2.2 Các nghiên cứu về mô hình nuôi xen ghép các đối tượng trong cùng một ao.. Các nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản đã biết kết hợp nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùn
Trang 1PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua, nghành nuôi trồng thuỷ sản đã có những phát triển vượt bậc và trở thành một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của đất nước Nuôi trồng thuỷ sản không những mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế đất nước nhờ xuất khẩu mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân, và giúp cho những hộ nuôi có nguồn thu nhập đáng kể giúp xoá đói giảm nghèo và dần vươn lên làm giàu
Xã Hương Phong là một xã có diện tích đầm phá lớn, nguồn nước dồi dào do nằm ở hạ lưu của hai con sông là sông Hương và sông Bồ nên có thuận lợi rất lớn cho việc phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Mặt khác một thuận lợi rất lớn là chính quyền xã Hương Phong xác định khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, từng bước xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân Các kế hoạch triển khai dự án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đã được tỉnh và huyện phê duyệt để hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
Nhằm tìm hiểu và đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở xã Hương Phong được sự đồng ý của trường Đại Học Nông Lâm, khoa Thuỷ Sản và giáo viên
hướng dẫn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hương Phong – thị xã Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
-Hiểu về thực trạng NTTS ở xã
-Hiểu các mô hình nuôi trồng thuỷ sản của xã
-Giá trị kinh tế mà các mô hình mang lại
-Những thuận lợi cũng như khó khăn và các giải pháp để giải quyết những khó khăn đó
-Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa hoc
Trang 2PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Thừa Thiên Huế và ở xã Hương Phong
2.1.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế
Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên
Huế Với áp lực gia tăng dân số và nguồn lợi tự nhiên từ khai thác ngày càng giảm Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản được các cấp ban nghành của tỉnh xem như là một phương thức sinh kế nhằm đảm bảo thu nhập, nâng cao an ninh lương thực cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho hệ đầm phá của tỉnh Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho khoảng 400.000 người dân sống xung quanh vùng đầm phá [17] Do vậy, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển một cách nhanh chóng Năm 2012 được đánh giá là năm khá thành công đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh với 5.967,51 ha đạt 99,12% so với kế hoạch [1]
Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.967,51 ha
Trong đó: Diện tích nuôi lợ, mặn là 4.004,21 ha Bao gồm:
Chuyên nuôi tôm sú: 602,70 ha
Xen ghép + chắn sáo: 3.063,90 ha
Chuyên cá: 1.548,5 ha
Diện tích nuôi nước ngọt: 1.963,30 ha, bằng 91,42% so với kế hoạch 2.147,87 ha [1]
Bảng 2.1: Tình hình nuôi nước ngọt
giống (triệu)
Tổng DT(ha) Chuyên
cá
Cá lúa
Cá sen Lồng
Trang 3phương hướng nhiệm vụ năm 2013 tỉnh Thừa Thiên Huế)
Dựa vào bảng trên ta thấy, diện tích chuyên cá là 1.548,50 ha, diện tích cá lúa là 408,10 ha Diện tích cá sen là 6,95 ha Tổng số lồng thả là 2.042 lồng/2.031 lồng đạt 105,54% so với kế hoạch đề ra Tổng số giống thả là 41.6002 triệu con [1]
Bảng 2.2 Diện tích nuôi nước lợ theo huyện
Stt Địa phương
TổngDT thảnuôi (ha)
DT Chuyên tôm (ha)
lợ (cái)
Tôm sú cao triều
Tôm sú hạ triều
Tôm chân trắng
Nuôi
Ao
Nuôi chắn sáo
( Nguồn: Báo cáo kết quả nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2013 tỉnh Thừa Thiên Huế )
Đến thời điểm này, tổng diện tích thả nuôi là 4.004,21 ha/4.320,10 ha đạt 92,69% so với kế hoạch, trong đó diện tích chuyên tôm sú là 602,7 ha, nuôi xen ghép và chắn sáo là 3.063,9 ha; chuyên cá 15,00 ha, tôm chân trắng 233,61 ha
Số lồng thả là 2.320 lồng/2.037 lồng đạt 113,89% so với kế hoạch [1]
Bảng 2.3 Tổng hợp giống thả các huyện và thành phố
Giống thả
Tôm chân trắng
Trang 4phương hướng nhiệm vụ năm 2013 tỉnh Thừa Thiên Huế )
Bảng 2.4 Sản lượng thu hoạch thuỷ sản toàn tỉnh
Sản lượng thu nước lợ, mặn (tấn)
Sản lượng nước ngọt
Tổng sản lượng
Tôm sú, tôm rảo
Tôm chân trắng
Cá các loại
Cua, ghẹ
Nhuyễn thể
Tôm sú, tôm rảo: 1,371.1 tấn
Tôm chân trắng: 2,731.4 tấn
Cá các loại: 1,309.3 tấn
Cua, ghẹ: 340,7 tấn
Nhuyễn thể: 225.0 tấn
Trang 5Sản lượng thuỷ sản nước ngọt: 4,536.45 tấn
Bảng 2.5 Năng suất chuyên tôm trong ao nuôi
TT Địa phương Năng suất bình quân (tấn/ha/vụ) Ghi chú
1 Huyện Phú Vang 1,10 Năng suất bình quân tính cả
