Do tầm quan trọng, khả năng có thể tác động và điều chỉnh chính sách cũng như sự phát triển kinh tế của nhiều nước, của xu hướng phát triển chung của thế giới nên bất cứ một biểu hiê
Trang 1i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IV DANH MỤC CÁC HÌNH VI DANH MỤC CÁC BẢNG VII
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOÀN CẦU 3
1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty toàn cầu 3
1.1.1 Khái niệm công ty toàn cầu 3
1.1.2 Đặc điểm của công ty toàn cầu 4
1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu 5
1.2.1 Sự hình thành của công ty toàn cầu 5
1.2.2 Sự phát triển của công ty toàn cầu 12
1.3 Những nhân tố tác động đến sự thay đổi của công ty toàn cầu 18
1.3.1 Xu hướng toàn cầu hóa 18
1.3.2 Sự hạn chế bởi chủ nghĩa bảo hộ của một số quốc gia 18
1.3.3 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 19
1.3.4 Các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế 19
1.3.5 Sự cạnh tranh giữa công ty toàn cầu với nhau 20
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CÔNG TY TOÀN CẦU… 22
2.1 Sự xuất hiện thêm hàng loạt các nước có Công ty toàn cầu trong đó có cả các nước đang phát triển 22
2.1.1 Nguyên nhân 22
2.1.2 Biểu hiện 24
2.1.3 Tác động 25
2.2 Toàn cầu hóa chiến lược kinh doanh 27
2.2.1 Nguyên nhân 27
2.2.2 Biểu hiện 27
Trang 3iii
2.2.3 Tác động 29
2.3 Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư 29
2.3.1 Mở rộng đầu tư vào các nước đang phát triển đặc biệt là ở châu Á 29
2.3.2 Sự thay đổi cơ cấu trong lĩnh vực đầu tư 33
2.4 Tăng cường thực thi việc mua lại & sát nhập (M&A), thôn tính, liên minh rộng rãi 35
2.4.1 Nguyên nhân 35
2.4.2 Biểu hiện 36
2.4.3 Tác động 38
2.5 Địa phương hóa các cơ sở sản xuất 38
2.5.1 Nguyên nhân 38
2.5.2 Biểu hiện 39
2.5.3 Tác động 41
2.6 Chuyển giá 43
2.6.1 Nguyên nhân 43
2.6.2 Biểu hiện 45
2.6.3 Tác động 47
CHƯƠNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT CÔNG TY TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM 47
3.1 Tác động của công ty toàn cầu đến Việt Nam 48
3.1.1 Tích cực 48
3.1.2 Tiêu cực 56
3.2 Khả năng thu hút đầu tư công ty toàn cầu của Việt Nam 61
3.2.1 Vị trí địa lý 61
3.2.2 Môi trường kinh tế 61
3.2.3 Chính sách chính phủ 62
3.2.4 Các yếu tố đầu vào 63
3.2.5 Quan hệ kinh tế 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 4iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết
tắt
Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
1 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 FTA Free trade area Khu vực mậu dịch tự do
9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
10 MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia
11 M&A Mergers and Acquisitions Sáp nhập công ty
13 OPEC Organization of Petroleum Exporting
Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
15 R&D Research & Development Nghiên cứu và triển khai
17 TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia
18 TPP Trans – Pacific Partnership
Trang 5v
21 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 6vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Số hiệu Tên hình Trang
1 Hình 2.1 Tổng số công ty mẹ và chi nhánh giai đoạn 1970 – 2010 trên
2 Hình 2.2
FDI tiếp nhận từ nước ngoài của các nhóm nền kinh tế từ
1995 - 2015 và dự báo 2014 - 2016 (tỷ USD) 30
36
6 Hình 3.1 Vốn FDI giải ngân qua các năm 2011 - 2015 48
7 Hình 3.2 Các thương vụ M&A lớn trong năm 2013 58
Trang 7vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Tên hình Trang
1 Bảng 2.1
Tác động tạo việc làm của 5 công ty công ty toàn cầu có
2 Bảng 3.1 Đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực (tính đến tháng 11/2014) 54
Trang 81
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phát triển và dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới Một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy toàn cầu hóa và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới là các công ty toàn cầu Hiện nay, các công ty toàn cầu đã phát triển rất nhanh, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện phần lớn (khoảng 4/5) đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoảng 2/3 trao đổi thương mại quốc tế Bên cạnh đó, các công ty toàn cầu kiểm soát 90% công nghệ và là chủ thể của nhiều dự án R&D (Nghiên cứu và triển khai) của thế giới Bởi vậy, các công ty toàn cầu luôn là đối tượng nổi bật thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, học giả, quản lý ở nhiều nước Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, các công ty toàn cầu luôn thay đổi không ngừng với diện mạo
và những biểu hiện mới Do tầm quan trọng, khả năng có thể tác động và điều chỉnh chính sách cũng như sự phát triển kinh tế của nhiều nước, của xu hướng phát triển chung của thế giới nên bất cứ một biểu hiện mới nào của các công ty toàn cầu cũng trở thành sự quan tâm lớn cho các nước, không chỉ nước sở tại mà cả các nước có chi nhánh của nó Vì vậy, việc nhận biết những biểu hiện mới của các công ty toàn cầu là
vô cùng cần thiết đối với các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt
Nam Chính vì lý do đó, nhóm đã chọn đề tài “Những biểu hiện mới của các công ty
toàn cầu”
Để tìm hiểu rõ về những biểu hiện mới của công ty toàn cầu, nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài theo bố cục ba chương :
- Chương 1: "Tổng quan về công ty toàn cầu" Ở chương này, các khái
niệm liên quan đến công ty toàn cầu sẽ được nêu ra Chương 1 cũng sẽ nêu tóm tắt đặc điểm, sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu từ
đó tìm ra những nhân tố dẫn đến những biểu hiện mới của công ty toàn cầu
Trang 92
- Chương 2: "Những biểu hiện mới của công ty toàn cầu" Ở chương này
nhóm sẽ tập trung trình bày những biểu hiện mới của công ty toàn cầu, phân tích dựa trên ba khía cạnh : nguyên nhân, biểu hiện, tác động
- Chương 3: "Những tác động và khả năng thu hút công ty toàn cầu ở Việt
Nam." Ở chương này nhóm sẽ trình bày những tác động của công ty toàn
cầu tới Việt Nam cũng như khả năng thu hút các công ty toàn cầu của Việt Nam
Trang 103
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOÀN CẦU
1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty toàn cầu
1.1.1 Khái niệm công ty toàn cầu
Khi quá trình sản xuất - kinh doanh của một công ty vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nước, thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài, thì công ty đó được gọi là công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC)
Gần đây, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: "Công ty toàn cầu bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới Công ty mẹ là công
ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước ngoài Công ty con là công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài" Có các loại công ty con dưới đây:
Phụ thuộc (Subsidiary): Chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty Họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty
Liên kết ( Associate) Chủ đầu tư chiếm 10% tài sản công ty nhưng chưa đủ tỷ lệ
sở hữu để có quyền hạn như công ty phụ thuộc
Chi nhánh (Branch): Công ty hoạt động ở nước ngoài với 100% tài sản sở hữu của công ty mẹ.”
Các doanh nghiệp toàn cầu là công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, các chiến lược kinh doanh và những tư duy hành động của nó đều hướng ra toàn Thế Giới (World-Orientation) - Đây là một xu thế và là mục tiêu của các công ty lớn hiện nay trong điều kiện quá trình quốc tế hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc Công ty toàn cầu tiếp thị sản phẩm của mình thông qua việc sử dụng phối hợp cùng một hình ảnh
Trang 114
hoặc thương hiệu trong tất cả các thị trường
Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia mở cửa thu hút công ty toàn cầu, các hoạt động của công ty toàn cầu không còn giới hạn ở một số lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu, bởi thế đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu Thật ra thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của công ty toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay còn
về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể
Trong các tài liệu về công ty toàn cầu, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như
“Công ty quốc tế” ( International Enterprise/ Firm), “Công ty đa quốc gia” (Multinational Corporation - MNC), "Công ty xuyên quốc gia" (Transnational Corporation - TNC) và “Công ty toàn cầu” (Global Firm) Tuy độ phổ biến và nội dung của các thuật ngữ này có phần khác nhau, nhưng về bản chất, chúng đều dùng để chỉ những công ty có quy mô lớn về tài sản, kiểm soát các hoạt động kinh doanh cũng như phạm vi hoat động ở nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu Sự khác biệt chủ yếu là ở tên gọi, phản ánh đặc điểm nổi bật của công ty toàn cầu trong từng lịch sử phát triền hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả
1.1.2 Đặc điểm của công ty toàn cầu
Một trong những đặc điểm của công ty toàn cầu chính là các chi nhánh của nó phải chịu tác động của các áp lực môi trường quan trọng như các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, các tổ chức tài chính, và nhà nước kể cả trong và ngoài nước Trong một số trường hợp, các áp lực tương tự nhau cùng hiện hữu tại nước nhà và nước khách Ví dụ, rất nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty GMC tại thị trường Hoa Kỳ thì cũng tương tự như tại thị trường Châu Âu: Ford, Chrysler, Honda, Volkswagen và Volvo
Đặc điểm thứ hai của công ty toàn cầu là các chi nhánh của chúng cùng sử dụng một nguồn lực chung, các nguồn lực này bao gồm các tài sản hữu hình, sáng chế, nhãn hiệu, thông tin và nhân lực Do các chi nhánh là một bộ phận của Công ty
Trang 12sở Một số công ty toàn cầu kết hợp cả hai phương thức này trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược, tiêu biểu cho sự kết hợp này đó là cách làm của GMC
1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu
1.2.1 Sự hình thành của công ty toàn cầu
1.2.1.1 Về mặt lý thuyết
Cho đến nay, có nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau trong sự giải thích sự ra đời và phát triển của công ty toàn cầu, tuy nhiên phần lớn đều tập trung vào một số lý thuyết cơ bản dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế Trong mục này, sẽ giải thích một số lý thuyết chủ yếu giải thích sự ra đời và phát triển của công ty toàn cầu
* Lý thuyết chu kỳ sản phẩm ( product cycle theory):
Lý thuyết chu kì sản phẩm của Vernon (1966) đã thu hút được nhiều sự chú ý của các học giả nghiên cứu về thương mại và đầu tư quốc tế Vernon đã đưa ra cách giải thích các hiện tượng này từ chu kì phát triển của sản phẩm: đổi mới (sản phẩm mới, sản xuất quy mô nhỏ), tăng trưởng (sản xuất hàng loạt), mức bão hòa và bước vào giai đoạn suy thoái
Trên cơ sở các giả định của lý thuyết Hechkcher - Ohlin, Vernon đã loại bỏ giả định không có sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước và thêm vào giả định
Trang 136
đổi mới công nghệ dẫn đến các sản phẩm mới Các sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao nếu được sản xuất hàng loạt với tay nghề giỏi Các yếu tố này chỉ có sẵn trong các nước công nghiệp có nhiều vốn; sản phẩm và phương pháp chế tạo nó phải được thương mại hóa Giai đoạn đổi mới chỉ diễn ra ở các nước phát triển như Mỹ do có điều kiện cho nghiên cứu và triển khai (R&D) và có khả năng thực hiện sản xuất với khối lượng lớn Đồng thời, cũng chỉ ở những nước này thì kĩ thuật sản xuất tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn mới phát huy được hiệu quả sử dụng Nhờ có lợi thế này, sản phẩm được sản xuất hàng loạt với giá thành hạ, nhưng cũng nhanh chóng đạt tới mức bão hòa Để tránh tình trạng suy thoái và tiếp tục khai thác hiệu quả sản xuất theo quy mô, công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, tuy nhiên các hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn bởi hàng rào thuế quan và các hạn chế thương mại của các chính phủ Do đó công ty đã di chuyển sản xuất ra nước ngoài để vượt qua những trở ngại và quá trình này đã hình thành nên công ty toàn cầu
Tuy nhiên lý thuyết chu kì sản phẩm của Vernon cũng bộc lộ nhiều hạn chế như chưa nhìn thấy vai trò của chính phủ trong việc tạo ra các động lực thúc đẩy công
ty đầu tư ra nước ngoài (hạn chế này được chính ông bổ sung trong những năm 1977 và 1979); việc giải thích sự hình thành của công ty toàn cầu mới chỉ từ một phía công
ty mà chưa tính đến các yếu tố “đẩy của môi trường kinh doanh trong nước và kéo” của môi trường đầu tư nước ngoài; chưa giải thích được nhiều hiện tượng thương mại và đầu tư quốc tế trong các ngành công nghiệp phi chế tạo (dịch vụ) và ở phạm vi toàn cầu
Phát triển lý thuyết chu kỳ sản phẩm, năm 1969, Akamatsu đã xây dựng lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp để giải thích nguyên nhân của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu giải thích khá rõ hiện tượng mở rộng mạnh mẽ mạng lưới sản xuất của các công ty Nhật Bản trong khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á vào những năm cuối thập kỷ 60 Có thể nói lý thuyết này được áp dụng khá phổ biến trong việc giải thích sự hình thành công ty toàn cầu
Trang 147
của Nhật Bản và của các nước công nhiệp hóa, công nghiệp hóa muộn
* Lý thuyết nội vi hóa (internalization theory):
Vào những năm 1970, lý thuyết nội vi hóa của Bukley và Casson đã được sử dụng như là lý thuyết chính thống lúc bấy giờ để giải thích sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu (Jenkins, 1987) Giả định cơ bản của lý thuyết này là có sự không hoàn hảo của thị trường Nếu tất cả các thị trường đều là hoàn hảo thì không có động cơ thúc đẩy các công ty khai thác lợi thế của chúng ở các khu vực thị trường khác nhau Mặt khác các công ty cũng không gặp phải những bất lợi trong việc kiểm soát các chi nhánh của chúng ở nước ngoài
Theo Jenkins, tính không hoàn hảo của thị trường được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như cạnh tranh độc quyền bán và mua; can thiệp của chính phủ vào các hoạt động của thị trường thông qua các hàng rào thuế quan; đặc điểm khó kiểm soát và áp dụng các yếu tố sản xuất như công nghệ, kỹ thuật quản lý, kiến thức marketing… Sự khuyết tật của thi trường đã tạo ra cơ hội cho các công ty thực hiên giá cả độc quyền mua và bán ở những thị trường chúng có lợi thế về quy mô Những công ty có quy mô lớn thường có các lợi thế về hiệu quả cao, chi phối được giá cả thị trường, dễ dàng thắng được các đối thủ cạnh tranh có quy mô vừa và nhỏ Việc khai thác lợi thế này là động lực thúc đẩy các công ty mở rộng đầu tư ra nước ngoài , nhờ đó hình thành Công ty toàn cầu
Một cách khác để giải thích sự hình thành công ty toàn cầu là từ những ảnh hưởng của rào cản thương mại Các rào cản thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu đã buộc các công ty phải chuyển các yếu tố sản xuất như vốn công nghệ, kỹ thuật quản lý,… sang nước này Thay bằng xuất khẩu hàng hóa trực tiếp, các công ty
di chuyển cơ sở sản xuất của chúng ra nước ngoài Quá trình này đã tạo ra mạng lưới sản xuất quốc tế và hình thành nên Công ty toàn cầu Bên cạnh đó, tỷ lệ chênh lệch thuế quan giữa các nước tạo động lực cho các công ty thực hiện giá chuyển giao hay đặc tính khó kiểm soát của các yếu tố sản xuất là nguyên nhân khiến các công ty
Trang 158
mở chinhánh ở các nước để chuyển giao trực tiếp các yếu tố này trong nội bộ các công ty chi nhánh của chúng đề phòng việc bị bắt chước, mất bản quyền vào tay đối thủ đây cũng là con đường hình thành công ty toàn cầu
* Lý thuyết chiết trung (eclectic theory):
Trên cơ sở các quan điểm lý thuyết còn nhiều tranh luận, Dunning đã tổng hợp lại, có tính “chiết trung” để đưa ra cách giải thích đầy đủ hơn về sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu Theo lý thuyết chiết trung, động lực thúc đẩy công ty đầu
tư ra nước ngoài bao gồm ba điều kiện chủ yếu: lợi thế về sở hữu; lợi thế của nước chủ nhà và lợi thế nội vi hóa của công ty。
Như vậy, so với các quan điểm lý thuyết trước đó, lý thuyết của Dunning đã có nhiều tiến bộ hơn và sự tiến bộ này được thể hiện ở sự kế thừa, kết hợp và phát triển các điểm hợp lý của các lý thuyết trước đó Dù vậy, do tổng hợp nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau nên lý thuyết chiết trung còn có nhiều điểm mâu thuẫn, thiếu cụ thể và mang nặng tính chiết trung
* Các quan điểm lý thuyết khác
Theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh, M Porter đã giải thích sự hình thành của
Công ty toàn cầu từ lợi thế độc quyền về một yếu tố cụ thể (công nghệ, marketing,…) cho phép công ty chiến thắng đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài, nhờ đó đã thúc đẩy họ đầu tư ra nước ngoài Sự can thiệp của chính phủ có thể làm thay đổi lợi thế cạnh tranh của công ty, vì thế làm tăng hoặc giảm động lực đầu tư ra nước ngoài của công
ty Lý thuyết này đã phân tích lợi thế cạnh tranh của công ty không chỉ từ trao đổi nội
bộ mà còn cả trao đổi ngoài công ty, thâm chí ngay cả những công ty đối thủ cạnh tranh của nhau Do đó, lý thuyết của M Porter đã giả thích được hiện tượng đầu tư ra nước ngoài không chỉ trong phạm vi một công ty mà còn cả phạm vi một ngành công nghiệp và trong bất kỳ thị trường nào mà nó có lợi thế cạnh tranh
Trên quan điểm lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo của Robinson, Hymer đã
Trang 169
phát triển để giải thích sự hình thành của FDI Hymer cho rằng, lợi thế cạnh tranh độc quyền đã cho phép công ty đạt được lợi nhuận trên mức trung bình nếu họ đầu tư ở nước ngoài Thị trường không hoàn hảo đã tạo cơ hội cho công ty khai thác các lợi thế độc quyền (chủ yếu về công nghệ và hiệu quả kinh tế theo quy mô) ở bất kì nơi nào dù
có hay không sự can thiệp của chính phủ
Macdougall- Kemp bằng cách sử dụng lý thuyết đầu tư nước ngoài thông qua
mô hình di chuyển vốn quốc tế đã chứng minh rằng việc xuất hiện đầu tư nước ngoài
là do sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn giữa các nước là nguyên nhân hình thành Công ty toàn cầu
Nguyên nhân di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế còn được giải thích bởi lý
thuyết phân tán rủi ro Lý thuyết này giải thích rằng các nhà đầu tư không chỉ quan
tâm đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn (lãi suất cao) mà cón phải chú ý đến mức độ rủi ro trong từng hạng mục đầu tư cụ thể (D Salvatore, 1993) Vì lãi suất của các cổ phiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp nên để tránh tình trạng phá sản, các nhà đầu tư không muốn bỏ hết vốn của mình vào một hạng mục đầu tư ở một thị trường nội địa Bởi thế họ quyết định giành một phần tài sản của mình để mua cổ phiếu, trái khoán,… ở thị trường nước ngoài
Một hướng tiếp cận khác giải thích nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế từ
quan điểm lý thuyết xuất khẩu tư bản của Lenin Trên cơ sở quy luật giá trị thặng dư,
V Lenin đã cho rằng việc xuất khẩu giá trị nhằm thu được giá trị thặng dư ở bên ngoài biên giới quốc gia đã trở thành một đặc trưng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn độc quyền – chủ nghĩa đế quốc Điển hình của chủ ngĩa tư bản
cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hóa Điển hình của chủ nghĩa tư bản mới, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị, là xuất khẩu tư bản
Ngoài ra, nguyên nhân của đầu tư nước ngoài còn được giải thích trong lý
thuyết địa điểm công nghiệp là do công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài cho gần
Trang 1710
nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ để giảm bớt chi phí vận tải, nhờ đó giảm giá thành sản phẩm (R Vernon, 1974) Một số quan điểm lý thuyết khác như Krugman, năm hình thái phát triển của đầu tư quốc tế (Dunning và Narula, 1996),… đã giải thích nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế từ mục đích khai thác hiệu quả của vốn đầu tư, trong đó chủ yếu nhờ có sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ
mô của các nước tham gia đầu tư
1.2.1.2 Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, do tích tụ tư bản và tập trung sản xuất,
