- Mô tả được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.. Quan hệ Đặc điểm Ví dụQuan hệ đối kháng Kí sinh Ức chế- Cảm nhiễm Sinh vật này ăn sin
Trang 1Chương II QUẦN XÃ SINH VẬT Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Xác định được bản chất khái niệm quần xã sinh vật, qua đó xác định được các yếu tố cấu trúc nên quần xã sinh vật
- Giải thích được nguyên nhân làm cho quần xã có cấu trúc động
- Mô tả được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó
- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ
đó
- Xác định được trạng thái cân bằng sinh thái trong quần xã thông qua hiện tượng khống chế sinh học và ứng dụng của nó trong thực tiễn bảo vệ môi trường
2 Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
- Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, đọc sách giáo khoa
3 Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu đa phương tiện
- Các PHT
Hãy nêu đặc điểm chung và cho ví dụ về quan hệ giữa các loài trong quần xã
Trang 2Quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Quan hệ đối kháng
Kí sinh
Ức chế- Cảm nhiễm Sinh vật này ăn sinh vật khác
Đáp án PHT
Quan hệ đối kháng
Kí sinh Là quan hệ 1 loài sinh vật sống nhờ trên cơ
thể sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó
Sán lá kí sinh trong gan của động vật ; Dây tơ hồng sống kí sinh trên thân cây gỗ
Ức chế- Cảm nhiễm Là mối quan hệ mà một loài sinh vật trong
quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá
và chim; Cây tỏi tiết chất kháng sinh gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh
Sinh vật này ăn sinh vật khác Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn Bò ăn cỏ ; hổ ăn thịt thỏ; cây
nắp ấm bắt ruồi
- Các file ảnh tĩnh
+ Tranh 1: Sơ đồ mô tả cấu trúc của quần xã
+ Tranh 2: Một số quần xã sinh vật
+ Tranh 3: Rừng nhiệt đới, Sa mạc
+ Tranh 4: Sơ đồ mô tả ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên mức đa dạng của loài
+ Tranh 5: Một số quần thể đặc trưng
+ Tranh 6: Các tầng trong ao nuôi cá
Trang 3+ Tranh 7: Các tầng trong rừng mưa nhiệt đới.
+ Tranh 8: Phân bố theo chiều ngang ở đại dương
+ Tranh 9 : Sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng
+ Tranh 10: Cộng sinh giữa kiến và cây kiến
+ Tranh 11: Cộng sinh giữa hảiquỳ và cua
+ Tranh 12: Hợp tác giữa chim mỏ đỏ và linh dương
+ Tranh 13: Hợp tác giữa lươn biển và cá nhỏ
+ Tranh 14: Một số cây sống bì sinh vào cây thân gỗ
+ Tranh 15: Cá ép sống bám trên cá lớn
+ Tranh 16: Ong kí sinh diệt bọ dừa
+ Tranh 17: Rận Aphalare itudon hút nhựa cây chút chít Nhật bản
- Các file ảnh động
+ Phim 1: Quần xã thảo nguyên Kaibab
+ Phim 2: Quan hệ hợp tác giữa chim và tê giác
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- PPTQ kết hợp vấn đáp tìm tòi
- PP tổ chức hoạt động nhóm
IV HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)
2.Giảng bài mới:
Hoạt động 1
Trang 4Tên hoạt động : Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa
- Phân biệt được quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
Thời gian :10 phút
- Chiếu phim 1.Yêu cầu HS thảo luận
nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1 Liệt kê các loài sinh vật sống trên
thảo nguyên Kaibab?
2 Dự đoán thứ tự xuất hiện các loài
sinh vật trên thảo nguyên Kaibab? Liệu
có thể thay đổi thứ tự xuất hiện đó được
không?
3 Khoanh tròn vào các chữ cái chỉ các
mối quan hệ giữa các loài sinh vật trên
thảo nguyên Kaibab?
a Quan hệ về nơi ở
b Quan hệ về dinh dưỡng
- Xem phim và dựa vào kiến thức thực tế thiên nhiên thảo luận nhóm trả lời:
1 Cỏ, hươu, hổ, linh cẩu, sư tử, kền kền
2 Thứ tự xuất hiện: cỏ hươu hổ, linh cẩu, sư
tử kền kền Không thể thay đổi thứ tự xuất hiện vì cỏ là thức ăn của hươu ;không có cỏ thì hươu không xuất hiện Hươu không xuất hiện thì
hổ, linh cẩu , sư tử cũng không xuất hiện vì hươu
là thức ăn của chúng Kền kền ăn xác chết động vật xuất hiện sau cùng
3 Đáp án: a và b
I.Khái niệm quần xã sinh vật
Trang 5c Quan hệ về sinh sản.
