1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giai đoạn từ năm 2011 - 2013, nợ xấu luôn trở thành vấn đề nóng hổi đối với ngành ngân hàng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu năm 2011 của toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 – 3,8%. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 4,08%. Tuy nhiên, theo một số tổ chức đánh giá độc lập, tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn rất nhiều. Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh và chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013 – con số này xấp xỉ mức giới hạn cho phép 5% để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Nợ xấu tăng cao không những ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng mà còn gây ra một loạt các khó khăn cho nền kinh tế: vốn không được luân chuyển, các doanh nghiệp thiếu vốn dẫn đến hoạt động khó khăn, phải giải thể, phá sản… Trước tình hình đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra: thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC) để mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế… Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời, chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề. Nợ xấu hiện vẫn là mối lo, là nguy cơ của hệ thống ngân hàng. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Điều gì đã khiến nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2013 tăng nhanh? Giai đoạn 2008 - 2011 là giai đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Cùng với cơn sốt chứng khoán và bất động sản, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng cũng tăng chóng mặt trong thời kỳ này, có những giai đoạn, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt tới trên 25%. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là các ngân hàng dường như quá chú trọng đến việc tăng trưởng mà quên đi chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro. Do chỉ tập trung vào tăng trưởng, quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng bị buông lỏng, các ngân hàng hầu như chưa phát triển một hệ thống quy trình quản lý rủi ro hoàn chỉnh và hệ quả tất yếu là nợ xấu phát sinh ngày một tăng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập vào năm 2008 – giai đoạn ngành ngân hàng đang tăng trưởng mạnh. Là một ngân hàng mới nên hệ thống bộ máy tổ chức của TPBank chưa thực sự hoàn chỉnh. Thêm vào đó, áp lực tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới càng khiến việc quản lý rủi ro trong ngân hàng bị buông lỏng. Do đó, sau một thời gian phát triển, đến năm 2012, khi kinh tế suy thoái, ngành ngân hàng bị ảnh hưởng, TPBank là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. TPBank bị xếp vào hàng các ngân hàng yếu kém do chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao và cần phải tái cơ cấu. Trong quá trình tái cơ cấu, vấn đề quản lý rủi ro đã được ban lãnh đạo ngân hàng coi trọng. Quản lý rủi ro được ban lãnh đạo ngân hàng coi là một trong ba trụ cột để xây dựng một “ngôi nhà TPBank phát triển, bền vững”. Tuy nhiên, quản lý rủi ro là một vấn đề vẫn còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam, do đó, việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đòi hỏi sự đầu tư lớn về công sức và chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng đóng góp một phần vào quá trình xây dựng hệ thống tín dụng lành mạnh của Ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng sức cạnh tranh cho TPBank. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài -Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam; -Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2010 – 2014; -Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: -Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng; -Phạm vi nghiên cứu: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như các phương pháp: So sánh, tổng hợp, phân tích và tiếp cận với mô tả thực tế. 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 phần chính: -Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng -Chương 2: Thực trạng quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong -Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ HỒNG TRANG
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ HỒNG TRANG
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.03.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Hà
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ HỒNG TRANG
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG 4
1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 7
1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan 7
1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan 10
1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 12
1.1.3.1 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới nền kinh tế 12
1.1.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động ngân hàng 13
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng 14
1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 14
1.2.2 Vai trò của quản lý RRTD 16
1.2.2.1 Vai trò đối với nền kinh tế 16
1.2.2.2 Vai trò đối với các NHTM 16
1.2.3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng 17
1.2.3.1 Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng 17
1.2.3.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 23
1.2.3.3 Chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng 36
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý rủi ro tín dụng 44
1.3 Kinh nghiêm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong 45
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng trên thế giới 45
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong 52
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG 56
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong 56
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 56
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 57
2.1.3 Định hướng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong tương lai 61
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong 62
2.2.1 Quy mô và cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong 62
2.2.1.1 Quy mô tín dụng tại TPBank giai đoạn 2011-2014 62
2.2.1.2 Cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2013 -2014 64
2.2.2 Chất lượng tín dụng 68
2.3 Thực trạng quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong 70
2.3.1 Cơ cấu tổ chức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2013 – 2014 70
2.3.2 Các văn bản, quy chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng tại TPBank 71
2.3.3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong 75
2.3.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng 75
2.3.3.2 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng 77
2.3.3.3 Đánh giá hoạt động của bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong quy trình 81 2.4 Đánh giá quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong 89
2.4.1 Các kết quả đạt được 89
2.4.1.1 Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biển theo hướng tích cực 89 2.4.1.2 Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế chính sách tín dụng đồng bộ
90
Trang 62.4.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng được hình thành 91
2.4.1.4 Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống XHTD nội bộ 92
2.4.2 Những hạn chế trong quy trình quản lý RRTD và công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng 92
2.4.2.1 Chiến lược quản lý rủi ro chưa toàn diện 92
2.4.2.2 Mô hình quản lý RRTD chưa hoàn thiện 93
2.4.2.3 Quy trình cấp tín dụng còn bất cập 94
2.4.2.4 Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng thiếu đồng bộ 95
2.4.2.5 Thiếu hệ thống cảnh báo sớm 96
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG 97
3.1 Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2015 – 2020 97
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong 99
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng 99
3.2.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng 99
3.2.1.2 Xây dựng chính sách tín dụng, hệ thống văn bản chế độ, quy trình, thủ tục cấp tín dụng 103
3.2.1.3 Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng 107
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 111
3.2.2.1 Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định dạng rủi ro tín dụng 111 3.2.2.2 Quản lý giám sát danh mục cho vay 112
3.2.2.3 Tăng cường hiệu quả của công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro tín dụng 112 3.2.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 115
