VIÊM KHỚP VẢY NẾN I. ĐẠI CƯƠNG VIÊM KHỚP VẢY NẾN Viêm khớp vảy nến (Psoriatic Athritis) là bệnh lý viêm khớp mạn tính ở các khớp ngoại biên và/hoặc cột sống có liên quan tới bệnh vảy nến. Viêm khớp thường xuất hiện nhiều năm sau khi bị vảy nến da, song có thể xuất hiện đồng thời, hoặc trước khi có vảy nến da. Tỷ lệ mắc khoảng 0,05% 0,2% dân số. Có khoảng 10% 40% bệnh nhân vảy nến có có viêm khớp vảy nến. Bệnh hay gặp nhất là ở độ tuổi 30 50. Tỷ lệ nam và nữ tương tự nhau Là bệnh tự miễn, nguyên nhân chưa rõ, có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và miễn dịch. Bệnh có tính chất gia đình, có mối liên hệ với HLAB27 (thể cột sống), HLADR (thể viêm nhiều khớp). Tác nhân nhiễm khuẩn, chấn thương có thể là những yếu tố khởi phát bệnh. Sinh bệnh học có vai trò quan trọng của tế bào T, sự tăng tạo các cytokine tiền viêm như TNFa, IL1, IL6, IL8; tăng sinh mạch máu, xuất hiện các tế bào tiền thân của hủy cốt bào trong máu II. TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP VẢY NẾN 1. Lâm sàng Viêm khớp và/hoặc viêm cột sống: Tính chất và mức độ tùy theo thể lâm sàng. Viêm ngón (ngón tay, ngón chân hình khúc dồi): Sưng toàn bộ một hoặc vài ngón tay hoặc ngón chân (chân > tay), gặp ở 20% 30% bệnh nhân Bệnh lý điểm bám tận: Là đặc điểm hay gặp trong viêm khớp vảy nến, bao gồm viêm cân gan chân, viêm lồi cầu, viêm gân Achilles, viêm điểm bám các dây chằng quanh xương chậu Tổn thương vảy nến da: Có thể nhiều, lan rộng, hoặc ít, kín đáo, thậm chí không thấy Tổn thương móng: Lõm móng, bong móng, sừng hóa và các triệu chứng loạn dưỡng móng khác Hiếm gặp: Viêm kết mạc, viêm mống mắt, hở van động mạch chủ, loét miệng, niệu đạo, v.v 2. Các thể lâm sàng 2.1.Thể viêm vài khớp không đối xứng (