1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bệnh mò đỏ trên gà thả vườn tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh và biện pháp phòng trị

97 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 17,2 MB

Nội dung

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả .... Nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh mò đỏ trên gà bằng tinh dầu của một s

Trang 1

NGUYỄN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU BỆNH MÒ ĐỎ TRÊN GÀ THẢ VƯỜN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y

Thái Nguyên, 2015

Trang 2

NGUYỄN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU BỆNH MÒ ĐỎ TRÊN GÀ THẢ VƯỜN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Thái Nguyên, tháng năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Thú y, tôi xin trân trọng cảm ơn:

Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa chăn nuôi Thú y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn

Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng tới GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan – người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp

đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Châu - Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong việc định danh loài mò ký sinh trên gà trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; cảm ơn UBND phường Quang Hanh, xã Cộng Hoà, Cẩm Hải cùng 03 cán bộ khuyến nông đã giúp em trong quá trình lấy mẫu, thực hiện các mẫu thử nghiệm của

đề tài; cảm ơn Công ty khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường - phường Cửa

Ông, Công ty TNHH chăn nuôi Thành Ngọc – xã Cộng Hoà; Cảm ơn Hợp tác xã Nông nghiệp thái Bình, phường Cẩm Phú đã giúp em trồng và thu hái các loại thảo mộc: Tỏi, Sả, Mần tưới, Quế Cảm ơn Công ty TNHH Hợp chất thiên nhiên Gaia’s Gift Việt Nam - Thường Tín - Hà Tây đã giúp em chưng cất 04 loại tinh dầu Tỏi,

Sả, Mần tưới và Quế bằng thiết bị chưng cất của công ty Cảm ơn Trung tâm y tế Cẩm Phả tạo điều kiện giúp em thực hiện xét nghiệm mẫu máu tại Trung tâm

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1.1 Đặc điểm sinh học của mò đỏ ký sinh trên gà 4

1.1.2 Bệnh do mò đỏ gây ra trên gà 12

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH DO MÒ THUỘC HỌ TROMBICULIDAE GÂY RA 22

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 22

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 23

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG 27

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 27

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 27

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 28

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 28

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 28

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28

2.3.1 Xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh ở gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả 28

Trang 6

2.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh mò đỏ ký sinh trên

gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả 28

2.3.3 Nghiên cứu bệnh mò đỏ ký sinh ở gà 29

2.3.4 Nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh mò đỏ trên gà bằng tinh dầu của một số cây thảo mộc 29

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.4.1 Phương pháp xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả 29

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn 32

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm tinh dầu của một số cây thảo mộc trong phòng trị bệnh mò đỏ trên gà thả vườn 34

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 36

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Kết quả xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả 37

3.2 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn 38

3.2.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ ở 4 phường, xã 38

3.2.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo tuổi gà 41

3.2.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo mùa vụ 44

3.2.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo tính biệt gà 47

3.2.5 Tỷ lệ nhiễm ấu trùng, thanh trùng và mò trưởng thành ở mẫu nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà 49

3.3 Triệu chứng và sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bị mò đỏ ký sinh 51

3.3.1 Tỷ lệ gà nhiễm mò đỏ có triệu chứng lâm sàng 51

Trang 7

3.3.2 Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà nhiễm mò so với

gà khỏe 52

3.2.3 Công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bị bệnh 54

3.3 Nghiên cứu thử nghiệm một số tinh dầu dược liệu để phòng trị bệnh mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn 56

3.3.1 Kết quả chưng cất tinh dầu dược liệu (Tỏi, Sả, Mần tưới và Quế) 56

3.3.2 Hiệu lực trị mò đỏ ở gà thí nghiệm của một số loại tinh dầu dược liệu 57 3.3.2 Hiệu lực trị mò đỏ cho gà bằng tinh dầu Tỏi 1% và 2% tại các xã, phường 66

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68

1 Kết luận 68

1.1 Về kết quả định danh mò đỏ 68

1.2 Về một số đặc điểm dịch tễ bệnh mò đỏ ở gà 68

1.3 Về đặc điểm lâm sàng và một số chỉ tiêu huyết học của gà bị mò đỏ ký sinh 68

1.4 Về kết quả thử nghiệm tinh dầu dược liệu 69

2 Đề nghị 69

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn

tại 4 phường, xã của thành phố Cẩm Phả 37

Bảng 3.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ trên gà tại các phường, xã 39

Bảng 3.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo tuổi của gà 42

Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo mùa vụ 44

Bảng 3.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo tính biệt gà 47

Bảng 3.6 Tỷ lệ nhiễm ấu trùng, thanh trùng và mò trưởng thành ở mẫu nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà 49

Bảng 3.7 Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà bị mò đỏ ký sinh 51

Bảng 3.8 Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà khỏe và gà bệnh mò đỏ 52

Bảng 3.9 Công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bị mò đỏ ký sinh 54

Bảng 3.10 Kết quả chưng cất tinh dầu một số loại dược liệu 57

Bảng 3.11 Hiệu lực của các loại tinh dầu dược liệu nồng độ 1% trị mò đỏ ký sinh ở gà 58

Bảng 3.12 Hiệu lực của các loại tinh dầu dược liệu nồng độ 2% trị mò đỏ ký sinh ở gà 60

Bảng 3.13 Hiệu lực của các loại tinh dầu dược liệu nồng độ 3% trị mò đỏ ký sinh ở gà 62

Bảng 3.14 Hiệu lực của 3 loại tinh dầu dược liệu nồng độ 4% trị mò đỏ ký sinh ở gà 64

Bảng 3.15 Hiệu lực điều trị mò đỏ của tinh dầu Tỏi 1% và 2% cho gà tại các địa phương 67

Bảng 3.8 Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà khỏe và gà bệnh mò đỏ 85

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò tại 4 phường, xã của TP Cẩm Phả 40

Hình 3.2 Biểu đồ cường độ nhiễm mò tại 4 phường, xã của TP Cẩm Phả 41

Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò đỏ ở gà theo lứa tuổi cường độ nhiễm mò đỏ ở các lứa tuổi của gà được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ hình 3.4 43

Hình 3.4 Biểu đồ cường độ nhiễm mò đỏ theo tuổi gà 43

Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò đỏ ở gà theo mùa vụ 46

Hình 3.6 Biểu đồ cường độ nhiễm mò đỏ ở gà theo mùa vụ 46

Hình 3.7 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò đỏ ở gà theo tính biệt 47

Hình 3.8 Biểu đồ cường độ nhiễm mò đỏ ở gà theo tính biệt 48

Hình 3.9 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng, thanh trùng và mò trưởng thành ở mẫu nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà 50

Hình 3.10 Biểu đồ về sự thay đổi một số chỉ tiêu máu của gà khỏe và gà bị mò đỏ ký sinh 54

Hình 3.11 Biểu đồ sự thay đổi công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bị mò đỏ ký sinh 56

Hình 3.12 Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 4 loại tinh dầu dược liệu nồng độ 1% 59

Hình 3.13 Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 4 loại tinh dầu dược liệu nồng độ 2% 61

Hình 3.14 Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 4 loại tinh dầu dược liệu nồng độ 3% 63

Hình 3.15 Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 3 loại tinh dầu dược liệu nồng độ 4% 65

Hình 3.16 So sánh hiệu lực điều trị mò đỏ cho gà của 4 loại tinh dầu (Tỏi, Sả, Mần tưới và Quế) ở các nồng độ khác nhau 66

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, ở tỉnh Quảng Ninh chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà chiếm một vị trí quan trọng Chăn nuôi gia cầm ở thành phố Cẩm Phả đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường lớn là Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái Theo thống kê, tại thời điểm 01/4/2015, TP Cẩm Phả có 104.036 con gia cầm, trong đó

có 91.453 con gà nuôi công nghiệp và nuôi thả vườn Chăn nuôi gà thả vườn hiện vẫn là phương thức nuôi phổ biến ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và TP Cẩm Phả nói riêng do thịt và trứng gà thả vườn có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Chính vì thế, gà nuôi theo hình thức thả vườn được đa số người tiêu dùng

ưa chuộng và tiêu thụ

Hiện nay chăn nuôi gà theo hình thức thả vườn của thành phố Cẩm Phả được thực hiện tại các hộ dân trên địa bàn các phường Quang Hanh, Cẩm Hải và Cộng Hòa Riêng phường Cửa Ông, ngoài các hộ gia đình, trên địa bàn phường còn có Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường đang chăn nuôi gà thả vườn trên diện tích 30 ha với tổng số đàn gà thả vườn 30.000 con

Trong thời gian tới, thành phố Cẩm Phả sẽ nhân rộng mô hình chăn nuôi gà thả vườn theo hình thức kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp vào vùng chăn nuôi tập trung tại xã Cộng Hòa, với diện tích 400 ha Vì vậy, việc kiểm soát tốt dịch bệnh cho gà thả vườn, trong đó có bệnh do ký sinh trùng sẽ thúc đẩy chăn nuôi gà thả vườn ở tỉnh Quảng Ninh phát triển

Tuy nhiên, gà thả vườn lại có nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng nhiều hơn

gà chăn nuôi công nghiệp, trong đó bệnh do mò đỏ gây ra là bệnh rất phổ biến trên

gà thả vườn

Mò đỏ ký sinh trên gia cầm là véc tơ truyền bệnh Rickettsia orientalis cho người (bệnh sốt mò), rất nguy hiểm đến tính mạng con người Theo Boseret G và cs (2013) [28], mò đỏ là nguyên nhân truyền bệnh Chlamydophilosis, Salmonellosis hoặc thậm

chí là cúm gia cầm thể độc lực cao cho gia cầm và cả con người

Trang 11

Theo Chu T T và cs (2015) [37], mò đỏ không chỉ là loài ký sinh trùng hút máu mà chúng có thể lây truyền một số bệnh trên phạm vi toàn thế giới và có tính chất rất phức tạp

Mò đỏ là ngoại ký sinh trùng, chúng ký sinh ở da, tổ chức dưới da của gà và các loài động vật có vú Tại nơi ký sinh, mò đỏ hút máu vật chủ, tiết độc tố làm ký chủ rất ngứa, tạo ra các nốt viêm sưng, loét, gây cho con vật ăn, ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu Ngoài ra, bệnh còn làm cho gà có khả năng cảm nhiễm nhiều bệnh khác do sức đề kháng giảm Bệnh thường kéo dài, âm ỉ, làm hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của gà, tăng tiêu tốn thức ăn, thuốc điều trị, công chăm sóc gây thiệt hại

về kinh tế cho người chăn nuôi Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu về mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn và đặc điểm dịch tễ bệnh do mò đỏ gây ra, đồng thời việc nghiên cứu về các loại tinh dầu nguồn gốc thảo mộc, dùng thay thế các loại hóa chất độc hại đang được dùng để xua đuổi hoặc diệt côn trùng còn rất hạn chế

Theo Pritchard J và cs (2015) [62], mò đỏ là loài ký sinh trùng có khả năng gây bệnh và là một tác nhân truyền bệnh kế phát cho gà, các loại gia cầm khác và cả con người, mặc dù vậy nhưng có rất ít công trình nghiên cứu đầy đủ về nó, nhằm tạo cơ sở khoa học kiểm soát tốt loại ký sinh trùng này

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác phòng trừ bệnh do mò đỏ gây ra

trong chăn nuôi gà thả vườn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh mò đỏ

trên gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu đặc điểm bệnh do mò đỏ gây ra trên gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả

- Thử nghiệm một số tinh dầu thực vật trong phòng trị bệnh mò đỏ trên gà thả vườn

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm bệnh, về biện pháp phòng chống bệnh mò đỏ trên gà thả vườn bằng một số loại tinh dầu thực vật

Trang 12

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh mò đỏ, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ,

đồng thời góp phần giảm sự tồn dư thuốc và hóa chất trong cơ thể vật nuôi và trong

môi trường chăn nuôi, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe con người

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1 Đặc điểm sinh học của mò đỏ ký sinh trên gà

1.1.1.1 Vị trí của mò đỏ trong hệ thống phân loại động vật học

* Vị trí của mò đỏ trong hệ thống phân loại động vật học

Theo Nguyễn Văn Châu (1997) [5], mò đỏ có vị trí trong hệ thống phân loại

động vật chân đốt như sau:

Loài Neoschoengastia gallinarum

1.1.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của mò đỏ ký sinh trên gà

* Đặc điểm hình thái, cấu tạo của mò đỏ

Hình 1.1 Hình ảnh của ấu trùng mò đỏ

(Nguồn: Nguyễn Văn Châu, 1997a [5])

Trang 14

Theo Nguyễn Văn Châu (1994) [4], cho đến nay, phân loại mò chủ yếu dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cơ thể ấu trùng, vì giai đoạn ấu trùng mò

sống ký sinh nên dễ dàng thu thập hơn các giai đoạn khác

+ Ấu trùng mò đỏ có thân hình trứng, màu đỏ, khiên nằm ở phía trước thân Khiên có hình chữ nhật, cạnh trước hơi lõm, cạnh sau hình cung

+ Trên khiên có 5 lông, trong đó 4 lông mọc ở 4 góc và 1 lông nằm ở giữa cạnh trước Ngoài ra còn có 2 lông cảm giác, ngọn lông có phân nhánh

+ Mặt lưng đa số các loài có 28 lông xếp thành 6 hàng có thứ tự từ trên xuống dưới như sau: 2 - 8 - 6 - 6 - 4 - 2 Hai bên khiên có mắt Mặt bụng có 18-20

lông (tuy nhiên có một số loài không có sự sắp xếp giống như thế này)

Cơ thể ấu trùng gồm 2 phần: đầu giả (gnathosoma) và thân (idiosoma)

Hình 1.2.Ấu trùng mò nhìn từ bụng

(Nguồn: Dipalma A và cs, 2012 [38])

Trang 15

Hình 1.3 Ấu trùng mò nhìn từ phần lưng

(Nguồn: Dipalma A và cs, 2012 [38])

Đầu giả

Đầu giả gồm gốc đầu, kìm, pan, họng và bao kìm

Gốc đầu cố định, phía dưới có một đôi lông phân nhánh gọi là lông gốc đầu

và lỗ điểm Lỗ điểm rời rạc hay xếp thành hàng Cách sắp xếp lỗ điểm là đặc điểm

để phân loại tới giống

Kìm gồm hai phần: gốc kìm (cố định) và phiến kìm (cử động) Phiến kìm gồm thân và ngọn hay đỉnh kìm, trên đó thường có răng Số lượng, hình dạng và cách sắp xếp răng trên kìm khác nhau tuỳ thuộc giống và loài Đa số giống và loài mò chỉ có 1 răng ở lưng và 1 răng ở bụng gần đỉnh kìm Giống Schoengastia, kìm có dạng răng cưa Giống Whartonia, kìm đặc biệt có nhiều răng to mập, uốn cong ra sau

Pan gồm 5 đốt: đốt chuyển, đùi, gối, cẳng và đốt bàn Trên các đốt đều có lông gọi là lông pan Hình dạng và số lượng lông pan là đặc điểm phân loại tới loài Trên đốt đùi và đốt gối đều có 1 lông ở mặt lưng Đốt cẳng gồm 3 lông: 1 ở giữa lưng, 1 ở bờ, và 1 ở mặt bụng của đốt Bàn pan thường có 3 - 7 lông phân nhánh, 1 gậy cảm giác ở ngay gốc bàn, có hay không có lông đơn ở mút bàn

Họng hay hàm là phần cố định gắn liền với gốc đầu

Trang 16

Bao kìm hay bao hàm là tấm bao bọc ở thân kìm, mỗi bên có một lông đơn hay phân nhánh gọi là lông bao kìm

số các giống, mai lưng có 5 lông: 1 lông trước giữa (AM); 2 lông trước bên (AL) và

2 lông sau bên (PL) Trường hợp mai lưng chỉ có 3 lông (không kể lông cảm giác)

gồm 2 lông sau bên ở ngoài mai (như một số loài thuộc giống Doloisia) Trường hợp mai lưng chỉ có 4 lông (như ở phân giống Walchia thuộc giống Gahrliepia) thì

lông AM thiếu Trường hợp mai lưng có 6 lông trở lên (như các giống thuộc phân

họ Leewenhoekiinae có 2 lông trước giữa) Phân giống Gahrliepia có nhiều lông

phụ sau lông sau bên Lông cảm giác hình dạng thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từ hình sợi đến hình cầu Trên scutum có lỗ điểm, mức độ to, nhỏ, dày hay thưa tuỳ thuộc vào từng loài

Mắt: ở trên lưng gần góc sau bên của mai lưng Mắt nằm trong tấm mắt Mỗi bên thường có 2 mắt (2 + 2) hoặc 1 mắt (1 + 1)

Lông trên thân ấu trùng gồm có lông lưng và lông bụng Số lượng lông lưng

và lông bụng thay đổi tuỳ theo từng loài, xếp thành hàng hay không thành hàng

Lông lưng: hàng đầu tiên là lông vai, tiếp theo đến hàng lông lưng thứ nhất, thứ hai số lượng lông trong các hàng thay đổi tuỳ theo từng loài mò, được biểu thị

bằng công thức lông lưng Ví dụ lông lưng ở L.(L.) deliense: 2.8.6.6.4.2 = 28 (có

nghĩa là lông vai 2 chiếc, hàng lông lưng thứ nhất 8 chiếc, hàng lông lưng thứ hai 6 chiếc tổng cộng 28 chiếc) Lông lưng thường phân nhánh hình lông chim và dài

Trang 17

hơn lông bụng Ở phân giống Trombiculindus thuộc giống Leptotrombidium, lông

lưng mở rộng từ hình lá đến hình tim

Lông bụng gồm: lông ức, lông bụng và lông đuôi Lông ức ở giữa ức thường

có 2 hay 3 đôi; nếu 2 đôi thì mỗi bên có 2 lông (2+2), nếu 3 đôi mỗi bên có 3 lông (3+3): lông bụng ở sau các gốc chân III, mọc thành hàng hay không thành hàng, ngắn hơn lông lưng, hình lược hay phân nhánh một bên Lông đuôi ở phía sau lỗ hậu môn đến cuối bụng; kích thước và hình dạng giống lông lưng

Chân: ấu trùng mò có 3 đôi chân, mỗi chân có 6 hay 7 đốt Nếu chân 7 đốt gồm: đốt gốc, chuyển, gốc đùi, ngọn đùi, gối, cẳng và đốt bàn Nếu chân 6 đốt thì

đốt gốc và ngọn đùi gắn liền thành đốt đùi Trên các đốt chân đều có lông phân

nhánh, ngoài ra còn có lông đơn dài hay ít nhiều có phân nhánh ở gốc, gậy cảm giác

có gai nhỏ Bàn chân I, II còn có lông gần bàn, lông bên gần mút bàn và lông trước bàn Cuối các đốt bàn có 2 móng và 1 đệm Móng thường mập hơn đệm, đôi khi phủ bởi nhiều sợi tơ nhỏ

Hình 1.4 Hình thái ấu trùng mò đỏ

Nguồn: Nguyễn Văn Châu, 1997a [5]

Trang 18

CHÚ THÍCH CHI TIẾT CẤU TẠO CỦA MÒ ĐỎ

Trang 19

Hình 1.5 Hình thái ấu trùng mò đỏ

Nguồn:Nguyễn Văn Châu, 1997a [5]

Trang 20

1.1.1.3 Vòng đời của mò đỏ

* Vòng đời của mò đỏ

Mò đỏ phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thanh trùng, mò trưởng thành Chỉ có ấu trùng mò mới sống ký sinh, hút máu và dịch mô Mò ký sinh rất lâu, từ 2 ngày đến 2 tháng tùy theo loài Mò thanh trùng và trưởng thành sống tự do,

ăn thực vật rữa nát hoặc trứng các loài côn trùng nhỏ khác Mò đực xuất túi tinh ra

môi trường có mùi hấp dẫn mò cái, mò cái dùng chân đẩy túi tinh vào lỗ sinh dục Sau 1 tuần mò cái đẻ trứng, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng bám vào vật chủ để hút máu Sau khi ăn no, ấu trùng rơi xuống đất, chui xuống đất mùn Sau khoảng 12 ngày, ấu trùng lột xác thành thanh trùng, sau khoảng 30 ngày thanh trùng lột xác và phát triển thành mò trưởng thành Ở nhiệt độ 22 - 300C, độ ẩm 100% thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 3 tháng

1.1.1.4 Sự phân bố, sức đề kháng của mò ở ngoại cảnh

* Sự phân bố của mò ở ngoại cảnh

Mò thường phân bố ở những thung lũng ven suối, các vườn cây gần nguồn nước, những nơi ẩm thấp, cây cỏ rậm và có nhiều chuột hoạt động Mò thường không phát tán rải rác, chúng thường tập trung hoạt động trong phạm vi có đường kính 3 m, gọi là ổ mò Tuy nhiên, do nước lũ hoặc do vật chủ hoạt động, mò có thể

đi xa hơn, đến khu vực có điều kiện thích hợp và hình thành nhiều ổ mò Thường

thấy nhiều ổ mò ở vùng rừng núi, cây cối rậm rạp, có nhiều cỏ dại, đất mùn ẩm ướt;

đặc biệt là những nơi có nhiều người đi lại như hai bên bờ suối, dọc bờ biển, hang

hốc, núi đá; những nơi có nhiều thú thuộc bộ gặm nhấm, gà, chim

Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng bò lên cỏ hoặc những bụi cây thấp, hoặc đám lá mục để đợi vật chủ là người hoặc động vật, mò bám chặt vào da của vật chủ đốt và hút máu Thời gian ấu trùng mò bám vào da vật chủ để hút máu từ 2 ngày đến 2 tháng tuỳ theo từng loài Sau khi ăn no, chúng rơi xuống, chui vào đất, phát triển thành mò thanh trùng và mò trưởng thành Cả mò trưởng thành và mò thanh trùng

đều không hút máu người và động vật, chúng sống trong đất, ăn côn trùng nhỏ hoặc

trứng mò, chỉ có ấu trùng mò mới đốt và hút máu ký chủ

Trang 21

+ Cách ăn của ấu trùng mò: ấu trùng cắm vòi vào da vật chủ, tiết men theo nước bọt làm tan rữa mô của vật chủ tạo thành một ống dẫn, trong có chứa dịch lỏng của mô, máu và nước bọt Mò hút chất dịch đó vào dạ dày, rồi lại tiết nước bọt

ra theo ống dẫn làm phá huỷ sâu hơn tổ chức, mô của vật chủ Nơi bị ký sinh lúc

đầu là một nốt sẩn có đường kính 3 - 6 mm, sau đó hình thành bọc nước ở giữa,

xung quanh tấy đỏ, đau, ngứa, khó chịu Cuối cùng bọc nước vỡ ra, để lại một vết loét đặc hiệu có giá trị chẩn đoán bệnh Ấu trùng mò chỉ ký sinh ở vật chủ 1 lần, ăn cho đến no mới rời vật chủ

1.1.1.5 Sự phát triển và khả năng sống của mò ở ngoại cảnh

Thời gian hoàn thành chu kỳ sinh học của mò phụ thuộc vào loài mò và môi trường, thường kéo dài 2 - 12 tháng (nhưng có thể dài hơn) Số chu kỳ trong một năm phụ thuộc vào khu vực Ví dụ, trong khu vực ôn đới, một chu kỳ có thể là 3 năm; nhưng ở các vùng nhiệt đới, một chu kỳ có thể từ 2 đến 12 tháng trong năm

Mò trưởng thành được bảo vệ qua mùa đông ở dưới mặt đất có độ ẩm cao Con cái trưởng thành sinh sản mạnh vào mùa xuân, khi nhiệt độ bề mặt thường xuyên trên

60 ° F (16 ° C), mò cái sẽ đẻ tới 15 trứng mỗi ngày trong thảm thực vật Từ khi trứng được mò cái đẻ ra đến khi phát triển thành ấu trùng trong khoảng thời gian là

6 ngày Ấu trùng bám vào cây cỏ trên bề mặt thảm thực vật, bụi cây thấp, lá mục, bụi chờ đợi vật chủ đi qua để bám vào và hút máu Ấu trùng chỉ có ba đôi chân

Trang 22

phân họ Trombiculidae và 5,3% số loài thuộc phân họ Leeuwenhoekiinae Ở Malaixia 94,6% số loài thuộc phân họ Trombiculidae và 5,4% thuộc phân họ Leeuwenhoekiinae

Theo Nguyễn Đức Chính và Vũ Tư Lập (1976), Vũ Tư Lập (1978), lãnh thổ Việt Nam chia làm 3 miền địa lý khác nhau: Bắc - Đông Bắc, Tây Bắc - Bắc Trung

Bộ, Nam Trung Bộ - Nam Bộ

Thành phần loài mò ở khu vực Bắc - Đông Bắc gồm 60 loài (chiếm tỷ lệ 56,6% so với tổng số loài đã phát hiện ở Việt Nam), thuộc 15 giống, 2 phân họ

Trong đó, giống Leptotrombidium có 15 loài; giống Gahrliepia có 13 loài, có 9 loài chỉ có ở Việt Nam Các loài phổ biến của khu vực này là: Eutrombicula wichmanni; Leptotrombidium deliense; L scutellare và Gahrliepia (Walchia) chinensis

Thành phần loài mò ở khu vực Tây Bắc - Bắc Trung Bộ gồm 54 loài

(46,3%), thuộc 15 giống, 2 phân họ Trong đó giống Leptotrombidium chỉ có 13 loài (24,1%), giống Gahrliepia có tới 19 loài (34,5%) Các loài mò phổ biến ở khu vực này là: Eutrombicula wichmanni; L deliense và L scutellare

Thành phần loài mò ở khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ gồm 62 loài (58,5%), thuộc 17 giống, 2 phân họ (là khu vực có số loài nhiều nhất), hai giống

Leptotrombidium và Gahrliepia có số loài nhiều hơn cả (đều là 14 loài) Ở khu vực này có 3 loài là Leptotrombidium nguyenvanaii; L.(Trombiculindus) vanpeeneni và Helenicula consonensis; 2 giống chỉ phát hiện ở khu vực này là Blankaartia và Toritrombicula Các loài phổ biến của vùng này là: L denliense; Neoschoengastia americana hexasternosetosa; N a solomonis; G.(W.) isonichia; G.(W.) lupella

Nguyễn Văn Châu và cs (2003) [7] đã tìm hiểu sự phân bố các loài mò

(Trombiculidae) liên quan đến bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) ở một số địa phương

thuộc tỉnh Quảng Ninh Tác giả cho rằng, tại Quảng Ninh chủ yếu có ba loài mò:

Eutrombicula whichmanni, Laurentella indica và Eutrombicula hirsti, ký sinh phổ biến

trên gà, chuột và các động vật có vú khác, phân bố rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh

Nguyễn Văn Châu và cs (2003) [7] cũng cho biết, họ mò phân bố rộng trên toàn thế giới, đến năm 2003 đã phát hiện hơn 3000 loài mò, trong đó có 19 loài

Trang 23

truyền bệnh sốt mò Tại Việt Nam, từ năm 1992 đã phát hiện 106 loài mò, cho đến nay con số này vẫn còn tiếp tục tăng

Huber K và cs (2011) [44], các loài mò đỏ ký sinh gây bệnh chủ yếu trên gà

đẻ và các loài chim Tuy nhiên, không phải chỉ ký sinh trên gà đẻ, mò đỏ còn ký

sinh trên gà tất cả các lứa tuổi, gà tuổi càng cao thì cường độ nhiễm mò càng lớn

Hamidi A và cs (2011) [42] cho biết, ngoài tác động gây bệnh, mò đỏ còn là

vector truyền vi khuẩn Salmonella spp gây chết một số lượng lớn gà tại 14 trang

trại ở Kosovo

Theo Circella E và cs (2011) [32], mò đỏ còn là véc tơ truyền vi khuẩn

Chlamydia psittaci cho chim hoàng yến và là nguyên nhân gây thiếu máu, giảm cân,

viêm da và giảm sản lượng trứng của loài chim này Gà thường bị mò ký sinh nhiều nhất từ thời điểm mùa xuân đến mùa thu, vì đây là thời điểm thích hợp nhất cho mò sinh trưởng và phát triển

1.1.2.2 Cơ chế sinh bệnh của bệnh mò đỏ trên gà

Ấu trùng của các loài mò họ Trombiculidae thường tụ tập thành từng ổ, bám

vào thảm thực vật, cây bụi hoặc trong rác ở trên bề mặt đất, khi gà đi qua chúng bám vào và ký sinh thành từng ổ mò dưới da của gà mà không cần qua vật chủ trung gian Các ổ mò thường thấy nhiều dưới da lườn và da đùi của gà

Mò gây tác hại cơ giới tại vị trí ký sinh: mò gây tổn thương làm da nổi sần lên, loét, tạo thành bờ, mỗi nốt loét có kích thước to nhỏ tùy số lượng cá thể mò của

mò ký sinh thì con vật gầy còm, nếu không được điều trị có thể dẫn tới chết

1.1.2.3 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích bệnh do mò đỏ gây ra ở gà

Sokol R I và Rotkiewicz T (2010) [65] đã nghiên cứu bệnh tích do mò đỏ gây ra trên gà, thấy: phần da dưới cánh thay đổi bằng sự tăng sinh mô của lớp biểu

bì Nhiều tế bào lympho thâm nhập vào các mô liên kết và xuất hiện ở cả dưới lớp

Trang 24

biểu bì Mô liên kết dưới da phù nề, có sự bong vảy quá mức, lớp biểu mô của biểu

bì và nang nhỏ trong lớp hạ bì, có nhiều tế bào bạch cầu và protein thẩm xuất dưới lớp hạ bì

1.1.2.4 Chẩn đoán bệnh mò đỏ ký sinh trên gà

Mò đỏ ký sinh trên gà là loài hút máu, gây tổn thương da, thường được tìm thấy trên lườn, đùi và chân của gà Con vật bị mò ký sinh có thể bị đau, kích ứng, bồn chồn và giảm sản lượng trứng Các mụn nhiễm trùng mủ, đóng vảy, hiện tượng tăng sắc tố và rụng lông có thể càng ngày càng phát triển tại vị trí mò ký sinh Nếu

bị nhiễm trùng thứ cấp xảy ra,

ùng da gà bị tổn thương có mùi hôi khó chịu

Nếu ký sinh với số lượng lớn, mò gây ra thiếu máu ở gà với biểu hiện mào, yếm nhợt nhạt, suy nhược và lờ đờ, tiếng kêu khàn Nếu bệnh ở gà con mới nở thì

gà con có thể nhanh chết do nhiễm khuẩn kế phát

Chẩn đoán bệnh mò đỏ đối với đàn gà đẻ thường dựa trên hiện tượng giảm sản lượng trứng (sau khi đã loại trừ các bệnh khác)

Việc chẩn đoán bệnh mò ký sinh trên gà hoàn toàn có thể tiến hành bằng cách quan sát bằng mắt thường, có thể quan sát rất rõ các ổ mò dưới da lườn, da đùi

và da ở khe đùi của gà

1.1.2.5 Phòng, trị bệnh do mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn

* Biện pháp phòng bệnh

Dựa vào đặc tính mò thường sống ở nơi ẩm ướt nên việc lựa chọn địa điểm chăn thả gà cũng rất quan trọng Thường nuôi gà chăn thả ở những chân đồi thấp, thoáng, khô ráo Phát quang cây cỏ, dọn sạch rác mục để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để loại trừ nguồn thức ăn của mò trưởng thành là trứng và các loại côn trùng khác, làm hạn chế mò trưởng thành đẻ trứng Ngoài ra mò trưởng thành và ấu trùng mò dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại chất hóa học thông thường, chất khử trùng tiêu độc môi trường hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi như formon 2%, dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2, phun chuồng trại lúc trời nắng Định kỳ phun tiêu

độc chuồng trại 2 tuần/lần để diệt mò

Trang 25

* Biện pháp trị bệnh

Theo Tabari M A và cs (2015) [71], hiện nay đã có những thông báo mò đỏ kháng thuốc hoá học thông thường vẫn được dùng để phun tiêu độc khử trùng môi trường, vấn đề cấp bách hiện nay cần phải tập trung nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc thực vật, các hoạt chất sinh học từ thực vật để thay thế các thuốc hoá học hiện nay đang dùng để phòng trị mò đỏ trên thế giới Nếu dùng chất hóa học kiểm soát chúng, thuốc hóa học sẽ gây ra các tồn dư trong thịt và trứng gia cầm, nên cần lựa chọn các sản phẩm làm chết mò nhưng không gây tồn dư trong thịt và trứng, từ

đó không gây độ cho người tiêu dùng

Theo Faghihzadeh Gorji S và cs (2014) [58], tinh dầu tỏi có tác dụng tiêu diệt mò đỏ rất tốt ở trang trại Babol, Iran Tinh dầu tỏi khi phun tiêu diệt mò đỏ cho kết quả 96% Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng sử dụng dịch chiết từ thực vật và các cây thuốc phương Đông diệt mò thu được hiệu quả cao

1.1.2.6 Giới thiệu tác dụng, kỹ thuật canh tác, thu hoạch các loại thảo dược sử dụng trong phòng và điều trị bệnh mò đỏ ký sinh trên gà

* Cây tỏi (Allium sativum L.) Theo Hồ Huy Cường (2013) [9], tỏi (Garlic) có tên khoa học là Allium sativum L., thuộc họ Alliaceae Cây tỏi có nguồn gốc ở khu

vực Trung Á, hiện nay được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới Ngoài giá trị

về dược học như trong thành phần có chứa các chất kháng sinh, phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao và mỡ máu, tỏi cũng được đánh giá là một trong những đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao và có tác dụng trừ sâu sinh học, diệt côn trùng Tại Việt Nam, tỏi được du nhập khá lâu và được trồng phổ biến trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành là Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Ninh Thuận, với tổng diện tích khoảng 6.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 6 - 8 tấn/ha, thuộc nhóm các quốc gia có năng suất tỏi trung bình trên thế giới và còn thấp so với tiềm năng vốn có về khí hậu cũng như điều kiện đất đai

- Giá trị sử dụng của cây tỏi:

Tỏi là cây gia vị phổ biến được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày Theo Viện Dược liệu (2013) [22], thành phần hóa học của củ tỏi gồm nước (khoảng 62,8%),

Trang 26

protein (khoảng 6,3%), chất béo (khoảng 0,1%), hydratcarbon (khoảng 29,0%), Ca,

P, Fe, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, C, E, A và Alixin

Theo Đỗ Tất Lợi (2004) [14], trong củ tỏi có Iốt, tinh dầu, protein và Alixin

Đặc biệt, hàm lượng tinh dầu có từ 60 gam đến 200 gam trong 100 kg tỏi, tùy theo

giống và kỹ thuật canh tác Trong y học, tỏi là dược liệu quý của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước Châu Á Công dụng chữa bệnh của tỏi đã được nhà sinh lý học La Mã Dioscoride soạn thảo vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên Thời xa xưa người cổ đại Ai cập đã biết dùng tỏi làm 22 vị thuốc quý chữa bệnh

đau đầu, suy nhược cơ thể và u thanh quản Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, mùi

hắc, tính ẩm, hơi độc Tỏi có tác dụng chữa cảm cúm, thấp khớp, điều hòa nhịp tim, chống nhiễm trùng, làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự tạo thành các cục nghẽn trong máu, chữa lỵ, trĩ, đái tháo đường, hạn chế tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt…