Sự ra đời của công ty toàn cầu trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN Các công ty toàn cầu là hình thức phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa Các công ty toàn cầu ra đời và phát triển đã đem lại cho CNTB một hình thức tổ chức sản xuất mới, phản ánh sự thích ứng giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất TBCN ở tầm vĩ mô Chúng là kết quả của quá trình cạnh tranh, tập trung tư bản và sản xuất không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của CNTB, trong đó Tây Âu chính là nơi sớm ra đời phương thức sản xuất CNTB với các chế độ xí nghiệp TBCN - phôi thai của các công ty toàn cầu hiện nay
Tích tụ và tập trung sản xuất tất yếu dấn đến sự hình thành các Công ty toàn cầu Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến 2 xu hướng Một là, các nhà
tư bản với trình độ kỹ thuật cao và lực lượng kinh tế mạnh sẽ thôn tính các nhà tư bản nhỏ bị thua lỗ phá sản, làm cho quy mô sản xuất và quy mô tư bản ngày càng mở rộng Hai là, cuộc cạnh tranh gay gắt sẽ nảy sinh xu hướng các đối thủ cạnh tranh phải liên hiệp với nhau, góp vốn để sản xuất kinh doanh chung Khi tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh thì số lượng tư bản trong tay địa chủ sẽ tăng và địa chủ tái sử dụng đồng vốn này vào công tác nghiên cứu các loại hình đầu tư sản xuất, mua sắm các trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng các yếu tố đầu vào từ
Trang 1811
đó khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và thu được lợi nhuận tăng Hệ quả tất yếu của việc quay vòng vốn tiếp tục mở rộng quy mô và bành trướng mình ra thế giới dẫn đến sự hình thành Công ty toàn cầu Theo Mác và Anghen dự đoán: tích
tụ và tập trung sản xuất tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp có quy
mô lớn Đó cũng chính là nguyên nhân hình thành các công ty độc quyền trước đây, cùng với nó là sự hình thành thị trường thế giới một cách nhanh chóng và rộng lớn
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển phương pháp sản xuất tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội giúp quá trình bành trường một cách nhanh chóng Khi mà sản lượng của một ngành hay một số ngành ở một số khu vực không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó mà còn đáp ứng cho buôn bán giao lưu giữa các vùng rồi tiến dần tới giao lưu quốc tế Tức là tín dụng đã cung cấp tiền cho các gia đình, xí nghiệp, công ty nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng và năng suất Khi đã có hàng hóa để xuất khẩu thì tất yếu hình thành thị trường buôn bán thế giới Đây là cơ sở để hình thành các công ty toàn cầu sau này
Quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền mang nhiều dấu ấn của thời đại cách mạng khoa học và công nghệ Sự liên kết giữa các xí nghiệp lớn dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, trong đó lĩnh vực du lịch, ngân hang được các tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng quyền lực Tình hình đó dẫn đếnsự tập trung tư bản, tập trung sản xuất kinh doanh hết sức to lớn
Tóm lại, tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài chính là nguyên nhân sâu
xa dẫn đến việc hình thành các Công ty toàn cầu, bởi đó chính là quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho sự bành trướng, giúp cho các tập đoàn tư bản có khả năng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thực hiện việc đầu tư vào các nước dưới nhiều hình thức và thu được lợi nhuận cao
Thứ hai, kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật,
Từ thập kỷ 1960 trở lại đây, công ty toàn cầu đã phát triển nhanh chóng dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ Cách mạng khoa học- kĩ
Trang 1912
thuật có tác động to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải… Thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng tạo nên mạng lưới thông tin giúp cho nhà đầu tư quản lý từ xa mọi việc ở các công ty con Nó còn có tác dụng to lớn đối với công tác quản lý tính toán để đưa ra các sách lược kịp thời và chính xác Còn về giao thông vận tải thì tạo ra nhiều loại hình giao thông khác trước đây, có thể vận tải cả bằng tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… Những con đường giao thông nối liền các vùng, các quốc gia với nhau thuận lợi cho giao lưu buôn bán và đi thực tế của những nhà quản lý, thăm dò thị trường và khả năng đáp ứng của thị trường cao hơn trước Đây là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình bành trướng của các công ty độc quyền nhanh hơn và hiệu quả hơn
Thứ ba, tận dụng các điều kiện thuận lợi từ nước ngoài
Thông qua chi nhánh của mình ở nước ngoài để tận dụng những điều kiện thuận lợi của nước chủ nhà như: nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, nguyên nhiên vật liệu nhiều, được hưởng nhiều chính sánh ưu đãi của chính phủ (tránh được thuế nhập khẩu, chi phí thuê rẻ…) Do vậy hàng hóa họ sản xuất ra có được những ưu thế cạnh tranh hơn hẳn so với hàng hóa của công ty khác, đảm bảo các công ty này có thể đầu tư lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao và lớn mạnh một cách nhanh chóng
Thứ tư, sau chiến tranh Thế Giới thứ hai đã ra đời hàng loạt các quốc gia độc lập làm phá sản chủ nghĩa tư bản kiểu cũ
Song về kinh tế họ lại gặp nhiều khó khăn lớn Nhờ đó các nhà tư bản đã lợi dụng điểm yếu này để nhanh chóng thâm nhập vào nên kinh tế của nước này thông qua công ty toàn cầu Song mục đích của họ không chỉ nhằm vào kinh tế mà còn nhằm vào chính trị
1.2.2 Sự phát triển của công ty toàn cầu
* Các giai đoạn phát triển:
Trang 20 Năm 1970: có 7000 công ty toàn cầu với 27000 chi nhánh
Năm 1980: có 12000 công ty toàn cầu với 132000 chi nhánh
Năm 1990 có 50 000 công ty toàn cầu với 650000 chi nhánh
Đầu thế kỷ XXI có hơn 70 000 công ty toàn cầu với 850 000 chi nhánh
Số lượng các công ty toàn cầu đã ra tăng nhanh chóng và phát triển ngày càng mạnh mẽ qua các giai đoạn Nhận thấy các công ty toàn cầu đang trở thành một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chugn và nền kinh tế của từng nước nói riêng
* Sự phát triển về chất:
Công ty toàn cầu giờ đây đã vượt xa quy mô của các liên minh độc quyền truyền thống, ngày nay công ty toàn cầu là những đế chế kinh tế toàn cầu siêu mạnh, thâu tóm mọi lĩnh vực từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và kể cả là nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng công nghệ mới Với tiềm lực tài chính hùng hậu của mình công ty toàn cầu luôn sẵn sàng đi đầu trong việc làm cái mới, và do đó lợi
