Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu lực của một số loại phân bón lá đ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học
Khóa học : 2011 – 2015
Thái Nguyên - năm 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học
Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Nguyên
Thái Nguyên - năm 2015
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Cùng với phương châm “Học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là
một khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong trương trình đào tạo Là thời gian để mỗi sinh viên đã học tập nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố
và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
‘‘Đánh giá hiệu lực của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kinh doanh tại vùng chè xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” Trong suốt quá trình học tập và viết luận văn em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, anh chị, bạn bè và các cô chú nơi thực tập tốt nghiệp
Nhân dịp luận bản văn được hoàn thành, em muốn được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm, Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng các thầy cô giáo trong khoa đã dạy dỗ, quan tâm tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đặc biệt em
muốn được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới cô giáo ThS Vũ Thị
Nguyên người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này
Do điều kiện và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, mặc dù
đã rất cố gắng song bản luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bản luận văn tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Dương Văn Quân
Trang 4ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè
chính năm 2008-2012 8
Bảng 2.2: Tình hình sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè chính năm 2008-2012 9
Bảng 2.3: Diễn biến năng suất chè của thế giới và một số nước
trồng chè chính năm 2008-2012 10
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đến
chiều cao của nương chè 28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá
đến độ rộng tán chè 29
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá
đến độ dày tán chè 30
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến chiều dài búp của chè 32
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá 33
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến mật độ búp 34
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất cây chè 35
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ, tỷ lệ sâu bệnh hại chè 37
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá khác nhau đến tỷ lệ búp mù xòe và phẩm cấp chè nguyên liệu 40
Trang 5iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCTHCVN : Tổng công ty hóa chất Việt Nam
TCT : Tổng công ty
FAO : Tổ chức liên nông liên hợp quốc
AGROINFO : Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
PTNN : Phát triển nông thôn
Trang 6i
MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Nguồn gốc của cây chè 4
2.2 Sự phân bố của cây chè 4
2.3 Các vùng sản suất chè chủ yếu ở Việt Nam 5
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam 5
2.5 Những kết quả nghiên cứu về đất và phân bón cho
chè ở Việt Nam 13
2.6.Tình hình sản xuất phân bón lá trên thế giới và tại Việt Nam 16
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
3.1.1 Đối tượng 21
3.1.2 Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu 22
3.2 Nội dung nghiên cứu 22
3.3 Phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu 22
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 22
3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 24
Trang 7ii
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá
đến khả năng sinh trưởng của cây chè 27
4.1.1 Ảnh hưởng của phun các chế phẩm phân bón lá đến chiều cao cây chè 27
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến độ rộng tán của nương chè 29
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè 31
4.2.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến chiều dài búp (cm) 31
4.2.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến khối lượng búp (g/búp) 32
4.2.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến mật độ búp (búp/m2 ) 33
4.2.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá
đến năng suất chè (tạ/ha) 34
4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá
đến mức độ sâu hại chè 36
4.3.1 Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius) 36
4.3.2 Bọ cánh tơ (Physothrips setivetris Bagn) 37
4.3.3 Nhện đỏ (Metaletrannychus bioculatus Woods) 37
4.3.4 Bọ xít muỗi (Helopestis thevora W.) 38
4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá
phẩm cấp nguyên liệu chè 39
