1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VHVN

87 335 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Trang Văn Học Việt Nam Trong trang này: Nguyễn Trãi Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến Hồ Dzếnh Phan Khôi Nguyễn Nhược Pháp Thế Lữ Quách Tấn Hàn Mặc Tử Đồ Phồn TTKh Vũ Đình Liên Vũ Hoàng Chương Nguyễn Bính Huy Cận Hữu Loan Đinh Hùng Cung Trầm Tưởng Thanh Tâm Tuyền Nguyên Sa Nguyễn Trãi (1380-1442) Ông hiệu là Ức Trai, người xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín) tỉnh Hà Đông, đậu Thái Học Sinh năm 21 tuổi (1400 Hồ Quí Ly, Thánh-nguyên năm đầu) làm Ngự Sử Đài Chánh Chưởng. Sau khi nhà Minh đánh bại họ Hồ và bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh đem về Tàu, ông theo vua Lê Lợi và trong 10 năm bình định, ông giúp mưu hoạch và giữ việc từ mệnh. Khi bình định xong, ông được đổi lấy họ vua (Lê Trãi), phong tước hầu và giữ chức Nhập Nội Đại Hành Khiển (tương đương thủ-tướng). Năm 60 tuổi (1439), ông về trí sĩ ở Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Năm 1442, vì cái án Thị Lộ, ông bị giết cùng với cả họ, thọ 63 tuổi. Ông để lại nhiều tác phẩm bằng cả Hán-văn lẫn Việt-văn nhưng hầu hết đã thất truyền chỉ còn lại những tác phẩm sau: - Hán-văn: Ức Trai Thi Tập gồm có 6 truyện - Việt-văn: Gia Huấn Ca gồm có 6 bài ca: (1) Dạy vợ con; (2) Dạy con ở cho có đức; (3) Dạy con gái; (4) Vợ khuyên chồng; (5) Dạy học trò ở cho có đạo; và (6) Khuyên học trò phải chăm học. Phép Dạy Con 221 Ngày con đã biết chơi biết chạy Đừng cho chơi cầm gậy, trèo cao Đừng cho chơi búa chơi dao Chơi vôi, chơi lửa, chơi ao có ngày Lau cho sạch, không hay dầm nước Ăn cho vừa, đừng ước cao lương (1) Mùa đông, tháng hạ thích thường (2) Đừng ôm ấp quá, đừng suồng sã con Dạy từ thuở hãy còn trứng nước Yêu cho đòn (3), bắt chước lấy người Trình, thưa, vâng, dạ, đứng ngồi Gái trong kim chỉ, trai ngoài bút nghiên Gần mực đen, gần đèn thì sáng Ở bầu tròn, ở ống thì dài 235 Lạ gì con có giống ai Phúc đức tại mẫu là lời thế gian Làm mẹ chớ ăn càn, ở dữ Với con đừng chửi rủa quá lời Hay chi thô tục những người Hôm nay cụ cụ, ngày mai bà bà Gieo tiếng ra gẫy cây gẫy cối (5) Mở miệng, nào có ngọn có ngành (6) Đến tai bụt cũng không lành Chồng con khinh dể thế tình mỉa mai 245 Ấy những thói trên đời ngoa dại Khôn thời chừa mới phải đứng người Sinh con thời dạy thời nuôi Biết câu phải trái, lựa lời khuyên răn Chú thích: (1) Cao là thịt béo, lương là gạo ngon: nói chung về thức ăn ngon và quí (2) Thích thường: hợp với mực thường: vừa phải (3) Yêu cho đòn: tục ngữ có câu "yêu cho vọt, ghét cho chơi" (4) Phúc đức tại mẫu: phúc ở mẹ, ý nói người mẹ mà nhân từ và có đức độ thì người con cũng bắt chước (5) Gẫy cây gẫy cối: ý nói lời nói nặng nề, hung tợn (6) Có ngọn có ngành: ý nói thâm độc Trở về đầu trang Phần Việt Ngữ Từ Điển English Version/Phần Anh Ngữ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) Ông Nguyễn Công Trứ hiệu là Ngộ Trai, tự là Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Thân sinh ông là Nguyễn Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê. Lúc thiếu thời, dù sống trong cảnh hàn vi, ông luôn cố công trau dồi kinh sử để mong thi đỗ ra làm quan giúp dân giúp nước. Sau nhiều lần thi hỏng, ông đậu Tú-tài năm 1813 và Giải Nguyên năm 1819. Hoạn lộ của ông nhiều bước thăng trầm: ông làm quan ở nhiều tỉnh, nhiều vùng, có khi làm đến chức Binh Bộ Thượng Thư nhưng cũng có lắm lúc bị dèm pha giáng chức. Ông giúp triều đình nhà Nguyễn dẹp được các cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, Phan Bá Vành. Ông cũng từng giữ chức Doanh Điền Sứ, giúp dân khai khẩn đất hoang (1828). Ông mất ngày 7 tháng 12 năm 1858 tại chánh quán, thọ 81 tuổi, được phong tước Dinh Bình Hầu. Ông Nguyễn Công Trứ để lại nhiều tác phẩm bằng Hán Văn cũng như Quốc Văn. Chí Làm Trai Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc Nợ tang bồng vay trả, trả vay Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể Nhân sinh tự cổ thùy vô tử Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (1) Đã chắc rằng ai nhục ai vinh Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong Chí những toan xẻ núi lấp sông Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ Đường mây rộng thênh thang cử bộ Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi rượu bầu (1) Đây là hai câu thơ trong bài Quá Linh Đinh Dương của Văn Thiên Tường đời Tống: người ở đời ai mà không chết, phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh. Chữ Nhàn Thị tại môn tiền: náo Nguyệt tại môn hạ: nhàn So lao tâm lao lực cũng một đàn Người trần thế muốn nhàn sao được Nên phải giữ lấy nhàn làm trước Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài Cuộc nhân sinh từng bảy tám chín mười mươi Mười lăm trẻ, năm mươi già không kể Thoát sinh ra thì đà khóc choé Trần có vui sao chẳng cười khì? Khi hỉ lạc, khi ái ố, lúc sầu bi, Chứa chi lắm một bầu nhân đức Tri túc, tiện túc, đại túc, hà thời túc Tri nhàn tiện nhàn, đại nhàn, hà thời nhàn? (1) Cầm kỳ thi tửu với giang sơn Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế Ngã kim nhật tại toạ chi địa Cổ chi nhân tàng tiên ngã toạ chi (2) Ngàn muôn năm âu cũng thế ni Ai hay hát mà ai hay nghe hát Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất Để ông Tô riêng một thú thanh cao (3) Chữ nhàn là chữ làm sao? (1) Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn? (2) Hai câu này ở bài tựa truyện Tây Sương Ký của Vương Thục Phủ đời Nguyên. Ý nói: chỗ ta đang ngồi ngày nay đây, người xưa đã từng ngồi trước ta rồi. (3) Tô Thức tức Tô Đông Pha đời nhà Tống thường hay cùng bạn thả thuyền chơi trên sông Xích Bích. Trở về đầu trang Phần Việt Ngữ Từ Điển English Version/Phần Anh Ngữ Nguyễn Khuyến Cụ tên thật là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Minh Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam (quê nội của cụ là làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Thân sinh cụ là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là Cụ Mền Khởi, đỗ ba khoá tú tài và làm nghề dạy học. Thân mẫu cụ là Trần Thị Thoan (1799-1874), con cụ Trần Công Trạc, từng đỗ sinh đồ (Tú-tài) thời Lê Mạt. Thuở nhỏ, cụ cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên 1864-1865) là bạn học ở trường cụ Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị. Năm 1864, cụ đỗ đầu Cử Nhân (tức Hương Nguyên) trường Hà Nội. Năm sau cụ trượt thi Hội và thi Đình nên phẫn chí ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871 cụ mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên. Từ đó, cụ thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Năm 1873, cụ được bổ làm Đốc Học rồi thăng Án Sát tỉnh Thanh Hoá. Năm 1877 được thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, cụ bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toàn tu Quốc Sử Quán. Cụ cáo quan về ở ẩn tại Yên Đổ vào mùa thu 1884 và qua đời tại đấy ngày 5 tháng 2 năm 1909. Cụ để lại cho hậu thế các tập thơ văn Quế Sơn Thi-tập, Yên Đổ Thi-tập, Bách Liêu Thi- văn-tập, Cẩm Ngữ và nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế và câu đối. Thu Vịnh Trời thu xanh ngát mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc ánh trăng vào Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào Nhân hứng cũng vừa toan cầm bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào (1) (1) Đào Tiềm Thu Điếu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Gió vàng trước gió sẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối, buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo Thu Ẩm Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngát Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ năm ba chén đã say nhè Khóc Bạn Bác Dương (1) thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta Nhớ từ thuở đăng khoa (2) ngày trước Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau Kính yêu từ trước đến sau: Trong khi gặp gỡ, khác đâu duyên trời. Cũng có lúc chơi nơi dặm khách Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo Có khi từng gác cheo leo Khúc vui con hát lựa chiều cầm xoang Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp Chén quỳnh tương (3) ăm ắp bầu xuân Có khi bàn soạn câu văn Biết bao đông bích điển phần (4) trước sau Buổi dương cửu (5) cùng nhau hoạn nạn Miếng đẩu thăng (6) chẳng dám than trời Tôi già, bác cũng già rồi Biết thôi, thôi thế thời thôi mới là. Đường đi lại tuổi già thêm nhác Trước ba năm, gặp bác một lần Cầm tay, hỏi hết xa gần Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can Tuổi tôi kể còn hơn tuổi bác Tôi lại đau trước bác mấy ngày Làm sao bác vội về ngay Chợt nghe tôi những chân tay rụng rời! Ai chẳng biết chán đời là phải Vội vàng chi đã mải lên tiên Rượu ngon, không có bạn hiền Không mua, không phải không tiền không mua

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:25

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Thân sinh ông là Nguyễn Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê. - VHVN
ng xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Thân sinh ông là Nguyễn Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w