1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Hồ sơ dự thầu gói thầu kỹ thuật xây dựng

177 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 10,13 MB

Nội dung

- Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cự

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu xây dựng.

Đấu thầu xây dựng mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn, với mục đích chính là nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo tối đa hiệu quả kinh tế của dự án

1.1 Đối với toàn bộ nền kinh tế

- Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu

tư và xây dựng, hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác thường xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

- Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nước ta

- Đấu thầu xây lắp là động lực, là điều kiện để cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản nước ta cạnh tranh lành mạnh với nhau trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp xây dựng nước nhà

- Đấu thầu xây lắp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài thông qua cạnh tranh quốc tế với các doanh nghiệp này Từ đó giúp các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh lên và có thể đứng vững trên thị trường

- Đấu thầu xây lắp có tác dụng kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, kích thích việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến do vậy kích thích lực lượng sản xuất phát triển

1.2 Đối với chủ đầu tư, chủ dự án

- Thông qua đấu thầu xây lăp, chủ đầu tư sẽ tìm cho mình nhà thầu hợp lý nhất có khả năng đáp ứng được ba yêu cầu vế thời gian, chất lượng và chi phí

- Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả của hoạt động giao thầu, chủ đầu tư sẽ tăng được hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tiết kiệm vốn do chi phí được giảm tối thiểu, tránh được tình trạng lãng phí thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình thi công xây lắp

- Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất Ngược lại, quyền lực của chủ đầu tư trong đấu thầu lại tăng lên

- Đấu thầu xây lắp cho kết quả là công trình sẽ được thi công với chất lượng cao nhất bằng những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của nhà thầu được lựa chọn, mà nếu không thực hiện đấu thầu thì sẽ khó đạt được chất lượng đó, thậm chí không tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện và công nghệ thi công

1.3 Đối với nhà thầu:

Do hoạt động đấu thầu tuân theo các nguyên tắc :

- Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau

- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ

- Nguyên tắc đánh giá công bằng

- Nguyên tắc trách nhiệm phân minh

- Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng

Trang 2

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các nguyên tắc này trong thực hiện đấu thầu xây lắp đã tạo nên nhiều thuận lợi trong hoạt động của các nhà thầu

Để thắng thầu, mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các máy móc kỹ thuật công nghệ lao động Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp

Để thắng thầu, các doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập hồ sơ dự thầu cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

Đấu thầu giúp các doanh nghiệp tự nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, làm giảm chi phí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2 Lý do chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp:

Việc lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp sẽ giúp sinh viên hiểu biết cả về các biện pháp kỹ thuật trong thi công, tình hình giá cả trên thị trường, các văn bản pháp lý liên quan qua đó giúp sinh viên hình dung được một phần công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp

Vì vậy em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp

3 Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp được giao:

Lập HSDT gói thầu xây dựng công trình Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư

và phát triển Hà Nội

Đồ án tốt nghiệp có kết cấu như sau:

- Phần mở đầu

- Phần lập HSDT gói thầu xây dựng

+ Chương I : Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu và gói thầu + Chương II : Biện pháp công nghệ-kỹ thuật và tổ chức thi công

+ Chương III : Tính toán thể hiện giá dự thầu

+ Chương IV : Hồ sơ hành chính pháp lý

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU HSMT, MÔI TRƯỜNG

ĐẤU THẦU VÀ GÓI THẦU

1 Giới thiệu tóm tắt gói thầu

1.1 Địa điểm, vị trí công trình

- Tên công trình: Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội

- Địa điểm xây dựng: Số 4B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Chủ đầu tư: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội

- Địa điểm xây dựng:

+ Địa điểm xây dựng toà nhà Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội toạ lạc tại số 4B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Diện tích khu đất hình chữ L: 1.111,1m2, có một mặt tiền

+ Phía Bắc giáp : Cơ sở làm việc của Nhà xuất bản y học cao 3 tầng và nhà ở dân cư + Phía Nam giáp: Khu tập thể của ban Tư tưởng văn hoá trung ương và nhà ở dân cư phường Phan Chu Trinh

Trang 3

+ Phía Đông giáp: Phố Lê Thánh Tông

+ Phía Tây giáp: Tường rào của cơ quan vận chuyển cấp cứu 115 và nhà dân

1.2 Quy mô công trình

Công trình Trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội có quy mô gồm: 02 tầng hầm và 07 tầng nổi Chiều cao công trình tính từ cốt +0.00 đến đỉnh chóp nhà là 31,6m trong đó chiều cao tầng 1 là 4,8m, các tầng từ 2 đến 6 là 3,3m, tầng 7

- Hàng rào (tường trang trí): 109,3 m

- Hệ thống sân trước, tam cấp: 102m2

- Hệ thống sân sau: 120m2

- Hệ thống đường dốc xuống hầm: 44m2

- Hệ thống cây xanh bồn hoa: 180m2

- Hệ thống bể nước ngầm 04 bể: 02 bể dung tích 50m3; 02 bể dung tích 20m3

- Hệ thống bể phốt: Chịu được tải trọng cho xe đi qua dưới 5 tấn

2 Giới thiệu nhà thầu

2.1 Tên, địa chỉ nhà thầu

- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

- Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Company No1

- Trụ sở chính: Số 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế)

- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện

và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép)

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp

- Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (không bao gồm kinh

Trang 4

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ điện

- Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước

và trạm bơm

2.2.2 Vốn sản xuất kinh doanh

- Vốn điều lệ: 35.000.000.000 đ

- Tổng nguồn vốn: 1.089.683.435.244 đ

2.2.3 Tình hình tài chính trong những năm qua

a Tình hình hoạt động tài chính trong 3 năm gần đây:

Đơn vị tiền tệ: Việt nam đồng

7 Lợi nhuận trước thuế 9.679.284.595 3.542.933.433 3.072.852.587

b Tên và địa chỉ Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng

- Ngân hàng đâu tư và phát triển Hà Nội

+ Địa chỉ: Số 4 Lê Thánh Tông

+ Số tài khoản: 21110000000070

- Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

+ Địa chỉ: 191 Bà Triệu, Hà Nội

(Chi tiết về tình hình tài chính xem ở phụ lục 1)

2.2.4 Cơ cấu công ty

- Thành lập theo quyết định số: 141A/BXD–TCLĐ ngày 26/03/1993 của Bộ Xây dựng

- Quyết định 1820/QĐ - BXD ngày 23/09/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển Công ty Xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009808 ngày 23/12/2005 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội

Trang 5

a Các phòng ban chức năng:

Phòng hành chính nhân sự

Phòng tài chính kế toán

Phòng kế hoạch đầu tư

Phòng kỹ thuật thi công

Phòng bảo vệ thiết bị công trình

b Số lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân (xem chi tiêt phụ lục 1)

2.2.5 Năng lực về máy móc phương tiện thi công (xem chi tiết ở phụ lục 1)

2.2.6 Các công trình nhà thầu đã và đang thi công và một số thông tin khác (xem chi tiết phụ lục 1)

3 Nghiên cứu hồ sơ mời thầu

3.1 Đơn vị lập hồ sơ mời thầu: Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng

3.2 Những yêu cầu cơ bản trong HSMT

3.2.1 Bên mời thầu

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Nội

3.2.2 Tên gói thầu

Gói thầu xây dựng: Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội

3.2.3 Địa điểm xây dựng

Số 4B – Lê Thánh Tông – phường Phan Chu Trinh – quận Hoàn Kiếm

3 2.4 Tiến độ thực hiện

Gói thầu được thực hiện trong 452 ngày (Tương ứng 21,5 tháng) Thời gian tính

theo ngày dương lịch, tính liên tục từ ngày hợp đồng thi công xây dựng công trình có hiệu lực

3.2.5 Hình thức thực hiện

Hợp đồng trọn gói có điều chỉnh giá

Phạm vi và điều kiện điều chỉnh giá: Chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt

cho phép áp dụng điều chỉnh giá:

- Đối với khối lượng thi công cọc móng

- Khi có những khối lượng phát sinh (tăng hoặc giảm) không phải do nhà thầu gây ra

- Khi có những biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay đổi với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu và thiết bị

3.2.6 Nguồn vốn

- Nguồn vốn của chủ đầu tư

- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác

3.2.7 Các nhà thầu hợp pháp

Thư mời thầu này dành cho những Nhà thầu hợp pháp có:

- Quyết định thành lập Doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ theo đúng yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu

- Độc lập về Tài chính

- Độc lập về Quản lý

Trang 6

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ngoài ra, Nhà thầu phải có đủ điều kiện được quy định trong luật đấu thầu và năng lực đáp ứng được các yêu cầu trong Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 của

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng Nhà thầu phải cam đoan các tài liệu, số liệu đưa ra trong phần thông tin năng lực là chính xác

Các nhà thầu phải cung cấp đủ hồ sơ để chứng minh tính hợp pháp, năng lực của mình cho bên mời thầu, khi bên mời thầu yêu cầu bằng văn bản

3.2.8 Năng lực nhà thầu

Năng lực Nhà thầu tham gia dự thầu phải thoả mãn các yêu cầu “Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng, thầu chính và tổng thầu” quy định trong chương 3 - Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng Ngoài ra Nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu:

1 Đơn vị dự thầu phải là doanh nghiệp chuyên ngành Xây dựng, có đầy đủ tư cách pháp nhân: Có đăng ký kinh doanh, có quyết định thành lập doanh nghiệp đang trong thời gian hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

2 Có vốn lưu động từ 3.000.000.000 đồng Việt Nam (ba tỷ đồng) trở lên, đáp ứng yêu cầu nêu trong Hồ sơ mời thầu; có khả năng ứng vốn để triển khai xây dựng theo tiến

độ đề ra, không phụ thuộc vào tiến độ cấp vốn của Chủ đầu tư trong quá trình thi công Trong 3 năm gần đây kinh doanh có lãi và nộp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước

3 Có đủ năng lực kỹ thuật, công nghệ: Có công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu gói thầu

4 Có đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình tương tự như công trình nêu trong hồ sơ mời thầu, đã trúng thầu các gói thầu tương tự có giá trị từ 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng Việt nam) trở lên

5 Các Hồ sơ của một Liên danh có hai hoặc nhiều đơn vị thành viên sẽ phải tuân thủ theo các thủ tục sau:

- Đơn dự thầu và các văn bản được ký kết chính là sự ràng buộc pháp lý với tất cả các thành viên

- Một thành viên đại diện cho liên danh là người chịu trách nhiệm đại diện hợp pháp, được các thành viên uỷ quyền và phải nộp văn bản uỷ quyền đó

- Bên thành viên được uỷ quyền sẽ chịu trách nhiệm chính và tiếp nhận mọi hướng dẫn đối với tất cả các bên của liên danh

- Tất cả các thành viên của liên danh sẽ cùng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng theo đúng các điều khoản của hợp đồng và văn bản đề cập trong thư uỷ quyền cũng như trong đơn dự thầu và các thoả thuận khác

- Nộp bản sao của thoả thuận được các bên thành viên của liên danh ký kết cùng với Hồ sơ dự thầu

3.2.9 Mỗi nhà thầu chỉ nộp một hồ sơ dự thầu

Trang 7

Mỗi nhà thầu độc lập hoặc đại diện liên danh chỉ được nộp một Hồ sơ dự thầu cho

gói thầu (Trừ việc làm thầu phụ) Nếu nộp từ hai hồ sơ dự thầu trở lên cho gói thầu này

sẽ không được xét thầu

3.2.10 Khảo sát hiện trường

- Nhà thầu đi thăm và xem xét thực tế hiện trường, thu thập tất cả các thông tin cần thiết để chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và Hợp đồng thi công công trình Nhà thầu phải khảo sát kỹ hiện trường để chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ, an toàn và các yêu cầu khác của gói thầu

- Bên mời thầu sẽ sắp xếp và tổ chức cho các nhà thầu khảo sát thực tế hiện trường, giải thích nội dung yêu cầu kỹ thuật, kiến trúc, kết cấu công trình

- Chi phí thăm và khảo sát hiện trường do bên nhà thầu tự trang trải

- Đi thăm hiện trường trước khi đấu thầu xây dựng và nộp hồ sơ dự thầu được coi là những biểu hiện chấp nhận văn bản chỉ dẫn các nhà thầu của Bên mời thầu

3.2.11 Các quy phạm mà nhà thầu phải tuân theo

+ Thi công và nghiệm thu cọc BTCT 20 TCVN-1982

+ Đóng và ép cọc tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 286 – 2003

+ Công tác đất quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447 – 1987

+ Thiết kế nền móng công trình TCN 21-86

+ Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và BTCT toàn khối- Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453- 87 và TCVN 4453- 95

+ Tiêu chuẩn thiết kế BTCT TCVN 5574- 91

+ Kỹ thuật về bơm bê tông TCVN 200 - 1997

+ Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và BTCT- điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu TCVN 5724- 93

+ Tiêu chuẩn bê tông nặng- yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên TCVN 4506- 87 + Kết cấu gạch đá- Quy phạm thi công nghiệm thu TCVN 4085- 85

+ Kết cấu thép gia công lắp ráp và nghiệm thu TCVN 170 - 1989

+ Công tác hoàn thiện trong xây dựng TCVN 5674 - 1992

+ Tiêu chuẩn XD 16- 1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng

+ TCXD 25- 1991: Đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng + TCXD 46- 1984: Chống sét cho các công trình xây dựng

+ TCVN 4519- 1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình

Quy phạm thi công và nghiệm thu

+ TCVN 5576- 1991: Hệ thống cấp thoát nước Quy phạm quản lí kỹ thuật

- Trong hồ sơ dự thầu phải mô tả được nội dung các công việc chính sau đây

+ Công tác thi công ép cọc

+ Công tác đổ bê tông, chất lượng bê tông, phương pháp trộn, đổ, đầm bê tông, bảo dưỡng, sai số cho phép

+ Công tác thép: Yêu cầu cắt, uốn, nối thép, chất lượng và sai số cho phép

+ Công tác đào đất, nền móng

Trang 8

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Công tác xây, điện, nước Các yêu cầu kỹ thuật chất lượng đòi hỏi cần phải đạt được

+ Công tác hoàn thiện: Các biện pháp đảm bảo chất lượng vật liệu chống thấm dột mái, đảm bảo mỹ thuật

+ Các yêu cầu đối với vật tư, thiết bị thi công trên công trường

- Yêu cầu đối với vật tư thiết bị trên công trình

Đối với vật liệu xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bê tông thương phẩm yêu cầu phải các chứng chỉ của nơi sản xuất

- Yêu cầu về vật tư thiết bị cấp thoát nước sử dụng cho công trình

+ Vật tư thiết bị điện, cấp thoát nước sử dụng cho công trình phải đáp ứng được các thông số kỹ thuật của thiết kế và phải có chứng chỉ của nơi sản xuất

- Chỉ dẫn về vật liệu chính: Theo tiên lượng mời thầu và thiết kế kỹ thuật thi công kèm theo

- Nhà thầu phải nghiên cứu thật kỹ các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng được thể hiện trong hồ sơ mời thầu

3.2.12 Chi phí dự thầu

Nhà thầu chịu mọi chi phí có liên quan đến việc chuẩn bị và nộp Hồ sơ dự thầu của mình Bên mời thầu không chịu trách nhiệm pháp lý về các chi phí đó

3.3 Kiểm tra khối lượng gói thầu

Qua kiểm tra thấy khối lượng mời thầu của nhà thầu là tương đối chuẩn xác, có thể dùng để tính toán lập hồ sơ dự thầu

4 Phân tích gói thầu

4.1 Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

Công trình nằm giữa vùng khí hậu nóng ẩm, một năm có 2 mùa rõ rệt Trong đó, mùa nóng thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ cao nhất có khi lên tới

38oC còn mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ thấp nhất có khi xuống tới 5oC

Trang 9

Tình hình an ninh chính trị tại khu vực xây dựng công trình ổn định, thuận lợi cho thi công công trình Việc xây dựng công trình góp phần kích thích sự phát triển kinh tế của khu vực, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vùng, làm đẹp cảnh quan khu đô thị

4.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Qua tìm hiểu về môi trường đấu thầu của công trình này, dự kiến số lượng các nhà thầu tham gia gói thầu như sau:

- Công ty Xây dựng số 2 Thuộc Tổng công ty Vinaconex;

- Công ty Xây dựng Sông Đà 8 thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà;

- Công ty CONTRESXIM;

- Công ty Lũng Lô - Bộ quốc phòng

Sau đây nhà thầu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn chiến lược cạnh tranh, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá … mà các nhà thầu khác là đối thủ cạnh tranh đang gặp phải

Công ty xây dựng số 2 thuộc tổng công ty Vinaconex

Đây là công ty chuyên xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp, các cơ sở hạ tầng đô thị

- Điểm mạnh: Công ty xây dựng số 2 là công ty rất mạnh về năng lực máy móc thiết bị, tài chính là những đối thủ cạnh tranh chính của nhà thầu Là công ty đã có uy tín nhiều năm trên thị trường xây dựng ở nước ta, có nhiều kinh nghiệm về thi công các công trình cao tầng Chính sách của công ty là có lợi nhuận để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển

- Điểm yếu: Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một điểm yếu của công ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao

Công ty có bất lợi lớn nhất là đang thi công hai công trình một công trình mới bắt đầu thi công, một công trình đang thi công ở giai đoạn gấp rút và có khối lượng rất lớn phải tập trung mọi nguồn lực về năng lực máy móc thiết bị, nhân công, tài chính (công trình xây dựng nhà chung cư 34 tầng ở Yên Hoà - Cầu Giấy- Hà Nội) Vì vậy khả năng tập trung máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính là rất hạn chế do đó khó có thể đáp ứng được về kỹ thuật chất lượng, tiến độ của công trình

Công ty XD Sông Đà 8 thuộc tổng công ty XD Sông Đà

Công ty Sông Đà 8 là công ty chuyên làm đường, đập nước, thuỷ điện trạm điện, công trình trên sông, hầm lò…

- Điểm mạnh: Đây là công ty mạnh của tổng công ty xây dựng Sông Đà có năng lực máy móc thiết bị, tài chính Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng giỏi có nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề Công ty xây dựng Sông Đà 8 xây dựng mọi loại hình công trình kỹ thuật ngầm trong các địa chất địa hình phức tạp các công trình dân dụng, công nghiệp khác

