Bài giảng MicroStation
Trang 11 Những nét cơ bản về MicroStation
1.1 Làm việc với file và level
a Mở file dưới dạng Reference File
- Bước 1: Từ thanh Menu chọn File\ Reference\Tools\Attach
- Bước 2: Chọn thư mục và tên file cần mở, bấm OK
đối tượng trong file tham khảo; Locate: Sử dụng để xem thong tin hoặc copy các đối tượng trong file tham khảo)
Hình 1: Mở file tham khảo
Để đóng Reference trong hộp thoại trên, chọn file cần đóng, chọn Tools\Detach
b Cách nén file và ghi lại file dự phòng
Cách nén file
Khi xoá đối tượng trong Dessign file, đối tượng đó không bị xoá hẳn
mà chỉ được đánh dấu là đã xoá đối tượng Chỉ sau khi nén file thì các đối tượng được xoá mới được loại bỏ hẳn khỏi bộ nhớ Quá trình nén file sẽ làm cho dung lượng của nhỏ hơn
Từ thanh menu chọn File\Compress Design
Cách lưu trữ dưới dạng một file dự phòng (save as, back up)
Trang 2MicroStation tự động ghi lại dữ liệu sau mỗi lần thay đổi file active
Vì vậy người sử dụng không cần ghi lại dữ liệu sau mỗi lần đóng file active hoặc thoát khỏi MicroStation Tuy nhiên để đề phòng các trường hợp bất trắc, người sử dụng nên ghi lại file dữ liệu đó dưới dạng một File dự phòng bằng cách thay đổi tên file hoặc phần mở rộng của file
Cách 1: Từ thanh Menu chọn File\chọn Save as
1 Ghi lại file đó bằng cách thay đổi tên file nhưng giữ nguyên phần
c Cách trộn các file với nhau
Giả sử chúng ta có hai file riêng biệt chứa các đối tượng khác nhau Trong quá trình tác nghiệp, chúng ta muốn sử dụng dữ liệu của hai file đó trên cùng một file thì chúng ta cần phải trộn hai file đó Cách trộn hai file có
2 cách
Cách 1: Khi chưa làm việc với file nào trong Microstation
- Bước 1: Khởi động Microstation, chọn File\Merge
Xuất hiện hộp thoại Merge file
- Bước 2: Trong hộp thoại File to Merge, bấm Select để chọn các file
Trang 3Cách 2: Khi đang làm việc với một file của Microstation
- Từ File\Close, xuất hiện hộp thoại Microstation Manager, thực hiện tiếp các bước như cách 1
Hình 2: Trộn các file với nhau
c Chọn Active Level
Trong quá trình làm việc với Microstation, luôn luôn có một level ở trạng thái hoạt động Khi chuyển trạng thái hoạt động từ level này sang level khác thì các đối tượng được vẽ sau khi chuyển Active level thì sẽ nằm trên level đó, còn các đối tượng thuộc được vẽ trước đó thì vẫn thuộc level cũ
Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của Microstation đánh lệnh lv=<Mã số hoặc
tên level>, sau đó ấn phím Enter trên bàn phím
Cách 2: Từ thanh Menu chọn Tools\Primary xuất hiện thanh Primary
Tools bấm vào Active level, kéo chuột đến level cần chọn
Trang 4Hình 3: Chọn Ative leve
1.2 Thanh công cụ và các nút điều khiển màn hình
a Thanh công cụ chính (Main Tool Box)
Để dễ dàng và thuận tiện trong thao tác, Microstation cung cấp cho chúng ta rất nhiều các công cụ tương đương như các lệnh Các công cụ này
có thể hiển thị trên màn hình bằng các biểu tượng hoặc được nhóm lại với nhau theo các chức năng có liên quan với nhau
Các thanh công cụ chính thường dùng nhất được Microstation tập hợp lại và để trên một thanh công cụ gọi là Main Tool Box và được rút gọn lại thành nhóm ở dưới dạng biểu tượng Ta có thể dùng chuột để kéo hết tất cả các công cụ trong một nhóm ra thành một Tool Box hoàn chỉnh