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Đề nghị 41
Trang 81
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao Sản xuất chè đã giải quyết nhu cầu cần nhiều lao động, góp phần thu hút lao động dư thừa và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là vùng trung du miền núi [3]
Tuy được đánh giá là một nước có ngành sản xuất chè phát triển nhanh với nhiều vùng chè đặc sản, sản phẩm chè Việt Nam được xuất khẩu sang 108 nước trên thế giới, nhưng năng suất chè Việt Nam lại thuộc nhóm thấp hơn năng suất chè thế giới, đặc biệt chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam thấp thị trường không ổn định Sản phẩm chè xuất khẩu hiện nay chủ yếu ở dạng chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình và thấp, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng tiềm năng của cây chè Việt Nam Câu hỏi mà ngành chè quan tâm nhất hiện nay là làm sao quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu chè của Việt Nam trên thị trường thế giới
Để trả lời câu hỏi đó, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về diện tích, sản lượng, áp dụng các quy trình thâm canh chè mới, giống mới thì việc sử dụng các loại phân bón mới, chất lượng cao vào sản xuất cần được chú
ý Hiện nay, hướng sử dụng các loại phân bón lá cung cấp các vi lượng thiết yếu, các amino acid kết hợp với các chủng vi sinh vật hữu hiệu đang được các nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới quan tâm và sử dụng Tại Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng phân bón lá chủ yếu thực hiện trên các cây ngắn ngày và chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất
Trang 92
Dưới sự hướng dẫn của Th.s Vũ Thị Nguyên – Trường ĐH Nông
Lâm, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu lực của một số loại
phân bón lá đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kinh doanh tại vùng chè xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”
1.2 Mục đích
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xác định được các chế phẩm phân bón lá thích hợp cho cây chè, nhằm đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng búp tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng Phổ Yên – Thái Nguyên
- Bổ sung cho quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè trong sản xuất tại Thái Nguyên
1.3 Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá, hướng phun đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng búp trên cây chè
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính khi sử dụng một số chế phẩm trên cây chè
1.4 Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng các loại phân bón lá thích hợp cho cây chè trên địa bàn Thái Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về cây chè ở địa phương
Trang 103
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ quan trọng góp phần xác định được các loại phân bón lá thích hợp trên cây chè cho năng suất, chất lượng cao và thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng Thái Nguyên
1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống chè Phúc Vân Tiên 6 tuổi trồng tại Phổ Yên – Thái Nguyên
Trang 114
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của cây chè cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau dựa trên những cơ sở về lịch sử, về khảo cổ học và về thực vật học, một số quan điểm được nhiều người công nhận là:
- Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc: Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu về cây chè cho rằng nguồn gốc cây chè là ở Trung Quốc (theo Daraeslia- 1989) [3]
- Cây chè có nguồn gốc ở Ấn Độ: Vào năm 1823, R.Bruce đã phát hiện
ra những cây chè dại, thân lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ) từ đó học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ [4]
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Năm 1976, Djemukhatze (Liên Xô) nghiên cứu về những cây chè cổ thụ Suối Giàng ( Yên Bái ), Mộc Sơn (Lạng Sơn) từ đó ông đã đưa ra học thuyết về ngồn gốc cây chè là bắt nguồn từ cây chè Shan ở Việt Nam [7]
Tuy có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè nhưng đều thống nhất rằng: Cây chè có nguồn gốc ở Châu Á nơi có khí hậu nóng và ẩm
2.2 Sự phân bố của cây chè
Phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu Nhưng kết quả nghiên cứu về cây chè đều kết luận rằng: Cây chè thích hợp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới Tuy nhiên cho đến nay cây chè được trồng trọt khắp 5 châu lục ( trên 60 nước ) nhờ những tiến bộ về khoa học kĩ thuật như chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác [7]
Sự phân bố của cây chè theo định hình và độ cao khác nhau đã tạo ra những vùng chè với những giống chè khác nhau và chất lượng cũng khác nhau
Trang 125
2.3 Các vùng sản suất chè chủ yếu ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính sau (phân bố các vùng chè ở Việt Nam- 1999):
- Vùng trung du miền núi 60.3%
Vì vậy việc nghiên cứu các loại phân bón lá có khả năng cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cho cây với giá thành rẻ có ý nghĩa quan trọng góp phần
tăng tổng sản lượng và chất lượng của chè
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
- Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng sớm nhất ở Trung Quốc, cách đây khoảng 5000 năm Cho đến năm 2000, đã có hơn 100 nước thuộc 5 Châu trồng và xuất khẩu chè Sản lượng chè thế giới năm 2000 đạt hơn 2,8 triệu tấn Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước trồng chè lớn nhất (chiếm hơn
nửa tổng sản lượng) và cũng là hai nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới [2]
Theo Chen-Zong-Mao (Trung Quốc) -1995, diện tích chè trên thế giới
ổn định trong vòng 15 năm qua, đạt khoảng 2,43 triệu ha, trong đó diện tích
Trang 13Hơn 10 năm gần đây, diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên không đáng kể Năm 1990 tổng diện tích là 2.500 nghìn ha Năm nước có diện tích trồng chè lớn nhất là: Trung Quốc, ấn Độ, Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ và Inđônesia chiếm75% và nếu kể thêm cả Kenya nữa thì 6 nước này chiếm tới 80% diện tích chè thế giới
Nước nhỏ nhất trong "Làng Chè" là Cameroon, chỉ trồng 1000 ha với mức độ tăng trưởng 3% năm Bên cạnh những nớc có mức độ tăng trưởng diện tích cao như Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Burundi (7,8%/năm) thì diện tích trồng chè ở một số nước cũng bị giảm đi như: Srilanka, Đài Loan và Nhật Bản
Diện tích trồng chè trên thế giới được phân bố như sau: Châu Á với 12 nước chiếm khoảng 92%, Châu Phi với 12 nước chiếm khoảng 4%, Nam Mỹ với
4 nước chiếm khoảng 2%, các nước còn lại chiếm khoảng 2%
Cây chè nguyên là một cây rừng mọc trong những điều kiện ẩm ướt, râm mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á Về nhu cầu ánh sáng, cây chè là cây trung tính trong giai đoạn cây con, lớn lên ưa sáng hoàn toàn Dưới bóng râm, là chè xanh đậm, lóng dài, búp non lâu, hàm lượng nước cao nhưng búp thưa, sản lượng thấp vì quang hợp yếu Ánh sáng tán xạ
ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ
Trang 147
Sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn ở vùng đồi núi cao là điều kiện để sản xuất chè có chất lượng cao trên thế giới [7] Nhiệt độ không khí thuận lợi cho sinh trưởng của chè là 22-280
C; búp chè sinh trưởng chậm ở 15-180C, dưới 100C mọc rất chậm Trên 300
C chè mọc chậm, trên 40 0C chè bị khô xém nắng lá non
Nước giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ chế biến Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh, là nguyên tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động sinh lý của cây chè Về nông nghiệp, nước quyết định sản lượng và chất lượng của chè; trong công nghiệp, nước là thành phần biến đổi nhiều trong các công đoạn héo, vò, lên men, sấy khô Hàm lượng nước trong chè biến động theo từng bộ phận, giống chè, biện pháp kỹ thuật và khí hậu thời tiết trong năm Nói chung, các tổ chức non có nhiều nước hơn các bộ phận già Mưa nhiều sản lượng chè cao nhưng chất lượng thấp
Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè trên thế giới là 1.500-2.000mm Độ ẩm tương đối không khí từ 80-85% có lợi cho sinh trưởng của cây chè
Theo FAO (2014) [10] thì tình hình sản xuất chè, tiêu thụ chè trên thế giới tính đến năm 2012 như sau:
Trang 15Thế giới 2.992.314 3.028.446 3.129.831 3.267.712 3.275.991
(Nguồn: Theo FAOStatistics Division, 2015)
Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích chè trên toàn thế giới năm 2012 tăng tương đối cao đạt 3.275.991ha, tăng 283.677ha, tăng 9,48% so với năm
2008 Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới với diện tích là 1.513.000ha, chiếm 46,2% diện tích trồng chè toàn thế giới
Ấn Độ là nước đứng thứ 2 về diện tích chè trên thế giới đạt 605.000ha, chiếm 18,46% so với diện tích trồng chè trên toàn thế giới Nhật Bản là nước có diện tích chè thấp nhất với 45.900ha Diện tích chè của Việt Nam năm 2012 là 115.964, chỉ chiếm 3,53% so với diện tích chè của toàn thế giới
Trang 16Thế giới 4.207.701 4.261.725 4.572.251 4.624.401 4.818.118
(Nguồn: Theo FAOStat Citasion 2014)
Sản lượng chè trung bình toàn thế giới năm 2012 đạt 4.818.118 tấn, tăng 11,45% so với 2008 Đứng đầu về sản lượng là là Trung Quốc với 1.714.902 tấn, chiếm 35,6% so với tổng sản lượng chè của toàn thế giới Sản lượng chè thấp nhất là Mianma với 32.000 tấn chiếm 0.66% tổng sản lượng chè thế giới Sản lượng chè Việt Nam tính đến năm 2012 đạt 216.900 tấn, chiếm 4.50% so với sản lượng tổng lượng chè thế giới
Trang 17(Nguồn: Theo FAOStat Citasion 2014)
