chống xét lại, chống tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ý trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng hắt lên như thiêu như đất. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc phải tề chỉnh đầy dủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giẫy cao cổ nặng như cùm. Bọn tôi trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao. Ông là người biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Quy định ai vào phòng phải bỏ giầy dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông. Trong buổi lên lớp căng thẳng như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ chữ Hán trao cho tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán và tôi được gọi là Đồ Thanh bởi cũng vỏ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương mới bước vào còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập tiểu thuyết “chuyển vùng” viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã sửa chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in. Tôi thấy bài thơ Oánh viết rất là hay và dịch: