1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THUC DAN PHAP ĐANH BAC KY LAN 2 (1882 1883)

20 2,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Nếu triều đình ngay từ đầu cùng với nhân dân chống Pháp, đoàn kết trong từng hoàn cảnh, tin vào sức mạnh thực sự của dân tộc và không ngừng cố gắng thì Pháp đâu có cơ hội chiếm các tỉnh Đông Nam Kì, Tây Nam Kì và mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn bộ Việt Nam, tiến tới xác lập quyền cai trị trên toàn lãnh thổ nước ta.

Trang 1

THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN 2 (1882 – 1883)

A Lời mở đầu

B Nội dung

1- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai 4 2- Âm mưu xâm lược Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp 5 3- Thực dân Pháp đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì 5

II – Nhân dân Bắc Kì chống Pháp chiếm đóng lần thứ hai 11 III – Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An – Hiệp ước Hắcmăng (1883)

`

Trang 2

THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN HAI

(1882 – 1883)

Lời mở đầu

Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long Đây là vương triều cuối cùng trong xã hội phong kiến Việt Nam Nhà Nguyễn được thành lập và thừa hưởng thành quả to lớn của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước sự tồn tại của nhà Nguyễn trong một hoàn cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản Tây Âu đã kéo theo

sự phát triển của công nghiệp và của sự giao lưu buôn bán quốc tế Hàng loạt nước Châu Á lần lượt rơi vào ách đô hộ thực dân Việt Nam cũng không tránh khỏi nguy cơ đó

Từ khi ra đời, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại triều.Nguyễn cũng đã có nhiều chính sách để phát triển, tuy nhiên sự phát triển đó rất chậm hơn nữa lại không phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, đồng thời trong lòng xã hội phong kiến lúc đó cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn sâu sắc, triều Nguyễn đã biểu hiện ngày càng rõ sự khủng hoảng suy yếu của mình Đây là điều kiện thuận lợi cho các nước tư bản phương tây sang xâm lược Việt Nam là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nếu chiếm được sẽ có rất nhiều thị trường và nguyên liệu phục vụ cho chính quốc sau nhiều cuộc thăm dò tìm, lấy cớ triều đình Huế không nhận quốc thư làm nhục quốc thể Pháp ngày 31/08/1858 Pháp dàn trận ở mặt biển Đà Nẵng 01/09/1858: Sau khi đưa thư buộc triều đình Huế nộp thành không có hiệu quả Pháp đã đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà

Pháp bắt đầu chĩa súng, nhả đạn vào Việt Nam Ngay từ đầu quân dân ta

đã anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều cuộc tấn cống của chúng nhiều chiến thuật được thực hiện một cách linh hoạt trong suốt quá trình chống quân xâm lược Pháp Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà quân dân ta chưa đánh đuổi được chúng ra khỏi lãnh thổ trong đó có nguyên nhân do chênh lệch lực lượng giữa ta và địch, vũ khí của ta còn thô sơ không so kịp với vũ khí lợi hại của chúng Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình phong kiến chúng đã lần lượt tấn công và chiếm đánh các tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Tây Nam Kỳ không dừng lại ở đó chúng đó mở rộng đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873-1874) mặc dù phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kì đã diễn ra rất sôi nổi nhưng

do triều đình lo sợ lung túng trước quân địch, bỏ lỡ thời cơ tốt để phản công không cùng với nhân dân chống giặc mà lạ ra lệnh cho quân rút lên Sơn Tây tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán tiếp đó một bản hiệp ước mới được kí kết tại Sài Gòn vào ngày 15/03/1874 ( hiệp ước Giáp Tuất) Nhận thấy sự bạc nhựơc và thái độ cầu hòa của triều đình chúng lại đem quân ra đánh Bắc Kỳ lần

2 Âm mưu của chúng trong lần tấn công này thế nào? Nhân dân Bắc Kỳ đã chống Pháp ra sao? Và kết quả như thế nào là lý do chúng tôi chọn đề tài này xin

Trang 3

I – THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI (1882 – 1883)

1- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai

Sau khi triều đình Huế kí hiệp ước 1874 cắt thêm đất dâng cho thực dân Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của Pháp ở Việt Nam, đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của nhân dân cả nước đặc biệt là ở Trung và Bắc Kì, liền ngay sau khi hiệp ước được kí kết các phong trào của nhân dân chống Pháp

và phong kiến đầu hàng ngày càng cao Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do văn thân

sĩ phu lãnh đạo như Trần Tấn, Đặng Mai Nguyễn Huy Điển ở Nghệ An, Hà Tĩnh Nghĩa quân đánh chiếm được tỉnh lị Hà Tĩnh cùng nhiều phủ huyện thuộc hai tỉnh và đang tìm đường phát triển lực lượng lên phía Bắc và vào các tỉnh ở phía Nam Nhưng triều đình đã dồn lực lượng dập tắt tàn nhẫn các cuộc khởi nghĩa vào cuối năm 1874

Điều này đã thể hiện sự phẫn nộ đến cùng của nhân dân và ngay cả những người trong hàng ngũ lãnh đạo Nó cho thấy nhà nước phong kiến Nguyễn đang

đi xuống, từng bước xa rời quần chúng nhân dân

Tình hình trong nước ngày càng trở nên rối ren khi mà ở khắp nơi, ngoài Bắc Kì có đám “giặc giã”, “cướp biển” quấy rối, nhiều đám do thực dân Pháp xúi dục gây khó khăn cho triều đình Tiêu biểu là dư đảng của Tạ Văn Phụng ở Hải Dương, Quảng Yên Nhiều toán thổ phỉ Trung Quốc sang cướp phá nhân dân vùng biên giới

Triều đình Nguyễn – đứng đầu là vua Tự Đức vẫn

không nhận ra bản chất sự việc, lại dốc hết sức và lực

lượng quân sự vào việc đàn áp tiêu diệt chúng Tồi tệ

hơn, triều đình còn yêu cầu thực dân Pháp và cầu cứu

quân Thanh tiêu trừ các cuộc khởi nghĩa

(nguyentl.free.fr) Triều đình ngày càng lấn sâu vào trì trệ, nhiều tư tưởng cải cách tiến bộ đưa ra để giải quyết khó khăn trong nước bị bác bỏ Từ sau 1874, trước nguy cơ mất nước ngày một gần, phong trào gửi các đề nghị cải cách lên triều đình so với trước còn rộng rãi hơn, không phải chỉ giới hạn trong một số sĩ phu yêu nước tiến bộ mà còn lan rộng cả đến một số quan lại tại triều đình Đáng chú ý hơn cả là hai bản điều trần của Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895) bao gồm nhiều đề nghị cụ thể và xác đáng về trấn hưng dân khí, không thông dân trí, bảo vệ đất nước Nhưng do đầu óc bảo thủ, cố chấp sợ Pháp ngăn trở làm khó dễ, trước sau triều đình ngoan cố khước từ mọi đề nghị duy tân đất nước Nếu vì áp lực mà triều đình phải thi hành một vài cải cách thì đó cũng chỉ lấy làm lệ, nhỏ giọt, không đáng kể so với yêu cầu của thời cuộc, rồi nửa chừng viện cớ khó khăn thôi không làm nữa Kết quả là kinh tế ngày càng suy sụp, tài chính ngày càng kiệt quệ, rối ren về chính trị và mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, nhân dân

Trang 4

phải đi phiêu tán khắp nơi để kiếm sống Đã thế thiên tai hạn hán trong thời kì này lại xảy ra liên miên, riêng trận đói năm 1879 đã làm hàng chục vạn người chết

2- Âm mưu xâm lược Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp

Thực dân Pháp phát triển nhanh chóng đặc biệt sau năm 1874 chủ nghĩa

tư bản bước sang giai đoạn mới – chủ nghĩa đế quốc Nền kinh tế của chủ nghĩa

đế quốc yêu cầu cao về lợi nhuận, thị trường, nguyên liệu, nhân công, thế lực Tư Bản tài chính ở Pháp mạnh tri phối hoạt động đối nội đối ngoại Pháp từ việc chiếm ba Tỉnh miền Đông Nam Kì , Sau đó chiếm tiếp ba Tỉnh Tây Nam Kì, thời kì này chúng càng xúc tiến việc xâm lược cả Việt Nam Đánh Bắc kì không chỉ dừng lại ở nhóm con buôn hiếu chiến mà còn trở thành chủ trương chung của

Tư Bản nắm chính quyền ở Pháp Lợi dụng những điều kiện thuận lợi của hiệp ước 1874 Pháp cho người ra Bắc thăm dò tình hình nội trị, địa thế, sông nước,

dò tài nguyên, đường sắt, đường biển…gửi thông tin về Pháp

Lấy cớ việc triều đình Nguyễn nhờ giả quyết nạn “giặc giã”, thổ phỉ nên Pháp tăng cường lực lượng nhiều hơn Lowmia Đờvila sang làm thống đốc Nam

Kì (1879) chấm dứt thời kì độc tài quân sự dài 20 năm (1859 – 1879) của bọn đô đốc Chúng chú ý củng cố thuộc địa Nam Kì về mọi mặt để chuẩn bị cho việc

mở rộng xâm lược ra Bắc Kì

Nhiều hành động bịp bợm về chính trị, củng cố hoạt động quân sự: đẩy mạnh bắt lính nhiều đội mã tà và lính tập được thành lập để trấn áp nhân dân Miền Nam và xâm lược Miền Bắc Kinh tế: ra sức vơ vét bóc lột, đánh vào mọi loại thuế, thuế muối, thuế chợ,thuế đò,… nạn sưu dịch tăng lên Về tư pháp, ở các tỉnh và Sài Gòn, Đờvile nhằm liên kết chặt chẽ hơn các tầng lớp trong xã hội

Những hành động trên của thực dân Pháp cho thấy: Pháp đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai; đây chính là hậu phương vững chắc để chúng hoàn thành việc xâm lược Việt Nam Hơn nữa Pháp xúc tiến đánh Bắc Kì để cạnh tranh thuộc địa với Anh, Tây Ban Nha

3- Thực dân Pháp đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì

1882 Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạp hiệp ước 1874 như cho đoàn quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc ngăn trở việc tàu thuyền đi lại buôn bán tên sông Hồng, tiếp tục chính sách tàn sát đạo, giao thiệp với nhà Thanh, đàn áp những người cộng tác với Pháp,… Chuẩn bị mọi mặt xong xuôi, chính phủ Pháp bắt đầu gửi thêm quân sang tăng viện cho đội quân đồn trú ở Bắc Kì

Thêm vào đó sự trì trệ ươn hèn của nhà Nguyễn là điều kiện thuận lợi cho Pháp hành động.03/04/1882, Đại tá hải quân Rivie đưa quân tiến vào Hà Nội và

dở trò khiêu khích Chỉ huy Pháp đòi tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu phải rút quân ra khỏi thành để chúng vào đóng quân trong thành và phá hủy các công sự phòng thủ trên mặt thành Tình hình Hà Nội hết sức căng thẳng Hoàng Diệu vì chưa có lệnh của triều đình nên chưa giám dối phó ngay, mặc dù thưc dân Pháp

đã vi phạm trắng trợn hiệp ước 1874

Về phía ta, từ sau khi khi thực dân Pháp đánh chiếm lần thứ nhất, thành

Hà Nội đã được tu bổ lại, tường thành được đắp dày hơn và cao thêm, cửa thành

Trang 5

để bảo vệ,còn đắp thêm hai dãy tường chéo thước

thợ để che trở cho các kho tàng và nhà cửa trong

thành Số đại bác cũng được bổ sung thêm Còn số

quân trong thành không rõ là bao, nhưng chắc chắn

là đông hơn địch nhiều lần

Hoàng Diệu ( 1829- 1882) (thanglonghanoi.com) Đáng chú ý là rút kinh nghiệm thất bại 9 năm về trước (1873), lần này Hoàng Diệu tuy vẫn để một số lớn quan quân đóng giữ trong thành, nhưng cũng

bố trí một số quân bên ngoài thành để hỗ trợ tác chiến khi thành bị tấn công Không những vậy ông và các quan lại có trách nhiệm ở Bắc Kì hồi đó còn trình lên triều đình, một kế hoạch phòng thủ dựa vào thế mạnh của vùng thượng du rừng núi để bảo vệ miền Trung Châu, nhưng không được chấp nhận

Quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội ngày càng đông thêm, Hoàng Diệu ra lệnh gấp cho các địa phương tâu lên triều đình xin thêm viện binh Hoàng Tá Viêm cũng xin được đem quân về tập trung ở Trung Châu để kịp thời đối phó Nhưng

Tự Đức cả hai lần đều xuống chiếu khiển trách Cách đối phó chính của Tự Đức lúc đó vẫn là thương thuyết với Pháp Lúc thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm

Hà Nội, Tự Đức vẫn lo cử phái viên vào Gia Định thương thuyết

Trong khi đó thì Rivie ngay sau

khi đặt chân tới Hà Nội đã lộ rõ bộ mặt

xâm lược, mặc dù vẫn tuyên bố lần này

đưa quân ra Bắc là để “Đánh đuổi Lưu

Đoàn, bảo vệ buôn bán”, có xứ mệnh

“hòa bình và thân thiện” Y cho binh lính

Pháp vác súng nghênh ngang đi lại ngoài

thành và phao tin rằng sẽ đem quân vào

đóng trong thành Y còn buộc Hoàng

Diệu phải triệt quân ra khỏi thành và phá

hủy các công sự phòng thủ

Rivie

(diepdoan.violet.vn) Ngày 10/04/1882, y gửi thư cho Đờ Vile ở Sài Gòn xin thêm 10 vạn viên đạn và 150 cân chất nổ ngoài ra y còn tập trung về Hà Nội số súng đạn của sư đoàn hải quân Pháp đóng tại Hải Phòng, điều thêm mấy đại đội lính từ Hải Phòng lên, phái tàu chiến đi Phát Diệm bắt liên lạc với bọn gián điệp đội lốt giáo

sĩ Pháp hoạt động trong vùng

Trang 6

Chờ khi có viện binh từ Sài Gòn ra, mờ sáng 25/04/1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu buộc trong ba tiếng đồng hồ, quân đôi triều đình phải

hạ khí giới, giao thành, còn Hoàng Diệu và các quan văn võ trong thành phải đến nộp mình cho Pháp Hạn trả lời chưa hết, giặc Pháp đã nổ súng Từ 8 giờ đến 10 giờ sáng, tàu chiến địch ở dưới sông thi nhau nhả đạn vào thành, đồng thời bộ binh của chúng xông lên đánh thành Ngay từ đầu chúng đã vấp phải tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội, tự tay châm lửa đốt các dãy phố chạy dài theo bờ sông, tạo thành một bức tường lửa ngăn cản bước tiến của giặc Phải đợi cho lửa tàn, đến khoảng 10 giờ rưỡi, chúng mới băng qua được chiến hào đầy nước và bùn để tấn công thành

Pháp chuẩn bị tấn công thành Hà Nội

(pda.vietbao.vn)

Ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng, Hoàng Diệu đã dẫn đầu tướng

sĩ xông lên mặt thành chỉ huy cuộc chiến đấu Trận đấu đang diễn ra ác liệt thì kho thuốc súng trong thành đột nhiên bốc cháy khiến cho tinh thần quân sĩ hoang mang dao động Chớp thời cơ, quân Pháp dốc lực lượng phá vỡ cửa Tây

và cửa Bắc, rồi ồ ạt tràn vào thành

Khi thấy cửa thành bị phá và quân sĩ rối loạn không thể duy trì cuộc chiến đấu được nữa, Hoàng Diệu quay về dinh mặc triều phục chỉnh tề, vào Hành cung bái vọng, thảo một tờ biểu để lại cho vua, rồi vào vườn Võ Miếu thắt cổ tự

tử (dưới chân cột cờ ngày nay) Các quan dưới quyền ông khi thấy không còn điều kiện chiến đấu nữa, người thì bỏ chay, người thì bị giặc bắt

Trang 7

(vhv.vn)