Qua bảng 2.3 cho thấy số năng suất chè bình quân toàn thế giới năm
2012 đạt 14,707 tạ chè khô/ha, tăng 0.654 tạ/ha, tương đương với 4,59% so với năm 2008 Trong đó các nước đạt năng suất chè cao như Ấn Độ đạt 16.529 tạ/ha, Nhật Bản đạt 18,751 tạ/ha, cao nhất trên thế giới Thấp nhất là Mianma chỉ đạt 4.051 tạ/ha Việt Nam tính đến năm 2012 năng suất đạt 18.704
tạ chè khô/ha, tương ứng với 127,1% so với năng suất thế giới Năng suất Việt Nam cũng tương đối cao Đứng thứ 2 về năng xuất chỉ sau Nhật Bản
- Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình 16,89% Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
Trang 18Theo Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), năm 2009 nguồn cung chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của thời tiết xấu
đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè Như tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh Sản lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2008 Tình trạng tương tự cũng xảy ra Sri Lanka, khiến sản lượng chè của nước này năm 2009 được dự báo sẽ giảm so với năm 2008 [10]
Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 -
2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010 Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm [10] Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình
Trang 1912
Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt Như tại Nga (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 kg chè/người/năm [13]
Trong giai đoạn 2009-2010, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3% Tuy nhiên, mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ trong xu hướng suy giảm Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loại cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng [13]
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức Nông Lương Quốc tế, đến những năm cuối thế kỷ
20 đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều ngời uống chè Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người một năm trên toàn thế giới là 0,5kg/người/năm Những nước có mức tiêu dùng cao bình quân đầu người là Anh 2,87; Thổ Nhĩ Kỳ 2,72; Irac 2,51; Coet 2,23; Tuynidi 1,82; Ai Cập 1,44; Srilanka 1,41; ARập Xêut 1,4; Xyry 1,26; Australia 1,22; Nhật Bản 0,99; Pakistan 0,86; Nga 0,85 Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ có mức tiêu dùng bình quân trên đầu người thấp tương ứng 0,55kg; 0,3 kg và 0,45 kg nhưng dân số đông nên lại là những nước tiêu dùng lượng chè hàng năm rất lớn : Ấn
Độ 620-650 nghìn tấn; Trung Quốc 430-450 nghìn tấn; Mỹ 90-100 nghìn tấn Các nước Anh, Nga, Nhật, Pakistan cũng là những nước tiêu dùng chè mỗi năm từ 100-200 nghìn tấn, các nước Maroco, Đức, Pháp, Ba Lan, Iran, Irac,
Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ sức tiêu dùng hàng năm cũng từ 30-70 ngàn tấn [10]
Trang 2013
Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống
2.5 Những kết quả nghiên cứu về đất và phân bón cho chè ở Việt Nam
Năm 1969- 1979 với sự giúp đỡ của Viện thổ nhưỡng nông hóa, trại thí nghiệm chè Phú Hộ đã tiến hành làm thí nghiệm bón phân khoáng N,
P, K cho chè Kết quả được tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và các cộng tác viên [6] cho biết: bón N và nhất là bón Kali có tác dụng rất rõ đến việc làm tăng năng suất chè Bón lân năng suất ít chênh lệch so với đối chứng Bón kali
PHKCl của đất được tăng lên
Phân bón còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu chế biến (búp chè).Việc bón phân đạm đơn độc với lượng cao (100N đến 200N) cho chè
đã cho thấy, với lượng bón 100N làm giảm hàm lượng tanin tổng số 1,4% và 2,8% với lượng 200N Làm giảm lượng chất hòa tan tổng số là 0,6% với lượng bón 100N và 1% với lượng bón 200N Bón đạm đơn thuần năng suất tăng đến năm thứ 7 và từ năm thứ 8 thì giảm dần
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (1996) [2] lượng đạm bón tăng dẫn tới năng suất tăng nhưng hiệu suất sử dụng 1 kg N lại giảm Với lượng bón 100N, 1 kg N cho thu hoạch 9 kg chè búp, còn lượng bón 400N, 1 kg N cho thu hoạch 6 kg chè búp
Bón lượng đạm cao đã làm giảm hàm lượng tanin tổng số từ 1,3% đến 2,9%, làm giảm chất hòa tan từ 1% đến 3,1% nhưng lại làm tăng hàm lượng N tổng số trong búp chè (so với không bón phân)
Với những số liệu trên đã chứng tỏ bón đạm đơn độc với lượng cao
có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng búp chè Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng chè chế biến không cao
Trang 2114
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân khoáng cho chè còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn đất trồng chè rất nghèo dinh dưỡng, địa hình đa dạng và phức tạp, khả năng đầu tư phân bón thâm canh cho chè rất hạn chế, kết quả nghiên cứu chưa nhiều Sử dụng N:P:K mất cân đối, nhìn chung chú ý nhiều lượng bón N mà ít chú ý đến các nguyên tố khác, vì thế đã không phát huy được hiệu quả của bón phân, đặc biệt chất lượng nguyên liệu chè giảm Lượng bón phân vô cơ ở Việt Nam thấp hơn các nước Nhật Bản, Srilanka Do vậy việc nghiên cứu liều lượng, tỷ lệ bón của một số yếu tố phân bón cho chè là rất cần thiết trong thâm canh chè hiện nay
Thực tế cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu vế phân bón cho chè ở Việt Nam Theo kết quả thống kê của FAO mức đầu tư phân bón cho chè ở Việt Nam bình quân 200kg N, 50kg P2O5, 50kg K2O/ha Song theo hiệp hội phân bón quốc tế (IFA) mức phân bón khuyến nghị với chè kinh doanh là 90kg N, 240kg P2O5, 360kg K2O/ha Qua điều tra 1990 –
1994 ở Việt Nam lượng bón thực tế cho cây chè kinh doanh bình quân là
140 kg N, 80kg P2O5 và 40kg K2O/ha [8]
Bón đạm trên cơ sở cân đối với các yếu tố cơ bản khác hiệu lực phân bón cho chè, nêu rằng trên nền đạm 100 – 200 kg N/ha, kali 50kg K2O/ha hiệu lực phân lân không rõ với mức bón 50kg P2O5/ha Kết quả nghiên cứu về bón hàng năm 60 - 180kg P2O5/ha trên nền hữu cơ có đạm làm tăng năng suất chè 13,04 - 16,67% Đạm làm tăng khối lượng búp, tăng lượng nước và chất hòa tan, song làm giảm lượng tannin trong búp chè Kali làm tăng khối lượng búp, giảm lượng nước, tăng độ hòa tan và tăng lượng tanin đóng góp vào việc tăng phẩm chất búp chè rõ rệt [9]
Sử dụng phân bón không cân đối có thể dẫn đến thoái hóa đất và suy giẩm sức sản suất của cây Mục tiêu của sử dụng phân bón cân đối là tăng
Trang 22Bón lân làm tăng hiệu quả sử dụng đạm, tăng tổng sinh khối nhất là
hệ rễ và số lá đây là hai cơ quan đồng hoá chủ yếu của cây Việc bón đầy
đủ các yếu tố cho tăng năng suất chè cao nhất
Việc bón phân đạm đơn độc với lượng cao (100N đến 200N) cho chè tại trại nghiên cứu chè Phú Hộ đã cho thấy, với lượng bón 100N đã làm giảm hàm lượng tanin tổng số 1,4% và 2,8% với lượng 200N Làm giảm lượng chất hòa tan tổng số là 0,6% với lượng bón 100N và 1% với lượng bón 200N Bón đạm đơn thuần năng suất tăng đến năm thứ 7 và từ năm thứ
8 thì giảm dần [9]
Ở nước ta cây chè được trồng thuộc các vùng sinh thái khác nhau trên nhiều loại đất Do đó mức độ cung cấp các yếu tố dinh dưỡng từ đất cần thiết cho cây chè cũng rất khác nhau, thêm vào đó tập quán canh tác và điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng cũng rất khác nhau, nên việc nghiên cứu để có một chế độ bón phân thích hợp cho chè như tỷ lệ, liều lượng bón phối hợp chung cho các vùng là rất khó khăn
Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho chè còn chưa nhiều nhưng cũng đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như giải quyết nguồn phân hữu
Trang 2316
cơ, bảo vệ đất, chống xói mòn, sử dụng phân khoáng N, P, K bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho chè
2.6.Tình hình sản xuất phân bón lá trên thế giới và tại Việt Nam
Do giá thành phân bón hữu cơ hiện nay càng ngày càng tăng cao làm cho người nông dân không có đủ khả năng mua phân bón, mà nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng ngày càng cao Trước tình hình đó các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm cách nghiên cứu ra các loại phân bón có thể cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng mà giá lại rẻ
Đầu thế kỷ 20, các nước tiên tiến đã nghiên cứu và phát triển các loại phân bón lá, qua đó là loại phân bón hữu cơ được chiết xuất từ nguồn thủy, hải sản Loại phân bón này có nhiều ưu việt hơn hẳn các loại phân truyền thống [12]
Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế
kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000 thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trong các văn bản pháp quy của Nhà nước (Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các thông tư, quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT) Vai trò của phân bón lá ngày càng tăng do việc sử dụng lâu dài các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có bổ sung các chất
vi lượng, hơn nữa nhiều nguyên tố nhất là vi lượng dễ bị kết tủa khi thay đổi môi trường đất, rửa trôi nên việc đưa các nguyên tố này vào cây trồng thông qua lá là phương pháp hiệu quả Hầu hết phân bón lá cho hiệu lực nhanh, kinh
tế hơn bón vào đất do cây sử dụng đến 95% lượng dinh dưỡng bón vào, trong khi hệ số sử dụng phân bón tương tự khi bón vào đất chỉ đạt 45-50%, thậm chí thấp hơn Một trong những nguyên nhân cơ bản là cây trồng tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15-20 lần diện tích đất ở tán cây che phủ [9]
Trang 2417
Trong thời gian gần đây kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cây trồng
đã mang lại những bước nhảy vọt trong nông nghiệp Trong đó, có việc nghiên cứu sử dụng thành công các loại phân bón qua lá cho cây trồng
Ở Việt Nam chỉ sau một số năm đã có hàng loạt các sản phẩm ngoại nhập và các sản phẩm trong nước đã góp phần tăng năng suất, chất lượng nhiều cây trồng trong đó có cây chè
Mục đích của việc sử dụng phân bón lá [8]:
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phân bón đa lượng không thể cung cấp đủ
- Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡng qua đất bị ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất, hoặc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng đối kháng
- Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăng cường chức năng, nhất
là trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng (hình thành quả, củ, chỉ tiêu chất lượng )
- Hạn chế mất chất dinh dưỡng trong đất do bị cố định hoặc 1 Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và PTNT 2 Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) 3 Giám đốc Trung tâm Phân bón và dinh dưỡng cây trồng, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, VAAS 562 bị rửa trôi Một số nguyên tố dinh dưỡng thậm chí được khuyến cáo chỉ nên bón qua lá như bón sắt vào đất kiềm, bón các nguyên tố vi lượng Báo cáo này chủ yếu được rút ra từ kết quả dự án “Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam” năm 2006- 2007 do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện Do vậy, tính thời
sự của số liệu có thể không cao song các quy luật, hạn chế vẫn còn nguyên giá trị trong việc nâng cao năng lực quản lý loại sản phẩm rất đặc thù này Theo một số quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhiều loại phân bón lá được loại bỏ khỏi danh mục Do vậy, tính đến tháng 12 năm 2012 trong danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam có: tổng số: 7.711
Trang 25Trong 11 tỉnh/thành điều tra tại phía Bắc có 4 địa phương (Hải Phòng,
Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An) có cơ sở sản xuất phân bón lá, chiếm tỷ lệ 36,4% Tại phía Nam, trong số 15 tỉnh/thành điều tra, 12 tỉnh có các cơ sở sản xuất phân bón lá, chiếm tỷ lệ 80,0% Ba tỉnh/thành không có cơ sở sản xuất phân bón lá là: Đà Nẵng, Đắc Lắc và Khánh Hòa
Như vậy trên 26 tỉnh/thành theo thống kê có 70 doanh nghiệp sản xuất phân bón lá, dự án đã chọn 48 doanh nghiệp để điều tra chi tiết (chiếm 68,6%) Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón lá đều rất “ngại” cung cấp thông tin về doanh nghiệp của mình Những thông tin bắt buộc có liên quan đến quy định được phép hoạt động như: giấy phép hoạt động, quy mô nhà xưởng, kho bãi, hình thức hoạt động và loại công nghệ, tình trạng cơ khí hóa, môi trường, nhân lực và trình độ nghề nghiệp… thì cung cấp tương đối đầy đủ và cụ thể Trái lại, những thông tin như: loại phân bón lá sản xuất, sản lượng sản xuất, khối lượng tiêu thụ… thì cung cấp không được cụ thể và không đạt được theo yêu cầu điều tra
Trong phạm vi điều tra, 100% doanh nghiệp được cấp phép sản xuất và hầu hết các hoạt động (phía Bắc 100%, phía Nam 97,4%, trung bình của 26 tỉnh/thành là 97,9%) Đa số các doanh nghiệp phía Bắc có quy mô xưởng sản xuất nhỏ hơn 500m2
(chiếm 66,7%) Ngược lại phần lớn các doanh nghiệp phía Nam có quy mô xưởng sản xuất lớn hơn 1000 m2
(chiếm 73,7%)
Trang 2619
Trong 26 tỉnh/thành số doanh nghiệp trung bình có 570 quy mô nhà xưởng lớn hơn 1000 m2
chiếm 63,8 %, có quy mô nhà xưởng nhỏ hơn 500
m2 chiếm 34,0%, có quy mô nhà xưởng trong khoảng 500-1000m2 chiếm 2,2%
Về hình thức sản xuất, kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp tự sản xuất (88,9% ở phía Bắc và 76,3% ở phía Nam 76,3%, trung bình cả nước là 78,7%) Ở phía Nam, số lượng doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cao hơn, chiếm 23,7%; trong khi ở phía Bắc chỉ chiếm 11,1% (trung bình ở 26 tỉnh/thành là 21,3%)
Về công nghệ, phần lớn doanh nghiệp áp dụng công nghệ trong nước (88,9% ở phía Bắc và 73,7% ở phía Nam) Tính chung cả nước, tại 26 tỉnh/thành có 23,4% doanh nghiệp áp dụng công nghệ của nước ngoài
2.7 Số lƣợng và chủng loại phân bón lá sản xuất và tiêu thụ:
Các doanh nghiệp sản xuất 27 loại phân bón lá, trong đó dạng lỏng chiếm 44,4% (12 loại) và dạng rắn 55,6% (15 loại) Tất cả các loại phân bón
lá sản xuất ra đều được tiêu thụ trên thị trường Tại phía Nam, doanh nghiệp sản xuất 275 loại phân bón lá trong đó dạng lỏng chiếm 57,5% (158 loại) và dạng rắn 42,5% (117 loại) Tổng số loại phân bón lá sản xuất của 47 doanh nghiệp tại 26 tỉnh/thành là 302 loại, trong đó dạng lỏng chiếm 56,3% (170 loại) và dạng rắn 43,7% (132 loại) [11]
Các loại phân bón lá sản xuất ra tiêu thụ được đạt 84,1% và còn tới 15,9% không tiêu thụ được Nguyên nhân của tình trạng này chưa được làm
rõ Trong số các loại phân bón lá tiêu thụ được, dạng lỏng chiếm 56,7% (144 loại) và dạng rắn chiếm 43,3% (110 loại) Tất cả các loại phân bón lá được điều tra và lấy mẫu đều có trong danh mục phân bón của Bộ Nông nghiệp và PTNT
2.8 Hiện trạng sử dụng phân bón lá
Kết quả điều tra của dự án năm 2006-2007 cho thấy mỗi hộ gia đình nông dân phía Bắc sử dụng 4-5 loại phân bón lá, trong khi ở phía Nam tới 10
Trang 27* Nhận xét chung
Các công trình nghiên cứu về phân bón và đất trồng chè đã tập trung vào hướng nâng cao hàm lượng dinh dưỡng cho đất, bổ sung các nguyên
tố chính cần thiết cho cây chè N, P, K
Với mục tiêu bón phân cân đối và tỷ lệ thích hợp cho cây chè theo hướng nâng cao năng suất nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu chè và giảm chi phí phân bón cho 1 tấn sản phẩm (chè búp) Một yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành, đang được những nhà sản xuất chè quan tâm
Nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam còn rất ít và chưa có được sự thống nhất một mức cho một giống cụ thể ở một giai đoạn cụ thể
do đó cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về vấn
đề sử dụng phân bón cho chè để áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao
Việc khảo nghiệm một số loại phân bón lá cho chè kinh doanh tại xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là tiếp tục kế thừa những kết quả nghiên cứu trên và có ý nghĩa thiết thực trong sản xuất, kinh doanh chè hiện nay
Trang 2821
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng
- Phân bón lá Pomior
Thành phần: N: 10,75%, P2O5:5,5%,K20: 4,8%, CaO: 0,04% Trung vi lượng: Mg++
Đơn vị sản xuất và phân phối: Công ty TNHH Việt Thắng
Sản xuất và phân phối: Trung tâm giống cây trồng tỉnh Phú Thọ
- Phân bón lá VS - 01
Thành phần: N: 30%, P2O5:11%,K20: 11%, MgO: 1% Trung vi lượng: Cu:150ppm, Fe: 250ppm, Zn:150ppm, B:150ppm, Mn:500ppm, Mo:30ppm
Đơn vị sản xuất và phân phối: Công ty giống nông nghiệp Hà Nội
- Giống chè Phúc Vân Tiên
Giống chè Phúc Vân Tiên đang kinh doanh 6 tuổi, năng suất bình quân
10 tấn/ha/năm
Nguồn gốc: Nhập nội từ Đài Loan Được công nhận giống tạm thời năm
2003, công nhận giống cây trồng mới năm 2008 Đặc điểm: là giống chè lai, dạng thân bụi, mật độ cành dày, lá hình bầu dục, màu xanh, vàng bóng, thế ngang, răng cưa rõ và đều Cây sinh trưởng khỏe, mật độ búp dày Nhân giống bằng giâm hom có tỷ lệ sống cao, thích hợp cho chế biến chè xanh, chè Ô long
Trang 293.1.2 Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/5-29/12/2014
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Hồng Tiến-Phổ Yên-Thái Nguyên
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây chè
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của cây chè
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá đến mức
độ sâu hại chè
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè nguyên liệu
3.3 Phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu
Trang 3023
Công thức 1: Nền + nước lã (Đối chứng)
Công thức 2: Nền + VS-01
Công thức 3: Nền + Phân bón lá TB 25-10-10
Công thức 4: Nền + Phân bón lá Pomior
Nền gồm: 300N + 160P205 + 200 K20 + 10 tấn phân chuồng hoai mục
* Phương pháp phun phân bón lá:
+ Công thức 1: Đối chứng (nước lã)
Trang 3124
3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.3.2.1 Các chỉ tiêu hình thái và sinh trưởng
Chiều cao cây: Đo 2 lần/năm sau khi đốn và khi kết thúc thí nghiệm, đơn vị đo: cm Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 cây đại diện cho ô theo phương pháp chéo 3 điểm, đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng cao nhất, chiều cao cây tính theo trung bình của 3 cây lấy mẫu
Độ rộng tán: Đo 2 lần/năm sau sau khi đốn và khi kết thúc thí nghiệm, đơn vị đo: cm Mỗi ô thí nghiệm chọn 3 cây để đo đếm theo phương pháp chéo 3 điểm, đo vị trí rộng nhất của tán Độ rộng tán của 1 ô tính theo trung bình của 3 cây
Độ dày tán: Đo 2 lần/năm sau sau khi đốn và khi kết thúc thí nghiệm, đơn vị đo: cm Mỗi ô thí nghiệm chọn 3 cây để đo, đếm theo phương pháp chéo 3 điểm, đo từ mặt dưới lá đến phần cao nhất đến mặt trên của tán
chè Độ rộng tán của 1 ô tính theo trung bình của 3 cây
Chiều dài búp: Mỗi điểm theo dõi 30 búp, chọn các búp phát triển bình thường, theo dõi sinh trưởng búp trên cành chè, tiến hành đo chiều dài
từ nách lá thứ 3 đến gốc của tôm chè Khi đo chiều dài của búp thu hái đo
từ nách lá dưới cùng gần vết hái đến gốc của tôm chè
3.3.2.2 Các chỉ tiêu về năng suất
- Mật độ búp: Sử dụng khung 25x25 cm tiến hành đếm trên mỗi
ô thí nghiệm chọn 3 điểm theo dõi theo phương pháp đường chéo góc, đếm số búp trong khung
- Trọng lượng búp: Trên các ô thí nghiệm hái 100 búp ngẫu nhiên bảo quản riêng trong các túi nilon Cân 100 búp ngẫu nhiên 3 lần, tính trung bình 3 lần để được khối lượng bình quân 100 búp
