1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch tỉnh kon tum

112 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Giáo trình trang bị những kiến thức khái quát, cơ bản về du lịch như lịch sử hình thành, xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch, nhu cầu và các loại hình du lịch, điều

Trang 1

VÕ THÁI HẢI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 2

VÕ THÁI HẢI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO HỮU HÒA

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nàokhác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thái Hải

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của du lịch 7

1.1.2 Phát triển du lịch 9

1.1.3 Ý nghĩa kinh tế, xã hội của việc phát triển du lịch 10

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 17

1.2.1 Phát triển về mặt quy mô 17

1.2.2 Phát triển về mặt chất lượng 19

1.2.3 Chuyển dịch về mặt cơ cấu du lịch 21

1.2.4 Gia tăng kết quả, hiệu quả của hoạt động du lịch 22

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 24

1.3.1 Tài nguyên du lịch 24

1.3.2 Nguồn nhân lực du lịch 25

1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác 26

1.3.4 Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng 26

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC 27

1.4.1 Du lịch ở Lào Cai 27

Trang 5

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON

TUM 31

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH TỈNH KON TUM 31

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31

2.1.2 Đặc điểm xã hội 32

2.1.3 Đặc điểm kinh tế 33

2.1.4 Tiềm nãng phát triển du lịch Kon Tum 35

2.1.5 Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển du lịch 37

2.1.6 Những thuận lợi và khó khãn đối với du lịch tỉnh Kon Tum 40

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM NHỮNG NĂM QUA 42

2.2.1 Tình hình phát triển về mặt quy mô 42

2.2.2 Tình hình phát triển về mặt chất lượng 45

2.2.3 Tình hình phát triển về mặt cơ cấu 52

2.2.4 Đánh giá về mặt kết quả, hiệu quả của việc phát triển du lịch 61

2.3 THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH KONTUM THỜI GIAN QUA 63

2.3.1 Những mặt thành công 63

2.3.2 Các tồn tại, hạn chế 64

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 65

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM 66

3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 66

3.1.1 Dự báo xu thế phát triển của ngành du lịch 66

Trang 6

3.1.3 Chiến lược phát triển 74

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KONTUM 76

3.2.1 Giải phápphát triển về mặt quy mô 76

3.2.2 Giải pháp về nâng caochất lượng hoạt động du lịch 79

3.2.3 Các giải pháp vềchuyển dịch cơ cấu trong ngành du lịch 82

3.2.4 Các giải pháp khác 86

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ 88

KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 7

Viết tắt Diễn nghĩa

Trang 8

Số hiệu

Trang 9

Số hiệu

Trang 10

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngành du lịch Việt Nam trong một thời gian dài đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã

và đang là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta Trong quá trình hội nhập quốc tế, du lịch làm gia tăng sự hiểu biết, thân thiện, quảng bá nền văn hóa Việt Nam với các nước.Có lẽ không có ngành kinh tế nào có cơ hội phát triển và đóng góp vào quá trình hội nhập quốc tế như du lịch Phát triển du lịch được nhìn nhận

là “ngành du lịch không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp [11,tr.1]

Kon Tum là tỉnh biên giới, vùng cao, nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, có nhiều tiềm năng, thế mạnh nổi trội để phát triển du lịch Đặc biệt, Kon Tum

có nền văn hóa lâu đời cùng các phong tục, tập quán, lễ hội mang bản sắc riêng, hấp dẫn du khách, rất có điều kiện để phát triển du lịch văn hóa Kon Tum còn là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, với hệ thống sông, hồ, suối, thác, núi non hùng vĩ Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Rừng đặc dụng Đăk Uy, Vườn quốc gia ChưMomRay, là những tài nguyên thiên nhiên vô giá, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái Kon Tum có vị trí quan trọng trong hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Kon Tum, Tây Nguyên và cả nước: có ngã ba Đông Dương huyền thoại, nằm ở trung tâm của Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - CamPuChia; là đầu cầu ngắn nhất nối kết

Trang 11

khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên với Nam Lào, Đông Bắc CamPuChia, Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch caravan trong hành trình khám phá Đông - Tây, Núi - Biển

Trong quá trình hội nhập, du lịch tỉnh Kon Tum còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa có nhiều đóng góp trong tổng sản phẩm nội địa, thiếu sự phát triển bền vững, đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, thị trường du lịch chậm được mở rộng, quản lý nhà nước còn chưa đi sâu Đặc biệt, du lịch tỉnh Kon Tum chưa tạo ra quá trình liên kết vùng - khu vực để phát triển, hỗ trợ và bổ sung cho nhau

Xuất phát từ lí do đó, tác giả quyết định làm đề tài “Phát triển du lịch

tỉnh Kon Tum” cho Luận văn thạc sĩ của mình Hy vọng rằng, việc thực hiện

đề tài sẽ giúp tác giảlàm rõ được thực trạng phát triển du lịch của Kon Tum những năm qua và tìm ra được những giải pháp cần thiết góp phần thúc đẩy

du lịch tỉnh nhà không ngừng phát triển

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới phát triển du lịch

- Chỉ ra được thực trạng của phát triển du lịch tỉnh Kon Tum

- Đề xuất được các giái pháp cần thiết nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Kon Tum trong tương lai

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Kon Tum

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum + Về thời gian:Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2015, định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu từng khía cạnh, từng yếu tố

riêng biệt liên quan đến phát triển du lịch ở Kon Tum sau đó rút ra kết luận chung thông qua tổng hợp thông tin

- Phương pháp hệ thống: Phân tích hoạt động du lịchKon Tum với tư

cách là một hệ thống, tức là nghiên cứu các đầu vào, đầu ra, môi trường hoạt

động du lịch và cấu trúc hoạt động du lịch

- Phương pháp thống kê: Sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê,

phương pháp phân tích chỉ số, phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp bình quân, phương pháp ngoại suy thống kê… để xử lý các số liệu thứ cấp thu thập

được thông qua các nguồn thống kê

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành nghiên cứu một số thực

tiễn hoạt động du lịch, nhu cầu của du khách về du lịch

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Kon Tum

Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kon Tum

6 Tổng quan nghiên cứu

Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu, bài viết liên quan tới vấn đề phát triển du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du lịch địa phương nói riêng,

cụ thể:

- Hà Văn Siêu (2011), “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011 - 2020”.Website của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch ngày 17/10/2011 Bài báo cho biết,

Trang 13

mặc dù có những vấn đề không còn đúng trong bối cảnh hiện nay nhưng bài viết cũng đã cho chúng ta nhìn nhận dược cơ hội thách thức điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới[13]

- Bùi Quang Bình (2010), ỘGiáo trình Kinh tế phát triểnỢ, NXB Thông

Tin và Truyền Thông Tài liệu đề cập tới các khái niệm về phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, bên cạnh đó có còn đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa các ngành và phát triển kinh tế thế, tuy nhiên tác giả chưa đề cập tới mối quan hệ giữa phát triển và các ngành dịch vụ [1]

- Nguyễn Văn Đắnh (2006), ỘGiáo trình Kinh Tế Du lịchỢ, NXB Lao Động - Xã Hội Giáo trình trang bị những kiến thức khái quát, cơ bản về du lịch như lịch sử hình thành, xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh tế - xã hội của

du lịch, nhu cầu và các loại hình du lịch, điều kiện phát triển du lịchẦ Đồng thời, giáo trình còn bao hàm những vấn đề kinh tế du lịch như: Lao động, cơ

sở vật chất - kĩ thuật, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch.Mặtkhác giáo trình cũng đề cập đến những vấn đề quản lý như quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới

- Nguyễn Văn Mạnh (2006), ỘGiáo trình Quản trị kinh doanh lữ hànhỢ, NXB Đại học kinh tế quốc dân Giáo trình cung cấp cho người đọc kiến thức

du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng Ngoài ra giáo trình còn cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về kinh doanh lữ hành, cách thức vận hành của các doanh nghiệp lữ hành cũng như cung cấp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch

- Lê Văn Minh (2015), ỘLiên kết hợp tác trong phát triển du lịch vùng Tây NguyênỢ Website Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch.Bài viết nêu lên được vai trò, ý nghĩa của việc liên kết hợp tác trong phát triển du lịch qua đó làm rõ được nội dung của việc liên kết du lịch khu vực Tây nguyên, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết du lịch khu vực Tây nguyên với các

Trang 14

vùng du lịch khác đặc biệt là hướng ra biển

- Lê Văn Minh (2015), “Xu hướng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế và sản phẩm du lịch của Việt Nam” Website Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch.Bài viết đề cập tới thực trạng về thị trường và sản phẩm của

du lịch Việt Nam hiện nay, đánh giá cụ thể, chi tiết thị trường khách quốc tế của du lịch Việt Nam trong thời gian qua về phương tiện du lịch, mục đích chuyến đi… Từ đó đề ra xu hướng phát triển cho thị trường khách quốc tế và

sản phẩm du lịch của Việt Nam

- Lê Văn Sáu (2012),“Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh khủng hoảng tài chính công và suy thoái kinh tế ở Châu Âu hiện nay”.Website của Đại học Văn Hóa Hà Nội.Bài viết đã đề cập tới những ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch của khủng hoảng tài chính công và suy thoái kinh tế Cụ thể, khách lẻ sẽ thắt chặt chi tiêu, cắt giảm chi phí giảm bớt việc đi lại du lịch gây ảnh hưởng tới thu nhập của các doanh nghiệp Do đó, tác giả đã đề xuất đưa ra các giải pháp giải quyết tình hình này như “hòa để tiến”, giảm giá các tour du lịch, tăng mối liên kết giữa các điểm các khu du lịch để du khách có thêm nhiều sự lựa chọn…

- Đỗ Cẩm Thơ (2015), “Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch một

số nước trong khu vực và trên thế giới”.Website Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch Bài viết cho thấy sự thay đổi theo thời gian của phương pháp luận về sản phẩm du lịch, cho thấy xu hướng cai tiến sản phẩm du lịch theo khuynh hướng tiêu dung hiện đại Đưa ra các ví dụ cụ thể để chứng minh cho các lập luận nêu trên từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Việt Nam

- Đỗ Hồng Thuận (2013), “Phát triển du lịch bền vững - Đâu là giải pháp cho Việt Nam”.Website Hanoitourist.Bài viết đề cập tới khái niệm du lịch bền vững và lí giải cho việc tại sao cần phải phát triển bền vững qua đó

Trang 15

cho ta thấy được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững của quốc gia cũng như khu vực.Ngoài ra, bài viết còn đề cập tới thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam và lí giải nguyên nhân khó khăn trong việc thực hiện phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

