TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---***--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-*** -
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ Ở CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Sinh viên thực hiện : Bùi Lê Thủy Ninh
Giáo viên hướng dẫn : ThS Lương Thị Ngọc Oanh
Hà Nội – Tháng 11/2007
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Em cũng xin cảm ơn các cán bộ của công ty Gang Thép Thái Nguyên đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình viết khoá luận Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
sâu sắc nhất tới ThS Lương Thị Ngọc Oanh, người đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Với thời gian và vốn kiến thức còn hạn hẹp, trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận này chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo,
cô giáo và các bạn độc giả quan tâm
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2007
Sinh viên
Bùi Lê Thủy Ninh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3
I KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH 3
1 CẠNH TRANH 3
2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6
2.1 KHÁI NIỆM 6
2.2 CÁC CẤP ĐỘ CỦA NĂNG LỰC CẠNH TRANH 8
II CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 10
1 NĂNG LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ 10
1.1 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 10
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 11
1.3 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 11
2 NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 12
2.1 NGUỒN VỐN 12
2.2 NGUỒN NHÂN LỰC 13
2.3 TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ 13
3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 14
3.1 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 15
3.2 GIÁ CẢ 15
3.3 CÁC YẾU TỐ KHÁC 15
4 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 15
5 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH 16
6 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN 16
7 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 17
Trang 4III CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP 17
1 THỊ PHẦN 18
2 DANH TIẾNG, UY TÍN 18
IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP 19
1 NGUỒN CUNG ỨNG ĐẦU VÀO 19
2 NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM 19
3 MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH 20
4 CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CÓ LIÊN QUAN 20
5 NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA 20
V NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 21
1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 21
2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 22
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 25
I KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP VIỆT NAM 25
II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 27
III THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 29
1 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 29
1.1 NĂNG LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ 29
Trang 51.1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 29
1.1.2 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 30
1.1.3 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 30
1.2 NGUỒN LỰC CỦA TISCO 32
1.2.1 NGUỒN VỐN 32
1.2.2 NGUỒN NHÂN LỰC 33
1.2.3 CÔNG NGHỆ 34
1.3 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 36
1.3.1 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 36
1.3.2 GIÁ CẢ 37
1.3.3 CÁC YẾU TỐ KHÁC 39
1.4 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 40
1.5 CHI PHÍ SẢN XUẤT 41
1.6 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN 43
1.7 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 44
2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TISCO 46
2.1 THỊ PHẦN CÔNG TY 46
2.2 DANH TIẾNG, UY TÍN CÔNG TY 47
3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 48
3.1 TÌNH HÌNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO 48
3.2 NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM THÉP 49
3.3 MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH THÉP 50
3.4 CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ 51
3.5 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM 52
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 54
I GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NỘI TẠI CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 54
1 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ 54
Trang 62 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGUỒN NHÂN LỰC 58
2.1 LẬP KẾ HOẠCH DÀI HẠN VỀ NHÂN LỰC 58
2.2 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC 58
2.3 XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ CÁC CẤP DƯỚI 60
3 ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 60
3.1 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 60
3.2 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN R&D 62
4 GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH 62
4.1 QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO 63
4.2 KHÂU SẢN XUẤT 64
4.3 KHÂU QUẢN LÝ VẬT TƯ 64
4.4 KHÂU LƯU THÔNG PHÂN PHỐI VÀ TIẾP THỊ SẢN PHẨM 65
4.5 KHÂU QUẢN LÝ 66
5 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC MARKETING 66
5.1 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 66
5.2 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG 67
5.3 CÔNG TÁC QUẢNG CÁO, XÚC TIẾN BÁN HÀNG 68
II GIẢI PHÁP VĨ MÔ NHẰM HỖ TRỢ TISCO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 69
1 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC 69
2 TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ TÀI CHÍNH 71
3 THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 73
4 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 81
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean
APO Tổ chức năng suất Châu Á
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
MFN Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc
NSLĐ Năng suất lao động
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
R&D Nghiên cứu và phát triển
VSA Hiệp hội thép Việt Nam
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 82
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh mấy năm gần đây của Tisco 28
Bảng 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2006 32