diện tích nuôi xen ghép
2 Huyện Phú Lộc 0,48 Năng suất bình quân tính cả
diện tích nuôi xen ghép
3 Thị xã Hương Trà 0,50 Năng suất bình quân tính cả
diện tích nuôi xen ghép
4 Huyện Quãng Điền 0,38 Năng suất bình quân tính cả
diện tích nuôi xen ghép
5 Huyện Phong Điền 7,49 Bình quân năng suất của
tôm sú
6 Doanh nghiệp 11,00 Nuôi tôm chân trắng trên cát
( Nguồn: Báo cáo kết quả nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 tỉnh Thừa Thiên Huế)
Trong những năm gần đây, các mô hình nuôi xen ghép các đối tượng tôm, cua, cá ngày càng được người dân áp dụng phổ biến, phát triển ở diện rộng Các
mô hình này làm giảm sự ô nhiễm chất lượng môi trường nước, giảm thiểu được rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân
Bảng 2.6 Cơ cấu diện tích theo các loại hình nuôi trồng thủy sản
DT đất, mặt nước
DT ao nuôi
DTQH đất, mặt nước
DT ao nuôi
DTQH đất, mặt nước
DT
ao nuôi
1 Nuôi trên cát ven biển 494 238 945 487 1.064 592
2 Nuôi bán thâm canh vùng
cao triều ven đầm phá 1.091 832 1.091 858 1.091 858
3 NuôiQCCT vùng hạ triều
4 Nuôi sinh thái vùng hạ
5 Trồng rong câu tập trung
8 Nuôi cá lồng
Trang 6( Nguồn: Quy hoạch chi tiết vùng nuôi toàn tỉnh đến năm 2020 )
Bảng 2.7 Cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản theo địa phương cấp huyện
Nuôi QCCT hạ triều đầm phá (ha)
Khoanh nuôi sinh thái, nhuyễn thể (ha)
Trồng rong câu (ha)
Nuôi nước ngọt (ha)
Nuôi lồng (cái)
DTQH DT ao nuôi DTQH
DT
ao nuôi DTQH
DT
ao nuôi
nước
lợ mặn
nước ngọt
Phong Điền 899 494 16 15 357 410 Quảng Điền 31 25 538 506 210 815 Hương Trà 35 28 210 197 136 550 250 Phú Vang 116 68 720 561 738 627 308 100 319 350 115 Phú Lộc 50 30 305 244 334 314 150 10 344 1.100 210
Tổng cộng: 1.065 592 1.091 858 1.836 1.659 458 110 2.360 2.000 2.000
( Nguồn: Cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 )
Với những thành quả đạt được cũng như những tồn tại và hạn chế còn đang gặp phải, năm 2012 được đánh giá là năm có nhiều cơ hội và thách thức Trong đó, thách thức lớn nhất là điều kiện khắc nghiệt và môi trường bị ô nhiễm Vì vậy, nuôi xen ghép là một trong những mô hình được khuyến khích
2.1.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hương Phong
2.1.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ở xã Hương Phong
Đặc điểm địa lý:
Xã Hương Phong là một xã nằm phía Tây Bắc thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 12km với hình tam giác thế chân kiềng
Phía Bắc giáp xã Hải Dương
Phía Đông giáp thị trấn Thuận An
Phía Nam giáp xã Hương Vinh
Phía Tây giáp xã quảng Thành huyện Quảng Điền
Tổng diện tích tự nhiên là 1569 ha, xã nằm vị trí đặc biệt, hai mặt giáp
Trang 7sông, một mặt giáp phá Tam Giang nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản
( Bản đồ hành chính xã Hương Phong)
Địa hình và đất đai
So với các xã khác thì xã Hương Phong có địa hình thấp trũng, độ cao so với mặt biển từ 1- 1,5 m, thôn Thanh Phước có địa hình cao nhất Toàn xã có 6 thôn, phân bố thành 9 cụm dân cư với 2.306 hộ, 11543 khẩu, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 22,1 % tăng 2,1 % so với kế hoạch Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,04% giảm 0,02 % so với năm 2011 Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm
2012 là 9,42 %, hộ cận nghèo là 6,82 % [2]
Hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ngoài ra còn một số nghành phụ khác
Xã Hương Phong có diện tích đất tương đối lớn mang đặc điểm ven biển nên địa hình chia diện tích đất thành vùng ven phá với diện tích chiếm 1/3 đất nông nghiệp, vùng này nhiễm mặn và thiếu nước ngọt vào mùa hè và mùa mưa hay nghập úng.Ngoài ra, ở xã còn có một nguồn lợi tự nhiên khác chưa được đầu tư và khai thác đó là rừng ngập mặn Rú Chá Đây là nguồn lợi quý giá cho việc phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi sinh kế cho người dân
Trang 8Bảng 2.8 Diện tích đất đai trên địa bàn xã Hương Phong
II Diện tích mặt nươc nuôi trồng thuỷ sản 193,0
2 Đất phục vụ các nhu cầu khác: giao thông,
thuỷ lợi, quốc phòng…
239,6
Nguồn nước
Xã Hương Phong có một vị trí rất đặc biệt: bao quanh xã là sông ngòi và đầm phá Phía tây của xã tiếp giáp với sông Bồ, phía Đông tiếp giáp với sông Hương Đây là hai con sông rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho người dân địa phương nói riêng cũng như địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung Tuy nhiên, do hệ thống thuỷ lợi chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ nên chưa thể khai thác hết tiềm năng về nguồn lợi nước ngọt này