-Hữu Đức (biên dịch) và Quế Tâm (hiệu đính) (2003) “Tiếp thị địa phương”.Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright Tài liệu đã định hình cho người đọc tầm quan trọng của marketing trong việc thu hút doanh nghiệp tăng giá trị của sản phẩm Ngoài ra, giáo trình còn đưa ra nhiều ví dụ cụ thể minh họa cho chiến lược tiếp thị địa phương tại châu Á từ đó giúp người đọc có định hình được quá trình Marketing địa phương [9]

- Xuân Minh - Thu Thủy(2016), “Phát triển du lịch cộng đồng”.Báo Thông tấn Xã ngày 02.01.2016 Bài báo đã cho thấy du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho người dân bản địa; đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, cũng như bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này tác giả còn tham khảo và nghiên cứu thêm nhiều đề tài trong và ngoài Đại học Đà Nẵng liên quan tới vấn đề phát triển du lịch để bổ sung thêm thiếu sót trong quá trình làm

đề tài

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển du lịch, tuy nhiên, trong những nghiên cứu được tác giả xem xét thì đa phần chỉ tập trung vào phát triển du lịch khu vực, quốc gia ít có nghiên cứu tập trung vào phát triển du lịch địa phương, đặc biệt là ở tỉnh KonTum.Đây chính là cơ hội để tác giả thừa hưởng các kết quả đã được nghiên cứu trước đây vào giải quyết yêu cầu cụ thể cho phát triển du lịch KonTum trong tương lai

Trang 16

là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Năm 1930, Clusmam - người Thụy Sỹ cho rằng “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó

họ không có chổ cư trú thường xuyên”

Tháng 6-1991, tại Otawa (Canada) diễn ra Hội nghị Quốc tế về thống

kê Du lịch cũng đưa ra định nghĩa “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”

Theo Luật du lịch Việt Nam thì “Du lịch là một hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là

một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú

Trang 17

với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật …

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh

doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm du lịch được hiểu theo nghĩa thứ hai của Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tức là xem xét du lịch dưới góc độ một ngành kinh tế

b Đặc điểm của du lịch

+ Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có loại do thiên nhiên tạo ra nhưng có loại do quá trình phát triển lịch sử qua nhiều thế hệ của con người tạo ra Đây là cơ sở khách quan để hình thành nên các tuyến, các điểm du lịch.[11]

+ Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách du lịch Những người đi du lịch thường có mức tiêu dùng cao hơn so với tiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư Vì vậy, ngành du lịch phải là một ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu về nghỉ ngơi,

đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí, mua hàng và các dịch vụ khác để có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

+ Du lịch ngoài kinh doanh dịch vụ ra còn phải đảm bảo nhu cầu về an ninh, chính trị và trật tự xã hội cho du khách, cho địa phương và cho các quốc gia tiếp nhận du khách

+Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc

rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan và chủ quan Vì vậy, việc

Trang 18

đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là rất khó so với các ngành sản xuất khác

+ Ngành du lịch mang tính thời vụ Do đó, ảnh hưởng rất lớn tới việc

sử dụng lao động Đây là bài toán khó cho các nhà quản lý

+ Du lịch có thể làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tài nguyên

của đất nước do khai thác không hợp lý, làm phát sinh các xáo trộn hoặc xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống…

Với các đặc điểm trên thì du lịch là ngành đặc biệt có nhiều đặc điểm

và tính chất pha trộn vào nhau tạo thành một tổng thể phức tạp vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế xã hội

c Phân loại du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.[10]

- Phân chia theo môi trường tài nguyên

- Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch

- Phân loại theo phương tiện giao thông

- Phân loại theo loại hình lưu trú

- Phân loại theo lứa tuổi du lịch

- Phân loại theo độ dài chuyến đi

- Phân loại theo hình thức tổ chức

- Phân loại theo phương thưc hợp đồng

1.1.2 Phát triển du lịch

a Khái niệm phát triển

“Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện

cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng

Trang 19

xã hội.”[1].Phát triển được xem là sự thay đổi về chất hơn là về lượng

Phát triển cũng thường đi kèm với những thay đổi quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại và hiệu quả hơn

b Phát triển du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa… của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận

Trên khái niệm phát triển và định nghĩa về du lịch được giới thiệu ở trên chúng ta có thể xác định được định nghĩa của phát triển du lịch cụ thể:

Phát triển du lịch chính là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng

mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành

du lịch

Ngoài ra,còn một vài khái niệm liên quan tới việc phát triển du lịch như:

Khách du lịch: Là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên

của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cư trú

Sản phẩm du lịch: Là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều yếu tố hợp

thành, cung cấp cho thị trường chủ yếu ở các mặt: Nhà ở, nơi lưu trú, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác.[14]

Thị trường du lịch: Thị trường du lịch được quan niệm là tổng thể các

hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch

1.1.3 Ý nghĩa kinh tế, xã hội của việc phát triển du lịch

a Về mặt kinh tế

Đối với du lịch nội đia

+ Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân

Trang 20

(sản xuất ra đồ lưu niệm, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật…)

+ Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa

các vùng

+ Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn

Đối với du lịch quốc tế

+ Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm Xuất nhập khẩu dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán của toàn bộ nền kinh tế Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ nhằm giảm dần nhập siêu và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ trong thập niên này

+ Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn do người bán

sẽ không tốn kém nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán

+Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài:Trong điều kiện lạc hậu nghèo nàn và thiếu vốn đầu tư, Việt Nam rất cần hiện đại hoá nền kinh tế Bên cạnh các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức liên doanh, liên kết với các nước ngoài trong kinh doanh du lịch cũng đã đem lại lợi nhuận kinh tế cao

+ Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với

Trang 21

các nước trên thế giới Tính đến nay,Việt Nam đã ký nhiều hiệp định hợp tác

du lịch với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ; trở thành thành viên chính thức của hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA); mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với thị trường lớn như: Liên bang Nga và các nước Đông Âu cũ; Liên minh châu Âu; Hoa Kỳ; Trung Quốc; Nhật Bản…

+ Phát triển du lịch có liên quan trực tiếp tới mở rộng giao lưu văn hóa Những di sản văn hóa trên lãnh thổ một quốc gia là một chủ bài lớn để thu hút

du khách nước ngoài, và từ đó nảy nở những mối giao thương khác Mặt khác, khi bạn bè hay đối tác nước ngoài tới tìm hiểu đất nước ta, tìm hiểu con người, xã hội và các cơ hội làm ăn với Việt Nam, dĩ nhiên điều tối thiểu là họ phải được tiếp đón với những chuẩn mực văn minh hiện đại Nhưng như thế chưa đủ Những ứng xử, những sản phẩm có tính văn hóa cao ngoài việc thu hút và giữ chân du khách, tranh thủ cảm tình của họ, còn góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam tới những nhà đầu tư tiềm năng dù đôi khi miếng bánh lợi nhuận chưa đủ hấp dẫn…

b Về mặt xã hội

+ Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương:

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một thực tế nữa là, ở nước ta trên 3/4 số các khu di tích văn hóa, lịch

Trang 22

sử, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của đất nước đều nằm tại các vùng nông thôn, miền núi và vùng hải đảo Song thu nhập hiện từ du lịch mới tập trung chủ yếu ở các thành phố du lịch lớn của đất nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh,

Đà Nẵng , vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn không những

sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn làm tăng thêm thu nhập cho đông đảo người dân sống ở nông thôn

+ Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước có nền kinh tế phát triển:

Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn Do công nghiệp là thế mạnh, là ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho đất nước nên việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tàng hiện đại cho phù hợp với sự phát triển đó là điều tất yếu Bên cạnh những điểm tích cực, quá trình

đô thị hóa đã đem lại nhiều hậu quả cho xã hội Dân cư tập trung đông dúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở các vùng quê, miến núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất Chính vì thế mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không đồng đều được giảm hẳn Do tài nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, vì vậy

để khai thác nguồn và phát triển hiệu quả cần đầu tư về mọi mặt: giao thông, thông tin liên lạc, văn hóa, xã hội… Du lịch phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các vùng miền

+ Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả:

Không chỉ quảng cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa Việt Nam giới triệu với bạn bè năm châu Đến Với Việt Nam, du khách được làm quen với các mặt hàng công

Trang 23

nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng như gốm sứ, dệt thổ cẩm, dệt lụa… Như vậy, du lịch đã góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền

+ Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các địa phương, các quốc gia, dân tộc

Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm.Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá.Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách.Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu

Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có

và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi để cả xã hội chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp, không để cái đẹp ấy bị che phủ, mai một và lãng quên Nhờ có

du lịch, hằng năm trung bình từ hai đến ba triệu du khách quốc tế đến nước ta tham quan, họ được hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam, được tận mắt chứng kiến sự thay da, đổi thịt tươi mới và tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội Việt Nam

Trang 24

đối với đất nước có khách đi ra nước ngoài Cái mà họ nhận được đó chính là các “lợi ích vô hình” như nâng cao hiểu biết, học hỏi kỹ thuật mới, củng cố sức khỏe…của người dân Nhưng nếu đi với mục đích kinh doanh, du lịch quốc tế thụ động có tác động gián tiếp đến nền kinh tế bởi nó là hình thức

đem tiền đi tiêu nhưng họ có thể thu về là bản hợp đồng đầu tư thu lợi nhuận

+ Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành: Trước

hết, đây là hoạt động kinh doanh cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành Nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính Như vậy, có thể thấy khi có sự thay đổi trong chính sách phát triển du lịch, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của một số lĩnh vực và một số ngành

+ Ngành du lịch mang tính thời vụ Do đó, ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng lao động và các nguồn lực Đây cũng là bài toán khó cho các nhà quản lý

Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ

sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suấtgây lãng phí lớn Nguồn lao động trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp

vụ bị hạn chế

Do cơ sở vật chất chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng chi phí cố định trong giá thành của sản phẩm, hang hóa dịch vụ du lịch tăng lên, ảnh hưởng đến chính sách giảm giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh

Đối với du khách, tính thời vụ lảm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn

Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách

Trang 25

Việc phân bổ không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian cũng

+ Du lịch làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tài nguyên của đất nước do khai thác quá mức hoặc không hợp lý

Một mặt, du lịch mang lại nguồn ngoại tệ và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn hay trình độ chuyên môn cao và đa phần ở các vùng sâu vùng xa nơi người lao động địa phương vốn rất khó tìm được việc làm Mặt khác, du lịch phát triển nhanh nhưng quản lý yếu kém sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:

Sức chứa của nhiều địa bàn du lịch đã quá tải Ô nhiễm nước và không khí do nước thải, tràn dầu, do chất thải, khí thải của phương tiện vận tải như tàu thuyền, ôtô, xe máy, nuôi trồng thuỷ sản Từ đó đã ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học Phá huỷ nơi cư trú (trên mặt đất hoặc biển) do giải phóng mặt bằng hoặc quy hoạch xây dựng hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch Xáo trộn cuộc sống hoang dã huỷ hoại thực vật do đi lại và phương tiện Săn bắt động vật, khai thác san hô làm đồ lưu niệm, phá huỷ nơi sinh sản do dùng các phương tiện đánh bắt mang tính huỷ diệt

+ Du lịch gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các loại hình không lành mạnh:

Bên cạnh những tác động tích cực làm tăng tầm hiểu biết và ý thức con người đối với nền văn hóa, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của ngành nghề, gây ra những ấn tượng không tốt Đó là việc tranh dành, lôi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, các hình thức vui chơi có thưởng với mục đích lừa đảo hay kinh doanh cá loại hình không lành mạnh trong nhà hàng khách sạn…

+ Du lịch phát triển đã làm thay đổi một số nét truyền thống của một

số dân tộc:

Trang 26

Sự tác động này làm biến đổi cả về loại hình gia đình cũng như chức năng, sự phân công lao động vai trò giới trong gia đình Ví dụ các gia đình của người Hmông ở Sa Pa làm du lịch đã làm thay đổi một số nét truyền thống của một số dân tộc.Gia đình người Hmông Sa Pa trước đây là một đơn

vị kinh tế thuần nông Cơ cấu kinh tế truyền thống của người Hmông ở Sa Pa gồm 3 bộ phận cấu thành là trồng trọt và hái lượm, nghề thủ công Hiện nay

do du lịch phát triển, các làng Hmông ở gần thị trấn có cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc văn hoá trở thành những điểm du lịch hấp dẫn Do đó du lịch đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của các gia đình người Hmông Tổng thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình người Hmông Sa Pa làm nông nghiệp 1 năm từ 8 đến 10 triệu đồng/năm nhưng riêng về du lịch, mức thấp nhất cũng đạt 10 – 16 triệu VNĐ/năm Số gia đình làm du lịch có mức thu nhập gấp từ 2 lần đến 2,5 lần gia đình thuần nông Vì vậy cá gia đình đều chuyển sang làm

du lịch

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.2.1 Phát triển về mặt quy mô

a Nội dung và cách thức phát triển về mặt quy mô

Phát triển về mặt quy mô trong du lịch là tăng trưởng về doanh thu, lượng khách du lịch đến địa phương Doanh thu và lượng khách du lịch tăng trưởng ổn định có nghĩa là địa phương đã có những bước đi đúng đắn, hợp lý trong việc phát triển du lịch cũng như thu hút du khách tới địa phương

Doanh thu du lịch được thu từ nhiều nguồn như dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ đi kèm với hoạt động du lịch Do đó, ngành du cần nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm với giá cả phù hợp bên cạnh đó tăng cường mở rộng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, các nhà hàng khách sạn, đa dạng hóa thêm nhiều loại hình du lịch để tăng doanh thu cho ngành cũng như tăng ngày khách tại điểm du lịch

Trang 27

b Các tiêu chí đánh giá phát triển về quy mô

Số lượng khách du lịch đến địa phương trong năm được thống kê từ số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh

+Tổng số ngày khách trong năm:

Ti là số ngày của tour thứ i

Qi là số lượng khách tham gia tour du lịch thứ i

Ni là số chuyến thực hiện của chương trình du lịch thứ i

+ Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch:

- Công thức: TR = R1 + R2 + R3 +…+Rn =

Ri=Pi.Qi

Trong đó: TR là tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch được thực hiện trong kỳ phân tích

TRi là doanh thu của chương trình du lịch thứ i

Pi là giá bán cho một khách cho một lần thực hiện của chương trình du lịch thứ i

Qi là số lượng khách trong một lần thực hiện của chương trình du lịch thứ i

+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch:

Trang 28

Ct-1 là lượng du khách đến địa phương năm t-1

+ Tốc độ tăng trưởng về doanh thu:

+ Tốc độ tăng trưởng về ngày khách bình quân:

năm t

1.2.2 Phát triển về mặt chất lượng

a Nội dung và cách thức phát triển về mặt chất lượng

Phát triển về mặt chất lượng trong du lịch là sự phát triển theo hướng hợp lý và hiệu quả của hoạt động du lịch và các dịch vụ liên quan, tăng mức

độ hài lòng của du khách khi đến địa phương.Để phát triển về mặt chất lượng, cần thực hiện việc tăng cường đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và qua đó nâng cao chất lượng phục vụ.Đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, đây là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch Chính vì vậy mức độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự phát triển bền vững của du lịch

b Các tiêu chí đánh giá phát triển về chất lượng

+ Chất lượng nguồn nhân lực: Được đánh giá bởi sự gia tăng về trình

Trang 29

độ của đội ngũ quản lý, cán bộ công nhân viên Số liệu được thu thập, tổng hợp bởi Sở VH – TT- DL tỉnh Cụ thể:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ/tổng số lao động hoạt động trong ngành;

+Chất lượng cơ sở vật chất kinh doanh; chất lượng dịch vụ, chất lượng

Hài lòng: Khi kỳ vọng của khách hàng trùng với trải nghiệm họ nhận được

Để đánh giá chỉ số này, chúng ta phải sử dụng số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra du khách để có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất

Trang 30

1.2.3 Chuyển dịch về mặt cơ cấu du lịch

a Nội dung chuyển dịch cơ cấu

Cơ cấu ngành du lịch bao gồm nhiều bộ phận hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh và có mối tương quan giữa các bộ phận đó Tùy vào việc cách phân loại mà chúng ta có nhiều cách xác định các bộ phận tương quan nêu trên (Phân loại theo loại hình dịch vụ, phân loại theo loại khách du lịch…)

- Chuyển dịch về mặt cơ cấu khách du lịch : Đó là quá trình thúc đẩy việc chuyển dịch số lượng, tỷ lệ các nhóm khách du lịch khác nhau nhằm đạt đến sự hợp lý, hiệu quả chung của ngành du lịch trên cơ sở khai thác tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để nắm bắt các cơ hội phát sinh từ xu thế phát triển du lịch trong nước và quốc tế Thông thường đó là sự dịch chuyển tỉ trọng của khách du lịch nội địa và khách quốc Sự tăng tỷ trọng của khách quốc tế trong cơ cấu khách du lịch sẽ cho thấy mức độ hấp dẫn của du lịch địa phương cũng như hiệu quả của việc quảng bá du lịch

- Chuyển dịch về loại hình du lịch : Ngoài việc chuyển dịch cơ cấu nguồn khách du lịch, chuyển dịch cơ cấu trong du lịch còn bao gồm cả việc chuyển dịch về quy mô và tỷ lệ khai thác các loại hình du lịch Việc chuyển dịch này được thể hiện qua việc gia tăng quy mô và tỷ trọng khách du lịch tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau như : du lịch khám phá, du lịch văn hóa, du lịch tham quannghỉ dưỡng, du lịch hội thảỏ hội nghị…

b Các tiêu chí đánh giá phát triển về cơ cấu du lịch

+ Cơ cấu khách du lịch:

Thể hiện qua tỷ trọng của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc

tế trong tổng lượng khách du lịch Cụ thể được tính bởi công thức :

Tỷ trọng khách quốc tế :

Trang 31

Trong đó C’qt : là tỷ trọng của khách quốc tế trong tổng lượng khách du lịch (%)

C : Tổng lượng khách du lịch

Tỷ trọng khách nội địa :

C : Tổng lượng khách du lịch

Sự gia tăng tỷ trọng các bộ phận trong cách đánh giá sẽ cho chúng ta cái nhìn trực quan về xu hướng phát triển ngành du lịch trong các năm qua Qua đó, định hướng phát triển ngành du lịch trong tương lai

+ Cơ cấu các ngành tham gia vào hoạt động du lịch :

1.2.4 Gia tăng kết quả, hiệu quả của hoạt động du lịch

a Nội dung và cách thức phát triển

Kinh tế du lịch phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời đại này của nhiều địa phương cũng như quốc gia Phát triển du

Trang 32

lịch phải đảm bảo kinh tế du lịch phải có sự tăng trưởng cao, liên tục và ổn định

Phát triển giúp bảo vệ môi trường sống Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo

Phát triển du lịch giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng Phát triển du lịch cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm

Phát triển du lịch còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng

b Các tiêu chí đánh giá

+ Tỷ trọng đóng góp GDP của ngành du lịch trong nền kinh tế

Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của vùng (địa phương) được biểu thị bằng chỉ số A và được xác định thông qua công thức sau:

Chỉ số A phản ánh tình trạng phát triển thực tế của ngành du lịch trong

Trang 33

nền kinh tế Giá trị A càng cao, ổn định và tăng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển

+ Các chỉ tiêu về kinh tế khác

Ngoài việc đánh giá về lợi nhuận, trách nhiệm với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, cần xem xét và đánh giá tác động các tiêu chí sau tới phát triển kinh tế địa phương theo tiêu chuẩn phát triển bền vững

+ Các chỉ tiêu xã hội

Số việc làm cho cộng đồng địa phương; Tỷ lệ số vị trí làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương; Tỷ lệ hàng hóa địa phương trong tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch; Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch;Văn hoá, phong tục tập quán của địa phương có bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch trên địa bàn

+ Các chỉ tiêuvề môi trường

-Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch ;

- Mức độ ô nhiễm môi trường địa phương do hoạt động du lịch gây ra ;

- Lượng chất thải chưa được thu gôm và xử lý;

- Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ;

- Mức độ thân thiên với môi trường của các sản phẩm du lịch, các công nghệ ứng dụng trong hoạt động du lịch;

- Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch;

- Mức độ quản lý tài nguyên tại các khu, điểm du lịch

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.3.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là các yếu tố về tự nhiên, văn hóa, xã hội mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường

Trang 34

Tài nguyên thiên nhiên: môi trường địa chất, môi trường nước, môi

trường không khí, môi trường sinh thái, sự cố môi trường có tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường Môi trường du lịch tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc quy hoạch, bố trí không gian các khu du lịch và tính mùa vụ trong khai thác du lịch Ngoài ra, môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả nãng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch

Ô nhiễm môi trường hay các tai biến, sự cố môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của du khách, ảnh hưởngđến khả nãng tổ chức các hoạt động du lịch, làm biến đổi cảnh quan và suy giảm hệ sinh thái… Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường ở những mức độ và khái cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch của một địa phương

Văn hóa xã hội: các nhân tố chủ yếu cần được xem xét bao gồm: tình

trạng, mức độ phát triển các tệ nạn xã hội ở các địa điểm diễn ra hoạt động du lịch; mức độ bảo tồn, phát triển các giá trị vãn hoá truyền thống - yếu tố được xem là quan trọng để thu hút khách du lịch; mức độ thân thiện của cộng đồng đối với sự hiện diện của khách du lịch; trình độ vãn minh và dân trí ở các địa điểm tham quan du lịch; chất lượng cuộc sống cộng đồng; tình trạng (số lượng và chất lượng) đội ngũ lao động du lịch

Như vậy có thể thấy môi trường du lịch bao gồm nhiều yếu tố về tự nhiên và vãn hoá - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch

1.3.2 Nguồn nhân lực du lịch

Nhân tố con người bao gồm những chủ thể tác động cụ thể, trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững đó là các nhà lãnh đạo các cấp chính quyền, các nhà quản lý và kinh doanh du lịch, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch, cộng đồng dân cư và du khách

Trang 35

1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, quyết định mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch của địa phương

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, mạng lưới các của hàng thương nghiệp, cơ sở văn hóa thể thao, thông tin văn hóa Trong đó khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là các phương tiện phục vụ cho việc ăn nghỉ của du khách Vì vậy, quy mô và chất lượng của các cơ sở lưu trú phục vụ cho khách du lịch chính có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của một địa phương

Ngoài ra các dịch vụ hỗ trợ khác như: giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, y tế, ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của địa phương

1.3.4 Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng

Công nghệ lựa chọn ứng dụng trong phát triển du lịch có đảm bảo hài hoà, thân thiện và gắn với môi trường, phù hợp với văn hoá hay không ảnh hưởng đến phát triển du lịch Nếu công nghệ ứng dụng hiện đại, khoa học nhưng tương thích với yếu tố môi trường, không phù hợp với với điểm du lịch thì có thể phá vỡ không gian môi trường dẫn đến du lịch phát triển không bền vững Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc nâng cấp bảo tồn các khu du lịch, bảo tồn hệ sinh thái, trình độ khoa học công nghệ của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch

1.3.5 Môi trường thể chế và chính sách

Môi trường thể chế là tổng hợp những yếu tố và điều kiện về thể chế có tác động đến hoạt động đầu tư và phát triển du lịch Ở Việt Nam, sự tác động của môi trường thể chế và chính sách đến phát triển du lịch được thể hiện qua

Trang 36

những nội dung sau:

- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành du lịch trong mục tiêu

KT-XH của quốc gia, của địa phương là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển du lịch các khu vực có tiềm năng và xác định các dự án đầu tư

Nhờ có du lịch ở các bản làng phát triển đã khơi dậy các ngành nghề thủ công Nhiều sản phẩm nghề thủ công có giá trị truyền thống của người HMông (dệt thổ cẩm), người Dao (thuốc tắm), người Tày ở Lào Cai đã được bán trên phạm vi toàn quốc, được xuất khẩu đi Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản và trở thành đồ lưu niệm không thể thiếu cho khách du lịch

Lào Cai xây dựng chiến lược phát triển theo hướng bền vững với các

cơ chế chính sách phát triển mạnh du lịch cộng đồng, đẩy nhanh liên kết tạo các tour, tuyến du lịch hấp dẫn Ở các điểm du lịch cộng đồng, người dân tộc

Trang 37

thiểu số, dân cư bản địa đã thực sự chủ động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng

Tuy nhiên, Lào Cai không phát triển ồ ạt mô hình du lịch cộng đồng mà lấy tính đặc thù, sự khác biệt, bản sắc riêng của từng làng để xây dựng điểm

du lịch

Lào Cai là tỉnh đầu tiên đưa sáng kiến liên kết du lịch về cội nguồn của

3 tỉnh Lào Cai- Yên Bái- Phú Thọ dọc sông Hồng Trong 6 năm thực hiện sự liên kết này, cơ sở vật chất và sự quảng bá du lịch của 3 tỉnh phát triển nhanh chóng Lượng khách hằng năm của mỗi tỉnh đều tăng từ 10- 20%

Bên cạnh đó còn nhiều thách thức trở ngại cho du lịch Lào Cai như hệ thống đường giao thông kết nối các tuyến điểm du lịch trong tỉnh còn khó khăn; khả năng cung ứng dịch vụ vận chuyển của tàu du lịch không đáp ứng nhu cầu du khách vào các dịp cao điểm; nhân lực cho du lịch Lào Cai hầu hết chưa qua đào tạo chuyên ngành; thiếu cơ sở vật chất chuyên ngành chất lượng cao phục vụ du khách; vấn đề bán hàng rong, chèo kéo khách; các công trình thủy điện tác động tới cảnh quan du lịch…

1.4.2 Du lịch cộng đồng ở Quảng Nam

Trong thời gian qua, phát triển theo hướng du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang đem lại cho Quảng Nam những hiệu quả rõ rệt trong cải thiện đời sống tại các làng, bản miền núi Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế (FIDR) phối hợp với UBND huyện Nam Giang tổ chức tại xã Ta Bhing không giống như các dự án được triển khai trước đây, dự án tập trung vào mục tiêu chính là phát huy tính chủ động của cộng đồng với việc kết nối nhiều thành phần tham gia Dù mới triển khai thử nghiệm từ 5/2012 đến 6/2013 nhưng đã có 20 đoàn với số lượng 260 khách chủ yếu là khách châu Âu và Nhật Bản đến tham quan; tổng thu nhập của địa phương từ hoạt động du lịch này đạt hơn 93 triệu đồng

Trang 38

Việc thành lập tổ hợp tác cùng tương trợ đã đem lại hiệu quả tích cực cho mô hình du lịch homestay Mỹ Sơn (thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) Các hộ làm du lịch trong làng tham gia tổ hợp tác dựa trên tinh thần tự nguyện Khi mô hình tổ hợp tác ra đời đã tạo điều kiện

để du khách lưu trú tại làng du lịch cộng đồng, cùng dân trong làng nấu ăn, thưởng thức những món ăn truyền thống Quảng Nam, giao lưu với người dân địa phương để tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa Đồng thời, qua đó giúp người dân địa phương có thêm thu nhập, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Nằm trong khuôn khổ của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5, ngày 23/6/2013, Sở VHTTDL Quảng Nam đưa làng Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn) và làng Đhơ Rồng (xã Ta Lu), huyện Đông Giang vào khai thác du lịch theo mô hình homestay Cộng đồng dân tộc nơi đây với nụ cười thân thiện, mến khách cùng các sản phẩm dệt thổ cẩm đặc trưng… đã trở thành yếu tố thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt nhiều dự án phát triển

du lịch sinh thái cũng như du lịch cộng đồng nhằm phát huy thế mạnh để khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu bản sắc làng quê Việt, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống làng quê và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương Đồng thời, dự án gắn với quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững, gắn kết các khu vực du lịch văn hóa - lịch sử

Việc hình thành các làng du lịch tại miền núi của Quảng Nam là một chủ trương lớn của tỉnh nhằm giúp các địa phương phát huy tiềm năng du lịch, tạo việc làm và thu nhập cho cư dân, phát triển kinh tế

1.4.3 Những kinh nghiệm đúc kết được từ các địa phương

Tóm lại, trên cơ sở kinh nghiệm phát triển du lịch ở các địa phương nêu trên, dựa trên những nét tương đồng ở tỉnh Kon Tum và các tỉnh nêu trên

Trang 39

chúng ta có thể đúc kết được những bài học kinh nghiệm như sau :

nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển du lịch

- Đẩy mạnh du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và tính đặc thù của địa phương

- Liên kết với các tỉnh lân cận để tạo ra sản phẩm du lịch thông suốt nhiều địa phương có nội dung phong phú và chất lượng cao hơn

- Xác định vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch đặc biệt là những vùng nhạy cảm với môi trường

- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch đặc biệt là trình độ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển du lịch hiện đại và thích ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH TỈNH KON TUM

Kon Tum nằm ở ngã ba Đông Dương, nằm vào đoạn gần cuối dãy Trường Sơn, vì vậy Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng đối với vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước

Kon Tum có khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, các Quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh nối khu kinh tế cửa khẩu này với hành lang kinh tế Đông - Tây (qua cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng), khu kinh tế Dung Quất cùng các cảng ở miền Trung và với các tỉnh khác, đồng thời nối Đông bắc Cămpuchia - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ

- Địa hình:

Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình

có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, dốc ở phía Bắc

và độ dốc thấp 2% - 5% ở phía Nam Địa hình rất đa dạng, gò đồi núi cao

Ngày đăng: 03/11/2016, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh Tế Phát Triển, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh Tế Phát Triển
Tác giả: Bùi Quang Bình
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2012
[2] Chính phủ (2007), Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
[3] Chính phủ (2011), Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011 của Thủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
[5] Cục Thống kê tỉnh Kon Tum (2015), Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum 2014, Kon Tum Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum 2014
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Kon Tum
Năm: 2015
[6] Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu cho du lịch thành phố, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thương hiệu cho du lịch thành phố
Tác giả: Nguyễn Văn Dung
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2009
[7] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
[8] Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình Kinh Tế Du lịch, NXB Lao Động – Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh Tế Du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Nhà XB: NXB Lao Động – Xã Hội
Năm: 2006
[9] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Võ Quang Trí, Đinh Thị Lệ Trâm, Phạm Ngọc Ái(2012), Quản trị Marketing, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Võ Quang Trí, Đinh Thị Lệ Trâm, Phạm Ngọc Ái
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2012
[10] Nguyễn Văn Mạnh (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh
Nhà XB: NXB Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2006
[11] Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tiến sĩ, Đại học Kinh tế Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Duy Mậu
Năm: 2011
[12] Philip Kotler, biên dịch Hữu Đức (2003-2004), Tiếp thị địa phương châu Á, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp thị địa phương châu Á
[13] Hà Văn Siêu (2011), “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011 - 2020”,Viện Nghiên Cứu Phát triển Du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011 - 2020”
Tác giả: Hà Văn Siêu
Năm: 2011
[4] Chính phủ (2011), Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
[14] Trương Thị Thu (2011), Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Khác
[17] Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2013), Quyết định số 22/2013/QĐ- UBND ngày 10/04/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w