Trang 21và tài sản nước ngoài bị đình trệ, trong khi đó việc làm và tài sản trong nước tăng tương ứng là 6,8% và 5% Những con số này phản ánh cả một sự thay đổi trong chiến lược của 100 công ty toàn cầu hàng đầu khi họ dường như tập trung hơn vào sản xuất trong nước Trong năm 2012, một số công ty toàn cầu có giảm đáng kể tài sản của họ (cả tổng số và nước ngoài), trượt ra khỏi danh sách 100 toàn cầu Công ty toàn cầu (ví
dụ Bayer AG, Nokia OYJ và ThyssenKrupp AG) Một số công ty khác được xếp hạng
từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi (ví dụ Hon Hai Precision Industries, Vimpelcom Ltd, và America Mosvil SAB) Dữ liệu về các chỉ số quốc tế cho 100 công ty toàn cầu lớn nhất có trụ sở tại các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi cho thấy một nỗ lực quốc tế hóa mạnh mẽ với mức tăng mạnh tài sản và doanh số bán hàng nước ngoài Các tài sản nước ngoài của công ty toàn cầu từ các nền kinh tế này tăng 19,7% trong năm 2011
Trong năm 2011, doanh số nước ngoài tăng hơn 1/3 so với năm trước, vượt qua tốc độ tăng trưởng trong doanh số bán hàng trong nước Chỉ có duy nhất nhân tố việc làm trong nước tăng nhanh hơn việc làm nước ngoài trong năm 2011 Xu hướng này cho thấy rằng trong khi công ty toàn cầu từ các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng quốc tế hóa hoạt động của mình, cốt lõi của quá trình sản xuất Tầm quan trọng của công ty toàn cầu lớn nhất trên toàn cầu đang giảm dần Những tài sản nước ngoài của công ty toàn cầu trong năm 2011 đã giảm xuống còn
Trang 22vị thế Thị phần trong sản xuất toàn cầu gia tăng: tài sản nước ngoài tăng từ 0,8% lên 1,6% từ năm 2001 đến 2011, doanh số nước ngoài tăng từ 0,9 đến 5,9%, việc làm nước ngoài tăng từ 1% lên 8%
* Các loại hình phát triển công ty toàn cầu
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các công ty toàn cầu, tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì các phân loại phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo trình độ phát triển, là sự thay đổi về hình thức sở hữu tư bản của các công ty toàn cầu:
Cartel: loại hình liên kết giữa các công ty độc quyền trong cùng một ngành, có thể cùng nhau ký hiệp định lập ra thị trường tiêu thụ, xác định giá cả hàng hóa và số lượng bán ra nhằm mục tiêu hạn chế cạnh tranh, phân chia lợi ích cụ thế
Ví dụ: OPEC (tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) là một loại Cartel có quy
mô quốc tế, các thành viên OPEC thường thỏa thuận với nhau về số lượng dầu cung cấp và giá bán trên thế giới Các công ty này về mặt phá lý là những công ty độc lập trong sản xuất cũng như thương mại
Syndicate: cũng là loại hình liên kết giữa các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, các bên cùng ký hiệp định liên quan đến việc mua nguyên vật liệu vs giá thấp, bán sản phẩm vs giá cao Các xí nghiệp vẫn độc lập về sản xuất nhưng không còn độc lập về thương mại Một điều chú ý là rất nhiều Syndicate là do Cartel phát triển lên
Trang 2316
Trust: loại hình mà các xí nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng hoặc ở các ngành kế cận nhau có quan hệ chặt chẽ, hợp nhất lại thành một tổ chức Các xí nghiệp sau khi đã hợp nhất không còn độc lập về mọi mặt sản xuất, thương mại và luật pháp Có 2 loại Trust cơ bản là công ty cổ phần đặc biệt (kiểm soát công ty qua việc nắm giữ cố phiếu) và công ty hợp nhất các xí nghiệp thông qua M&A (sát nhập và giải thể) (ví dụ như công ty Generator Motor Mỹ, là một trong 15 công ty toàn cầu hùng mạnh nhất thế giới năm 1987 )
Concern: là một trong những hình thức phổ biến của công ty toàn cầu hiện đại Mối liên kết giữa các xí nghiệp trong Concern chủ yếu là liên kết ngang giữa ít nhất 2 công ty lớn kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất hoặc giữa các ngành có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật Đắc điểm nổi bật của công ty toàn cầu thuộc Concern là sự thống nhất giữa tu bản sở hữu và quyền kiểm soát Hình thức kiểm soát được xác lập từ công ty
mẹ với các công ty con, cháu bằng chế độ điều hành trong hội đồng quản trị Công ty mẹ chiếm một số cổ phiếu khống chế trong các công ty nhánh Hội đồng quản trị đứng đầu các Concern, bao gồm những người có sở hữu cổ phiếu lớn nhất, tiếp theo là Hội đồng các giám đốc quản lý trực thuộc ban quản trị, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo sản xuất và kinh doanh
Conglomerate : là hình thức liên kết công ty theo chiều dọc, công ty lớn thâm nhập vào công ty, xí nghiệp của các ngành sản xuất khác không có sự ràng buộc về kỹ thuật sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu là liên hệ về tài chính Conglomerate cơ bản bành trướng và thâu tóm trên thị trường chứng khoán.Công ty mẹ thực hiện việc mua cổ phiếu của các công ty đang hoạt động tốt ở tất cả các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và thâu tóm dần Vì thế, cơ cấu ngành kinh doanh trong Conglomerate luôn biến đổi theo hướng đa dạng, hỗn hợp và cơ cấu quản lý, điều hành phải linh hoạt Ví dụ, công ty điện tín (ITT) của Mỹ từ một Trust hùng mạnh trong lĩnh vực điện thoại và viễn thông quốc
Trang 2417
tế, nay đã trở thành một Conglomerate khổng lồ do xâm nhập vào các ngành ngân hàng, bảo hiểm, khai thác đáy biển, dịch vụ, khách sạn, công nghiệp thực phẩm và báo chí
Việc phân loại các công ty toàn cầu theo các hình thức trên từ Cartel đến Conglomerate phản ánh sự giảm dần tính chất sở hữu tư nhân và sự tăng lên tính chất tập thể trong sở hữu tư bản Các công ty tư bản độc quyền vốn đã tồn tại dưới hình thức những loại hình cơ bản này ở phạm vi quốc gia, nhưng do quá trình hoạt động phát triển, chúng buộc phải vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc tế
* Thực trạng phát triển của công ty toàn cầu
- Phát triển thêm các chi nhánh
- Tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế
- Thu hút, sử dụng một cách hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp, tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI)
- Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và việc làm
- Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các công ty toàn cầu đã có sự phát triển nhanh chóng không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng Ngày nay, công ty toàn cầu không chỉ là độc quyền của các nước phát triển mà đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ngay cả ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi Sức mạnh kinh tế của công ty toàn cầu là rất lớn, thể hiện qua việc chi phối hầu hết các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ trên thế giới Đồng thời, quy mô và sức mạnh của công ty toàn cầu tiếp tục được củng cố và phát triển, nằm trong trung tâm của quá trình phát triển và làm gia tăng vai trò của công ty toàn cầu đối với các quốc gia và các quan hệ quốc tế Tuy nhiên, ngoài những sự đóng
Trang 2518
góp tích cực thì song hành với sự phát triển của công ty toàn cầu cũng là những hạn chế cần phải khắc phục
1.3 Những nhân tố tác động đến sự thay đổi của công ty toàn cầu
1.3.1 Xu hướng toàn cầu hóa
Với tác động của toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, công ty toàn cầu đã
có nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm những địa điểm mang lại lợi nhuận cao nhất Đặc biệt, với quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 cùng sự mở rộng thương mại tự do, Công ty toàn cầu đã khuếch trương mạnh mẽ về cả số lượng và quy mô hoạt động
Theo đó, các công ty này đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia, tận dụng các chính sách ưu đãi, qua đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình Sự lớn mạnh của Công ty toàn cầu cũng là một dấu hiệu chỉ rõ một sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế thế giới Khi quyền năng trong việc áp đặt các hàng rào thuế quan giảm sút, vai trò của nhà nước trong việc điều phối nền thương mại toàn cầu cũng không còn mạnh mẽ như trước đây Trong nền thương mại toàn cầu ngày càng tự do ngày nay, chính các công
ty đa quốc gia, những nhân tố chủ chốt tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế là những người nắm giữ quyền lực trong việc xác lập các quy tắc thương mại toàn cầu
1.3.2 Sự hạn chế bởi chủ nghĩa bảo hộ của một số quốc gia
Bảo hộ mậu dịch là chính sách kinh tế hạn chế thương mại giữa các quốc gia, thông qua các phương pháp như thuế quan cho hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thuế chống bán phá giá và một loạt các quy định khác của chính phủ được thiết kế để ngăn cản hàng nhập khẩu Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008, các quốc gia trong đã không ngần ngại dựng nên những hàng rào bảo hộ nhằm mục đích nâng đỡ nền sản xuất trong nước, từ đó giảm thất nghiệp và trấn an người dân
Trang 2619
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hô hào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước … Mặc dù, Mỹ khuyến khích các nước tự do hóa thương mại nhưng sẵn sàng áp dụng các chính sách bảo hộ cho ngành may mặc và da giày nội địa Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai vào Hoa Kỳ, với mức thuế phải chịu là 18% - 36% Như vậy các công ty may mặc của Việt Nam đang chịu sức ép lớn từ các chính sách này Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là thách thức khó mà Công ty toàn cầu trên toàn thế giới đang phải đối mặt Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các công ty này theo đuổi các chiến lược mới nhằm vượt qua rào cản mà các quốc gia mang lại
1.3.3 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
Khoa học - công nghệ có vai trò to lớn trong việc hình thành nền kinh tế tri thức, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều lĩnh vực sản xuất mới trong các ngành điện tử - tin học, viễn thông… Và các phương tiện thuận lợi khác cho phép Công ty toàn cầu mở rộng quy mô của mình trên phạm vi toàn cầu Cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực Công ty toàn cầu dĩ nhiên không nằm ngoài cuộc đua này
1.3.4 Các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại các nước Châu Á đã diễn ra Cuộc khủng hoảng này, ở các mức độ khác nhau, đã ảnh hưởng tới nền kinh tế thể giới bởi các nước Đông Á – Đông Nam Á chiếm khoảng 20% GDP, 23% giá trị thương mại thế giới, là một trong những khu vực vay vốn lớn Tính đến cuối năm
Trang 2720
1996, tổng số nợ là 752 tỷ USD ( không tính Nhật Bản) và tỷ lệ đầu tư so với GDP của các nước trên khoảng 30 – 35% trong những năm 1990; trong khi đó tỷ lệ này ở các khu vực khác chỉ là 15 – 20% Vì vậy, khi sự phát triển kinh tế của khu vực này bị chậm lại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước khác có quan hệ kình tế thương mại, tài chính tiền tệ với khu vực nói trên
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tồi tệ năm 2008 đã làm chậm lại việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của khoảng 82.000 công ty toàn cầu trên thế giới và 810.000 chi nhánh nước ngoài của họ - theo Báo cáo đầu tư thế giới Nhìn chung, lợi nhuận của 100 công ty toàn cầu lớn nhất thế giới đã giảm hơn 25% trong năm 2008
Hiệu ứng mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến công ty toàn cầu trong năm 2008 và đầu năm 2009 Một số các công ty toàn cầu có lợi nhuận giảm, tăng thoái vốn và buộc phải sa thải nhân viên, một số lượng lớn khác tái cơ cấu hoặc phá sản Báo cáo của UNCTAD cho thấy 85% các giám đốc điều hành kinh doanh của công ty toàn cầu lớn nhất tin rằng suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến họ phải cắt giảm các kế hoạch đầu tư Tuy nhiên, các chi nhánh nước ngoài của họ tiếp tục đánh dấu tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, chiếm khoảng 10% GDP thế giới và sử dụng khoảng 78 triệu người lao động - nhiều hơn gấp đôi tổng số lực lượng lao động của một quốc gia công nghiệp lớn như Đức
Để tiếp tục tham vọng quốc tế hóa cũng như đảm bảo sự tồn tại của chính mình, các công ty toàn cầu buộc phải hành động quyết liệt và có sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược
1.3.5 Sự cạnh tranh giữa công ty toàn cầu với nhau
Tư tưởng bành trướng trong sân chơi quốc tế là điểm chung của tất cả công ty toàn cầu Rất nhiều nhà điều hành cấp cao có chung quan điểm: trở nên lớn mạnh hơn
là cách duy nhất để cạnh tranh trong môi trường quốc tế luôn đầy khốc liệt Cuộc
Trang 2821
chiến không ngừng nghỉ giữa Pepsi và Coca Cola, hay giữa Samsung và Apple cho thấy cuộc đua gay gắt giữa các công tytoàn cầu Tạo ra mức giá thấp hơn, nhu cầu cao hơn, đạt nhiều lơi nhuận hơn, … chính là những mục tiêu mà công ty nào cũng muốn hướng tới Và để tiếp tục đứng vững trên thị trường công ty toàn cầu phải không ngừng nỗ lực cải thiện, thay đổi và phát triển
Trang 2922
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA
CÔNG TY TOÀN CẦU
2.1 Sự xuất hiện thêm hàng loạt các nước có công ty toàn cầu trong đó có cả
các nước đang phát triển
