HÀ XUÂN VẤN Tên đề tài: THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc xây dựng khu
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu nêutrong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết quả nêu trong luận vănchưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Phạm Bảo Quý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn TS Hà Xuân Vấn đã tận tình hướngdẫn, đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình triển khai thực hiện và hoànthành luận văn này
Chân thành cảm ơn các cán bộ, viên chức của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vàcác Sở, ban ngành liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, CụcThống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban quản lý khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho tácgiả thu thập đầy đủ và chính xác những số liệu phục vụ công tác nghiên cứu đề tài
Xin cảm ơn quý thầy, cô giáo Khoa Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Huế; Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên và giúp đỡ của gia đình,bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn khó tránh khỏi nhữngthiếu sót và hạn chế nhất định, tác giả kính mong quý thầy cô, các bạn học viên vànhững người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn đượchoàn thiện hơn
Huế, tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Phạm Bảo Quý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên:NGUYỄN PHẠM BẢO QUÝ
Chuyên ngành:KINH TẾ CHÍNH TRỊ Niên khóa: 2011 – 2013
Người hướng dẫn khoa học:TS HÀ XUÂN VẤN
Tên đề tài: THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc xây dựng khu côngnghiệp chính là thực hiện ý tưởng "đi tắt, đón đầu" để phát triển kinh tế xã hội Điểmmạnh của khu công nghiệp là thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước ThừaThiên Huế là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển công nghiệp nhưnghiện nay vẫn chưa thật sự phát triển Để đưa Thừa Thiên Huế từ một tỉnh trở thànhthành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian sớm nhất, cơ bản trở thành tỉnh côngnghiệp vào năm 2020, đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch
vụ Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
ở Thừa Thiên Huế vẫn còn gặp nhiều khó khăn Các dự án đầu tư vào khu công nghiệptriển khai chậm, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp rất thấp Hầu hết các dự án đầu tư
có quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn trong nước, vốn FDI rất hạnchế Nhu cầu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ, các ngành côngnghiệp phụ trợ ở các khu công nghiệp rất lớn nhưng vốn huy động được quá ít Làmthế nào để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới vẫn là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách cần nghiên cứu
2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp biện chứng duy vật vàlịch sử duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cácphương pháp: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp thống kê, so sánh;phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về khu công nghiệp
và thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
Đề xuất những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tư vào khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế thời gian tới
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo choviệc hoạch định những chính sách phát triển khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế
và cho sinh viên các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC : Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
ASEM : Diễn đàn hợp tác Á – Âu
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội/ trong nước
GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp
MIGA : Cơ quan Đảm bảo đầu tư đa biên
PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TT Huế : Thừa Thiên Huế
UNESCAP : Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của
Liên Hiệp QuốcJICA :Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu dân số lao động phân theo
2 Bảng 2.2 Qui mô và cơ cấu dân số phân theo giới tính
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1999 -2012 45
3 Bảng 2.3 Số lao động có việc làm phân theo ngành kinh
4 Bảng 2.4
GDP tính theo giá so sánh phân theo khu vựckinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 –2012
47
5 Bảng 2.5 Giá thuê lại đất tại KCN Phú Bài giai đoạn 1
6 Bảng 2.6 Giá thuê đất tại Khu B - KCN Phong Điền 60
7 Bảng 2.7 Giá thuê lại đất tại Khu C - KCN Phong Điền 62
69
10 Bảng 2.10
Tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư đã được thực hiệntại KCN tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến31/12/2012
70
11 Bảng 2.11
Tổng hợp dự án và vốn đầu tư vào KCN ThừaThiên Huế phân theo quốc gia và vùng lãnhthổ (tính đến 31/12/2012)
72
12 Bảng 2.12
Tình hình lấp đầy ở một số KCN của tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 613 Bảng 2.13 Tỷ lệ tăng số lao động làm việc tại KCN Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2012 75
14 Bảng 2.14 Chất lượng lao động đang làm việc tại KCN
Thừa Thiên Huế tính đến 31/12/2012 75
15 Bảng 2.15
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaKCN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2012
77
16 Bảng 2.16
Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thuận lợi
về hệ thống giao thông vận tải ở Thừa ThiênHuế
81
17 Bảng 2.17a
Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng lao
18 Bảng 2.17b
Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thuận lợitrong việc tuyển dụng lao động ở Thừa ThiênHuế
83
19 Bảng 2.18
Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng đáp ứng
về cơ sở hạ tầng ở khu công nghiệp ThừaThiên Huế
85
20 Bảng 2.19
Tổng hợp kết quả đánh giá về chi phí và giá
cả đối với các sản phẩm, dịch vụ ở khu côngnghiệp Thừa Thiên Huế
87
21 Bảng 2.20
Tổng hợp kết quả đánh giá tính minh bạchtrong việc thực hiện các thủ tục hành chính đểđược hoạt động trong khu công nghiệp ở ThừaThiên Huế
89Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
1 Biểu đồ 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN của tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2012
68
2 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư đã được thực hiện tại KCN
của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2012
4 Biểu đồ 2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của KCN Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2006 – 2012
78
5 Biểu đồ 2.5 Kết quả khảo sát về hệ thồng giao thông vận tải 82
6 Biểu đồ 2.6a Kết quả khảo sát chất lượng lao động 84
7 Biểu đồ 2.6b Kết quả khảo sát mức độ thuận lợi trong tuyển dụng
88
10 Biểu đồ 2.9
Kết quả khảo sát tính minh bạch trong việc thực hiệncác thụ tục hành chính để được hoạt động trong cácKhu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế
90
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………i
LỜI CẢM ƠN……….ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……….iii
DANH MỤC CÁC BẢNG……….v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ……… v
MỤC LỤC……… vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài……… 1
2 Tình hình nghiên cứu……… 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……… 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 4
5 Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành………….4
6 Những đóng góp của luận văn………6
7 Kết cấu của luận văn………7
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……… 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP……… 8
1.1 Những vấn đề chung về khu công nghiệp và vốn đầu tư vào khu công nghiệp……….8
1.1.1.Một số khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp……….8
1.1.2 Vốn đầu tư và các loại vốn đầu tư vào khu công nghiệp………… 12
1.1.3 Vai trò vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế -xã hội……… 17
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp………23
1.1.5 Những tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế ……… 28
1.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở một số quốc gia và các địa phương trong nước……… 31 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 91.2.1 Kinh nghiệm ở một số quốc gia……… 31
1.2.2 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước………33
1.2.3 Kinh nghiệm rút ra vận dụng ở tỉnh Thừa Thiên Huế……… 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ……… 41
2.1 Đăc điểm tự nhiên và Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế………… 41
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên……… 41
2.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội……… 44
2.2 Đánh giá chung về đăc điểm tự nhiên và Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế………49
2.2.1 Thuận lợi……… 49
2.2.2 Khó khăn……… 50
2.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2012……… 51
2.3.1 Sơ lược quá trình hình thành khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế…… 51
2.3.2 Đánh giá chung về khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế………56
2.3.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2012……… 56
2.3.4 Kết quả điều tra, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Thừa Thiên Huế……… 78
2.3.5 Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ………93
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ……… 98
3.1 Quan điểm và mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế……… 98
3.1.1 Những quan điểm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế……… 98 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 103.1.2 Mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên
Huế………99
3.2.Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế………100
3.2.1 Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp……… 100
3.2.2 Đổi mới,đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư……103
3.2.3 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ……… 107
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực……… 108
3.2.5 Tăng cường cải cách thủ tục hành chính……… 111
PHẦN3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 114
1 KẾT LUẬN……….114
2 KIẾN NGHỊ……… 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 116
PHỤ LỤC……… 119
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc xây dựng khu côngnghiệp chính là thực hiện ý tưởng "đi tắt, đón đầu" để phát triển kinh tế xã hội Điểmmạnh của khu công nghiệp là thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước
Nhận thức được vai trò và vị trí của khu công nghiệp, hội nghị đại biểu toàn
quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã đặt ra vấn đề "quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung" [17, 38].Ngày 24/4/1997 chính phủ đã ban hành nghị định
36/CP tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành khu công nghiệp tập trung
trên phạm vi cả nước Nghị quyết Đại hội Đảng XI năm 2011cũng đã nêu rõ: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện
có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”[18, 75]
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển côngnghiệp nhưng hiện nay vẫn chưa thật sự phát triển Để đưa Thừa Thiên Huế từ mộttỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian sớm nhất, cơ bản trởthành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triển côngnghiệp và dịch vụ
Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp trong cả nước, các khu công nghiệp
ở Thừa Thiên Huế ra đời đã trở thành một trong những địa điểm thu hút vốn đầu tưtrong và ngoài nước, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu khoa học công nghệ, phâncông lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu côngnghiệp ở Thừa Thiên Huế vẫn còn gặp nhiều khó khăn Các dự án đầu tư vào khucông nghiệp triển khai chậm, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp rất thấp Hầu hết cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12dự án đầu tư có quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn trong nước, vốnFDI rất hạn chế Nhu cầu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ, cácngành công nghiệp phụ trợ ở các khu công nghiệp rất lớn nhưng vốn huy động đượcquá ít
Làm thế nào để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở ThừaThiên Huế trong thời gian tới vẫn là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách Xuất phát từ
yêu cầu đó tác giả chọn vấn đề "Thu hút v ốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh
Th ừa Thiên Huế" làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2 Tình hình nghiên cứu
Thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp nói riêng làmột vấn đề mang tính chiến lược đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm thể hiện quađường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế- xã hội Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu đề cập vấn đề này, trong đó đáng chú ý một số công trình như:
Trần Xuân Kiên,"Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam", Nxb lao động Hà Nội năm 1998.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí cộng sản, Ban kinh tế trung ương, UBND tỉnh
Đồng Nai, Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đồng Nai tháng 11/ 2004.
Trần Xuân Tùng, "Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp", Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2005.
Nguyễn Khắc Thanh, "Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ĐồngNai,
những thành tựu và kinh nghiệm bước đầu", Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số 11 năm 2005
Trần Trọng Hanh, Đỗ Tú Chung, Đào Đức Vinh, Trần Thu Hằng, Quy hoạch quản lý và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội năm
Trang 13TS Trần Ngọc Hưng, “Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN”, Tạp chí đầu tư số 13 năm 2006.
PGS TS Vũ Văn Phúc- TS Trần Thị Minh Châu, "Các khu công nghiệp tập trung và vai trò của nó trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí
Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương số 12,13 và 14 năm 2004
Phan Ngọc Thọ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế”, năm 2009.
Nguyễn Hữu Trân – Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế, “Các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế – Điểm đến hấp dẫn của các Nhà đầu tư”, năm 2010.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về thu hút vốn đầu tưvào các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế một cách có hệ thống và dưới góc độ khoahọc kinh tế chính trị Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải phápđồng bộ nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huếhiện nay là vấn đề rất cấp thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc thu hút vốn đầu tư vào cáckhu công nghiệp, luận văn phân tích đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng vàgiải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư, khucông nghiệp, thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ởThừa Thiên Huế trong những năm qua
- Xây dựng phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnhthu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế trong những năm tới.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế (khu công nghiệpPhú Bài, khu công nghiệp Phong Điền, khu công nghiệp Tứ Hạ, khu công nghiệp
La Sơn, khu công nghiệp Phú Đa, khu công nghiệp Quảng Vinh)
+ Thời gian: từ năm 2006 đến 2012 và giải pháp đến năm 2020
+ Nội dung: Đề tài nghiên cứu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệpdưới góc độ vốn hữu hình, không nghiên cứu các loại vốn vô hình trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua và giải pháp đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành
Ngoài các phương pháp chung (Phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, Phương pháp logic lịch sử, Phương pháp trừu tượng hoá khoa học…), luận vănchủ yếu sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Bao gồm các văn kiện thể hiện chính sách, chủ trương của
Đảng, nhà nước và địa phương về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp; các báo cáotổng kết của Ban quản lý các KCN; các nghiên cứu đánh giá trước đó ở trong và ngoàinước
+ Số liệu sơ cấp: Luận văn thu thập số liệu sơ cấp bằng hai cách là tham vấnchuyên gia và lấy mẫu điều tra bằng bảng hỏi Số liệu sơ cấp dùng cho phân tích nhằmxác định tầm quan trọng của các yếu tố theo quan điểm của nhà đầu tư và các nhà lãnhđạo trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh (các sở ban ngành) Sosánh tìm ra những khoảng cách chênh lệch kết quả khảo sát theo quan điểm đánh giá
giữa bên c ầu (Nhà đầu tư, doanh nghiệp) và bên cung (Ban quản lý các KCN, Sở Kế
hoạch đầu tư, Sở Công Thương, sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hải quan, thuế).Bên cạnh đó, xác định khả năng đáp ứng của các KCN trên địa bàn tỉnh so với yêu cầuTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15của nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện để thu hút đầu
tư vào các KCN Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
Bảng hỏi sử dụng cho điều tra được thiết kế theo 1 mẫu cho hai nhóm đối tượng
riêng biệt, một bên dành cho bên c ầu (các nhà đầu tư đến đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế) và bên còn lại là bên cung (các nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực đầu tư).
