với cái nhìn xuyên suốt hai chiều đồng đại và lịch đại Tzvetan
Todorov đã viết "Trên suốt chiều dài lịch sử của mình, nghiên cứu văn học
nghiêng hẳn về giải thích Cần đấu tranh với sự thiên lệch này, nhƣng tức là với chính sự thiên lệch chứ không phải với bản thân nguyên tắc giải thích" [112, 184]
Đó cũng là thực trạng của tình hình nghiên cứu văn học ở nước ta
Những thực tế trên đặt ra vấn đề cần phải chọn những tác phẩm lục bát hiện đại tiêu biểu làm trung tâm hệ quy chiếu và xem xét chúng trên góc độ ngôn ngữ (là cách tiếp cận tỏ ra hiệu quả và mang tính thuyết phục cao) để đi đến những nhận thức cần thiết về thực trạng, triển vọng và nhiều vấn đề quan trọng khác Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi đã chọn bốn tác giả lục bát tiêu biểu là Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Duy làm dẫn liệu chủ yếu Từ đó đối sánh với lục bát
ca dao, lục bát Truyện Kiều để chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ lục bát hiện đại Thơ lục bát được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên nhiều phương diện khác nhau, riêng bình diện ngôn ngữ, nó có thể thuộc đối tượng nghiên cứu của nhiều phân ngành khoa học như phong cách học, thi pháp học, ngữ dụng học Do tầm quan trọng của ngôn ngữ với tư cách là phương tiện, chất liệu tư duy và phản ánh của thi phẩm, hướng tiếp cận này tỏ ra thiết thực và lí thú
2 Lịch sử vấn đề
Thi ca nói chung từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều người trên khắp thế giới, nhưng những thành tựu đã đạt được hay vừa mới đạt được lại không bao giờ làm cho họ thỏa mãn hoàn toàn Những nghiên cứu về nó từ trước đến nay
có thể đứng trên các bình diện khác nhau Trên mỗi bình diện ta thu được những kết quả đặc thù
2.1 Từ góc độ lí luận và phê bình
ở bình diện này tập trung số đông các nhà nghiên cứu Arixtote và Lưu Hiệp
đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng những nguyên lí khám phá thơ
ca như một nghệ thuật trong đời sống tinh thần [1] Dương Quảng Hàm với tác
phẩm Việt Nam văn học sử yếu (1943) đã đề cập đến một cách căn bản lịch sử của
Trang 8các thể loại thi ca tiếng Việt [41] Trong "Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể
loại" (1971) hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã thừa kế những kết
quả nghiên cứu về các hình thức thơ ca dân tộc của các tác giả trước đó như Phan
Kế Bính (Việt Hán văn khảo - 1918), Bùi Kỉ (Quốc văn cụ thể - 1932), Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu - 1943) để chỉ ra cấu trúc hình thức phổ
quát và giản yếu về lịch sử phát triển của các thể thơ nói chung (trong đó có thơ lục bát) Công trình này được xem như là một bước tiến quan trọng đặt nền tảng cho vấn đề nghiên cứu thể loại thơ ca nói chung, ngôn ngữ thi ca nói riêng Như là cái gạch nối giữa hai xu hướng lí luận phê bình và ngôn ngữ học, Trần Đình Sử
với chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu (1995) và Những thế giới nghệ thuật thơ
(1997) đã nghiên cứu thi pháp thơ và loại hình thơ dựa trên sự phân tích những cứ
liệu cụ thể của tác phẩm văn chương [97]
Nhìn chung trên bình diện lí luận phê bình đã có một số thành tựu được ghi nhận về sự đóng góp công lao to lớn trong công cuộc khám phá thi ca nước nhà Tuy nhiên một thực thể phải được nhìn nhận từ nhiều phía mới đảm bảo tính khách quan và toàn diện Vì vậy, bình diện ngôn ngữ sẽ là một góc nhìn khác có thể làm đối trọng để sự đánh giá tác phẩm văn chương ngày càng khoa học và chính xác hơn
2.2 Từ góc độ ngôn ngữ
Vào đầu thế kỉ XX, trường phái hình thức Nga đã đưa ra những cách tiếp cận