Trang 9Mặt khác phía Bắc tiếp giáp với đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, đây là nguồn nước lợ phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.Trước đây, nguồn nước sinh hoạt của người dân ở xã Hương Phong chủ yếu lấy từ hai con sông chính là sông Hương và sông Bồ nhưng hiện nay nước sinh hoạt được cung cấp từ hệ thống nước máy của thành phố
Khí hậu thời tiết
Xã Hương Phong chịu sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng của khí hậu đại dương Vì vậy, những đặc trưng chủ yếu của khí hậu thời tiết là: Nhiệt độ cao đều quanh năm (250-39,80C), lượng mưa biến đổi theo mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và chịu nhiều ảnh hưởng của gió bão Xã nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp mang tính sản xuất hàng hoá cao, đặc biệt là phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, các loại cây đòi hỏi lượng nước lớn
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 250C
Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8
Nhiệt độ cao tuyệt đối năm là 40,1
Nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 10,20C
Mưa
Xã Hương Phong có lượng mưa tương đối lớn so với cả nước Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.469,9 mm Tuy nhiên, lượng mưa phân bố đều trong năm Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 với 510,4 mm, lượng mưa thấp nhất là vào tháng 6 với 133,3 mm Lượng mưa trong năm tập trung vào tháng 8, 9, 10
và trong thời gian này lượng mưa chiếm đến 70-75 % lượng mưa cả năm Đồng thời, hàng năm vào thời gian này lũ lụt thường xuyên xảy ra gây nên hiện tượng ngập úng, sạt lở đất dọc theo bờ sông làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của
bà con nông dân và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 85-86 %
Độ ẩm cao nhất trong năm là vào tháng 1 với 92 %
Độ ẩm thấp nhất trong năm là vào tháng 7 với 76 %
Trang 10 Gió bão
Xã Hương Phong chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
-Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh gây nên khô hạn kéo dài
-Gió mùa Đông Bắc Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau [9, 2-5], tốc độ gió từ 4-6 m/s Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều nơi
- Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, giông và gió mùa Đông Bắc Tốc độ gió lớn có
thể đạt từ 15-20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30-40 m/s trong lốc bão
2.1.2.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại địa bàn xã Hương Phong
Với điều kiện tự nhiên là một xã nằm ở vị trí trung tâm của đầm phá
Tam Giang- Cầu Hai, đồng thời là xã vùng hợp lưu của sông Hương và sông Bồ cùng với cửa biển Thuận An, tạo ra hệ sinh thái mặn lợ đặc biệt, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thuỷ sản có giá trị Do đó, chính quyền địa phương xác định nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm và lâu dài của địa phương Vì vậy, trong nhiều năm qua, cùng với đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp các nghành liên quan đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nuôi trồng thuỷ sản của xã nhằm tăng thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho bà con nông dân Tuy nhiên, trong những năm qua nghề nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như: tính rủi ro lớn, hiệu quả sản xuất không ổn định, mâu thuẫn giữa phát triển và vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thiếu quy hoạch [11]…
Với diện tích nuôi nước ngọt là 14750 m2, nước lợ, mặn toàn xã trong kế hoạch là 195,5 ha, diện tích nuôi thực hiện được là 191,5 ha giảm 4 ha do điều kiện đê đập không ổn định nên không thể thả nuôi Số hộ tham gia nuôi trồng trong xã là 160 hộ, số hộ đánh bắt khai thác tự nhiên sông đầm bằng các nghề lưới, sáo, rớ… là 164 hộ [2]
Nhờ đi đúng hướng và có nhiều cách làm hay nên trong năm 2012 nghề nuôi trồng thuỷ sản ở xã Hương Phong đạt được những kết quả như:
Thả nuôi: Tôm sú: 8 triệu P15
Cua nuôi: 7 vạn con
Trang 11Cá các loại: 85 vạn con
Cá lồng: 10 lồng với 0,8 vạn con (cá hồng, cá mú, cá chẽm)
Sản lượng thu hoạch: Tôm sú 45 tấn, kế hoạch 40 tấn đạt 112,5%
Cua 33 tấn, kế hoạch 30 tấn đạt 110%
Cá các loại 45 tấn, kế hoạch 50 tấn đạt 90%
Đánh bắt tự nhiên 334 tấn, kế hoạch 360 tấn đạt 92,85 [2]
Các đối tượng nuôi bao gồm: tôm sú, cua, cá rô phi, ếch, cá kình, cá dìa, cá tho… Tuỳ vào đối tượng mà thả vào các thời điểm khác nhau
Bảng 2.9 Lịch thời vụ nuôi trồng thuỷ sản
(Nguồn: Quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thuỷ sản xã Hương Phong thị xã Hương Trà đến năm 2015)
Qua bảng trên ta thấy, sản lượng thuỷ sản các năm từ 2006 – 2010 giảm đi đáng kể, từ 110 tấn năm 2006 giảm xuống còn 94 tấn trong năm 2010 [11]