Sự xuất hiện các công ty toàn cầu không phải là một hiện tượng mới mẻ Ví dụ: những công ty như Công ty Đông Ấn Anh Quốc hay Đông Ấn Hà Lan bắt đầu hoạt động trên phạm vi quốc tế trong thời kỳ diễn ra làn sóng thực dân hóa đầu tiên cách đây hơn 300 năm Tuy nhiên, bản chất của các công ty toàn cầu đã thay đổi rất nhiều trong những thế kỷ qua Cuộc Cách mạng công nghiệp và công nghệ thông tin cùng các biện pháp quản lý mới đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này Đặc biệt với quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai cùng sự mở rộng thương mại tự do, các công ty đa xuyên gia đã khuếch trương mạnh mẽ về số lượng và quy mô hoạt động
2.1.1 Nguyên nhân
Thứ nhất, các quốc gia đang phát triển đã có những bước đi đúng đắn trong
những chính sách phát triển của mình làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và dần ổn định theo chiều hướng tích cực Nhiều nền kinh kế có sự phát triển ấn tượng đến mức được gọi là kỳ tích tiêu biêt nhất là tại Hàn Quốc Báo cáo của ADB đánh giá các biện pháp ổn định đầu tư đã giúp Trung Quốc đảm bảo đà tăng trưởng cho nền kinh tế Đối với Ấn Độ, báo cáo cho rằng chính phủ mới tại New Delhi sẽ theo đuổi các chương trình cải cách để "khai phá" những tiềm năng lớn của quốc gia đông dân hàng đầu thế giới này Về kinh tế các nước Đông Nam Á, báo cáo của ADB nhấn mạnh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của những quốc gia khu vực sẽ tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tới
Trang 3023
Thứ hai, do tính hội nhập toàn cầu, các nước có cơ hội lớn trong việc học tập
tiếp thu và thừa hưởng những thành tựu khoa học công nghệ cũng như sự viện trợ đầu
tư của các nước khác và đặc biệt từ những nước đang phát triển Phát triển khoa học kỹ thuật cũng có nhiều tác động tích cực tới lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải Điều này cũng giúp cho quá trinh hình thành các công ty toàn cầu trở nên mạnh mẽ hơn Trong lĩnh vực thông tin liên lạc, mạng lưới thông tin giúp cho nhà đầu
tư quản lý từ xa mọi việc ở các công ty con Nó còn có tác dụng to lớn đối với công tác quản lý tính toán để đưa ra các sách lược kịp thời và chính xác Còn về giao thông vận tải thì tạo ra nhiều loại hình thức giao thông khác trước đây và cụ thể như bây giờ
có thể vận tải cả bằng tàu hỏa, máy bay, tàu thủy Rồi các con đường giao thông nối liền các vùng các quốc gia với nhau thuận lợi cho giao lưu buôn bán và đi thực tế của những nhà quản lý, sự thăm dò thi trường và khả năng đáp ứng thị trường cao hơn trước đây nhiều lần Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sự bành trướng của các công ty toàn cầu ở những nước đang phát triển mà còn tác động không hề nhỏ đối với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các công ty toàn cầu ở các quốc gia đang phát triển
Ngoài ra, còn có rất nhiều các nguyên nhân liên quan khác tới sự phát triển của các công ty toàn cầu, không thể không kể đến yếu tố tối đa hóa lợi nhuận Tất cả các công ty khi phát triển tới mức độ nhất định đều có xu hướng tiến ra môi trường quốc tế bởi quá trình tích tụ và tâp trung sản xuất tư bản Khi tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh thì số tư bản trong tay bọn chủ sẽ tăng và chúng sử dụng đồng vốn này vào công tác nghiên cứu các loại hình đầu tư sản xuất mua sắm các trang thiết bị
mở rộng quy mô sản xuất tăng khối lượng đầu vào từ đó khối lượng hàng hoá sản xuất
ra ngày càng nhiều và thu được lợi tăng từ đó chúng lại quay vòng vốn để tiếp tục mở rông quy mô và sự bành trướng của mình ra thế giới điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các công ty toàn cầu Theo Mác và Anghen đã dự đoán rằng: khi mà tích
tụ và tập trung sản xuất tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp có quy
mô lớn Đó cũng chính là nguyên nhân hình thành các công ty độc quyền trước đây,
Trang 312.1.2 Biểu hiện
Năm 1970, theo thống kê của Liên hợp quốc xác định rằng, trong tổng số 7000 Công ty toàn cầu lớn nhất thì trên một nửa là của Anh và Mĩ Từ cuối những năm 80, chủ thể đầu tư dần dần chuyển đến Nhật Bản, Đức, Thụy Sĩ và các nước Tây Âu Về sau có 4 con rồng châu Á nổi lên và sự phát triển nhanh chóng của 1 loạt nước đang phát triển, công ty toàn cầu cũng xuất hiện ở các nước này Quá trình phân bố toàn cầu của các công ty toàn cầu vẫn đang tiếp tục diễn ra Vào năm 2005 đã có 2000 công ty toàn cầu của hơn 100 nước đang phát triển Sự có mặt của công ty toàn cầu ở các nước đang phát triển và các khu vực đã kết thúc lịch sử lưu động một cách đơn hướng của vốn tư bản quốc tế đống thời đã xuất hiện sự đầu tư nhiều chiều với nhiều tầng nấc đan xen Điều này chẳng những thúc đẩy sản xuất và quan hệ quốc tế, mà còn mở ra một không gian rộng lớn cho sự phát triển của công ty toàn cầu trên toàn thế giới
Theo số liệu của UNCTAD, năm 2010, toàn thế giới đã có 103.786 công ty toàn cầu mẹ và 892.114 công ty toàn cầu con (chi nhánh của các công ty mẹ) Chúng hoạt động hầu như khắp nơi trên thế giới và trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân
Trang 3225
Trong số 103.786 công ty toàn cầu mẹ trên toàn thế giới, các nền kinh tế phát triển có 73.144 công ty toàn cầu mẹ Trong đó, Liên minh Châu Âu có 47.455 công ty toàn cầu mẹ, Mỹ có 9.692 công ty toàn cầu mẹ, Nhật Bản có 4543 công ty toàn cầu mẹ, các nước phát triển còn lại có 11.454 công ty toàn cầu mẹ Các nước đang phát triển
có 30.209 công ty mẹ, trong đó Châu Phi có 621 công ty mẹ, Châu Mỹ La tinh và Caribe có 4.406 công ty mẹ; các nước đang phát triển Châu Âu (Đông Nam châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập CIS) có 433 công ty mẹ, các nước Nam, Đông, Đông Nam Á có 24.242 công ty mẹ (Trung Quốc có 379 công ty mẹ vào năm 1997
đã tăng lên 12.000 công ty mẹ tính đến năm 2010, Hồng Kông có 6592 công ty mẹ, Hàn Quốc có 1096 công ty mẹ ), Tây Á có 602 công ty mẹ
Hình 2.1: Tổng số công ty mẹ và chi nhánh giai đoạn 1970 – 2010 trên thế giới
Số công ty con
Trang 3326
lại những tác động tích cực mà còn gây ra cả những tác động tiêu cực
Công ty toàn cầu không chỉ có khả năng giúp hiện đại hoá một ngành kinh tế mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nước, tác động tích cực đến hoạt động thương mại đầu tư chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực và có nhiều đóng góp cho xã hội
Các công ty toàn cầu được ví như những cỗ máy cung cấp động lực phát triển kinh tế cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, thông qua nguồn vốn, công nghệ hay kỹ năng quản lý, thông qua các nhà máy và các dự án lớn, các công ty toàn cầu được cho là góp phần tạo ra công ăn việc làm, gia tăng tổng thu nhập quốc nội, cũng như góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý của các nước đang phát triển Thông qua hoạt động của mình, các công ty toàn cầu cũng có thể giúp các quốc gia thay đổi cơ cấu nền kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và qua đó hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu Trên bình diện quốc tế, các công ty toàn cầu cũng được ca ngợi là những người tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, là một lực lượng giúp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quan hệ quốc tế và là một trong những nguồn hi vọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở các nước thuộc Thế giới thứ ba
Một lợi ích khác của công ty toàn cầu đối với nền kinh tế là nó giúp thúc đẩy một nền văn hóa kinh doanh của năng lực cạnh tranh, chất lượng và hiệu quả
Sự hình thành nhiều công ty toàn cầu cũng thúc đẩy quá trình nghiên cứu và triển khai phát triển khoa học công nghệ
Tuy nhiên, quyền lực của các công ty toàn cầu còn thể hiện ở chỗ chúng rất khó kiểm soát Do hoạt động xuyên biên giới, các quy định pháp luật ở cấp độ quốc gia thường không đủ để điều chỉnh hành vi của các công ty toàn cầu Vấn đề này còn nảy sinh từ thực tế rằng việc điều phối pháp luật ở cấp độ quốc tế còn rất yếu và rất khó đảm bảo thực thi Chính vì vậy mặc dù các công ty toàn cầu đóng vai trò quan
Trang 3427
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển toàn cầu Việc hình thành với tốc
độ nhanh và mạnh mẽ của các công ty toàn cầu khiến cho chính phủ bị hạn chế quyền kiểm soát được các hoạt động và hành vi của nó
Các nhà chỉ trích cho rằng các công ty toàn cầu là những kẻ xâm hại quyền con người, gây ô nhiễm môi trường, và trong nhiều trường hợp còn tham gia các hoạt động phạm pháp gây ra thâm hụt vô cùng nghiêm trọng
Hơn nữa, vì sự hỗ trợ phát triển các công ty toàn cầu mà các chính phủ cũng đang vấp phải nhiều khó khăn và thách thức cần phải vượt qua Những khó khăn đó liên quan đến vấn đề loại bỏ hàng rào phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách cạnh tranh, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ và thu hẹp khoảng cách phát triển
2.2 Toàn cầu hóa chiến lược kinh doanh
2.2.1 Nguyên nhân
Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, muốn giành được ưu thế trong cạnh tranh và lợi nhuận cao nhất, công ty toàn cầu phải gắn liền hoạt động kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới, đồng thời coi thị trường thế giới là một chỉnh thể để lưu thông, tiến hành đầu tư, sản xuất và buôn bán ở khắp các nơi trên thế giới, tổ chức sự phân công quốc tế trong nội bộ và các bộ phận bên ngoài của công ty, đặt ra chiến lược kinh doanh mang tính toàn cầu
2.2.2 Biểu hiện
Một số công ty toàn cầu đã hình thành mối quan hệ nhiều tầng lớp trong nội bộ công ty, như quyền hạn và chức năng của công ty mẹ và công ty con ở nước ngoài,
Trang 3528
phương thức phân phối, phương thức độc quyền, hoặc phương thức mang tính thỏa thuận…, mà cái đó đều cần dựa vào việc phát huy hiệu quả của mạng lưới thông tin toàn cầu được lập ra trong nội bộ công ty
Do chiến lược kinh doanh toàn cầu hóa, công ty toàn cầu không bị các đường biên giới quốc gia hạn chế, mà coi thế giới là thị trường sản xuất và thị trường tiêu thụ của mình, đồng thời xác định việc sử dụng nhân lực, kỹ thuật, vốn và tài nguyên thiên nhiên sao cho có hiệu quả để cung cấp cho thị trường những hàng hóa tốt nhất Điều này không những thúc đẩy các công ty mẹ và các công ty con cùng tăng trưởng, mà còn làm cho trong rất nhiều lĩnh vực có sự xuất hiện của những cái hoàn toàn cái mới
có tác động thúc đẩy phát triển, nhất là về kỹ thuật cao cấp mới, thiết kế, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Ví dụ: Công ty toàn cầu chuyên sản xuất ô tô có hàng loạt các nhà máy sản xuất các phụ tùng, linh kiện ở nhiều nước khác nhau Những nhà máy này cung cấp phụ tùng và linh kiện lắp ráp cho nhau Chúng đều có cơ sở nghiên cứu để sáng tạo ra những phụ tùng mới mà mình được phân công Những thành quả của nghiên cứu đều
do công ty mẹ giám định thống nhất, quy định ngày tháng đi vào sản xuất, điều này đã làm cho việc phân công chuyên môn hóa đạt được trình độ rất cao Điển hình là Toyota, các công ty con của Toyota được tổ chức theo chuyên môn hóa sản xuất Mỗi đơn vị tập trung vào sản xuất chỉ một vài linh kiện, mà nó làm hiệu quả nhất Cụ thể,
vỏ xe ô tô có thể được sản xuất bởi Toyota Motor Malaysia; lốp xe được cung cấp bởi Toyota Motor Thailand…, tuân theo cùng một tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn Toyota
Và những thiết bị này được xuất khẩu tới các công ty con khác để rồi được lắp ráp lại thành sản phẩm của những dòng xe Toyota bán đi trên khắp các thị trường thế giới Sự phối hợp như vậy rõ ràng là có hiệu quả hơn so với việc mỗi đơn vị của Toyota tự sản xuất ra mọi thiết bị mà nó cần
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới các khoản buôn bán trong nội bộ các công ty toàn cầu đã chiếm khoảng hơn một nửa mậu dịch quốc tế
Trang 3629
2.2.3 Tác động
Với việc toàn cầu hóa chiến lược kinh doanh, các công ty toàn cầu đã góp phần đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trên thế giới và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia Ngoài ra chiến lược này cũng giúp các công ty toàn cầu giảm thiểu được chi phí, thuận tiện cho việc quản lý và tạo dựng được hình ảnh đồng bộ trên toàn thế giới
2.3 Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư
2.3.1 Mở rộng đầu tư vào các nước đang phát triển đặc biệt là ở châu Á
2.3.1.1 Nguyên nhân
Châu Á có xu hướng thu hút một lượng khá lớn của FDI do yếu tố địa lý thuận lợi, lực lượng lao động giá rẻ và cải thiện cơ sở hạ tầng Khả năng thực thi hợp đồng hiệu quả, cho phép tuyển dụng nước ngoài cao và tận hưởng sự ổn định chính trị cũng thu hút các công ty này Những yếu tố này đã giúp các 19 công ty nước ngoài mở rộng các kênh thị trường của họ, tiếp cận công nghệ mới, và giảm chi phí Đồng thời, FDI đã được chứng minh là ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế hơn so với các hình thức đầu tư khác Mặc dù suy thoái kinh tế, một số chính phủ ở châu Á đã thực hiện một loạt các cải cách kinh tế và chính sách toàn diện nhằm thu hút FDI
2.3.1.2 Biểu hiện
Các nước đang phát triển đang là các nước đi đầu trong việc thu hút FDI Hiện nay, nguồn FDI có xu hướng cao chảy vào các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển Năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử FDI dành cho các nước đang phát triển lớn hơn mức FDI đầu tư cho các nước phát triển, chiếm 52% tổng FDI toàn cầu, ứng với 703 tỷ USD, nhiều hơn FDI cho các nước phát triển 142 tỷ USD