1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CONG TY CHE BIEN NONG SAN XUAT KHAU TAI TP.HCM

25 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

TÌNH HUỐNG: TỔNG CÔNG TY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Bài toán cần lời giải.

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tháng 08 năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

MỤC LỤC 3

TÌNH HUỐNG: TỔNG CÔNG TY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Bài toán cần lời giải 4

A.ÔNG NAM NÊN LÀM GÌ KHI KHÔNG BIẾT THÔNG TIN VỀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT? 4

B.NẾU TẤT CẢ MỌI NGƯỜI TRONG BAN GIÁM ĐỐC ĐỀU ĐỒNG Ý VỀ VIỆC MỞ RỘNG SẢN XUẤT TẠI TỈNH PHÍA BẮC, BẠN HÃY LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÀ PHÂN TÍCH SWOT CHO KẾ HOẠCH KINH DOANH NÀY? 5

I Tình hình tiêu thụ nông sản ở Phía Bắc 5

II Phân tích SWOT tại tỉnh Bắc Giang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH 16

Trang 4

I Tổng quát trường hợp ông Nam:

Ông Nam hiện là giám đốc điều hành của công ty TNHH Chế Biến và Xuất Khẩu Nông Sản Trong một tuần ông nghỉ phép ở Đà Lạt, công ty TNHH Chế Biến và Xuất Khẩu Nông Sản có tổ chức cuộc họp đột xuất về vấn đề mở rộng kinh doanh, bao gồm mở thêm 1 nhà máy chế biến nông sản ở một trong các tỉnh Phía Bắc Khi trở lại làm việc tại công ty ông được biết thông tin này từ ông Ba là Phó Tổng Giám Đốc Makerting Mọi người trong công ty đang ráo riết chuẩn bị mọi thứ cho kế hoạch triển khai sản xuất, và dường như ông Nam đang bị rơi vào thế cô lập, không xác định và nắm được tình hình tại công ty, không bắt kịp tiến độ kế hoạch mở rộng sản xuất

II Cách thức thực thi để xác định thông tin mở rộng sản xuất:

Bước 1: Đầu tiên Ông Nam nên xác định thông tin mở rộng sản xuất bằng việc xem lại biên bản cuộc họp hôm thứ 7 vừa qua để nắm rõ thông tin, yêu cầu, mục đích chính của cuộc họp

Bước 2: Ông Nam nên tổ chức cuộc họp giữa giám đốc các bộ phận để nắm được tình hình triển khai chuẩn bị kế hoạch mở rộng sản xuất như thế nào

Bước 3: Sau khi nắm được tình hình Ông Nam nên lập bản báo cáo chi tiết bao gồm các số liệu thống kê và đánh giá các nguồn lực hiện tại của công ty

- Sau đó lập ra kế hoạch mở rộng sản xuất bao gồm: các đểm mạnh, các giải pháp cho những đểm yếu, khó khăn hiện tại của công ty như nhân sự, địa điểm, đầu vào, đầu ra …

Bước 4: Sau đó Ông Nam đến gặp ông Quang Minh đề nghị cuộc họp với

Trang 5

các thành viên Ban Giám Đốc trước cuộc họp 4 ngày để mọi người cùng xem nắm lại tình hình và tổng hợp Tất cả các bước trên là tiền đề cho sự thành công của cuộc họp cũng như việc mở rộng sản xuất, đồng thời cũng giúp lấy lại vị trí của ông Nam trongBan Giám Đốc công ty.

B NẾU TẤT CẢ MỌI NGƯỜI TRONG BAN GIÁM ĐỐC ĐỀU ĐỒNG Ý VỀ VIỆC MỞ RỘNG SẢN XUẤT TẠI TỈNH PHÍA BẮC, BẠN HÃY LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÀ PHÂN TÍCH SWOT CHO KẾ HOẠCH KINH DOANH NÀY?

I Tình hình tiêu thụ nông sản ở Phía Bắc

Từ đầu năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Hà Nội đã ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về tiêu thụ rau, quả, thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn… Sau 10 tháng triển khai thỏa thuận này, tất cả các địa phương đều tích cực vào cuộc và

sự phối hợp đã đạt hiệu quả cao

Ông Nguyễn Phùng Hoan - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định cho biết, sau khi ký kết phối hợp, số lượng nông sản thực phẩm của địa phương đưa

về Hà Nội tăng và thuận lợi hơn trước Từ đầu năm đến nay, tỉnh Nam Định đã đưa về Hà Nội tiêu thụ khoảng 100.000 tấn gạo chất lượng cao, 20.000 tấn rau quả, 50.000 tấn thủy sản "Đáng mừng là cơ chế quản lý phối hợp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã bước đầu hình thành và được vận hành khá hiệu quả" - ông Hoan chia sẻ

Không chỉ có Nam Định, hiện Thái Bình cũng phối hợp với Hà Nội cung ứng tiêu thụ nông sản thực phẩm Ông Quách Thước - Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và trang trại nông nghiệp Thái Bình cho biết, Thái Bình đang cung ứng cho thị trường Hà Nội 4 nhóm hàng chính bao gồm nhóm thịt lợn, thịt gà, trứng gà

và rau quả với số lượng cung cấp thịt lợn hơi là 12.000 tấn/năm, thịt gà 350

Trang 6

tấn/năm, trứng gà 4.500.000 quả/năm, trứng vịt 3.300.000 quả/năm, bí xanh 30.000 tấn/năm Tất cả đều được chăn nuôi theo đúng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi an toàn), đảm bảo chất lượng, ATVSTP từ khâu chọn giống cho đến khi xuất chuồng để tạo được sản phẩm đồng nhất đưa ra thị trường.

Tương tự, Trong thời gian tới các doanh nghiệp Hà Nội sẽ hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bắc Giang Đây là thông tin được đưa ra tại lễ ký kết giao thương về liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực giữa giữa doanh nghiệp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang năm

2016 Tỉnh Bắc Giang hiện có nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực được thị trường trong và ngoài nước biết đến như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, bánh đa Kế, mì Chũ Trong khi đó, Hà Nội lại là thị trường tiêu thụ rộng lớn

Do đó, việc xây dựng chuỗi kết nối, tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết, nhằm thúc đẩy hai địa phương tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đưa các sản phẩm chủ lực vào chuỗi siêu thị, chợ truyền thống

Đến nay, các sản phẩm chủ lực của Bắc Giang đều đã có mặt tại các siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội Theo đó, một số doanh nghiệp kết nối khai thác sản phẩm như Tổng Công ty thương mại Hà Nội hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế, thịt gia súc gia cầm với sản lượng bình quân 1,5 tấn/tháng, mì Chũ khoảng 0,5 tấn/tháng Hệ thống siêu thị Co.opmart, Fivimart, Intimex, Big C hỗ trợ tiêu thụ vải thiều, gà đồi, mì Chũ

Ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết,

Hà Nội sẽ hỗ trợ Bắc Giang một số địa điểm bán hàng với không gian diện tích phù hợp để trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa phục vụ người dân thủ đô; tạo điều kiện cho một số xe dưới 5 tấn chở hàng nông sản Bắc Giang được lưu thông trên địa bàn thành phố vào những khung giờ thích hợp để kịp thời cung ứng hàng hóa tới các điểm bán hàng

Vì thế tỉnh Bắc Giang là nơi thị trường tiền năng nhất trong năm qua

Trang 7

II Phân tích SWOT tại tỉnh Bắc Giang

– Strenghts (Điểm mạnh, ưu thế)

– Weaknesses (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết)

– Opportunities (Cơ hội, thời cơ)

– Threat (Thách thức, mối đe dọa)

1 Strengths – Điểm mạnh

Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21

độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53

phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là

tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía

Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110

km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về

phía Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn,

phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh

Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và

trung du có đồng bằng xen kẽ

Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc ; thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác

Nhân lực dồi giàu và chất lượng: Dân số của tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 1,6

Trang 8

triệu người, trong đó có khoảng trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 63%.

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngày 28/10/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 1531/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020 Theo đó, phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 50%, đến năm 2020 đạt 70% Trong đó,

tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 37%; đến năm 2020 đạt 55% Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt từ 50-55%; ngành công nghiệp từ 90-95%; ngành xây dựng đạt từ 60-65%…

Do đó, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo tăng nhanh, nếu năm 2000 chỉ có khoảng 25,1%, thì đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,5%, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 70%

Giao thông thuận lợi và là nút giao thông quan trọng

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là điểm giao thông quan trọng vận chuyển ở phía Bắc

Về giao thông đường bộ, năm 2014, tổng chiều dài đường bộ tỉnh Bắc Giang có 10.784,79 km, trong đó: Quốc lộ có 05 tuyến chạy qua km gồm: QL 1A, QL 31, QL 37, QL 279 và QL 17; 18 tuyến đường tỉnh… Ngoài ra, còn có

hệ thống đường chuyên dùng ở các khu công nghiệp và đường nội đồng

Giao thông đường thủy nội địa có 03 con sông chính (sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam), trong đó có 222 km do Trung ương quản lý và 130 km

do địa phương quản lý

Giao thông đường sắt có 03 tuyến: Hà Nội – Đồng Đăng, Kép – Hạ Long, Kép – Lưu Xá (chưa khôi phục hoạt động)

Về hoạt động vận tải, hiện tỉnh Bắc Giang có 17 tuyến vận tải đường bộ liên tỉnh và 09 tuyến nội tỉnh Hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa tương đối

Trang 9

hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,…

Du lịch có tiềm năng và cơ hội

Bắc Giang là vùng đất văn hiến, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời Hiện Bắc Giang sở hữu nền trầm tích văn hóa giàu có với hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú

Phát triển nông nghiệp hàng hóa giá trị cao

Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên và truyền thống nghề nông lâu đời, Bắc Giang đang trở thành điểm sáng trong cả nước với những mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao Giá trị nông sản liên tục tăng trên một đơn vị diện tích canh tác Đến năm 2015 đạt 86 triệu đồng/ha

Đến nay, Bắc Giang đã, đang thành công trong việc phát triển mô hình sản xuất nông sản (vải thiều, rau cần, nấm, cây có múi) theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có sức cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước, chinh phục cả những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc…

Tỉnh Bắc Giang đã hình thành được một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo được sản phẩm đặc trưng có thương hiệu Đã hình thành vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 3 toàn quốc, vùng trồng vải thiều là vùng sản xuất chuyên canh đứng thứ nhất, đàn gà đứng thứ 4 và là một trong 2 tỉnh có đàn lợn dẫn đầu cả nước

2./ Weaknesses – Điểm yếu

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp cần được cải tạo và nâng cấp

Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn

3./ Opportunities- Cơ hội

Trang 10

Tốc độ kinh tế: Năm 2015 công nghiệp phát triển nhanh cả về không gian, quy mô và trình độ công nghệ với tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 19,4% Cơ cấu công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,9% năm 2011 lên 41,5% năm

2015 Toàn tỉnh hiện có 4 khu công nghiệp và 27 cụm công nghiệp đi vào hoạt động; thu hút 455 dự án đầu tư, trong đó 127 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD Giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng lên

Một số nông sản của Bắc Giang đã và đang có mặt trên thị trường thế giới: Vải thiều Lục Ngạn: Những chùm quả vải chín đỏ mọng, vỏ mỏng căng, hạt rất nhỏ, cùi đầy ngọt lịm, có vị thơm mát, từ lâu trở thành sản vật của quê hương Kinh Bắc, không chỉ nổi tiếng khắp mọi miền quê hương đất nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài

Hội nhập quốc tế sâu rộng thúc đẩy quá trình cải cách, tái cơ cấu, nâng cao trình độ phát triển kinh tế đưa nông sản của Bắc Giang đi sâu vào thị trường Quốc tế

Vị trí địa lý và nguồn nhân lực đưa Bắc Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

4./ Thách thức- Threat

Nước ta gia nhập WTO mở cửa giúp đưa nông sản ra thị trường nước ngoài tuy nhiên sản phẩm của chúng ta lại phải chịu cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nhiều quốc gia thành viên WTO

Biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng lớn tới thời vụ và quy mô sản xuất; tình trạng đất đai manh mún, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi còn thiếu và xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

Nhận thức về sản xuất hàng hóa của người dân từng bước được nâng cao, tuy nhiên tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, chưa chú trọng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn tồn tại trong đại bộ phận người dân làm nông nghiệp; một bộ phận lớn lao động trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Trang 11

và xuất khẩu lao động gây nguy cơ thiếu hụt và già hóa lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu

C HÃY THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ GÌ SẼ PHÁT SINH TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VÀ CHO BIẾT NÊN LÀM GÌ

ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ?

I Tình hình hiện tại của công ty:

Theo tình hình công ty hiện tại cho thấy công ty đang gặp phải một số vấn khó khăn như sau:

Thứ nhất: Về cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại chưa có sự linh hoạt và

gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận, điển hình là ông Nam là Giám đốc điều hành

mà lại không biết rõ thông tin về vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh, còn các

bộ phận khác thì đang ráo riết chuẩn bị - theo như ông Ba đã nói

Thứ hai: Công ty hiện tại đang thiếu nhân sự không có ai đủ trình độ sử

dụng bộ phận bảo trì điện tử số (digital) mà họ đang lắp đặt trong khi kế hoạch

mở rộng sản xuất đang được chuẩn bị tiến hành

Thứ ba: Chưa có kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng nhân sự xây dựng

nguồn nhân lực tốt để điều hành, quản lý và vận hành nhà máy mới cho công ty

II Giải pháp cụ thể:

Để chuẩn bị cho việc mở rộng sản xuất thì trước hết công ty phải được ổn định, vì thế vấn đề cần giải quyết đầu tiên là phải có kế hoạch tuyển dụng nhân

sự để bổ sung nguồn nhân lực có đủ trình độ kinh nghiệm sử dụng bộ phận điện

tử số - digital đang được lắp đặt tại công ty Về vấn đề này chúng ta có thể thực hiện:

Một là công ty sẽ tuyển dụng nhân sự có đủ trình độ kỹ năng chuyên môn

để sử dụng bộ phận điện tử số - digital và nhân sự này sẽ là cán bộ chủ chốt quản lý bộ phận điện tử số - digital này, và phụ trách luôn cho việc đào tạo lại cho nhân sự tại cơ sở sản xuất mới ở Bắc Giang Để ổn định lâu dài về mặt nhân

Trang 12

sự thì cần tuyển người tại địa phương hoặc những vùng lân cận sẽ tốt hơn cho công ty.

Hai là công ty sẽ tiến hành thuê chuyên gia về thiết bị này để đào tạo cho

nhân sự của chúng ta tại công ty Tuy nhiên việc thuê chuyên gia này trong thời gian bao lâu tùy thuộc vào trình độ của nhân sự tại công ty và chi phí cho việc này thì phải phụ thuộc vào tình hình tài chính của công ty và hơn hết là quyết định của Tổng giám đốc Quang Minh

Vấn đề nhân sự điều hành, quản lý và vận hành nhà máy mới là cũng rất quan trọng cần được giải quyết tiếp theo vì nó ảnh hưởng đến việc nhà máy hoạt động có hiệu quả hay không, nếu làm việc không hiệu quả ngay từ đầu thì sẽ gây nhiều tổn thất, bất lợi cho công ty Nên việc giải quyết khó khăn này cũng cần phải được thực hiện triệt để khi vận hành tại cơ sở sản xuất mới Tuy nhiên việc thực hiện vấn đề này thì cơ cấu tổ chức tại công ty phải có sự gắn kết giữa các phòng ban và bộ phận với nhau thì việc tổ chức, quản lý tại cơ sở mới mới được đảm bảo, chặt chẽ và không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức tại công ty chính vì vậy cần giải quyết song song hai vấn đề trên là cách tốt nhất có thể mà không bị ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai cơ sở sản xuất

Trước hết cần tuyển dụng đầy đủ nhân sự cho từng bộ phận ở cơ sở sản xuất mới, có kinh nghiệm thì càng có lợi cho công ty, cũng theo tiêu chí cũ là tuyển người tại địa phương hoặc khu vực lân cận để đảm bảo hơn về tính ổn định nhân sự và lâu dài

Trong tình hình hiện tại thì ở cơ sở sản xuất mới cần người có đủ năng lực lẫn kinh nghiệm để điều hành, công ty nên đề xuất người từ cơ sở chính để quản

lý nhà máy ban đầu cũng như truyền đạt, hướng dẫn từ cách vận hành của công

ty, quy trình sản xuất cũng như hướng dẫn sử dụng công nghệ mới tại cơ sở Thời gian hướng dẫn, đào tạo thì còn tùy thuộc vào trình độ tiếp thu của nhân sự mới, sau một thời gian khi nhà máy đã hoạt động ổn định rồi thì sẽ rút nhân sự

cũ về lại cơ sở chính và sẽ giao lại cho người mới điều chỉnh cơ sở mới Để thực

Ngày đăng: 31/10/2016, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w