3.3 Kiến nghị 118
Trang 73.3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 118
3.3.1.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho nghiệp vụ ngân hàng 118
3.3.1.2 Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ 119
3.3.1.3 Bảo đảm an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng 120
3.3.1.4 Chuẩn bị các cơ sở cần thiết khác theo các chuẩn mực quốc tế phục vụ quản trị RRTD theo các yêu cầu Hiệp ước Basel II 121
3.3.2 Kiến nghị với NHNN: 122
3.3.2.1 Hoàn thiện cách thức giám sát ngân hàng 122
3.3.2.2 Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống cần thiết để đảm bảo an ninh hoạt động tín dụng ngân hàng 123
3.3.2.3 Hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện các chế tài của Nhà nước nhằm an toàn hoá hoạt động tín dụng 124
KẾT LUẬN 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
18 VAMC Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tíndụng Việt Nam
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s 28
Hình 1.1: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM 23
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong 58
Hình 2.2: Quy mô tín dụng của TPBank giai đoạn 2011 – 2014 62
Hình 2.3: So sánh quy mô tín dụng của TPBank với SHB, Sacombank giai đoạn 2013 - 2014 63
Hình 2.4 Cơ cấu dư nợ theo khu vực địa lý 64
Hình 2.5 Cơ cấu nợ xấu theo khu vực địa lý Error! Bookmark not defined. Hình 2.6 Tỷ lệ tín dụng theo ngành của TPBank năm 2013 -2014 65
Hình 2.7 Tỷ trọng nợ xấu theo ngành nghề tại TPBank Error! Bookmark not defined. Hình 2.8 Tỷ trọng dư nợ TPBank theo TSBĐ 67
Hình 2.9 Tỷ trọng nợ xấu của TPBank theo TSBĐ Error! Bookmark not defined. Hình 2.10 Chất lượng tín dụng TPBank giai đoạn 2011 – 2014 68
Hình 2.11 Quy trình tín dụng tại TPBank 72
Hình 2.12 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại TPBank 75
Hình 2.13 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại TPBank 78
Hình 2.14 Cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 85
Hình 2.15 Mục tiêu của hệ thống XHTD nội bộ 85
Hình 3.1 Mục tiêu xây dựng ngôi nhà TPBank 98
Hình 3.2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo theo Basel II 100
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giai đoạn từ năm 2011 - 2013, nợ xấu luôn trở thành vấn đề nóng hổi đốivới ngành ngân hàng nói riêng và toàn xã hội nói chung Theo thống kê củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu năm 2011 của toàn hệ thống ngânhàng ở mức 3,6 – 3,8% Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 4,08% Tuynhiên, theo một số tổ chức đánh giá độc lập, tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn rấtnhiều Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh và chạm mức4,67% vào tháng 4/2013 – con số này xấp xỉ mức giới hạn cho phép 5% để đảmbảo an toàn trong hoạt động ngân hàng Nợ xấu tăng cao không những ảnhhưởng đến hoạt động của ngân hàng mà còn gây ra một loạt các khó khăn chonền kinh tế: vốn không được luân chuyển, các doanh nghiệp thiếu vốn dẫn đếnhoạt động khó khăn, phải giải thể, phá sản… Trước tình hình đó, nhiều giải pháp
đã được đưa ra: thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC) để mua bán nợ xấucủa các tổ chức tín dụng, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 nhằm tháo gỡ khókhăn cho nền kinh tế… Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời,chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề Nợ xấu hiện vẫn là mối lo, là nguy cơcủa hệ thống ngân hàng Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Điều gì đã khiến
nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2013 tăng nhanh?
Giai đoạn 2008 - 2011 là giai đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.Cùng với cơn sốt chứng khoán và bất động sản, tăng trưởng tín dụng của cácngân hàng cũng tăng chóng mặt trong thời kỳ này, có những giai đoạn, tăngtrưởng tín dụng của ngân hàng đạt tới trên 25% Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề
là các ngân hàng dường như quá chú trọng đến việc tăng trưởng mà quên đi chấtlượng tín dụng và quản lý rủi ro Do chỉ tập trung vào tăng trưởng, quản lý rủi rotín dụng trong ngân hàng bị buông lỏng, các ngân hàng hầu như chưa phát triểnmột hệ thống quy trình quản lý rủi ro hoàn chỉnh và hệ quả tất yếu là nợ xấu phátsinh ngày một tăng
Trang 11Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập vào năm 2008 –giai đoạn ngành ngân hàng đang tăng trưởng mạnh Là một ngân hàng mới nên
hệ thống bộ máy tổ chức của TPBank chưa thực sự hoàn chỉnh Thêm vào đó, áplực tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới càng khiến việc quản lý rủi rotrong ngân hàng bị buông lỏng Do đó, sau một thời gian phát triển, đến năm
2012, khi kinh tế suy thoái, ngành ngân hàng bị ảnh hưởng, TPBank là một trongnhững ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất TPBank bị xếp vào hàng các ngânhàng yếu kém do chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao và cần phải tái cơcấu Trong quá trình tái cơ cấu, vấn đề quản lý rủi ro đã được ban lãnh đạo ngânhàng coi trọng Quản lý rủi ro được ban lãnh đạo ngân hàng coi là một trong batrụ cột để xây dựng một “ngôi nhà TPBank phát triển, bền vững” Tuy nhiên,quản lý rủi ro là một vấn đề vẫn còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng ViệtNam, do đó, việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đòi hỏi sự đầu tư lớn về côngsức và chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc Với những lý
do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng đóng
góp một phần vào quá trình xây dựng hệ thống tín dụng lành mạnh của Ngânhàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng sức cạnh tranh cho TPBank
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, kinh nghiệmquốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Tiên Phong giai đoạn 2010 – 2014;
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Tiên Phong
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng;
Trang 12- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Tiên Phong.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như cácphương pháp: So sánh, tổng hợp, phân tích và tiếp cận với mô tả thực tế
5 Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 phần chính:
- Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng
- Chương 2: Thực trạng quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Tiên Phong
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Tiên Phong
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàngnói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi Vì thế, các nhà quản trị khôngthể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện phápchủ động xử lý Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay,các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi ro để sớm đưa racác giải pháp phòng ngừa, chống đỡ tác hại của nó
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, đem lại tỷ lệ lợi nhuận lớn chongân hàng Mặt khác, tín dụng cũng là nghiệp vụ tiểm ẩn nhiều rủi ro và rủi rotín dụng cũng là loại rủi ro xảy ra thường xuyên và phức tạp nhất trong hoạtđộng ngân hàng Các thống kê và nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng chiếm đến70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự dịchchuyển trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó, thu nhập từ hoạt động tíndụng có xu hướng giảm xuống và thu nhập dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưngthu nhập từ tín dụng vẫn luôn chiếm khoảng 2/3 thu nhập ngân hàng Kinh doanhngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được làbản chất ngân hàng P.Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chorằng “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạtđộng kinh doanh” Như vậy, có thể thấy rủi ro là yếu tố luôn song hành với hoạt
Trang 14động kinh doanh của ngân hàng, trong đó, rủi ro tín dụng là một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượngkinh doanh ngân hàng Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:Theo Khoản 1, Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 củaThống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khảnăng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD, do khách hàng khôngthực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”A.Saunder và H.Lange định nghĩa “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngânhàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dựtính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về
cả số lượng và thời hạn.”