Sau khi chiếm xong thành Hà Nội và tịch thu được nhiều tiền bạc, Rivie cho quân phá hủy các cổng thành, phá đại bác, vứt thuốc đạn xuống hào nước, rồi cho người Án sát Tôn Thất Bá về giao cho coi một phần thành với số quân hạn chế là 200 người, còn y thì chiếm đóng hành cung Đồng thời y còn sửa sang củng cố khu nhượng địa ngoài bờ sông để đề phòng quân ta từ ngoài đánh vào, chiếm luôn sở thương chính Hà Nội và Hải Phòng

Pháp chiếm thành Hà Nội và xây dựng lô cốt tại điện Kính Thiên (phuthuygaodua.vnweblog.com)

Trang 8

Chủ trương của thực dân Pháp lúc đó là cấp tốc trong ba ngày phải làm sao bắt vua Tự Đức kí điều ước mới, nhận cho chúng quyền đóng 600 quân tại

Hà Nội, cho tàu chiến Pháp tự do đi lại khắp nơi, và cho chúng giữ độc quyền thương chính Được như vậy, theo chúng là “đã đủ để đặt sự bảo hộ của Pháp hoàn toàn trên đất Việt Nam ít nhất là trên đất Bắc Kì”

Nghe tin Rivie chiếm Hà Nội, quân Pháp ở Sài Gòn cũng như ở Pháp hết sức vui mừng Nhưng chúng cũng lo ngại tình hình có thể phát triển bất lợi cho chúng, như trong trường hợp toàn thể nhân dân Việt Nam nổi dậy kháng chiến, hay quân Thanh kéo sang can thiệp Đờ Vilie ở Sài Gòn khuyên Rivie nên thận trọng, và trong thời gian chờ viện binh, cần mở cuộc thương thuyết với triều đình Huế để giao trả lại thành Hà Nội, với điều kiện nắm quyền trị an và quyền thương chính, lập đồn bên sông Hồng, loại bỏ quân cờ đen, mở cảng Nam Định, nối điện tín giữa Hà Nội và Hải Phòng

Trong khi đó, phe thực dân hiếu chiến tại Pháp cũng ra sức tranh thủ dư luận, vận động nghị viện và chính phủ Pháp bỏ thêm tiền, gửi thêm quân sang chiến trường Bắc Kì Mặt khác bằng con đường ngoại giao, chúng tìm cách xoa dịu nhà Thanh để khỏi can thiệp vào công việc của Bắc Kì

Trang 9

Pháp trả thành Hà Nội (vhv.vn)

Triều đình Huế được tin Pháp lại đánh chiếm Hà Nội, từ vua đến quan đều vô cùng lo sợ và lúng túng không biết nên giải quyết ra sao Giữa lúc đó thì

có tàu chiến của Pháp từ Bắc vào báo tin Rivie sẵn sàng trả lại thành Hà Nội -một đòn cân não đánh vào tinh thần khiếp nhược chỉ mong cầu hòa của triều đình Huế - vua tôi Tự Đức tưởng rằng tình hình sẽ giống như năm 1874, nên vội

cử phái viên đi theo tàu Pháp ra Hà Nội thương lượng Ra tới Hà Nội, Trần Đình Túc và Nguyễn Hữu Độ một mặt nhờ tiếp xúc trực tiếp với giặc nên thấy rõ âm mưu xâm lược của chúng, mặt khác cũng được chứng kiến sự phát triển mạnh

mẽ của tinh thần yêu nước chống Pháp trong nhân dân Bắc Kì, nên đã cho người

về tâu với Tự Đức hoặc dốc lực lượng toàn quốc ra đánh đuổi giặc, hoặc phái người sang Pháp và vào Sài Gòn mà thương thuyết trên thế chủ nhân của đất nước Nhưng Tự Đức trước sau vẫn không cho đánh và bắt họ phải cố thương thuyết với phải viên Pháp ở Hà Nội, dù là với những điều kiện thu thiệt nặng nề

Để thỏa mãn ngay yêu cầu của thực dân, Tự Đức còn ra lệnh cho Hoàng

Tá Viêm phải đuổi ngay đoàn quân của Lưu Vĩnh Phúc lên mạn ngược và giải tán các đội binh dũng các tỉnh Rõ ràng xu hướng chính của triều đình lúc này là hòa nhượng với Pháp bằng bất cứ giá nào, nên một mặt chỉ định cho bọn Trần Đình Túc tiến hành thương thuyết ở Hà Nội, mặt khác để mặc cho tàu chiến của Pháp tự do đi lại, điều tra dò xét nhiều nơi mà không phản kháng Ngay ở Huế triều đình cũng đã nhận nguyên tắc với đại biểu Pháp là cần làm thêm một bản phụ lục cho Điều ước 1874 trong phụ lục này sẽ ghi thêm chữ “bảo hộ”vào

Trong lúc triều đình hết sức nhượng bộ như vậy thì một số đông quan lại ngoài Bắc không chịu khuất phục đòi đánh Pháp Hoàng Tá Viêm đã không thi hành lệnh của triều đình, vẫn cương quyết đóng quân tại Sơn Tây để lợi dụng địa hình chuẩn bị chống Pháp

Sau khi Hà Nội thất thủ lần thứ hai, trong triều đình Huế xu hướng cầu viện nhà Thanh càng mạnh hơn lên Biết rõ ý định đó, thực dân Pháp một mặt tìm cách ngăn cản các phái đoàn của triều đình Huế sang Bắc Kinh, và làm áp lực bắt buộc triều đình Huế phải sớm kí hiệp ước mới xác nhận quyền bảo hộ của Pháp, mặt khác chuẩn bị đưa lực lượng quân sự thật mạnh ra Bắc đế đề phòng trường hợp quân Thanh tràn sang can thiệp

Thấy rõ âm mưu của thưc dân Pháp muốn nuốt hết Bắc Kì, và như vậy tất không khỏi uy hiếp trầm trọng vùng biên giới phía Nam Trung Quốc, từ mùa thu

1882, triều đình nhà Thanh bắt đầu cho quân xâm nhập Bắc Kì,đóng dải dác trên một chiến tuyến dài từ Thái Nguyên,Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn đến Bắc Ninh Trong lúc đó thì tại Pari (Pháp) và Thiên Tân (Trung Quốc), hai bên Pháp –Thanh đang cùng nhau ráo riết thương lượng Cuối cùng, hai bên thỏa thuận là Pháp và Thanh sẽ chia đôi Bắc Kì với điều kiện quân Thanh rút

Trang 10

khỏi Bắc Kì và Pháp không tăng thêm quân.Nhưng quân Thanh vừa rút lui thì thực dân Pháp ở Sài Gòn đã gửi thêm quân ra Hà Nội Dã tâm của Pháp muốn độc chiếm Bắc Kì đã lộ rõ Với lực lượng mới được tăng viện, Rivie lập tức cho quân ra chiếm đóng Hồng Gai (03/1883), khống chế cả mặt biển Bắc Kì và bảo đảm chủ quyền của thực dân trên vùng mỏ Sở dĩ Rivie cần hành đông gấp như vậy vì y biết rõ triều đình Thanh – (đằng sau nhà Thanh là tư bản Anh) đang xúc tiến thương thuyết với triều đình Huế để xin được thuê mỏ Hồng Gai Vài ngày sau khi chiếm đóng Hồng Gai, Rivie lại cho tàu chiến chiếm luôn Quảng Yên Rồi thừa thắng, hắn trực tiếp kéo quân từ Hà Nội xuống đánh chiếm Nam Định

Mờ sáng 27/03, giặc Pháp bắt đầu nổ súng đánh thành Ở đây, chiến sự cũng diễn ra gần giống như trận Pháp đánh thành Hà Nội (04/1882)

II – Nhân dân Bắc Kì chống Pháp chiếm đóng lần thứ hai

Phong trào kháng chiến của nhân dân

(diepdoan.violet.vn) Trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kì lại một lần nữa đã anh dũng đứng lên chiến đấu Ngay từ khi quân Pháp nổ súng tấn công, những kinh nghiệm chiến đấu của mười năm về trước tiếp tục được nhân dân ta

áp dụng Tinh thần yêu nước được nhân dân ta phát huy hết khả năng

Ngày đăng: 08/11/2016, 18:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w