Tác giả đã gửi điều tra 100 phiếu, trong đó 60 phiếu dành cho các doanh nghiệp đãđược cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN (KCN Phú Bài 15 doanh nghiệp 45 phiếu,KCN Phong Điền 3 doanh nghiệp 9 phiếu, và 3 KCN còn lại 9 phiếu) 40 phiếu dành chocác nhà lãnh đạo, chuyên viên các sở Kế Hoạch đầu tư 9 phiếu, Sở Công thương 7phiếu, Ban quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế 12 phiếu và các cơ quan còn lại 12phiếu Tổng số phiếu trả lời là 93 phiếu hợp lệ và đầy đủ thông tin được sử dụng cho phântích (trong đó có 54 phiếu bên cầu và 39 phiếu bên cung)
Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân
để làm rõ các đặc trưng cơ bản về mặt lượng của vấn đề nghiên cứu
Đối với số liệu sơ cấp thu thập được tác giả tổng cộng số điểm từ 18 phiếu bêncầu và 14 phiếu bên cung theo từng tiêu chí điều tra, sau đó lấy trung bình cộng củatổng điểm bên cầu và bên cung để ra kết quả phân tích, cuối cùng sử dụng biểu đồmạng nhện (Radar) để mô tả kết quả đánh giá của bên cung và bên cầu
Để thực hiện được việc phân tích, Luận văn lượng hoá kết quả trả lời bảng hỏibằng thang điểm từ 1 đến đểm 5 Điểm 1 phản ánh mức yếu kém nhất và 5 là mức tốtnhất hoặc hài lòng nhất
Kết quả tốt sẽ rơi vào các trường hợp sau:
+ Điểm của bên cung và bên cầu cho tương đương nhau (gần giống nhau) Thể
hiện bên cung đã hiểu thực trạng môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh
của địa phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16+ Các bên đều cho điểm cao nhất (5 điểm) hoặc tiệm cận đến điểm tối đa, thểhiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh rất tốt, rất hấp dẫn.
Kết quả kém sẽ rơi vào các trường hợp sau:
+ Điểm của các bên là khác nhau lớn, hoặc có sự khác biệt Thể hiện, hai bêncung và cầu chưa hiểu nhau Lúc này, kết quả khảo sát của bên cầu sẽ là cơ sở quantrọng để phân tích tìm ra yếu tố cốt lõi cho phần giải pháp
+ Điểm của các bên đánh giá là thấp hoặc tiệm cận với điểm 1 điểm 2 Thể hiệnmôi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của địa phương kém hấp dẫn cần khắc phục
- Phương pháp so sánh
+ So sánh kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và kinh nghiệm của một
số tỉnh ở nước ta trong việc thu hút đầu tư vào các KCN
+ So sánh mức độ hài lòng của các nhà đầu tư với đánh giá kỳ vọng của các cơ quanquản lý nhà nước
- Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp này sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyêngia về các lĩnh vực chuyên môn và quản lý nhằm xác định các yếu tố căn bản, cốt lõivấn đề cần nghiên cứu
+ Tác giả kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triểnnhững căn cứ khoa học mới theo thực tiễn nghiên cứu của đề tài
6 Những đóng góp của luận văn
Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về khu công nghiệp và thu hútvốn đầu tư vào khu công nghiệp
Đề xuất những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tưvào các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế thời gian tới
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo choviệc hoạch định những chính sách phát triển khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế vàcho sinh viên các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 177 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về Khu công nghiệp và thu hút đầu
tư vào khu công nghiệp
Chương 2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Thừa ThiênHuế
Chương 3 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khucông nghiệp ở Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP1.1 Những vấn đề chung về khu công nghiệp và vốn đầu tư vào khu công nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp
Năm 1896, KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Trafford Park,thành phố Manchester, Anh Tiếp theo Anh, các nước khác cũng lần lượt thànhlập các KCN như Hoa Kỳ năm 1899, Italy năm 1904 và sau những năm 50 củathế kỷ XX thì sự phát triển các KCN mới thực sự bùng nổ
Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Mặc dù thuật ngữKCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều loại hình, nhiều
mô hình tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau Một số nước KCN được hiểu là cáccông viên công nghiệp (Industrial Parks) Có những KCN được gọi là cụm công nghiệp(Industrial Clusters) Những KCN hoạt động chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu vớiquy chế miễn thuế nhập khẩu được gọi là khu chế xuất (KCX) (Export ProcessingZones) Khu công nghiệp cũng có thể là khu công nghệ cao (Hight tech centres) hoặckhu công nghệ cao là một bộ phận của KCN
Hiện nay, mỗi nước đều có quan niệm khác nhau về KCN KCN thườngđược hiểu là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thểnào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêukinh tế - xã hội - môi trường Khu công nghiệp thường do Chính phủ cấp phépđầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Còn ở Việt Nam, Theo Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định
số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, KCN được định nghĩa là các khu vực công
nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác địnhnhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất [23]
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 13/4/2008 của Chính phủ, KCN được
định nghĩa như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp
và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật."[12]
Theo Điều 3, khoản 20, Luật Đầu tư 2005 thì “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.[22, 95]
Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN,bao gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ KCN
+ Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp,được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp;
+ Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt độngtrong KCN, thực hiện các dịch vụ công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụsản xuất công nghiệp
Tóm lại, Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp Khu công nghiệpchuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,
có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướngChính phủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chếxuất và khu công nghệ cao
1.1.1.2 Đặc điểm và phân loại khu công nghiệp
- Đặc điểm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20KCN trong giai đoạn hiện nay được hiểu là khu vực tập trung các doanh nghiệpcông nghiệp trong một khu vực có ranh giới xác định, sử dụng chung kết cấu hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội Về nguyên lý thì các doanh nghiệp trong KCN có ưu thế tiếtkiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nên giá thuê hạ tầng kỹ thuật, hạtầng xã hội sẽ rẻ hơn so với đầu tư ở khu vực khác
Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng một số quy chế riêng của Nhà nước
và của địa phương sở tại
Nhà nước chỉ quy định những ngành và loại hình doanh nghiệp nào đượckhuyến khích phát triển và loại nào không được đặt trong khu do yêu cầu bảo vệ môitrường và quốc phòng an ninh
Khả năng hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp rấtthuận lợi vì nằm trên một tiểu vùng
Khu công nghiệp có Ban quản lý chung thống nhất, thực hiện quy chế quản lýthích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh là cơ quan quản lý trực tiếp các khu côngnghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lýmột khu công nghiệp (trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao; do Thủtướng Chính phủ quyết định thành lập
Với những đặc điểm cơ bản trên đây có thể thấy về thực chất KCN là một khuvực đặc biệt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ mới, nâng caokhả năng cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, sử dụng có hiệu quả nguồn vốnđầu tư vào những ngành và những vùng trọng điểm
Trang 21Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra khu công nghiệp và khu chếxuất Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nộiđịa và xuất khẩu Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuấtkhẩu.
Căn cứ theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 2 loại: Các khu côngnghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động Các khucông nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới
Căn cứ theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm khucông nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trìnhbảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện,cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụikhói v.v
Căn cứ theo tình trạng cho thuê, có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm
có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%.(Các tiêu thức 3 và 4chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hếtdiện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa)
Căn cứ theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ Cácchỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng sốvốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng Các khu công nghiệp lớn đượcthành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ Các khu công nghiệp vừa vànhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố Trong giai đoạn đầuhiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác cóhiệu quả
Căn cứ theo trình độ kỹ thuật: có thể phân biệt các khu công nghiệp bìnhthường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiệnđại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22công nghệ sinh học v.v làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mụctiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
Căn cứ theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm: Các khu công nghiệp chỉgồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.Các khu công nghiệp hỗn hợp baogồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.Các khu công nghiệpchỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài
Căn cứ theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biêt 2 loại: Các khucông nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không
có khu vực dân cư.Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã haythành phố vệ tinh Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp
Căn cứ theo tính chất ngành công nghiệp: có thể liệt kê theo các ngành cấp I,như khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu,điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công nghiệp phục vụ vận tải,khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v
Căn cứ theo lãnh thổ địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc,Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); vàtheo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh
tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tếquốc dân phát triển bền vững
1.1.2 Khái niệm đầu tư, vốn đầu tư và các loại vốn đầu tư vào khu công nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm đầu tư, vốn đầu tư
- Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình đểhình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan
Như vậy, thuật ngữ đầu tư (Investment) có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23ra”, “sự hy sinh” Từ đó, có thể coi đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ởhiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả cólợi cho người đầu tư trong tương lai.
Tất cả những hành động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm mục đíchchung là thu được lợi ích nào đó (về tài chính, về cơ sở vật chất, về nâng cao trình độ,
bổ sung kiến thức) trong tương lai lớn hơn những chi phí đã bỏ ra Vì vậy, nếu xem xéttrên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị đã bỏ tiền ra thì các hoạt động này đều được gọi
Luật đầu tư được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI,
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 giải thích: "Đầu
tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thànhtài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và pháp luật có liênquan".[22, 77]
Như vậy, đứng trên những giác độ khác nhau, có những khái niệm khác nhau về
đầu tư Trong luận văn này tác giả cho rằng: đầu tư là quá trình bỏ vốn (tiền, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ ) vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Ở giới hạn, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn tác giả chỉ nghiên cứuvốn tiền tệ đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ chosản xuất công nghiệp ở trong KCN.
- Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, làtiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau được đưa vào sử dụng trongquá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sảnxuất xã hội Trong điều kiện nền kinh tế mở, nguồn vốn để đầu tư ngoài tiết kiệm trongnước còn có thể huy động vốn từ nước ngoài
Đối với tất cả các quốc gia, vốn là yếu tố không thể thiếu được để phát triển kinh
tế Chủ thể kinh doanh nào cũng cần phải có lượng vốn đầu tư ban đầu để chi phí choviệc thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị Vốn đầu tư còn đượcdùng để đổi mới công nghệ, xây dựng và nâng cấp nhà xưởng nhằm mở rộng quy mô,phát triển sản xuất
1.1.2.2 Phân loại vốn đầu tư
Trên thực tế, để đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, vốn đầu tưđược phân thành các loại cơ bản như sau:
- Phân loại theo hình thái và nguồn đầu tư, vốn đầu tư gồm 2 loại là vốn hữu hình
và vốn vô hình
+ Vốn hữu hình: đây là loại vốn đầu tư có hình thái vật chất cụ thể gồm tài sảnhữu hình, tiền mặt, những giấy tờ có giá trị thanh toán Ở tất cả các chủ thể sản xuấtkinh doanh, vốn đầu tư được chuyển hoá phần lớn dưới hình thái vốn hữu hình
+ Vốn vô hình: Đây là phần vốn tiền tệ đã được chi phí nhằm sử dụng những tàisản vô hình để phục vụ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh Phần vốn này baogồm quyền sở hữu vị trí kinh doanh, chi phí sử dụng bí quyết công nghệ, chi phí choviệc phát minh sáng chế Trong thực tế, tỷ trọng vốn vô hình ngày càng chiếm phầnlớn trong tổng vốn đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25- Phân loại theo thời gian sử dụng, vốn đầu tư được phân thành 3 loại vốn ngắnhạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn.
+ Vốn ngắn hạn: là lượng tiền được sử dụng để đầu tư trong thời hạn 1 năm
+Vốn trung hạn: là lượng tiền được sử dụng để đầu tư trong thời hạn từ 1 năm đến
5 năm
+Vốn dài hạn: là lượng tiền được sử dụng để đầu tư có kỳ hạn từ 5 năm trở lên
- Phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, vốn được phân thành 2 loại làvốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp
+ Vốn đầu tư trực tiếp: là loại vốn được đầu tư vào hoạt động kinh tế do nhà đầu
tư bỏ ra và tham gia quản lý hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư này có thể dưới nhiềuhình thức khác nhau như hợp đồng, liên doanh, lập công ty cổ phần
+Vốn đầu tư gián tiếp: là loại vốn được đầu tư vào hoạt động kinh tế nhằm đemlại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có vốnkhông trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư gián tiếp đượcbiểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: mua cổ phiếu, tín phiếu, tín dụng
- Vốn đầu tư phát triển kinh tế được hình thành từ 2 nguồn: vốn trong nước vàvốn ngoài nước:
+ Nguồn vốn đầu tư trong nước được hình thành từ tiết kiệm trong nước bao gồmtiết kiệm từ ngân sách nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân
cư Tiết kiệm của ngân sách nhà nước là phần được dành để chi cho đầu tư phát triển,không tính đến các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài, các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của chính phủ để bùđắp bội chi ngân sách nhà nước Tiết kiệm của doanh nghiệp là phần lãi sau thuế đượccác doanh nghiệp trích lại cho đầu tư phát triển Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tưcủa doanh nghiệp còn bao gồm cả nguồn vốn thu được từ khấu hao tài sản cố định Tiếtkiệm của dân cư là phần thu nhập để dành chưa tiêu dùng của các hộ gia đình
+ Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Vốn đầu tư gián tiếp: Là vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chứcphi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như viện trợ hoàn lại, việntrợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, kể cả vay theo hìnhthức thông thường Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại hìnhODA - viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển Vốn đầu tưgián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểmcác nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư Tuy nhiên, tiếp nhận vốnđầu tư gián tiếp thường gắn với sự trả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chấtnếu không sử dụng có hiệu quả và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay.