Khi ta sử dụng công cụ nào thì công cụ đó sẽ được hiển thị màu thẫm,
đi kèm theo đó là hộp Tool setting để chúng ta đặt các thông số, hoặc định dạng cho các đối tượng đồ họa
Trang 5
Main Tool Box
Tool setting
Hình 4: Thanh công cụ chính
* Công cụ chọn đối tượng
Trong đó:
- Element Selection: Lựa chọn đối tượng
- PowerSelector: Dùng để lựa chọn hoặc loại bỏ nhiều đối tượng cùng
lúc tùy theo chế độ được chọn trong thanh Tool Setting (Method: Individual, chọn từng đối tượng một; Block Inside, chọn tất cả các đối tượng trong vùng kéo chuột; Line, chọn các đối tượng nằm trên đường thẳng cắt chúng)
* Nhóm công cụ Linear Elements
Trong đó:
- Nút 1: Vẽ đường, Sharp, Arc, Cung tròn
- Nút 2: Vẽ đoạn thẳng
Trang 6- Nút 3: Vẽ đường đôi
- Nút 4: Vẽ đường Stream (dòng chảy, suối)
- Nút 5: Vẽ đường có điểm gấp khúc
- Nút 6: Vẽ đường chia đôi một góc (đường phân giác)
- Nút 7: Vẽ đường thẳng tại điểm gần nhau nhất giữa hai đối tượng
- Nút 8: Vẽ đường thẳng với một góc nghiêng nhất định
* Nhóm công cụ Polygons
Trong đó:
- Nút 1: Vẽ hình chữ nhật
- Nút 2: Vẽ đa giác bất kỳ
- Nút 3: Vẽ đa giác mà các cạnh vuôn góc hoặc song song với nhau
- Nút 4: Vẽ đa giác đều
* Nhóm công cụ Text
- Nút 1: Đặt chữ và nội dung
- Nút 2: Đặt chữ có mũi tên hường vào một đối tượng nào đó
- Nút 3: Chuyển nội dung chữ từ file dng vào hộp text box
- Nút 4: Cho biết thuộc tính của các ký tự
- Nút 5:
- Nút 6: Thay đối thuộc tính của các ký tự
- Nút 7: Đặt các ký tự số tăng dần từng đơn vị một
Trang 7- Nút 8: Đặt các ký tự số tăng hoặc giảm dần theo một khoảng cho trước
* Nhóm công cụ Manipulate
- Nút 1: Copy đối tượng
- Nút 2: Di chuyển đối tượng
- Nút 3: Copy các đối tượng song song
- Nút 4: Thay đối tỷ lệ của đối tượng
- Nút 5: Thay đối góc của đối tượng
- Nút 6: Tạo các đối tượng đối xứng qua trục
* Nhóm công cụ Modify Element sử dụng để sữa chữa các đối tượng đồ hoạ
Trong đó:
- Nút 1: Thay đổi tỷ lệ của một hình quanh một điểm cố định
- Nút 2: Phá vỡ cấu trúc vùng thành đường
- Nút 3: Kéo dài đường thẳng theo hướng vectơ
- Nút 4: Kéo dài hai đường thẳng theo hướng vectơ và cắt nhau, lọc bỏ đoạn thừa
- Nút 5: Kèo dài đường thẳng đến 1 đối tượng khác
- Nút 6: Cắt một đường hoặc một chuỗi các đường tại giao điểm của chúng với đối tượng khác
1.3 Tạo các đối tượng trong Microstation
a Tạo các đối tượng dạng điểm và pattern
Trang 8Các ký hiệu dạng điểm và pattenrn được tạo ra và lưu trữ dưới dạng các cell (điểm) và chứa trong các thư viện cell riêng biệt Để tạo cell trước hết chúng ta cần tạo ra thư viện chứa cell đó Thông thường, trong quá trình xây dựng và biên tập các loại bản đồ số thì chúng ta sử dụng các cell được xây dựng sẵn trong thư viện Bởi vì kích thước của các cell cho từng tỷ lệ bản đồ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựng Việc tính kích thước được tính như sau: kích thước cell = 2 mm x mẫu số tỷ lệ bản đồ
* Cách tạo thư viện chứa cell
- Bước 1: Từ thanh Menu chọn Element\Cell xuất hiện Cell Library
