1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh 12NC_Bai 17

4 356 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giáo án Sinh học 12_ Nâng cao Trường THPT Bình Minh A BÀI 17: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN. A MụcTiêu: 1. Kiến Thức - phân tích được mối quan hệ giữa KG, MT & KH. - Nêu được khái niện & những tính chất của thường biến . - Nêu được khái niện mức phản ứng , vai trò của KG & MT đối với năng suất của vật nuôi & cây trồng. 2. Kĩ năng : Quan sát, phân tích, tư duy, vận dụng . 3. Thái độ : Hình thành quan điểm khoa học đúng đắn về ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen để có được khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiển sản xuất & đời sống . B . Phương pháp : - Nêu vấn đề , giải quyết vấn đề. - Hỏi đáp, diễn giảng. C. Phương tiện : - Tranh ảnh SGK. - Sưu tầm 1 số mẫu vật về biến đổi KH trước sự thay đổi của MT D. Nội dung bài dạy & tiến trình lên lớp. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ. - Bằng cách nào để phát hiện di truyền tế bào chất ? Vì sao sự di truyền này thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ ? - Nêu sự khác nhau giữa ADN ti thể và lục lạp với AND trong nhân . - Nêu chức năng của các bộ gen ti thể & lục lạp 3. BÀI MỚI: Giáo án Sinh học 12_ Nâng cao Trường THPT Bình Minh A - Hoạt động của GV - Hoạt động 1: GV cho học sinh nghiên cứu mục 1, phân tích hình 17 SGK trả lời câu hỏi lệnh . + Có nhận xét gì về cách phản ứng với nhiệt độ MT của 2 giống hoa đỏ & hoa trắng ? - Hoạt động của HS - giống hoa đỏ thuần chung cho ra màu hoa đỏ hay hoa trắng phụ thuộc vào nhiệt độ MT. - Hoa đỏ (20 oc )  hoa trắng (35 oc ) - giống hoa trắng trồng ở nhiệt độ 20 0c or 30 oc đều chỉ ra hoa màu trắng , nên không phụ thuộc vào nhiệt độ MT. - Nội dung bài mới I. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường & kiểu hình. 1. vd: Cây hoa anh thảo : - giống hoa đỏ (20 oc )  hoa trắng ( 35 oc ) ( KG AA ) - giống hoa trắng [20 oc or 35 oc ]  hoa trắng ( KG aa) hoạt động của GV + Có thể rút ra những kết luận gì về vai trò của KG & ảnh hưởng của MT đối với sự hình thành tính trạng ? + GV giải thích thêm: Trong quá trình KG biểu hiện thành KH còn chịu ảnh hưởng của MT trong & ngoài cơ thể . Tuy nhiên , tác động của MT lại còn tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng . + GV cần lưu ý hs: Tính trạng số lượng dễ được chú ý hơn trong sản xuất vì nó tuỳ thuộc nhiều vào MT. + Hoạt động 2: GV cho hs nghiên cứu mục II, kết hợp với kiến thức đã học ở lớp 9. Cho biết KN thường biến & cho vd: -> Từ vd hs phải phân tích & rút ra được nguyên nhân đặc điểm ý nghĩa của thường.biến hoạt động của HS - KG qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước MT, còn MT tham gia vào sự hình thành KH cụ thể . Vì vậy , KH là kết quả tương tác giữa KG & MT. - HS đọc - gạch dưới vd trong SGK. - Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. HS trả lơì theo SGK & cho thêm những vd khác Nội dung bài mới 2. Kết Luận: - Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền 1 KG. - KG qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước MT. - KH là kết quả sự tương tác giữa KG & MT. + trong quá trình KG biểu hiện thành KH, còn chịu ảnh hưởng của MT trong & ngoài cơ thể. + MT tác động tuỳ từng loại tính trạng. * Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào KG. * Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của MT . II/ Thường biến: 1. Khái niệm: Thưòng biết là những biến đổi KH của cùng 1 KG phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường , không do sự biến đổi trong KG. 2. Nguyên nhân: Ảnh hưởng của MT. 3. Đặc điểm: - không biến đổi KG -> không di truyền. Giáo án Sinh học 12_ Nâng cao Trường THPT Bình Minh A Hoạt của GV Hoạt động 3 Cho HS nghiên cứu mục III → đưa ra khái niệm về mức phản ứng GV giải thích thêm : Tùy loại tình trạng mà mỗi gen sẽ có mức phản ứng riêng Tình trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tình trạng số lượng có mức phản ứng rộng . GV cho HS tiếp tục nghiên cứu SGK để tìm ra được mối quan hệ giữa giống – biện pháp kĩ thuật - năng suất. GV liên hệ thực tế, ứng dụng vào việc làm tăng năng suất của vật nuôi, cây trồng. Hoạt động của HS Cùng 1 KG nhưng ứng với những ĐKMT khác nhau → KH khác nhau. Tập hợp các KH của một KG ứng với MT khác nhau gọi là mức phản ứng HS xem ví dụ SGK và cho thêm các ví dụ khác. HS trình bày Nội dung bài mới III : Mức phản ứng 1. Khái niệm: Tập hợp các KH của một KG tương ứng với các MT khác nhau gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng do KG qui định được di truyền. 2. Ví dụ : - Tình trạng sản lượng sữa bò ảnh hưởng nhiều bởi ĐK chăm sóc và TĂ → Mức phản ứng rộng rộng - Tỉ lệ bơ trong sữa của 1 giống bò ít thay đổi theo ĐK chăm sóc và TĂ → Mức phản ứng hẹp. 3. Mối quan hệ giữa giống – biện pháp kĩ thuật – năng xuất - Giống (KG) : qui định giới hạn năng xuất - Biện pháp kĩ thuật : qui định năng suất cụ thể của giống trong mức phản ứng do KG qui định - Năng suất : Là kết quả tác động của giống và biện pháp kĩ thuật. 4. Củng cố : - Nhấn mạnh lại vấn đề trọng tâm của bài : Nêu được các ý như phần tóm tắt trong khung của sách giáo khoa - Ý nghĩa của mối quan hệ giữa KG, KH và MT đối với thực tiễn sản xuất. 5. Dặn dò : - Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị bài tập ôn chương II + Câu trắc nghiệm: Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây không phải của thường biến. a. Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định. b. Biến đổi KG → di truyền c. Tương ứng với ĐKMT d. Không biến đổi KG → không di truyền. Câu 2 : Hiện tượng nào sau đây là thường biến a.Sâu ăn lá có màu xanh. b. Cơ thể tiết mồ hôi khi trời nóng. c. Da, lông, tóc trắng của người bệnh bạch tạng d. Bọ lá có hình chiếc lá . Giáo án Sinh học 12_ Nâng cao Trường THPT Bình Minh A Câu 3 : Nguyên nhân tạo ra thường biến là : a. Tác động trực tiếp môi trường b. Sự thay đổi cấu trúc của gen c. Sự thay đổi cấu trúc của NST d. Sự thay đổi số lượng NST Câu 4 : Câu có nội dung sai dưới đây là : a. KG qui dịnh khả năng phản ứng của cơ thể trước MT b. KH là kết quả tương tác giữa gen và MT c. Thường biến phát sinh phải thông qua con đường sinh sản d. Thường biến là phản ứng thích nghi của sinh vật trước MT Câu 5 : Câu có nội dung đúng dưới đây là : a. Thường biến không di truyền còn mức phản ứng di truyền b. Thường biến và mức phản ứng không di truyền c. Thường biến và mức phản ứng đều di truyền d. Thường biến di truyến còn mức phản ứng không di truyền. . MỚI: Giáo án Sinh học 12_ Nâng cao Trường THPT Bình Minh A - Hoạt động của GV - Hoạt động 1: GV cho học sinh nghiên cứu mục 1, phân tích hình 17 SGK trả. giữa gen và MT c. Thường biến phát sinh phải thông qua con đường sinh sản d. Thường biến là phản ứng thích nghi của sinh vật trước MT Câu 5 : Câu có nội

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:26

Xem thêm: Sinh 12NC_Bai 17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w