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoàiđầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng
và thu hồi vốn bỏ ra Vốn này thường không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đềkinh tế xã hội của nước nhận đầu tư Tuy nhiên với vốn đầu tư trực tiếp nước nhận đầu
tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ, học tập được kinhnghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp cóchỗ đứng trên thị trường thế giới
Đối với các nước đang phát triển một vấn đề nan giải là thiếu vốn và từ đó dẫntới thiếu nhiều thứ khác cần thiết cho sự phát triển như công nghệ, cơ sở hạ tầng.… Đểtạo ra được “cú hích” đầu tiên cho sự phát triển và có được tích luỹ ban đầu từ trongnước cho đầu tư phát triển kinh tế không thể không huy động vốn từ nước ngoài
Để thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đòi hỏi các nước cầnphải tạo lập môi trường thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn cho nhà đầu tư như cung cấp
cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tạo lập đồng bộ cơ chế chính sách, luật pháp, lập các KCN, khuchế xuất, khu công nghệ cao hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 271.1.3 Vai trò vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp đối với phát triển kinh
án là sự phát triển các ngành dịch vụ và gia công trong các lĩnh vực bổ trợ như dịch vụ
ăn uống, vận tải, cung ứng vật liệu xây dựng, cho thuê nhà ở Đây là điều kiện tốt đểgiải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2010, các khu côngnghiệp trong cả nước tạo việc làm cho trên 1,6 triệu lao động trực tiếp.Bình quân 1 hađất cho thuê ở khu công nghiệp thu hút được trên 70 lao động trực tiếp, trong khi đó 1
ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được khoảng 10 - 12 lao động [26, 37] thì đến cuối năm
2012 là 1,9 triệu lao động [35]
Thông qua việc yêu cầu đáp ứng nhân lực cho các dự án đầu tư, người lao động
sẽ có cơ hội được đào tạo nghề, học hỏi, tiếp thu khoa học - công nghệ, rèn luyện kỹnăng, kỹ luật lao động và năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp Chính nguồn lực nàygóp phần quan trọng để rút ngắn khoảng cách tụt hậu mà trước hết là tụt hậu về kinh tế
và công nghệ
Một ví dụ điển hình là mới đây tại tỉnh Bình Dương với sự hỗ trợ và giúp đỡ củachính phủ hai nước Việt Nam và Singapore, trung tâm đào tạo kỹ thuật Việt Nam -Singapore được thành lập với tổng vốn đầu tư thiết bị hơn 4 triệu USD do các bên liêndoanh của công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đóng góp
và trên 130 tỷ đồng do tỉnh hỗ trợ với cơ sởvà trang thiết bị đào tạo đầy đủ và hiện đại.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Với mô hình trường học kiểu này, đa phần số học viên theo học nghề khi tốt nghiệp taynghề đạt bậc 3/7 bao gồm 5 ngành: điện, điện tử, cơ điện tử, cơ khí chế tạo máy, bảo trìđiện và bảo trì cơ khí cung cấp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Việt Nam
- Singapore và các khu công nghiệp lân cận [26, 70]
1.1.3.2 Vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp là điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KCN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại KCNđược sử dụng như một công cụ để điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng, khai thác vùng cógiá trị kinh tế cao đồng thời tạo điều kiện cho các vùng khó khăn hơn xây dựng được
cơ sở công nghiệp của mình Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứVIII đã nêu rõ cần cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất,xây dựng mới một số KCN phân bố trên các vùng Để tạo cơ sở pháp lý cho việc xâydựng và vận hành KCN tập trung trên cả nước, hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ)
đã ban hành nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 về quy chế KCN, KCX Tiếpđến là nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của chính phủ về quy chế KCN Sau đó lànghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của chính phủ về KCN, KCX, khu công nghệ cao thaythế các nghị định trước đó đã ban hành
KCN phát triển kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, nhữngvùng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp sẽ được chuyển sang xây dựng KCN đểsản xuất công nghiệp có hiệu quả cao hơn nhiều Sự phát triển của các KCN góp phần
to lớn vào sự hình thành các khu đô thị mới với hàng loạt các ngành dịch vụ phát triểnnhư thông tin liên lạc, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và thương mại Từ đó, cơ cấu GDPcủa nền kinh tế quốc dân có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngànhcông nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp Đây là xu hướngphù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
Điển hình là kinh tế tỉnh Bình Dương trong những năm qua tăng trưởng rất mạnh
là nhờ có sự đóng góp rất lớn của các khu công nghiệp đến năm 2012 tỷ trọng ngànhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29công nghiệp chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với giá trị sản xuất công nghiệp
là 105.000 tỷ đồng trong đó các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ 56,7% giá trị sản xuấtcông nghiệp của tỉnh.[4]
Đánh giá về vai trò của KCN, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã nói:
“Phát triển KCN là một giải pháp quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư kinhdoanh, tiết kiệm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng Chúng ta cần đa dạng hoácác loại hình KCN, không chỉ quan tâm các KCN lớn và tương đối lớn ở đô thị và ven
đô thị mà còn phải chú trọng các KCN quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn để thúc đẩycông nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng
Đi đôi với việc tích cực xây dựng các KCN theo quy hoạch, cần đặc biệt chú trọng thuhút đầu tư vào những KCN đã được hình thành, thường xuyên rút kinh nghiệm đểkhông ngừng nâng cao sức hấp dẫn và phát huy hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp”.[7, 51]
1.1.3.3 Vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp là điều kiện để mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu
Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng và cân bằng cán cân thương mạicủa mỗi nước cũng như của từng địa phương, thông qua xuất khẩu, lợi thế so sánh củatừng địa phương sẽ được khai thác có hiệu quả hơn Trong quá trình toàn cầu hóa hiệnnay, dù doanh nghiệp có khả năng sản xuất với mức chi phí thấp cũng vẫn gặp khókhăn trong việc thâm nhập thị trường, nhất là thị trường thế giới Thông qua liêndoanh, liên kết đầu tư, nhất là với các công ty xuyên quốc gia nắm được thị phần lớn làđiều kiện tốt nhất để phát huy những lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và của mỗi địaphương, nhanh chóng khẳng định được thương hiệu với các công ty xuyên quốc gia có vịthế và uy tín lớn trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế Đây là điều kiện để đẩynhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc
tế của cả nước cũng như của từng doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư đóng góp của các doanh nghiệp đang kinhdoanh trong các KCN, KTT trong cả nước đã tăng từ 20% lên đến 25- 30% trong tổngkinh ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây [4]
1.1.3.4 Vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp tạo điều kiện cho việc tiếp thu được công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, tạo ra sự phát triển năng động tại nơi tiếp nhận đầu tư
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi tắt đón đầu việc tiếp thunhững công nghệ mới là một đòi hỏi bức thiết của các nước đang phát triển cũng nhưcủa từng địa phương Các KCN sẽ tạo ra những tiền đề cho phép tiếp nhận những thànhtựu khoa học công nghệ hiện đại nhất của thế giới để vận dụng vào sản xuất những sảnphẩm có chất lượng Tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ trong các KCN cómột sự thuận lợi hơn hẳn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân tán, rải rác ởcác khu vực dân cư, khu vực xanh, khu vực văn hoá Bởi vì trong KCN, các nhà đầu tưđược hưởng một số quy chế ưu đãi nhất định và đặc biệt là những nhà đầu tư nướcngoài Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các nhà đầu tư nướcngoài sẽ áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo điềukiện cho việc tiếp nhận, chuyển giao và đưa những công nghệ tiên tiến vào nước tiếpnhận đầu tư Qua con đường này, nước ta có thể tiếp nhận được các thành tựu khoa họccông nghệ của nhân loại một cách nhanh nhất, vận dụng chúng thành công nhất vàohoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội Tính đến hết năm 2012, nước ta cókhoảng trên 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ, chủ yếu tập trung tronglĩnh vực công nghiệp, chiếm 50,7% tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ;trong nông nghiệp chiếm 5,3%; dịch vụ: 2,3%; các lĩnh vực khác: 41,75% Cho đếnnăm 2012 , 90% số hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là qua FDI [34]Kinh nghiệm cho thấy khi các dự án đầu tiên được triển khai thuận lợi, có hiệuquả sẽ khuyến khích, lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng khác, thậm chí còn tạo ra sựcạnh tranh giữa các nhà đầu tư với nhau và giữa các nhà đầu tư với các doanh nghiệpTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31hiện có ở địa phương, tạo nên sức ép buộc các doanh nghiệp sở tại phải thay đổi cáchlàm, cách quản lý có hiệu quả hơn để tồn tại và phát triển.
1.1.3.5 Vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước ở địa phương
Các dự án đầu tư sẽ mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương từ các khoản
về thuế, tiền thuê đất, phí kết cấu hạ tầng, lợi nhuận Mặt khác sản phẩm hàng hóa,dịch vụ sẽ phong phú và đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, thoả mãn ngày càng tốthơn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư mà trước hết và trực tiếp là dân cư địaphương
Ở một khía cạnh khác, sự phát triển của khu công nghiệp đã mang lại nhữngthành công đáng kể về kinh tế, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương Tại cáctỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, nguồn thu ngân sách đều tăng mạnh qua cácnăm
Điển hình như, nếu như nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong khu côngnghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2005 chỉ là 51 tỷ đồng, thì đến năm 2009 đã tăng lên đến
800 tỷ đồng Nộp ngân sách của các nghiệp trong những khu công nghiệp ở Hà Nộicũng đạt 1,2 tỷ đồng/ha năm 2009, tăng 10% so với năm 2008 Thu ngân sách từ cáckhu công nghiệp ở Vĩnh Phúc chiếm đến 80% thu ngân sách của toàn tỉnh Các khucông nghiệp Đồng Nai cũng đã đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước: năm
1997 thu 21 triệu USD, năm 2001 thu 101 triệu USD, năm 2005 thu 235 triệu USD,đến năm 2010 đã thu trên 350 triệu USD, chiếm trên 36% tổng thu ngân sách của tỉnh.[26, 71]
1.1.3.6 Vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp là điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam rất cần vốn, kỹ thuật, thị trường
và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp công nghiệp Song, môi trường kinh doanh tổngthể của đất nước chưa đáp ứng yêu cầu của đầu tư nước ngoài như điều kiện kết cấu hạTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32tầng, lao động có tay nghề cao, chất lượng quản lý hành chính Nếu chờ đầu tư để cảithiện môi trường chung thì vừa lâu vừa không khả thi vì nguồn lực trong nước cũngnhư khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang ở mức thấp Chính vì thế, việc xâydựng các KCN là con đường thu hút đầu tư nhanh nhất Bởi vì, trong những ranh giớixác định của KCN, nhà nước có thể tập trung nguồn lực của mình nhằm tạo ra kết cấu
hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện giảm bớt chi phí, rủi ro ban đầu cho nhà đầu tư, từ đókhuyến khích họ bỏ vốn đầu tư vào KCN Nhà nước có thể thi hành những hệ thống ưuđãi có chọn lựa khác nhau để thu hút các nhà đầu tư trong khi chưa cải cách ngay được
hệ chính sách chung
Xây dựng các KCN tập trung không những thu hút đầu tư mới mà còn có điềukiện để di dời các cơ sở công nghiệp xây dựng ở các vị trí không thích hợp Nhiềudoanh nghiệp công nghiệp được xây dựng trước đây do không được quy hoạch dài hạn,nên khi có nhu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp thì các doanh nghiệp này không cóđịa bàn mở rộng quy mô Có những doanh nghiệp còn bố trí xen lẫn với khu dân cư,khu hành chính, trường học gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị Việc đưanhững doanh nghiệp công nghiệp này vào các KCN vừa tạo điều kiện mở rộng đầu tưvừa đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế Xây dựng các KCN cũng chính làchủ trương huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào phát triển kết cấu hạtầng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực Việc cho phép thực thi đa dạngcác mô hình kinh doanh hạ tầng KCN (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanhnghiệp liên doanh, doanh nghiệp nhà nước), Việt Nam muốn tận dụng mối quan hệquốc tế của chủ đầu tư nước ngoài trong việc kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp nhà nước sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách để thúc đẩy quátrình CNH, HĐH đất nước
Kết cấu hạ tầng trong KCN sẵn có và những chính sách ưu đãi cùng với cơ chếquản lý đặc biệt, thủ tục đầu tư ngày càng đơn giản, thuận tiện hơn so với bên ngoàiKCN sẽ giúp nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án, tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tìm mọi cách tối thiểu hoá chiphí để đạt được giá thành rẻ nhất KCN là địa bàn mà doanh nghiệp có thể thực hiệnđược điều đó KCN được xây dựng tập trung theo chiều dọc, là nơi có nhiều đất trống,gần cảng, giao thông thuận lợi cho xe trọng tải lớn ra vào, mạng lưới điện để cho nhàđầu tư có thể xây dựng và vận hành các nhà máy KCN còn được trang bị kết cấu hạtầng đầy đủ nên khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư sản xuất sẽ giảm được rất nhiều chiphí như chi phí mua đất xây dựng nhà máy với giá cao, chi phí xây dựng hệ thốngđường dây tải điện, đường giao thông vận tải vào nhà máy, thiết lập hệ thống thông tinliên lạc Việc bố trí các nhà máy theo chiều dọc (sản phẩm của nhà máy này là nguyênliệu của nhà máy khác) và tập trung vào một khu vực nên các doanh nghiệp dễ dànggiải quyết đầu vào và đầu ra với chi phí thấp nhất Do đó, các doanh nghiệp KCN cóđiều kiện thuận lợi để đạt mục tiêu lợi nhuận hơn bên ngoài KCN nên KCN hấp dẫnnhà đầu tư hơn.