- Năng suất búp (kg/lứa): Cân toàn bộ búp chè hái được, tính trung bình
năng suất 3 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi lứa hái ở mỗi công thức Quy ra đơn vị tạ/ha
Trang 3225
3.3.2.3 Các chỉ tiêu về phẩm cấp nguyên liệu
* Phân tích thành phần cơ giới búp: Dùng phương pháp xác định bấm, bẻ để xác định độ non già của búp chè, cân 200g mẫu (P) 3 lần Tiến hành bấm bẻ cả phần cuộng và phần phiến lá đến hết phần sơ gỗ, cân riêng phần có sơ gỗ (P1) và phần non (P2)
3.3.2.4 Các chỉ tiêu về sâu hại chè
* Mật độ rầy xanh (con/khay)
Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm điều tra 5 khay, dùng khay nhôm kích thước 20 x 25cm có tráng dầu hoả, để nghiêng 450 ở dìa tán, đập mạnh 3 đập rồi đếm rầy trong khay và tính trung bình con trên khay theo công thức:
Tổng số rầy xanh điều tra
Trang 3326
nhiên 20 búp (1 tôm 2-3 lá) cho vào túi ni lông đem về phòng đếm Mật
độ bọ cánh tơ được tính theo công thức:
Tổng số bọ cánh tơ Mật độ bọ cánh tơ (TB) =
*Mật độ Nhện đỏ (con/lá)
Tổng số bọ cánh tơ Tổng số búp điều tra
Mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 10 lá cho vào túi
ni lông đem về phòng đếm, đếm nhện đỏ dưới kính lúp
Mật độ nhện đỏ được tính theo công thức:
Tổng số nhện đỏ Mật độ nhện đỏ (TB) =
Trang 3427
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của cây chè
Chiều cao cây được quy định bởi bản chất di truyền của giống và chịu tác động của yếu tố kỹ thuật, trong đó yếu tố phân bón đóng vai trò quan trọng Chiều cao của cây chè sinh trưởng tốt chứng tỏ khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây chè tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Chiều rộng của tán chè là một chỉ tiêu có ảnh hưởng đến diện tích của tán chè, qua đó nó phản ánh mức độ rộng hẹp của không gian chứa búp Việc tăng chiều rộng tán sẽ làm cho diện tích bề mặt tán tăng, từ đó làm tăng mật độ và số lượng búp và là cơ sở cho năng suất cao
Mặt khác, tán rộng tạo ra không gian lớn tạo điều kiện cho búp chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khối lượng búp Mức tăng trưởng chiều cao cây, chiều rộng tán và độ dày tầng lá hợp lý sẽ dẫn tới số lượng mầm phân hóa nhiều, khối lượng búp lớn, là cơ sở cho năng suất cao Chiều cao cây và chiểu rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu cho thấy các công thức bón phân và hướng phun khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây, độ rộng tán và
độ dày tầng lá của cây chè
4.1.1 Ảnh hưởng của phun các chế phẩm phân bón lá đến chiều cao cây chè
Qua bảng 4.1 chúng ta thấy: Tại thời điểm ngay t r ư ớ c khi đốn, chiều cao cây chè của toàn bộ các công thức thí nghiệm đều không có sự sai khác so với công thức đối chứng
Trang 3528
Sau thí nghiệm chúng ta thấy chiều cao cây dao động từ 84,67 – 99,56cm, các loại phân bón lá đều cho chiều cao lớn hơn so với công thức đối chứng (84,67cm) Công thức pomior cho chiều cao cây trung bình cao nhất 99,56cm cao hơn so với đối chứng 11,8%, tiếp đó là công thức sử dụng phân bón lá TB25-10 đạt 94,55cm cao hơn so với công thức đối chứng 11,2% và công thức sử dụng phân bón lá VS-01 đạt 92,67cm cao hơn so với công thức đối chứng 10,9%
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đến chiều cao
của nương chè
(Đơn vị: cm)
Công thức Trước thí
nghiệm Sau thí nghiệm
Chiều cao cây tăng lên nước lã
Trang 3629
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến độ rộng tán của nương chè
Qua bảng số liệu 4.2 cho ta thấy trước thí nghiệm độ rộng tán của chè trung bình dao động từ 63,67 – 72,44cm và các cây tham gia thí nghiệm đều có độ rộng tán tương đương nhau và không sai khác so với công thức đối chứng
Kết quả cho thấy các chế phẩm phân bón lá có ảnh hưởng đến sinh trưởng của độ rộng tán cây chè
có độ rộng tán lớn nhất đạt 102cm, rộng hơn 11,89cm so với công thưc đối chứng (90,11cm), tiếp đến là công thức TB 25-10 có độ rộng tán là 91,33cm cao hơn so với công thức đối chứng là 1,22cm và cuối cùng là công thức VS-
01 có độ rộng tán là 83,22cm thấp hơn so với công thức đối chứng
Trang 3730
4.1.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá đến độ dày tán chè
Cây chè có khung tán dày và rộng sẽ tạo không gian thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của búp chè Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau đến độ dày tán cho ta bảng
Sau thí nghiệm, độ dày tán cây tham gia thí nghiệm dao động từ 60,61 – 74,89cm Công thức sử dụng phân bón lá Pomior có độ dày tán lớn nhất đạt 74,89cm, cao hơn 14,28cm so với công thức đối chứng (60,61cm) Tiếp đó là công thức sử dụng phân bón lá TB25-10 có độ dày tán đạt 68,78cm, cao hơn 8,17cm so với công thức đối chứng Công thức sử dụng phân bón lá VS-01 có
độ dày tán đạt 66,22cm cao hơn 5,61cm so với công thức đối chứng