Theo Timothy W.Koch: “Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi roxảy ra khi khách hàng sai hẹn, có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc
và lãi theo thỏa thuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần
và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toántrễ hạn” (Bank Management, University of South Caro1ina, The Dryden Press,
1995, page 107)
Còn theo Henie Van Greuning … Sonja Brajovic Bratanovic: “Rủi ro tíndụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặchoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Đây làthuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bịtrì hoãn hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cố đốivới dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngânhàng” (The World Bank)
Trang 15Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu chung lại chúng ta có thể rút ra cácnội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợtheo hợp đồng bao gồm vốn vay hoặc lãi vay Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặckhông thanh toán
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng
và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫnđến thua lỗ hoặc ở mức độ cao hơn là phá sản
- Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng thiếu đadạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèonàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần nhưduy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp
sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng vì rủi ro và lợi nhuận kỳ vọngcủa ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định(lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn)
- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên rủi ro không thể loại trừ mà chỉ
có thể hạn chế sự xuất hiện và tác hại do chúng gây ra
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khảnăng, do đó, có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là mộtkhoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, mộtngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếudanh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm
ẩn nhiều rủi ro Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụngđược chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bùđắp tổn thất khi xảy ra rủi ro
Trang 16Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:
- Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ)*100%
Ý nghĩa: Cho biết phần trăm nợ quá hạn trên tổng số dư nợ của ngân hàng;
- Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tổng dư nợ)*100%
Ý nghĩa: Cho biết phần trăm nợ xấu trên tổng số dư nợ của ngân hàng;
- Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản có)*100%
Ý nghĩa: Cho biết mức độ rủi ro tín dụng trong hạng mục tài sản có của ngânhàng;
- Hệ số thu nợ = (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay)*100%
Ý nghĩa: Cho biết tỷ lệ thu hồi nợ trên tổng số dư nợ cho vay của ngân hàng
1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.2.1 Nguyên nhân khách quan
a Môi trường tự nhiên
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộcquá nhiều vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và thủcông nghiệp,…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự báo, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệthại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Vì vậy khi có thiên tai, dịch họaxảy ra, khách hàng của ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, nguồn thu bị ảnhhưởng…điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng cùng gánh chịu rủi ro với kháchhàng của mình Rủi ro do những diễn biến bất lợi của môi trường tự nhiên là loại
Trang 17rủi ro bất khả kháng và khi nó xảy ra thường đem lại thiệt hại lớn cho các đơn vịkinh doanh và cho các ngân hàng tài trợ.
b Môi trường pháp lý
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh tiền tệ đặc biệt, có tác động tolớn tới toàn bộ nền kinh tế Bởi vậy nó đòi hỏi phải được điều chỉnh bởi phápluật và chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý Nhà nước Sự bất lợicủa môi trường pháp lý, sự kém hiệu quả của cơ quan quản lý các cấp trong việctriển khai các quy định của luật pháp sẽ đẩy ngân hàng vào điều kiện kinh doanhtín dụng với nhiều rủi ro
Trong nền kinh tế thị trường, việc các yếu tố pháp lý không phù hợp với yêucầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế đó không thểtiến hành trôi chảy được Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lýcho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh
tế cao Bất cứ sự không tương xứng của pháp luật nói riêng và môi trường pháp
lý nói chung đều có thể đẩy các đơn vị kinh doanh gặp rủi ro trong khi tham giacác quan hệ tài chính,…và quan hệ tín dụng của ngân hàng cũng không thể tránhkhỏi các rủi ro mà có thể dẫn tới tổn hại nghiêm trọng
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN còn chưa hiệu quả Bên cạnhnhững cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo
an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Thanh tra ngânhàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít cókhả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, vi phạm
c Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay
và thiệt hại hay thành công của người cho vay Sự hưng thịnh hay suy thoái của
Trang 18chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người đi vay và do vậy tạoniềm tin hay gây nên nỗi lo lắng cho người đi vay tiền Khi nền kinh tế ở giaiđoạn hưng thịnh, người vay hoạt động kinh doanh tốt hơn, các nhân tố tài chính
là an toàn hơn, do đó rủi ro tín dụng giảm Trong giai đoạn khủng hoảng, tìnhhình kinh doanh của người vay bị giảm sút do chậm thu hồi các khoản phải thu,
do sức mua giảm, hàng tồn kho tăng lên,…như vậy kéo theo đó là sự suy giảmcủa các chỉ tiêu tài chính – các nhân tố đảm bảo cho sự an toàn của khoản tíndụng ngân hàng, khả năng thanh toán các khoản nợ bị yếu đi, rủi ro tín dụng tănglên với ngân hàng
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu giatăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanhnghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy
cơ thua lỗ
Bên cạnh đó phải kể tới sự thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách bấthợp lý vào một số ngành kinh tế khiến cho các ngành này có sự phát triển quánóng Bong bóng kinh tế hay sự tăng trưởng giả tạo, tăng trưởng không bền vữngtrong các ngành này do đó sẽ tăng lên, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên đối với ngânhàng nào có tỷ trọng tín dụng cao ở ngành đó và thiếu cơ chế quản lý đúng đắn
d Môi trường thông tin
Sẽ là rất suôn sẽ và an toàn nếu trong các giao dịch tín dụng các bên thamgia đều có thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau Song một thực tế tồn tại là: môtbên thường không biết tất cả những gì cần biết về bên kia, hoặc những thông tin
có được lại không liên tục và có độ tin cậy không cao Sự không cân xứng vềthông tin như vậy trong nhiều trường hợp đã đặt các ngân hàng vào tình trạngđưa ra phán quyết tín dụng trong điều kiện thông tin không hoàn hảo, gây rủi rocho ngân hàng
Trang 19Tất cả các nguyên nhân khách quan trên nếu không được dự báo, có biệnpháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanhcủa cả ngân hàng lẫn khách hàng Khi khách hàng gặp phải rủi ro do nguyênnhân khách quan gây nên, họ không còn đủ khả năng thực hiện cam kết trongquan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc tốt nhất ngân hàng có thể làm là giúp đỡ,
hỗ trợ khách hàng để họ khôi phục lại hoạt động kinh doanh tạo nguồn trả nợcho ngân hàng