Trang 12Nguyên nhân của sự sụt giảm sản lượng là do tình hình dịch bệnh xảy ra nghiêm trọng Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các mô hình nuôi ghép, khoa học kỹ thuật nên tình hình dịch bệnh xảy ra ít hơn mặc dù diện tích bị thu hẹp nhưng sản lượng tăng lên đáng kể
2.2 Các nghiên cứu về mô hình nuôi xen ghép các đối tượng trong cùng một ao
Mô hình nuôi ghép hỗn hợp các đối tượng khác nhau trong cùng một ao đã được nghiên cứu và đưa vào thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt Điển hình đi đầu trong lĩnh vực này là nước Trung Quốc Các nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản đã biết kết hợp nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao và phát triển nguyên lý chọn đối tượng cho việc nuôi xen ghép như sau:
-Không có mâu thuẫn đối kháng về môi trường sống
- Không có mâu thuẫn đối kháng về tập tính dinh dưỡng
Trên cơ sở đó, người ta đã đưa 4-5 đối tượng khác nhau như cá rô phi, cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè hoa… vào trong cùng một ao [8,3]
Kết quả của mô hình này là tận dụng các nguồn nước khác nhau làm tăng hiệu quả sử dụng khối nước Quan trọng hơn là sự tương hỗ giữa các đối tượng nuôi trong dinh dưỡng, tận dụng tối đa lượng thức ăn đưa vào Cụ thể như: Cá trắm cỏ ăn một lượng cỏ rất lớn, nếu nuôi riêng đối tượng này sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng phân lớn và gây ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi Khi nuôi ghép thì phân thải của cá trắm cỏ sẽ là nguồn thức ăn của cá mè, cá rô phi,… Bên cạnh đó, phân thải có tác dụng như bón phân chuồng , khi phân giải
nó sẽ tạo ra các muối dinh dưỡng kích thích hệ thực vật phù du phát triển và đây
là nguồn thức ăn cho các đối tượng khác Cá chép có tập tính ăn là đào bới nền đáygiúp cho việc khoáng hoá chất dinh dưỡng đồng thời làm giảm khí độc ra thoát ngoài môi trường Ở nước ta hiện nay, hình thức này đã và đang được áp dụng ở hầu hết các tỉnh trong toàn quốc và cho kết quả cao [8, 3-8]
Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ mặn có lịch sử phát triển muộn hơn so với nghề cá nước ngọt Tuy nhiên, do giá trị mà nó mang lại của các đối tượng nuôi nên người sản xuất tập trung nuôi theo hướng chuyên canh làm cho môi trường nước trong ao bị suy thoái nghiêm trọng tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, đặc biệt xảy ra đối với tôm nuôi
Trước tình hình như vậy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau Cụ thể: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học
Trang 13khác nhau để cải thiện chất lượng môi trường nước Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm sinh học khác nhau được người nuôi sử dụng của các hãng thức ăn và thuốc sản xuất như: Chế phẩm BZT, EM, SUPER VS…Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất lớn đã xây dựng hệ thống ao hồ tuần hoàn có ao xử lý thông minh qua các hình thức lọc sinh học để hạn chế sự tích tụ của các chất cặn
bã, sử dụng khí ozon để khử các chất khí độc hại Một hướng nghiên cứu khác nhằm làm cải thiện chất lượng môi trường là nuôi nhiều đối tượng trong cùng một ao Từ đó làm tăng tính bền vững của hệ thống nuôi trồng thuỷ sản Trên cơ sở của các hoạt động thực tế của việc nuôi xen ghép một số đối tượng điển hình đã được các nhà khoa học tổng hợp và trình bày trong các tài liệu như:
Nuôi cá măng (Chanos chanos), cá đối (Mugil cephalus), tôm sú (Pennaeus
monodon) và rong câu trong cùng một ao ở Đài Loan [8, 4]
Nuôi hỗn hợp các loài động vật và thực vật thuỷ sinh trong cùng một ao Sử dụng các hình thức nuôi dàn cho các đối tượng rong biển, vẹm xanh ở vùng biển nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước
Nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một ao nuôi tôm để tăng tính ổn định và bền vững cho người nuôi ở các trại tôm ở Mexico
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên đều cho rằng việc nuôi hỗn hợp các đối tượng với nhau trong cùng một ao làm giảm mức độ rủi ro đồng thời nâng cao chất lượng môi trường nước và chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn Chính vì vậy mà hình thức nuôi hỗn hợp, nuôi xen ghép này ngày càng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới ở các nước có nghề nuôi trồng thuỷ sản
Ở Việt Nam trước áp lực của dịch bệnh bùng phát trong việc nuôi tôm làm cho người sản xuất thua lỗ nghiêm trọng trong nhiều năm Nghề nuôi trồng thuỷ sản đã có sự thay đổi và điều chỉnh đáng kể từ việc nuôi tôm với mật độ cao, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp sang nuôi tôm với mật độ thấp và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên Nhiều đối tượng nuôi mới được sản xuất và đưa vào nuôi kết hợp với tôm tạo điều kiện cho sản xuất ổn định hơn Trên cơ sở của nhu cầu thực tế, nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện ở các vùng khác nhau Cụ thể là:
Các nhóm nghiên cứu của Thái Ngọc Chiến (2002), Hoàng Thuỷ (2004), Nguyễn Xuân Thu (2003) đã có nhiều nghiên cứu về nuôi hỗn hợp cá-rong biển-động vật thân mềm trong cùng một ao nuôi Kết quả là các đối tượng cho tốc độ tăng trưởng nhanh làm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích
Trang 14Hà Lê Thị Lộc (2002) đã thử nghiệm nuôi vẹm xanh thương phẩm (Pera viridis Linnaeus, 1785) tại vùng đầm Lăng Cô Kết quả là vẹm xanh phát triển tốt trên các giá thể khác nhau và chất lượng môi trường nước tại khu vực nuôi vẹm xanh tốt hơn các khu vực khác
Nguyễn Khắc Lâm (2002) đã thử nghiệm nuôi sò huyết (Anadara granosa)
theo hai hình thức: nuôi trong ao đất và nuôi bãi triều tại đầm Nại- Ninh Thuận Kết quả là tốc độ tăng trưởng của sò huyết tại vùng bãi triều có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi trong ao đất Năng suất sò huyết vùng bãi triều là 3,5 tấn/ha, trong khi nuôi trong ao đất chỉ đạt 1,3 tấn/ha Tuy nhiên khi nuôi trong ao thì nước trong ao có độ trong cao hơn do sò huyết lọc các chất bẩn làm giảm độ tích tụ các chất hữu cơ trong ao nuôi
Nguyễn Ngọc Phước (2007) đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của nuôi xen ghép tôm và cá đối” đã cho kết quả là chỉ số NH3 trong ao nuôi xen ghép thấp hơn so với ao nuôi đơn(p<0,05) Đồng thời tỉ lệ tăng trọng của tôm sú trong mô hình nuôi xen ghép là khá cao so với mô hình nuôi đơn (p<0,05) [10]
Nguyễn Thị Xuân Thu, Trương Thị Liên, Thái Ngọc Chiến, Nguyễn Đức Đám, Trương Quang Tiến (2005) đã tổ chức nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững tại các vùng đầm phá ven biển miền trung Trong thí nghiệm này nhóm tác giả đã thiết kế mô hình nuôi ốc hương và cá trong đăng chắn đồng thời cắm cọc xung quanh để làm giá thể cho vẹm xanh- hầu đeo bám Kết quả cho thấy hầu hết các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, các yếu tố về chất lượng nước ở đây tốt hơn so với ở bên ngoài [12]
Nguyễn Thị Xuân Thu và CTV (2003) đã “Nghiên cứu hải sâm kết hợp với
ao nuôi tôm sú nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước” Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng của tôm sú trong ao nuôi kết hợp với hải sâm không có sự sai khác (p>0,05) nhưng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường ở các ao nuôi kết hợp là thấp hơn [13]
Lê Thị Bích Thuỷ đã: “ Nghiên cứu cá dìa kết hợp với rong câu chỉ vàng với tôm sú” trong ao nuôi tôm bị nhiễm hữu cơ Kết quả cho thấy môi trường
ao nuôi được cải thiện, các yếu tố môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép [14]
Nguyễn Phi Nam, Nguyễn Văn Huy, Võ Đức Nghĩa, Nguyễn Đức Thành (2007) đã nghiên cứu : “Tác động của nuôi ghép một số loài thuỷ sản trong ao nuôi tôm sú đến chất lượng nước tại đầm Sam Chuồng thuộc thị trấn Thuận An-
Trang 15huyện Phú Vang-tỉnh Thừa Thiên Huế” đã đưa ra kết luận Biến động các yếu tố môi trường sinh thái trong ao thí nghiệm nằm trong phạm vi cho phép và không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Các đối tượng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong các ao nuôi thí nghiệm điều này chứng tỏ chúng có thể nuôi xen ghép trong cùng một ao Sinh khối rong câu không tăng do đã được cá dìa và cá kình sử dụng làm thức ăn Các chỉ số liên quan đến chất lượng nước đều có xu hướng tăng theo thời gian nuôi [8, 3-8]
Nguyễn Xuân Hồng (2009) đã nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng của môi trường của mô hình nuôi ghép tôm sú, cá đối, cá dìa, cua và rong câu trong ao đất” đã có kết luận như sau: Mô hình nuôi xen ghép đem lại hiệu quả cao hơn các mô hình nuôi đơn, chúng không làm thay đổi các yếu tố môi trường trong ao nuôi như nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm [15]
Tôn Thất Chất, Lê Tất Uyên Châu, Hoàng Nghĩa Mạnh, Nguyễn Thị Thuý Hằng (2008) đã nghiên cứu : “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi xen ghép tôm sú, tôm rằn, cá rô phi và cá dìa ở xã Hương Phong đã có các kết luận sau : Các yếu tố môi trường đều nằm trong phạm vi thích hợp với các đối tượng nuôi Tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của các đối tượng nuôi trong mô hình gần như tương đương với các mô hình nuôi trong ao đơn [16]
2.3 Các nghiên cứu về môi trường ở vùng đầm phá
2.3.1 Tổng quan các chương trình nghiên cứu về đầm phá Thừa Thiên Huế Khu hệ đầm phá Thừa Thiên Huế đóng vai trò quan trọng đối với đời sống
của bà con sống trong vùng Vì vậy, sự biến đổi chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và nguồn thu nhập của người dân ở đây Vì vậy, quản lý chất lượng nước rất đáng để quan tâm Nhiều chương trình nghiên cứu cấp quốc gia, quốc tế đã đầu tư hướng nghiên cứu như : Nghiên cứu cấp nhà nước do Bộ Khoa Học- Công Nghệ và Môi Trường, Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia và cục Thuỷ Lợi thực hiên vào tháng 11 năm
1994 Chương trình hội thảo quốc gia về đầm phá do Bộ Khoa Học và Công Nghệ kết hợp với UBND tỉnh (tháng 12 năm 2005) Trong các cuộc hội thảo này nhiều nhà khoa học đã báo cáo về sự biến đổi của chất lượng môi trường nước của đầm phá với các góc độ khác nhau và hầu hết đều cho rằng : đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đang trong tình trạng suy thoái
Bên cạnh những nghiên cứu cấp nhà nước, nhiều chương trình dự án của quốc tế cũng đã và đang đầu tư nghiên cứu đầm phá Cụ thể như : Dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển của Canada (IDRC) đã đầu tư nghiên cứu tài
Trang 16nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng Dự án Nord Pas de Calais (NDP) do Pháp tài trợ (1998-2003) nghiên cứu phát triển bền vững vùng đầm phá Dự án tổng hợp vùng ven bờ (ICZR) do Hà Lan tài trợ và dự án IMOLA do FAO tài trợ đã cho những kết quả đáng quan tâm Kết quả nghiên cứu của các dự án này cho thấy việc thiếu quản lý một số cơ chế thích hợp nên hình thành việc phát triển quá mức của các phương tiện khai thác, đánh bắt và sự phát triển tràn lan các mô hình nuôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy và tạo sự tích tụ một lượng lớn trầm tích và các chất hữu cơ, vô cơ Mặt khác, sự phát triển quá mức của các hoạt động nuôi trồng trong đầm phá nên chất lượng môi trường nước đã có những suy thoái trầm trọng gây nên tình trạng suy thoái, phát sinh và bùng nổ dịch bệnh [8, 3-8]
2.3.2 Các kết quả nghiên cứu về chất lượng nước vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
Theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển các hoạt động sản xuất
trong khu vực đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả như: Nguyễn Văn Hợp (2005) “Kiểm soát chất lượng nước vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: lo lắng và giải pháp kiểm soát” Trong nghiên cứu này tác giả đã theo dõi biến động chất lượng môi trường ở các điểm khác nhau của khu vực hệ đầm phá từ năm 1998 đến năm 2004 Kết quả theo dõi đã cho thấy đa số các thông số chất lượng nước (CLN) vùng đầm phá, như nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng, Oxy hoà tan (DO), nhu cầu oxy hoá học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD), NH3-N,…đều thoả mản yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 đối với vực nước ven bờ và các mục đích khác Tuy nhiên, khi so sánh theo dõi các kết quả của sự biến động, các chỉ số đánh giá về chất lượng nước đã gây cho nhóm nghiên cứu nhiều lo lắng Nhìn chung các hàm lượng của các thông số đánh giá chất lượng nước có xu hướng tăng dần theo thời gian [7]
Kết quả nghiên cứu về biến động COD cho thấy hàm lượng của yếu tố này có xu hướng tăng dần từ năm 1998 đến năm 2004 [7], và cao hơn vào năm 2006 [5] Sự biến động này có thay đổi theo mùa và dao động từ 2 – 35mg/l, COD thường cao hơn vào mùa khô (>30mg/l) Trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ nghành hoá phân tích của Trần Văn Hải (2006) cũng chỉ ra hàm lượng COD ở vùng đầm phá tại những nơi nuôi tôm thì cao hơn so với vùng không nuôi tôm, và những năm nuôi tôm nhiều thì hàm lượng COD cao hơn so với những năm nuôi ít
Trang 17Kết quả theo dõi hàm lượng BOD5 cũng cho kết quả tương tự BOD5 trung bình của vùng bên ngoài đầm phá Tam Giang – Thuỷ Tú giao động trong khoảng 1 mg/l (thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép) Tuy nhiên, trong các ao nuôi thì hàm lượng BOD5 lớn hơn nhiều 3,5 – 5,5 mg/l [5], [7] Trong đánh giá chất lượng nước và trầm tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai của Nguyễn Văn Hợp và cộng sự (2008) đã cho thấy BOD5 có xu hướng tăng lên trong những vùng nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh như vùng Sam Chuồn –
An Truyền [6], điều này cho thấy khi việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm hữu cơ vùng đầm phá Sự ô nhiễm chất hữu cơ sẽ dẫn tới làm giảm lượng DO trong nước, đặc biệt là vào mùa khô và do đó tác động xấu đến chất lượng nước cấp cho nuôi trồng thuỷ sản nói riêng và bảo tồn sinh thái vùng đầm phá nói chung
Hàm lượng các muối dinh dưỡng (N và P) cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm Muối dinh dưỡng trong thuỷ vực được hình thành do việc bón phân, sự phân giải các vật chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, chất thải của thuỷ sinh vật…) trong điều kiện yếm khí Khi hàm lượng các muối dinh dưỡng tăng lên quá cao sẽ gây nên tình trạng phú dưỡng Và nếu đã bị phú dưỡng thì nguồn nước đượ coi như đã “chết” và hệ sinh thái của thuỷ vực bị huỷ hoại Chính vì lý
do đó, việc theo dõi biến động các muối dinh dưỡng (N và P) là việc hết sức cần thiết Các nghiên cứu của Nguyễn Văn Hợp (2005) và Trần Văn Hải (2006) cho thấy nồng độ N-NO3 tăng dần từ năm 1998 đến năm 2004, và đến mùa khô năm 2006 nồng độ muối này lại giảm Vào mùa mưa, do sự rửa trôi của các chất thải ven bờ vào đầm phá nên hàm lượng muối N-NO3 tăng lên (dao động trong khoảng 0,02 – 0,4 mg/l) Điều này cũng đúng với nồng độ
PO4-P Nồng độ PO4-P trong nước đầm phá dao động từ 0,01 – 0,25 mg/l và có xu hướng tăng lên từ năm 1998 đến năm 2004 Nồng độ NO3 và PO4 giảm xuống trong năm 2006 Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ có hiện tượng này là
do việc nuôi tôm trong giai đoạn này thường xuyên bị bệnh nên việc đầu tư nuôi có hạn chế hơn So sánh với các tiêu chuẩn chất lượng nước của Canada thì nồng độ NO3-N và PO4-P trong đầm phá nhiều khi vượt quá mức độ cho phép Điều này cho thấy nguy cơ phú dưỡng ở đầm phá là rất cao Bên cạnh những nghiên cứu của Trần Văn Hải và Nguyễn Văn Hợp, nhiều nghiên cứu về chất lượng nước vùng đầm phá đã được thực hiện
Trang 18PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, và cá
- Các mô hình nuôi cá nước ngọt, nuôi thuỷ đặc sản
- Thông tin về người nuôi, con giống, diện tích hồ ao, thức ăn, chăm sóc
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra về vị trí địa lý, khí hậu ở xã Hương Phong
- Điều tra về tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở địa bàn xã Hương Phong
- Điều tra về diện tích, năng suất, nguồn cung cấp con giống, nguồn nước
thức ăn, các yếu tố môi trường, tình hình dịch bệnh và thị trường tiêu thụ sản
phẩm của nghành nuôi trồng thuỷ sản ở xã
- Điều tra về những thuận lợi cũng như khó khăn của nghề nuôi trồng thuỷ
sản ở xã Hương Phong
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Số liệu thứ cấp
Nguồn thông tin được thu thập từ các tài liệu lưu trữ, báo cáo của các cơ
quan chuyên nghành và các cấp chính quyền như Uỷ ban nhân dân (UBND) xã,
phòng nông nghiệp, chi cục nuôi trồng thuỷ sản, trung tâm khuyến ngư
Các báo cáo khoa học và các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố
trên các sách báo, tạp chí chuyên nghành Thuỷ sản, Nông nghiệp nông thôn…,
trên mạng Internet được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo
3.3.2 Số liệu sơ cấp
Trang 19Để có số liệu sơ cấp tôi tiến hành phỏng vấn các hộ dân được lựa chọn ngẫu nhiên trên địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về tình hình nuôi Đồng thời kết hợp trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu cũng như quan sát tình hình và kết quả nuôi trồng thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu
Phỏng vấn không cấu trúc Là phương pháp sử dụng nhiều nhất trong nuôi
trồng thuỷ sản
Ưu điểm: Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tuỳ theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng mà mình phỏng vấn Loại hình này rất hữu ích trong trường hợp phỏng vấn không chính thức
Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên một cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó để tổng hợp và phân tích
Phỏng vấn bán cấu trúc Là phương pháp dựa vào bảng hỏi mà nghiên cứu
viên đã chuẩn bị sẵn
Ưu điểm: Sử dụng bảng hỏi để hỏi sẽ tiết kiệm được thời gian phỏng vấn, danh mục các câu hỏi sẽ giúp thu thập những thông tin cần thiết nhưng vẫn cho phép sự linh hoạt cần thiết để thảo luận những vấn đề mới cần phát sinh Dễ dàng hệ thống và phân tích số liệu
Nhược điểm: Cần có thời gian để thăm dò trước chủ đề mà mình cần quan tâm để xác định chủ đề nói chuyện và thiết lập bảng hỏi
Trang 20PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều tra tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hương Phong 4.1.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Xã Hương Phong có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá nước ngọt Những năm trước nghề ương nuôi giống cá trắm cỏ (từ cá hương lên cá giống) rất phát triển, có nhiều hộ dân tham gia và mang lại thu nhập đáng kể cho người dân Nhưng vài năm trở lại đây do nhu cầu về giống cá trắm cỏ rất ít nên hầu hết người dân không còn tha thiết với đối tượng này Hiện nay tại xã chỉ còn khoảng
29 hộ nuôi cá nước ngọt và hầu hết đã chuyển từ nuôi cá trắm cỏ sang nuôi thương phẩm cá rô phi, cá rô đầu vuông và thả xen ghép một số loại cá khác như trắm, mè, trê…
Tổng diện tích ao nuôi nước ngọt tại xã là 14750 m2, trong đó các ao có diện tích dao động từ 100m2 đến 500m2 [2] Vị trí của các ao nằm gần sông nên rất thuận lợi cho việc lấy nước ra vào Nguồn thức ăn được sử dụng để nuôi cá là cá loại phụ phẩm nông nghiệp và các loại rau xanh, thực vật thuỷ sinh như: cám gạo, rau muống, rong chồn và bèo tấm… Những loại thức ăn này phong phú, dễ kiếm ở địa phương và có giá thành rẻ nên rất thuận lợi cho các hộ nuôi
Bảng 4.1 Diện tích một số ao nuôi nước ngọt ở xã
Trang 21Từ số liệu thu được, tôi có nhận xét như sau:
Số hộ nuôi ở xã tương đối ít, cho thấy nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ở đây vẫn chưa phát triển so với tiềm năng và diện tích mặt nước của xã
Diện tích ao nuôi nước ngọt của các hộ dân không lớn và không đồng đều, phụ thuộc vào diện tích đất của mỗi gia đình Hầu hết các hộ dân ở đây có điều kiện kinh tế khó khăn Một số hộ chưa dám đầu tư nuôi cá do lợi ích từ nuôi cá còn thấp Mặt khác, do diện tích ao hồ nhỏ nên lợi nhuận thu được chưa cao nên người dân không chủ động đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ nuôi
Do điều kiện khí hậu thời tiết diễn ra bất thường, bất ngờ nên những năm trước đây bà con nuôi cá hay bị thất thoát cá mỗi khi mùa mưa lũ xảy ra nên người nuôi cũng không thiết tha với nghề nuôi cá
Bảng 4.2 Mật độ và kích cỡ một số đối tượng nước ngọt
Từ kết quả thu được, tôi có nhận xét sau:
- Cá rô phi là đối tượng chính trong ao nên mật độ thả tương đối cao 3 – 5 con/m2 Mật độ phụ thuộc vào diện tích ao nuôi, thức ăn và kinh tế của gia đình
- Các loại cá khác như trắm cỏ, chép, mè chỉ thả với mật độ thấp nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong ao
- Các đối tượng nuôi chủ yếu là các đối tượng truyền thống, có tốc độ tăng trưởng chậm, thời gian thu hoạch dài mà hiệu quả mang lại không cao
- Hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến
Bên cạnh các hoạt động nuôi tôm, cá phổ biến, người dân ở đây còn chú trọng đến các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khác Đáng chú ý đó là hoạt động nuôi ếch, các dự án đầu tư nuôi ếch ở các hộ dân của các tổ chức Nhật Bản (JICA), phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, tỉnh… đang rất phát triển và phổ biến với nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi trong bể xi
Trang 22măng, trong lồng lưới trên ao… mang lại thu nhập đáng kể cho người dân
Hộ ông Trương Dũng ở thôn Vân Quật Thượng là người đầu tiên trong xã tiến hành nuôi ếch Thái Lan Trước đây, ông Dũng làm nghề nuôi tôm kết hợp với làm ruộng Nhưng do nuôi tôm thua lỗ, đời sống kinh tế gia đình khó khăn, nên ông quyết định chuyển sang nuôi ếch Gia đình ông Dũng bắt đầu nuôi ếch từ năm 2004 với 300 con ếch giống được mua tại công ty Lý-Thanh-Sắc Năm
2006, gia đình ông chuyển sang mô hình nuôi ếch sinh sản đã cho lãi cao hơn nuôi ếch thịt
Ở thôn Thuận Hoà, hộ ông Đặng Duy Minh cũng rất thành công với mô hình nuôi ếch Ông Minh kết hợp nuôi ếch trong giai với cá rô phi, cá trắm cỏ… trong ao nhằm tăng thu nhập cho gia đình, đồng thời vừa tận dụng thức ăn dư thừa của ếch vừa cải thiện môi trường ao nuôi Năm 2012, ông bán ếch thịt và ếch giống thu lãi gần 30 triệu đồng Ở thôn An Lai, mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá của ông Ngô Nghịch cũng đem lại thu nhập khá cao cho gia đình Ông nuôi ghép 1200 con cá giống gồm cá rô phi, cá trắm cỏ, cá chép với 1000 con ếch Một vụ nuôi lãi từ 3-4 triệu đồng Năm 2008, hai mô hình nuôi ếch của ông Lê Viết Giáp ở thôn Vân Quật Đông và ông Trần Đức Tính ở thôn Thuận
Hoà cũng đã và đang mở rộng diện tích nuôi (Nguồn: Báo cáo xã Hương Phong
năm 2007)
Qua điều tra thực tế tại địa phương Qua điều tra thực tế tại xã Hương Phong, thực trạng nuôi ếch năm 2010, 2011, 2012 được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 4.3 : Thực trạng nuôi ếch ở xã Hương Phong năm 2010
nuôi
SL (con)
TLS (%)
1 Đặng Duy Minh Thuận Hoà B Lồng trên hồ 3.000 75-80
2 Trương Dũng Vân Quật Thượng Lồng trên hồ 3.000 70-75
3
Trần Đức Tính Thuận Hoà B Bể xi măng
Lồng trên hồ
1.500 2.000
60-65 70-75
Nghĩa
Trang 23Bảng 4.4: Thực trạng nuôi ếch ở xã Hương Phong năm 2011
nuôi
SL (con)
TLS (%)
1 Trương Dũng Vân Quật Thượng Bể xi măng 500 80-85
2 Phan Văn Bảo Vân Quật Thượng Lồng trên sông 6.200 70-75
3 Huỳnh Văn
Bể xi măng 3.000 65-70
4 Trương Cấm Vân Quật Thượng Lồng trên sông 500 55-60
5 Đặng Duy Minh Thuận Hoà B Lồng trên hồ 4.800 70-75
6 Trần Đức Tính Thuận Hoà B Bể xi măng
Lồng trên hồ
1.000 3.000
55-60 70-75
12 Trương Ngọc
Lồng trên hồ 500 65-70
(Nguồn: Báo cáo nuôi trồng thuỷ sản năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ phát triển năm 2012 xã Hương Phong)