mới về nghệ thuật thi ca Con đường khám phá của họ là dựa vào kết cấu hình thức để lí giải nội dung ý nghĩa Đây có thể coi là một bước nhảy vọt rất đáng ghi nhận về quan điểm và nhận thức của giới nghiên cứu văn học Lấy những yếu tố mang tính phân biệt về hình thức giữa thơ và văn xuôi như âm luật, vần, câu thơ,
đoạn thơ làm đơn vị khảo sát, trường phái này thực sự đã coi văn học là nghệ
thuật của ngôn ngữ Đó là sự cụ thể hóa cái cơ bản nhất của các loại hình văn
chương nằm trong định nghĩa mang tính khái quát: "văn học là nhân học" (văn
học là khoa học về tính "người") của M Gooki [4]
Trang 9Các nhà hình thức Nga như R Jacobson, V Girmunxki đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân tích chức năng ngôn ngữ thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống Những quan điểm nghiên cứu của trường phái
này thể hiện rõ nét và tập trung nhất trong bài viết về "Những con mèo" của Ch
Baudelaire [59, 69-75] Các công trình nghiên cứu theo hướng cấu trúc - chức
năng mặc dù chưa làm cho những người quan tâm đến lĩnh vực thi ca thỏa mãn hoàn toàn, song nó cũng đã tạo ra được những tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ có thể thực hiện tốt những mục tiêu chưa hoàn thiện và các mục tiêu nghiên cứu mới
Một số công trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ có giá trị đã khởi động hướng tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ Tiêu biểu là
chuyên luận Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985) Với
những thao tác định lượng, định tính trong nghiên cứu ngôn ngữ, Phan Ngọc đã không sa vào sự lí giải chung chung mà tập trung thỏa đáng cho những mặt nổi
trội về ngôn ngữ đã làm cho Truyện Kiều trở nên nổi tiếng Đây là một hướng đi
hợp lí trong việc đánh giá một tác phẩm thơ
Tiếp thu những luận điểm trong tư tưởng của R Jacobson về chức năng của
ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập vấn đề này một cách trực diện hơn
trong chuyên luận: Ngôn ngữ thơ (1987) Trong phần viết về thể lục bát, ông đã có
được những nhận định khái quát rất quan trọng Ngoài việc đề cập đến cách thức phát sinh thể loại lục bát, Nguyễn Phan Cảnh cũng đã có được những lập luận thuyết phục cho vấn đề khả năng tồn tại của thể thơ truyền thống cách luật này Bên cạnh đó tác giả đã chú trọng đi vào một số bình diện của ngôn ngữ thơ như tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ (nhờ phương thức tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa), nhạc thơ, mức độ và cách thức hoạt động của trường nét dư trong vận động tạo thể [10,165] Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng cho lí thuyết nghiên cứu ngôn ngữ một thể loại văn học đặc thù (trong cái nhìn phân biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi)
Trang 10Năm 1983 Bùi Công Hùng đã cho ra mắt cuốn Góp phần tìm hiểu nghệ thuật
thơ ca Trong đó tác giả đã rất cố gắng để đưa ra tập hợp những nguyên tắc chung
về thi ca dưới ánh sáng của những luận điểm đã được tổng kết trước đó về kết cấu hình thức và lí thuyết hệ thống Bùi Công Hùng đã chỉ ra các bình diện, cấp độ, các cấu trúc trong thơ, tuyệt đối hóa mặt hình thức, tạm thời không quan tâm đến
cơ chế sản sinh và cơ chế vận động để lí giải các biểu hiện của ngôn ngữ thơ
Với chuyên luận Ngôn ngữ thơ Việt Nam (1998), Hữu Đạt đã sử dụng các lí
thuyết quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ tiếng Việt Trong đó tác giả đã đưa ra được những luận điểm quan trọng như kết cấu mảng miếng, nhạc thơ, một số đặc trưng của thơ lục bát [33]
Một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thể loại đầu tiên phải kể đến là Lục