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
a Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
Sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không đúngphương án, mục đích xin vay, hiệu quả kinh doanh không được phát huy triệt đểnên khi đến hạn không trả được nợ cho ngân hàng
Khách hàng vay vốn không có thiện chí trả nợ, trây ỳ không trả nợ hoặc cốtình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng
Do sự yếu kém trong kinh doanh và quản lý Tính toán các phương án kinhdoanh, hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết các khoản chitiêu dẫn đến xác định sai thu nhập trả nợ ngân hàng
Sản xuất kinh doanh của khách hàng không thuận lợi do những thay đổi bấtngờ ngoài ý muốn tác động xấu đến kinh doanh, mang lại rủi ro cho họ, làm xấu
đi tình hình tài chính của các chủ thể vay vốn Rủi ro trong hoạt động kinh doanhcủa khách hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng
b Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể kể đến các nguyênnhân cơ bản dưới đây:
Trang 20Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, thiếu các cơ chế, chính sách trong việc địnhhướng tín dụng, các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đối tượng liênquan trong hoạt động tín dụng, các quy định về lưu trữ thông tin tín dụng…;
Ngân hàng không thu thập đầy đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu đểphân tích và đánh giá khách hàng,…dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương
án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hơp với phương ánkinh doanh của khách hàng;
Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không pháthiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích;
Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảochắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay;
Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượngkhoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanhcủa khách hàng;
Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạnmức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địaphương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ;
Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủtầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng;
Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, áp lực chỉ tiêu kinh doanh và việc chạytheo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chấtlượng khoản vay
c Nguyên nhân từ phía các bảo đảm tín dụng
Trang 21Giá cả các tài sản bảo đảm biến động theo chiều hướng bất lợi, dẫn đến trườnghợp giá trị thị trường của tài sản bảo đảm giảm, không đủ bù đắp cho các khoản tíndụng khi xảy ra rủi ro Sự biến động các tài sản bảo đảm còn phụ thuộc vào đặc tínhcủa tài sản và thị trường giao dịch các tài sản này;
Khó định giá các tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng, điều này có thể do đặc tínhcủa tài sản, do tài sản không phổ biến trên thị trường hay do giá trị tài sản biến độngnhanh trên thị trường,…có thể dẫn đến tình trạng định giá tài sản quá cao;
Tính khả mại của tài sản thấp, có nghĩa là tài sản gặp trở ngại khi tham gia thịtrường Điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng bởi khi khoản tín dụng gặp rủi ro thì
có thể việc phát mại tài sản bảo đảm không giúp thu hồi được giá trị khoản cho vay;Tài sản bảo đảm gặp các tranh chấp về pháp lý như các tranh chấp về giao dịchbảo đảm,… hoặc thiếu cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản bảo đảm
Tuy nhiên, trong quá trình cấp tín dụng, TSBĐ chỉ là điều kiện bổ sung,không có tính chất quyết định lớn trong việc phê duyệt một khoản tín dụng Vìvậy, nguyên nhân từ phía các bảo đảm tín dụng chỉ là các nguyên nhân nhỏ,không có vai trò lớn trong việc cấu thành nên rủi ro tín dụng
1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.3.1 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới nền kinh tế
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung giantài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, cácdoanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại Do đó, thực chất quyền sở hữunhững khoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngânhàng Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt
mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng
Trang 22Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành vàcác cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thìngười gửi tiền ở các ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ởcác ngân hàng, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn Ngân hànggặp phải rủi ro hay phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh củadoanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khókhăn Hơn nữa, sự khủng hoảng của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn
bộ nền kinh tế Nó làm tắc nghẽn quá trình chu chuyển vốn cho nền kinh tếkhiến nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xãhội mất ổn định Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thếgiới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực
và thế giới Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997)
và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm rung chuyển toàn cầu.Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nênrủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liênquan
1.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động ngân hàng
Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát về mặt tài chính mà ngân hàngphải gánh chịu liên quan tới việc người vay vốn không trả đúng hạn hay khôngthực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng Vì vậy, rủi ro tín dụng cóảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấpnhưng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làmcho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, lợi nhuận của ngân hàng bị giảmsút, kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng Khi không thu được
nợ, vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả
Trang 23Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sửdụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nàođấy, ngân hàng không có đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơivào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanhkhoản Và kết quả làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút,
uy tín, sức cạnh tranh giảm Kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu cóthể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực của sự phá sản nếu không cóbiện pháp xử lý, khắc phục kịp thời
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau:nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay,nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫnđến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phụcđược, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nóichung và hệ thống ngân hàng nói riêng
2 Quản lý rủi ro tín dụng
2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng:
Quản lý RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, mô hình,chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm
vi mức rủi ro có thể chấp nhận được
Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biệnpháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tíndụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro nhằm đặtđược hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn “Hiệuquả quản lý RRTD là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể
Trang 24và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dàihạn” (Basel Committee on Banking Supervision, 2000).
