2 Phần 1 – Chương 1 – Bài 10 Nguyễn Quốc Việt Tuần 4 Ngày soạn 05/9/2008 Tiết 7 Ngày dạy 11/9/2008 I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Hiểu được vai trò của giống cây trồng tốt Biết được các tiêu chí của giống cây trồng tốt Biết được các phương pháp chọn lọc giống cây trồng tốt Có thái độ ham thích lao động, biết bảo vệ, chăm sóc tốt các giống cây trồng quý tại địa phương II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Phóng to các hình 11,12,13,14.SGK, câu hỏi thảo luận, các bảng phụ cần thiết 2.Học sinh Học thuộc bài 9 Nghiên cứu trước bài 10 III.Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (7’) a. Khi trồng cây, nên bón phân vào lúc nào? Nêu tên gọi và tác dụng của từng cách bón đó. b. Căn cứ vào hình thức bón có những cách bón phân nào? Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp đó? c. Nêu cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường? 3. Giới thiệu bài mới (3’) Muốn trồng cây đạt năng suất và chất lượng cao thì nhất thiết cần phải có một giống tốt. Một giống cây trồng tốt sẽ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với Bài 10 VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG Bài 10 VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 2 Phần 1 – Chương 1 – Bài 10 Nguyễn Quốc Việt người làm vườn. Cách để chọn tạo ra được một giống cây trồng tốt phải tiến hành ra sao, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ. 4. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ I.Vai trò của giống cây trồng Giống cây trồng tốt có tác dụng : -Tăng chất lượng sản phẩm -Tăng năng suất -Tăng vụ -Thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng. HĐ1. Tìm hiểu về vai trò của giống cây trồng Nêu vấn đề: trước đây cây lúa cho gạo ăn không thơm, không dẻo có năng suất 5 tấn/ha. Hiện nay có nhiều giống lúa mới cho gạo ăn thơm, hạt dẻo, năng suất đến 10 tấn/ha. CH: Giống có vai trò như thế nào trong trồng trọt Treo hình vẽ 11 lên bảng và giới thiệu hình 11b. cho ta thấy giống lúa cũ chỉ có hai vụ: vụ chiêm và vụ mùa trong năm, thay bằng giống lúa mới ngắn ngày đã cho 3 vụ trong năm. Giới thiệu:vụ chiêm và và vụ mùa chỉ vụ lúa chứ không phải là vụ hoa màu. CH: Hình 11b. còn cho thấy giống mới còn có vai trò nào trong trồng trọt? CH: Quan sát hình 11c. em thấy giống còn có vai trò nào nữa trong trồng trọt? CH: Tóm lại, em hãy nêu vai trò của giống cây trồng tốt trong trồng trọt Qua phần trình bày của HS, GV tóm lại ghi nội dung bài học. TL: Giống mới, tốt sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao. TL: Tăng thêm số vụ gieo trồng trong năm vì thời gian gieo trồng mỗi vụ ngắn hơn. TL: Thay đổi cơ cấu cây trồng. 7’ II.Tiêu chí của giống cây trồng tốt Sinh trưởng HĐ2. Tìm hiểu về các tiêu chí của giống cây trồng tốt Yêu cầu học sinh lấy vở bài tập, hoàn thành bài tập II Thảo luận trong 4’ và hoàn thành vào vở bài tập. 2 Phần 1 – Chương 1 – Bài 10 Nguyễn Quốc Việt tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. Có chất lượng tốt. Có năng suất cao và ổn định Chống chịu được sâu bệnh. trang 20. Yêu cầu đại diện một nhóm đứng lên trả lời, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung. Câu hỏi nâng cao: Tại sao đòi hỏi giống phải có năng suất cao và ổn định? Tiểu kết , yêu cầu học sinh đọc lại các tiêu chí đúng và tự ghi vào tập. Đáp án: ý 1,3,4,5. TL: Nếu năng suất cao nhưng không ổn định sẽ không có được kết quả gieo trồng như ý muốn, không ai muốn trồng cùng một giống nhưng kết quả lại chênh lệch. 13’ III.Phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Phương pháp chọn lọc - Phương pháp lai - Phương pháp gây đột biến - Phương pháp nuôi cấy mô HĐ3. Tìm hiểu về các phương pháp chọn tạo giống cây trồng Đặt vấn đề.Chúng ta chắc chắn đã từng trồng một vài loại cây trồng nào đó rồi, nhưng giống cây trồng tốt từ đâu ra, do con người chọn tạo như thế nào, bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp chọn tạo sau đây. Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để làm rõ các vấn đề sau: CH: Phương pháp chọn lọc giống có đặc điểm cơ bản như thế nào? CH: Phương pháp lai có đặc điểm cơ bản nào? CH: Phương pháp gây đột biến có đặc điểm cơ bản như thế nào? Quan sát bảng sau TL: Từ giống khởi đầu, chọn cây có hạt tốt, lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so sánh vụ giống khởi đầu và giống địa phương, nếu hơn về các tiêu chí của giống cây trồng, nhân tố đó cho sản xuất làm giống mới. TL: Lấy phấn của cây làm bố thụ phấn cho nhuỵ của cây làm mẹ, lấy hạt ở cây làm mẹ gieo trồng và chọn lọc sẽ được giống mới. TL: Sử dụng tác nhân vật lý, hoá học, xử lý bộ phận non của cây như mầm hạt, mầm cây, nụ hoa, hạt phấn … tạo ra đột biến, dùng các bộ phận đã gây đột biến, hoặc hạt ở cây đột biến để tạo ra cây đột biến từ đó Phương pháp Đặc điểm Chọn lọc Lai Gây đột biến Nuôi cấy mô 2 Phần 1 – Chương 1 – Bài 10 Nguyễn Quốc Việt CH: Phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm gì? Tiểu kết : Tóm lại, có những phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào? Ghi nội dung bài qua các phương pháp HS trả lời tạo ra giống mới. TL: Lấy mô hay tế bào sống nuôi cấy trong môi trương thanh trùng, đem trồng cây mới hình thành từ mô hay tế bào, sau đó chọn lọc. IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (4’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau 1. Học sinh đọc “Ghi nhớ” 2. Đúng hay Sai a. Tăng thêm vụ trong năm là nhờ giống ngắn ngày b. Phải tích cực chăm bón mới tăng thêm vụ trong năm c. Muốn có nông sản chất lượng tốt phải tạo được giống mới d. Tạo giống mới là biện pháp duy nhất có thể đưa nâng cao năng suất cây trồng. e. Chọn lọc là phương pháp tạo giống mới. 3. Điền vào chỗ trống từ thích hợp +Giống cây trồng có vai trò lớn trong sản xuất như ………………… +Để đánh giá một giống cây trồng tốt người ta dựa vào ……………. +Bằng các phương pháp ………………người ta đã tạo được nhiều loại giống cây trồng tốt +Lấy hạt của cây trồng tốt trong quần thể đem giao ở vụ sau và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương là phương pháp ……………… B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 3. Nghiên cứu trước bài Rút kinh nghiệm