4 Điều gì sẽ xảy ra nếu cỏ hoặc hươu
rừng hoặc hổ hoặc linh cẩu bị tiêu diệt
hết?
- Chiếu tranh 1 dẫn dắt và đặt câu hỏi:
Thế nào là quần xã ? Lấy ví dụ?
- Chiếu tranh 2 minh họa
- Củng cố: Chỉ ra dấu hiệu đặc trưng
nhất giúp phân biệt quần thể và quần xã
sinh vật
Dấu hiệu phân biệt QTSV QXSV
Yếu tố cấu trúc
4.+ Nếu cỏ bị tiêu diệt hết hươu bị chết đói hổ, linh cẩu bị chết đói
+ Nếu hươu bị tiêu diệt hết hổ, linh cẩu bị chết đói, cỏ phát triển mạnh
+ Nếu hổ hoặc linh cẩu bị tiêu diệt hết hươu phát triển mạnh
- Quan sát tranh1 kết hợp kiến thức đã phân tích ở trên trả lời:
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian gọi
là sinh cảnh) và thời gian nhất định Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn
bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
- Ví dụ:
+ Quần xã rừng mưa nhiệt đới + Quần xã cây ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
+ Quần xã sinh vật trên núi đá vôi đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình
Trang 6Mối quan hệ sinh
thái đặc trưng
Hoạt động 2 Tên hoạt động : Tìm hiểu về một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Mục tiêu:
- Mô tả được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó
- Phân biệt được quần thể ưu thế với quần thể đặc trưng
- Xác định được tính chất phân bố về mặt không gian của quần xã và nêu được các ý nghĩa thực tiễn
Thời gian :15 phút
- Cho học sinh nghiên cứu mục
II.1 và lần lượt đặt các câu hỏi:
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể
trong quần xã có bằng nhau không?
Vì sao?
-GV: Đó là độ đa dạng của quần xã:
Thế nào là độ đa dạng của quần xã?
- Chiếu tranh 3 và đặt câu hỏi: Vì sao
số lượng loài của quần xã sinh vật ở
rừng nhiệt đới lại nhiều hơn so với
quần xã ở sa mạc?
- Nghiên cứu thông tin mục II.1 SGK
- Không bằng nhau do chọn lọc
tự nhiên
- Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá
ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài
II Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1 Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
- Độ đa dạng loài là mức độ phong phú về thành phần loài trong quần xã
Trang 7- Chiếu tranh 4: Độ đa dạng của quần
xã chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
nào?
- Dựa vào vai trò số lượng của
các nhóm loài, quần xã có loài ưu
thế, loài đặc trưng Thế nào là loài ưu
thế, loài đặc trưng chúng ta xét các ví
dụ sau:
- Ví dụ 1: Trong quần xã ao nuôi cá tra
gồm cá tra, cá sặc, cá lóc Cá có số
lượng nhiều nhất là cá tra Người ta
gọi quần thể cá tra là quần thể ưu
thế.Vậy:
+ Thế nào là quần ưu thế?
+ Cho ví dụ?
- Ví dụ 2: chiếu tranh 5 Đó là
những quần thể đặc trưng Vậy, thế
hơn
- Bởi các nhân tố vô sinh của môi trường và các nhân tố hữu sinh như cạnh tranh giữa các loài , mối quan hệ con mồi-vật chủ…
- Quần thể ưu thế : Là những quần thể đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, độ lớn hoặc do tính chất hoạt động chi phối các loài khác trong quần xã
Ví dụ: Trong quần xã đồng cỏ thì động vật nhai lại, sâu gai, cỏ lồng vực là những quần thể chiếm ưu thế
- Quần thể đặc trưng: Là những quần thể ưu thế và tiêu biểu nhất, có độ nhiều cao hơn các quần thể khác
Trang 8nào là quần thể đặc trưng?
- Trong quần xã đồng cỏ, quần
thể nào là quần thể đặc trưng ?
- Đặt vấn đề: Không gian là nơi
chứa đựng và phân bố các nguồn
sống cho các loài Mỗi loài lại có nhu
cầu sống khác nhau Bởi vậy chúng
đã cư trú ở những phần khác nhau
trong sinh cảnh để tạo nên các kiểu
cấu trúc không gian của quần xã Có
2 kiểu cấu trúc: Cấu trúc theo mặt
phẳng ngang và cấu trúc theo chiều
thẳng đứng (sự phân tầng)
- Chiếu tranh 6, tranh 7 và đặt
câu hỏi: :Trong quần xã ao nuôi cá
và quần xã rừng nhiệt đới được phân
chia thành những tầng nào?
- Chiếu tranh 8: Theo chiều
ngang, cấu trúc quần xã đại dương
- Dựa trên kiến thức bài 35 trả lời: Quần xã rừng nhiệt đới qồm 5 tầng quần xã ao nuôi cá qồm 3 tầng
- Quan sát tranh trả lời: Vùng gần bờ và vùng xa bờ
trong quần xã
Ví dụ : Trong quần xã đồng cỏ thì sâu gai, cỏ lồng vực …
là những quần thể đặc trưng
2 Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã
- Phân bố thẳng đứng: sự phân bố thẳng đứng của
quần xã chính là sự phân tầng của sinh vật
Ví dụ: Sự phân tầng của rừng mưa nhiệt đới; Sự phân tầng của ao nuôi cá
- Phân bố ngang : Theo chiều ngang cấu trúc quần
xã được đặc trưng bởi sự phân bố của các loài sinh vật
Trang 9được phân bố như thế nào?
- - Chiếu tranh 9 và đặt câu hỏi:
Sự phân tầng của thực vật có ảnh
hưởng đến động vật không?
- Vì sao lại có sự phân bố cá thể các
loài trong không gian?
- Sự phân bố các cá thể trong
không gian của quần xã có ý nghĩa
gì ?
- Trong sản xuất con người vận dụng
các đặc trưng của quần xã như thế
-Quan sát tranh, trả lời: Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng: nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán cây cao; khỉ, vượn ,sóc…
sống leo trèo trên cành cây; trong khi
đó nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất
- Do sự phân bố không đồng đều của các nhân tố sinh thái của môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm, thức ăn…)
- Giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn sống của môi trường
theo chiều ngang tạo thành các vành đai đồng tâm
Ví dụ : Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi ; hoặc sinh vật phân bố từ vùng đất ven bờ tới vùng ngập nước ven bờ và vùng khơi xa
Trang 10nào và mang lại lợi ích gì?
Hoạt động 3 Tên hoạt động : Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ
đó
- Xác định được trạng thái cân bằng sinh thái trong quần xã thông qua hiện tượng khống chế sinh học và ứng dụng của nó trong thực tiễn bảo vệ môi trường
Thời gian :15 phút
- Chiếu tranh 10, 11 và đặt câu hỏi:
Thế nào là quan hệ cộng sinh ? Lấy một
số ví dụ mà em biết?
- Chiếu phim 2 và tranh 12,
tranh13.Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Chim và tê giác có quan hệ với nhau như
thế nào?
+ Thế nào là quan hệ hợp tác?
- HS quan sát tranh kết hợp kiến thức thực tế trả lời:
III Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
1 Các mối quan hệ hỗ trợ
a.Cộng sinh
- Ví dụ : cộng sinh giữa kiến và cây kiến; cộng sinh giữa hai quỳ và cua
- Là quan hệ sống chung bắt buộc giữa 2 hay nhiều loài trong đó tất cả đều có lợi
b. Hợp tác
- Ví dụ: Hợp tác giữa chim mỏ đỏ và linh dương; hợp tác giữa lươn biển và cá nhỏ
- Là quan hệ sống chung không bắt buộc giữa 2 loài, cả 2 cùng có lợi
Trang 11- GV chiếu tranh 14, tranh 15 yêu cầu
học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là quan
hệ hội sinh ? Lấy một số ví dụ mà em biết?
- Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh
nghiên cứu SGK hoàn thành trong 2 phút
- GV đưa ra ví dụ ( tranh 16, 17) , phân tích
và vấn đáp: Thế nào là hiện tượng khống
chế sinh học?
- Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh
học trong tự nhiên và trong sản xuất?
- Thảo luận, đại diện nhóm trình bày (Đáp án PHT)
- Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại ; Tránh gây ô nhiễm môi trường
c. Hội sinh
- Ví dụ: Hội sinh giữa các cây phong lan bám trên cây thân gỗ; cá ép sống bám trên cá lớn
- Là mối quan hệ giữa 2 loài trong đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi
và cũng không bị hại
2 Các mối quan hệ đối địch
( Đáp án PHT)
3 Hiện tượng khống chế sinh học
- Ví dụ : Sử dụng ong kí sinh biệt bọ dừa; sử dụng rận để diệt cỏ dại ; sử dụng rệp xám để hạn chế
số lượng cây xương rồng
- Hiện tượng khống chế sinh học : Là hiện tượng
số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã
- Ý nghĩa: Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại trong sản xuất và đời sống
V KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Trang 12(Thời gian :15 phút )
Câu 1 Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi , có loài bị hại Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho đến hết các mối
quan hệ theo nguyên tắc sau đây:
- Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước
- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau
Câu 2 Muốn trong 1 ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào?
VI DẶN DÒ
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đọc trước bài 41: Diễn thế sinh thái