- Điểm yếu: Nhưng cái bất lợi nhất của công ty là năng lực kinh nghiệm trong những năm gần đây kém, họ chỉ chuyên môn thi công đường, thuỷ điện Đồng thời họ đang thi công các công trình đường vào giai đoạn chính, nên cần tập chung tài chính nhân lực, máy móc lớn Vì vậy công ty này khó có thể đáp ứng được yêu cầu trong HSMT

Trang 10

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Điểm yếu: Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong thi công nhà dân dụng

Công ty Lũng Lô - Bộ quốc phòng:

Đây là một công ty được thành lập cũng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình thuộc Bộ quốc phòng nhưng gần đây đã tham gia khá nhiều các công trình thuộc lĩnh vực dân sự

5 Kết luận cuối chương

Sau khi nghiên cứu kỹ đặc điểm của công trình, những đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến gói thầu cùng với điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nhà thầu nên tham gia tranh thầu vì:

-Nhà thầu có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư về tất cả các mặt như kỹ thuật, công nghệ-máy móc, đội ngũ cán bộ công nhân viên, tài chính…

-Các điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất, cung ứng vật tư, thiết bị y tế - bệnh viện phù hợp để nhà thầu có thể hoàn thành gói thầu trên

Nhà thầu có đội ngũ cán bộ,kỹ sư có trình độ và nhiều kinh nghiệm

Khó khăn: Nhà thầu hiện đang thi công nhiều công trình trong đó có cả công trình ở

ngoài địa bàn Hà Nội nên không thể tập trung toàn bộ máy móc và con người cho công trình này

Đánh giá: Khả năng thắng thầu của Nhà thầu là khá lớn

CHƯƠNG II: PHẦN CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT VÀ

TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU

1 Lựa chọn phương hướng công nghệ - kỹ thuật tổng quát

Sau khi xem xét kỹ các giải pháp kiến trúc quy hoạch và kết cấu công trình, các yêu cầu của bên mời thầu, kết hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu, nhà thầu có phương hướng thi công như sau:

Thứ nhất, đây là công trình có quy mô lớn, mặt bằng trải rộng, thời gian thi công công

trình ngắn Do vậy cần phải đưa ra một trình tự thi công hợp lý, khoa học cùng với việc huy động năng lực về thiết bị và nhân lực, vật tư cần thiết để điều phối tốt và nhịp nhàng, tránh chồng chéo giữa các đầu mục công việc Thời gian thi công được rút ngắn nhất ở mức có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình Trình tự thi công sẽ như sau:

Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị

Trang 11

Bao gồm tập kết máy, thiết bị, nhân lực, thiết lập hệ thống hàng rào tạm và các công trình tạm xung quanh công trình

Do mặt bằng công trình rộng, để đẩy nhanh tiến độ thi công, ngay sau khi ký hợp đồng giao nhận thầu xây lắp và được sự đồng ý của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ chuyển ngay một số máy móc thiết bị và nhân lực đến công trường để có thể thực hiện công tác trắc đạc định vị và thi công cọc nhồi thử ngay

Giai đoạn 2: Thi công cọc thí nghiệm, tường barrete và cọc khoan nhồi đại trà Giai đoạn 3: Thi công móng và các tầng hầm

Giai đoạn 4: Thi công phần thân công trình: Tiến hành thi công xây dựng phần thô

Thứ hai, do thời gian thi công công trình ngắn, xung quanh có các công trình đã xây

dựng nằm liền kề và do địa chất phức tạp nên Nhà thầu đưa ra các phương hướng:

- Các tầng hầm thi công bằng công nghệ top – dow

- Bê tông được sử dụng để thi công toàn bộ công trình là bê tông thương phẩm và được cung ứng là tại chân công trình, bê tông được đổ bằng bơm

- Do yêu cầu thi công gần như liên tục nên nếu chờ bê tông tầng trên đủ cường độ rồi mới tháo ván khuôn và đào đất thi công tiếp phần dưới thì thời gian thi công kéo dài Để đảm bảo tiến độ nên chọn bê tông cho các cấu kiện từ tầng 1 xuống các tầng hầm là bê tông có phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh để có thể cho bê tông đạt 100% cường độ sau ít ngày Trong công trình này bê tông dùng phụ gia siêu dẻo có thể đạt 94% cường độ sau 7 ngày

Thứ ba, Nhà thầu đưa ra phương hương sử dụng phương tiện vận chuyển lên cao để

phục vụ thi công gói thầu :

Phương tiện vận chuyển lên cao được Nhà thầu sử dụng gồm có vận thăng và cần trục tháp Vận thăng được sử dụng để vận chuyển người và vật liệu rời, Nhà thầu sử dụng loại vận thăng lồng do Hòa Phát sản xuất có thể chở được cả người và vật liệu Vận thăng được lắp đặt khi thi công xong sàn tầng 2 và được tháo khi công tác hoàn thiện kết thúc Đối với cần trục tháp, nhận định rằng cần trục tháp là phương tiện vận chuyển lên cao chủ lực và không thể thiếu khi thi công nhà cao tầng Tuy nhiên, chi phí 1 lần cho cần trục là tương đối lớn nên Nhà thầu đưa ra phương hướng sẽ lắp đặt cần trục ngay từ giai đoạn thi công phần ngầm để vừa cơ giới hóa sản xuất và để giảm chi phí 1 lần trong chi phí cấu thành nên sản phẩm Cần trục tháp chủ yếu phục vụ việc thi công bê tông cốt thép phần khung thô, do đó sau khi kết thúc quá trình thi công bê tông dầm, sàn mái sẽ tiến hành tháo dỡ cần trục một mặt là để tạo sự thông thoáng cho công trình, mặt khác cần trục sẽ được chuyển tới công trình khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhà thầu

Thứ tư, Nhà thầu đưa ra phương hướng thi công tổng quát từng phần của công trình

như sau:

Phần ngầm

- Cọc nhồi thi công bằng phương pháp khoan gầu (khoan tạo lỗ trong dung dịch bentonite)

Trang 12

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Tường vây thi công bằng phương pháp sử dụng gầu ngoạm thủy lực đào đất trong dung dịch betonite

Trước khi tiến hành thi công sàn tầng hầm ta tiến hành thi công hệ tường vây, cọc nhồi đại trà Sử dụng hệ thống tường vây làm kết cấu giữ ổn định thành hố đào và ngăn cách nước ngầm, kết hợp với hệ thống dầm sàn các tầng hầm chống áp lực ngang của đất trong quá trình thi công top-down và đồng thời làm tăng tính ổn định chung cho công trình trong quá trình thi công và sử dụng

2 Lập và lựa chọn giải pháp công nghệ - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ gói thầu

Trên cơ sở phân tích hồ sơ thiết kế gói thầu và những yêu cầu trong HSMT nhà thầu

sẽ tập trung vào việc thiết kế tổ chức thi công cho các công tác có yêu cầu kỹ thuật cao và

ở những vị trí bất lợi cho việc tổ chức thi công (vị trí cao nhất, sâu nhất), cụ thể là:

 Phần ngầm:

- Công tác thi công cọc khoan nhồi và tường Barrette

- Thi công phần ngầm bằng công nghệ top-down

 Phần thân

- Công tác bê tông cốt thép phần thân

Dưới đây thuyết minh tổ chức thi công cho những công việc đã được phân tích và lựa chọn ở trên

A PHẦN NGẦM

I Thi công cọc khoan nhồi và tường barrete

Nhà thầu sẽ tiến hành thi công 02 cọc khoan nhồi thí nghiệm trước trong quá trình chờ thí nghiệm Nhà thầu sẽ tiến hành thi công tường barrete Hướng thi công tường barrete chia làm 2 mũi Mũi số 1 thi công từ ngoài vào theo trục Y Mũi số 2 từ trục X1 phía trong thi công hướng ra ngoài Thi công xong tường barrete sẽ tiến hành thi công phần cọc nhồi đại trà Hướng thi công cọc khoan nhồi từ trong hướng ra phía ngoài công

trình

Trang 13

Mặt bằng định vị cọc khoan nhồi và tường Barrete

I.1 Thi công cọc khoan nhồi

1 Đặc điểm công tác thi công cọc khoan nhồi

Công trình có 32 cọc đường kính D800, trong đó:

- Số cọc thí nghiệm: 02 cọc

- Số cọc đại trà: 30 cọc

- Bê tông cọc mác 300

- Số lượng cọc chống thép hình H250x250x9x14 phục vụ thi công tầng hầm là 22

2 Trình tự các công việc thi công cho 1 cọc khoan nhồi

Trình tự các công việc thi công cho 1 cọc khoan nhồi được thể hiện nhu chu trình dưới đây:

Sơ đồ chu trình khoan hạ cọc

sâu

Khoan tạo lỗ, bơm

dd Bentonite giữ thành

Chống sụt miệng

hố khoan bằng ống vách dài 6m

Định vị tim

cọc

(lỗ khoan)

Thổi rửa, làm sạch hố khoan lần 2

Trang 14

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3 Chọn máy khoan và cẩu phục vụ:

Do đặc thù và địa hình của công trình , Nhà thầu đưa vào một dây chuyền thi công cọc khoan nhồi:

Máy khoan cọc nhồi ED5500, có các tính năng kỹ thuật sau:

- Độ sâu khoan max: 65 m

Do đó, chọn cẩu phục vụ ADK125, máy cơ sở có sức nâng 15tấn

Hướng thi công từ trong ra ngoài

4Khối lượng các công việc tính cho thi công 1 cọc và toàn bộ cọc

( được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục đồ án)

4.1 Tính toán hao phí ca máy và hao phí lao động cụ thể cho các công việc chính sau:

+ Khoan mồi

+ Hạ ống vách

+ Khoan tạo lỗ trong dung dịch Bentonite

+ Nạo vét đáy hố đào lần 1 bằng gầu vét

+ Hạ lồng cốt thép, nối ống siêu âm

+ Thổi rửa đáy hố khoan lần 2 bằng khí nén

+ Đổ bêtông cọc khoan nhồi

+ Hạ cọc chống thép hình (rút ống vách)

+ Công tác lấp cát đầu cọc và làm rào bảo vệ

Khi thi công cọc khoan nhồi nhà thầu tổ chức 1 tổ đội công nhân để thực các công việc, bao gồm 16 người/1tổ phục vụ cho 1 máy khoan cọc nhồi

Nhận xét: công trình có một loại cọc đó là D800 nhưng với cọc đại và cọc nằm ở dưới đài thang máy có yêu cầu khác nhau Mặt khác, cọc đại trà có số lượng lớn hơn nhiều nên để đơn giản ta chỉ tính toán và tổ chức thi công cho cọc đại trà

Tiến hành kiểm tra chất lượng cọc (Độ đồng nhất, khả năng chịu tải của cọc)

Nghiệm thu

kết thúc công

tác đổ bê tông

Trang 15

Căn cứ vào khối lượng của từng công việc tính cho cho 1 cọc D800, ta tính toán được các thành phần hao phí máy, hao phí lao động trên cơ sở áp dụng định mức nội bộ của doanh nghiệp cho từng công tác trên Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng sau:

6 Lập tiến độ thi công cho 1 cọc

Căn cứ vào hao phí lao động đã tập hợp được như bảng trên, ta lập được tiến độ thi công cho 1 cọc D800 như sau :

TIẾN ĐỘ THI CÔNG 1 CỌC KHOAN NHỒI D800

Từ bảng tiến độ ta thấy, để thi công 1 cọc khoan nhồi D800 cần khoảng thời gian là 23,5 giờ

Nhận xét : do vị trí đặt công trình tương đối đặc biệt và bê tông được sử dụng là bê

tông thương phẩm, do đó nhà thầu chỉ có thể đổ bê tông vào khung giờ quy định cho phép xe trọng tải được di chuyển vào khu vực nội đô Để phù hợp với tình hình thực tế, Nhà thầu bắt đầu làm ca thứ nhất 7h sáng, như vậy theo dõi trên tiến độ trên ta thấy rằng

bê tông cọc sẽ được đổ vào lúc 03h45 và kết thúc lúc 05h15 Như vậy phương án thi công đưa ra là khả thi và đúng theo thực tế thi công

Kết luận : vậy trong 1 ngày chỉ thi công được 1 cọc khoan nhồi D800

7 Lựa chọn phương án thi công cọc

Từ các tính toán hao phí, tiến độ thi công cho 1 cọc ở trên ta đưa ra phương án thi

(giờ/đvt) (giờ) (giờ)

Máy thi công

Trang 16

KHOA KINH TẾ & QUẢN Lí XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Phương ỏn thi cụng cọc :

Sử dụng 1 mỏy khoan cọc nhồi loại ED5500 và cỏc mỏy phục với phương ỏn tổ chức như sau :

- Mỏy khoan cọc nhồi tiến làm 1 ca/ngày

- Cẩu phục vụ sử dụng 1 ca/ngày

- Đất được vận chuyển khỏi cụng trường vào ban đờm trong khung giờ cho phộp ụ tải được di chuyển trong cỏc tuyến phố nội đụ

7.1 Cơ sở, căn cứ lựa chọn thứ tự thi cụng cọc

 Căn cứ lựa chọn thứ tự thi cụng cọc :

- Tiến độ thi cụng cho 1 cọc đó tớnh hao phớ

- Điều kiện cụng nghệ thi cụng: theo TCXDVN 326/2004 quy định đối với cụng tỏc khoan gần cọc vừa đổ bờtụng xong “ khoan trong đất bóo hoà nước, khoảng cỏch mộp cỏc hố khoan nhỏ hơn 1.5 m nờn tiến hành khoan cỏch quóng 1 lỗ, khoan lỗ nằm giữa cỏc cọc đó đổ bờtụng nờn tiến hành sau 24 giờ từ khi kết thỳc đổ bờtụng ”

- Bản vẽ định vị và mặt bằng cọc trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cụng

7.2 Tớnh toỏn phương ỏn thi cụng cọc khoan nhồi

a Tiến độ thi cụng lập cho 1 mỏy:

Sử dụng 1 mỏy thi cụng với chế độ làm việc 2 ca/ngày, Như vậy cần bố trớ 1 tổ hợp mỏy thi cụng, căn cứ vào bảng tớnh toỏn hao phớ và tiến độ đó lập cho 1 cọc D800 ở trờn

ta lập được tiến độ cho 1 ngày mỏy làm việc như sau:

b Tổng tiến độ thi cụng cọc khoan nhồi đại trà

t hời gian t iến độTHI CÔNG cọc khoan nhồi đạ i t r à ( ngày )

má y khoan ed5500s

1 2 3 4 5 6 7 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Trang 17

d Lựa chọn máy móc và thiết bị thi công

 Xác định nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ thi công:

Ngoài máy khoan cọc nhồi và cẩu phục vụ đã lựa chọn, để phục vụ quá trình thi công cần sử dụng các loại máy móc thiết bị sau :

- Máy trộn, cung cấp và xử lý bentonite

- Máy nén khí xử lý cặn lắng

- Máy xúc đất lên ôtô

- Ô tô vận chuyển đất

- Máy móc thiết bị kiểm tra khác

 Tính toán lựa chọn máy thi công

- Thời gian quay trung bình của 1 chu kỳ: t ck = 18,5 giây

- Cơ cấu di chuyển: bánh xích

- Năng suất thực tế của máy đào: Nca = 30,96 x 8 = 247,68 ( m3/ca)

Dựa vào khối lượng đất cần phải xúc và năng suất thực tế của máy xúc ta tính toán

TRUC TRUC

29 30

31 32

Trang 18

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

42,368,247

47,

s (ca), lấy tròn thành 3,5 (ca)

Ngoài ra, cứ 1 ngày làm việc của máy khoan cọc nhồi sẽ bố trí 1 ca máy xúc để thực hiện công tác gom đất thành đống Vậy, tổng số ca máy xúc cần sử dụng là: 32 + 4 = 36 (ca máy)

 Ô tô vận chuyển đất:

Chọn loại ô tô vận chuyển đất có tải trọng 25 tấn, bãi đổ đất cách công trình 25 Km Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô được xác định như sau:

T=T0 + Tđv + Tđổ + Tq = 20,58 + 80,36+ 1 + 2 = 103,94 (phút) Vậy số chuyến mà mỗi xe có thể chạy tối đa trong ngày là :

6 , 4 94 , 103

Ghi chú : nếu tính toán số ô tô cần thiết trong 1 ca trên giả thiết máy xúc là máy chính,

các ô tô vận chuyển chấp nhận ngừng chờ thì số ô tô cần thiết là :

05 , 5 58 , 20

94 , 103

Như vậy, trong trường hợp này cả 2 cách tính đều cho chúng ta đáp án là cần sử dụng đồng thời 5 xe trong 1 ca

n = 1,53 × 2,01 + 0,24 × 2,23 = 3,6 ( máy )

Như vậy, cần sử dụng 4 máy hàn 23 (kW) cho mỗi ca làm việc

 Máy cắt uốn thép

Chọn loại máy cắt uốn 5 KW, theo định mức nội bộ doanh nghiệp ta có :

+ Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d>18 mm là 0,144 ca máy

+ Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d≤18 mm là 0,288 ca máy

Suy ra, số ca máy cắt uốn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là :

Trang 19

 Chọn máy sàng lọc dung dịch Bentonite: Chọn 1 máy có mã hiệu BE-1000:

+ Tốc độ: 100 (m3/h)

 Máy nén khí : Chọn 1 máy nén khí sao cho :

+ Đảm bảo lực nén: 15 kg/cm2 với ống D60(ống cứng)

 Kiểm tra dung dịch : để kiểm tra dung dịch bentonite nhà thầu sử dụng các loại công

cụ như lực kế cắt tĩnh, tỉ trọng kế, phễu 500/700cc, giấy thử PH…

Các thiết bị khác : Để phục vụ công tác khoan cọc nhà thầu còn sử dụng một số thiết bị khác như : 1 thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4-5mm có gia cường bằng hệ thống sườn khung thép góc, ống đổ bêtông, thép tấm cho máy đào đứng, gầu khoan, gầu vét đáy, búa phá đá, máy kinh vĩ, thiết bị đo đạc…

e Tính toán nhu cầu lao động cho công tác cốt thép cọc khoan nhồi

Công tác gia công và lắp dựng cốt thép gồm có gia công, hàn buộc tạo lồng thép phục

vụ cho thi công cọc khoan nhồi Công tác gia công cốt thép được tiến hành trước và phải đảm bảo có đủ số lồng thép phục cho công tác thi công cọc

Dựa trên định mức nội bộ ta tính được nhu cầu lao động cho công tác gia công cốt thép là : sử dụng tổ đội 16 công nhân bậc 3,5/7, làm việc 1 ca/ngày

SCjLV: Số ca làm việc của máy loại j

ĐGjLV: Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j

Trang 20

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐGjLV: Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j

+) Chi phí máy làm việc

+)Chi phí máy ngừng việc : Trên tiến độ đã thể hiện máy làm việc liên tục nên số ca máy ngừng bằng không Do đó Mnv = 0 (đồng )

+) Chi phí một lần : là những chi phí cho việc di chuyển máy móc thiết bị đến và đi khỏi

công trường, chi phí cho việc lắp đặt và tháo dỡ máy móc…chỉ xảy ra một lần nhưng có liên quan đến toàn bộ quá trình sử dụng Nhà thầu ước tính

- 2 Máy khoan cọc nhồi: chi phí 1 lần tính bằng 04 ca ô tô 25T vận chuyển đến và đi khỏi công trường

- 2 Cần trục tự hành bánh bánh xích ADK-125: tính bằng 04 ca xe ô tô 25T vận chuyển máy đến và đi khỏi công trình

- 1 máy xúc : tính 2 ca di chuyển không tải đến và đi khỏi công trường

- Tổ chức 2 ca ôtô vận tải 25T vận chuyển các loại máy nén khí, máy bơm cấp dung dịch bentonite, máy hàn, máy cắt uốn đến và đi khỏi công trường

- 2 công nhân bậc 3.5/7 tham gia vào việc lắp dựng và tháo dỡ trong 2 ca

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ 1 LẦN

(đồng/ca)

Thành tiền (đồng)

 Chi phí nhân công :

BẢNG TÍNH CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI

Trang 21

Căn cứ vào các nội dung hao phí lao động cho công tác khoan cọc nhồi ta có bảng

tính hao phí nhân công như sau :

Nội dung công tác HPlđ Đơn giá (đồng/công) Thành tiền

Chi phí chung: lấy bằng 5,45% so với chi phí trực tiếp

Kết luận : Vậy, chi phí thi công cọc khoan nhồi là 2.235.591.589 đồng

I.2 Thi công tường Barrette

Trước khi thi công tường Barrette phải tiến hành ép cừ U200 Để công việc thi công

đào đất tầng hầm sau này được thuận lợi, tránh hiện tượng nứt và sụt lún của các công

trình lân cận

1 Ép cừ U200

Nhà thầu sẽ tiến hành ép cừ thép U200 bằng máy xúc xung quanh khu vực cần thi

công (Cừ này sẽ được rút lên ngay sau khi tường vây đủ điều kiện chịu lực) Cừ sẽ được

vận chuyển tới công trình bằng xe chuyên dụng, sau đó được cẩu tới vị trí cần thi công

Cừ được sử dụng là loại U200x40x5 dài 3m được ép xuống giữa các công trình lân

cận và tường dẫn Nhà thầu dự tính sẽ ép cừ bằng máy xúc

1.1 Mặt bằng ép cừ và cấu tạo ghép cừ tại các vị trí điển hình

a Cấu tạo ghép cừ tại các vị trí điển hình

[3] Trực tiếp phí khác [3]=2,45% x ([1]+[2]) 50.222.800 TK

[4] Tổng cộng trực tiếp phí [4]=[1]+[2]+[3] 2.100.133.010 T

BẢNG TÍNH CHI PHÍ THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒITT

Trang 22

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CẤU TẠO GHÉP CỪ TẠI VỊ TRÍ THẲNG CẤU TẠO GHÉP CỪ TẠI VỊ TRÍ GÓC

- Năng suất máy nhổ cừ N2 = 68 m/h

Hao phí ca máy thi công ép cọc cừ U200:

Sca = Q/N1 = 2130

8×48 = 5,6 (ca máy), làm tròn thành 6 ca

Hao phí ca máy thi công nhổ cừ U200:

Sca = Q/N2 = 2130

8×68 = 3,9 (ca máy), làm tròn thành 4 ca

Vậy, sử dụng 1 máy xúc loại KOMATSU 10-WH-2(W) để thi công ép cừ trong 6 ca và nhổ cừ trong vòng 4 ca

b Tổ đội công nhân

Tổ đội công nhân thi công cọc cừ phục vụ cho mỗi máy bao gồm :

TRUC TRUC TRUC TRUC

Trang 23

- 1 người lái máy (tính vào đơn giá ca máy)

- 2 người điều khiển cừ

- 2 người buộc cừ

Do có 1 công nhân đã được tính tiền lương vào đơn giá ca máy, do vậy chỉ tính hao phí lao động để tính chi phí nhân công đối với 4 công nhân bậc 3,5/7

 Tổng hao phí lao động nhổ và ép cọc cừ: 4 x (6+4) = 40 (công)

c Tính chi phí thi công ép cừ U

Chi phí máy thi công ép cọc cừ:

- Chi phí máy làm việc = (số ca máy làm việc) x (đơn giá ca máy làm việc)

= (6+4) x 1.820.915 = 18.209.150 (đồng)

- Chi phí một lần sử dụng máy thi công ép cọc cừ: do phương án thi công ở đây là sử dụng máy xúc đào tường dẫn để thi công ép cừ nên chi phí 1 lần tạm thời coi như bằng 0, chi phí 1 lần của máy được tính toán trong chi phí thi công tường dẫn

 Chi phí sử dụng máy = chi phí máy làm việc + chi phí máy ngừng việc + chi phí 1 lần

= 18.209.150 + 0 + 0 = 18.209.150 (đồng)

Chi phí nhân công :

NC= (Số ngày công) x (đơn giá tiền công bình quân 1 ngày công)

= 38 x 150.000 = 5.700.000 (đồng)

Trực tiếp phí khác:

Theo thống kê kinh nghiệm nhà thầu: Tỉ lệ chi phí trực tiếp khác là 2,3%

Chi phí chung quy ước:

Theo thống kê kinh nghiệm của nhà thầu tỉ lệ chi phí chung là 6,35%

 Vậy, chi phí quy ước công tác ép ván cừ là :23.836.290 (đồng)

Sau khi hoàn tất công tác ép cừ U, nhà thầu sẽ lần lượt thi công các giai đoạn thi công tường Barrette Dưới đây là thuyết minh chi tiết cho quá trình thi công tường Barrette

2 Tổng quan phương pháp thi công tường Barrete:

- Kỹ thuật thi công tường chắn đất là quá trình thi công tường bê tông cốt thép từ cao trình mặt đất tự nhiên bằng cách sử dụng gầu ngoạm đào trong dung dịch Bentonite Trong quá trình đào, hai vách hố khoan được giữ ổn định bằng dung dịch Bentonite

- Sau khi hoàn tất quá trình đào, lồng thép được hạ trong dung dịch Bentonite và bê tông được đổ vào hố đào theo phương pháp đổ bê tông bằng ống Tremie

Trang 24

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Khi cao trình bê tông dâng lên, dung dịch Bentonite tràn ra được thu hồi để tái sử dụng Nhìn chung quy trình thi công tường chắn đất gần tương tự như cọc khoan nhồi Một điểm cần lưu ý là giữa các tấm tường liền kề nhau có đặt gioăng cao su chống thấm đồng thời tạo ra các mối nối giữa các tấm tường

- Quy trình thi công tường Barrette:

Trình tự thi công tường Barrette

3 Lựa chọn máy đào tường Barrette

Nhà thầu sử dụng hai dây chuyền thi công tường Barrette:

+ Chiều dài đào: 2500 - 3500 mm

+ Chiều sâu đào: 60m

gioăng

Nghiệm thu hố đào

Vét căn lắng, kiểm tra chiều sâu

Đào tấm tường, bơm dd Bentonite giữ thành

Định vị và phân chia tấm tường

Trang 25

+ Chiều sâu đào: 60m

- Cẩu KATO NK-750: Máy cơ sở có sức nâng 25 tấn

4 Thi công tường dẫn

- Trước khi thi công tường Barrette chắn đất, Nhà thầu tiến hành thi công tường dẫn Tường thi công bằng bê tông mác thấp có cốt thép, được thi công trên miệng của hố đào, khi thi công xong được lấp đất lại trước khi thi công tường Barrette Tường dẫn có vai trò gần giống như ống vách trong thi công cọc nhồi, việc đào tường Barrette được thực hiện

bên trong tường dẫn

- Do danh giới giữa công trình và nhà lân cận là tương đối nhỏ (Đại đa số cách nhà lân cận là 60 cm) cho nên việc đào đất làm tường Phải cực kỳ cẩn trọng Tường dẫn là kết cấu có các tác dụng sau:

- Dẫn hướng gầu đào trong suốt quá trình đào, đảm bảo cho tường Barrette được định

vị đúng, thẳng hàng

- Hỗ trợ cho các thiết bị thi công tường Barrette (hạ lồng thép, đổ bê tông, đặt gioăng chống thấm )

- Tăng cường sự ổn định của đỉnh hố đào trong suốt thời gian đào

- Cho phép tạo hệ thống kiểm tra độ tin cậy panel

4.1 Cấu tạo của tường dẫn

CHI TIẾT CẤU TẠO TƯỜNG DẪN

4.2 Các công việc trong công tác thi công tường dẫn

- Đào đất bằng máy tới cốt -0,95 m

- Sửa bằng thủ công hố đào tới cốt -1,1 m

- Đổ bê tông gạch vỡ dày 10cm làm lớp lót cho thi công tường dẫn

- Lắp dựng cốt thép tường dẫn

- Lắp dựng ván khuôn tường dẫn

- Đổ bê tông tường dẫn

- Tháo ván khuôn

- Lấp đất, hoàn trả mặt bẳng chuẩn bị thi công tường vây

4.3 Tính toán khối lượng công việc và thiết kế tổ chức thi công tường dẫn

4.3.1 Khối lượng các công việc

Trang 26

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BẢNG TÍNH KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG DẪN

4.3.2 Thiết kế tổ chức thi công tường dẫn

a Tính hao phí lao động và thời gian thi công cho công tác thi công tường dẫn

Tổ CN (người)

Thời gian

b Tính toán hao phí ca máy cho công tác thi công tường dẫn

Công tác thi công tường dẫn cần sử dụng các loại máy móc thiết bị sau :

- Máy đào gầu nghịch KOMATSU 10-WH-2(W) thi công đào đất

- Máy trộn bê tông mã hiệu SB-101 có năng suất trộn 12,9 m3/ca

- Máy cắt uốn cốt thép 5kW

- Máy cắt gỗ cầm tay phục vụ lắp dựng ván khuôn

- Máy bơm bêtông tự hành đổ bêtông tường dẫn có năng suất thực tế: 90x0,7=63 (m3/ca)

- Đầm dùi 32A có năng suất đầm: 351,7 (m3/ca)

- Máy đầm cóc phục vụ thi công lấp đất

Dưới đây là bảng tính toán hao phí máy thi công tường dẫn

Trang 27

c Lập tiến độ thi công tường dẫn

Căn cứ vào bảng tính toán hao phí các nguồn lực cũng như thời gian thi công các công việc ta lập được tiến độ thi công tường dẫn như sau:

TIẾN ĐỘ THI CÔNG TƯỜNG DẪN Ghi chú:

01: Công tác đào đất bằng máy

02: Công tác sửa hố đào bằng thủ công

03: Công tác đổ bê tông lót tường dẫn

04: Công tác gia công, lắp dựng cốt thép

05: Công tác gia công lắp dựng ván khuôn

06: Công tác đổ bê tông tường dẫn

07: Công tác tháo ván khuôn tường dẫn

08: Công tác lấp đất, đầm chặt chuẩn bị cho thi công tường vây

d Tính toán chi phí thi công tường dẫn

Căn cứ vào bảng tính hao phí máy, hao phí lao động ở trên ta tính được các thành

t hê i g ian t hi c « ng ( ng µy )

Trang 28

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +) Chi phí nhân công:

+) Chi phí máy thi công

- Chi phí máy làm việc:

- Chi phí máy ngừng việc:

Không có chi phí ngừng việc:

- Chi phí một lần:

Gồm các chi phí di chuyển máy móc đến và đi khỏi công trường…trong công tác thi công tường dẫn này bao gồm:

- 1 máy đào: tính 2 ca máy di chuyển không tải

- 1 máy bơm tự hành: tính 2 ca máy di chuyển không tải

- Một số máy khác số lượng nhỏ ta bỏ qua chi phí này:

+ Tổng hợp chi phí 1 lần thi công tường dẫn:

BẢNG TÍNH CHI PHÍ 1 LẦN CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG DẪN

1 Đào đất bằng máy Máy đào KOLBECO

3 Lắp dựng ván khuôn gỗ Máy cắt gỗ cầm tay 2 216.545 433.090

BẢNG TÍNH CHI PHÍ MÁY THI CÔNG TƯỜNG DẪN

5 Đổ bê tông tường dẫn

6 Lấp đất

Tổng cộng

Trang 29

Chi phí này nhà thầu lấy theo số liệu thống kê đối với những công trình tương tự đã thi công bằng 2,45% chi phí (VL + NC + Mtc)

+ Chi phí chung:

Lấy theo kinh nghiệm bằng 6,35% so với chi phí trực tiếp

+) Tổng hợp chi phí quy ước thi công tường dẫn

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THI CÔNG TƯỜNG DẪN STT Thành phần chi phí Cách tính Thành tiền Ký hiệu

3 Trực tiếp phí khác [3]=2,45%x([1]+[2]) 1.018.166 Tk

4 Cộng chi phí trực tiếp [4]=([1]+[2]+[3]) 42.575.955 T

Vậy, Chi phí quy ước thi công tường dẫn là 45.066.648 đồng

5 Thi công tường vây xung quanh công trình

Công tác thi công tường vây được thực hiện sau khi công tác thi công tường dẫn đã hoàn thành

5.1 Mặt bằng phân chia các tấm panel tường vây:

Căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công do chủ đầu tư cung cấp, ta có được mặt bằng định

vị và mặt bằng phân chia các tấm panel tường vây, khối lượng các công việc thi công hoàn thành 1 panel tường cũng như toàn bộ tường vây, từ đó làm căn cứ tính toán và lập biện pháp thi công cho công tác thi công tường vây Cụ thể như sau:

5.2 Tính toán khối lượng việc cho 1 Panel và toàn bộ công tác thi công tường vây:

Trang 30

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Việc tính toán khối lượng các công việc được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục

5.3 Thiết kế tổ chức thi công tường vây:

Do có 17 loại panel với kích thước và hình dáng khác nhau nên để đơn giản cho thiết kế tổ chức thi công ta tính toán hao phí nguồn lực các công việc cho 1 tấm panel tường của loại điển hình BR-2 bao gồm 16 panel với kích thước là 600x2.800x17.000

mm

a Tổ hợp các công việc thi công 1 panel tường vây :

+ Đào đất tới độ sâu thiết kế

+ Vét đáy hố đào lần 1 bằng gầu vét

+ Lắp tấm coppha phân chia panel tường, lắp dựng cốt thép, ống đổ bêtông

+ Thổi rửa đáy hố đào lần 2 bằng khí nén

+ Đổ bêtông panel tường và rút ống đổ bê tông

 Khi thi công tường vây, nhà thầu tổ chức một đội công nhân trực tiếp phục vụ công

tác thi công bao gồm :

1 Theo dõi tháo lắp gầu đào

2 Theo dõi quá trình khoan và cột địa chất

3 Tháo lắp ống đổ bê tông

4 Kiểm tra cấp phối và, kiểm tra độ dâng bê tông, lấy mẫu thí nghiệm

5 Theo dõi, điều khiển quá trình đổ bê tông

6 Nối các lồng thép, hàn nối ống siêu âm

7 Các công việc khác

Trên cơ sở yêu cầu khác nhau của các công việc nêu trên nhà thầu bố trí 1 tổ đội công nhân gồm 26 người/1ca máy đào tường vây, phục vụ cho công tác thi công panel tường Căn cứ vào khối lượng của từng công việc thi công panel, ta tính toán được các thành phần hao phí máy, hao phí lao động trên cơ sở áp dụng định mức nội bộ của doanh nghiệp đối với công tác thi công tường vây, khối lượng đem tính toán lấy cho panel điển hình là BR-1 và BR-2 Từ đó, ta lập được bảng tính các thành phần hao phí cho các công việc chủ yếu như sau :

HAO PHÍ CA MÁY VÀ HAO PHÍ LAO ĐỘNG PANEL TƯỜNG BR-2

vị

Khối lượng

Máy thi công

TGkh Số CN

ĐMcm HPcm

(giờ/đvt) (giờ) (giờ) (người)

Hạ lồng cốt thép, hàn nối ống

siêu âm, lắp ống đổ bê-tông, tấm

coppha

Đổ bê tông & rút ống đổ (2 ống

Trang 31

Tổng cộng 14,85 26

b Lập tiến độ thi cụng cho 1 panel tường điển hỡnh

Từ tiến độ thấy rằng, thời gian thi cụng một tấm Panel BR-2 là 14,85 giờ

Ta thấy rằng, nếu ca làm việc bắt đầu từ 8h sỏng thỡ thời điểm bắt đầu đổ bờ tụng là

lỳc 22h chiều, điều này phự hợp với tỡnh hỡnh thi cụng thực tế

5.4 Lựa chọn phương ỏn thi cụng tường võy

Trờn cơ sở tiến độ đó lập cho 1 panel tường và điều kiện thi cụng thực tế ta đưa ra

phương ỏn thi cụng như sau :

Sử dụng đồng thời 2 mỏy thi cụng 2 ca/ngày, hướng thi cụng được chia làm 2 mũi

Mũi số 1 thi cụng từ ngoài vào theo trục Y1 Mũi số 2 từ trục X1 phớa trong thi cụng

hướng ra ngoài Thứ tự thi cụng như sau:

st t TÊN CÔNG VIệC

THờI GIAN THI CÔNG panel t - ờng br -2 ( Tí NH BằNG GIờ )

khoan đến độ sâu t hiết kế

vét đá y hố đào l ần 1

hạ l ồng t hép, ống đổ bê t ông,hàn nối ống

siê u âm, hạ t ấm giữ gioă ng c hống t hấm

t hổi r ửa hố đào l ần 2

21 2 5 3 6 8 11 9 12 14 16 18 20 22

43 24 26 29 32 28 31 35 37 34 38 40 42 44 má y s ố 1 má y s ố 2

Trang 32

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

03

04

05 06

08

07

Trang 33

a Tiến độ thi cụng tường võy 1 ngày theo phương ỏn chọn

Như vậy, 1 ngày ta sẽ thi cụng xong 2 panel loại BR-2

b Tiến độ thi cụng tường võy

Việc lập tiến độ thi cụng tường võy phải căn cứ vào tiến độ thi cụng trong 1 ngày và tiến độ thi cụng 1 panel điển hỡnh Để vẽ được tổng tiến độ 1 cỏch chớnh xỏc ta sẽ quy đổi cỏc panel khỏc thành nhiều panel điển hỡnh, theo đú tiến độ thi cụng tường võy như sau:

5.5 Lựa chọn mỏy múc thi cụng tường võy

Xỏc định nhu cầu mỏy múc, thiết bị phục vụ thi cụng:

Ngoài mỏy đào tường và cẩu phục vụ đó lựa chọn, để phục vụ quỏ trỡnh thi cụng cần

sử dụng cỏc loại mỏy múc thiết bị sau :

- Mỏy trộn, cung cấp và xử lý bentonite

- Mỏy nộn khớ xử lý cặn lắng

- Mỏy xỳc đất lờn ụtụ

- ễ tụ vận chuyển đất

- Mỏy múc thiết bị kiểm tra khỏc

Tớnh toỏn lựa chọn mỏy thi cụng

 Mỏy xỳc gầu nghịch:

Phương hướng vận chuyển đất được Nhà thầu đề ra đú là : đất đào được gom lại

st t TÊN CÔNG VIệC

THờI GIAN THI CÔNG panel t - ờng br -2 ( Tí NH BằNG GIờ )

khoan đến độ sâu t hiết kế

vét đá y hố đào l ần 1

hạ l ồng t hép, ống đổ bê t ông,hàn nối ống

siê u âm, hạ t ấm giữ gioă ng c hống t hấm

t hổi r ửa hố đào l ần 2

14,85 khoan đến độ sâu t hiết kế

vét đá y hố đào l ần 1

hạ l ồng t hép, ống đổ bê t ông,hàn nối ống

siê u âm, hạ t ấm giữ gioă ng c hống t hấm

t hổi r ửa hố đào l ần 2

Trang 34

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ngày làm việc của dây chuyền đào tường sẽ huy động 1 ca máy xúc tiến hành gom đất thành đống, như vậy ta phải huy động 12 ca máy xúc để gom đất

 Tính toán lựa chọn máy xúc

Căn cứ vào yêu cầu công việc và dựa vào năng lực hiện có, Nhà thầu dự định sử dụng loại máy xúc gầu nghịch KOMATSU 10-WH-2(W) với thông số như sau :

- Dung tích gầu: 0,25m3

- Thời gian quay trung bình của 1 chu kỳ: t ck = 18,5 giây

- Cơ cấu di chuyển: bánh lốp

- Năng suất thực tế của máy đào: Ntt = 247,68 m3/ca (chi tiết tính toán xem phần lựa chọn máy thi công cọc khoan nhồi)

Khối lượng đất cần vận chuyển ra khỏi công trường là: 2.021,48 (m3)

Số giờ máy sử dụng: 2.021,48 /247,68 = 8,16 (ca máy), làm tròn thành 8 ca

Nhà thầu sẽ bố trí 2 máy xúc làm việc 1 ca/ngày liên tục trong vòng 4 ngày để phục vụ công tác vận chuyển đất ra khỏi công trình

Số ca máy xúc cần sử dụng là: 12 + 8 = 20 ( ca )

 Ô tô vận chuyển đất:

Căn cứ vào yêu cầu công việc và năng lực hiện có, Nhà thầu đưa ra phương án sử dụng ô tô DONGFENG BEN DFL3251A có tải trọng 25 tấn để vận chuyển đất, bãi đổ đất của thành phố cách công trình 25 Km

Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô được xác định là:

T=T0 + Tđv + Tđổ + Tq = 9,09 + 80,36+ 1 + 2 = 92,45(phút)

Khối lượng đất cần vận chuyển khỏi công trường trong 1 ca là : V= 505,37 m3, hay 909,67 tấn (dung trọng của đất là 1,8 T/m3) Vấy số chuyến ô tô cần thiết trong 1 ca là :

387 , 36 25

67

,

909  (chuyến), làm tròn thành 37 chuyến

- Theo tính toán ở trên, thời gian một chu kỳ làm việc của ô tô là: T = 92,45 phút, suy

ra số chuyến tối đa mà 1 xe có thể chạy được trong 1 ca là:

19 , 5 45 , 92

Trang 35

n = 1,57 × 1,01 + 2,585 × 1,23 = 4,8( máy ), làm tròn thành 5 máy

Như vậy, cần sử dụng 18 máy hàn 23 (kW) cho mỗi ca làm việc

 Máy cắt uốn thép

Chọn loại máy cắt uốn 5 KW, theo định mức nội bộ doanh nghiệp ta có :

+ Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d>18 mm là 0,144 ca máy

+ Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d≤18 mm là 0,288 ca máy

Suy ra, số ca máy cắt uốn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là :

Vdd= 30,144 × 2 = 167,3 (m³)

Chọn 2 máy có mã hiệu BM-1000 : Công suất trộn :15 (m³/h)

Thùng chứa Bentonite : Vthùng chứa = 167,3 m³, chọn 3 xilô chứa loại 50(m³/1xilô) và 1

xi lô loại dung tích 30m3

 Chọn máy sàng lọc dung dịch Bentonite: Chọn 2 máy có mã hiệu BE-1000:

 Kiểm tra dung dịch : để kiểm tra dung dịch bentonite nhà thầu sử dụng các loại công

cụ như lực kế cắt tĩnh, tỉ trọng kế, phễu 500/700cc, giấy thử PH…

Các thiết bị khác : Để phục vụ công tác khoan cọc nhà thầu còn sử dụng một số thiết

bị khác như : 1 thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4-5mm có gia cường bằng hệ thống sườn khung thép góc, ống đổ bêtông, thép tấm cho máy đào đứng, gầu khoan, gầu vét đáy, búa phá đá, máy kinh vĩ, thiết bị đo đạc…

Tính toán nhu cầu lao động cho công tác gia công cốt thép

Gia công cốt thép bao gồm: gia công cắt uốn, chế tạo lồng thép phục vụ cho thi công tường vây Việc gia công cốt thép được tiến hành đồng thời với công tác đào tường vây

Trang 36

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tính toán sao cho trước khi đến công tác lắp dựng cốt thép thì công tác gia công lồng thép phải được hoàn thành nghiệm thu

- Với loại panel BR-2, một ngày thi công được 3 panel

Như vậy, ta sử dụng 2 tổ đội, mỗi tổ 17 công nhân bậc 3,5/7 để gia công cốt thép phục vụ 1 máy thi công

5.6 Tính toán chi phí thi công tường Barrette

SCjLV: Số ca làm việc của máy loại j

ĐGjLV: Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j

SCjNV: số ca ngừng việc của máy loại j

ĐGjLV: Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j

+) Chi phí máy làm việc :

Máy xúc KOMATSU 10-WH-2(W) 1 20 2.930.200 58.604.000 Ôtô tự đổ DONGFENG BEN

Trang 37

+) Chi phí máy ngừng việc : Trên tiến độ đã thể hiện máy làm việc liên tục nên số ca

máy ngừng bằng không Do đó Mnv = 0 (đồng )

+) Chi phí một lần: là những chi phí cho việc di chuyển máy móc thiết bị đến và đi khỏi

công trường, chi phí cho việc lắp đặt và tháo dỡ máy móc, chỉ xảy ra một lần nhưng có

liên quan đến toàn bộ quá trình sử dụng Nhà thầu ước tính:

- 2 Máy đào cơ sở KATO 50 tấn: tính 4 ca ô tô 50 tấn vận chuyển đến và đi khỏi công

trường

- 2 Cần trục tự hành bánh xích: tính 4 ca ô tô 15 tấn vận chuyển đến và đi khỏi công

trường

- 1 Máy xúc KOMATSU 10-WH-2(W): tính 2 ca máy di chuyển không tải

- Tổ chức 2 ca ôtô vận tải 20T vận chuyển các loại máy nén khí, máy bơm cấp dung

dịch bentonite, máy hàn, máy cắt uốn đến và đi khỏi công trường

- 4 công nhân bậc 3,5/7 tham gia vào việc lắp dựng và tháo dỡ trong 2 ca

Theo kinh nghiệm của Nhà thầu khi làm những công trình tương tụ, chi phí chung

được lấy bằng 6,45% so với chi phí trực tiếp

1 Máy đào lỗ tường Barrette Ô tô 50 tấn 4 4.460.150 17.840.600

2 Cần cẩu phục vụ bánh xích Ô tô tự đổ 15 tấn 4 2.320.500 9.282.000

3 Máy xúc KOMATSU 10-WH-2(W) 2 ca di chuyển không tải 2 1.030.600 2.061.200

2 ca ô tô 20 tấn 2 2.460.150 4.920.300 Công nhân 3,5/7 8 150.000 1.200.000

BẢNG TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG

STT Công tác HPLĐ (công) Đơn giá (đồng/ca) Thành tiền

Trang 38

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kết luận: Vậy chi phí thi công tường Barrette là 2.357.909.476 ( đồng )

II Giải pháp thi công các tầng hầm theo phương pháp top-down

II.1 Tổng quan về thi công top-down và quy trình công nghệ

Tổng quan

Để thi công phần ngầm của công trình nhà cao tầng thì vấn đề cơ bản là giữ thành hố đào không cho sập trong quá trình thi công Trong thực tế có nhiều phương pháp giữ thành hố đào tuỳ thuộc vào độ sâu hố đào, điều kiện địa chất, mặt bằng thi công giải pháp kết cấu

Với công trình xây dựng : Trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Hà Nội, phần ngầm thấp nhất (đáy đài) nằm ở độ sâu –7.75m, riêng khu vực thang máy sâu -8.45(so với cốt +0.00), xung quanh có các công trình đã xây dựng nằm liền kề trong điều kiện địa chất tương đối phức tạp Tường vây tầng hầm dày 600mm được sử dụng làm vách chống hố đào trong quá trình thi công phần ngầm Vấn đề đặt ra là làm thế nào

để giữ vách hố đào trong suốt quá trình thi công phần ngầm Các phương pháp đã được

sử dụng nhiều ở nước ta bao gồm: khoan neo tường vào đất ( Anchors - tie backs), chống trực tiếp lên thành hố đào và phương pháp top-down Với thực tế hiện tại công trình xây dựng Trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, về nguyên tắc giải pháp neo là không được phép do ảnh hưởng đến các công trình lân cận và một số nhược điểm của nó Giải pháp chống trực tiếp lên thành vách bằng hệ chống sườn thép yêu cầu phải gia cố hệ sườn chắc chắn nhưng chưa tận dụng hết đặc điểm kết cấu thuận lợi của công trình Phương pháp TOP-DOWN là phương pháp thi công có tính khả thi với công trình này Phương pháp này thi công phần ngầm từ các kết cấu từ cốt mặt đất trở xuống và lợi dụng hệ dầm - sàn của các tầng hầm làm hệ thống chống tường tầng hầm

Quy trình công nghệ :

Quá trình thi công theo phương pháp top-down đi theo trình tự từng bước như sau:

1 Giai đoạn I : Thi công gia cố phần cột chống tạm bằng thép hình

2 Giai đoạn II : Thi công đào đất đại trà từ cốt hiện trạng +0.00 đến cốt đáy sàn tầng

hầm 1 -2.75

Do mặt bằng công trình chặt hẹp công trình đã chiếm phần lớn diện tích lô đất nên 2 bên công trình không thể bố trí đường giao thông Hơn nữa, xung quanh đều tồn tại các công trình đã xây dựng, do đó để tổ chức thi công được thuận lợi nhà thầu đưa ra phương

án chia công trình thành 2 phân khu:

[3] Trực tiếp phí khác [3] =2,45%x([1]+[2]) 52.970.684 Tk[4] Cộng trực tiếp phí [4] = ([1]+[2]+[3] 2.215.039.433 T

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH QUY ƯỚC CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG VÂY

Trang 39

- Phân khu 1: từ trục X1 đến trục X3

- Phân khu 2: từ trục X3 đến hết phần còn lại

Việc chia phân khu nhằm thực hiện ý đồ tổ chức là sẽ sử dụng mặt bằng của phân khu

2 (phân khu phía ngoài) làm cơ sở để thi công phần ngầm của phân khu 1(phân khu trong) Ý đồ tổ chức sẽ được làm rõ hơn trong phần thuyết minh chi tiết

Giai đoạn này Nhà thầu tiến hành đào bằng máy có dung tích gầu 0.7m3 từ cốt +0.00 đến cốt -2.75 Tiến hành đào cấu tạo bằng thủ công hệ hầm tầng hầm 1 tới cốt -3.05

3 Giai đoạn III: Thi công hệ dầm sàn tầng hầm 1 phân khu 1

4 Giai đoạn IV : Thi công đào đất móng và tầng hầm 2 PK1 (từ trục X1 đến trục X3)

5 Giai đoạn V : Thi công tầng hầm 2 Thi công cột, sàn tầng hầm 2 phân khu 1

Gồm các công đoạn sau :

- Gia công lắp đặt cốp pha, cốt thép đài móng, giằng móng, cốt thép chờ cho cột Thi công bê tông đài móng và giằng móng đến cốt đáy sàn tầng hầm 2

- Đặt cốt thép, đổ bê tông nền tầng hầm

- Thi công cột và sàn tầng hầm 2

6 Giai đoạn VI: Thi công hệ dầm sàn tầng hầm phân khu 2 Thi công bịt phần lỗ mở ở

trục Y2 – Y3 và X3

7 Giai đoạn VII : Thi công đào đất móng và tầng hầm 2 từ trục X4 đến hết phần còn lại

Giai đoạn này Nhà thầu tiến hành đào bằng máy đào mini có dung tích gầu từ 0.1 đến 0.3m3 từ cốt -2.75 đến cốt -6.25 Tại các hố móng tiến hành đào bằng máy đào mini kết hợp cùng thủ công Tiến hành chỉnh sửa hố móng, phá đầu cọc Để có cửa xuống thi công bên dưới theo phương pháp top-down, Nhà thầu sẽ tạo lỗ mở ở trục Y2 – Y3 và X5 Tại

vị trí này Nhà thầu sẽ bố trí 01 máy đào đứng ở bên trên có nhiệm vụ chung chuyển đất

từ dưới lên xe

8 Giai đoạn VIII : Thi công tầng hầm 2 Thi công cột, sàn tầng 2 phân khu 2

Gồm các công đoạn sau :

- Gia công lắp đặt cốp pha, cốt thép đài móng, giằng móng, cốt thép chờ cho cột và tường thang máy Thi công bê tông đài móng và giằng móng đến cốt đáy sàn tầng hầm 2

- Thi công chống thấm nền tầng hầm

- Đặt cốt thép, đổ bê tông nền tầng hầm

- Thi công cột, vách thang máy và sàn tầng hầm 2

9 Giai đoạn IX : Thi công hệ cột, vách thang máy tầng hầm 1 và sàn tầng trệt, đường

ramp dốc Thi công bịt phần lỗ mở ở trục Y2 – Y3 và X3 Dỡ bỏ hệ I đỡ dầm sàn

- Lắp đặt hệ thống giáo Pal, xà gồ, ván khuôn tiến hành như đối với dầm sàn bình thường Thi công từ dưới lên với chú ý sẽ thi công cột và vách thang máy trước

II.2 Tổ chức thi công theo phương pháp top-down

1 Giai đoạn 1: thi công gia cố phần cột chống tạm bằng thép hình

Do phương án chống tạm theo phương đứng là dùng các cột chống tạm bằng thép hình cắm trước vào các cọc khoan nhồi Các cột thép hình này được đặt lên đến chiều cao

Trang 40

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đáy dầm tầng hầm 1 cốt –3.05m Các cột này đã được thi công trong giai đoạn thi công cọc khoan nhồi

Sử dụng thép hình i596 hạ xuống tới cốt thiết kế -3,5m so với cao độ đài cọc

2 Giai đoạn II: Thi công đào đất đại trà từ cốt hiện trạng +0.00 đến cốt đáy sàn tầng

hầm 1 -2.75

Giai đoạn này được chia làm 2 đợt đào tại 2 phân khu:

- Đợt 1 đào tạo phân khu 1 ( từ trục X1 đến trục X3)

- Đợt 2: đào tại phân khu 2 ( phần còn lại )

Đất đợt 2 được đào công tác đào đất tầng hầm 2 ở phân khu 1 hoàn thành Để cho đơn giản ta tính toán thành công tác tổng cộng, việc phân chia các đợt đào đất được thể hiện trên tổng tiến độ thi công công trình

a Phương hướng thi công:

Nhà thầu sử dụng phương pháp đào ao bằng máy đào kết hợp thủ công Sử dụng tổ hợp máy đào và ô tô tự đổ để thi công đào đất đến cốt –2.75m sau đó sử dụng nhân lực thủ công đào kết cấu tại các vị trí có bố trí dầm dày 0.40m Thi công đào đất để lại phần đất quanh cột thép hình và sát tường Barrett đào bằng thủ công Đất từ máy đào được đổ ngay lên xe BEN tự đổ vận chuyển ra khỏi công trường, bãi đổ đất của thành phố cách công trình 25km

b Tổ chức thi công đào đất

Tính toán khối lượng đào đất

Tổng khối lượng đất cần đào là V= 2.675,9 m3, trong đó:

- Khối lượng đào bằng máy là Vmáy = 2.145 m3

- Khối lượng đào thủ công là Vthủ công = 530,9 m3

Tính toán hao phí lao động

Tính toán hao phí ca máy đào

Trên cơ sở phân tích yêu cầu công việc và dựa vào năng lực hiện có, Nhà thầu đưa ra phương án sử dụng máy đào gầu nghịch KOMATSU loại PC150LC-6 có các thông số kỹ thuật sau:

- Dung tích gầu: q = 0,77m3

- Thời gian trung bình của một chu kỳ tck = 18,5 giây

- Vận tốc quay di chuyển 5,5 km/h

- Bán kính đào lớn nhất Rmax = 8,18m

- Cơ cấu di chuyển bằng bánh lốp

- Năng suất thực tế của máy đào tính toán được là: NSca = 715,14 ( m3/ca)

Khối lượng đất đào bằng máy là: Vmáy = 2.145 m3, suy ra số ca máy cần sử dụng là:

314,715

145

Tính toán hao phí lao động thủ công

- Khối lượng đất cần đào bằng thủ công là: Vthủ công = 530,9 m3

- Định mức sửa hố móng của nội bộ nhà thầu là 0,85ca/1m3

Ngày đăng: 02/11/2016, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w