Ngày nay, người ta đã chứng minh được hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là Alixin (C6H10OS2) Alixin có ở tinh dầu Tỏi, là một hợp chất chứa sunfua, có tác

dụng diệt vi khuẩn Staphylococcus, Streptococus; Salmonella, E coli, tả, lỵ, trực

khuẩn gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn gây thối rữa Ngoài ra, Bhyan Etal (1974) đã cho biết, tỏi còn tham gia vào thành phần thuốc trừ sâu sinh học, có tác dụng đuổi ruồi muỗi, tỏi còn có tác dụng tiêu diệt côn trùng và được nghiên cứu sử dụng trong phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương (2009) [15], kỹ thuật canh tác cây tỏi như sau:

- Thời vụ: tỏi được trồng từ tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch từ tháng 2 đến

tháng 3 năm sau

- Làm đất: trên cùng dải một lớp đất màu dày khoảng 1 - 2 cm , đầm chặt đất

rồi bón phân lót (phân chuồng + phân NPK) Sau khi bón phân lót xong, phủ một lớp cát dày 2 - 3 cm

- Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ trồng là 600.000 - 750.000 cây/ha

Khoảng cách: hàng x hàng là 13 - 16 cm; cây x cây là 10 cm

Trang 27

Cách trồng: Găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc với phân bón lót

- Bón phân: lượng phân bón đầu tư cho 1 ha là 10 tấn/ha lân hữu cơ + 500 kg

urê + 200 kg su per lân + 400 kg kali + 300 kg NPK

- Chăm sóc:

Sau trồng 8 - 10 ngày, kiểm tra và dặm những chỗ không mọc bị sâu phá hoại Tưới phun bằng nguồn nước giếng Tưới nước với độ ẩm ở mức 75 - 85% ở giai đoạn phát triển thân lá và khoảng 60 - 65% ở giai đoạn phát triển củ

- Phòng trừ sâu, bệnh hại tỏi:

Sâu xám (Agrotis ipsilon): thường xuất hiện vào tháng 11,12, khi tỏi mới

được hai lá, sâu chui ở dưới đất lên vào ban đêm, cắn ngang làm cây tỏi bị trụi Sâu

khoang (Spodoptera litura): thường xuất hiện vào tháng 9-10 và kéo dài đến tháng 1-2 năm sau, sâu ăn trụi lá tỏi Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): xuất hiện

quanh năm, ăn lá tỏi Khi phát hiện các loại sâu trên, dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Karate 2.5EC (liều lượng dùng: 1 lít/ha); Trigard 100SL (liều dùng: 0,4 lít/ha); Match 050 (liều dùng: 0,4 lít/ha)

Đối với nhện, bọ trĩ: Sử dụng các loại thuốc Outus 5EC liều dùng 0,5 lít/ha;

Nissorun 5EC liều dùng 0,5 lít/ha; Daniton liều dùng 0,5 lít/ha

Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger): Xuất hiện khi trời âm u,

thiếu ánh nắng lại có mưa phùn và sương mù Phun thuốc phòng bệnh trước khi bệnh xuất hiện: Bayfidan 200EC liều dùng 0,5 lít/ha; Ridomin 68WP liều dùng 2 lít/ha; CurzeteM8 72WP liều dùng 1 lít/ha Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới nước rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp

Bệnh than đen trên củ (Urocystis Cepula Prost): bệnh xuất hiện ở củ tỏi vào

lúc sắp thu hoạch Lưu ý bảo quản củ nơi thoáng mát, hạn chế ẩm độ vào mùa đông, ngăn ngừa phát triển bệnh này

Bệnh thối rễ gây vàng lá (botrytis byssoydea): sử dụng thuốc Monceren

100SL, liều dùng 0,5 lít/ha; Aliette 800WG, liều dùng 1 lít/ha

Trang 28

- Thu hoạch, chế biến, bảo quản:

Sau trồng từ 120 - 130 ngày, lúc lá đã già chuyển sang màu vàng, thân giả mềm và có khuynh hướng ngã ngang thì tiến hành thu hoạch Nhổ củ, giũ sạch đất, cắt rễ, ngọn, lấy củ đem phơi

Thu hoạch về phơi ngay, phơi từ 18 - 20 nắng (nắng tốt) hoặc sấy, phơi khi nào tách củ thấy bên trong vỏ khô giòn thì đưa vào bảo quản Sau khi phơi, để củ dịu nhiệt mới cho vào bao bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

* Cây sả (tên khoa học Cymbopogon ssp.), theo Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bình dương (2012) [15], cây sả có tên khoa học là Cymbopogon ssp, họ lúa Poaceae, một số vùng còn gọi cây sả là sả chanh, cỏ sả,

hương mao

Tinh dầu sả dùng làm hương liệu và thuốc, khử trùng tẩy uế nơi công cộng

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây sả: cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc

thành bụi cao 0,8 - 1 m Lá hẹp, dài giống lá lúa, hai mặt lá ráp nhám, khi bóc vỏ ra

có mùi thơm của chanh Thân rễ trắng hoặc hơi tím Sả được trồng khắp cả nước, trong các gia đình Một số vùng đồi núi trồng cây sả để chưng cất tinh dầu

Cách trồng cây sả: trồng bằng thân rễ, chịu hạn tốt

Bộ phận dùng, chế biến của cây sả: lá và thân rễ cây sả tươi hay phơi khô,

thường dùng làm gia vị Sả còn dùng để cất tinh dầu sử dụng trong nhân y và thú y

Công dụng, của cây sả: cây sả có vị cay ấm, dùng chữa cảm sốt, cúm, chữa

đau bụng đi ngoài, đây hơi, chướng bụng, nôn mửa Rễ cây sả giã nhỏ, xát chữa

chàm mặt Tinh dầu cây sả dùng để xông trừ muỗi, côn trùng, khử mùi hôi tanh Trồng cây sả quanh nhà để xua côn trùng, ruồi, muỗi

Cách trồng cây sả:

- Làm đất:

Cây sả trồng được trên nhiều loại đất, nhưng nếu trồng ở nơi đất xốp nhiều mùn cây phát triển tốt hơn

- Cách trồng : làm luống, rạch 2 hàng dọc, luống cách nhau 0,8 - 1,0 m Rải

phân xuống rạch, lấp ít đất rồi trồng Sau trồng nếu tưới đủ ẩm thì khoảng 10 -15 ngày nhánh sả ra rễ, đâm lá non, bắt đầu chăm sóc và trồng dặm nhánh chết

Trang 29

- Bón phân: phân bón lót cho 1 ha từ 15 - 20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 200

- 300 kg phân lân

Sau khi trồng 20 - 25 ngày, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì bón phân thúc nhẹ khoảng 100 - 150 kg phân đạm cho 1 ha, kết hợp xới đất vun gốc nhẹ Một tháng sau bón thúc lần 2 với lượng phân như trên và vun gốc tiếp

- Chăm sóc: Trường hợp đất quá khô cần tưới nước Cây sả ít bị bệnh

Thường thấy là bệnh héo vàng làm thối rễ, chết cây Dùng các thuốc gốc đồng và Bonomyl phun đẫm vào gốc có thể hạn chế bệnh Nhổ bỏ các cây bệnh nặng tập trung tiêu hủy Cá biệt có bệnh cháy lá do nấm, phun các thuốc Viben-C, Carbenzim, Dithan - M

- Thu hoạch: trồng để chiết lấy dầu thì sau trồng 10 - 12 tháng, khi cây sả đã

già, lá khô từ đầu vào 2 - 10 cm thì thu hoạch chưng cất dầu Cắt cả lá và bẹ, chừa lại 8 - 10 cm cách mặt đất để cây lại tiếp tục phát triển Sau 5 - 6 tháng sẽ thu hoạch tiếp quanh năm sẽ có nguyên liệu để chưng cất dầu

* Cây mần tưới (tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz.), theo Viện Dược liệu (2013) [16], mần tưới họ Cúc - Asteraceae hay cây mần tưới còn được

gọi là cây hương thảo, lan thảo, trạch lan

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây mần tưới: cây mần tưới là loại cỏ cao

0,5 - 1,0 m; cành phân nhiều nhánh, thân và cành nhẵn, màu hơi tím Lá mọc đối, phiến lá hẹp, mép có răng cưa Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành hay kẽ lá thành xim 2 ngả Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta

Cách trồng cây mần tưới: cắt cây mần tưới thành đoạn dài 20 - 30 cm, cắm

xuống đất hơi nghiêng, để 2 - 3 đốt chìm dưới đất, sau 5 - 10 ngày cây sẽ bén rễ

Bộ phận dùng, chế biến của cây mần tưới: thân, lá mần tưới hoặc toàn cây,

dùng tươi hay phơi khô trong bóng râm, bảo quản dùng dần

Công dụng, cây mần tưới: trị mò gà, mạt gà, bọ chét, rệp, mọt, chấy, rận

Chữa kinh nguyệt không đều, các chứng đau bụng huyết ứ, sau đẻ máu hôi không sạch, chữa cảm nóng cảm nắng Thu hoạch khi cây có hoa là tốt nhất, thu hoạch vào lúc sáng sớm Phơi khô trong bóng râm vào những ngày trời nắng để dùng dần

Trang 30

* Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia Bl, theo Tập đoàn đầu tư Việt Phương (2008) [14], cây quế thuộc họ Re (Lauraceae) là cây thân gỗ sống lâu

năm, ở tuổi 30 - 35 quế có thể cao 18 - 20 m, đường kính đạt 10 - 45 cm, quế có lá

đơn mọc cách hoặc gần đối, lá có 3 gân gốc kéo dài lên tận đầu ngọn lá

Một số đặc điểm của cây quế: cây cao 15 - 20 m, thân non màu xanh có nhiều khía dọc và lông mịn, tiết diện hình chữ nhật; thân già màu xám đen, có nhiều nốt sần, tiết diện tròn Toàn cây có mùi thơm Cụm hoa xim 2 ngả tụ thành chùm, mọc ở nách

lá hay ngọn cành; cuống cụm hoa hình trụ dài 10 - 12 cm, màu xanh, có nhiều lông mịn Quả hình cầu đường kính 2 - 3 mm, màu xanh, nằm trên 1 đấu nguyên

Đặc điểm bột dược liệu: bột vỏ thân màu nâu, mùi thơm, vị cay, sau ngọt Phân bố: Cinnamomum là chi lớn, gồm khoảng 270 loài, hầu hết là cây gỗ,

phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Á Ở Ấn Độ có 20 loài, Trung Quốc có 12 loài, Việt Nam 40 loài Mùa hoa vào tháng 4 - 7, mùa quả tháng 10 - 12 Cây gỗ ưa sáng và chịu bóng, ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh là 22 - 33OC; độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%; lượng mưa hàng năm khoảng 1600 mm hoặc hơn Cây mọc được trên nhiều loại đất ẩm, nhiều mùn và tơi xốp, pH 4,5 - 5,5 Quế có bộ rễ cọc khỏe, cắm sâu xuống đất

Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ cành non

Thành phần hóa học: vỏ chứa tinh dầu 1 - 2%, tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, chất nhày và coumarin Tinh dầu quế chứa aldehyd cinnamic 75 - 90%, salicyaldehyd, methylsalicyaldehyd, methyleugenol, eugenol…

Tác dụng dược lý: tinh dầu quế chứa cinnamaldehyd là thành phần chủ yếu

có tác dụng diệt khuẩn invitro đối với một số vi khuẩn ở độ pha loãng cao Tác dụng kháng khuẩn đối với các giống vi khuẩn khác nhau, theo thứ tự hoạt tính giảm

dần: Salmonella typhi, tụ cầu vàng, Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans, Shigella flexneri, Sh dysenteriae, liên cầu khuẩn tan máu, trực khuẩn lao,

phế cầu khuẩn Tác dụng mạnh đối với phẩy khuẩn tả

Trang 31

Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như chân tay lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, tiêu hóa kém, tiêu chảy, kinh

bế, rắn cắn, ung thư

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH DO MÒ THUỘC HỌ TROMBICULIDAE GÂY RA

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay bệnh do mò đỏ ký sinh trên gà chưa được quan tâm nghiên cứu Ở Việt Nam , trong chăn nuôi gà thường sử dụng các loại hóa chất khử trùng tiêu độc rất hiệu quả để kiểm soát mò Tuy nhiên, theo các nhà khoa học trên thế giới thì các chất hóa học dùng phun tiêu độc khử trùng chuồng trại sẽ còn tồn dư trong thịt, trứng gia cầm, tuy vậy chúng vẫn chưa được quan tâm đúng mức Ở nước ta hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng các loại hóa chất dùng tiêu độc khử trùng môi trường để hạn chế mò đỏ phát triển có ảnh hưởng và tồn dư trong thịt, trứng gà gây tác hại đến sức khỏe con người

Tại Việt Nam mới chỉ có một số tác giả đã nghiên cứu về mò và tác hại của

một số loài mò trong việc truyền bệnh reckitchia (bệnh sốt mò) cho con người

Nguyễn Kim Bằng (1970) [2] đã nghiên cứu về mò thuộc họ Trombiculidae

và vai trò của chúng trong việc truyền bệnh sốt mò trên người

Nguyễn Kim Bằng (1971) [3] đã nghiên cứu và tổng hợp tài liệu phân loài

mò ở Việt Nam

Nguyễn Văn Châu (1994) [4] đã nghiên cứu Khu hệ mò - Họ Trombiculidae (Acariformes) ở Việt Nam

Nguyễn Văn Châu (1997) [5] cũng đã nghiên cứu và tổng hợp Tài liệu phân

loài mò (Acariformes: Trombiculia) ở Việt Nam, khảo sát mò Trombiculidae tại

một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang

Nguyễn Văn Châu (1997) [6] đã nghiên cứu đặc điểm của khu hệ mò

(Trombiculidae) ở Việt Nam trong Báo cáo điều tra cơ bản côn trùng y học Việt Nam của Viện sốt rét – Ký sinh trùng, côn trùng Trung ương

Trang 32

Nguyễn Văn Châu (2003) [7] đã tìm hiểu sự phân bố các loại mò

(Trombiculidae) liên quan đến bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) ở một số địa phương

thuộc tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Văn Châu và cs (2007) [8] đã hoàn thành sách Động vật chí Việt Nam, trong đó có đề cập khá nhiều vấn đề về mò đỏ ký sinh

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, một số quốc gia quản lý rất chặt chẽ việc sử dụng thuốc hóa học dùng để khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi Có rất nhiều thử nghiệm các loại dầu thực vật trong việc kiểm soát mò đỏ ký sinh trên gà đạt kết quả tốt

Theo Sparagano O A và cs (2009) [63], mò đỏ ký sinh trên gà làm giảm sức khỏe của gà tại các trang trại chăn nuôi Hiện nay, mò đỏ ngày càng tăng và phát triển với số giống, loài ngày càng nhiều Mò đỏ càng phát triển thì việc ký sinh, hút máu gia cầm, gây tác hại lớn cho ngành chăn nuôi càng thể hiện rõ ở các trang trại chăn nuôi gà đẻ Mò đỏ làm cho gà thiếu máu, suy dinh dưỡng và là véc tơ truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gà Tác hại của mò đỏ được chứng minh rõ nhất khi gà mắc bệnh và giảm sản lượng trứng Đối với gà thịt, khi bị mò đỏ ký sinh

sẽ làm gà chậm phát triển và giảm khả năng tăng trọng do thiếu máu và mắc các bệnh do mò đỏ truyền sang

Gharbi M và cs (2013) [41] cho biết: mò đỏ ký sinh trên gà không phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ môi trường Tuy nhiên, trong thực tế, ở các nước nhiệt đới người ta thấy mò đỏ hoàn thành vòng đời nhanh hơn ở các nước ôn đới Tình trạng nhiễm mò đỏ của gia cầm cũng gia tăng với cường độ lớn hơn vào mùa xuân và mùa hè Vào mùa thu và mùa đông khí hậu lạnh và ẩm độ thấp thì cường độ nhiễm

mò ở gia cầm giảm hẳn

Mul M F và cs (2015) [52] đã làm thí nghiệm theo dõi sự tăng giảm của mò

đỏ trong trại chăn nuôi gà như sau: các nhà khoa học đặt một thiết bị giám sát tự động mò đỏ trong lồng của gà, kết quả là mò đỏ có số lượng ngày càng tăng nếu

không có biện pháp can thiệp

Trang 33

Roy L và cs (2010) [67] đã nghiên cứu sự phát sinh các loài mò đỏ cho thấy: chúng có thể tạo ra nhiều loài khác nhau thông qua quá trình lai tạo

Theo Sparagano O A và cs (2014) [63], mò đỏ là véc tơ truyền bệnh cho gà ở nhiều nơi trên thế giới Ngoài ra, chúng còn được chứng minh là véc tơ truyền bệnh

cả cho con người Vì vậy, hiện nay các nhà khoa học đang tập nghiên cứu khả năng diệt mò đỏ ký sinh trên gà của các loại tinh dầu thực vật Các loại tinh dầu thực vật có tác động rất lớn với côn trùng, một số thành phần được tìm thấy trong các loại tinh

dầu (eugenol, geraniol và citral ) đã được thử nghiệm diệt mò đỏ ký sinh trên gà đạt

kết quả tốt: 100% mò đỏ bị chết khi dùng tinh dầu pha loãng từ 1% đến 20% Điều này mở ra một hướng đi mới trong việc tiêu diệt mò đỏ nhằm phòng bệnh cho người

và cho vật nuôi, tiến tới xây dựng môi trường an toàn sinh học, không hóa chất, đảm bảo sức khỏe cho người dân và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Eriksson H và cs (2009) [56], mò đỏ là môi trường thuận lợi chứa rất

nhiều vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae (tác nhân gây nên bệnh đóng dấu lợn ở

động vật có vú và gia cầm, đặc biệt là đối với lợn và gà)

Theo Rahbari S và cs (2009) [66], mò đỏ là loài ký sinh trùng phổ biến với sức phá hoại rất lớn Ngoài việc trực tiếp làm giảm khả năng về tăng trọng của gà thịt, chúng còn làm giảm sản lượng trứng của gà đẻ và đặc biệt đối với gà trống chúng làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng Chúng rất phát triển trong môi trường

ấm áp và ẩm ướt

Kilpinen O và cs (2005) [46] so sánh giữa tác hại của mò đỏ và giun tròn (Ascaridia galli) ký sinh trên gà cho thấy: gà nhiễm mò đỏ bị giảm khả năng tăng trọng, thiếu máu và thậm chí chết ở một số gà mái Ngoài ra gà nhiễm mò còn có triệu chứng thường xuyên lấy mỏ, chân chải và gãi suốt ngày đêm Còn ở gà nhiễm giun tròn Ascaridia galli thì giảm khả năng tăng trọng nhưng không có thay đổi hay diễn biến triệu chứng như gà nhiễm mò đỏ

Theo George D R và cs (2010) [40], độc tính của các loại tinh dầu thực vật như tinh dầu tỏi, manuka, cade, pennyroyal, húng tây, đinh hương chồi và vỏ quế

độc với côn trùng (có khả năng xua đuổi và tiêu diệt côn trùng, song không gây độc

Trang 34

cho các động vật có xương sống) Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với nồng

độ gây chết LD (50) đối với ấu trùng mò, mò thanh trùng và mò trưởng thành là như

nhau Tuy nhiên, liều này không có hiệu quả trong việc tiêu diệt trứng của mò đỏ Mặc dù không có hiệu quả trong việc tiêu diệt trứng mò đỏ, nhưng nhiều loại tinh dầu thực vật tiêu diệt được hầu hết các loại ấu trùng mò, mò thanh trùng và mò trưởng thành, phá vỡ vòng đời và làm cản trở quá trình phát triển của mò đỏ, góp phần mở ra hướng điều trị mò đỏ bằng thảo dược để tránh ô nhiễm môi trường, tránh tồn dư thuốc trong cơ thể gia cầm

Bartley K và cs (2015) [26] đã làm thí nghiệm từ dịch chiết xuất của mò đỏ tiêm chủng ngừa cho gà mái, để phòng bệnh mò đỏ ký sinh trên gà Dịch tiết này có tác dụng kích thích kháng thể IgY ở những gà được tiêm chủng và sản sinh miễn dịch mạnh nhất Đây cũng là lựa chọn hàng đầu để sản xuất vaccin phòng bệnh mò

Birkett M A và cs (2011) [29] đã nghiên cứu tinh dầu bạc hà và các hợp chất iridoid có tiềm năng lớn trong việc bảo vệ con người và các vật nuôi khỏi nguy

cơ nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm từ các vecter truyền bệnh là mò đỏ Tinh dầu này có tác dụng tiêu diệt mò đỏ rất hiệu quả

Tavassoli M và cs (2008) [72] đã nghiên cứu thử nghiệm tác dụng gây bệnh

của 3 chủng nấm Metarhizium anisopliae entomopathogenic vào các giai đoạn ấu

trùng, thanh trùng và mò trưởng thành, nhưng có sự khác nhau về khả năng gây bệnh

cho mò đỏ giữa các chủng nấm trên Nấm M anisopliae entomopathogenic có tác dụng

tiêu diệt mò đỏ ở các giai đoạn tuỳ vào nồng độ và thời gian tiếp xúc của nấm

Theo Kim S I và cs (2007) [45]: các chất tiết methanol từ 40 cây thuốc phương Đông và các sản phẩm tinh dầu chưng cất theo hình thức chưng cất lôi cuốn

Trang 35

với nước có tác dụng tiêu diệt mò đỏ ở các nồng độ khác nhau Trong tương lai cần phải có sự nghiên cứu để sử dụng tinh dầu và chất tiết này để tiêu diệt mò đỏ thay thế cho các hoá chất đang sử dụng

Pampiglione S và cs (2001) [61] cho biết một trường hợp của một phụ nữ 69 tuổi người Italy bị mò đỏ ký sinh trên da đầu trong vòng 9 tháng, người phụ nữ này

đã khỏi bệnh sau khi hàng ngày gội đầu bằng trà cúc La Mã

Trang 36

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Gà nuôi thả vườn tại các trại, các hộ chăn nuôi tại phường Quang Hanh, Cửa Ông, xã Cộng Hoà, xã Cẩm Hải của thành phố Cẩm Phả

- Bệnh mò đỏ ký sinh ở gà

- Tinh dầu của cây tỏi, sả, mần tưới và quế để phòng trị bệnh mò đỏ cho gà

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu

* Động vật và mẫu nghiên cứu:

- Gà thả vườn ở các lứa tuổi (xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ):

< 3 tháng tuổi

3 - 6 tháng tuổi

> 6 tháng tuổi

- Mẫu nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi

- Ấu trùng, mò thanh trùng và mò đỏ trưởng thành

* Dụng cụ và hoá chất lấy mẫu mò:

Trang 37

* Gôm gắn mò (Nguyễn Kim Bằng, 1970) [2], gồm:

- Gôm Arabic: 25 gam

- Cloral hydrat: 8 gam

- Axit axêtic: 3 ml

- Nước cất: 15 ml

* Dụng cụ chưng cất tinh dầu, sử dụng tinh dầu:

- Bộ dụng cụ chưng cất tinh dầu

- Chai lọ màu tối

- Bình xịt và một số dụng cụ khác

- Cồn 400

- Các loại cây có tinh dầu như tỏi, sả, mần tưới, vỏ và lá quế

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm triển khai đề tài: đề tài được thực hiện tại các nông hộ của phường Quang Hanh, xã Cẩm Hải, các trại chăn nuôi gà thả vườn của Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường - phường Cửa Ông và các trại chăn nuôi gà thả vườn của các hộ dân, Công ty TNHH chăn nuôi Thành Ngọc - xã Cộng Hoà - thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu: phòng thí nghiệm của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương; phòng thí nghiệm của Trung tâm y

tế thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh ở gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả

2.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ trên gà thả vườn ở các địa phương của TP Cẩm Phả

Trang 38

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ trên gà thả vườn theo tuổi gà

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ trên gà thả vườn theo mùa vụ

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ theo tính biệt của gà

2.3.3 Nghiên cứu bệnh mò đỏ ký sinh ở gà

- Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà bị bệnh mò đỏ

- Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố của gà khỏe

và bị gà bệnh

2.3.4 Nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh mò đỏ trên gà bằng tinh dầu của một số cây thảo mộc

- Chưng cất tinh dầu tỏi, sả, mần tưới, quế

- Thử nghiệm tinh dầu tỏi, sả, mần tưới và quế ở các nồng độ từ 1% đến 4% trong phòng và điều trị bệnh mò đỏ trên gà

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại thành phố Cẩm Phả

2.4.1.1 Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu chùm 2 bậc (chọn 4 xã, phường của thành phố Cẩm Phả; mỗi xã, phường chọn 2 thôn/khu) Tại mỗi khu/thôn lấy mẫu ngẫu nhiên Cỡ mẫu được tính theo công thức của Nguyễn Như Thanh (2001):

n = z2.p.(1-p)/e2Trong đó:

n: cỡ mẫu;

z: trị số tra bảng z với độ tin cậy số liệu đề tài là 95%, thì z = 1,96; p: tỷ lệ bệnh, dự kiến tỷ lệ bệnh là 50%;

e: sai số chuyển từ mẫu sang quần thể, sai số này là 0,05%

Tổng số gà đã kiểm tra và lấy mẫu là: 1.536 con

Số gà kiểm tra và lấy mẫu ở mỗi xã, phường là : 384 con

Số gà kiểm tra và lấy mẫu ở mỗi thôn/khu là : 192 con

Trang 39

Số mẫu máu gà xét nghiệm: 20 mẫu máu gà khỏe và 20 mẫu máu gà bệnh

Số mẫu khác: 114 mẫu nền chuồng, 114 mẫu sân và 114 mẫu đất vườn xung quanh chuồng nuôi gà

Lấy mẫu máu của gà khỏe và gà nhiễm mò ở tĩnh mạch cánh để xét nghiệm

số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố của gà khỏe và gà nhiễm mò

Mẫu ấu trùng mò đỏ thu thập trên mỗi gà được bảo quản riêng trong cồn 700trong lọ thủy tinh nút mài Mỗi lọ đều có nhãn ghi số thứ tự, địa điểm, thời gian lấy mẫu, nơi ấu trùng mò đỏ ký sinh, số lượng ấu trùng mò đỏ ký sinh/ổ mò, số ổ mò/gà, họ và tên người lấy mẫu Những thông tin này cũng được ghi đầy đủ vào nhật ký đề tài

2.4.1.2 Phương pháp xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn

- Định danh loài mò đỏ theo khóa định loài mò của Nguyễn Kim Bằng (1971), Natchatrm & Dohany (1974), Nguyễn Văn Châu (1997)

Cách lấy mẫu: trên mỗi gà đếm số lượng ổ mò tại các vị trí ký sinh như mặt trong đùi, lườn và các vị trí khác, sau đó dùng dao sắc cắt gọn ổ mò sao cho lấy

được toàn bộ ổ mò và gà không bị chảy máu Đếm số lượng mò đỏ trong mỗi ổ mò

bằng kính lúp, sau đó đưa cả ổ mò vào bảo quản trong dung dịch cồn 700

* Làm tiêu bản mẫu mò

Mò rất nhỏ, muốn quan sát phải làm cho mẫu vật có độ trong suốt nhất định

và soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại 300 - 1500 lần (thị kính 10 - 15x, vật kính

40 - 100x)

Hiện nay chưa có phương pháp nào giữ được tiêu bản có độ trong suốt cần thiết một cách lâu bền Thường là trên dưới 10 năm tiêu bản đã quá trong suốt, bị rỗ hay gôm gắn bị đen, nên xem các dấu hiệu hình thái không rõ Có hai phương pháp

xử lý mẫu vật:

* Xử lý tạm thời

Thường dùng định loại mò ngay trước khi phân lập tìm mầm bệnh

Phương pháp: nhỏ 1 giọt axit axêtic hay axit lactic 5%, hoặc hỗn hợp cồn phenol (5 phần cồn 1000 + 95 phần phenol) trên lam kính, dùng kim nhặt mò chấm

Trang 40

dính trên giọt axit, đậy lamen lên Hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, vừa hơ vừa quan sát trên kính phóng đại, đến khi có độ trong suốt vừa đủ hoặc thấy có bọt khí nổi lên thì thôi Sau khi định loại, mẫu vật lại có thể cho vào cồn 700 lưu giữ Khi làm mẫu vật cần chú ý:

- Lam kính và la men đều phải sạch và khô

- Nếu dùng cồn phenol không cần phải hơ nóng

* Xử lý mẫu vật để lâu

Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính, nhặt mò chấm trên giọt nước Dùng kim khẽ di chuyển mò sao cho tập trung vào giữa, tư thế các chân duỗi thẳng, mặt lưng

ở trên Dùng giấy thấm hút hết nước, lau sạch những chất bẩn xung quanh Nhỏ 1

giọt gôm gắn trên mò và đậy lamen lên Lượng gôm vừa đủ, không tràn ra ngoài lamen và làm dầy tiêu bản, khi khô sẽ khó quan sát mò Nếu nhỏ ít, gôm sẽ không phủ hết lamen, làm lamen dễ gãy và hơi nước vào dễ làm hỏng tiêu bản mò

Khi đậy lamen cần nhẹ nhàng để tránh mò trôi dạt và bọt khí vào Cầm la men cho một cạnh tiếp xúc với gôm trên lam kính và nghiêng 450, rồi dùng đầu kìm

đỡ và hạ lamen từ từ đậy lên Xếp lam kính đã gắn lên giá và sấy khô ở tủ sấy 450

C Sau khi đã sấy khô có thể dùng parafin gắn kín các cạnh la men để đề phòng bị hút

ẩm Mỗi lam kính chỉ nên đặt 3 - 4 con mò Các tiêu bản đã khô và định tên được

xếp theo thứ tự loài và số thứ tự đánh trên lam kính vào hộp đựng mẫu, loại hộp

Cắm đầu dây mắt thần vào máy vi tính đã cài chương trình DINO – EYE Khi mắt thần đã nhận dạng các vật thể trên kính ta chuyển con trỏ đến dấu hiệu photo và ấn chuột trái; ảnh sẽ hiện ở góc trái dưới màn hình vi tính, nháy chuột trái

Ngày đăng: 31/10/2016, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, tr. 162, 172, 184 – 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức phôi thai học
Tác giả: Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
Năm: 1980
11. Nguyễn Võ Hinh (2010), Mò sinh trưởng và đốt người thế nào? Viện sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mò sinh trưởng và đốt người thế nào
Tác giả: Nguyễn Võ Hinh
Năm: 2010
12. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2008
13. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2012
15. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương (2009), Kỹ thuật trồng tỏi, www. Haiduongdost.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng tỏi
Tác giả: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương
Năm: 2009
16. Tập đoàn đầu tư Việt Phương (2008), Chuyên đề về cây Quế và các sản phẩm từ cây Quế,www.vpg.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề về cây Quế và các sản phẩm từ cây Quế
Tác giả: Tập đoàn đầu tư Việt Phương
Năm: 2008
17. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học vật nuôi
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2006
18. Trịnh Văn Thịnh, Phạm Xuân Dụ, Phạm Văn Khuê, Phan Địch Lân, Bùi Lập, Dương Công Thuận (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam (tập II), Nxb Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội, tr. 80 - 82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam (tập II)
Tác giả: Trịnh Văn Thịnh, Phạm Xuân Dụ, Phạm Văn Khuê, Phan Địch Lân, Bùi Lập, Dương Công Thuận
Nhà XB: Nxb Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1978
19. Hoàng Văn Tiến, Trịnh Hữu Bằng, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Viết Ly, Lê Văn Thọ (1995), Sinh lý gia súc, Nxb Nông Nghiêp, Hà Nội, tr. 142 - 143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý gia súc
Tác giả: Hoàng Văn Tiến, Trịnh Hữu Bằng, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Viết Ly, Lê Văn Thọ
Nhà XB: Nxb Nông Nghiêp
Năm: 1995
20. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương (2012), Kỹ thuật trồng cây Sả, Udkhcnbinhduong.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng cây Sả
Tác giả: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương
Năm: 2012
21. Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Sinh lý học gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 67 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học gia súc
Tác giả: Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2003
22. Viện Dược liệu (2013), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng cây thuốc
Tác giả: Viện Dược liệu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2013
24. Axtell R. C. (1999), Poultry integrated pest management; status and future, Integrated Pest Management Reviews 4, pp. 53 - 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Poultry integrated pest management; status and future
Tác giả: Axtell R. C
Năm: 1999
25. Bartley K., Wright H. W., Bull R. S., Huntley J. F., Nisbet A. J. (2015), Characterisation of Dermanyssus gallinae glutathione S-transferases and their potential as acaricide detoxification proteins, Parasit Vectors, PubMed - in process Sách, tạp chí
Tiêu đề: Characterisation of Dermanyssus gallinae glutathione S-transferases and their potential as acaricide detoxification proteins
Tác giả: Bartley K., Wright H. W., Bull R. S., Huntley J. F., Nisbet A. J
Năm: 2015
26. Bartley K.,Wright H. W., Huntley J. F., Manson E. D., Inglis N. F., MCLean K., Nath M., Bartley Y., Nisbet A. J. (2015), “Identification and evaluation of vaccine candidate antigens from the poultry red mite”, Int J Parasitol, Elsevier Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identification and evaluation of vaccine candidate antigens from the poultry red mite”, "Int J Parasitol
Tác giả: Bartley K.,Wright H. W., Huntley J. F., Manson E. D., Inglis N. F., MCLean K., Nath M., Bartley Y., Nisbet A. J
Năm: 2015
27. Bartley K. (2015), Tackling a mitey problem, Vet Rec, British Veterinary Association, PubMed - in process Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vet Rec
Tác giả: Bartley K
Năm: 2015
28. Boseret G., Losson B., Mainil J. G., Thiry E., Saegerman C. (2013), Zoonoses in pet birds: review and perspectives, Vet Res, PubMed - indexed for MEDLINE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vet Res
Tác giả: Boseret G., Losson B., Mainil J. G., Thiry E., Saegerman C
Năm: 2013
29. Birkett M. A., Hassanali A., Hoglund S., Pettersson J., Pickett J. A. (2011), Repellent activity of catmint, Nepeta cataria, and iridoid nepetalactone isomers against Afro-tropical mosquitoes, ixodid ticks and red poultry mites, Phytochemistry, Elsevier Ltd, PubMed - in process, pp. 14 - 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phytochemistry
Tác giả: Birkett M. A., Hassanali A., Hoglund S., Pettersson J., Pickett J. A
Năm: 2011
31. Castelli E., Viviano E., Torina A., Caputo V., Bongiorno M.R.( 2015), “Avian mite dermatitis: an Italian case indicating the establishment and spread of Ornithonyssus bursa (Acari: Gamasida: Macronyssidae) (Berlese, 1888) in Europe”, Int. J. Dermatol, PubMed - in process, pp. 9 - 795 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Avian mite dermatitis: an Italian case indicating the establishment and spread of Ornithonyssus bursa (Acari: Gamasida: Macronyssidae) (Berlese, 1888) in Europe”, "Int. J. Dermatol
33. Cinotti E., Labeille B., Bernigaud C., Fang F., Chol C., Chermette R., Guillot J., Cambazard F., Perrot J. L., (2015), “Dermoscopy and confocal microscopy for in vivo detection and characterization of Dermanyssus gallinae mite”, J Am Acad Dermatol, PubMed - indexed for MEDLINE, pp. 6 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dermoscopy and confocal microscopy for in vivo detection and characterization of "Dermanyssus gallinae" mite”, "J Am Acad Dermatol
Tác giả: Cinotti E., Labeille B., Bernigaud C., Fang F., Chol C., Chermette R., Guillot J., Cambazard F., Perrot J. L
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w