1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển thừa thiên huế

126 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Các biến quan sát này được xây dựng đểđánh giá dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ với 1 là mức hoàn toàn không đồng ý và 5 là mức hoàn toàn đồng ý Do đặc thù là NHPT thực hiện chính sách

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn vàcác thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Dương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

-Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáohướng dẫn là PGS.TS Trần Văn Hòa, đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp

đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Phòng Tổng hợp, Phòng Tíndụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho tôi được đi học, cũng như cung cấp các số liệu trong 5 nămgần đây về tình hình hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Chi nhánh

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân luôn bên cạnhtôi, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Dương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Niên khóa: 2012-2014 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN VĂN HÒA

Tên đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (Tín dụng đầu tư phát triển)

là một hình thức tín dụng đặc biệt của Nhà nước nhằm tài trợ vốn cho các dự án,chương trình phát triển kinh tế- xã hội, các lĩnh vực, các ngành, các vùng mà Nhànước ưu tiên Trong bối cảnh đất nước đang từng bước hướng đến mục tiêu chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tín dụng đầu tư pháttriển đã cung ứng một lượng vốn không nhỏ cho nền kinh tế, góp phần cải thiện đờisống cho các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn trên toàn quốc

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài trợ của Chi nhánh vẫn còn nhiềuhạn chế như: việc đầu tư chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định dẫn đến nguy cơrủi ro về vốn rất cao; các nghiệp vụ tài trợ chưa đa dạng,…Thực tế đó đòi hỏi phải cónhững giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động tài trợ vốn tín dụng này trong hệthống NHPT nói chung và Chi nhánh Thưà Thiên Huế nói trên

2 Phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ NHPT và các doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại

CN.NHPT Huế

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương

pháp thống kê so sánh, phân tích các nhân tố và phân tích hồi qui để xem xét,đánh giá các vấn đề có liên quan đến hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT tạiCN.NHPT Huế

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPTcủa Nhà nước

- Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ vốn tíndụng ĐTPT tại CN.NHPT Huế Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằmhoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT tại CN.NHPT Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHPT Ngân hàng Phát triển Việt Nam

VDB CN Huế Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên HuếĐTPT Đầu tư phát triển

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

SXKD Sản xuất kinh doanh

HTSĐT Hỗ trợ sau đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế 39

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tư tại VDB Chi nhánh Huế 41

Sơ đồ 2.3: Quy trình cấp hỗ trợ sau đầu tư 43

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Doanh số tài trợ vốn tại NHPT giai đoạn 2009-2013 45

Bảng 2.2 Doanh số thu nợ gốc, lãi của VDB Chi nhánh Huế 46

Bảng 2.3 Tình hình thu nợ theo Chương trình phát triển kinh tế 48

Bảng 2.4 Doanh số thu nợ gốc, lãi theo cơ cấu ngành nghề .49

Bảng 2.5 Dư nợ tín dụng đầu tư phát triển tại VDB Chi nhánh Huế 49

Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tại VDB 51

Bảng 2.7 NQH và cơ cấu NQH phân theo ngành nghề tại VDB Chi nhánh Huế 52

Bảng 2.8 Nhóm nợ và cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ CVĐT tại VDB 53

Bảng 2.9 Tình hình hỗ trợ sau đầu tư của Chi nhánh từ năm 2009-2013 55

Bảng 2.10 Tình hình giải quyết việc làm của các dự đầu tư từ năm 2009-2013 56

Bảng 2.11 Tình hình đóng góp vào NSNN của các các dự án đầu tư 57

Bảng 2.12 Đặc điểm của đối tượng điều tra 59

Bảng 2.13 Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra 61

Bảng 2.14 Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO and Bartlett's Test 63

Bảng 2.15 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác 64

Bảng 2.16 Kết quả phân tích hồi quy nhóm nhân tố tác động đến chất lượng 68

Bảng 2.17 Hệ số xác định phù hợp của mô hình 70

Bảng 2.18: Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính, kinh nghiệm, 71

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỤC LỤC vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC 5

1.1 KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ… .5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Các hình thức tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển 8

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển 10

1.2 ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ 19

1.2.1 Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 19

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của 20

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ … .23

1.3.1 Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý, chính trị, kinh tế- xã hội 23

1.3.2 Nhân tố thuộc về đối tượng nhận tài trợ vốn tín dụng ĐTPT 26

1.3.3 Nhân tố thuộc về Ngân hàng Phát triển 26

1.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG 30

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

1.4.1 Chỉ tiêu định tính 30

1.4.2 Chỉ tiêu định lượng 32

1.5 KINH NGHIỆM TÀI TRỢ VỐN ĐTPT CỦA MỘT SỐ CHI NHÁNH 34

1.5.1 Kinh nghiệm của Chi nhánh NHPT Nghệ An 34

1.5.2 Kinh nghiệm của Chi nhánh NHPT Đà Nẵng 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ 37

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHPT THỪA THIÊN HUẾ 37

2.1.1 Lịch sử ra đời Ngân hàng Phát triển Việt Nam 37

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế 37

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 38

2.1.4 Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức 39

2.1.5 Quy trình các hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Chi 41

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI CHI 44

2.2.1 Doanh số cho vay tài trợ 44

2.2.2 Tình hình thu nợ gốc, lãi 46

2.2.3 Tình hình dư nợ tín dụng ĐTPT tại VDB Chi nhánh Huế 49

2.2.4 Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ 51

2.2.5 Phân loại dư nợ cho vay đầu tư tại VDB Chi nhánh Huế từ năm 53

2.2.6 Tình hình cấp hỗ trợ sau đầu tư 54

2.2.7 Tác động của hoạt động tài trợ vốn ĐTPT đến kinh tế xã hội 56

2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TÀI TRỢ VỐN TÍN 58

2.3.1 Đặc điểm tổng thể nghiên cứu 58

2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến phân tích với hệ số 60

2.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 62

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG TẠI 72

2.4.1 Kết quả đạt được 72

2.4.2 Hạn chế 73

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

THỪA THIÊN HUẾ 75

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN 75

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế 75

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 76

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG 77

3.2.1 Hoàn thiện thông tin hoạt động tài trợ 77

3.2.2 Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng 77

3.2.3 Hoàn thiện quy trình tài trợ vốn tín dụng ĐTPT 80

3.2.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài trợ 86

3.2.5 Tăng cường, hoàn thiện cơ chế phối hợp với các bên liên quan 88

3.2.6 Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ 88

3.2.7 Chú trọng công tác đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm 89

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1 KẾT LUẬN 90

2 KIẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 97 PHẢN BIỆN 1: PGS.TS PHÙNG THỊ HỒNG HÀ

PHẢN BIỆN 2: PGS.TS PHAN THỊ MINH LÝ

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước là một hình thứctín dụng đặc biệt của Nhà nước nhằm tài trợ vốn cho các dự án, chương trình pháttriển kinh tế- xã hội, các lĩnh vực, các ngành, các vùng mà Nhà nước ưu tiên Hoạtđộng tài trợ này được Nhà nước thực hiện thông qua Ngân hàng Phát triển ViệtNam (NHPT) với hệ thống chi nhánh trên toàn quốc

Trong bối cảnh đất nước đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tín dụng đầu tư phát triển đã cung ứng mộtlượng vốn không nhỏ cho nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu trên Bên cạnh đó,tín dụng đầu tư phát triển đã có những đóng góp quan trọng trong cải thiện đời sốngcho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên toàn quốc, thực hiện tốt các mụctiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước định hướng

Thừa Thiên Huế là một trong những thành phố lớn của khu vực Miền Trung,

là trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nước Trong công cuộc cùng cả nước hướngđến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,Thừa Thiên Huế cũng đã đầu tư một lượng lớn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng cũngnhư đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn Trong đó, vốn tíndụng đầu tư phát triển chiếm một phần không nhỏ, góp phần đầu tư vào các chươngtrình kiên cố hóa kênh mương nông thôn, các dự án dệt may, các dự án thủy điệnlớn của tỉnh

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế (VDB Chi nhánh Huế) làđơn vị được ủy thác tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án, chương trìnhtrên địa bàn tỉnh Trong những năm qua, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã thực hiện hỗtrợ cho nhiều dự án tại các vùng khó khăn và các dự án an sinh xã hội trên địa bàn,góp phần làm thay đổi đời sống nhân dân và cải thiện đời sống kinh tế, xóa đói giảmnghèo ở nơi đây Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài trợ của Chi nhánhvẫn còn nhiều hạn chế như: việc đầu tư chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

dẫn đến nguy cơ rủi ro về vốn rất cao; các nghiệp vụ tài trợ chưa đa dạng,…Thực tế

đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động tài trợ vốn tíndụng này trong hệ thống NHPT nói chung và VDB Chi nhánh Huế nói riêng

Xuất phát từ tình hình trên và kết hợp quá trình làm việc tại Chi nhánhNHPT Thừa Thiên Huế cùng những kiến thức thu được từ chương trình thạc sĩ quản

trị kinh doanh, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu

tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất giảipháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm

tăng cường hiệu quả tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại địa phương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư

phát triển tại Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu: Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009-2013, giải pháp đến năm 2020

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu quá khứ liên quan đến hoạt động

CVĐT của VDB Chi nhánh Huế trong 05 năm từ năm 2009 đến năm 2013 thôngqua các báo cáo cho vay, báo cáo tổng kết; số liệu từ các đơn vị đã và đang cóquan hệ với VDB Chi nhánh Huế; số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh, UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế,…

Số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin của:

Lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ của VDB Chi nhánh Huế

Các doanh nghiệp vay vốn TDĐT và cấp HTSĐT tại VDB Chi nhánhHuế và các bên liên quan đến hoạt động tài trợ vốn TDĐT của Nhà nước

Thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, với nhóm thảo luận gồm 10người có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi, là cán bộ của VDB Chi nhánh Huế, kết quả rút

ra được 32 biến quan sát được sử dụng để đánh giá, nhận biết chất lượng hoạt độngtài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước Các biến quan sát này được xây dựng đểđánh giá dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ với 1 là mức hoàn toàn không đồng ý

và 5 là mức hoàn toàn đồng ý

Do đặc thù là NHPT thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước, đối tượngđược tài trợ bị hạn chế bởi danh mục quy định của Chính phủ, nên số lượng kháchhàng vay vốn không nhiều, nên với đề tài này, tác giả không tiến hành chọn mẫu màđiều tra tổng thể đối với cả 2 nhóm đối tượng: cán bộ NHPT, chủ đầu tư và các bênliên quan đến hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước (Sở, ban ngànhphối hợp với NHPT thực hiện hoạt động tài trợ vốn)

Số lượng điều tra của từng nhóm đối tượng như sau: Cán bộ NHPT là 35;Chủ đầu tư và các bên liên quan là 65

- Xử lý số liệu sơ cấp thông qua công cụ hỗ trợ SPSS, excell

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trang 13

tuyệt đối, số bình quân để phân tích và đánh giá quá trình tài trợ vốn tại VDB Chi

nhánh Huế qua các năm

4.2.3 Phương pháp định lượng

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui đểxác định các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài trợ vốn tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại VDB Chi nhánh Huế

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung của luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước;

Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát

triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển (ĐTPT) là loại đầu tư nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh

tế, làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh (SXKD) và năng lực hoạt động của xãhội[19] ĐTPT là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, cải thiện chất lượng sống củangười dân trong xã hội ĐTPT thường thể hiện dưới các hình thức bỏ tiền ra để xâydựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm lắp đặt trang thiết bị, bồidưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạtđộng của các tài sản này nhằm duy trì năng lực hoạt động và tạo năng lực mới chonền kinh tế

ĐTPT khác biệt với các loại hình đầu tư khác ở chỗ:

- Đòi hỏi một số vốn lớn, thời gian thu hồi chậm do mục tiêu chủ yếu là đầu

tư vào tài sản cố định (TSCĐ);

- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư từ khi bắt đầu đến khi cácthành quả của nó phát huy tác dụng thường kéo dài nhiều năm với nhiều biến độngxảy ra Do đó, hoạt động ĐTPT không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực vàtiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên (địa lý, địa chất, môi trường khíhậu, ), về xã hội, chính trị, kinh tế, ;

- Các thành quả của hoạt động ĐTPT có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, cókhi hàng trăm, hàng ngàn năm, gắn liền với địa danh xây dựng;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

- Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao phảilàm tốt công tác chuẩn bị từ khâu lập dự án, thực hiện dự án và đưa dự án đầu tư đivào hoạt động;

Cũng chính vì những đặc điểm nêu trên nên hoạt động ĐTPT đòi hỏi phảiđược tổ chức thực hiện một cách chu đáo, bài bản dưới hình thức các dự án đầu tư,còn gọi là dự án ĐTPT hay dự án phát triển

1.1.1.2 Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hìnhthức tín dụng cho các dự án đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực được Nhà nước khuyếnkhích Về mặt hình thức, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng dựa trên các quan hệvay mượn có hoàn trả cả gốc lẫn lãi Nhưng về nội dung, tín dụng ĐTPT của Nhànước không phải là hoạt động kinh doanh về tiền tệ của Nhà nước mà là kênh hỗ trợcác nhà đầu tư huy động được vốn cho ĐTPT Ngày nay, ngoài đầu tư trực tiếp,Chính phủ các nước thường sử dụng tín dụng ĐTPT của Nhà nước như một công cụkhuyến khích đầu tư

Trên thực tế, tín dụng ĐTPT của Nhà nước ra đời đã đáp ứng được mục đíchcủa Nhà nước chuyển từ bao cấp vốn sang hỗ trợ dưới dạng cho vay có hoàn trả Ưuđiểm của hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước là các hoạt động đầu tư được sửdụng nguồn vốn Nhà nước để tạo ra nguồn thu có khả năng hoàn trả vốn đã sửdụng Nhờ đó tín dụng ĐTPT của Nhà nước không chỉ góp phần tập trung được cácnguồn vốn cần thiết cho ĐTPT mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảotoàn và phát triển được nguồn vốn của Nhà nước Thông qua tín dụng ĐTPT, Nhànước có thể mở rộng và chủ động trong việc giải quyết các mục tiêu dài hạn

Do tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một hình thức tín dụng đặc biệt, ở đóthước đo hiệu quả không phải là lợi nhuận cá biệt, mà là hiệu quả xã hội, chính trị,quân sự Thông thường khi xem xét hiệu quả kinh tế của tín dụng ĐTPT của Nhànước, người ta phải trả lời các câu hỏi sau:

- Tính vĩ mô: tín dụng ĐTPT của Nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến các

lĩnh vực then chốt, đến ngành, vùng, hay khu vực, của nền kinh tế quốc gia?

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

- Tính vi mô: tín dụng ĐTPT của Nhà nước giúp các chủ thể kinh tế, các nhóm

dân cư cải thiện chất lượng hoạt động như thế nào? Tính vi mô còn thể hiện ở hiệuquả hoạt động của các tổ chức quản lý và thực thi tín dụng ĐTPT của Nhà nước

- Tính xã hội: tín dụng ĐTPT của Nhà nước hỗ trợ như thế nào các lĩnh vực

mà tín dụng thương mại với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận có thể giải quyết được(do hiệu quả trực tiếp của nhà đầu tư không được đảm bảo, hoặc quy mô nguồn vốnquá lớn, hay thời gian thu hồi vốn đầu tư quá dài) nhưng có vai trò quan trọng đốivới xã hội và đất nước như giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảmnghèo, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế vùng,

- Tính chính trị: tín dụng ĐTPT của Nhà nước hỗ trợ thực thi các chương

trình của Nhà nước như thế nào và đặc biệt là góp phần ra sao trong củng cố sứcmạnh xã hội, củng cố lòng tin của dân chúng vào Đảng và Nhà nước,

Ngoài ra, ở các nước đang phát triển, khi thị trường vốn còn chưa hoàn thiện,việc huy động được đủ vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án phát triển là điều không

hề đơn giản Do vậy, tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn phải hỗ trợ thị trường thôngqua bảo lãnh cho các chủ thể vay vốn Quy mô tín dụng ĐTPT của Nhà nước phụthuộc vào sức mạnh tài chính nhà nước Đối với các Nhà nước đang chịu gánh nặngthâm hụt ngân sách thì quy mô tín dụng ĐTPT của Nhà nước khá hạn hẹp

1.1.1.3 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là nguồn vốn mà các đơn vị, tổchức có thể được vay với lãi suất ưu đãi hoặc không chịu lãi suất để đầu tư trongnhững ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khókhăn cần khuyến khích đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vốn tín dụng đầu tư phát triển là nguồn có vai trò quan trọng để thực hiệncông tác quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước Nó là một trongnhững nguồn vốn huy động khá hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanhnghiệp Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốntrực tiếp của Nhà nước Với cơ chế tín dụng, các đơn vị phải đảm bảo nguyên tắchoàn trả vốn vay Như vậy, thông qua nguồn vốn này, Nhà nước khuyến khích phát

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

triển kinh tế của các ngành, vùng theo định hướng chiến lược của mình Chủ đầu tư

là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốn tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phươngthức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khảnăng thu hồi vốn trực tiếp

