TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---***--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VCB:
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-*** -
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB): KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Liên
Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Trọng Hải
Hà Nội - 05/2008
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước
Vietinbank : Ngân hàng Công thương Việt Nam
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 5
1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ 5
1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CỔ PHẦN HOÁ 5
1.2 KHÁI NIỆM CỔ PHẦN HOÁ 12
1.3 NỘI DUNG CỔ PHẦN HOÁ 14
1.3.1 MỤC TIÊU CỔ PHẦN HOÁ 14
1.3.2 HÌNH THỨC CỔ PHẦN HOÁ 15
1.3.3 MÔ HÌNH CỔ PHẦN HOÁ 15
1.3.4 QUY TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ 18
2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 24
2.1 TÍNH TẤT YẾU CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 25
2.2 VIỆC LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ 26
2.3 NÉT ĐẶC THÙ CỦA CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC SO VỚI CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 27
2.4 CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 34
1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 34
1.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 34
Trang 41.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC CỔ PHẦN HOÁ 37
1.2.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 41
1.2.2 HUY ĐỘNG VỐN 43
1.2.3 THANH TOÁN QUỐC TẾ 44
1.2.4 KINH DOANH NGOẠI TỆ 45
1.2.5 KINH DOANH THẺ 45
2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CHO VIỆC CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 47
3 QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 48
3.1 PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TĂNG VỐN 48
3.2 XỬ LÝ NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG 51
4 QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 52
4.1 MỤC TIÊU CỔ PHẦN HOÁ 52
4.2 HÌNH THỨC CỔ PHẦN HOÁ 53
4.3 MÔ HÌNH CỔ PHẦN HOÁ 53
4.4 QUY TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ 53
4.4.1 XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HOÁ 53
4.4.2 TỔ CHỨC BÁN CỔ PHẦN 58
4.4.3 HOÀN TẤT VIỆC CHUYỂN NGÂN HÀNG THÀNH NGÂN HÀNG CỔ PHẦN 64
5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 65
5.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM SAU CỔ PHẦN HOÁ 65
5.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 67
5.2.1 THUẬN LỢI 67
5.2.2 KHÓ KHĂN 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 70
Trang 5CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 72
1 KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 72
1.1 VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TĂNG VỐN 72
1.2 VỀ XỬ LÝ NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG 73
1.3 VỀ LỰA CHỌN TỔ CHỨC TƯ VẤN 73
1.4 VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU 74
1.4.1 VỀ QUÁ TRÌNH BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG 74
1.4.2 VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN 78
1.5 LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC 79
1.6 NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 80
1.7 VỀ CƠ CẤU QUYỀN SỞ HỮU 80
2 KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU 82
2.1 TRUNG QUỐC 82
2.2 BA LAN 85
3 GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 89
3.1 HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ 89
3.2 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THÔNG QUA TỔ CHỨC TƯ VẤN QUỐC TẾ 91
3.3 TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC 93 3.4 GẮN LIỀN VIỆC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VỚI VIỆC CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG 93