Tính cuối năm 2012, các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.519 dự án FDIvới tổng vốn đầu tư đăng ký 60.300 triệu USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 32.400triệu USD, bằng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký Hiện nay đã có hơn 3.200 dự án đangsản xuất kinh doanh, 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản Bên cạnh
đó, các KCN cả nước đã thu hút được 5.063 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng
ký gần 530.040 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 242.630 tỷ đồng, bằng 46% vốnđăng ký [34]
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp 1.1.4.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Vùng lãnh thổ có diện tích rộng, nhưng địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, sôngsuối sẽ ảnh hướng lớn đến giao lưu kinh tế, hạn chế thu hút đầu tư Ngược lại, nếu lãnhthổ có vị trí thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn Chẳng hạn, gần đầu mối giao lưukinh tế, gần thị trường tiêu thụ,gần các hệ thống giao thông, nằm trong vùng kinh tếTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34trọng điểm của quốc gia, gần các trung tâm kinh tế lớn Thực tế cho thấy, địa phương
có những điều kiện như cảng biển, đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt đi qua,nằm trong trung tâm kinh tế lớn hoặc ở gần kề đều thu hút được nhiều dự án đầu tư ởnước ta, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm kinh tế lớn của đất nước, dovậy thu hút đầu tư vào KCN ở 2 thành phố này cũng như các vùng xung quanh rấtmạnh mẽ
Tại các thành phố duyên hải Trung Quốc, nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi,khoảng cách đến các cảng lớn ngắn đã thu hút mạnh FDI vào các khu vực này Trongkhi đó, ở các quốc gia Nam Sahara hệ thống đường sá kém phát triển, bưu chính viễnthông lạc hậu không có khả năng thu hút đầu tư vào khu vực này [19, 32]
- Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt độngsản xuất Tài nguyên thiên nhiên giàu có sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư hơn
là những vùng nghèo tài nguyên Vì nó cung cấp nguyên liệu cho các ngành côngnghiệp KCN nằm trong vùng sẵn có nguyên liệu cho sản xuất, các nhà đầu tư sẽ giảmbớt được chi phí vận tải, tránh được gián đoạn sản xuất trong trường hợp khó khăn vềgiao thông
Khí hậu thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi cũng như đất đai đảm bảo cho việc xâydựng những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho phát triểncông nghiệp chế biến những sản phẩm nông nghiệp KCN nằm trong khu vực này sẽthu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến như sữa, đường, thịt hộp, hoaquả Trái lại, khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều, bão lụt thường xuyên sẽ ảnhhưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp, hạnchế thu hút đầu tư
Vùng có trữ lượng khoáng sản lớn, phong phú và có giá trị kinh tế cao sẽ tạo điềukiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nănglượng, công nghiệp chế biến Tuy nhiên, cần có sự thăm dò, khảo sát, đánh giá đầy đủ,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35chính xác các nguồn tài nguyên, trên cơ sở đó xây dựng, hoạch định chính sách thu hútđầu tư đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường sinh thái, sự phát triển bền vữngkhông chỉ của cả vùng mà của cả nền kinh tế Có những điều kiện này, KCN trên địabàn sẽ có thêm cơ hội thu hút đầu tư.
1.1.4.2 Trình độ phát triển kinh tế- xã hội
Nếu 1 quốc gia, hoặc vùng lãnh thổ có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp sẽ hạn chế
sự phát triển của thị trường trong nước Từ đó, nguồn thu về cho ngân sách cũng hạnhẹp, không có vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Thu nhập của người lao độngthấp kéo theo sức cầu thị trường giảm Do đó, các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụhàng hoá Chính sách tiền tệ không ổn định, lạm phát cao sẽ làm các nhà đầu tư rút vốnhoặc thôi đầu tư để tránh thua lỗ trong kinh doanh Bên cạnh đó các dịch vụ ngân hàng,viễn thông với giá cao hơn mức khu vực và thế giới làm tăng chi phí của các nhà đầu
tư Những trở ngại ấy sẽ làm hạn chế thu hút đầu tư Nói chung, trình độ kinh tế xã hộithấp sẽ làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư
Trái lại, với trình độ phát triển kinh tế xã hội cao sẽ là yếu tố thúc đẩy các nhà đầu
tư bỏ vốn kinh doanh Bởi vì với một nền kinh tế phát triển, các yếu tố ảnh hưởng tớihiệu quả đầu tư như quản lý vĩ mô, điều kiện kết cấu hạ tầng, thị trường, chất lượngcung cấp các dịch vụ sẽ thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư Thực tế cho thấy,những địa phương có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao đầu thu hút được nhiều dự
án đầu tư hơn là các địa phương mà điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn
1.1.4.3 Môi trường đầu tư
Một vùng lãnh thổ muốn thu hút được nhiều vốn đầu tư phải có môi trường đầu
tư hấp dẫn Nội dung của môi trường đầu tư theo cách hiểu đầy đủ mà các nhà khoa học
đã nêu ra bao gồm luật pháp, kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính và môi trường chínhtrị xã hội.[31, 237]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36- Về kết cấu hạ tầng
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào có cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt thì nơi đó
có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và ngược lại Vì vậy xây dựng kết cấu hạtầng là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ với đòi hỏi trước mắt mà cả lâu dài,không chỉ tạo tiền đề để thu hút đầu tư mà còn cho sự phát triển bền vững của sản xuấtkinh doanh Hệ thống giao thông vận tải được đảm bảo an toàn, tiện lợi sẽ góp phầngiảm thiểu mức tối đa chi phí lưu thông cho doanh nghiệp Kho tàng, bến bãi, điệnnước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ ở các KCN được xâydựng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh Ngoài ra, hạ tầng xã hộinhư bệnh viện, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động và chuyên gia đượcchuẩn bị tốt cũng làm tăng sức thu hút đối với các nhà đầu tư
- Về thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư
Trong hoạt động đầu tư, thủ tục hành chính ảnh hưởng đến thời gian, chi phí và
cơ hội đầu tư Nếu thủ tục hành chính rườm rà sẽ tốn thời gian, tăng chi phí, mất cơ hộicủa nhà đầu tư làm cho nhà đầu tư nản lòng Đối với KCN, nếu đơn giản hoá các hìnhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37thức và thủ tục cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, mở rộng việc chophép áp dụng hình thức đăng ký đầu tư đối với các danh mục dự án cần khuyến khíchđầu tư, loại bỏ những quy định không cần thiết cản trở đến hoạt động đầu tư sẽ thu hútđược đầu tư Nếu không quy định rõ ràng, công khai thủ tục hành chính trên cơ sở đơngiản hoá, không xử lý nghiêm khắc những trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cựccủa những cán bộ có liên quan đến hoạt động đầu tư sẽ làm hạn chế rất lớn đến thu hútđầu tư.
- Về môi trường chính trị -xã hội
Giữ vững ổn định chính trị xã hội có ý nghĩa quan trọng đến việc thu hút đầu tư.Bởi lẽ mỗi khi tình hình chính trị bất ổn, nhất là thể chế chính trị không ổn định cũng
có nghĩa là mục tiêu sẽ thay đổi và cả phương thức đạt mục tiêu cũng thay đổi Giữvững ổn định chính trị xã hội sẽ tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng đối với các nhà đầu tưkhi đầu tư vào địa bàn Yếu tố quyết định trong vấn đề này là tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng, vai trò của nhà nước pháp quyền trong việc xử lý kiên quyết và phù hợp vớipháp luật những hiện tượng tiêu cực, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu của các thế lựcphản động, đảm bảo quốc phòng an ninh
Thực tế cho thấy do bất ổn chính trị kéo dài, từ năm 2006 đến nay, FDI vào TháiLan đã tụt lại sau Malaysia, năm 2006 vốn FDI đăng ký mới của Thái Lan đã giảm tới53%
Những năm gần đây cho thấy, dòng vốn FDI vào những quốc gia có nền chính trị
- xã hội bất ổn định như Thái Lan, Pakistan, Afghanistan hay Iraq… giảm đáng kể
1.1.4.4 Ngu ồn nhân lực
Nguồn nhân lực ở đây không chỉ đơn thuần hiểu về số lượng, mà các nhà đầu tưquan tâm đặc biệt tới nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, có ý thức kỷ luật laođộng tốt, đặc biệt đối với những ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao Không phảingẫu nhiên dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển chủ yếu giữa 3 trung tâm kinh tếphát triển nhất là Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ (chiếm 70%) Chỉ một số ngành côngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38nghiệp hoặc chỉ một số công đoạn cần nhiều nhân công lao động phổ thông là đặc biệtquan tâm đến các nước đang phát triển có nguồn lao động phổ thông rẻ và dồi dào.[10,23].
Từ thực tế hoạt động của các KCN trong và ngoài nước cho thấy nhu cầu lao độnglàm việc tại các KCN là rất lớn Tuỳ theo tính chất ngành nghề và số lượng dự án thuhut đầu tư vào trong KCN, bình quân mỗi KCN với diện tích từ 100-150 ha khi đã lấpđầy toàn bộ diện tích sẽ cần số lượng lao động từ 15000-18000 người làm việc trong cácnhà máy, xí nghiệp Điều đó cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng lao động cho các KCN.[8,67] Sự khan hiếm về lao động địa phương để cung ứng cho các KCN đóng trên địa bàncũng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư
Nhiều chuyên gia nhận xét, Việt Nam đang thiếu thợ giỏi, cơ cấu và chất lượnglao động Việt Nam còn lạc hậu (yếu về trình độ, kỷ luật và tác phong lao động) gây bấtlợi cho thu hút đầu tư nói chung và vào KCN nói riêng
Để có nguồn lao động có khả năng đáp ứng được yêu cầu cho các KCN cần phảiphát triển hệ thống đào tạo có khả năng cung cấp cho các KCN một đội ngũ lao độngđông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng vớicông nghệ mới Trong đó vai trò của các trường dạy nghề rất quan trọng với việc cungứng nguồn lao động đã qua đào tạo, có tay nghề cho các KCN
1.1.5 Những tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
1.1.5.1 Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp
Tỷ lệ này được tính bằng Tổng diện tích đất đã cho thuê/Tổng diện tích đất trongKCN Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ tính hiệu quả của việc kêu gọi đầu tư Đây
là tiêu chí đánh giá hàng đầu về tính hiệu quả của KCN khi đi vào hoạt động Bởi xâydựng một KCN đã khó nhưng việc thu hút đầu tư vào KCN còn khó khăn hơn nhiều,khi KCN xây dựng xong, mỗi địa phương đều có các cơ chế, chính sách xác định đểlàm sao lôi kéo nhanh nhất các nhà đầu tư đến với mình Một KCN được coi là hiệuTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39quả thì khi xây dựng xong phải thu hút các dự án đầu tư thuê hết đất trong KCN phục
vụ sản xuất trong thời gian ngắn
1.1.5.2 Quy mô vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
Quy mô vốn đầu tư vào trong khu công nghiệp phản ánh khả năng lấp đầy và sửdụng các nguồn lực của khu công nghiệp Tiêu chí này đánh giá khả năng thu hút vốnđầu tư và đồng thời cũng cho chúng ta biết về chất lượng của việc xúc tiến đầu tư Bêncạnh đó quy mô vốn đầu tư của một dự án cũng cho chúng ta biết đầu tư vào khu côngnghiệp có phải là những nhà đầu tư có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ và trình độ quản
lý hay không
1.1.5.3 Tỷ lệ các dự án công nghệ cao và có vốn đầu tư lớn
Tiêu chí này đánh giá sự cạnh tranh của KCN trên thị trường Được tính bằngtổng số dự án chuyển giao công nghệ mới trên tổng số dự án đầu tư Tỷ lệ này càng caochứng tỏ KCN tạo sự hấp dẫn cho nhà đầu tư và những nhà đầu tư nhìn thấy hướngphát triển lâu dài của KCN Việc kêu gọi lấp đầy diện tích đất dùng cho thuê sản xuấtcông nghiệp để đáp ứng mục tiêu ngắn hạn của KCN là thu hút đầu tư, tạo công ăn việclàm cho lao động Nhưng về lâu dài, KCN phải thu hút các dự án công nghệ cao và cóvốn đầu tư lớn để tăng khả năng cạnh tranh trong việc mở rộng thị trường của doanhnghiệp trong KCN Khi trong KCN có nhiều dự án công nghệ cao mới được chuyểngiao thì các sản phẩm tạo ra từ các doanh nghiệp đó sẽ giữ được thương hiệu trên thịtrường và các sản phẩm công nghiệp sản xuất ra sẽ tạo được thương hiệu mới hướng rathị trường thế giới Do vậy, việc cải tiến công nghệ trong sản xuất là điều cần thiết đểcạnh tranh trong xuất khẩu
1.1.5.4.Số lượng và chất lượng lao động trong khu công nghiệp
Một KCN được đánh giá mang lại hiệu quả khi nó thu hút 1 lượng lớn lao độngtrong và ngoài địa phương góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Bên cạnh số lượng thì chất lượng lao động đang làm việc trong các KCN cũng làmột trong những tiêu chí quan trọng Tiêu chí này được tính = Tỷ lệ lao động trongKCN qua đào tạo/Tổng lao động trong KCN.
Lao động có tay nghề cao trong KCN là yếu tố đảm bảo hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp trong KCN
Từ kinh nghiệm hoạt động thực tế của một số KCN của các địa phương kháctrong cả nước: là nhu cầu lao động làm việc tại các KCN là rất lớn Ở Thành phố HồChí Minh nhu cầu lao động hiện nay cần 80.000 người nhưng việc cung ứng lao độngtính đến cuối tháng 9 năm 2012 mới chỉ dừng lại ở 53.000 người đạt 66,3%.[ 5]
Sự khan hiếm về lao động địa phương cho các KCN đóng trên địa bàn là do trình
độ lực lượng lao động ở các địa phương này còn thấp, chưa đáp ứng được trình độ taynghề chuyên môn, không quen môi trường làm việc công nghiệp, chưa đáp ứng đượcyêu cầu quản lý, yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN
Theo số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch – Đậu tư, tỷ lệ lao động được đào tạo Đạihọc và trên Đại học trong các KCN chỉ chiếm 4,5% tổng số lao động, kỹ thuật viêncũng chỉ chiếm 4,7% tổng số lao động, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm 31%,còn lại là lao động giản đơn chưa qua đào tạo
Ở các nước phát triển, cứ một cử nhân tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng cần có 4 kỹthuật viên tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật Cơ cấu laođộng là: 1- 4 - 10 Còn ở Việt Nam, cơ cấu lao động là: 1 - 1,16 - 0,95 Trong khi tỷ lệsinh viên Đại học ngày một tăng nhanh còn tỷ lệ công nhân kỹ thuật ngày một giảm
Năm 1997, số lượng công nhân kỹ thuật chiếm 70% thì đến hiện nay chỉ còn30% lao động đã được đào tạo trong tổng số lao động
Do vậy, việc thu hút lao động có tay nghề cao là tiêu chí đánh giá tính hiệu quảcủa KCN
Trường Đại học Kinh tế Huế