bát và song thất lục bát (1998) của Phan Diễm Phương Trong chuyên luận này
tác giả đã tập trung giải quyết tương đối triệt để những vấn đề chung về thể loại thơ như quá trình ra đời và phát triển của hai thể thơ lục bát và song thất lục bát từ điểm nhìn cấu trúc âm luật thể loại Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong việc
phân định hình thức chính thống của thể thơ truyền thống cách luật Công trình này cũng cùng xu hướng với chuyên luận Thơ và các vấn đề trong thơ Việt Nam
hiện đại của Hà Minh Đức (1974) Tuy nhiên tác giả Phan Diễm Phương đã đưa ra
và giải quyết vấn đề này một cách tập trung và toàn diện hơn
Những năm gần đây thơ lục bát được nhiều người quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn Trước đó trong một thời gian khá dài, người ta chỉ chú trọng vào lục bát dân gian Điều này cũng dễ hiểu vì lục bát ca dao, một bộ phận hợp thành của thơ ca dân gian, chiếm vị trí chủ đạo không phải vì số lượng mà vì nó là một loại hình thơ truyền thống có tính ổn định cao Những tác giả có công biên soạn, phê bình, giới thiệu lục bát dân gian phải kể đến là Đinh Gia khánh, Ninh Viết Giao, Hoàng Tiến Tựu Trong số đó có người đã đi sâu nghiên cứu lục bát ca dao
như Nguyễn Xuân Kính (với chuyên luận Thi pháp ca dao - 1992), Bùi Mạnh Nhị (với Công thức truyền thống và đặc trƣng cấu trúc của ca dao dân ca trữ tình -
1997) Khi thơ lục bát thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu và công chúng
Trang 11rộng rãi một cách đặc biệt thì cũng là lúc các tuyển tập lục bát ra đời Mặc dù còn
nhiều ý kiến (dư luận) chưa thống nhất song 2 tuyển tập về lục bát (Tuyển tập lục
bát Việt Nam do Nxb VH ấn hành năm 1994 và Thơ lục bát mới do Hà Quảng
tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Hội LHVHNT Hà Tĩnh ấn hành năm 1999) này cũng đã gián tiếp khẳng định rằng cho đến nay vai trò to lớn của lục bát trong đời sống tinh thần của người Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị Một số bài viết khác
như Tiếng Việt và thể thơ lục bát (Nguyễn Thái Hoà) [55, 37-42]; Nhịp chẵn, nhịp
lẻ trong thơ lục bát [102, 160-169]; Lục bát Huy Cận: Ngậm ngùi (Lý Toàn
Thắng) [107, 49-54]; Ngày tết đọc 5 bài thơ lục bát (Trần Đăng Khoa) [64]; Một
số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá (Nguyễn Tài Cẩn) [18] cũng góp
phần cổ động cho phong trào nghiên cứu lục bát đang ngày càng trở nên sôi nổi
2.3 Thành tựu và những vấn đề đặt ra
Về thành tựu Xung quanh vấn đề ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thơ lục bát, các
nhà nghiên cứu đã đạt được những thành tựu to lớn, tập trung trên một số hướng sau:
* Ngôn ngữ thơ ca trong sự so sánh với ngôn ngữ văn xuôi
* Tiến trình thể loại thơ ca và tiến trình thể loại lục bát
* Cấu trúc hình thức (âm luật) của lục bát
Những vấn đề đặt ra Trong khi đã có khá nhiều chuyên luận nghiên cứu thi
ca hiện đại nói chung, thơ lục bát hiện đại nói riêng từ góc độ thi pháp, lí luận và phê bình thì vẫn còn quá ít các chuyên luận tiếp cận chúng từ góc độ ngôn ngữ Hệ quả là đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ lục bát hiện đại một cách quy mô và hệ thống trên bình diện ngữ âm và phương thức, phương tiện tạo nghĩa (nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ lục bát hiện đại từ thao tác so sánh lịch đại) Vì vậy, trong phạm vi có thể, một công trình nghiên cứu hướng tới một sự đánh giá nhất định về triển vọng và tương lai của thể lục bát từ góc nhìn ngôn ngữ
là hết sức cần thiết Thực hiện được mục tiêu này sẽ góp phần vào việc từng bước làm rõ hơn triển vọng, cách thức vận động và phát triển của thơ lục bát Việt Nam
3 Nhiệm vụ nghiên cứu