- Bước2: Từ thanh của Cell Library chọn File\New
- Bước 3: Chọn Seed file
- Bước 4: Chọn thư mục chứa file
- Bước 5: Đánh tên thư viện cell với phần mở rộng là cel trong hộp
text files
- Bước 6: Chọn OK
* Tạo mới cell
- Bước 1: Tạo mới hoặc mở một Cell Library
- Bước 2: Vẽ ký hiệu
- Bước 3: Bao fence quanh ký hiệu vừa vẽ
- Bước 4: Chọn công cụ Define Cell Origin
- Bước 5: Bấm phím data (chuột trái) vào vị trí đặt ký hiệu
- Bước 6: Chọn hộp Cell Library và điền các thông số để tạo New
Cell
- Bước 7: Chọn phím Create
Trang 9Khi cài đặt Famis, sẽ có các cell ký hiệu địa chính (d_chinh.cell hoặc kihieudc.cell), chúng ta phải copy tất cả các cell này vào trong hệ thống c/win32app/……) khi cần sử dụng, chúng ta chỉ việc lấy các cell này ra
b Tạo các đối tượng dạng đường
Các kiểu đường được tạo ra và lưu trữ trong thư viện các kiểu đường (Line Style Library) hay còn gọi là File Resource Các File Resource được lưu trữ trong thư mục c:\ win32app\ustation\wsmod\default\symb\*.src
Có 3 loại kiểu đường:
- Stroke pattern: Đường được định nghĩa là một nét đứt và một nét liền có chiều dài được xác định một cách chính xác, lực nét liền cũng được xác định và màu sắc thì tùy người sử dụng định nghĩa
- Point Symbol: Là sự kết hợp, sắp xếp các đối tượng dạng điểm thành một đường thẳng với khoảng cách giữa các đối tượng cách đều nhau
- Compound: Đây là kiểu đường được tạo ra từ sự kết hợp của bất kỳ các loại đường với nhau Đây là kiểu thường dung hiện nay để tạo các đối tượng mà vừa thể hiện các nét, vừa thể hiện các ký hiệu nhỏ trải dọc theo đường
* Tạo mới một thư viện kiểu đường
- Bước 1: Từ thanh Menu chọn Primary\Edit Line Style xuất hiện hộp
thoại
- Bước 2: Chọn File\New xuất hiện hộp thoại Create Line Style Library
- Bước 3: Nhập tên thư viện mới vào hộp text file, không thay đổi đường
dẫn Chọn Ok
* Tạo mới một dạng đường
Kiếu đường Stroke
- Bước 1: Mở hoặc tạo mới một thư viện các kiểu đường
Trang 10- Bước 2: Xác định bước lặp của đường và độ dài, rộng của mỗi nét
(Ví dụ như kiểu đường mòn của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 sẽ bao gồm một nét liền và nét đứt với độ dài lần lượt là 1mm x 50.000 và 0,8mm x 50.000)
- Bước 3: Từ thanh Menu của hộp thoại Line Style Editor chọn
Edit\Create\Stroke pattern
- Bước 4: Đánh tên mô tả kiểu đường
- Bước 5: Bấm Add trong phần Stroke để định nghĩa nét gạch đầu tiên
- Bước 6: Bấm con trỏ để chọn nét gạch
- Bước 7: Nhập giá trị độ dài của nét gạch
- Bước 8: Chọn kiểu nét gạch
- Bước 9: Đặt độ rộng của nét gạch
- Bước 10: Đặt tên cho kiểu đường bằng cách: Edit\Create\Name
- Bước 11: Ghi lại kiểu đường vừa tạo
Ví dụ như tạo kiểu đường có dạng như sau: 1 nét liền có độ dài 0,8mm x 50.000 và một nét đứt có độ dài 0,8mm x 50.000 Kết quả thu được như sau:
Hình 5: Kiểu trường Stroke
Trang 11Kiểu đường Point symbol
- Bước 1: Mở hoặc tạo mới một thư viện kiểu đường
- Bước 2: Xác định các bước lặp của đường, kích thước và hình dạng
các ký hiệu
Ví dụ: Kiểu đường ranh giới thực vật của bản đồ tỷ lệ 1:50.000 là các hình tròn đường kính 0,2mm x 50.000 và nằm cách đều nhau 0,8mm x 50.000
- Bước 3: Vẽ ký hiệu được sử dụng và bao fence ký hiệu, định nghĩa
điểm đặt ký hiệu (Xem phần tạo cell)
- Bước 4: Chèn ký hiệu vừa tạo vào thư viện kiểu đường, bằng cách từ
cửa sổ lệnh đánh lệnh: Creat symbol chantrom
- Bước 5: Tạo đường Base line (đường nền) kiểu stroke pattern để đặt
ký hiệu Bước lặp của đường này là một nét liền có độ dài bằng khoảng cách giữa các ký hiệu giống nhau
Bằng cách: Từ thanh menu của hộp hội thoại Line style Editor\Edit chọn Create\stroke pattern → xuất hiện dòng chữ New stroke component → đánh tên đường Base line đó thay thế cho dòng chữ New stroke component
→ thực hiện tiếp từ bước 4-8 như phần tạo mới kiểu đường stroke
- Bước 6: Đánh tên mô tả cho kiểu đường, bằng cách như sau: Từ
thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor\Edit\Create\Point → xuất hiện dòng chữ New stroke component
- Bước 7: Chọn vị trí đặt ký hiệu:
Origin: Đặt vào điểm khởi đầu của đường
End: Đặt vào điểm cuối của đường
- Bước 8: Bấm vào Base line, chọn select, bấm chuột chọn ký hiệu
- Bước 9: Tạo tên cho kiểu đường và ghi lại kiểu đường
Trang 12Từ thanh menu của hộp hội thoại line style Editor\Edit\Create\Name → xuất hiện dòng chữ Unname bên hộp text Name
→ Đánh tên đường đó thay thế cho dòng chữ Unname
Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style Editor\File\Save để ghi lại kiểu đường đó
Hình 6: Kiểu đường point
Cách tạo kiểu đường compound
- Bước 1: Tạo các đường component
- Bước 2: Từ thanh Menu của hộp Line style Editor chọn Edit → chọn
Create → chọn Compound → xuất hiện dòng chữ New Compound Component bên hộp Text Component Đánh tên thay thế
- Bước 3: Trong hộp Sub Component bấm phím insert
- Bước 4: Dùng con trỏ chọn từng đường thành phần của đường cần
tạo một sau đó bấm phím OK
- Bước 5: Đặt vị trí cho các đường thành phần theo chiều dọc để tạo
khoảng cách cho các đường bằng cách: từ bảng danh sách các đường thành
Trang 13phần trong hộp subcomponent,bấm chuột chọn đường cần thay đổi vị trí, nhập giá trị vị trí cho đường vào hộp text Offset Nếu giá trị > 0, đánh số bình thường; nếu giá trị < 0, đánh thêm dấu (-) đằng trước số
- Bước 6: Đặt tên cho kiểu đường bằng cách: từ thanh Menu của hộp
hội thoại Line style Editor\Edit\Create\Name,xuất hiện dòng chữ Unname,đánh tên đường đó thay thế cho dòng chữ Unname
- Bước 7: Từ thanh Menu của hộp hội thoại Line style
Editor\File\Save để ghi lại kiểu đường đó
Ví dụ như để tạo kiểu đường Compound là sự kết hợp của hai kiểu đường stroke pattern và point symbol ở hai ví dụ trên, chúng ta sẽ có kết quả như sau:
Hình 7: Kiểu đường Compound
c Tạo các đối tượng dạng vùng
* Tạo vùng trực tiếp từ thanh công cụ
các công cụ thuộc nhóm Place
- Place Block để tạo vùng vuông góc
- Place Shape để tạo hình khối có dạng bất kỳ
Khi tạo vùng cần phải lưu ý điền đầy đủ các thông số như sau:
- Tính chất của vùng: Là vùng đặc hay rỗng (Vùng Hole thì không trải nền được, còn Soil thì có thể trải nền được)
Trang 14- Màu của vùng cách tô màu cho vùng (Fill type): Gồm có các lựa chọn là không tô (none), tô màu đồng nhất giữa đường biên của vùng và trong vùng (Opaque), tô màu không đồng nhất giữa đường biên và trong vùng (Outlined)
- Chọn màu sắc cho đường biên và vùng tô màu
- Để đảm bảo các vùng được khép kín, khi sử dụng công cụ Place Shape cần phải sử dụng chế độ bắt điểm chính xác khi khép kín vùng
* Tạo vùng bằng cách chuyển các đường thẳng thành vùng
Để tạo được vùng theo phương pháp này, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đường bao các đối tượng phải khép kín, không tồn tại các điểm tự
do, tại các điểm giao nhau phải có các điểm nút
Chọn công cụ Create complex shape Bấm chuột trái vào cạnh đầu tiên, sau đó bấm vào cạnh tiếp theo Trường hợp lựa chọn method là Automatic thì con trỏ sẽ tự động chuyển sang cạnh tiếp theo Nếu đến khu vực ngã ba hay ngã tư thì nếu con trỏ chỉ đúng, bấm chuột trái, nếu con trỏ chỉ sai, bấm chuột phải và chọn cạnh cho nó tiếp tục chạy
Hình 8: Chuyển đường thành vùng
Trang 15d Tạo các đối tượng dạng Text
Để tạo các đối tượng dạng Text, cần sử dụng công cụ Place text trong thanh công cụ chính của Microstation
Khi tạo các đối tượng dạng text cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Text Node Lock: Khóa việc đặt các ký tự lên bản đồ
- Method: Cách thức đặt ký tự
- Font: Font chữ (Để sử dụng được chữ Việt nên dung TCVN3)
- Justification: Tâm của các ký tự
- Active Angle: Góc đặt ký hiệu
1.4 Biên tập các đối tượng đồ họa
a Biên tập các dữ liệu thuộc tính cho các đối tượng đồ họa
Các đối tượng đồ hoạ được đặc trung bởi các thuộc tính cơ bản như: màu sắc, chiều dài, độ lớn, góc nghiêng…Nếu chúng ta muốn chỉnh sửa các thuộc tính đó, trước hết cần phải để đối tượng đó trong môi trường đang hoạt động (có nghĩa là đối tượng đó là đối tượng đang được chọn)
Sau đó, chúng ta sử dụng công cụ Primary để thay đổi các thuộc tính
Hình 9: Đổi thông tin thuộc tính của đối tượng biên tập b.Biên tập các đối tượng dạng điểm
Các lỗi thường gặp đối với dữ liệu dạng điểm (cell) thường là:
- Sai các thuộc tính đồ hoạ (level, color, linestype, weight)
- Cell được đặt không đúng vị trí
Trang 16- Cell được chọn không đúng hình dạng và kích thước quy định
- Với các lỗi về thuộc tính đồ hoạ xem phần 4
* Cách sửa các lỗi sai về vị trí
1 Chọn công cụ Move element
Bấm phím Data để chọn đối tượng
2 Bấm phím Data đến vị trí mới của đối
tượng
Có thể thực hiện dịch chuyển cùng lúc nhiều đối tượng bằng fence hoặc select element
* Cách sửa các lỗi sai về hình dạng và kích thước
Cách 1: dùng cho những cell chỉ sai về kích thước
1 Chọn công cụ Scale element
2 Đặt tỷ lệ cân đối cho đối tượng trong hộp Scale
3 Bấm phím Data chọn đối tượng cần thay đổi
4 Bấm phím Data để đổi kích thước đối tượng
Cách 2: Dùng cho những cell sai cả về kích thước lẫn hình dáng
1 Vẽ lại cell mới với hình dáng, kích thước đúng theo quy định
2 Tạo cell với tên cell giống tên cell cũ (xem phần tạo cell)
3 Chọn công cụ Replace cell
4 Bấm phím Data vào cell cần đổi
c Biên tập các đối tượng dạng đường
a Sử dụng các công cụ trực tiếp của Microstation
Microstation cung cấp cho chúng ta một loạt các công cụ để chỉnh sửa các đối tượng dạng đường như: bắt thừa, bắt thiếu điểm, làm trơn đường, …
Cụ thể: