1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9

43 422 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 324,5 KB

Nội dung

Vai trò của người thầy quan trọng tuy nhiên sự nỗ lực của mỗi cá nhân cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi người. Lòng biết ơn thầy cô phải trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc... Trong cuộc sống, để có thành công mỗi chúng ta còn phải không ngừng học hỏi bạn bè, thực tế cuộc sống xã hội, trường đời... . Tình thấy trò phải được thể hiện bằng sự chân thành, những việc làm, hành động đúng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. . Mỗi chúng ta cũng phải biết phê phán, lên án những tư tưởng vô ơn bạc nghĩa, qua cầu rút ván. - Nhận thức, hành động và bài học rút ra: Cần giữ gìn, trau dồi, phát triển truyền thống tốt đẹp

Trang 1

Ngày soạn: ……… Sĩ số: 9A ……… Ngày giảng:

- Tự giác, tích cự hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp

B Nội dung và hình thức hoạt động

- Nghe báo cáo và thảo luận

- Bỏ phiếu hoặc lấy biểu quyết

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

a Mỗi cán bộ lớp chuẩn bị một báo cáo về nhiệm vụ được giao trong năm vàkết quả thực hiện

b Câu hỏi thảo luận:

- Bạn lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học qua như thếnào?

- Bạn góp ý gì cho các bạn lớp phó của lớp?

- Bạn có nhận xét gì về hoạt động của thư kí lớp?

- Ý kiến của bạn về hoạt động của bạn tổ trưởng?

- Cách thức bầu cán bộ lớp trong năm học này như thế nào?

Trang 2

c Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

2 Chuẩn bị về tổ chức.

GVCN họp cán bộ lớp để:

- Thống nhất câu hỏi thảo luận

- Thống nhất chương trình hoạt động

- Phân công người điều khiển hoạt động

- Phân công người điều khiển văn nghệ

- Phân công trang trí

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động

* Hoạt động 2: Chốt lại kết quả thảo luận.

- Người điều khiển giới thiệu lớp trưởng chốt lại kết quả thảo luận và trình bàybáo cáo tổng kết hoạt động lớp trong năm lớp 8 Sau đó lớp trưởng nêu phươnghướng hoạt động của cán bộ lớp và tiêu chuẩn cán bộ lớp trong năm học mới

- HS phát biểu ý kiến bổ xung hoặc nêu thắc mắc, lớp trưởng sẽ trả lời hoặc giảiđáp

* Hoạt động 3: Tổ chức bầu cán bộ lớp.

-Sau khi thống nhất phương thức, người điều khiển tổ chức cho lớp tiến hànhbầu hoặc lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp mới

- Đội ngũ cán bộ lớp mới ra mắt, cử đại diện phát biểu ý kiến

- Mời một bạn HS trong lớp phát biểu cảm tưởng

* Hoạt động 4:

- GVCN phát biểu ý kiến

- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động

****************************************************************

Trang 3

(Tiết 2)

Sĩ số: 9A ………

Hoạt động thứ hai

THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH

CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

A Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Hiểu được nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS

- Tự xác định trách nhiêm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó

- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ củanăm học cuối cấp THCS

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung:

- Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS

- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó

- Các biện pháp thực hiện

2 Hình thức hoạt động.

Trao đổi, thảo luận

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

a Bản nội qui và nhiệm vụ năm học

b Câu hỏi thảo luận:

Câu1: Trong năm học cuối cấp này, bận phải thực hiện những nhiệm vụnào?

Câu 2: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS lớp cuối cấp có ý nghĩa vàtầm quan trọng như thế nào?

Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thểlớp và mỗi HS cần phải có những biện pháp gì?

c Chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ giấy khổ to , bút dạ để ghi kết quả thảo luậncủa tổ

d Một số tiết mục văn nghệ

2 Chuẩn bị về tổ chức:

- HS tự nghiên cứu trước nội qui và nhiệm vụ năm học

- GVCN hội ý với cán bộ để phân công chuẩn bị các công công việc cụ thể

- Cán bộ lớp bàn bạc chuẩn bị các công việc cho hoạt động

- Lớp trưởng tập hợp cán bộ lớp để bàn bạc, phân công công việc phải chuẩnbị

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động.

* Hoạt động mở đầu.

Trang 4

Người điều khiển nêu lí do và chương trình hoạt động.

* Hoạt động 1: Thảo luận theo tổ.

Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi1 và câu hỏi 2 Thời gian chomỗi tổ là 15 phút

Tổ trưởng điều khiển thảo luận

* Hoạt động 2: Thảo luận chung cả lớp.

- Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình, các tổ khác bổxung

- Người điều khiển chốt lại kết quả thảo luận của các tổ

- Người điều khiển nêu câu hỏi 3 và 4 cho cả lớp thảo luận

- Kết quả thảo luận được ghi tóm tắt lên bảng

* Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ.

Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ củalớp mà cá nhân và các tổ đã đăng kí

- Tiết 1:………

- Tiết 2:………

Tiết 3 – 4: CHỦ ĐIỂM THÁNG 10

CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI

Các hoạt động của chủ điểm:

1 Lễ đăng kí thi đua học tốt

2 Thi tìm hiểu thư Bác Hồ

Hoạt động thứ nhất

LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT

A Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấucủa cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao

Trang 5

- Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn

để vươn lên

- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung.

- Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động củalớp, các biện pháp thực hiện

- Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua

- Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết

2 Hình thức hoạt động.

Lễ đăng kí thi đua và văn nghệ

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

- Bản đăng kí thi đua của từng cá nhântheo các chỉ tiêu chính như:

+ Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ

+ Thực hiện tốt trật tự, kỉ luật trong giờ học

+ Tích cực tham gia xây dựng bài

+ Đạt kết quả cao trong học tập

+ Những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung giao ước

- Bản giao ước thi đua của tổ, lớp

- Những câu hỏi thảo luận:

Câu hỏi 1: Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy chỉ tiêu nào phù

hộ, những chỉ tiêu nào không? Vì sao các bạn lại nghĩ như vây?

Câu hỏi 2: Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việcthực hiện? Làm thế nào để khắc phục chúng?

Câu hỏi 3: Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân ban có thể làm những việc gì

để thực hiện chỉ tiêu đè ra?

+ Người điều khiển chương trình

+ Người điều khiển thảo luận

+ Những người đọc đăng kí của các tổ

+ Những người chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

+ Trang trí lớp

Trang 6

- Dự kiến thời gian.

b Cán bộ lớp, tổ:

- Bàn bạc với nhau thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao

- Xây dựng các bản giao ước thi đua của các tổ, lớp

- Đôn đốc, gợi ý các bạn viết bản giao ước thi đua cá nhân

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động.

* Hoạt động mở đầu.

a Hát tập thể

b Tuyên bố lí do

c Giới thiệu đại biểu

d Giới thiệu chương trình hoạt động

* Hoạt động 1: Giao ước thi đua

- Người điều khiển nêu thể lệ giao ước thi đua, lần lượt mời các tổ trưởng thaymặt tổ đọc giao ước thi đua

- Từng tổ đọc bản giao ước thi đua

- Một số HS đọc bản giao ước thi đua của mình

- Lớp trưởng trình bày “Chương trình thi đua của lớp”

* Hoạt động 2: Thảo luận kế hoạch hành động.

- Người điều khiển nêu câu hỏi để các bạn thảo luận

- HS phát biểu ý kiến của mình, bổ xung, tranh luận; người điều khiển tổnghợp ý kiến theo từng nội dung

- Thông qua chương trình thi đua của lớp

* Hoạt động 3: Vui văn nghệ.

Một số HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị

THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ

A Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dụccủa HS và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư củ Bác

Trang 7

- Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.

- Biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ để thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung.

- Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày

khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945

và Thư gửi ngành giáo dục ngày 16 – 10 - 1968.

- Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác

2 Hình thức hoạt động:

- Thi hỏi – đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác Hồ

- Một số tiết mục văn nghệ

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

- Hai bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường năm 1945 và năm1968

- Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, tổ

- Bản giao ước thi đua chung của cả lớp

- Những câu hỏi thảo luận

- Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập

- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn

2 Chuẩn bị về tổ chức:

a Giáo viên chủ nhiệm:

- Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chứcsinh hoạt lớp

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội viết đăng kí thi đua của tổ mình và giaoước thi đua của cả lớp

- Dự kiến khách mời

b Học sinh.

- Cán bộ lớp bàn bạc thống nhất phân công:

+ Người điều khiển hoạt động

+Người đọc đăng kí thi đua

+ Người chuẩn bị tiết mục văn nghệ, kể chuyện

+ Trang trí lớp

- Xây dựng các bản giao ước thi đua của tổ, lớp

- Viết bản thi đua cá nhân

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động.