1.1.1.4 Tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển

Tài trợ là hành vi cung cấp tài nguyên, thường là dưới hình thức tiền hoặccác giá trị khác cho một dự án, một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc bất kỳ tổ chức

tư nhân hoặc công cộng nào khác Các nguồn tài trợ bao gồm tín dụng, quyên góp,viện trợ, trợ cấp [34]

Tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển là việc Nhà nước thông qua tổ chứcđược giao nhiệm vụ cung ứng tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho các chủ đầu tư vayvốn hoặc hỗ trợ cho các chủ đầu tư vay vốn của tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãitheo quy định của Nhà nước

1.1.2 Các hình thức tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển

Hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm các hình thức:cho vay đầu tư, và hỗ trợ sau đầu tư

1.1.2.1 Cho vay đầu tư

Cho vay đầu tư là việc tổ chức được giao nhiệm vụ cung ứng tín dụng ĐTPTcủa Nhà nước cho các chủ đầu tư vay vốn theo chính sách của Nhà nước để họ thựchiện các dự án đầu tư phát triển Cho vay đầu tư với tư cách tín dụng ĐTPT củaNhà nước có các tính chất sau:

- Việc cho vay đầu tư được thực hiện theo trình tự các bước gồm: tiếp nhận

và thẩm định (bao gồm thẩm định năng lực chủ đầu tư và thẩm định dự án) ->Quyết định cho vay - > Giải ngân và giám sát tín dụng -> Thu hồi nợ/xử lý rủi ro

- Nguồn vốn để cho vay đầu tư bao gồm:

+ Nguồn vốn do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho tổ chức thực hiệnnhiệm vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

+ Nguồn vốn huy động: phát hành trái phiếu, huy động tiền gửi, vốn vay các

tổ chức

+ Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật: nguồn góp vốn ban đầucủa các tổ chức, nguồn tài trợ từ thiện.[23]

- Lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở mức rủi ro của dự án và mức độ

ưu tiên của Chính phủ đối với ngành nghề, lĩnh vực mà dự án đầu tư Lãi suất chovay thường thấp hơn lãi suất thị trường Lãi suất cho vay có thể được cố định hoặcthả nổi tuỳ theo đặc điểm của dự án và quy định của Bộ Tài chính từng thời kỳ

- Phù hợp với đặc điểm của ĐTPT, thời hạn cho vay thường dài và số vốncho vay lớn

Việc trả nợ của dự án thực hiện trong nhiều kỳ và kéo dài trong nhiều năm.Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng các nguồn vốntham gia đầu tư nhưng không đáp ứng 100% nhu cầu vốn đầu tư Các chủ đầu tưphải huy động thêm vốn từ các nguồn khác để đầu tư dự án

- Điều kiện về đảm bảo tiền vay thường đơn giản và “dễ chịu” hơn so với tíndụng thương mại Tuỳ thuộc nhu cầu vốn đầu tư, đồng tiền cho vay có thể là nội tệhoặc ngoại tệ (thường để nhập máy móc, thiết bị từ nước ngoài)

1.1.2.2 Hỗ trợ sau đầu tư

Hỗ trợ sau đầu tư là việc tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước hỗtrợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự

án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay[24] Đây làhình thức trợ cấp bằng tiền cho các doanh nghiệp, không có ràng buộc về tráchnhiệm giữa doanh nghiệp và tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước

Nguồn vốn thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư được NSNN cấp Tổ chức tín dụngthực thi chịu trách nhiệm thẩm tra hồ sơ dự án đảm bảo đúng quy định, đã hoàn thànhđưa vào khai thác sử dụng và đã trả được nợ vay cho các tổ chức đã cho vay

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển

NHPT là một tổ chức tài chính tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ chocác chương trình phát triển kinh tế do Chính phủ hoạch định, là một kênh hỗ trợ củaNhà nước cho các dự án đầu tư phát triển để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tếcủa đất nước trong từng thời kỳ thông qua chính sách tín dụng ưu đãi Hoạt động tàitrợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm hai hoạt động: cho vayđầu tư và hỗ trợ sau đầu tư Đây là hoạt động tài trợ đối với các dự án đầu tư đượcthực hiện trên nguyên tắc: bảo toàn và phát triển vốn, giảm thiểu rủi ro tín dụng,đảm bảo đúng định hướng khuyến khích đầu tư của Chính phủ Do đó, hoạt động tàitrợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cũng có những đặc điểm riêng có sovới hoạt động cho vay thông thường tại các ngân hàng thương mại (NHTM) khác

- Hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận

Đây là một tiêu chí hàng đầu và quan trọng để phân biệt giữa tín dụng nhànước và tín dụng thương mại Trong hoạt động tín dụng, tại các NHTM, mục tiêu antoàn và tối đa hóa lợi nhuận được đặt lên hàng đầu còn tại NHPT thì mục tiêu hàngđầu lại là thúc đẩy đầu tư phát triển và đạt được hiệu quả kinh tế- xã hội (KT-XH).Chính phủ sử dụng công cụ tín dụng đầu tư nhằm tài trợ cho các chương trình kinh

tế do Chính phủ hoạch định, các dự án đầu tư phát triển ngoài mục đích thúc đẩysản xuất còn đặt vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội được đảm bảo tạo tiền đềcho một sự phát triển bền vững Vì vậy, đối với khoản vay đầu tư lớn, chiến lược cóthời gian thu hồi vốn dài nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, song lại mang lại hiệu quả xã hội

lớn thì NHPT vẫn xem xét cho vay [8]

- Đối tượng tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển được chọn lọc và hạn chế

Do nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển của Nhà nước là có hạn và NHPTđược thiết kế là một kênh cung cấp tín dụng có hiệu quả của Nhà nước trên cơ sởthu hồi vốn cho vay nên đối tượng cho vay, hỗ trợ của NHPT hạn chế hơn cácNHTM NHPT không thực hiện tài trợ dàn trải tất cả các dự án mà tập trung vào

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

những dự án mang tính chất cấp bách định hướng và chiến lược phát triển kinh tếcủa Nhà nước trong từng thời kỳ Đặc điểm này cho thấy hoạt động tài trợ vốn tíndụng đầu tư phát triển của NHPT mang tính tập trung vào mũi nhọn chứ khôngmang tính rộng khắp như hoạt động tín dụng của các NHTM

NHPT xem xét cho vay đầu tư các đối tượng là các dự án phát triển do Chínhphủ quy định trong từng thời kỳ Dự án phát triển là dự án trực tiếp tạo ra các sảnphẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trìnhthay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư Các DAPTnhằm làm giảm khuyết tật của thị trường, những nhân tố làm chậm quá trình pháttriển: Việc hình thành và phát triển các công ty lớn, có tính độc quyền đã làm giảmtính cạnh tranh của thị trường Yêu cầu về hàng hóa công cộng nhằm đảm bảo phúclợi cho đa số người dân không được thị trường đáp ứng tốt Nhu cầu vốn lớn để pháttriển những ngành kinh tế mới vượt quá khả năng huy động vốn của thị trường tàichính nhỏ bé Do vậy, cần có sự can thiệp của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển vớichi phí thấp nhất

Các DAPT nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia, có qui môlớn, thời gian vận hành dài Tại nhiều nước đang phát triển, DAPT do Chính phủquyết định và thực hiện, nó mang tính chất dự án công (nguồn tài trợ từ Chính phủ

là chủ yếu) Một số dự án do các tập đoàn kinh tế của Nhà nước hoặc tư nhân thựchiện có sự hỗ trợ của Nhà nước Dự án phát triển có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, DAPT là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát

triển kinh tế quốc gia:

- DAPT nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia như: chiếnlược công nghiệp hóa (phát triển các ngành công nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội)

- Khuyến khích xuất khẩu: Nhà nước hỗ trợ hoặc thực hiện các dự án chế biếnhàng xuất khẩu, xây dựng các cơ sở nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho xuất khẩu

- Thay thế nhập khẩu: Phát triển ngành sản xuất thay thế nhập khẩu bằngcách sử dụng tối đa lợi thế của đất nước, giảm chi ngoại tệ, tạo việc làm cho người

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

lao động…Nhà nước hỗ trợ ngành công nghiệp non trẻ trong giai đoạn đầu để cạnhtranh được với các hãng nước ngoài.

- Ngành công nghiệp chiến lược: tạo nguyên liệu đầu vào quan trọng chonhiều ngành kinh tế khác, hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài

- Ngành sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp tới an ninh xã hội và quốc gia:hàng không, thủy điện, cung cấp nước sạch

- Dự án phát triển nông thôn: ngành chế tạo máy, cơ khí để phục vụ nôngnghiệp và nông thôn, đường giao thông, kênh tưới tiêu…

DAPT đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, vì vậy, nhu cầu vay rấtcao Quá trình đầu tư liên quan tới thăm dò địa chất, nghiên cứu môi trường tựnhiên, xã hội công phu, liên quan tới các loại máy móc đặc chủng, phức tạp, chuyểngiao công nghệ, bí quyết cần có đánh giá của các chuyên gia các công ty tư vấn

Thứ hai, DAPT nhằm tới 2 mục tiêu: Hiệu quả tài chính và xã hội.

Dự án thương mại nhằm mục tiêu duy nhất là gia tăng lợi nhuận DAPT kếthợp hai mục tiêu hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội, đó là các dự án kinh tế CácDAPT phải tạo ra thu nhập bù đắp chi phí và có lãi Do đó, các dự án này phải đượcxây dựng trên cơ sở tính toán hiệu quả tài chính trực tiếp

Khác với dự án thương mại, DAPT phải thực hiện các mục tiêu xã hội nhưphát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế…Chủ đầu tư thường là Nhà nướchoặc cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia

Thứ ba, DAPT nhận hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước: Do tầm quan trọng đối với

phát triển kinh tế - xã hội, DAPT thường nhận hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước, nhưđược ngân sách cấp vốn, được vay ưu đãi, được Chính phủ bảo lãnh khi vay vốn,

- Tính kế hoạch - chỉ định

Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước mang tính kế hoạch - chỉ định rõràng Kế hoạch tín dụng ĐTPT hàng năm là một bộ phận của kế hoạch ĐTPT củaNhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển KT-XH trongtừng thời kỳ và được Nhà nước thông báo hàng năm Việc cho vay ĐTPT đối vớicác dự án được thực hiện theo kế hoạch hàng năm do Nhà nước giao Việc huy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

động vốn được thực hiện căn cứ trên nhu cầu giải ngân cho các dự án đã đăng kýtheo kế hoạch Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay ĐTPT cũng được Nhànước quyết định và thông báo trong từng thời kỳ.

Do thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ nênhoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước được Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ về nguồnvốn thông qua việc cấp vốn trực tiếp hoặc hỗ trợ trong huy động vốn Đây là mộtđặc điểm hết sức quan trọng và khác biệt so với tín dụng của các NHTM Sự hậuthuẫn này có tác dụng nâng cao vị thế của tổ chức thực thi tín dụng ĐTPT của Nhànước và tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn với lãi suất thấp

- Cơ chế cho vay vốn ưu đãi hơn hình thức cho vay thông thường

+ Ưu đãi về khối lượng vay vốn: Các dự án ĐTPT thuộc đối tượng vay vốntín dụng ĐTPT có thể được Nhà nước cho vay một số lượng vốn rất lớn theo ý chícủa Nhà nước, không bị ràng buộc bởi các giới hạn về tỷ lệ an toàn như trong tíndụng của ngân hàng thương mại

+ Ưu đãi về lãi suất: Điều này chỉ NHPT mới làm được vì khi thực hiệnnhiệm vụ TDĐT và TDXK của Nhà nước, NHPT được Nhà nước cấp bù chênh lệchlãi suất Mức cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng cácnguồn vốn với lãi suất cho vay và dư nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu củanhà nước

+ Ưu đãi về thời hạn vay vốn: Các NHTM thường ngần ngại khi cho vay đốivới các dự án có thời hạn vay dài vì rủi ro cao và không tương thích với kỳ hạn huyđộng thường có của họ trong khi hoạt động cho vay đầu tư tại NHPT lại sẵn sàngchấp nhận rủi ro ở mức nhất định và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn trả nợtheo đúng chu kỳ sinh lợi của dự án Do đó, các khoản vay trung và dài hạn chiếm

tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay đầu tư tại NHPT

+ Ưu đãi về đảm bảo tiền vay: Khi vay vốn tại các NHTM, các đơn vị, đặcbiệt là các doanh nghiệp mới, kinh doanh những mặt hàng có rủi ro cao phải có tàisản bảo đảm tiền vay với mức bằng hoặc cao hơn giá trị khoản vay Tuy nhiên,không phải đơn vị nào cũng có đủ tài sản để bảo đảm tiền vay khi vay vốn NHTM,

vì vậy, tín dụng ưu đãi của nhà nước có cơ chế riêng về đảm bảo tiền vay đó là chủ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

đầu tư được sử dụng giá trị tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho khoản vốnvay Trừ trường hợp mà tài sản hình thành từ vốn vay không đảm bảo các điều kiệnthì chủ đầu tư phải dùng các tài sản hợp pháp khác để đảm bảo tiền vay với mức tốithiểu là 15% mức vốn vay.

- Đối tượng cho vay có độ rủi ro cao

Hoạt động cho vay đầu tư tại NHPT bên cạnh các ưu điểm nêu trên thì lại có

độ rủi ro cao so với hoạt động tín dụng thông thường tại các NHTM NHPT thườngcho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà các dự án cho vay theo chỉ thị của Chính phủthường có quy mô lớn, thời hạn dài và đặt mục tiêu hiệu quả xã hội lên trên hiệuquả tài chính, hiệu quả tài chính nhiều khi không có hoặc thấp Các khoản vay này

dễ trở thành các khoản nợ khoanh, nợ xấu và được xoá nợ Mặt khác, nguồn vốncủa NHPT thường tập trung vào cho vay các dự án phát triển trung và dài hạn, đốitượng cho vay hạn hẹp Các dự án phát triển phải đối mặt với rất nhiều rủi ro donhững thay đổi ngoài dự kiến trong khi thị trường bảo hiểm còn kém phát triển, việcsan sẻ rủi ro sẽ bị hạn chế Khi một khoản cho vay đầu tư của ngân hàng gặp rủi ro,

nó sẽ tác động xấu đến thu nhập của ngân hàng

Việc cho vay với lãi suất ưu đãi cũng là một điểm bất lợi với NHPT, nó tácđộng đến cơ cấu thu nhập, làm tỷ lệ sinh lời thấp hơn so với các ngân hàng thươngmại, ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn vốn để tái đầu tư của ngân hàng Bên cạnh

đó, hoạt động cho vay đầu tư tại NHPT sử dụng vốn Nhà nước để cho vay nên phảichấp hành các quy định về quản lý kinh tế, quản lý tài chính… rất chặt chẽ dẫn tớiviệc thiếu chủ động, linh hoạt trong hoạt động của ngân hàng

- Điều kiện cho vay chặt chẽ

Bên cạnh việc tuân thủ các điều kiện cho vay như cho vay thương mại thôngthường, các chủ đầu tư có dự án vay vốn đầu tư của NHPT phải tuân thủ nghiêmngặt các điều kiện vay vốn theo quy định của Nhà nước, cụ thể:

 Điều kiện cho vay đối với Dự án đầu tư:

+ Dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước theo quyđịnh hiện hành của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước nhưng chưa được bảo lãnhTDĐT hoặc Hỗ trợ sau đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

+ Dự án được lập và trình duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tưxây dựng, hồ sơ dự án đảm bảo đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, chính xác và trung thực.

+ Có hiệu quả về tài chính, có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn vayvốn của dự án, được NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốnvay và quyết định cho vay

+ Trường hợp dự án đã được quyết định đầu tư, hoặc dự án đang thực hiệnđầu tư bằng các nguồn vốn khác, nếu có nhu cầu vay vốn TDĐT thì NHPT có thểxem xét cho vay nếu dự án và chủ đầu tư đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định

 Điều kiện cho vay đối với chủ đầu tư dự án:

+ Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành

+ Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ

+ Dự án có khả năng đảm bảo trả được nợ, được NHPT thẩm định phương

án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay

+ Chủ đầu tư phải đảm bảo nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tàichính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay TDĐT của Nhà nước

+ Thực hiện đảm bảo tiền vay

+ Phải mua bảo hiểm tài sản tại công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tạiViệt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắtbuộc trong suốt thời gian vay vốn

1.1.4 Vai trò của hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển

Thứ nhất, hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển là một phương thức sử dụng tài chính Nhà nước hiệu quả

Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư của tư nhân không phải bao giờ cũngphủ lấp đầy các nhu cầu của các ngành và lĩnh vực nên Nhà nước phải bổ sung bằngđầu tư của mình

Tuy nhiên, nguồn vốn của Nhà nước có hạn nên không thể cấp không cho tất

cả các dự án Nhà nước muốn đầu tư Hơn nữa, nhiều dự án đầu tư có khả năng thuhồi nên cấp vốn dưới hình thức tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ hiệu quả hơn Nóicách khác, sự ra đời của tín dụng ĐTPT của nhà nước đã thu hẹp phạm vi các dự án

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

được cấp phát không hoàn trả từ NSNN Thay vào đó, chủ đầu tư phải sử dụng cácnguồn thu từ dự án để hoàn trả toàn bộ số vốn đã vay Nhà nước, và số vốn này lạiđược sử dụng để cho vay đối với những dự án khác Như vậy, nguồn vốn tín dụngĐTPT của Nhà nước đã góp phần tích cực giải quyết khó khăn của tài chính nhànước thông qua việc hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi ĐTPT của NSNN.

Mặt khác, do phải hoàn trả số vốn vay (cả gốc và lãi) nên chủ đầu tư phải cânnhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án đầu tư có khả năng sinh lời cao, đồngthời tìm cách giảm thiểu chi phí đầu tư bằng cách cắt giảm những khoản chi khôngcần thiết Điều đó cũng có nghĩa là việc tài trợ cho các dự án thông qua tín dụngĐTPT góp phần hạn chế tình trạng dàn trải, thất thoát, lãng phí trong đầu tư, từ đónâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Hơn nữa, do nhu cầu chi của NSNN để duy trì hoạt động bình thường của bộmáy nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển KT-XH không ngừngtăng trong khi nguồn thu NSNN lại bị hạn chế và tăng chậm, nên ở hầu hết các quốcgia đều xảy ra tình trạng thâm hụt NSNN, cho dù quốc gia đó là một nước giàu, cónền kinh tế phát triển hay là một nước nghèo, chậm phát triển Đối với các nướcđang phát triển, thâm hụt NSNN càng trầm trọng và phổ biến hơn bởi ngân sách củacác nước này luôn ở trong tình trạng thu không đủ chi do nền kinh tế kém phát triển,trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế lại nhỏ bé, lạc hậu nên Nhà nướccần phải tài trợ một lượng vốn ĐTPT rất lớn Để giải quyết nhu cầu về số vốnĐTPT còn thiếu hụt, hầu hết các quốc gia đều lựa con đường đi vay như là một cứucánh cho NSNN Điều này đã giúp giải thích khía cạnh thứ hai trong sự cần thiếtcủa tín dụng ĐTPT của Nhà nước - đó là Nhà nước phải đi vay để ĐTPT

Thứ hai, công cụ thực hiện chức năng của Nhà nước trong việc khắc phục các khiếm khuyết của kinh tế thị trường.

Mặc dù kinh tế thị trường là bước phát triển cao của nền kinh tế sản xuấthàng hoá với rất nhiều điểm ưu việt nhưng bên cạnh đó nó cũng có khá nhiều khiếmkhuyết mà bất cứ quốc gia nào trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường cũngđều phải đối mặt như ô nhiễm môi trường, tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất công

xã hội, phát triển không cân đối giữa các vùng miền… Để khắc phục những khiếm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

khuyết này, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ (thuế, chi NSNN, tín dụngĐTPT nhà nước…) trong việc điều tiết, phân bổ các nguồn lực, đảm bảo cho cácvùng, các ngành, hoặc thành phần kinh tế phát triển một cách đồng đều, trong đó tíndụng ĐTPT được sử dụng như là công cụ chủ yếu để tài trợ cho các dự án ĐTPT cókhả năng thu hồi vốn trực tiếp Do đó, có thể coi tín dụng ĐTPT như “bàn tay hữuhình” mà Nhà nước sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô củamình đối với nền kinh tế.

Thứ ba, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Có rất nhiều mục tiêu và quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô mà bất kỳ một quốcgia nào cũng phải hướng tới như mục tiêu về sản lượng, việc làm, lạm phát, lãisuất , cân đối tiết kiệm - tiêu dùng - đầu tư, cân đối xuất khẩu - nhập khẩu Để đạtđược những mục tiêu và quan hệ cân đối này, Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiềuchính sách kinh tế vĩ mô khác nhau mà trong đó chủ yếu là chính sách tài khoá vàchính sách tiền tệ Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế

vĩ mô của Nhà nước, tín dụng ĐTPT của Nhà nước có tác động rất lớn trên các mặt:

+ Thông qua việc hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và các cơ sởsản xuất, tín dụng ĐTPT của Nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạocông ăn việc làm

+ Thông qua việc huy động vốn và cho vay đối với các dự án, tín dụngĐTPT của Nhà nước tác động đến cung - cầu trên thị trường vốn và thị trường tiền

tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và mặt bằng lãi suất của nền kinh tế

+ Thông qua việc đầu tư cho các dự án phục vụ xuất khẩu, hoặc đầu tư ranước ngoài dưới hình thức ODA, tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn góp phần điềuchỉnh quan hệ cân đối xuất khẩu - nhập khẩu, đồng thời tác động đến trạng thái cáncân thanh toán quốc tế của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

+ Thông qua lãi suất huy động vốn, tín dụng ĐTPT nhà nước góp phần điềutiết tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng của dân cư Đồng thời, thông qua việc quy địnhđối tượng và điều kiện được hưởng ưu đãi, tín dụng ĐTPT góp phần định hướngđầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế vào các ngành, các vùng và lĩnh vực màNhà nước khuyến khích phát triển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Thứ tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa (CNH,HĐH), đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

CNH, HĐH là một quá trình tất yếu mà các nước chậm phát triển phải trảiqua để trở thành một nước công nghiệp phát triển Nội dung trọng tâm của quá trìnhnày là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế mà trong đó chủ yếu là xâydựng các công trình kết cấu KT-XH và phát triển các ngành công nghiệp quantrọng, đưa công nghiệp trở thành ngành giữ vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu kinh tế

Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ quan trọng để Nhà nước tài trợ chocác dự án ĐTPT nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH (giao thông, điện lực, thôngtin, thuỷ lợi, cấp - thoát nước…) và phát triển các ngành công nghiệp then chốt (cơkhí, điện tử - viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới…), do đó góp phần thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Mặt khác, việc tập trungnguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại vàphát triển các ngành công nghiệp then chốt, có khả năng đi tắt đón đầu cũng lànhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh vàbền vững của nền kinh tế

Thứ năm, góp phần tạo việc làm cho người lao động, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, việc giải quyết việc làm là vấn đề hết sức quantrọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Tín dụng ĐTPT của Nhà nước vớimục đích là hỗ trợ các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành,lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn, các lĩnh vực mà không có sự ưu đãiđầu tư của Nhà nước thì sẽ không phát triển được, hoặc các lĩnh vực SXKD mà ít cóhiệu quả kinh tế trực tiếp Do đó, khi thực hiện ĐTPT sản xuất tại các địa bàn cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn như: các tỉnh miền núi,biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc các ngành nghề thuộc diện khuyến khích

ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, ngoài ý nghĩa về mặtkinh tế là thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

cấu kinh tế…còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giữ vững

an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội

Thứ sáu, tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại.

Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong quan hệ với nước ngoàikhông những tăng thêm vốn đầu tư phát triển cho đất nước mà còn góp phần nốiliền kinh tế nước ta với kinh tế thế giới

1.2 ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1.2.1 Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, thực hiệnchính sách đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua việc cho vay, thu nợ các dự ánđầu tư, bảo lãnh vay vốn tại các NHTM đối với các chủ đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đốivới các dự án ưu đãi của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chươngtrình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư

- Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộcbằng 0% (không phần trăm), không tham gia bảo hiểm tiền gửi Nhưng phải đảmbảo hoàn vốn và bù đắp chi phí

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ đảm bảo khả năng thanhtoán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước để giảm lãi suấtcho vay và giảm phí bảo lãnh NHPT Việt Nam được Nhà nước cấp bù chênh lệchlãi suất, bố trí vốn hỗ trợ sau đầu tư, được bù đắp rủi ro do nguyên nhân khách quankhi thực hiện cho vay đầu tư, bảo lãnh vay vốn tại các NHTM Đây vừa là đặc điểmvừa là sự khác biệt của NHPT Việt Nam so với các tổ chức tài chính, tín dụng khác

- Vốn điều lệ của NHPT Việt Nam là 10.000 tỷ đồng

- Với tính chất cho vay ưu đãi, lãi suất cho vay của NHPT Việt Nam luôn cómức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại trên thị trường Trong trường hợplãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, NHPT Việt Nam được Nhà nước cấp

bù chênh lệch lãi suất Đây cũng là điểm hết sức khác biệt so với các tổ chức tàichính, tín dụng khác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức, hoạt động, điều chỉnh, bổ sung vốnđiều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Hoạt độngcủa NHPT Việt Nam vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật ngân hàng và Luật các tổchức tín dụng [10]

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển

1.2.2.1 Hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải hướng tới hiệu quả kinh tế - xã hội

Đặc trưng của hoạt động kinh tế của Nhà nước là theo đuổi các mục tiêu

KT-XH Hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam phải

là công cụ để thực hiện các mục tiêu KT-XH đó

Mục tiêu trước hết mà tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTViệt Nam phải theo đuổi là thúc đẩy phát triển KT-XH trên hai giác độ: mở rộngvốn đầu tư xã hội và tăng hiệu quả chung cho nền kinh tế Tài trợ vốn tín dụngĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam thực hiện mở rộng vốn đầu tư xã hội theohai cách: bổ sung thêm vốn nhà nước để thực hiện dự án; bảo lãnh để chủ dự án vayvốn tại các ngân hàng thương mại

Nhưng tăng trưởng và phát triển KT-XH không chỉ phụ thuộc vào quy mô vốndành cho ĐTPT nhiều hay ít mà quan trọng hơn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng lượngvốn đầu tư này Nếu dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có chất lượngkém, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoạt động thua lỗ sẽ dẫn đến không có khảnăng hoàn trả vốn vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước, tức là hoạt động tài trợ vốn tíndụng ĐTPT của Nhà nước không có hiệu quả và ngược lại Vì vậy hoạt động tài trợ vốntín dụng ĐTPT của Nhà nước được xem là có hiệu quả chỉ khi nó cho vay và hỗ trợ chocác dự án hiệu quả Hơn nữa, hiệu quả mà tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tạiNHPT Việt Nam hướng đến hiệu quả KT-XH không chỉ được xem xét ở hiệu quả cá biệttừng dự án mà phải được xem xét trên bình diện nền kinh tế quốc dân Đối với nền kinh

tế quốc dân, hiệu quả của tài trợ vốn tín dụng ĐTPT là khoản tín dụng đó phải có ảnhhưởng tích cực đến sự phát triển KT-XH của đất nước Đối với NHPT Việt Nam, hiệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

quả của tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ có thể thực hiện được thông quahoạt động hiệu quả của bản thân ngân hàng, tức NHPT Việt Nam thu được nợ gốc và lãiđúng hạn Nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ vốn tín dụng của NHPT Việt Nam là việcNHPT Việt Nam cùng các đối tượng khác trong quan hệ tín dụng và các cơ quan chứcnăng chủ động tìm ra giải pháp để bên cho vay hạn chế tới mức thấp nhất nợ quá hạn(NQH) phát sinh, hạn chế rủi ro và bảo toàn được nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ bên đi vayvốn SXKD sử dụng vốn vay có hiệu quả, có lợi nhuận càng cao càng tốt và hoạt độngcủa các dự án đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước.

Như vậy, áp dụng nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động tài trợ vốn tín dụngĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam là hoạt động tín dụng phải hướng tới mộttập hợp các lợi ích mang lại cho nền kinh tế và các chủ thể tham gia, bao hàm cảkhía cạnh kinh tế và xã hội xét trên phương diện vĩ mô và vi mô; cả hiệu quả đốivới nền kinh tế, đối với tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước và đối vớicác doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước

1.2.2.2 Huy động và sử dụng vốn theo quy định của Nhà nước

Để đảm bảo nguồn vốn cho việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi củaNhà nước (thường có lãi suất ưu đãi), ngoài nguồn vốn từ NSNN thông qua việccấp tăng vốn điều lệ (nếu có), cấp bù chênh lệch lãi suất và các nguồn vốn ủy thác

từ các tổ chức trong và ngoài nước,… NHPT phải thực hiện huy động vốn Cũngnhư các tổ chức tài chính- tín dụng khác, huy động vốn là một hoạt động cơ bản vàthiết yếu của NHPT, nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà nguồn vốn từ NSNNdành cho TDĐT đang ngày càng trở nên hạn hẹp Vấn đề đặt ra là NHPT là phảihuy động được nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất bình quân thấp trong môitrường cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tài chính khác với các hình thức huyđộng được Nhà nước cho phép

NHPT Việt Nam chỉ được cho vay các đối tượng được Nhà nước quy định Cụthể, theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu

tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thì hiện tại NHPT Việt Nam chỉ được chovay ĐTPT đối với các dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

- Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực giao thông, cấp nước, xử lýchất thải, nhà ở khu công nghiệp, xây dựng bệnh viện, trường học, cơ sở làng nghề;

- Các dự án chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, giống, cơ sở phát triểnthuỷ, hải sản;

- Các dự án chế biến sâu từ quặng (phôi thép, nhôm, một số kim loại khác),sản xuất động cơ, thuốc, phương tiện vận tải, thuốc, phân bón, thuỷ điện…

- Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệtkhó khăn

- Các dự án cho vay theo hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư của Chínhphủ ở nước ngoài

1.2.2.3 Hoạt động tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm

Như mọi tổ chức kinh tế khác, NHPT Việt Nam phải hoàn thành nhiệm vụđược giao đạt kết quả tốt nhất với chi phí thấp Chính vì thế, trong tổ chức thực hiệntín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam, ngoài việc phải đảm bảo thựchiện thủ tục đầu tư theo pháp luật, còn phải được tổ chức theo hướng cải cách thủtục, tinh gọn biên chế, nâng cao chất lượng kiểm soát việc sử dụng vốn cho vay, thuhồi đủ vốn và chi phí thực hiện tín dụng thấp sao cho nguồn vốn tín dụng của Nhànước được sử dụng hiệu quả nhất Muốn vậy, bản thân NHPT Việt Nam phải có cơcấu hợp lý vừa mang tính chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng, vừa phải có các bộphận chức năng phù hợp với một tổ chức của Nhà nước Cán bộ của NHPT ViệtNam phải đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng, vừa phải có đạođức và trách nhiệm của một công chức Yêu cầu này đòi hỏi phải có chế độ, chínhsách phù hợp với họ

Ngoài ra, để đảm bảo tín dụng nhà nước được thực hiện đúng mục đích, NHPTViệt Nam còn phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý tài chính và đầu tưcủa Nhà nước như Bộ Tài chính trong lĩnh vực sử dụng tài chính nhà nước, Bộ Kếhoạch và Đầu tư về kế hoạch tín dụng đầu tư, Ngân hàng nhà nước về các mặtnghiệp vụ ngân hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NHPT

Tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm mục tiêu nâng cao năng lựcsản xuất, chất lượng hàng hóa dịch vụ cho thị trường Vì vậy chất lượng hoạt độngtài trợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT chịu tác động của những nhân tốdưới đây:

1.3.1 Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý, chính trị, kinh tế- xã hội

- Chương trình, kế hoạch và chính sách của Nhà nước

Các chương trình, mục tiêu và kế hoạch của Nhà nước quy định quy mô, cơcấu và đối tượng thụ hưởng của tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam Nếu số lượng

và quy mô của các chương trình, kế hoạch quốc gia lớn, thì quy mô tín dụng ĐTPTcủa Nhà nước tại NHPT Việt Nam sẽ có xu hướng mở rộng và ngược lại Hơn nữa,chất lượng của các chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhà nước cũng ảnh hưởngquan trọng đến chất lượng, hiệu quả của tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTViệt Nam Nếu các chương trình, kế hoạch, mục tiêu được hoạch định tốt, tín dụngĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam sẽ được thực hiện thuận lợi Ngược lại,nếu chúng được hoạch định tồi thì tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT ViệtNam không những có mức độ rủi ro cao mà thực hiện chúng sẽ vô cùng vất vả, hiệuquả thấp

Đặc biệt, chính sách tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụngĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam Chính sách tín dụng bao gồm chính sáchlãi suất, quản lý và giám sát tín dụng cũng như các điều kiện tín dụng như tài sảnbảo đảm, thời hạn vay…

Mặc dù hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuậnnhưng NHPT Việt Nam vẫn phải bảo tồn được vốn của mình mới có nguồn vốn táiđầu tư, hạn chế sự bao cấp của nhà nước, phát triển hoạt động, thực hiện đắc lựchơn mục tiêu đã đề ra cho tổ chức này Trong những trường hợp thị trường biếnđộng, lãi suất có thể biến động mạnh, nếu chính sách lãi suất không được điều chỉnhkịp thời thì hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam sẽ bị ảnh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

hưởng rất mạnh Nếu lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước quá thấp sẽ làm gia tăng

áp lực về vốn, trong điều kiện khả năng huy động vốn có hạn, sẽ dễ dẫn tới nguy cơ

về thanh khoản Ngược lại, nếu lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước quá cao thìcác khách hàng có thể sẽ tìm đến với các ngân hàng thương mại thay vì đến vớiNHPT Việt Nam và như vậy mục tiêu đặt ra cho tổ chức này sẽ không hoàn thành.Bên cạnh đó, việc xác định chính sách tín dụng hợp lý về phương diện thời hạnvay, tài sản bảo đảm… cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tín dụng củaNHPT Việt Nam Đặc điểm của hoạt động này là cần lượng vốn lớn và dài hạn, nênnếu chính sách về tài sản bảo đảm, thời hạn vay… không được xác định phù hợpvới đặc điểm của dự án, lĩnh vực ngành nghề hoạt động của dự án thì sẽ dẫn đến cáckết cục: Một là, các chủ đầu tư không đáp ứng được các điều kiện đặt ra (ví dụ: yêucầu về tài sản bảo đảm vượt quá khả năng…) và sẽ không triển khai được dự án;Hai là, các điều kiện quá nới lỏng dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng Đồngthời, các chính sách về hạn chế tín dụng, giám sát tín dụng nếu không được xâydựng chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn tới những nguy cơ về rủi rođạo đức, rủi ro tín dụng, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPTcủa Nhà nước…

- Môi trường pháp lý

Hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của NHPT chịu sự điều chỉnh của cácvăn bản quy phạm pháp luật như: Luật, Nghị định, Quyết định trong nhiều lĩnh vựcnhư quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai…là những lĩnh vực thường thay đổi dẫn tớirủi ro cao

- Môi trường chính trị

Môi trường chính trị xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bất kỳdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế-xã hội nào trong xã hội Trong tình hình chính trịkhông ổn định như biểu tình, đình công, bãi công, chiến tranh biên giới thì sẽ ảnhhưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tạiNHPT Việt Nam Cụ thể là:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

+ Tác động trực tiếp: Trong điều kiện môi trường chính trị xấu, hoạt động tíndụng ĐTPT của Nhà nước với tư cách là công cụ của Chính phủ nhằm thực hiệnmục tiêu phát triển KT-XH sẽ bị ảnh hưởng ngay từ khâu hoạch định chính sách và

tổ chức hoạt động

Do đó NHPT Việt Nam sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình do bị giằng xébởi các thế lực chính trị, đảng phái Các lãnh đạo cấp cao và các cơ quan quản lýnhà nước cũng bị ảnh hưởng, do vậy việc kiểm tra giám sát hoạt động tín dụngĐTPT của Nhà nước cũng có thể bị lơi là, chất lượng hoạt động vì thế cũng bị ảnhhưởng Ngược lại, nếu môi trường chính trị tốt thì những tác động tiêu cực này sẽ bịhạn chế và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam có thêm cơhội nâng cao hiệu quả và phát triển

+ Tác động gián tiếp: Trong điều kiện môi trường chính trị bất ổn, các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh cũng khó có thể tập trung vào đầu tư, mở rộng SXKD,

hệ thống phân phối bị gián đoạn, cung cấp nguyên vật liệu bị ngưng trệ… dẫn đếngiảm sút hiệu quả hoạt động, thậm chí có thể dẫn đến hoạt động của các dựán/doanh nghiệp bị đình trệ/phá sản, làm gia tăng nợ xấu, tăng nguy cơ rủi ro đốivới tín dụng ĐTPT của Nhà nước Đồng thời, sự bất ổn về chính trị sẽ dẫn tới sựmất lòng tin đầu tư của dân chúng cũng như các chủ doanh nghiệp, dẫn tới không có

dự án mới để tài trợ, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam

vì thế sẽ có nguy cơ bị thu hẹp, không phát triển được

Mặt khác, khi môi trường chính trị xấu dẫn đến hoạt động của nền kinh tế bịảnh hưởng, khả năng tích luỹ bị hạn chế, dẫn tới việc huy động vốn khó khăn, các

kế hoạch dự kiến có thể bị phá vỡ, ảnh hưởng tới nguồn vốn tín dụng ĐTPT củaNhà nước, dẫn tới hoặc không đủ vốn để tài trợ dự án mới, hoặc không đủ vốn đểtrả nợ các nguồn vốn huy động đến hạn

- Môi trường kinh tế - xã hội

Dự án vay vốn trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trườngkinh tế- xã hội: khủng hoảng, suy giảm kinh tế, lạm phát,…Sự ổn định và tăngtrưởng của kinh tế - xã hội sẽ giúp Ngân hàng dự đoán tốt hơn những biến động của

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

thị trường, hạn chế bớt rủi ro cho dự án Ngoài ra, nếu môi trường kinh tế - xã hội

ổn định, phát triển thì những thông tin trên thị trường sẽ được đáp ứng một cáchnhanh chóng và chính xác hơn, do vậy, giúp Ngân hàng rút ngắn được thời gianthẩm định và nâng cao tính chính xác cho kết quả thẩm định tài chính dự án

1.3.2 Nhân tố thuộc về đối tượng nhận tài trợ vốn tín dụng ĐTPT

- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: Năng lực sản xuất của doanh nghiệp thểhiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giá trị, quy mô tài sản mà chủ yếu là tàisản cố định của doanh nghiệp Biểu hiện cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, côngnghệ sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp mang lại kết quả như thế nào Năng lực sảnxuất của doanh nghiệp càng tốt thì hiệu quả tín dụng ĐTPT càng được khẳng định

và ngược lại

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Năng lực tài chính của doanh nghiệpthể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn sửdụng Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điềukiện tín dụng càng lớn thì càng có điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng

- Khả năng tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: Doanh nghiệp vay vốn phải có

bộ máy đảm bảo năng lực quản lý phù hợp thì mới đáp ứng được yêu cầu hoạt động,SXKD mới hiệu quả Năng lực quản lý còn thể hiện ở tổ chức hệ thống hạch toán kếtoán và quản lý tài chính phù hợp với các qui định của pháp luật

- Sự đáp ứng các điều kiện quy định của tín dụng ĐTPT đối với dự án đầu tư:

Dự án đầu tư phải thuộc đối tượng cần được khuyến khích đầu tư theo qui định củaNhà nước Dự án phải chứng minh được sự cần thiết, mục đích, kết quả của đầu tư

Sự phù hợp của quá trình đầu tư với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội Chủ đầu tư phải có đủ vốn tự có tham gia đầu tư theo tỷ lệ qui định, có khảnăng hoàn trả nợ từ bản thân dự án và từ các khoản thu nhập hợp pháp khác củadoanh nghiệp

1.3.3 Nhân tố thuộc về Ngân hàng Phát triển

- Quy chế, quy định cho vay

Cho vay đầu tư trong hệ thống NHPT hiện nay đang thực hiện theo quy chế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

và sổ tay nghiệp vụ và các văn bản hướng dẫn Chất lượng của việc xây dựng cácquy định, hướng dẫn trong công tác cho vay đầu tư đảm bảo tính khoa học, logíc và

dễ hiểu sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện dễ nắm bắt và thực hiện cũng là mộttrong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay đầu tư

- Trang thiết bị, công nghệ của ngân hàng

Hệ thống thông tin: Phần cứng, phần mềm đánh giá, xếp loại khách hàng.Đây là yếu tố ảnh hưởng tới thời gian, độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính

dự án Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý thông tin về khách hàng sẽđược tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, dự báo nhanh, nhiều phương

án, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời Nhờ vậy, chất lượng thẩm định tàichính dự án sẽ được nâng cao

- Chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định

Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đếnchất lượng thẩm định tài chính dự án Do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiềulĩnh vực trong công tác thẩm định tài chính dự án, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải cótrình độ chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết toàn diện về những vấn đề cần thẩmđịnh như: hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về chủ đầu tư, về sự phát triển của ngành,của nền kinh tế,…cũng như phải nắm vững các quy chế, văn bản hướng dẫn liênquan đến các hoạt động cho vay

Bên cạnh yêu cầu có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết rộng, các cán bộ thẩmđịnh cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng nhằm giúpcho Ngân hàng tránh gặp phải rủi ro đạo đức

Chất lượng đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng nhưng nếu số lượng cán bộthẩm định quá ít so với yêu cầu, tất yếu xảy ra hiện tượng mỗi cán bộ phải thực hiệnkhối lượng công việc quá tải, từ đó dẫn đến việc thẩm định không kỹ, chất lượngthẩm định chưa đạt yêu cầu Do đó, số lượng cán bộ quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đếnchất lượng thẩm định tài chính dự án

- Năng lực thẩm định và quản lý tín dụng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