Bảng 3: So sánh chỉ tiêu kỹ thuật của Tisco với thế giới 36
Bảng 4: Giá thép cuộn 6 thành phẩm ở thị tr-ờng trong n-ớc năm 2006 38
Bảng 6: Chỉ tiêu so sánh chi phí sản xuất của ngành Thép Việt Nam 42
Bảng 7: Thay đổi thứ hạng GCI của Việt Nam năm 2005 và 2006 52
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Sản lƣợng thép xây dựng các năm của Tisco 27 Biểu đồ 2: Sơ đồ tổ chức của Tisco 29 Biểu đồ 3: Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn năm 2006 46
Trang 101
LỜI MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết
Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế Trong một thị trường mở có sự cạnh tranh bình đẳng quyết liệt từ những đối thủ lớn trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộ không ít những yếu kém của mình Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép của Việt Nam cũng không ngoại lệ
Như chúng ta biết, ngành thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác, là ngành không thể thiếu trong tiến trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa của đất nước Do vậy, ngành thép thể hiện sức mạnh tổng hợp của một quốc gia Tuy nhiên các doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: chủng loại sản phẩm chưa phong phú, năng suất sản xuất thấp, mất cân đối giữa việc sản xuất phôi thép và cán thép dẫn tới tình trạng phụ thuộc vào giá cả phôi thép trên thế giới Đó chính là nguyên nhân khiến ngành thép có nhiều bất ổn trong thời gian qua Để tồn tại và phát triển trước những đối thủ cạnh tranh lớn, các doanh nghiệp thép không thể dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước nữa, mà phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình Đây là một nhu cầu cấp thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp thép mà còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
Là một công ty sản xuất thép chủ lực của Tổng công ty Thép Việt Nam, với truyền thống lâu đời, công ty Gang Thép Thái Nguyên có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành thép Trong bối cảnh hiện nay, công ty đang phải đối mặt với những khó khăn chung của toàn ngành Do vậy, công ty đã coi nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ chiến lược Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với riêng công ty,
mà ít nhiều còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thép Việt Nam
Xuất phát từ những lý do trên, em đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Trang 112
kinh tế quốc tế: Trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty Gang Thép Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
II Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận làm rõ một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên, thông qua đó để hiểu về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam
- Trên cơ sở thực trạng đã nghiên cứu, khóa luận đưa ra một số giải pháp chủ yếu ở tầm vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên và một
số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Do thời gian nghiên cứu
có hạn nên khóa luận không đi sâu phân tích cụ thể từng đơn vị trực thuộc công ty Gang Thép Thái Nguyên mà chỉ tập trung vào thực trạng năng lực cạnh tranh của cả công ty trong giai đoạn từ 2000 đến nay
IV Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá…
V Kết cấu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 123
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty Gang Thép Thái Nguyên
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về bản chất của năng lực cạnh tranh Vì lý do đó, trong khóa luận này, chương I sẽ trình bày khái quát về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cùng với những nét cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời chương I cũng trình bày phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng hợp Những lý thuyết trình bày trong chương này sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay
I KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Khái niệm năng lực cạnh tranh xuất hiện khi các nhà kinh tế học tiến hành nghiên cứu về cạnh tranh Chính vì vậy, để hiểu rõ về năng lực cạnh tranh thì chúng
ta nên hiểu khái quát về cạnh tranh
1 Cạnh tranh
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong khóa luận này thuật ngữ “cạnh tranh” được tiếp cận dưới góc
độ lĩnh vực kinh tế Cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện, tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi cung - cầu, giá cả là nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của thị trường Trước đây khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh của các nhà tư bản Theo C Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong
Trang 134
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.1 Có thể thấy ở đây, C.Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ góc độ tiêu cực Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Có rất nhiều định nghĩa về cạnh tranh đã xuất hiện:
Theo từ điển rút gọn về kinh doanh: “Cạnh tranh là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” 2
Còn theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD): “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia
và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.3
Theo Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt thì: “Cạnh tranh là sự đối địch
giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng,
do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hoá tốt nhất”.4
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất” 5
Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh một số nhà khoa học cho rằng, cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào của chu trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao giá của đầu ra sao cho mức chi phí là thấp nhất
1
C.Mác (1978), Các Mác – AngGhen toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội
2
Adam J.H (1993), Longman dictionary of business English, Longman York Press
3
Bộ khoa học và đào tạo-Viện chiến lược phát triển, Tổ chức phát triển công nghệ liên hiệp quốc (1999),
Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4
Nguyễn Đức Dỵ (2000), Từ điển kinh doanh Anh – Việt, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
5
Hội đồng biên soạn quốc gia (2005), Từ điển Bách Khoa Việt Nam - tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội