1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 40_Quần xã sinh vật

5 861 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần phải + Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho VD + Biết được một số đặc trưng cơ bản của quần xã + Thấy được mối quan hệ giữa

Trang 1

§40 QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

I/ MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần phải

+ Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho VD + Biết được một số đặc trưng cơ bản của quần xã + Thấy được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

- Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh

- Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết

II/ CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo

2) Học sinh: Xem trước bài 40, xem lại kiến thức về các dạng quan hệ giữa các loài sinh vật

III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1) Ổn định lớp: Kiểm diện (1’)

2) Kiểm tra bài cũ: 4’

- Thế nào là biến động số lượng cá thể của QT ? Có mấy dạng ? Nêu nguyên nhân của sự biến động

- Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật ? Cho ví dụ ?

3) Bài mới:

7’ VD: Trong 1 thửa ruộng

Lúa

Sâu Ốc

I/ Khái niệm về quần xã sinh vật:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định  Quần xã có cấu trúc TUẦN:

TIẾT:

Trang 2

TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG GHI

18’

 Vậy thế nào là quần xã sinh vật ?

Hỏi: Hãy cho VD về quần xã khác

Hỏi: Đặc trừng về thành phần loài

trong quần xã thể hiện qua đâu ?

Hỏi: Số lượng loài và số lượng cá thể

của mỗi loài nói lên điều gì ?

VD: Trong ao nuôi cá tra gồm cá tra,

cá sặc, cá lóc … loài có số lượng nhiều

là cá tra  loài ưu thế

Hỏi: Thế nào là loài ưu thế ?

Cho ví dụ?

Hỏi: Ở những ngọn đồi của tỉnh Lâm

Đồng (VD: Đà Lạt) có loại cây nào đặc

trưng ? Tại sao ?

Hỏi: Thế nào là loài đặc trưng ?

Hỏi: Quan sát hình 40.2 và mô tả sự

phân tầng của thực vật trong rừng mưa

nhiệt đới

Hỏi: Từ nguồn đất ven bờ biển 

ngập nước ven bờ  vùng khơi xa thì

Đáp: Nêu khái niệm Đáp: Quần xã ao, quần xã rừng …

Đáp: Số lượng loài, số lượng cá thể của loài, loài ưu thế và loài đặc trưng

Đáp: Mức độ đa dạng của quần xã, sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã

Đáp: Nêu khái niệm Trong ruộng trồng lúa thì lúa là lòai ưu thế

Đáp: Cây thông Vì ở nước ta chỉ có vùng này là có thông nhiều

Đáp: Nêu khái niệm Đáp: Quan sát và mô tả Đáp: Có sự khác nhau ở mỗi vùng

Xã thích nghi với môi trường sống của chúng

II/ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ:

1/ Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:

Thể hiện qua:

* Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã

* Loài ưu thế và loài đặc trưng:

- Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh

- Loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã

2/ Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:

- Phân bố theo chiều thẳng đứng VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới

- Phân bố theo chiều ngang VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi 

2

Trang 3

TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG GHI

11’

sự phân bố của sinh vật như thế nào ?

Hỏi: Sự phân bố các cá thể trong

không gian của quần xã diễn ra theo

những chiều nào ?

Hỏi: Sự phân bố các cá thể trong

không gian của quần xã có ý nghĩa gì ?

PP: GV phát phiếu học tập cho học

sinh thảo luận theo mẫu bảng 40 SGK

Sau khi học sinh báo cáo giáo viên

thống nhất lại

VD: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân 

hiện tượng khống chế sinh học

Hỏi: Thế nào là khống chế sinh học ?

Đáp: Chiều thẳng đứng và chiều ngang

Đáp: Giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường

HS: Thảo luận  điền vào phiếu học tập

 báo cáo HS: Về nhà học bảng 40 SGK

Đáp: Nêu khái niệm

Sườn núi  chân núi + Từ đất ven bờ biển  vùng ngập nước ven bờ  vùng khơi xa

III/ QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT:

1/ Các mối quan hệ sinh thái: Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng

- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại ho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác

- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại bị hạ, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác

2/ Hiện tượng khống chế sinh học:

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã

Trang 4

4/ Củng cố: 4’

- Trả lời câu hỏi SGK trang 180

- Hoặc dùng một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong quần xã rừng U Minh, loài đặc trưng là:

a Rắn b Chim c Cây Tràm d Cá

Câu 2: Trong quần xã ao nuôi cá tra, loài ưu thế là loài:

a Cá Lóc b Cá Tra c Cá Sặc d a, b, c đúng

Câu 3: Vi khuẩn lam và nốt sần rễ cây họ đậu là quan hệ:

a Hợp tác b Hội sinh c Cộng sinh d Cạnh tranh

Câu 4: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới là:

a Đặc trưng về số lượng loài b Đặc trưng về thành phần loài

c Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã d Đặc trung về mối quan hệ sinh thái câu 5: Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa:

a Giảm sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống b Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống

c Giảm sự cạnh tranh d Bảo vệ các loài động vật

5/ Dặn dò: (1’)

Về nhà đọc trước bài 41 và tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về diễn thế sinh thái

4

Ngày đăng: 14/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w