NHPT Việt Nam với tư cách là một nhà tài trợ về tài chính cho các dự án đầu

tư SXKD được quyền thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư, nhất là thẩm định

về mặt tài chính của dự án Việc thẩm định này ngoài mục tiêu đánh giá hiệu quảkinh tế xã hội của dự án còn nhằm đảm bảo sự an toàn về nguồn vốn tài trợ cho các

dự án đó

Thẩm định cho vay bao gồm 2 nội dung chính là thẩm định dự án đầu tư vàthẩm định năng lực vay vốn của chủ dự án Hầu hết các dự án nhận hỗ trợ từ NHPTViệt Nam là các dự án dài hạn có đặc điểm là vốn đưa vào các công trình xây dựng

cơ bản, thiết bị công nghệ, thu hồi vốn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất; vì vậy, đềcao khả năng thẩm định doanh nghiệp (chủ dự án) và thẩm định dự án có ý nghĩa rấtquan trọng không chỉ đối với dự án mà còn đối với toàn xã hội

Năng lực thẩm định trước khi cho vay là yếu tố quyết định đảm bảo chất lượngcủa khoản vay và dự án Việc thẩm định năng lực vay vốn của doanh nghiệp chính

là đánh giá tình hình tài chính, SXKD và bộ máy quản lý điều hành của doanhnghiệp

Năng lực thẩm định cao sẽ loại trừ được sai lệch trong cung cấp thông tin củadoanh nghiệp, năng lực vay vốn của doanh nghiệp; việc dự đoán tương lai hoạtđộng, khả năng sinh lời và rủi ro càng chính xác, chất lượng tín dụng càng cao

- Năng lực giám sát và xử lý tín dụng:

Giám sát tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng như ban đầu dự đoán,hạn chế xảy ra tình trạng rủi ro đạo đức trong quan hệ tín dụng Quá trình theo dõihoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo:

+ Tiền vay được sử dụng đúng mục đích và theo đúng tiến độ

+ Các thủ tục về đầu tư và xây dựng được thực hiện theo đúng qui định

+ Quá trình đưa tài sản vào sử dụng, quá trình thực hiện dự án phải đảm bảođúng như dự án khả thi và có hiệu quả

+ Quá trình hoàn vốn và trả nợ tiền vay cũng phù hợp với kế hoạch

+ Giám sát việc sử dụng, bảo quản và biến động của tài sản đảm bảo nợ vay để

xử lý kịp thời

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Theo dõi sát sao và chặt chẽ tiền vay là biện pháp quan trọng để đảm bảo việc

sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, ngăn ngừa NQH, nợ khó đòi xuất phát từ bảnthân ý thức trả nợ của doanh nghiệp Khi phát hiện có vấn đề về NQH, nợ khó đòi,

cơ quan cho vay có thể tư vấn các giải pháp tham gia tháo gỡ, trên cơ sở đó hai bêncùng xử lý nhanh chóng, hạn chế việc kéo dài gây tổn thất cho cả người vay vàngười cho vay Nâng cao năng lực giám sát và xử lý tín dụng cũng chính là biệnpháp nâng cao chất lượng tín dụng

- Các yếu tố quyết định năng lực thẩm định, giám sát và xử lý tín dụng:

+ Cán bộ và việc sử dụng cán bộ: Con người là yếu tố quyết định đến chấtlượng công tác tín dụng Công tác tín dụng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chấtlượng cán bộ ngày càng cao để có thể sử dụng được các phương tiện làm việc hiệnđại, nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế, chính trị, thị trường, pháp luật Cán

bộ có năng lực thẩm định phải bao gồm thẩm định năng lực chủ dự án và thẩm định

dự án đầu tư

Thẩm định năng lực vay vốn của chủ dự án để đánh giá tình hình tài chính, kếtquả SXKD, năng lực quản lý của chủ dự án trong thời gian qua để từ đó đánh giákhả năng thực hiện và vận hành dự án khi hoàn thành đảm bảo phát huy được hiệuquả như tính toán

Thẩm định tính khả thi của dự án có vai trò rất quan trọng trong công tác tíndụng

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức phân tích, đánh giá toàn diện một cáchkhách quan khoa học các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của

dự án từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn quyết định đầu tư Yêu cầu của công tácthẩm định dự án đầu tư trong công tác tín dụng không những chỉ thẩm định về mặttài chính mà còn phải hiểu và đánh giá được về mặt kỹ thuật và mặt KT-XH của dự

án Do đó, yêu cầu đối với cán bộ thực hiện công tác thẩm định rất cao, phải nắmbắt được các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, thường xuyên được cập nhậtthông tin và kiến thức để có thể đưa ra được những kết luận thẩm định một cách xácthực nhất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

+ Hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định và giám sát tín dụng: Tronghoạt động đầu tư thì thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng Nếu có thông tinđầy đủ kịp thời và chính xác sẽ giúp cho nhà đầu tư và cơ quan thẩm định cho vayđưa ra các quyết định đúng mang lại hiệu quả cho bản thân nhà đầu tư và cho cả tổchức cho vay qua đó góp phần phát triển KT-XH của đất nước Do đó, công tácthẩm dự án đòi hỏi phải có được thông tin chính xác đầy đủ và kịp thời về nhiềukhía cạnh khác nhau, như mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, quyhoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cácthông tin về kinh tế kỹ thuật và tình hình thị trường trong và ngoài nước

Hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định và giám sát tín dụng có nộidung thật cần thiết, càng chính xác về hoạt động kinh doanh, về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp thì việc đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn càng chínhxác hơn, qua đó có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc có chovay hay không đối với doanh nghiệp

Các thông tin có thể khai thác từ bản thân doanh nghiệp, từ thị trường, từ bạnhàng, từ các cơ quan thông tin chuyên nghiệp, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từchính kho dữ liệu về các dự án đã được thẩm định của NHPT Việt Nam và cũng cóthể có được qua tìm hiểu của cán bộ thẩm định việc khai thác thông tin càngchính xác, kịp thời và toàn diện thì càng tăng khả năng phòng ngừa rủi ro [9]

1.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.4.1 Chỉ tiêu định tính

Cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, để đánh giá hoạt động đótốt hay chưa tốt cần đánh giá chất lượng của nó Để tìm hiểu về chất lượng hoạtđộng tài trợ vốn tín dụng đầu tư phát triển, chúng ta xuất phát từ khái niệm về chấtlượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng

Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau.Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau, quan điểm về chất lượngcũng sẽ khác nhau Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ởiphạm vi quốc tế, đố là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế Theo điều

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005, định nghĩa chất lượng là " Mức độ đáp ứng cácyêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có" Chất lượng là khái niệm đặc trưng chokhả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Qua đây chúng ta có thể hiểu chất lượng dịch vụ ngân hàng là sự đáp ứngmột cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (người vay tiền) trong quan hệ tín dụng,đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn thông qua sự phát huy hiệu quả của phương

án được hình thành từ đồng tiền vay, hạn chế thấp nhất rủi ro về đồng vốn, tăng lợinhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội

Tài trợ vốn tín dụng ĐTPT là một trong những hình thức của tín dụng chínhsách, điều đầu tiên để đánh giá chất lượng cho vay chính sách phải đề cập là gópphần thực hiện mục tiêu của chính sách; thực hiện đúng các quy định của cơ chế tíndụng đối với từng chương trình về đối tượng, điều kiện, mức cho vay, thời hạn, lãisuất,…Việc đánh giá chất lượng hoạt động tài trợ vốn tín dụng ĐTPT phải đánh giáviệc chấp hành cơ chế đã được quy định

Vốn cho vay phải thực sự đến với các đối tượng được vay đảm bảo các quyđịnh của Nhà nước trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch

Như vậy, việc đánh giá chất lượng tài trợ vốn tín dụng ĐTPT của NHPTđược xác định bằng các tiêu chí như: Vốn cho vay đến đúng đối tượng; đúng chínhsách; tiền vay được giải ngân theo đúng quy định để đảm bảo sử dụng đúng mụcđích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả được vốn vay; đạt tỷ lệ thu lãi trên số lãiphải thu theo quy định; tỷ lệ NQH trong giới hạn cho phép Như vậy, có thể xácđịnh chất lượng hoạt động cho vay đầu tư của chính sách Tín dụng đầu tư thông quacác chỉ tiêu định tính như sau:

- Cho vay đúng đối tượng: Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của các

dự án sử dụng nguồn vốn chính sách nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu khuyếnkhích của Nhà nước Điều kiện này được quy định rất rõ trong Nghị định về TDĐTcủa Nhà nước và xuyên suốt các văn bản hướng dẫn hoạt động, chỉ tiêu này đượcxác định như sau:

Số lượng dự án được chấp thuận cho vay đúng đối tượng/Tổng số dự án chấpthuận cho vay

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w