3.5 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 95
KẾT LUẬN 97
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 71
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài chính - tiền tệ là lĩnh vực trọng yếu và rất nhạy cảm trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, bước sang thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước nhằm đẩy nhanh tiến trình cải biến và phát triển kinh tế nước ta thành nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản quản lý nhà nước về tài chính - tiền tệ Yêu cầu thực hiện những cam kết quốc tế trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và trong tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) về lĩnh vực ngân hàng, đã đặt hệ thống ngân hàng nước ta nói chung, ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) nói riêng trước nhiều thách thức lớn
So với nhu cầu và yêu cầu phát triển của nền kinh tế và hội nhập thì sự phát triển của các NHTMNN còn quá nhỏ bé và bất cập Mặc dù, các NHTMNN có đóng góp to lớn cho nền kinh tế và cung cấp vốn cho đầu tư phát triển, nhưng hiệu quả mang lại còn nhiều bất cập Song song với việc tăng trưởng dư nợ cao, góp phần làm tăng vốn cho nền kinh tế là sự mất mát
do chất lượng tín dụng kém và quản lý tồi Bên cạnh sự đóng góp mỗi năm vài trăm tỷ đồng cho ngân sách nhà nước nhưng nhà nước lại phải chi ra hàng ngàn tỷ đồng cho việc xử lý nợ khó đòi của các ngân hàng này Nhiều chính sách và trách nhiệm giữa nhà nước với các NHTMNN chưa được minh bạch
và rõ ràng Những tài sản và lợi thế do nhà nước mang lại cho các NHTMNN chưa được hạch toán và tính toán đầy đủ để có thể đánh giá đúng đắn sự phấn đấu vươn lên, sự đóng góp thực sự của bản thân tập thể cán bộ, công nhân viên ngân hàng Sự bao cấp, sự đỡ che của nhà nước vẫn còn nhiều, chưa
Trang 82
được tách bạch và loại bỏ theo đúng nghĩa hoạt động của ngân hàng theo cơ chế thị trường
Thực tế trên thế giới và 15 năm tiến hành cổ phần hoá tại Việt Nam đã chứng minh doanh nghiệp cổ phần là một mô hình tốt, một sản phẩm văn minh của nền kinh tế thị trường Với sự giám sát của các nhà đầu tư qua việc niêm yết cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán, cũng như tính nhạy cảm của các nhà đầu tư về tính hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của công ty, mô hình này giảm thiểu được tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, tham nhũng và các tiêu cực khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, thì dứt khoát phải phát triển mạnh các công ty
cổ phần, phát triển thị trường chứng khoán Hệ thống NHTMNN cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó
Tuy nhiên, việc chuyển đột ngột từ hình thức sở hữu Nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng trong một thời gian dài sang một hình thức cổ phần hoá chiếm tỷ trọng cao là cực kỳ nguy hiểm Nó có thể gây ra những tác động nhất định đối với thị trường tài chính tiền tệ Cần phải chuyển đổi từ từ, thận trọng, đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để có thể cổ phần hoá các ngân hàng tiếp theo Vì vậy, Chính phủ đã quyết định tiến hành thí điểm cổ phần hoá thí điểm Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, NHNT là ngân hàng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong sự kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên trong tháng 12/2007 Việc nghiên cứu thực trạng cổ phần hoá NHNT Việt Nam, từ đó rút kinh nghiệm để tiến hành cổ phần hoá các NHTMNN khác là công việc cần thiết Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB): Kinh
Trang 93
nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các NHTMNN hiện nay
2 Mục đích, nhiệm vụ của khoá luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cổ phần hoá và cổ phần hoá NHTMNN
- Nghiên cứu thực trạng cổ phần hoá của NHNT Việt Nam
- Trên cơ sở thực trạng cổ phần hoá NHNT Việt Nam, rút kinh nghiệm cho các NHTMNN khác khi tiến hành cổ phần hoá, đồng thời đề ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá NHTMNN ở Việt Nam hiện nay
3 Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Phạm vi: Khoá luận chú trọng nghiên cứu thực trạng cổ phần hoá NHNT Việt Nam Ngoài ra, khoá luận còn tìm hiểu một vài nét về thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMNN Việt Nam
- Thời gian: Khoá luận nghiên cứu quá trình cổ phần hoá NHNT Việt Nam bắt đầu bằng sự kiện phát hành trái phiếu tăng vốn năm 2005 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện trên cơ sở hệ thống lý luận về cổ phần hoá trên thế giới và Việt Nam và theo phương pháp điều tra, thống kê, nghiên cứu tài liệu
5 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về cổ phần hoá và một số vấn đề chung về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước
Chương II: Thực trạng cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Trang 104 Chương III: Kinh nghiệm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và giải pháp tiến hành cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại Nhà nước
Trang 115
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ
1.1 Lịch sử ra đời của cổ phần hoá
Trên thế giới:
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, những nước có nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển thường tiến hành các giải pháp nhằm chuyển đổi các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thành doanh nghiệp thuộc sở hữu tư bản tư nhân hay nhóm nhà tư bản hoặc thành những hình thức doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với tư nhân theo nhiều mức độ khác
nhau Quá trình này được gọi là “tư nhân hoá” (privatization)
Quá trình tư nhân hoá trên thế giới được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu[15]:
- Giai đoạn thứ nhất: Xuất phát điểm nổi bật nhất có lẽ là chương trình
tư nhân hoá năm 1974 ở Chi Lê diễn ra trong bối cảnh đặc biệt bởi chương trình đó nhằm phục hồi lại những doanh nghiệp mà Chính phủ Allende đã quốc hữu hoá trước đó
- Giai đoạn thứ hai: Diễn ra ở Tây Âu mà chính xác hơn là ở Anh với cái
mà ngày nay người ta thường gọi là “Cuộc cách mạng Thatcher” Từ cuối những năm 70, Chính phủ Anh đã quyết định thay đổi sâu sắc các nền tảng của kinh tế Người ta không chỉ thừa nhận thấy một quá trình “phi quốc hữu hoá” các doanh nghiệp quốc doanh mà nhà nước còn tìm cách rút lui khỏi nhiều hoạt động theo truyền thống vẫn thuộc về lĩnh vực nhà nước bởi lẽ quan
Trang 126
niệm về các lĩnh vực đó đã được đánh giá khác đi do nhu cầu của người sử dụng
- Giai đoạn thứ ba: Diễn ra đồng thời trên nhiều châu lục
+ Tại Tây Âu, đó chỉ là việc lấy lại mô hình theo quan điểm của Thatcher
có điều chỉnh phù hợp với đặc thù của từng nước
+ Tại Trung Âu và Đông Âu, đó là kết quả của sự sụp đổ của các chế độ
áp dụng kinh tế nhà nước và kết quả của việc “tự do hoá” thị trường diễn ra sau đó
+ Tại Châu Phi, khu vực Mỹ - La tinh và Châu Á, quá trình tư nhân hoá thường xuất phát từ các kế hoạch điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới WB
+ Tại Bắc Mỹ, hiện tượng này cũng diễn ra nhưng ở mức độ thấp hơn vì các nền kinh tế ở khu vực này từ trước đến nay vốn đã dựa nhiều vào khu vực
tư nhân
Một trong những lý do chủ yếu khiến cho hiện tượng “tư nhân hoá” trở thành hiện tượng phổ biến là vì đây là một giải pháp hữu dụng duy nhất cho phép xoá bỏ gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước Vì thế nó đã được thực hiện liên tục trong nhiều năm, nhiều nơi Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển, Tổ chức các vấn đề phát triển quốc tế của Mỹ cũng như nhiều tổ chức có uy tín trong thế giới tư bản luôn luôn khuyến khích, cổ vũ và giúp đỡ vật chất cho các nước tiến hành quá trình này
Xung quanh vấn đề tư nhân hoá, thường có 2 phe đối lập: một bên ủng
hộ một nhà nước giữ vai trò trọng tài; một bên theo chủ trương một nhà nước
có vai trò can thiệp Những người ủng hộ chủ trương tư nhân hoá cho rằng tư nhân hoá sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, loại bỏ những mập mờ về mục tiêu của doanh nghiệp và giảm thâm hụt ngân sách Những
Trang 137
người phản đối tư nhân hoá thì cho rằng quy luật thị trường không cho phép đạt được mức độ tối ưu trên toàn bộ nền kinh tế và Nhà nước cần phải can thiệp để hạn chế những thất bại của cơ chế thị trường (market failures)
Vì vậy, có những nước chưa muốn tư nhân hoá một cách ồ ạt và triệt để, đúng và đủ ý nghĩa của nó Phương án giảm bớt một phần sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp nhằm cải thiện tình hình kinh tế trong nước được họ lựa chọn Họ chủ trương: bán một phần tài sản, hoặc bán một số cổ phiếu nhất định trong một số doanh nghiệp quan trọng mà vẫn giữ được vai trò khống chế của Nhà nước; chuyển hoá thành sở hữu tư nhân các doanh nghiệp nhà nước không thuộc những ngành quan trọng, không có ý nghĩa quyết định đến
sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Trong các quá trình đó, các đối tượng là người lao động trong doanh nghiệp đó được ưu tiên bán cổ phiếu sao cho không một tư nhân nào hoặc nhóm nhà tư bản tư nhân nào có thể khuynh đảo tình hình Do đó, họ không gọi là “tư nhân hoá” mà gọi là “cổ phần hoá” doanh nghiệp nhà nước Sự khác nhau trong ngữ nghĩa tựu trung đã biểu thị được sắc thái khác nhau trong việc giảm bớt sở hữu nhà nước
Ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, quá trình cổ phần hoá đã trở thành một diễn đàn mang tính thời sự trong những năm 90 của thế kỷ trước và những năm đầu thế kỷ XXI khi hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá
Từ năm 1987, chính phủ ta đã có chủ trương cổ phần hoá một số
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Tại điều 22 của Quyết định 217/HĐBT (14/11/1987) đã ghi: “Bộ Tài chính nghiên cứu và cho tổ chức làm thử việc mua bán cổ phần ở một số xí nghiệp (quốc doanh) và báo cáo kết quả lên Hội đồng Bộ trưởng vào cuối năm 1988”
Trang 148
Đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nhưng có lẽ hơi sớm so với điều kiện cụ thể lúc đó vì:
- Những mặt tiêu cực, yếu kém của khu vực quốc doanh chưa bộc lộ một cách đầy đủ, như là một đòi hỏi bức bách cần phải giải quyết (chủ yếu là do bao cấp của ngân sách cho các doanh nghiệp còn rất lớn)
- Những hiểu biết về kinh tế thị trường, đặc biệt là vấn đề cổ phần hoá của chúng ta còn ít ỏi, chưa đủ sức để triển khai
Vì vậy, chủ trương đúng đắn đó đã bị “lãng quên”
2 năm sau, tức là năm 1990, Chính phủ lại có quyết định số
143/HĐBT (10/5/1990) về làm thí điểm cổ phần hoá một số DNNN cùng với việc sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh
Khác với lần trước là các doanh nghiệp chưa hiểu hết ý đồ của Chính phủ, dưới chưa chuyển biến kịp với trên, lần này ngược lại trên còn dè dặt thì dưới lại rất hăng hái Trong khi các văn bản của Chính phủ đang dừng lại ở mức dự thảo, chưa có quyết định chính thức, chưa có hướng dẫn nhưng bên dưới thì đã triển khai Kết quả là: cuộc thí điểm đã không rút ra được kết luận chính xác và đầy đủ, còn các DNNN thì cổ phần hoá theo ý đồ riêng của từng doanh nghiệp để đối phó với thực trạng lúc đó là các DNNN đang rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, thiếu vốn nghiêm trọng và thất nghiệp tăng lên
Phải chính thức đến năm 1992, tức là 5 năm sau kể từ khi nhà nước ta
có chủ trương cổ phần hoá DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 202/CT (08/06/1992) kèm theo đề án triển khai cổ phần hoá DNNN
Cho đến nay, có thể chia quá trình thực hiện làm bốn giai đoạn Trong
mỗi giai đoạn đó, các doanh nghiệp nhà nước đã triển khai thực hiện theo những khuôn khổ pháp lý chủ yếu sau[8]:
Giai đoạn thí điểm từ năm 1992 đến 1996: