1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)

92 1,3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm dạ dày mạn là một bệnh thường gặp. Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn chiếm 31-65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên. Bệnh lý này thường tiến triển âm thầm từ viêm dạ dày đến viêm teo tuyến, dị sản rồi loạn sản, và cuối cùng là ung thư biểu mô tuyến [23]. Vi khuẩn Helicobacter pylori đã được thừa nhận là một nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày mạn, loét dạ dày, u MALT và ung thư dạ dày [38]. Trong đó viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư dạ dày. Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer) xếp Helicobacter pylori là tác nhân gây ung thư type 1. Vì vậy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là cần thiết nhằm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày [31]. Năm 1993 một liệu pháp ba thuốc có hiệu quả cao- gồm Omeprazole, Tinidazole và Clarithromycin lần đầu tiên được báo cáo. Ở Châu Á, một báo cáo tổng kết của tác giả Makoto Sasaki và cộng sự tại Nhật Bản năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori khi dùng phác đồ chuẩn trong vòng 12 năm (1997-2008) giảm một cách rõ rệt từ 90,6% đến 80,2%, tiếp tục xuống 76,0% đến 74,8%, tỷ lệ nghịch với kháng thuốc Clarithromycin nguyên phát ngày càng tăng từ 8,7% đến 23,5%, tiếp tục tăng 26,7% đến 34,5% [47]. Sau phác đồ ba thuốc chuẩn, nhiều phác đồ mới ra đời như phác đồ 4 thuốc chứa Bismuth, phác đồ nối tiếp, phác đồ đồng thời. Nhưng việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Phác đồ nối tiếp được Maastricht IV năm 2012 công nhận là một trong ba phác đồ đầu tay trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở vùng kháng Clarithromycin cao, trong đó có Việt Nam [57]. Ban đầu các nghiên cứu tại Châu Âu và Châu Á chứng tỏ phác đồ này có hiệu quả tiệt trừ > 90%, 89% ở Italy [73] và 95,2% ở Hồng Kông [44]. Gần đây phác đồ này kém hiệu quả ở một số nước như ở Mỹ La Tinh (76,5%) [28] . Trước tình trạng gia tăng tỷ lệ kháng Clarithromycin, một số tác giả đưa ra phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin với 5 ngày đầu phối hợp thuốc ức chế bơm proton và Amoxyciline; 5 ngày sau phối hợp một ức chế bơm proton, Levofloxacin và Tinidazole. Kết quả ban đầu cho thấy phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin hiệu quả hơn so với phác đồ nối tiếp chứa Clarithromycin và phác đồ ba thuốc chuẩn, và có thể được sử dụng làm phác đồ đầu tiên, đặc biệt ở vùng có tỷ lệ Helicobacter pylori kháng Clarithromycin > 15% [58], [61]. Trong khi đó ở nước ta vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của phác đồ này. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính” với hai mục tiêu: 1.Khảo sát tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin (RA-RLT)10 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính và một số tác dụng phụ của phác đồ này. 2.Đánh giá hiệu quả của phác đồ này về mặt lâm sàng, nội soi và hoạt độ viêm trên mô bệnh học.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN PHAN HỒNG NGỌC NGHI£N CøU HIÖU QU¶ §IÒU TRÞ CñA PH¸C §å NèI TIÕP Cã CHøA LEVOFLOXACIN ë BÖNH NH¢N VI£M D¹ DµY M¹N HELICOBACTER PYLORI D¦¥NG TÝNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HUẾ - 2016 CHỮ VIẾT TẮT CagA (cytotoxin associated gene A product): gen sản xuất protein có độc tính BCĐNTT: Bạch cầu đa nhân trung tính CS: Cộng sự DSR: Dị sản ruột ELISA (enzyme linked immunosorbent assay): phân tích miễn dịch liên kết enzym GBCN: Góc bờ cong nhỏ H pylori: Helicobacter pylori HV: Hang vị IARC (International Agency for Research on Cancer):Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư in vitro: trong ống nghiệm in vivo: trên cơ thể thống ITT (intention to treat): Theo ý định điều trị MALT (mucosa-associated lymphoid tissue): Mô bạch huyết niêm mạc NSAID (non-steroidal anti-inflammatory drug): Thuốc kháng viêm không steroid OLGA (Operative Link on Gastritis Assessment): Nhóm hợp tác đánh giá viêm dạ dày PP (per protocol): Theo đề cương nghiên cứu PPI (Proton-pump inhibitors): Thuốc ức chế bơm proton RA-RLT: R: Rabeprazole A: Amoxicillin L: Levofloxacin T: Tinidazole TCLS: triệu chứng lâm sàng TV: Thân vị VacA (vacuolating cytotoxin): độc tố gây rỗng tế bào VDDM: Viêm dạ dày mạn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3 1.1 VIÊM DẠ DÀY MẠN .3 1.1.1 Đại cương viêm dạ dày mạn 3 1.1.2 Nguyên nhân và yếu tố làm dễ 3 1.1.4 Phân loại 5 1.1.5 Tiến triển viêm dạ dày mạn .9 1.2 HELICOBACTER PYLORI TRONG VIÊM DẠ DÀY MẠN 10 1.2.1 Đặc điểm vi sinh vật của Helicobacter pylori .10 1.2.2 Dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori 11 1.2.3 Sự lây nhiễm Helicobacter pylori 12 1.2.4 Tái nhiễm Helicobacter pylori sau tiệt trừ 13 1.2.5 Cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori 13 1.2.6 Chẩn đoán .14 1.3 ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI 16 1.3.1 Tình trạng đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori .16 1.3.2 Chỉ định tiệt trừ Helicobacter pylori .19 1.3.3 Các phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori .20 1.3.4 Phác đồ nối tiếp .21 1.3.5 Phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin : .22 1.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN 24 1.4.1 Nghiên cứu ngoài nước 24 1.4.2 Các nghiên cứu trong nước 25 Chương 2 26 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh 26 2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu .26 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .27 2.2.2 Sơ đồ nghiên cứu 28 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 29 2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 38 2.4 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .38 Chương 3 40 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40 3.1.1 Phân bố giới tính và địa dư 40 3.1.2 Phân bố tuổi bệnh nhân 40 3.1.3 Đặc điểm lâm sàng 40 3.1.4 Đặc điểm tổn thương trên nội soi 42 3.2 HIỆU QUẢ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA PHÁC ĐỒ NỐI TIẾP CÓ CHỨA LEVOFLOXACIN 44 3.2.1 Tình hình theo dõi bệnh nhân 44 3.2.2 Hiệu quả tiệt trừ của phác đồ nối tiếp có chứa levofloxacin 45 3.2.3 Các tác dụng phụ của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin 46 3.3 TÁC ĐỘNG CỦA TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI LÊN ĐÁP ỨNG VỀ LÂM SÀNG, NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC 47 Sau điều trị 1 tháng, có 92 bệnh nhân tái khám, trong đó 75 bệnh nhân tiệt trừ thành công H pylori 47 3.3.1 Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng 47 3.3.2 Sự thay đổi về mặt nội soi trước và sau điều trị 49 3.3.3 Sự thay đổi mô bệnh học trước và sau điều trị 51 Chương 4 54 BÀN LUẬN 54 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 54 4.1.1 Đặc điểm về giới 54 4.1.2 Đặc điểm về tuổi 54 4.1.3 Đặc điểm lâm sàng 55 4.1.4 Đặc điểm tổn thương trên nội soi 56 4.1.5 Đặc điểm mô bệnh học 57 4.2 HIỆU QUẢ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA PHÁC ĐỒ 57 4.2.1 Tình hình theo dõi bệnh nhân .57 4.2.2 Hiệu quả tiệt trừ của phác đồ nối tiếp có chứa levofloxacin 58 4.2.3 Tác dụng phụ của phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin 63 4.3 HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ VỀ MẶT LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC SAU TRIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI THÀNH CÔNG .66 4.3.1 Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 66 4.3.2 Thay đổi hình ảnh tổn thương trên nội soi trước và sau điều trị 68 4.3.3 Thay đổi mô bệnh học trước và sau điều trị 69 KẾT LUẬN 72 KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm dạ dày mạn là một bệnh thường gặp Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn chiếm 31-65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên Bệnh lý này thường tiến triển âm thầm từ viêm dạ dày đến viêm teo tuyến, dị sản rồi loạn sản, và cuối cùng là ung thư biểu mô tuyến Vi khuẩn Helicobacter pylori đã được thừa nhận là một nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày mạn, loét dạ dày, u MALT và ung thư dạ dày Trong đó viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư dạ dày Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer) xếp Helicobacter pylori là tác nhân gây ung thư type 1 Vì vậy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là cần thiết nhằm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày Năm 1993 một liệu pháp ba thuốc có hiệu quả cao- gồm Omeprazole, Tinidazole và Clarithromycin lần đầu tiên được báo cáo Ở Châu Á, một báo cáo tổng kết của tác giả Makoto Sasaki và cộng sự tại Nhật Bản năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori khi dùng phác đồ chuẩn trong vòng 12 năm (1997-2008) giảm một cách rõ rệt từ 90,6% đến 80,2%, tiếp tục xuống 76,0% đến 74,8%, tỷ lệ nghịch với kháng thuốc Clarithromycin nguyên phát ngày càng tăng từ 8,7% đến 23,5%, tiếp tục tăng 26,7% đến 34,5% Sau phác đồ ba thuốc chuẩn, nhiều phác đồ mới ra đời như phác đồ 4 thuốc chứa Bismuth, phác đồ nối tiếp, phác đồ đồng thời Nhưng việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng Phác đồ nối tiếp được Maastricht IV năm 2012 công nhận là một trong ba phác đồ đầu tay trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở vùng kháng Clarithromycin cao, trong đó có Việt Nam Ban đầu các nghiên cứu tại Châu Âu và Châu Á chứng tỏ phác đồ này có hiệu quả tiệt trừ > 90%, 89% ở Italy và 95,2% ở Hồng Kông Gần đây phác đồ này kém hiệu quả ở một số nước như ở Mỹ La Tinh (76,5%) Trước 2 tình trạng gia tăng tỷ lệ kháng Clarithromycin, một số tác giả đưa ra phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin với 5 ngày đầu phối hợp thuốc ức chế bơm proton và Amoxyciline; 5 ngày sau phối hợp một ức chế bơm proton, Levofloxacin và Tinidazole Kết quả ban đầu cho thấy phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin hiệu quả hơn so với phác đồ nối tiếp chứa Clarithromycin và phác đồ ba thuốc chuẩn, và có thể được sử dụng làm phác đồ đầu tiên, đặc biệt ở vùng có tỷ lệ Helicobacter pylori kháng Clarithromycin > 15% Trong khi đó ở nước ta vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của phác đồ này Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính” với hai mục tiêu: 1 Khảo sát tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin (RA-RLT)10 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính và một số tác dụng phụ của phác đồ này 2 Đánh giá hiệu quả của phác đồ này về mặt lâm sàng, nội soi và hoạt độ viêm trên mô bệnh học 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 VIÊM DẠ DÀY MẠN 1.1.1 Đại cương viêm dạ dày mạn Viêm dạ dày mạn (VDDM) là quá trình viêm được đặc trưng bởi sự mất cấu trúc tuyến của dạ dày và được thay thế bởi mô liên kết (không dị sản teo) hoặc bởi cấu trúc tuyến không phù hợp vị trí (dị sản teo) VDDM thường có triệu chứng nghèo nàn và không đặc hiệu Đa số đến khám vì đau thượng vị là chủ yếu, kế đến là đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua và buồn nôn, nôn Các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, điều trị đỡ nhưng hay tái phát Theo một nghiên cứu đa trung tâm tại Nhật Bản, tỷ lệ VDDM tăng từ 9,4% ở người dưới 20 tuổi lên 70% ở người trên 60 tuổi, trong đó 82,9% có nhiễm H pylori và 9,8% không nhiễm H pylori Ở Đức tỷ lệ VDDM là 6,3% Tỷ lệ VDDM tăng theo tuổi và tình trạng nhiễm H pylori Tỷ lệ mắc VDDM hàng năm từ 0%-10,9% Tỷ lệ này cao ở các nước Châu Á Điều này phần nào lý giải cho tỷ lệ ung thư dạ dày cao ở khu vực này 1.1.2 Nguyên nhân và yếu tố làm dễ VDDM có thể do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng Trên cùng một bệnh nhân có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân phối hợp -Helicobacter pylori: vi khuẩn này được công nhận là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng mạn tính ở người, ảnh hưởng đến 50% dân số thế giới Nhóm có đời sống kinh tế xã hội thấp, nhất là vệ sinh môi trường và nhà ở kém có tỷ lệ nhiễm H pylori cao Đa số bệnh nhân nhiễm H pylori thường mắc phải từ lúc nhỏ và không biểu hiện bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào có ý nghĩa Nhiễm H pylori thường liên quan với bệnh đường tiêu hóa trên 4 - Helicobacter heilmannii: H heilmannii là một nguyên nhân hiếm gặp của viêm dạ dày, 0,5-6% bệnh nhân viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn này -Yếu tố di truyền: viêm teo dạ dày type A có thiếu máu ác tính và kháng thể kháng tế bào thành được cho là do di truyền Những người thân bậc 1 của bệnh nhân bị bệnh Biermer có tần số cao hơn những người bình thường về thiếu máu ác tính, vô toan, kém hấp thu vitamin B12 và tự kháng thể Những nhóm HLA-A3, B7 rất hay gặp các trường hợp này Gần đây các nhóm HLA-A1,B8 cũng có tần số tăng cao -Yếu tố nội tiết: viêm teo niêm mạc dạ dày có thể gặp trong các bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, suy giáp, cường giáp, đái tháo đường typ 2, bệnh Addison -Bệnh hệ thống: viêm dạ dày mạn còn hay gặp trong bệnh viêm da thể herpes, bạch biến, hội chứng Sjoren, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ - Nguyên nhân bên trong dạ dày: Ứ trệ và trào ngược Ứ đọng trong dạ dày lâu ngày dù do nguyên nhân nào cũng sẽ gây viêm, thường là viêm teo hay viêm trợt Trào ngược dịch tá tràng sẽ gây viêm dạ dày mạn do các muối mật phá vỡ hàng rào niêm mạc và ion H+ khuếch tán ngược trở lại - Các yếu tố miễn dịch: ngoài yếu tố tự kháng thể đặc hiệu trong bệnh Biermer, thì còn gặp các kháng thể kháng tế bào thành trong VDDM, song cũng có trường hợp VDDM không có kháng thể này -Các yếu tố ngoại lai: rượu, chế độ ăn thiếu đạm, mỡ, thiếu các vitamin, thói quen dùng nhiều chất gia vị cay, chua, một số thuốc điều trị như: aspirin, các thuốc chống viêm không steroid -Tuổi: VDDM teo tăng lên theo độ tuổi Viêm dạ dày lympho có thể gặp ở trẻ em nhưng chủ yếu là gặp ở những người trưởng thành Điều này được giải thích bởi sự nhiễm trùng là một quá trình thu thập suốt thời kỳ ấu thơ cho đến lúc trưởng thành 5 1.1.4 Phân loại 1.1.4.1 Hệ thống phân loại Sydney Có nhiều cách phân loại VDDM, phổ biến nhất là hệ thống phân loại Sydney cải tiến của Dixon và cộng sự (1996) dựa vào vị trí, hình thái, nguyên nhân: Bảng 1.1 Phân loại VDDM dựa vào vị trí, hình thái, nguyên nhân Typ VDDM không teo VDDM teo + Tự miễn +Nhiều ổ Nguyên nhân Vị trí H.pylori và chủng Hang vị Helicobacter khác + Tự miễn + H.pylori Tên khác Typ B + Thân vị + Typ A + Toàn dạ + Typ AB dày VDDM hiếm gặp + Hóa chất + Dịch mật, NSAID, hóa Hang, chất thân vị + Phóng xạ + Dạng lympho + Tia xạ + Bệnh lý đường ruột nhạy cảm Gluten, vô căn + Dạng u hạt + Crohn, sarcoidosis, u hạt Wengener, hội chứng Churg-Strauss, vô căn + Tế bào ái toan + Nhạy cảm thức ăn, vô + Nhiễm khuẩn căn + Vi khuẩn không H pylori, virus, nấm, kí sinh trùng - Phân loại theo nội soi Typ C, trào ngược dịch mật, sau phẫu thuật Định khu tổn thương viêm: hang vị, thân vị hay toàn bộ dạ dày Mô tả 7 loại tổn thương trên nội soi; + Viêm dạ dày xung huyết: niêm mạc dạ dày mất tính nhẵn bóng, hơi lần sần, có từng mảng xung huyết, dễ chảy máu khi chạm đèn 72 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori dương tính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 4/2015 đến 8/2016 chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1 Hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin - Phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin có tỷ lệ tiệt trừ theo ITT là 73,5% và theo PP là 81,5% - Phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin có tỷ lệ dung nạp cao 96,9%, không có bệnh nhân bỏ trị do tác dụng phụ của thuốc - Tỷ lệ xuất hiện ít nhất 1 tác dụng phụ là 33,7% Chủ yếu là các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ ở mức độ nhẹ Các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn 2 của điều trị và biến mất sau khi ngưng điều trị 2 Tác động của tiệt trừ Helicobacter pylori lên đáp ứng về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn - Các triệu chứng lâm sàng: đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát thượng vị cải thiện trước và sau tiệt trừ thành công Helicobacter pylori 1 tháng và 6 tháng có ý nghĩa thống kê - Triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu sau tiệt trừ 1 tháng cải thiện chưa có ý nghĩa thống kê, sau 6 tháng triệu chứng này cải thiện có ý nghĩa - Tổn thương phù nề, sung huyết cải thiện sau tiệt trừ 1 tháng và 6 tháng có ý nghĩa thống kê - Tổn thương trợt phẳng, trợt lồi, lộ mạch, chấm xuất huyết trước và sau tiệt 1 tháng và 6 tháng cải thiện không có ý nghĩa thống kê - Có sự cải thiện hoạt độ viêm và giai đoạn viêm trước và sau tiệt trừ Helicobacter pylori thành công 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê - Chưa thấy có sự cải thiện tỷ lệ dị sản ruột và loạn sản trước và sau tiệt trừ Helicobacter pylori thành công KIẾN NGHỊ 73 1 Phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin là một phác đồ có hiệu quả trong điều trị đầu tay tiệt trừ Helicobacter pylori ở khu vực miền Trung Việt Nam 2 Cần có nhiều nghiên cứu có thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá hiệu quả tiệt trừ trên hình ảnh nội soi và mô bệnh học, đặc biệt là đáp ứng về các tổn thương tiền ung thư trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Hoàng Thị Tú Anh (2014), Nghiên cứu kết quả điều trị của phác đồ Rabeprazole- Levofloxacin- Tinidazole ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori (+), Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Dược Huế, 2 Hồ Đăng Quý Dũng (2003), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Nội khoa, Đại Học Y Dược Huế 3 Quách Trọng Đức (2003), "Khảo sát đặc điểm viêm dạ dày mãn theo phân loại Sydney và mối liên quan giữa các đặc điểm này với Helicobacter pylori," Y Học TP Hồ Chí Minh, 7(1), tr 118-122 4 Phạm Trung Hiếu (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nôi soi và di sản ruột ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori dương tính, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Nội khoa, Đại học Y Dược Huế 5 Nguyễn Thanh Hoa (2014), Nghiên cứu các đột biến A2142G, A2143G và A2142C của gene 23S rRNA gây kháng thuốc Clarithromycin ở vi khuẩn Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Y học chức năng, Trường Đại học Y Dược Huế 6 Hội Khoa Học Tiêu Hoá Việt Nam (2013), " Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori tại Việt Nam", tr 24-31 7 Đặng Ngọc Quý Huệ và Trần Văn Huy (2014), "Đánh giá Helicobacter pylori đề kháng với Clarithromycin và Levofloxacin bằng Epsilometer test tại Đồng Nai, năm 2013", Y Học Thực Hành 1, tr 89-94 8 Vĩnh Khánh (2011), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori và hiệu quả phác đồ Rabeprazole- Amoxicillin- Clarithromycin- Metronidazole ở bệnh nhân loét dạ dày Helicobacter pylori dương tính, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Dược Huế 9 Tạ Long (2007), "Viêm dạ dày mạn", Tạp chí tiêu hóa Việt Nam 2(6), tr 329-338 10 Lê Minh Tân (2013), Nghiên cứu hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ nối tiếp RA-RCT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Nội khoa, Đại Học Y Dược Huế 11 Hoàng Trọng Thảng (2006), "Viêm dạ dày", Bệnh tiêu hóa gan mật NXB Y học, tr 145-156 12 Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp và Phạm Bình Nguyên (2007), " Nghiên cứu mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, " Y học TP Hồ Chí Minh, 11(3), tr 68-74 13 Nguyễn Thị Minh Triều (2015), Nghiên cứu kết quả điều trị của phác đồ Rabeprazole- Bismuth- Tetracyclin- Metronidazole ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori dương tính, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Dược Huế 14 Trần Quang Trung (2012), Nghiên cứu tỷ lệ CagA, VacA và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học ở các bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Dược Huế 15 Trần Thiện Trung (2009), "Hiệu quả của phác đồ đầu tay EAC và EAL trong tiệt trừ Helicobacter pylori", Y Học TP Hồ Chí Minh, 3, tr.5-10 16 Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Viết Nhân, Trần Văn Huy, Lê Phan Tưởng Quỳnh, Nguyễn Thanh Hoa (2015), Nghiên cứu đột biến điểm vị trí 2142 và 2143 trên gen 23S rRNA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, đề tài cấp Tỉnh TIẾNG ANH 17 Antonio Tursi, Marcello Picchio, Walter Elisei (2012), "Efficacy and Tolerability of a Third-Line, Levofloxacin-Based, 10-Day Sequential Therapy in Curing Resistant Helicobacter Pylori Infection", J Gastrointestin Liver Dis, 21(2), pp 133-138 18 Asaka M et al (2001), "Atrophic gastritis and intestinal metaplasia in Japan: results of a large multicenter study," Helicobacter 6(4), pp 294-9 19 Aydin A et al (2009), "The modified sequential treatment regimen containing levofloxacin for Helicobacter pylori eradication in Turkey", Helicobacter 14(6), pp 520-4 20 Ben Chaabane N, Al-Adhba H S (2015), "Ciprofloxacin-containing versus clarithromycin-containing sequential therapy for Helicobacter pylori eradication: A randomized trial", Indian J Gastroenterol 34(1), pp 68-72 21 Binh TT, Shiota S, Nguyen LT et al (2013), "The incidence of primary antibiotic resistance of Helicobacter pylori in Vietnam", J Clin Gastroenterol 47(3), pp 233-238 22 Carlo A Fallone, Naoki Chiba et al (2016), "The Toronto consensus for the treatment of Helicobacter pylori infection in adults", gastroenterology 151, pp 51-69 23 Correa P (2004), " Is gastric cancer preventable?", Gut, 53, pp 1217-1219 24 Cheng-Yen Kaoa et al (2016), "Helicobacter pylori infection: An overview of bacterial virulence factors and pathogenesis", Biomedical Journal 39(1), pp 14–23 25 Choi W.H, Park D.I et al (2008), "Effectiveness of 10 Day-sequential Therapy for Helicobacter pylori Eradication in Korea," Korean J Gastroenterol 5, pp 280-284 26 Federico A et al (2012), "Efficacy of 5-day levofloxacin-containing concomitant therapy in eradication of Helicobacter pylori infection", Gastroenterology 143(1), pp 55-61 27 Francis Mesgraud (2012), "The challenge of Helicobacter pylori resistance to antibiotics: the comeback of Bismuth- based quadruple therapy", Ther Adv Gastroenterol 5(2), pp 103-109 28 Greenberg E R et al (2011), "14-day triple, 5-day concomitant, and 10day sequential therapies for Helicobacter pylori infection in seven Latin American sites: a randomised trial", Lancet 378(9790), pp 507-14 29 Gisbert JP et al ( 2010), "Sequential therapy for Helicobacter pylori eradication: a critical review", J Clin Gastroenterol, 44(5), pp 313-25 30 Hwang Jae Jin et al (2015), "Efficacy of moxifloxacin-based sequential therapy for first-line eradication of Helicobacter pylori infection in gastrointestinal disease", World Journal of Gastroenterology : WJG 21(16), pp 5032-5038 31 IARC (2014), "Helicobacter pylori eradication as a strategy for preventing gastric cancer " 8, tr 2 32 Jaime Natan Eisig, Tomás Navarro-Rodriguez et al (2015), "Standard triple therapy versus sequential therapy in Helicobacter pylori eradication: a double-blind, randomized, and controlled trial", Gastroenterology Research and Practice, 2015, pp 1-5 33 James G Fox, Timothy C Wang (2007), " Inflammation, atrophy, and gastric cancer," The Journal of Clinical Investigation 117(1), pp 60-69 34 Kadayifci A et al (2012), "Low efficacy of Clarithromycin including sequential regimens for Helicobacter pylori infection", Helicobacter 17(2), pp 121-6 35 Kato M et al (2013), "Changes in endoscopic findings of gastritis after cure of H pylori infection: multicenter prospective trial", Dig Endosc 25(3), pp 264-73 36 Kim Seo Yun et al (2013), "Clinical Effects of Gemifloxacin on the Delay of Tuberculosis Treatment", Journal of Korean Medical Science 28(3), pp 378-382 37 Kim Sung Eun et al (2013), "Effect of Helicobacter pylori Eradication on Functional Dyspepsia", Journal of Neurogastroenterology and Motility 19(2), pp 233-243 38 Krisztina Hagymási, Zsolt Tulassay (2014), "Helicobacter pylori infection: New pathogenetic and clinical aspects, " World J Gastroenterol 20(21), pp 6386–6399 39 Lee H et al (2015), "Comparison of efficacy and safety of levofloxacincontaining versus standard sequential therapy in eradication of Helicobacter pylori infection in Korea", Dig Liver Dis 47(2), pp 114-8 40 Lee J W et al (2014), "A comparison between 15-day sequential, 10day sequential and proton pump inhibitor-based triple therapy for Helicobacter pylori infection in Korea", Scand J Gastroenterol 49(8), pp 917-24 41 Leonardo H Eusebi, Rocco M Zagari, Franco Bazzoli (2014), "Epidemiology of Helicobacter pylori infection, " Helicobacter 19(1), pp 1-5 42 Lim SH et al (2013), "Prevalence and risk factors of Helicobacter pylori infection in Korea:nationwide multicenter study over 13years ", BMC Gastroenterol 13, pp 104 43 Liou J M et al (2016), "Levofloxacin Sequential Therapy vs Levofloxacin Triple Therapy in the Second-Line Treatment of Helicobacter pylori: A Randomized Trial", Am J Gastroenterol 111(3), pp 381-7 44 Liu K S et al (2014), "Ten day sequential versus 10 day modified bismuth quadruple therapy as empirical firstline and secondline treatment for Helicobacter pylori in Chinese patients: an open label, randomised, crossover trial", Gut 63(9), pp 1410-5 45 Lucy Vannella, Edith Lahner, Bruno Annibale ((2012), "Risk for gastric neoplasias in patients with chronic atrophic gastritis: A critical reappraisal", World J Gastroenterol 18(12), pp 1279-1285 46 Luigi Gatta, Nimish Bakil et al (2013), "global eradication rates for Helicobacter pylori infection: systematic review and meta-analysis of sequential therapy", BMJ 2013 347, pp 1-14 47 Makoto Sasaki et al (2010), "Changes in 12 year first-line eradication rate of Helicobacter pylori based on triple therapy with proton pump inhibitor, Amoxicillin and Clarithromycin," J Clin Biochem Nutr, 47, pp 53-58 48 Marco Romano, MD, Antonio Cuomo (2004), "Eradication of Helicobacter pylori: a clinic update", MedGenMed 6(1), pp 19 49 Michael F Dixon et al (1996), "Classification and grading of gastritis: the updated Sydney system, " The American Journal of Surgical Pathology, 20(10), pp 1161-1181 50 Mishra S (2013), " Is Helicobacter pylori good or bad? ", Eur J Clin Microbiol Infect Dis 32(3), pp 301-4 51 Molina-Infante J et al (2010), "Clinical trial: clarithromycin vs levoloxacin in first line triple and sequential regimens for Helicobacter pylori eradication", Aliment Pharmacol Ther 31(10), pp 1077-84 52 Morgan DR et al (2013), "Risk of recurrent Helicobacter pylori infection 1 year after initial eradication therapy in seven Latin American communities", JAMA 309, pp 578–86 53 Oya Yucel (2014), "Prevention of Helicobacter pylori infection in childhood", World J Gastroenterol 20(30), pp 10348-10354 54 Ozden A et al (2004), "Changes in the seroepidemiological pattern of Helicobacter pylori infection over the last 10 years", Turk J Gastroenterol 15(3), pp 156-8 55 Ozdil K et al (2011), "Levofloxacin based sequential and triple therapy compared with standard plus probiotic combination for Helicobacter pylori eradication", Hepatogastroenterology 58(109), pp 1148-52 56 Parsonnet J, Shmuely H, Haggerty T ( 1999), " Fecal and oral shedding of Helicobacter pylori from healthy infected adults," JAMA.,282(23), pp 2240-5 57 Peter Malfertheiner et al (2012), "Management of Helicobacter pylori infection—the Maastricht IV/ Florence Consensus Report, " Gut, 61, pp 646-664 58 Polat Z et al (2012), "Comparison of levofloxacin-containing sequential and standard triple therapies for the eradication of Helicobacter pylori", Eur J Intern Med, 23(2), pp 165-8 59 Qian J et al (2012), " Levofloxacin-containing triple and sequential therapy or standard sequential therapy as the first line treatment for Helicobacter pylori eradication in China", Helicobacter 17(6), pp 478-85 60 Rocco Maurizio Zagari, Marco Romano, Veronica Ojetti et al (2015), "Guidelines for the management of Helicobacter pylori infection in Italy: The III Working Group Consensus Report 2015", Digestive and Liver Disease, 47, pp 903-912 61 Romano M et al (2010), "Empirical levofloxacin-containing versus clarithromycin-containing sequential therapy for Helicobacter pylori eradication: a randomised trial," Gut, 59(11), pp 1465-70 62 Rugge et al (2008), "OLGA staging for gastritis: A tutorial", Digestive and Liver Disease, 40, pp 650-658 63 Rugge M et al (2007), "Gastritis staging in clinical practice: the OLGA staging system", Gut 56(5), pp 631-6 64 Rugge M et al (2002), "Gastric mucosal atrophy: interobserver consistency using new criteria for classification and grading", Aliment Pharmacol Ther 16(7), pp 1249-59 65 Sanping Xu et al (2013), "Symptom improvement after Helicobacter pylori eradication in patients with functional dyspepsia - A multicenter, randomized, prospective cohort study," Int J Clin Exp Med, 6(9), pp 747-756 66 Schiller K F R, Cockel R, Warren B F (2002), "Atlas of Gastrointestinal Endoscopy and Related Pathology", a Blackwell Publishing company, pp 84-90 67 Seng-Kee Chuah, Wei-ChenTai, Chen-HsiangLee et al (2014), "Quinolone Containing Therapies in the Eradication of Helicobacter pylori", BioMed Research International, pp 5 68 Singhal A V, Sepulveda A R (2005), "Helicobacter heilmannii gastritis: a case study with review of literature", Am J Surg Pathol 29(11), pp 1537-9 69 Turkay C et al (2011), "Helicobacter pylori and histopathological findings in patients with dyspepsia", Turk J Gastroenterol 22(2), pp 122-7 70 Thung et al (2016), "Review article: the global emergence of Helicobacter pylori antibiotic resistance", Aliment Pharmacol Ther 43, pp 514-533 71 Trung Nam Phan et al (2015), " High rate of Levofloxacin resistance in a background of Clarithromycin – and Metronidazole- resistant Helicobacter pylori in Vietnam", International Journal of Antimicrobial Agents, 45, pp 244-248 72 Urita Y et al (2013), "Role of infected grandmothers in transmission of Helicobacter pylori to children in a Japanese rural town ", J Paediatr Child Health 49, pp 394–8 73 Vaira D et al (2007), "Sequential therapy versus standard triple- drug therapy for Helicobacter pylori eradication", Annals of Internal Medicine, 146(8), pp 556-564 74 Victoria P Y Tan, Benjamin C Y Wong (2011), "Helicobacter pylori and gastritis: untangling a complex relationship 27 years on," Journal of Gastroenterology and Hepatology, 26(1), pp 42-45 75 Viloria A (2008), " Meta-analysis: high-dose proton pump inhibitors vs standard dose in triple therapy for Helicobacter pylori eradication", Aliment Pharmacol Ther, 28, pp 868-877 76 Vincenza Conteduca, Domenico Sansonno et al (2013), " H pylori infection and gastric cancer: State of the art (Review)," internatiional journal of oncology, 42, pp 5-18 77 Vincenzo De Francesco et al (2010), "Worldwide H pylori Antibiotic Resistance: a Systematic Review," J Gastrointestin Liver Dis 19(4), pp 409-414 78 Weck M N et al (2007), "Epidemiology of chronic atrophic gastritis: population-based study among 9444 older adults from Germany," Aliment Pharmacol Ther 15(26(6)), pp 879-87 79 Wei-Lun Chang, Cheng-Yen Kao (2012), "Gemifloxacin Can Partially Overcome Quinolone Resistance of H pylori with gyrA Mutation in Taiwan", Helicobacter 17(3), pp 210-215 80 Yan T L et al (2013), "National rates of Helicobacter pylori recurrence are significantly and inversely correlated with human development index", Aliment Pharmacol Ther, 37(10), pp 963-8 81 Zullo A et al (2013), "Modified sequential therapy regimens for Helicobacter pylori eradication: a systematic review", Dig Liver Dis 45(1), pp 18-22 PHỤ LỤC PHIẾU NGHIÊN CỨU I HÀNH CHÍNH - Họ và tên: Tuổi: - Giới: 1 Nam 2 Nữ - Địa chỉ: - Số điện thoại: II TIỀN SỬ: - Dùng kháng sinh: 1 Không 2 Có Điều trị bệnh: - Có người thân K dạ dày 1 Không 2 Có III TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1 Không 2 Có Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 6 tháng Không Có Không Có Không Có Đau thượng vị Ợ hơi, ợ chua Đầy bụng, chậm tiêu Buồn nôn, nôn Nóng rát thượng vị Triệu chứng khác IV HÌNH ẢNH NỘI SOI Phù nề, Chấm Trào Mức Trợt Trợt Lộ Phì sung xuất ngược độ phẳng lồi mạch đại huyết huyết dịch mật Trước Không điều Nhẹ trị TB Nặng Sau 1 Không tháng Nhẹ TB Nặng Sau 6 Không tháng Nhẹ TB Nặng Vị trí tổn thương 1 Thân, phình vị 5 1+3 2 GBCN 6 2+3 3 Hang, môn vị 7 1+2+3 4 1+2 8 Không Mức độ: 1 Không 2 Nhẹ 3 Trung bình 4 Nặng V HÌNH ẢNH MÔ BỆNH HỌC (LẦN 1) 1 Dị sản ruột 1 Không 2 Có 2 Teo tuyến 1 Không 2.Nhẹ 3.Trung bình 4.Nặng 3 Loạn sản 1 Không 2.Nhẹ 3.Nặng 4 Hoạt độ viêm 1 Độ 0 2.Độ 1 3.Độ 2 4.Độ 3 5 Độ 4 5 Giai đoạn viêm 1 Gđ 0 2.Gđ 1 3.Gđ 2 4.Gđ 3 5 Gđ 4 VI ĐÁNH GIÁ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG PHỤ 1.Không 2.Có Mức độ Triệu chứng Nhẹ Vừa Nặng Mệt mỏi Nhức đầu Mất ngủ Viêm gân Asin Buồn nôn, nôn Tiêu chảy Táo bón Khô miệng Vị kim loại Khác KẾT QUẢ TIỆT TRỪ H PYLORI QUA CLO-TEST Sau 1 tháng Sau 6 tháng Dương tính Âm tính 1 2 3 4 5 HÌNH ẢNH MÔ BỆNH HỌC (LẦN 2) Dị sản ruột 1 Không 2 Có Teo tuyến 1 Không 2.Nhẹ 3.Trung bình 4.Nặng Loạn sản 1 Không 2.Nhẹ 3.Nặng Hoạt độ viêm 1 Độ 0 2.Độ 1 3.Độ 2 4.Độ 3 5 Độ 4 Giai đoạn viêm 1 Gđ 0 2.Gđ 1 3.Gđ 2 4.Gđ 3 5 Gđ 4 Huế, ngày tháng năm 201 Người thực hiện

Ngày đăng: 06/11/2016, 17:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân loại VDDM dựa vào vị trí, hình thái, nguyên nhân - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 1.1. Phân loại VDDM dựa vào vị trí, hình thái, nguyên nhân (Trang 10)
Bảng 1.3: Hoạt độ viêm dạ dày mạn theo OLGA - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 1.3 Hoạt độ viêm dạ dày mạn theo OLGA (Trang 13)
2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 2.1: Giai đoạn viêm dạ dày mạn theo OLGA - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 2.1 Giai đoạn viêm dạ dày mạn theo OLGA (Trang 39)
Bảng 3.1. Phân bố các nhóm tuổi của bệnh nhân - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.1. Phân bố các nhóm tuổi của bệnh nhân (Trang 46)
Bảng 3.2.  Số triệu chứng lâm sàng trên một bệnh nhân - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.2. Số triệu chứng lâm sàng trên một bệnh nhân (Trang 47)
Bảng 3.3. Vị trí tổn thương trên nội soi - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.3. Vị trí tổn thương trên nội soi (Trang 48)
Bảng 3.5. Đặc điểm tổn thương trên nội soi Vị trí Thương tổn - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.5. Đặc điểm tổn thương trên nội soi Vị trí Thương tổn (Trang 49)
Bảng 3.6. Đặc điểm tổn thương trên mô bệnh học - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.6. Đặc điểm tổn thương trên mô bệnh học (Trang 50)
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhõn theo dừi - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhõn theo dừi (Trang 50)
Bảng 3.9. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ của phác đồ - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.9. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ của phác đồ (Trang 52)
Bảng 3.16.  Sự cải thiện hình ảnh lộ mạch trước và sau điều trị - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.16. Sự cải thiện hình ảnh lộ mạch trước và sau điều trị (Trang 56)
Bảng 3.17.  Sự cải thiện hình ảnh chấm xuất huyết trước và sau điều trị - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.17. Sự cải thiện hình ảnh chấm xuất huyết trước và sau điều trị (Trang 57)
Bảng 3.20. Sự cải thiện giai đoạn viêm trước và sau tiệt trừ 6 tháng - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.20. Sự cải thiện giai đoạn viêm trước và sau tiệt trừ 6 tháng (Trang 58)
Bảng 3.21. Sự cải thiện hoạt độ viêm trước và sau tiệt trừ 6 tháng - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
Bảng 3.21. Sự cải thiện hoạt độ viêm trước và sau tiệt trừ 6 tháng (Trang 59)
HÌNH ẢNH MÔ BỆNH HỌC (LẦN 2) 1. Dị sản ruột         1. Không         2. Có - Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính (FULL TEXT)
2 1. Dị sản ruột 1. Không 2. Có (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w