- Hoạt động mở đầu

a Hát tập thể một bài hát về Bác Hồ

b Tuyên bố lí do

c Giới thiệu đại biểu

d Giới thiệu chương trình hoạt động

Trang 8

* Hoạt động1: Nghe đọc thư Bác và thảo luận.

- Cán bộ lớp đọc thư Bác

- Theo từng câu hỏi do ban giám khảo nêu Đại diện các tổ lên trình bày;sau đónhững HS khác có thể bổ xung, nêu ý kiến tranh luận Ban giám khảo chođiểm

- Cán bộ lớp đọc lời hứa danh dự

* Hoạt động 2: Vui văn nghệ.

Các tiết mục văn nghệ được trình bày theo dự kiến

*Kết thúc hoạt động.

- Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có tráchnhiệm, về ý thức tham gia của các cá nhân trong giờ sinh hoạt

- Giáo viên phát biểu ghi nhận giao ước thi đua của từng tổ và của lớp

- Động viên HS cố gắng làm theo thư Bác

Trang 9

Ngày soạn: ……… Sĩ số: 9A ……… Ngày giảng:

- Tiết 1:………

- Tiết 2:………

Tiết 5 -6: CHỦ ĐIỂM THÁNG 11

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Các hoạt động của chủ điểm:

- Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua

- Đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện tốt kế hoạch thi đua

B Nội dung và hình thức hoạt động

1 Nội dung:

- Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp

- Kế hoạch thi đua

- Biện pháp thực hiện

2 Hình thức hoạt động:

- Trao đổi, thảo luận

- Một số tiết mục văn nghệ

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

- Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, từng tổ theo các chỉ tiêu chính như:+Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ

+ Thực hiện tốt trật tự, làm bài tập về nhà đầy đủ

+ Tích cực tham gia xây dựng bài

+ Đạt kết quả cao trong học tập

- Bản giao ước thi đua chung của lớp

- Những câu hỏi thảo luận và đáp án dự kiến

Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào là một tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt? Câu hỏi 2: Tác dụng của những tuần học tốt, tháng học tốt là gì?

Trang 10

Câu hỏi 3: Để có những tuần học tốt, tháng học tốt, HS cần phải làm gì?

- Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập

- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn

2 Chuẩn bị về tổ chức.

a Giáo viên chủ nhiệm:

Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động:

- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Tình thầytrò”

- Yêu cầu mỗi cá nhân sưu tầm, tìm hiểu theo các câu hỏi được gợi ý

- Hướng dẫn HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời những câu hỏi liên quan

+ Mời thầy cô giáo tham gia sinh hoạt

+ Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu các bạn chuẩn bị

- Sưu tầm tài liệu

- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi

c Giới thiệu đại biểu

d Giới thiệu chương trình hoạt động

* Hoạt động 1: Thảo luận tuần học tốt, tháng học tốt.

- Người điều khiển chương trình hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi như

đã chuẩn bị

- Sau khi lớp thảo luận xong, cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn những nội dungchính và kết quả trao đổi

* Hoạt động 2: Đăng kí giao ước thi đua.

- Đại diện từng tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình và treo cờ đăng kí lênbảng

- Các tổ viên nộp đăng kí cá nhân cho tổ trưởng

- Một cán bộ đọc bản giao ước thi đua của lớp

* Hoạt động 3: Vui văn nghệ.

* Kết thúc hoạt động

- Đại diện cán bộ lớp nhận xét kết quả hoạt động, ý thức tham gia thảo luậncủa các bạn trong hoạt động

Trang 11

- Giáo viên phát biểu.

+ Ghi nhận đăng kí thi đua của từng cá nhân, của các tổ, giao ước thi đua củalớp

+ Động viên các em thực hiện tốt kế hoạch của mình

+ Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việcthực hiện bản đăng kí của các tổ

*****************************************

(Tiết 2)

Sĩ số: 9A ………

Hoạt động thứ hai

THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG

“TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”

A Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Hiểu về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt nam

- Trân trọng, tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo Phát huy truyền thống “Tôn sư trọngđạo” của dân tộc

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung.

- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử của dân tộc Việt nam

- Những dẫn chứng minh hoạ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa và nay

2 Hình thức hoạt động.

- Trao đổi, thảo luận

- Biểu diễn văn nghệ

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

- Những tài liệu HS sưu tầm như: những quyển sách, bài báo, bài thơ, bài hát…

về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò…

- Những câu hỏi dành cho thảo luận:

Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được tổ chức ở

Việt nam như thế nào?

Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… về người

thầy

Trang 12

Câu 3: Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình.

Câu 4: Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “HS thiếu thầy giáo như cây

xanh thiếu ánh mặt trời”?

Câu 5: Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy, cô giáo.

Câu 6: Bạn hãy hát một bài hát về thầy, cô giáo.

- Tư liệu tham khảo cho HS

- Một số tiết mục văn nghệ về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò…

2 Chuẩn bị về tổ chức.

a) Giáo viên chủ nhiệm:

Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động

- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Tôn sưtrọng đạo” HS ôn lại những kỉ niệm về thầy cô giáo của mình, nói được vai tròcủa nghề dạy học, hát hay đọc những bài thơ ca ngợi tình cảm thầy trò…thôngqua trao đổi, toạ đàm, biểu diễn văn nghệ

- Yêu cầu mỗi cá nhân tự sưu tầm, tìm hiểu theo các câu hỏi đã được gợi ý

- Hướng dẫn cho HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời có liên quan

- Gợi ý về cách tổ chức

- Nêu quy định về thời gian tổ chức, thời gian dành cho mỗi câu hỏi

- Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiết

- Yêu cầu cán bộ lớp:

+ Chuẩn bi trang trí lớp

+ Chuẩn bị tiết mục văn nghệ

b) Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:

- Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau

- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu cho các bạn chuẩn bị

- Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân trang trí lớp

c) Nhiệm vụ của cá nhân HS mỗi tổ:

- Sưu tầm tài liệu

- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động.

* Hoạt động mở đầu.

a Hát tập thể một bài hát

b Tuyên bố lí do

c Giới thiệu đại biểu

d Giới thiệu chương trình của tiết

* Hoạt động 1: Thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”

Người điều khiển hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.Các bạn phát biểu theo từng nội dung câu hỏi

Cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận

* Hoạt động 2: Liên hoan văn nghệ.

Người phụ trách văn nghệ lần lượt giới thiệu những tiết mục văn nghệ đã chuẩnbị

Trang 13

- Đại diện của từng tổ lên đọc giao ước thi đua của tổ mình.

- Các tổ viên nộp đăng kí cá nhân cho tổ trưởng

- Một cán bộ lớp đọc bản giao ước thi đua của lớp

* Kết thúc hoạt động:

- Đại diện cán bộ lớp nhận xét về kết quả của tiết sinh hoạt lớp

- GV nhận xét về tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia, đồng thờidành thêm thời gian hướng dẫn HS về việc làm báo ảnh do Đoàn trường phátđộng để chào mừng ngày 20-11

Ngày 1 tháng 12 năm 2009

Tiết 7 -8: CHỦ ĐIỂM THÁNG 12

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN.

Các hoạt động của chủ điểm:

1 Thảo luận chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân

Trang 14

A Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc

- Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thốngđó

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung:

- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập, tựdo

- Các gương chiến đấu tiêu biểu

- Nhiệm vụ của HS lớp 9 đối với truyền thống cách mạng dân tộc

2 Hình thức hoạt động

- Giới thiêu truyền thống đấu tranh cách mạng

- Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng, liệt sĩ.

- Thảo luận về nhiệm vụ của HS lớp 9 đối với truyền thống cách mạng dân tộc

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

- Những tư liệu số liệu về truyền thống cách mạng của quê hương

- Các tư liệu, tranh ảnh về các anh hùng, liệt sĩ cảu quê hương, những bà mẹViệt nam anh hùng ở địa phương

- Những chiến công tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến theo một số giai đoạnnhư Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiếnchống Mĩ, công cuộc xây dựng đất nước hiện nay…

- Sự đóng góp sức người, sức của cho quê hương trong các cuộc kháng chiến

- Hoạt động của các tổ chức Đoàn, của thanh niên trong các cuộc khángchiến

- Những trận đánh xảy ra ở địa phương, những chiến công vủa quê hương

- Những thành tựu về kinh tế ở địa phương sau chiến tranh

- Công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong thời bình hiện nay

- Một số bài thơ, bài hát về quê hương…

- Những tấm gương thương binh, cựu chiến binh ở địa phương

- Phần thưởng

- Lọ hoa, khăn trải bàn

2 Chuẩn bị về tổ chức

a Giáo viên chủ nhiệm:

Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động:

- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động

- Yêu cầu các tổ tìm hiểu theo những nội dung đã được gợi ý

- Hướng dẫn, gợi ý cho HS tìm nguồn tư liệu

- Giao nhiệm vụ cho các bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động

b Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:

- Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau

Trang 15

- Mời đại biểu.

- Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân trang trí lớp

c Nhiệm vụ của cá nhân HS mỗi tổ:

- Phối hợp với nhau tìm hiểu những nội dung đã được giao

- Một số HS thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động

* Hoạt động mở đầu

- Hát một bài hát liên quan đến chủ điểm

- Tuyên bố lí do

- Giới thiệu đại biểu

- Giới thiệu chương trình của tiết

* Hoạt động1:Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của dân tộc

- Người điều khiển mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu củamình

- Lần lượt đại diện báo cáo kết quả

- Sau mỗi trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi làm rõ những nội dung cần thiết

* Hoạt động 2: Văn nghệ

Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục văn nghệ của mình

* Hoạt động 3: Thảo luận lớp

Người điều khiển nêu câu hỏi cho các bạn HS lớp 9 cần làm gì và làm như thếnào để phát huy truyền thống cách mạng của cha anh?

- HS trả lời tranh luận

- Người điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận

* Hoạt động 4:Phát biểu của đại diện cựu chiến binh địa phương

- Đại diện cán bộ địa phương phát biểu

- Cán bộ lớp tặng hoa cho cán bộ địa phương

Trang 16

- Tích cực tham gia họat động văn nghệ của trường, của lớp.

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung

- Ca ngợi quê hương, đất nước

- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng

- Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt nam anh hùng

2 Hình thức hoạt động:

- Thi hát cá nhân

- Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi…

- Thi hát giữa các tổ

- Thi sáng tác thơ, phổ nhạc cho bài thơ của mình…

I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

- Những bài hat, bài thơ, câu chuyện ca ngợi quê hương, đất nước, quân đội

ta, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh…

a Giáo viên chủ nhiệm:

Họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoach hoạt động:

- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Hát về quêhương, đất nước”

- Yêu cầu phân công cho các tổ tập dượt những bà, nội dung phù hợp với chủđề

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử ngườiđiều khiển, dự kiến ban giám khảo

b Học sinh:

- Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết

- Mời đại biểu

c Giới thiệu đại biểu

d Giới thiệu chương trình hoạt động,

e Giới thiệu ban giám khảo

Trang 17

* Hoạt động1: Thi văn nghệ của các tổ.

- Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi, những tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục

dự thi

- Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục của mình; Ban giám khảo nhận xét,cho điểm

* Hoạt động 2: Đố vui

- Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi

- HS tham gia dự thi theo dự kiến

- Ban giám khảo cho điểm

* Kết thúc hoạt động

- Ban tổ chức nhân xét chung về kết quả thi văn nghệ theo tổ, cá nhân, về sựchuẩn bị, tham gia của các tổ

- Ban giám khảo công bố kết quả

- Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy, cô giáo

- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học

- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượngkhoa học trong tự nhiên và trong xã hội

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung:

- Kiến thức cơ bản của một số môn học

- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống

- Giải thích một số hiện tượng khoa học tự nhiên và xã hội

2 Hình thức hoạt động:

Thi hỏi – đáp

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động:

- Những câu hỏi, câu đố, bài tập…

- Những tài liệu tham khảo cần thíêt

- Đáp án cho những câu hỏi, câu đố, bài tập

- Phương tiện làm tín hiệu xin trả lời

Trang 18

Họp cán bộ lớp,tổ để phổ bíên kế hoạch hoạt động:

- Mỗi tổ cử 3,4 HS dự thi

- Dự kiến ban giám khảo và thư kí

- Phân công cụ thể:

+Người điều khiển hoạt động

+ Những người chuẩn bị văn nghệ

+ Trang trí lớp

- Mời thầy cô giáo bộ môn giúp soạn câu hỏi, làm cố vấn, đến dự

- Dự kiến thời gian

b Học sinh:

- Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết, trangtrí lớp học

- Phân công một số HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động

* Hoạt động mở đầu

a Hát tập thể một bài hát

b Tuyên bố lí do

c Giới thiệu chương trình của tiết

d Giới thiệu ban giám khảo, thư kí, cố vấn chuyên môn

* Hoạt động 1: Cuộc thi tài trí giữa các tổ

- Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi

+ Mỗi tổ có 3,4 người dự thi

+ Nội dung thi gồm một số phần như “tiếp sức gải toán:, “ghép từ”, “lĩnh vựchay môn học ưa thích” mà mình muốn trả lời, sau đó được thảo luận với nhautrong khoảng thời gian cho phép, rồi trả lời

+ Nếu không trả lời được thì tổ khác trả lời

+ Quy định điểm dành cho câu trả lồ đúng

- Chọn những HS của mỗi tổ dự thi

- Các đôi thi với nhau, Ban giám khảo cho điểm công khai

- Ban giám khảo công bố điểm thi của mỗi đội

- Chúc các bạn học tốt, thi học kì đạt kết quả cao

- Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy, cô giáo

Hoạt động thứ tư.

Trang 19

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA

ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

A Yêu cầu giáo dục

Giúp học sinh:

- Biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình

- Quý trọng các gia đình có công với cách mạng

- Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ gia đình và con em họ

B Nội dung và hình thức hoạt động.

1 Nội dung:

- Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương em

- Xây dựng kế họch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng

2 Hình thức hoạt động:

- Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địaphương

- Thảo luận, xây dựng đề án giúp đỡ

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

- Những thông tin, tư liệu về các gia đình có công với cách mạng ở địaphương như:

+ Những gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương em

+ Những người ở địa phương em được tặng thưởng huân, huy chương khángchiến

+ Những gia đình thương binh, liệt sĩ gặp khó khăn cần giúp đỡ

- Một số tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ điểm 22-12

2 Chuẩn bị về tổ chức

a Giáo viên chủ nhiệm:

- Họp cán bộ lớp, tổ, Đội để nêu chủ đề hoạt động, hướng dẫn HS chuẩn bị

- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Giúp đỡgia đình có công với cách mạng”

- Gợi ý về cách tổ chức: Gợi ý với các bạn về việc tìm hiểu và đề nghị mỗi tổ,mỗi bạn dự kiến kế hoach giúp đỡ này

- Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiếtcủu tiết hoạt động, cửngười điều khiển

- Yêu cầu cán bộ lớp:

+ Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiên cànn thiết,trang trí lớp

+ Phân công một số HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ

+ Phối hợp với GVCN mờì cựu chiến binh tham dự tiết hoạt động

b Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:

Trang 20

- Hội ý để phân công nhiệm vụ cho nhau.

- Giao nhiệm vụ cho một số HS chuẩn bị cho tiết hoạt động

c Nhiệm vụ của cá nhân HS:

- Tìm hiểu về những gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và bàn việcgiúp đỡ những gia đình gặp khó khăn

II Hướng dẫn tiến hành hoạt động

* Hoạt động mở đầu

a Hát tập thể một bài hát

b Tuyên bố lí do

c Giới thiệu đại biểu

d Giới thiệu chương trình của tiết

* Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cáchmạng ở địa phương

- Đại diện các tổ trình bày

- HS của lớp nêu những câu hỏi thắc mắ

- Người điều khiển tổng kết

* Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những gia đình có công với cáchmạng ở địa phương

- Lớp thảo luận những vấn đề:

+ Lớp ta có thể giúp đỡ những gia đình nào?

+ Cần tổ chức việc giúp đỡ này như thế nào?

- Các tổ lập dự án của mình và báo cáo trước lớp

- - Lớp góp ý, bổ xung

* Hoạt động 3: Văn nghệ

Một số tiết mục văn nghệ được trình bày

* Kết thúc hoạt động:

- Đại diện lớp nhận xét về kết quả tìm hiểu của tổ, nhóm

- GVCN bày tỏ sự tin tưởng đối với việc thực hiện kế hoach của các em

Trang 21

Ngày 1 tháng 1 năm 2010

Chủ điểm tháng 1,2.

MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN.

Các hoạt động của chủ điểm:

1.Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước

2.Trồng cây lưu niệm với trường

3 Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương

4 Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân

- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn

- Không ngừng học tập và rèn luyên, biết phát huy những mặt tích cực trong thời

kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh vớinhững mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày

B Nội dung và hình thức hoạt động.

I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động

1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

- Tư liệu sách báo…liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảnglãnh đạo

- Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà HS được trải nghiệm,được nhận thức qua các thông tin khác

- Những bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng

- Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

- Một số câu hỏi gợi ý:

Ngày đăng: 03/11/2016, 13:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w