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ở các góc độ khácnhau, nhưng về bản chất và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thể diễngiải khái niệm: Quản lý RRTD là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổchức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằmtối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được
Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản lý RRTD
- RRTD là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn đề của Ngân hàng
Sự đổ vỡ của hàng loạt các Quỹ tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 1989 –
1990 do chất lượng các khoản cho vay yếu kém, không thu hồi được Hay trongcác năm 1999 – 2000, NHNN đã phải đặt một số ngân hàng vào tình trạng giámsát đặc biệt do vướng phải một loạt những khoản nợ khó đòi (điển hình vụEPSCO Minh Phụng của Vietinbank) Cuộc khủng hoảng tài chính 1997 bắtnguồn tại Đông Nam Á đã khiến nhiều Ngân hàng ở Châu Á mất hàng tỷ USD,
bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tỷ lệ
nợ quá hạn của các ngân hàng tăng cao Hay gần đây nhất là cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu 2008 đã khiến một số ngân hàng lớn của Mỹ như AmericanBank… phải đóng cửa Không những thế, cuộc khủng hoảng còn tác động lớntới Việt Nam, khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng cộng với việc
“bong bóng bất động sản” vỡ đã khiến một loạt các ngân hàng tại Việt Nam có
nợ xấu tăng mạnh, một số ngân hàng còn rơi vào tình trạng yếu kém buộc phảitái cơ cấu hoặc rơi vào diện bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm soát đặc biệtnhư: TPBank, GPBank, Habubank… Vì vậy, có thể thấy rủi ro tín dụng luôntiềm ấn và có thể đe dọa ngân hàng tại bất cứ giai đoạn nào và vấn đề quản lý rủi
ro tín dụng luôn là vấn đề sống còn của các NHTM
Trang 25- Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng
Tính cấp thiết của quản lý RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp
và nguy cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của ngân hàng.Rõ ràng, môi trường kinh doanh ngày càng nhiều cạnh tranh khiến khấu vị rủi rocủa rủi ro của các ngân hàng ngày càng tăng Theo nghiên cứu của các chuyêngia, trong giai đoan từ 1970-1995, trên thế giới trung bình một năm có một cuộckhủng hoảng ngân hàng thì trong giai đoạn từ 1980 – 1995, tỷ lệ này là 1,44
2.2 Vai trò của quản lý RRTD
2.2.1 Vai trò đối với nền kinh tế
Là tiền đề của một nền kinh tế ổn định, giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế
Hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, khi hệ thống ngân hàng hoạtđộng ổn định, lành mạnh, nền kinh tế sẽ phát triển Ngược lại, khi hệ thống ngânhàng hoạt động yếu kém, nguồn vốn luân chuyển phục vụ cho phát triển kinh tế
sẽ bị ảnh hưởng, gây trì trệ, ách tắc khiến kinh tế suy thoái, chậm phát triển.Như đã biết, RRTD là rủi ro thường gặp nhất và gây tổn thất lớn nhất cho ngânhàng Khi RRTD xảy ra, ngân hàng có thế bị thiệt hại về tài sản, vốn kinh doanhgiảm và có thể dẫn đến vỡ nợ Đổ vỡ trong ngành ngân hàng hầu hết đều mangtính hệ thống, do đó, dù chỉ một ngân hàng bị vỡ nợ cũng có thể dẫn tới cả hệthống bị ảnh hướng, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tài chính và hệ quả tất yếucủa nó là kinh tế bị khủng hoảng, suy thoái
Thúc đẩy kinh tế phát triển: Mặt trái của RRTD là những hậu quả nặng nề
mà chúng gây ra với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Tuynhiên, khi RRTD được quản lý tốt, ngân hàng sẽ hoạt động ổn định, lành mạnh
sẽ là tiền đề để thúc đẩy kinh tế phát triển
2.2.2 Vai trò đối với các NHTM
Trang 26Phòng ngừa rủi ro tín dụng, hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng: Dựa vàonhững quy trình chặt chẽ trong hoạt động tín dụng, bộ máy kiểm tra, giám sát vàcác công cụ nhằm phát hiện sớm RRTD, việc quản lý RRTD giúp ngân hàngnhận biết sớm các rủi ro, đưa ra những kịch bản ứng phó kịp thời và nhờ đó,những tổn thất được hạn chế tối đa.
Là tiền đề để ngân hàng phát triển kinh doanh: Ngân hàng là một loại hìnhkinh doanh rủi ro Alan Greenspan – cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) đã từng nói: “Chúng ta không nên quên rằng chức năng kinh tế cơ bảncủa các thực thể được điều tiết này (ngân hàng) là chấp nhận rủi ro Nếu chúng tagiảm thiểu việc chấp nhận rủi ro để giảm xác suất thất bại xuống đến bằng khôngthì theo định nghĩa, chúng ta đã loại bỏ chính mục đích của hệ thống ngân hàng”.Tóm lại, doanh thu của ngân hàng đến từ sự chấp nhận rủi ro và lấy một mức
“giá” cho việc đó, do vậy ngân hàng không thể né tránh rủi ro mà cần phải biếtquản lý rủi ro tốt để tăng trưởng bền vững
Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mảng kinh doanh củangân hàng, đem lại doanh thu chủ yếu cho ngân hàng, khi quản lý RRTD tốt,hoạt động tín dụng sẽ phát triển và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng
Vì vậy, quản lý RRTD tốt cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngânhàng phát triển
2.3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
2.3.1 Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng
a Các nguyên tắc khi xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng
Là một trong những rủi ro trọng yếu trong hoạt động của NHTM, việc xâydựng bộ máy quản lý RRTD cũng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trongxây dựng bộ máy quản lý rủi ro chung Theo Basel II, các nguyên tắc đó là:
Môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo
Trang 27 Xác định và đánh giá rủi ro
Các hoạt động kiểm soát và phân tách nhiệm vụ
Thông tin và liên lạc
Kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro và sữa chữa sai sót
Môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo
Nguyên tắc này quy định trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban giámđốc của Ngân hàng liên quan đến việc thiết lập hoạt động giám sát quản lý rủi rohiệu quả và môi trường kiểm soát Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về quản
lý, hướng dẫn và giám sát đối với cấp quản lý cấp cao Ban Giám đốc chịu tráchnhiệm về việc thực hiện các chỉ đạo của Hội đồng quản trị bao gồm thực hiệncác chiến lược và chính sách và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.Trách nhiệm chung của Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là khuyến khíchnâng cao các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và thiết lập một môi trường trongnội bộ Ngân hàng trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ đốivới mọi cấp độ nhân viên
Hội đồng Quản trị sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về bảo đảm thiết lập và duytrì hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt và hiệu quả Để đảm bảo hoàn thànhtốt nhiệm vụ của mình, HĐQT có thể phân trách nhiệm cho một bộ phận chuyêntrách ví dụ như Uỷ ban Quản lý rủi ro được điều hành bởi một thành viên Hội đồngquản trị không phải là giám đốc điều hành và có kiến thức về quản lý rủi ro
Để hỗ trợ cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc cần phải đảm nhiệm một sốtrách nhiệm sau:
- Thực hiện các chiến lược và các chính sách đã được Hội đồng quản trị phêduyệt;
- Xây dựng các quy trình nhằm xác định, đo lường, giám sát và kiểm soátnhững rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng;
Trang 28- Duy trì một cơ cấu tổ chức phân công rõ chức năng, nhiệm vụ, và tráchnhiệm báo cáo để tránh những trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi;
- Bảo đảm những chức năng nhiệm vụ được phân công được thực hiện mộtcách hiệu quả;
- Xây dựng những chính sách kiểm soát nội bộ phù hợp;
- Giám sát tính hiệu quả và đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, thực hiện các chứcnăng nhiệm vụ của mình bằng việc phân công cho các cá nhân có đủ phẩm chất,năng lực chịu trách nhiệm về những loại rủi ro khác nhau, với mức trách nhiệmphù hợp Giám sát việc thực hiện công việc của những người được phân nhiệm
là một yếu tốt rất quan trọng bảo đảm cho hoạt động quản lý rủi ro thành công.Ban Giám đốc, thông qua cơ cấu các phòng ban, bảo đảm các quyết định quantrọng được thực hiện bởi ít nhất là hai cán bộ điều hành
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên khung quản lý rủi ro là sựnhận thức đâỳ đủ của tất cả các nhân viên về sự cần thiết phải thực hiện tốt cácchức năng, nhiệm vụ của họ và thông báo về những vi phạm hay những vấn đềliên quan đến các chính sách của Ngân hàng Các thủ tục được ghi chép rõ ràng,được phân phát đầy đủ cho mọi nhân viên là điều kiện cơ bản cho việc phát hiện
và thông báo về những vấn đề liên quan đến rủi ro
Xác định và đánh giá rủi ro
Một hệ thống kiểm soát rủi ro hiệu quả yêu cầu tất cả những rủi ro trọng yếu
có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu chiến lược của ngân hàng phải được xácđịnh rõ ràng và thường xuyên xem xét, đánh giá Hệ thống này cũng cần phải rấtlinh động để có thể cho phép phát hiện và xác định rõ những rủi ro mới và nhữngrủi ro trước kia chưa được phát hiện Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt
là trong điều kiện kinh doanh, cả bên trong và bên ngoài, có nhiều biến đổi như
Trang 29hiện nay Ngoài ra hệ thống này cũng cần có khả năng xác định được những rủi
ro có thể được kiểm soát và những rủi ro không thể kiểm soát được và làm cáchnào để giảm thiểu tác động của những rủi ro không kiểm soát được
Các hoạt động kiểm soát và phân tách nhiệm vụ
Các hoạt động kiểm soát phải được xem là các hoạt động không thể tách rờitrong hoạt động thường này của ngân hàng
- Kiểm tra ở cấp độ lãnh đạo cao cấp
Việc kiểm tra này đạt được thông qua việc Hội đồng quản trị và Ban Giámđốc nhận được bản trình bày, bản báo cáo định kỳ về vị thế rủi ro, sự tuân thủ vàcác ngoại lệ về rủi ro và báo cáo thực trạng rủi ro
- Kiểm soát hoạt động
Những kiểm tra này được tiến hành thường xuyên hơn kiểm tra ở cấp độ lãnhđạo cao cấp và ở mức độ chi tiết hơn Chúng được tiến hành ở cấp độ phòng ban
và bao gồm việc kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo vị thế rủi ro, tìnhtrạng và các ngoại lệ về rủi ro Tần số và nội dung báo cáo cần phải dựa trên yêucầu công việc kinh doanh của ngân hàng
- Tuân thủ các giới hạn rủi ro
Đặt ra các giới hạn và đảm bảo chúng được tuân thủ là một chức năng kiểmsoát rủi ro quan trọng Ví dụ sự tập trung về tín dụng có thể tránh được thôngqua việc áp dụng các giới hạn đối với danh mục tín dụng
- Phê duyệt và uỷ quyền
Việc yêu cầu phê duyệt và uỷ quyền cho các giao dịch lớn hơn một giới hạnnhất định nào đó, các giới hạn được tạo ra liên quan đến sự phân quyền sẽ đảmbảo rằng việc chấp nhận rủi ro của Ngân hàng được phê duyệt bởi các cấp lãnh
Trang 30đạo phù hợp Điều này cũng góp phần đảm bảo việc quy trách nhiệm cho cáchành vi đã thực hiện.
- Thẩm tra và đối chiếu
Thẩm tra và đối chiếu là một kiểm soát quan trọng bởi chúng được thiết kếnhằm phát hiện các sai sót và/hoặc các vấn đề ẩn chứa trong các hoạt động Kếtquả của quá trình thẩm tra và đối chiếu cần phải được chuyển đến cấp lãnh đạophù hợp và như vậy sẽ đảm bảo cho việc hạn chế rủi ro
- Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả:
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cần phải:
Đảm bảo tồn tại sự phân quyền phù hợp;
Đảm bảo cán bộ ngân hàng không được giao những trách nhiệm mâu thuẫn vớinhau;
Những tình huống mâu thuẫn lợi ích được phát hiện, giảm thiểu và xem xét kỹlưỡng;
Tồn tại các quy trình và trình tự phê duyệt được ghi chép đầy đủ bằng văn bản
và các quy trình này được tiết hành thống nhất cho toàn bộ ngân hàng
Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin là rất cần thiết nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ và baoquát về toàn bộ các hoạt động liên quan đến các rủi ro trọng yếu, chẳng hạn như:
- Thông tin nội bộ về tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng, về việctuân thủ; và
- Các thông tin bên ngoài về thị trường liên quan đến các biến động lãi suất vàgiá cả, các sự kiện và điều kiện liên quan đến quá trình ra quyết định
Việc tạo lập và duy trì hệ thống thông tin quản lý bao quát toàn bộ các hoạtđộng rủi ro là hết sức cần thiết Các thông tin vừa phải đáng tin cậy, vừa cập
Trang 31nhật, bởi những thông tin không đáng tin cậy có thể tạo nên ảnh hưởng tiêu cựcđến các quyết định Trong cấu trúc, quản lý rủi ro hoạt động có hiệu quả thìthông tin và hệ thống xử lý điện tử cần phải được quản lý để tránh việc đình trệ
và mất tính liên tục trong kinh doanh
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng cần tạo nên các kênh liên lạc hiệu quả để đảm bảorằng các thông tin được chuyển đi theo các chiều lên, chiều xuống và giữa cácphòng ban Một sự liên lạc chiều xuống có hiệu quả đảm bảo rằng tất cả các cán
bộ ngân hàng đều hiểu rõ mục tiêu, chiến lược và triển vọng của ngân hàng vàtôn trọg các chính sách và quy trình ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm của
họ Sự liên lạc chiều lên là cần thiết nhằm giúp cho Hội đồng Quản trị và BanGiám đốc nhận thấy được các rủi ro mà cấp độ hoạt động của ngân hàng đangđối mặt trong việc đạt được các mục tiêu của ngân hàng và tiến hành các hoạtđộng hạn chế phù hợp Liên lạc giữa các phòng ban là tối cần thiết nhằm đảmbảo rằng các thông tin cần được chia sẻ và các hoạt động được phối hợp để đạtđược các mục tiêu chung của ngân hàng
Kiểm soát hoạt động và sửa chữa sai sót
Kiểm toán nội bộ là một phần thiết yếu trong việc giám sát chức năng quản
lý rủi ro của một thể chế tài chính Vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ là giámsát việc tuân thủ với các chính sách và quy trình quản lý rủi ro đã được đặt ra Đểđạt được hiệu quả, kiểm toán nội bộ cần phải độc lập với các chức năng quản lýrủi ro hàng ngày Bằng việc báo cáo trực tiếp lên Hội đồng Quản trị thông quaBan Kiểm toán, Kiểm toán nội bộ có khả năng cung cấp các ý kiến không thiênlệch vệc hoạt động của chức năng quản lý rủi ro
Bộ phận quản lý rủi ro cần tiến hành các cuộc tự kiểm tra nhằm đảm bảorằng tính hiệu quả toàn diện trong quản lý rủi ro vẫn được duy trì khi tổ chứctrong ngân hàng thay đổi Việc các chính sách và quy trình quản lý rủi ro đượcliên tục kiểm tra và cập nhận là rất quan trọng Việc tự kiểm tra cần xem xét đến
Trang 32các mục tiêu và chiến lược, cũng như những thay đổi liên quan đến sản phẩm,con người, quy trình và hệ thống.
Các yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ, dù được phát hiện bằng việc
tự kiểm tra, bằng kiểm toán nội bộ hay các nhân sự khác cũng cần được báo cáokịp thời cho bộ phận quản lý phù hợp và được giải quyết một cách thích ứng Bất
cứ sự yếu kém nghiêm trọng nào phát hiện được cũng cần được báo cáo lên choBan Giám đốc Việc báo cáo rủi ro cần tuân theo quy trình báo cáo theo cấp đãđược quy định
b Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng
Theo các nguyên tắc trên, bộ máy quản lý RRTD của các NHTM thườngđược cấu trúc như sau:
Hội đồng quản trị
Ban Kiểm soát
Ủy ban QLRR
Ban giám đốc
Bộ phận tín dụng tại hội sở chính
Đơn vị kinh doanh
Ban GĐ ĐVKD
Cán bộ tín dụng
Hình 1.1: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM
Nguồn: Tác giả
Trang 332.3.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
Quá trình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung: Nhận biết rủi ro, đolường rủi ro, ứng phó rủi ro, kiểm soát rủi ro Mặc dù có sự phân đoạn trong quytrình quản lý rủi ro tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâuđược phân ra trong quy trình phải luôn có sự liên hệ, gắn bó với nhau tạo thànhmột chu trình khép kín, liên tục để đảm bảo kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽtheo mục tiêu đã định Rủi ro tín dụng một khi đã được xác định thì cần phảiđược phân tích, đo lường để đưa ra các biện pháp quản lý và theo dõi Cũngtrong quá trình quản lý và theo dõi đó, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cũng phảithường xuyên giám sát lại kết quả của các biện pháp tiến hành để rút kinhnghiệm/đề ra các biện pháp mới, đồng thời cũng cần phải xác định được cácnguy cơ rủi ro mới và công việc của quản lý rủi ro tín dụng lại được lặp lại
a Nhận biết rủi ro tín dụng
Đây phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của các ngân hàng Để cóthể có được những nhìn nhận tổng quan và chính xác, việc nhận biết rủi ro tíndụng phải được các ngân hàng nhìn nhận dưới hai góc độ:
Góc độ của ngân hàng: Rủi ro tín dụng được thể hiện thông qua quy mô tín
dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro Do đó, khi các yếu
tố này có xu hướng thiên lệch như: Quy mô tín dụng tăng quá nhanh, vượt quákhả năng quản lý của ngân hàng, hay cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào mộtngành/lĩnh vực rủi ro/các khách hàng lớn… hoặc các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu
có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép của lãnh đạo ngân hàng… Khi đó, ngân hàngđang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng
Góc độ từ phía khách hàng: Những dấu hiệu rủi ro khi xác định trên góc độ
khách hàng thường mang tính vi mô hơn nhưng lại có vai trò quan trọng bởikhách hàng thường là nguyên nhân trực tiếp gây ra các rủi ro tín dụng Các dấuhiệu rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể là: Khách hàng có dấu hiệu khó
Trang 34khăn về tài chính, khách hàng chậm trả nợ,… Các ngân hàng cần sớm nhận biếtcác rủi ro phát sinh từ phía khách hàng để đưa ra những kịch bản ứng phó khịpthời, hạn chế RRTD cho ngân hàng
Dù đứng trên góc độ nào, việc nhận biết sớm các rủi ro tín dụng đối với cácngân hàng vô cùng quan trọng bởi việc này giúp ngân hàng chủ động trong xử lýcác RRTD Để nhận biết các rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần phải:
- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng
Phân tích danh mục cấp tín dụng sẽ giúp ngân hàng quản lý tổng quát về tìnhhình tín dụng tại ngân hàng mình Danh mục tín dụng sẽ giúp các nhà quản lýnắm được quy mô, cơ cấu tín dụng của ngân hàng, sự tập trung tín dụng… Từviệc phân tích các thông tin trên danh mục tín dụng, kết hợp với việc phân tíchkinh tế vĩ mô, các nhà quản lý sẽ có cơ sở để đánh giá chung về rủi ro của danhmục tín dụng
Để có thể phân tích, đánh giá khách hàng cần thu thập các thông tin liên quan tớikhách hàng: thông tin pháp lý, nguồn trả nợ, mục đích vay vốn và TSBĐ (nếucó) Ngân hàng có thể thu thập thông tin khách hàng từ mọi nguồn tin có thể tiếpcận: từ chính khách hàng cung cấp, từ phương tiện đại chúng, từ đối tác củakhách hàng hay các cơ quan/bộ ngành quản lý, từ các ngân hàng khác, Ngânhàng nhà nước (Trung tâm thông tin tín dụng)… Tóm lại, các thông tin càng
Trang 35được thu thập từ nhiều nguồn ngân hàng càng có nhiều cơ hội để so sánh, đốichiếu các thông tin và có những thông tin chính xác nhất về khách hàng.
b Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro.Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định lượngrủi ro tín dụng một cách bài bản và áp dụng nhiều phương thức và mô hình quản
lý rủi ro hiện đại:
Đo lường rủi ro khoản vay:
- Theo Basel II:
Công thức: EL=PD*LGD*EAD
Trong đó:
EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến
PD (Probability of default): Xác suất vợ nợ của khách hàng/ngành hàng đó là bao nhiêu
LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngânhàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ
EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương)của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ
Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rấtđịnh tính mà các ngân hàng thường xuyên nhắc tới trong các quyết định cấp tíndụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa
cụ thể Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có tácđộng đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho khách hàng đã đượctóm tắt phản ánh chỉ qua ba nhân tố đó
Trang 36Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽphát triển các ứng dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện màcác ứng dụng chính bao gồm tính toán đo lường rủi ro tín dụng EL (Tổn thất dựkiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến).
- Mô hình điểm số Z:
Mô hình điểm số Z do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với cáccông ty của Mỹ Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối vớingười vay và phụ thuộc vào:
Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj);
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xácsuất vỡ nợ của người vay trong quá khứ;
Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:
Z=1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5
Trong đó:
X1: Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản;
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản;
X3: Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản;
X4: Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn;
X5: Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản;
Trị số Z càng cao thì người vay có xác xuất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (trị số
Z có thể âm) Theo mô hình này, bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng
sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến khi khách hàng cải thiệnđược điểm số Z lớn hơn 1,81
Trang 37- Mô hình xếp hạng của Moody’s:
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi
ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm Các doanh nghiệp được xếphạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s
Nguồn: Theo Báo cáo của Moody’s
Đo lường rủi ro danh mục:
Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô hình Value at Risk (Var), mô hìnhReturn at risk on capital (RAROC), mô hình xếp hàng tín dụng nội bộ theo Basel
II (IRB)
- Mô hình Var:
Var của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thờigian nhất định Mô hình Var đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêuchuẩn: Giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.Việc xác định Var được tiến hành theo các bước sau:
i) Đánh giá giá trị các tài sản rủi ro của ngân hàng căn cứ vào việc phântích xem những tài sản nào chịu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng;
Trang 38ii) Phân tích mức biện động giá trị của các tài sản rủi ro
iii) Lựa chọn kỳ đánh giá;
iv) Lựa chọn độ tin cậy cho trước
- Mô hình RAROC:
Mô hình RAROC thực chất là một phương pháp định lượng, đo lường mức độsinh lời có tính đến yếu tố rủi ro RAROC tính toán mức độ biến động của thunhập ròng (lợi nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng
Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộphận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL) Do EL đã được đưavào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi là rủi ro (vì đã
dự đoán được) Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bịvốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra Mô hình RAROC được tính toán dựa vàomột số khái niệm cơ bản như sau:
RAROC = (Thu nhập ròng – Tổn thất rủi ro dự kiến)/Vốn kinh tế
Nguồn: Basel IITrong đó:
Thu nhập bao gồm: Thu từ tài chính (thu từ chênh lệch lãi suất và các khoảnphí thu trước và các khoản phí thu định kỳ), thu từ hoạt động kinh doanh;
Tổn thất bao gồm:
Tổn thất dự kiến = (xác suất xảy ra rủi ro tính toán thông qua xếp hạng*giátrị)/Dư nợ khi xảy ra rủi ro*giá trị tổn thất trong trường hợp rủi ro)
Tổn thất ngoài dự kiến – độ lệch chuẩn trong phân bố tổn thất
- Mô hình xếp hạng tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng
Trang 39Hệ thống XHTD giúp NHTM quản lý RRTD bằng phương pháp tiên tiến, giúpkiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợpvới dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng NHTM có thể đánh giáhiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dựa vào phân loại nợtrong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó, điều chỉnh nguồn lựcvào nhóm khách hàng an toàn.
Mô hình xếp hạng tín dụng:
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số.Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình Tỷ suất tài chính được sửdụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động,chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả nợ lãi Các chỉ tiêuphi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanhnghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, triển vọngngành Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xácnếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt,hơn nữa mỗi người có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác nhau Đểkhắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kếthợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá xác suất vỡ nợ của doanh nghiệpnhư mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện,phân tích nhiều biến số
NHTM áp dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tượng xếp loại các nhân,doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng Các mô hình này có thể được điều chỉnh sauvài năm sử dụng khi thấy có nhiều sai sót lớn giữa xếp hạng với thực tế
Quy trình xếp hạng tín dụng:
Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng ngân hàngnhằm xác lập quy trình XHTD Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau:
Trang 40Thu thập các thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích,đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín dụng khác có liên quan đến đốitượng xếp hạng.
Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng Mức xếp hạng cuốicùng được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng Trong xếp hạng tíndụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi
Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếphạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ Tổng hợp kết quả xếp hạng so vớithực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thựchiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng
Phương pháp XHTD theo mô hình điểm số
Mục đích của XHTD là để dự đoán những khách hàng có rủi ro cao Cácphương pháp XHTD hiện đại bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê dựatrên sự hồi quy và cây phân loại hoặc các phương pháp vận trù học dựa trên toánhọc để giải quyết các bài toán tài chính bằng quy hoạch tuyến tính, qua đó nhàquản trị có quyết định hợp lý trong hiện tại và tương lai
XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữliệu để nghiên cứu thông kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tínhđiểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến Các chỉ tiêu
sử dụng trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phântích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính Sau đó đưa vào môhình để tính điểm theo trọng số và quy đối điểm nhận được sang biểu xếp hạngtương đương
Đo lường rủi ro tín dụng tổng thể của ngân hàng
Đo lường rủi ro tín dụng còn được đánh giá qua việc tính toán quy mô dư
nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro